1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động ngân hàng xanh tại việt nam

109 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Dựa trên cơ sở lý luận, các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh, kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới và thực trạng hoạt động Ngâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRỊNH BÍCH NGA

XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH

TẠI VIỆT NAM

Trang 2

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam Dựa trên cơ sở lý luận, các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh, kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới và thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam, luận văn đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh với 5 tiêu chuẩn và 16 tiêu chí Trong đó bao gồm:

- Tiêu chuẩn Chiến lược xanh

- Tiêu chuẩn Quy trình xanh

- Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh

- Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh

- Tiêu chuẩn Đội ngũ

Luận văn có kết cấu 3 chương với phương pháp nghiên cứu truyền thống, tổng hợp,

so sánh và phân tích

Ý nghĩa khoa học: là một trong những nghiên cứu đầu tiên hệ thống hóa các lý luận

tổng quan về Ngân hàng xanh và xây dựng được hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn: xây dựng được các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với thị trường

Việt Nam, đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này

về Ngân hàng xanh cũng như đóng góp một số đề xuất đối với chính phủ, các Bộ ngành, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại nhằm phát triển Ngân hàng xanh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững đất nước

Trang 3

Tôi tên là: Trịnh Bích Nga, học viên lớp cao học 17A, niên khóa 2015 – 2017 tại Trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Mã học viên: 020117150111

Tôi xin cam đoan “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công

bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.”

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2017

Ký tên

Trịnh Bích Nga

Trang 4

Lời đầu tiên, tôi xin dành lời tri ân sâu sắc đến người cô đáng kính của tôi, TS Lê Thị Kim Xuân Cô là người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, đồng thời cho tôi những góp ý vô cùng sâu sắc và quý giá để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ tốt nhất có thể

Tiếp theo tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo kính yêu dưới mái trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những tri thức vô giá trong suốt 6 năm gắn bó tại trường từ những năm đầu tiên của đại học đến khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ngày hôm nay

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn giúp

đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Trân trọng!

Trịnh Bích Nga

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH 7

1.1 Tổng quan về Ngân hàng xanh 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Mô hình Ngân hàng xanh 9

1.1.3 Đặc điểm Ngân hàng xanh 10

1.1.4 Lợi ích Ngân hàng xanh 11

1.2 Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh 13

1.2.1 Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principles) 13

1.2.2 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh 18

1.2.3 Bộ tiêu chuẩn GRI 24

1.2.4 Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội 26

1.2.5 Hệ thống chứng chỉ EDGE 28

1.2.6 Tiêu chí xếp hạng Ngân hàng xanh của Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ 29

1.3 Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30

1.3.1 Kinh nghiệm triển khai Ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới 30

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra về hoạt động Ngân hàng xanh cho Việt Nam 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM 41

Trang 6

Việt Nam 41

2.2 Cơ sở pháp lý về hoạt động Ngân hàng xanh 43

2.2.1 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 43

2.2.2 Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 45

2.2.3 Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng 47

2.2.4 Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 50

2.2.5 Các chương trình chủ yếu đầu tư cho tăng trưởng xanh khác 52

2.3 Tổng quan chung về Hệ thống các Tổ chức tín dụng Việt Nam 54

2.4 Thực trạng triển khai một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động Ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam 56

2.4.1 Chiến lược và quản trị Ngân hàng xanh 56

2.4.2 Tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư 61

2.4.3 Kênh thanh toán xanh 66

2.4.4 Thực hiện môi trường xanh trong hoạt động ngân hàng 70

2.5 Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam 72

2.5.1 Mặt được 72

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM 77

3.1 Sự cần thiết của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam 77

3.2 Đề xuất hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam 78

3.2.1 Tiêu chuẩn Chiến lược xanh 79

Trang 7

3.2.3 Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh 82

3.2.4 Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh 84

3.2.5 Tiêu chuẩn Đội ngũ 85

3.3 Một số khuyến nghị 86

KẾT LUẬN CHUNG 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 1 97

PHỤ LỤC 2 99

Trang 8

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

DFIs State-owned development financial

institutions

Tổ chức tài chính phát triển Nhà nước

FCBs Foreign Commercial Banks Ngân hàng thương mại nước

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

GRI Global Report Innitiative Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu

IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính Quốc tế

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

NBFIs Non-bank Financial Institutions Tổ chức tài chính phi ngân hàng

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 9

Bảng 1.3 Thống kê về các khoản vay cho các dự án bảo vê

môi trường và tiết kiệm năng lượng trong khu vực ngân

Trang 10

3 Hình 1.2 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 1 19

4 Hình 1.3 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 2 21

5 Hình 1.4 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 3 23

8 Hình 1.7 Các hoạt động của Ngân hàng xanh tại Bangladesh 32

9 Hình 1.8 Cơ chế hoạt động thị trường của các sản phẩm tín dụng

Biểu đồ 2.4 Số lượng thiết bị và giá trị (tỷ đồng) được thực hiện

tại ATM, POS/EFTPOS/EDC theo báo cáo quý IV 2013-2016 68

Trang 11

là hết sức cần thiết Đồng thời việc xác định cụ thể hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh sẽ giúp cho các ngân hàng có cách nhìn tổng quan hơn và đề ra chiến lược phát triển đúng đắn

Xu hướng Ngân hàng xanh không còn xa lạ với nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến Theo Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ (IBA, 2014) định nghĩa Ngân hàng xanh giống như một ngân hàng truyền thống, cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, trong đó quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố sinh thái, môi trường và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên

Tại Việt Nam, khuôn khổ chính sách chung bước đầu tạo cho các nhà đầu tư có động lực đầu tư vào công nghệ xanh Ngày 25/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” Tiếp theo, ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 Theo nhiệm vụ tại

Kế hoạch này, Ngân hàng Nhà nước được giao hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ cho tăng trưởng xanh Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường

Trang 12

và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời cũng đang xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bao gồm hệ thống các hành động, giải pháp từ cơ chế, chính sách tăng cường nguồn vốn, các chương trình tín dụng xanh phù hợp nhằm góp phần và hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, các nước trên thế giới nói chung

và Việt nam nói riêng nhận thấy ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không chỉ bảo đảm tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững

Các nghiên cứu trên thế giới về Ngân hàng xanh cũng đã cho thấy xu thế tất yếu của việc phát triển mô hình Ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu vẫn còn khoảng trống cả về cơ sở lý luận, chiến lược phát triển, vai trò, mô hình hoạt động, tác động liên ngành và tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh Theo Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM)

“Tài chính và Ngân hàng xanh tại Việt Nam còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp Ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh Do đó, cần nâng cao nhận thức của các thể chế tài chính là ngân hàng về lợi ích và hiệu quả của cung cấp tín dụng, vốn xanh”

Việc đẩy mạnh phát triển Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam Các sản phẩm Ngân hàng xanh sẽ tác động đến những điều kiện và yêu cầu về đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong những lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến môi trường như nông nghiệp, khai khoáng Trong bối cảnh đó, để hướng đến một nền kinh tế xanh phát triển bền vững, việc xây dựng một hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh

là rất cấp thiết

Trang 13

Về phương diện nghiên cứu, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống

và toàn diện về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh được công bố chính thức Vì những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình Với đề tài này, tác giả mong muốn bước đầu tìm hiểu và đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam”, hiện nay có một số công trình đã nghiên cứu về Ngân hàng xanh như:

Nghiên cứu của Kaeufer năm 2010 “Banking as a Vehicle for Socio-economic Development and Change” đã đưa ra mô hình ngân hàng xanh 5 cấp độ và phân tích những hoạt động Ngân hàng xanh thể hiện trách nhiệm ngân hàng đối với xã hội Nghiên cứu của Lalon năm 2015 “Green banking: Going green” đã đưa ra cấu trúc

mô hình xây dựng ngân hàng xanh với khung chiến lược và chính sách triển khai qua 3 giai đoạn tuy nhiên các tiêu chí chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tương ứng tại một số NHTM tại Bangladesh

Đề tài nghiên cứu của ThS Vũ Thị Kim Oanh năm 2015 về “Ngân hàng xanh – Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam” phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng xanh, trên cơ sở

đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Đề tài nghiên cứu ThS Phạm Xuân Hòe và nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược ngân hàng về “Hoàn thiện khung chính sách khuyến khích phát triển Ngân hàng xanh, tín dụng xanh” chỉ những nền tảng chính sách ban đầu cho triển khai tín dụng xanh, Ngân hàng xanh tại Việt Nam, đồng thời đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện khung khổ chính sách tạo lập môi trường thể chế đồng bộ cho phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh

Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Thanh Tú và ThS Trần Thị Hoàng Yến năm 2016 về “Đánh giá thực tiễn Ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế” tập trung nghiên cứu khía cạnh thực tiễn hoạt động Ngân hàng xanh, tiến hành

Trang 14

thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn Công trình đã cho thấy một cách nhìn tổng quan về thực tiễn Ngân hàng xanh tại Việt Nam cũng như đề xuất một số kiến nghị xây dựng mô hình Ngân hàng xanh

Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí, sách báo khác nhau trong nước, cũng như trên thế giới theo nhiều giác độ nghiên cứu xoay quanh chủ đề chính Ngân hàng xanh Tuy nhiên, hiện dừng ở việc tổng quan thực tiễn, xây dựng mô hình và hoàn thiện các khung chính sách… hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu giải quyết vấn đề xây dựng Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh cụ thể là tại Việt Nam Trên

cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ tiêu chí nhằm đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề như:

+ Hệ thống hóa các lý luận tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh

+ Đánh giá thực trạng triển khai Ngân hàng xanh tại Việt Nam

+ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

+ Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu trên hình thành 3 câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Tổng quan về Ngân hàng xanh và hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Nội dung hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam cần được xây dựng như thế nào? Dựa trên cơ sở, thực trạng như thế nào?

Trang 15

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam dựa trên những tiêu chí nào? Khuyến nghị gì để phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam?

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng các tiêu chí

đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá cho hoạt

động Ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được lựa chọn do không có thông tin về báo cáo tài chính riêng lẻ của

các ngân hàng trên

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu trên mạng Internet, tìm các văn bản pháp quy Chính phủ, NHNN, các bài báo có liên quan trên tạp chí trong nước và quốc tế, các tài liệu, báo cáo của một số ngân hàng thương mại

Phương pháp truyền thống tổng hợp, so sánh và phân tích được tác giả sử dụng để phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tài liệu, văn bản, thu thập số liệu sẽ kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát…

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

6.1 Về mặt lý luận

Tổng quan về Ngân hàng xanh và xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh Cung cấp cách nhìn tổng quan về xây dựng và phát triển Ngân hàng xanh phù hợp với xu hướng quốc tế hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập

Trang 16

Đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

6.2 Về mặt thực tiễn

Đề tài mang tính mới - là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về xây dựng Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh Đề tài đưa ra quan điểm mới của tác giả dựa trên sự tổng hợp, phân tích các nghiên cứu liên quan về tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh trên thế giới cũng như một số nghiên cứu tại Việt Nam

Lần đầu tiên hệ thống hoá lý luận về Ngân hàng xanh và xây dựng hệ tiêu chí đánh giá Ngân hàng xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sẽ đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này hoàn thiện Hệ tiêu chí đánh hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam, cũng như đóng góp một số giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN, các NHTM, các định chế, tổ chức và cá nhân liên quan xem xét và áp dụng nhằm đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng Ngoài ra, đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định, các giám đốc điều hành ngân hàng trong quá trình xây dựng, hoạch định, đánh giá và thực thi chiến lược Ngân hàng xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Trong quá trình nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo cũng như lựa chọn hình thức diễn đạt, tác giả có những cân nhắc cẩn thận và quyết định trình bày nội dung nghiên cứu của mình với kết cấu 3 chương với một trình tự phù hợp theo tác giả nhận thấy là chặt chẽ và hiệu quả nhất:

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng xanh và Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân

hàng xanh

Chương 2: Thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Chương 3: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ HỆ TIÊU

CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH

1.1 Tổng quan về Ngân hàng xanh

Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gần đây Nhìn chung, phạm vi Ngân hàng xanh khá rộng bao hàm nhiều vấn đề như hoạt động ngân hàng bền vững, hoạt động ngân hàng có đạo đức, thế chấp xanh, tín dụng xanh, tài chính xanh, tài khoản, thẻ ngân hàng, ngân hàng điện tử (Islam 2013) Ngân hàng xanh còn được hiểu theo nghĩa rộng là ngân hàng bền vững khi bao hàm yếu tố liên quan đến môi trường (Imeson M., và Sim A., 2010), ngân hàng bền vững liên quan đến nhiều vấn đề như trách nhiệm cộng đồng, trách nghiệm doanh nghiệp, quyền công dân, quản lý môi trường, xã hội và nhiều biến thể khác Ngân hàng xanh không giới hạn phạm vi chỉ ở các hoạt động xanh của các chi nhánh mà mở rộng nhằm tạo thuận lợi phát triển tài chính, đầu tư xanh Giữa ngân hàng và các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững khi đặt lợi ích ngân hàng gắn liền với các lợi ích xã hội và môi trường Mô hình vòng quay Hình 1.1 cho thấy cách hệ thống ngân hàng hoạt động như một chuỗi dây chuyền (Ullah 2013)

Trang 18

Hình 1.1 Mô hình mối liên hệ khép kín trong Ngân hàng xanh

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính xanh là việc thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không phải trả giá bởi môi trường ô nhiễm Ngoài ra, Tài chính xanh là các sản phẩm và dịch vụ tài chính có sự xem xét các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thẩm định cho vay, hậu giám sát và quản lý rủi ro, nhằm thúc đẩy các công nghệ, dự án, công nghiệp và kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và công nghệ carbon thấp (Pricewaterhouse Coopers Consultants – PWC, 2013) Tài chính xanh bao gồm tất cả các dạng đầu tư hay cho vay có tính tới tác động môi trường và nâng cao tính bền vững môi trường

Nhìn chung, Ngân hàng xanh được hiểu là ngân hàng bền vững, đặt lợi ích của ngân hàng gắn liền với lợi ích của môi trường, xã hội Ngân hàng xanh hoạt động như một ngân hàng truyền thống, trong đó cung cấp các sản phẩm - dịch vụ vượt trội cho khách hàng và triển khai các chương trình giúp ích môi trường, cộng đồng Tín

dụng Ngân hàng xanh là những khoản cấp tín dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án

Khách hàng

Môi trường Ngân hàng

Trang 19

không gây rủi ro hoặc nhằm bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các khái niệm trên có thể được vận dụng ở các mô hình khác nhau, trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của mỗi quốc gia nhằm thiết lập các cấp độ mô hình Ngân hàng xanh phù hợp

để đánh giá mức độ tác động của Ngân hàng xanh đến nền kinh tế

1.1.2 Mô hình Ngân hàng xanh

Trong một nghiên cứu về các mô hình Ngân hàng xanh và trách nhiệm xã hội, Kaeufer (2010) đã đưa ra mô hình Ngân hàng xanh 5 cấp độ, cụ thể là:

Cấp độ 1: Những hoạt động ngân hàng phụ

Ở cấp độ này, ngân hàng thường thực hiện tài trợ cho các sự kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng mà không liên quan đến hoạt động cốt lõi của các ngân hàng (hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ xanh này trong một khoảng thời gian dài)

Cấp độ 2: Tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh

Theo đó, ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền thống

Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống

Trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc

“xanh”, việc tập trung và tác động tích cực của cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác độ: con người, quy trình, nguyên tắc

và mục đích

Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái tầm chiến lược

Hoạt động Ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng, hay toàn hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội – môi trường và tài chính

Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái chủ động

Các hoạt động Ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện một cách chủ động, có mục đích, chứ không phải là hoạt động ứng phó sự thay đổi bên ngoài như sáng kiến tầm chiến lược ở cấp độ 4

Trang 20

Theo Lalon (2015), khung chiến lược và chính sách triển khai Ngân hàng xanh sẽ từng bước được nâng cấp theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các ngân hàng thương mại (NHTM) dự kiến nguồn ngân sách phân bổ

hàng năm cho việc triển khai Ngân hàng xanh và thành lập bộ phận chuyên trách lập kế hoạch, đánh giá và quản lý các vấn đề liên quan đến Ngân hàng xanh Ngoài

ra, các ngân hàng cần đánh giá rủi ro về môi trường trong quá trình cấp tín dụng và tiến hành các hoạt động khác như: Marketing xanh, thành lập quỹ rủi ro khí hậu, lập báo cáo về hoạt động Ngân hàng xanh

Giai đoạn 2: Ngân hàng xây dựng chiến lược tài trợ cụ thể cho từng lĩnh vực nhạy

cảm với môi trường (Nông nghiệp, ngành kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, thuộc da, đánh bắt cá, hàng may mặc, năng lượng tái tạo, bột giấy và giấy, đường và nhà máy rượu, xây dựng công trình, chế tạo máy và kim loại cơ bản, hóa chất, cao

su và chất dẻo, bệnh viện, mua bán hóa chất…) Đối với hoạt động nội bộ, Ngân hàng xanh có thể đặt mục tiêu cụ thể trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm thiểu tiêu thụ khí gas, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường trả lương điện tử, phát hành thông báo điện tử Ngoài ra, ngân hàng cần triển khai chương trình đào tạo về các hoạt động sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cho các khách hàng

Giai đoạn 3: Các ngân hàng phải lập hệ thống quản lý môi trường trong nội bộ để

tiếp tục triển khai 2 hoạt động: Thiết kế và giới thiệu sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường; Lập báo cáo theo tiêu chuẩn xanh có xác minh của cơ quan bên ngoài

1.1.3 Đặc điểm Ngân hàng xanh

Thứ nhất, triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa Thông qua việc áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng triển khai dịch vụ điện tử với đầy đủ các loại hình dịch vụ cơ bản như gửi tiền, rút tiền, đổi ngoại tệ, truy vấn, giao dịch trực tuyến, nộp thuế và dịch vụ khách hàng… giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xóa bỏ hạn chế về thời gian Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hình thành hệ thống giao dịch tự động, tích hợp nhiều dịch vụ, tạo sự thuận tiện cho khách hàng Thứ hai, ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường Các ngân hàng quan tâm đến tín dụng xanh là những khoản cấp tín

Trang 21

dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án ít gây rủi ro đối với môi trường hoặc nhằm bảo vệ môi trường Các ngân hàng tuân thủ quy định về pháp luật môi trường, thực thi công cụ đánh giá tác động môi trường và xã hội để triển khai việc đánh giá, thẩm định dự án trước khi cho vay, hướng tới tăng trưởng bền vững và phát triển xanh, khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội Thứ ba, giám sát, hướng dẫn các dự án của khách hàng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Các ngân hàng tăng cường hoạt động ngân hàng xanh trong việc ban hành tiêu chuẩn báo cáo chung, có các biện pháp quản lý đối với dự án Tác động và ảnh hưởng của dự án đến môi trường, xã hội càng cao thì biện pháp quản lý, giám sát càng chặt chẽ và yêu cầu khách hàng phải có biện pháp xử lý, khắc phục các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường - xã hội

Thứ tư, thay đổi năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng và khách hàng về các hoạt động thân thiện với môi trường Ngân hàng chủ động tổ chức đào tạo, tuyện truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện Ngân hàng xanh cũng như tuyên truyền cho khách hàng thấy được lợi ích cũng như tầm quan trọng hoạt động ngân hàng xanh mang lại

Thứ năm, thực hiện xanh hóa trong nội bộ ngân hàng Việc triển khai hoạt động ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động từ xây dựng chính sách, chiến lược xanh đến xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở vật chất xanh giúp ngân hàng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu sự lãng phí về tài nguyên điện, nước, giấy, năng lượng

1.1.4 Lợi ích Ngân hàng xanh

Ngân hàng xanh tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, để đảm bảo phát triển bền vững cần quan tâm đến 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Việc xây dựng và phát triển Ngân hàng xanh mang lại nhiều lợi ích như:

- Tiết kiệm được nhiều năng lượng và nguồn lực thông qua ngân hàng trực tuyến: Việc thanh toán các hóa đơn, chuyển khoản, quản lý tài khoản, mua bán các chứng chỉ tiền gửi trực tuyến sẽ giúp ngân hàng giảm giấy tờ, giảm văn phòng và chi nhánh, xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn để có thể tập trung nguồn nhân lực phát triển hệ thống quan trọng hơn Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng

Trang 22

dịch vụ ngân hàng qua internet, email, website, tin nhắn, giúp tránh các thủ tục giấy

tờ phức tạp và tiết kiệm thời gian đi lại

- Sử dụng tài khoản thanh toán xanh: sẽ giúp bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến hơn như thẻ tín dụng, sao kê tài khoản, thanh toán hóa đơn… Khi khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán xanh nên được hưởng các ưu đãi hơn về lãi suất cao và linh hoạt hơn, nếu đáp ứng được các yêu cầu nhất định hằng tháng do ngân hàng có thể giảm được một số chi phí từ việc khách hàng

sử dụng dịch vụ Ngân hàng xanh

- Hỗ trợ các dự án đảm bảo môi trường, giúp ích cộng đồng: Ngân hàng xanh hoạt động vì mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai nên luôn quan tâm đến những dự án mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng, có những khoản vay ưu đãi dành cho dự án tiết kiệm năng lượng Một Ngân hàng xanh sẽ là nguồn

hỗ trợ lớn cho các sáng kiến xanh tại địa phương về xã hội, giáo dục, nhà ở…

- Lãi suất linh hoạt và hiệu quả: Ngân hàng xanh có thể đem đến lãi suất tốt nhất cho mỗi khách hàng bởi ngân hàng có thể giảm được một số chi phí Tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi sẽ có thể nhận được mức lãi suất cao hơn Lãi suất khoản vay sẽ thấp so với lãi suất chiết khấu bởi các ngân hàng đánh giá rủi ro của dự án bảo vệ môi trường thấp hơn

- Tạo ra các tác động liên ngành: Thông qua việc thẩm định dự án và cấp tín dụng một cách hiệu quả, các Ngân hàng xanh sẽ tác động đến các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau, gián tiếp tác động đến tình hình chung của lĩnh vực

đó

Mặt khác, Ngân hàng xanh đòi hỏi trình độ công nghệ cao để phục vụ cho các hoạt động dịch vụ trực tuyến Các công nghệ dùng trong ngân hàng có thể được nhập khẩu, chuyển giao hoặc tự tạo ra Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong nước; tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ phần mềm, giúp giải quyết các vấn đề về thất nghiệp và việc làm Một khi Ngân hàng xanh trở thành mô hình phổ biến, các chuẩn mực trong kinh doanh cũng như trách nhiệm cộng đồng của các ngân hàng, các tổ chức và

Trang 23

doanh nghiệp sẽ cao hơn và phát huy được hiệu quả Cộng đồng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn từ những hoạt động kinh doanh có đạo đức

Việc áp dụng mô hình Ngân hàng xanh cũng góp phần tạo nên văn hóa trong việc

sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Khi việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, nhanh chóng, đỡ tốn kém và nhiều ưu đãi hơn (thông qua ngân hàng trực tuyến, các tài khoản xanh và thẻ tín dụng xanh…) thì người tiêu dùng sẽ

có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều Điều này sẽ tạo ra ý thức

xã hội trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và trong tương lai sẽ tạo ra một xã hội nơi mà các dịch vụ tài chính – ngân hàng trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống thường nhật (Nguyễn Thị Minh Huệ và Trần Thị Thanh Tú 2015)

Tại Việt Nam, thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng Theo đánh giá của Vụ Tín dụng NHNN các ngành kinh tế chia sẻ lợi ích của các ngân hàng khi thực hiện Ngân hàng xanh: Thứ nhất, mở rộng thị phần nhờ sản phẩm/dịch vụ mới thân thiện với môi trường, củng cố mạng lưới khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới

Thứ hai, cải thiện chất lượng danh mục tín dụng nhờ xác định và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường và xã hội, kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro tài sản đảm bảo của từng khoản vay do các vấn đề về môi trường và xã hội tạo nên

Thứ ba, nâng cao danh tiếng và giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng

Thứ tư, mở ra cơ hội hợp tác, thu hút nguồn lực và hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế

1.2 Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh

1.2.1 Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principles)

Các vấn đề về phát triển bền vững, trách nhiệm kinh doanh, trách nhiệm xã hội, đạo đức và môi trường ngày càng được tổ chức các quốc gia trên thế giới xem xét với tầm quan trọng cao Các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) đã xây dựng các

Trang 24

bộ chuẩn mực đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và xã hội bắt buộc áp dụng đối với các dự án mà họ đầu tư, còn gọi là các chính sách bảo vệ Năm 2002, Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới và 09 ngân hàng quốc tế họp ở London để bàn về trách nhiệm của các ngân hàng và cùng thống nhất xây dựng một bộ tiêu chuẩn quản lý rủi ro môi trường dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC Nguyên tắc Xích đạo (EP) là bộ nguyên tắc tự nguyện về quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong tài trợ dự án, được chính thức ra đời năm 2003, EP được sửa đổi lần thứ nhất năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2013 Hiện nay, EP được xem như bộ chuẩn mực mang tính hướng dẫn tốt nhất đối với các nhà đầu tư tài chính

Theo công bố trên Website Hiệp hội Nguyên tắc xích đạo (Equator Principles Association) hiện nay có 91 tổ chức tài chính ở 37 quốc gia đã cam kết thực thi Nguyên tắc Xích đạo Tuy nhiên, nhiều nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam vẫn chưa cam kết thực thi Hiện có 11 thể chế của châu Á, bao gồm hai thể chế ở Trung Quốc, một thể chế ở Ấn Độ, một thể chế ở Hàn Quốc, hai thể chế ở Đài Loan và năm thể chế ở Nhật Bản tham gia Nguyên tắc Xích đạo Bộ tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và xếp hạng các Ngân hàng xanh hiện nay Các Định chế Tài chính Tham gia Nguyên tắc Xích đạo (The Equator Principles Financial Institutions - EPFIs) đã từng bước áp dụng nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng các dự án được đầu tư sẽ phấn đấu thực hiện các trách nhiệm xã hội cũng như hoạt động quản lý môi trường bền vững

EPFIs sử dụng hệ thống phân loại dựa trên tiêu chuẩn lược duyệt của IFC về mức

 Nhóm C: Dự án không gây tác động hoặc gây tác động rất nhỏ đến môi trường và xã hội

Trang 25

Theo nội dung các Nguyên tắc Xích đạo, EPFIs chỉ cung cấp khoản vay cho các dự

án cam kết tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại

Khi một dự án đề xuất xin tài trợ, như một bước xem xét và thẩm định nội bộ, EPFIs sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn lược duyệt môi trường và xã hội của Tập đoàn Tài chính Quốc tế - IFC để phân loại dự án dựa trên mức độ của các tác động và rủi

ro tiềm ẩn về xã hội và môi trường

 Nguyên tắc 2: Đánh giá tác động môi trường và xã hội

Với mỗi dự án thuộc nhóm A hay nhóm B, bên nhận tài trợ phải thực hiện quá trình đánh giá tác động Môi trường và Xã hội phù hợp và thỏa mãn các yêu cầu của EPFIs Báo cáo đánh giá tác động phải xác định được các tác động và rủi ro về xã hội và môi trường có liên quan đến dự án Báo cáo đánh giá này cũng phải đề xuất được các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động phù hợp với bản chất và quy mô của dự án

 Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp

Đối với những dự án được triển khai ở các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hoặc ở các nước OECD không thuộc nhóm thu nhập cao, Các tiêu chuẩn thực thi của IFC và Hướng dẫn EHS cho từng ngành công nghiệp sẽ được sử dụng để tham khảo trong quá trình đánh giá Ngoài ra, việc tuân thủ luật pháp, quy định liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội của nước sở tại cũng cần được xem xét trong quá trình đánh giá

 Nguyên tắc 4: Kế hoạch hành động và Hệ thống quản lý

Đối với những dự án thuộc nhóm A và B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập cao, bên nhận tài trợ phải chuẩn bị Kế hoạch hành động Bản Kế hoạch hành động phải đáp ứng được các kết quả dự kiến và đưa ra kết luận từ quá trình đánh giá Bản kế hoạch hành động phải mô tả và xác định được các hoạt động ưu tiên trong khâu triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, các hoạt động điều chỉnh và biện pháp giám sát cần thiết nhằm quản lý các tác động và rủi ro Bên nhận tài trợ sẽ xây dựng, duy trì hay thiết lập một hệ thống quản lý các tác động, rủi ro và các hoạt động điều

Trang 26

chỉnh cần thiết nhằm tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và xã hội tại nước sở tại cùng các yêu cầu trong Các tiêu chuẩn thực thi IFC và Hướng dẫn EHS

đã được xác định trong Kếhoạch Hành động

 Nguyên tắc 5: Tham vấn và Công khai thông tin

Với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD và các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập, chính phủ, bên nhận tài trợ hoặc chuyên gia từ một cơ quan độc lập sẽ phải tham vấn cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án theo phương thức phù hợp với văn hóa địa phương Đối với những dự án có thể gây những tác động đáng kể, bên nhận tài trợ phải đảm bảo quá trình tham vấn cộng đồng theo nguyên tắc đồng thuận, tự do, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC) Đồng thời, quá trình này cũng cần thúc đẩy sự tham gia của người dân, đáp ứng hợp lý mối quan tâm của họ nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của EPFI5

 Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại

Đối với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập cao,

để đảm bảo sự tham vấn, tính công khai và sự tham gia của cộng đồng dân cư xuyên suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án, bên nhận tài trợ sẽ đánh giá mức độ rủi

ro và các tác động tiêu cực nhằm xây dựng được một Cơ chế khiếu nại như một phần của hệ thống quản lý Điều này cho phép bên nhận tài trợ nhận và triển khai các giải pháp phù hợp, đáp ứng các quan ngại và khiếu nại của các cá nhân, các nhóm trong cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng

 Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập

Tất cả các dự án thuộc nhóm A và một số dự án thích hợp thuộc nhóm B, một chuyên gia độc lập về môi trường hoặc xã hội sẽ xem xét bản Đánh giá tác động, Kế hoạch hành động và Kết quả quá trình tham vấn nhằm giúp EPFIs thẩm định và đánh giá sự tuân thủ Nguyên tắc Xích đạo

 Nguyên tắc 8: Các điều khoản giao kèo

Điểm mạnh nổi bật của bộ Nguyên tắc là tính thống nhất giữa các điều khoản đi kèm với yêu cầu thực thi Đối với dự án thuộc nhóm A và B, bên nhận tài trợ phải

Trang 27

cam kết thực thi các điều khoản sau trong hồ sơ xin tài trợ: Tuân thủ luật pháp và tất

cả các quy định về xã hội và môi trường của nước sở tại; Tuân thủ Kế hoạch hành động (ở nơi có thể áp dụng) trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; Cung cấp các báo cáo định kỳ theo mẫu chuẩn của EPFIs; Hoạt động tháo dỡ và thu dọn sau khi công trình hoàn tất tại nơi thực hiện dự án phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã cam kết trước

 Nguyên tắc 9: Theo dõi và báo cáo độc lập

Để đảm bảo việc giám sát và báo cáo được thông suốt trong thời gian cho vay, EPFIs sẽ chỉ định chuyên gia độc lập về môi trường và/ hoặc xã hội, hoặc yêu cầu bên nhận tài trợ thuê chuyên gia độc lập có đủ kinh nghiệm và năng lực để xác minh thông tin về quá trình giám sát sẽ được gửi lên EPFIs

 Nguyên tắc 10: Báo cáo với EPFIs

Mỗi định chế tài chính tham gia EPFIs phải cam kết báo cáo công khai và thường niên về quá trình và kinh nghiệm thực thi Nguyên tắc Xích đạo, kể cả các thông tin bảo mật nếu thấy hợp lý

Sơ đồ 1.1 mô tả các bước quản lý rủi ro môi trường gắn cùng với quá trình xem xét cấp tín dụng

Sơ đồ 1.1 Quy trình chung về quản lý môi trường trong cấp tín dụng

Nguồn: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC, 2010)

Danh sách các

lĩnh vực sản xuất

nhiều rủi ro

Hướng dẫn đối với từng ngành;

Tổng quan chung

về môi trường;

Khảo sát thực địa

Các cam kết và thỏa thuận về môi trường

Các báo cáo môi trường

Các báo cáo giám sát môi trường;

Nhận hồ sơ đề

nghị cấp tín

dụng

Phê duyệt đề nghị cấp tín dụng

Quyết định cấp tín dụng Chi tiêu và giám sát

Sàng lọc các rủi

ro tín dụng

Phê duyệt đánh giá tác động môi trường

Kiểm soát các rủi

ro môi trường

Giám sát và báo cáo các rủi ro môi trường

Trang 28

Theo hướng dẫn của IFC (2010), kinh nghiệm quản lý rủi ro môi trường đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính có sự tương đồng nhất định Quản lý rủi ro môi trường có thể được chia thành 4 giai đoạn chính: (i) Sàng lọc môi trường, (ii) Thẩm định các rủi ro môi trường, (iii) Kiểm soát các rủi ro môi trường và (iv) Giám sát và báo cáo về các rủi ro môi trường

Sàng lọc môi trường: Được thực hiện ngay sau khi các tổ chức tài chính

nhận được hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Mục tiêu chính của nội dung này là xác định mức độ rủi ro đối với ngân hàng Căn cứ vào danh mục các hoạt động kinh doanh rủi ro và các hướng dẫn có liên quan, dự án sẽ được xếp loại theo mức độ rủi ro (cao, vừa hoặc thấp)

Thẩm định các vấn đề môi trường: Được thực hiện dựa trên các hướng dẫn

cụ thể đối với từng ngành sản xuất, các thông tin tổng quan về môi trường của dự án và các thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa Mục tiêu của các nội dung này là thu thập đầy đủ thông tin đến hiểu rõ tất cả các rủi ro, mức độ nhận thức, tính cam kết và nguồn lực của chủ dự án để quản lý các vấn đề môi trường Trong trường hợp, rủi ro ở mức thấp, ngân hàng có thể tiến hành cung cấp tín dụng cho chủ dự án Trong trường hợp có một vài rủi

ro được xác định, cần xác định và thống nhất với chủ dự án về các cơ chế kiểm soát rủi ro trước khi cấp tín dụng Trong trường hợp, rủi ro nghiêm trọng được xác định, ngân hàng có thể xem xét từ chối cấp tín dụng

Kiểm soát các rủi ro môi trường: Được thực hiện nhằm đảm bảo chủ dự án

thực hiện đầy đủ các giải pháp kiểm soát rủi ro đã thống nhất Trong quá trình này, ngân hàng và chủ dự án cần phải thống nhất và ký kết biên bản giao kèo về trách nhiệm quản lý môi trường cũng như chế độ báo cáo của chủ dự án

Giám sát môi trường: Được thực hiện với mục tiêu giám sát tình hình thực

hiện các cam kết và chế độ báo cáo của chủ dự án

1.2.2 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh

Trong nghiên cứu của Lalon (2015) về “Green banking: Going green”, ông đã đưa

ra cấu trúc xây dựng chính sách Ngân hàng xanh hoàn chỉnh, phù hợp cấu trúc toàn

Trang 29

cầu nhằm bảo vệ môi trường và phát triển ngân hàng bền vững, được phân chia qua

3 giai đoạn:

Hình 1.2 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 1

Nguồn: Bangladesh Bank, BRPD circular NO 02, 2011

Tiêu chí Hoạch định Chính sách và Quản trị: Ngân hàng sẽ hoạch định Chính

sách và Chiến lược Ngân hàng xanh thông qua bởi Hội đồng quản trị và các Ban lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng Ngân hàng có trách nhiệm phê duyệt quỹ phân

bổ ngân sách hàng năm cho Ngân hàng xanh Các ngân hàng được yêu cầu phải thành lập một Đơn vị chuyên phụ trách thiết kế, đánh giá và quản lý hoạt động Ngân hàng xanh và báo cáo định kì hoạt động cho cấp trên

Tiêu chí Giới thiệu tài chính xanh: Các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi

trường và các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng sẽ được ngân hàng ưu tiên đầu tư, cho vay Các cơ sở hạ tầng môi trường như dự án năng lượng tái tạo, dự án cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại, nhà máy khí sinh học, nhà máy phân bón sinh học cần được khuyến khích và tài trợ bởi ngân hàng Ngoài ra, các chương trình cho vay tiêu dùng có thể được áp dụng để thúc đẩy các hoạt động môi trường giữa các khách hàng

Tiêu chí Thành lập quỹ rủi ro khí hậu: Các ngân hàng nên tài trợ cho những hoạt

động kinh tế của vùng bị lũ, lốc xoáy và hạn hán theo lãi suất thông thường mà

Hoạch định Chính sách

và Quản trị

Sự kết hợp của rủi ro môi trường trong CRM

Khởi tạo quản lý môi trường nội bộ

Giới thiệu tài chính xanh

Báo cáo những thực tế Ngân hàng xanh

GIAI ĐOẠN I

Trang 30

không phải trả phí bảo hiểm rủi ro Tuy nhiên, các ngân hàng cần đánh giá rủi ro môi trường của mình để tài trợ cho các ngành trong các lĩnh vực khác nhau, đồng thời thành lập Quỹ rủi ro khí hậu để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp giúp ngân hàng sẽ đảm bảo chủ động nguồn tài chính trong những lĩnh vực dễ bị rủi ro này Như vậy, ngân hàng không chỉ thể hiện Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility – CSR) mà còn là cơ hội để gia tăng lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng kinh doanh, phát triển bền vững, tạo được uy tín thương hiệu, niềm tin đối với người tiêu dùng, đội ngũ nhân viên đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung

Tiêu chí Giới thiệu Quảng cáo xanh: Quảng cáo xanh (Green Marketing) là việc

quảng cáo các sản phẩm được coi là an toàn với môi trường Quảng cáo xanh kết hợp một loạt các hoạt động bán sản phẩm hoặc dịch vụ, trong đó có sửa đổi sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo dựa trên những lợi ích môi trường sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dân

Tiêu chí Sự kết hợp của rủi ro môi trường trong CRM: Các ngân hàng thực hiện

theo hướng dẫn quy định trong hướng dẫn chi tiết về Quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) Các chuyên viên ngân hàng hay các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính muốn tìm hiểu và dự báo xu hướng về rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu trước khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược lâu dài Điều này sẽ bao gồm các rủi ro môi trường kết hợp trong danh mục kiểm tra, hướng dẫn kiểm toán và các định dạng báo cáo Tất cả những điều này sẽ giúp bảo đảm rủi ro môi trường có thể xảy

ra như quyền sử dụng đất, các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu (bão lốc, hạn hán), bệnh động vật/mầm bệnh như cúm gia cầm, chất thải rắn bao gồm thức ăn thừa, chất thải động vật, trầm tích, nước thải, các vật liệu độc hại… sẽ được xem xét trong khi điều tra chi tiết về môi trường (Environmental Due Diligence - EDD)

Tiêu chí Khởi tạo quản lý môi trường nội bộ: Các ngân hàng phải lập bảng kê mức

tiêu thụ nước, giấy, điện, năng lượng… tại các văn phòng, chi nhánh trực thuộc nhiều địa điểm khác nhau của ngân hàng Từ đó, đề ra biện pháp tiết kiệm nước, giấy, điện, năng lượng… Các ngân hàng cần ra hướng dẫn nội bộ cụ thể về Văn phòng Xanh Đồng thời, thay thế các tài liệu in bằng việc sử dụng rộng rãi tài liệu trực tuyến để truyền thông; các máy in được mặc định là duplex để in hai mặt để tiết kiệm giấy tờ; áp dụng Ecofont trong quá trình in để giảm việc sử dụng mực in; sử

Trang 31

dụng giấy phế liệu làm giấy; tránh sử dụng ly dùng một lần để trở nên thân thiện với môi trường hơn; lắp đặt các thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng và tự tắt máy tính, quạt, đèn, máy làm mát không khí… sẽ giúp giảm tiêu thụ điện Không chỉ vậy, ngân hàng nên thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng từ việc đi công tác của doanh nghiệp và khuyến khích nhân viên mua xe tiết kiệm năng lượng (tiêu thụ ít nhiên liệu hơn) có thể làm giảm tiêu thụ xăng dầu

Tiêu chí Ngân hàng trực tuyến: cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân

hàng hoặc thanh toán hóa đơn, rút tiền thông qua Internet trên một trang Web an toàn của ngân hàng Các ngân hàng cần phát triển ngân hàng trực tuyến hơn song song với bảo vệ môi trường bằng cách loại bỏ giấy thải, tiết kiệm gas và lượng khí thải carbon, giảm chi phí in ấn và chi phí bưu chính

Tiêu chí Hỗ trợ đào tạo nhân viên nâng cao nhận thức tiêu dùng và xanh: Phát

triển nhận thức của nhân viên và đào tạo thường xuyên về rủi ro môi trường và xã hội và những vấn đề liên quan trong quá trình Phát triển Nguồn nhân lực của Ngân hàng Sự phát triển nhận thức giữa người tiêu dùng và khách hàng sẽ là một việc diễn ra liên tục

Tiêu chí Báo cáo những thực tế Ngân hàng xanh: Các ngân hàng có trách nhiệm

báo cáo về các sáng kiến / thông lệ cho Ban lãnh đạo và công khai trên Website ngân hàng

Hình 1.3 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 2

Nguồn: Bangladesh Bank, BRPD circular NO 02, 2011

Chính sách môi trường

cụ thể theo ngành Lập kế hoạch chiến lược xanh

Thiết lập chi nhánh xanh

Cải tiến quản lý môi

trường nội bộ

Xây dựng kế hoạch và

hướng dẫn quản lý rủi

ro môi trường ngân

GIAI ĐOẠN

II

Trang 32

Tiêu chí Chính sách môi trường cụ thể theo ngành: Các ngân hàng cần xây dựng

các chiến lược để thiết kế các chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực nhạy cảm với môi trường khác nhau như Nông nghiệp, Kinh doanh nông nghiệp (Gia cầm và Sữa), Canh tác nông nghiệp, Da Giày, Thuỷ sản, Dệt may, Năng lượng tái tạo, giấy và bột giấy, xây dựng và nhà ở, kỹ thuật và kim loại cơ bản, hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu và dược phẩm), cao su và nhựa

Tiêu chí Cải tiến quản lý môi trường nội bộ: Chiến lược tái sử dụng, tái chế

nguyên vật liệu và chiến lược giảm thiểu chất thải phải là một phần trong quản lý môi trường tại Giai đoạn II Các ngân hàng nên thực hiện các cuộc họp trực tuyến thông qua việc sử dụng hội nghị truyền hình thay cho việc đi lại giữa các cuộc họp giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng

Tiêu chí Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường ngân hàng

cụ thể: Các ngân hàng cần xây dựng và thực hiện thông báo hướng dẫn quản lý rủi

ro môi trường hoặc hướng dẫn trong việc đánh giá và giám sát các khoản vay của

dự án và vốn lưu động Ngoài việc tuân thủ các quy định của quốc gia, ngân hàng

có thể đưa ra các tiêu chuẩn môi trường cao hơn được quốc tế công nhận Điều này còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Các liên minh ngân hàng có thể chuẩn bị các tiêu chuẩn và hướng dẫn cho các ngân hàng để cải thiện các hoạt động Ngân hàng xanh

Tiêu chí Lập kế hoạch chiến lược xanh: Các ngân hàng nên xác định mục tiêu

xanh để đạt được thông qua việc lập kế hoạch chiến lược Ngân hàng nên xác định một tập hợp các mục tiêu và chiến lược khả thi và trình bày trong các báo cáo thường niên và Website về tài chính xanh và quản lý môi trường Để quản lý môi trường trong cơ quan, các khu vực mục tiêu cần đạt được hiệu suất năng lượng dưới hình thức sử dụng năng lượng tái tạo, giảm điện, khí đốt và tiêu thụ xăng, giảm phát thải khí nhà kính (GHG), ra báo cáo điện tử , chi trả hóa đơn điện tử, tiết kiệm giấy, văn phòng thân thiện với môi trường Đối với Tài chính Xanh, các khu vực mục tiêu cần bao gồm giảm các khoản cho vay đối với các hoạt động gây hại cho môi trường nhất định, đạt tỷ lệ phần trăm cho vay môi trường cụ thể theo tỷ lệ phần trăm, giới thiệu các sản phẩm tài chính thân thiện với môi trường…

Trang 33

Tiêu chí Thiết lập chi nhánh xanh: Một chi nhánh Xanh đặc trưng bởi tận dụng tối

đa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng và các thiết bị khác, giảm nước và sử dụng điện, sử dụng nước tái chế Chi nhánh Xanh sẽ được quyền hiển thị một biểu tượng đặc biệt được NHNN phê duyệt

Tiêu chí Chương trình chặt chẽ để tư vấn cho khách hàng: Khách hàng và nhà

kinh doanh nên được khuyến khích và chịu ảnh hưởng để tuân thủ các quy định về môi trường và thực hiện các hoạt động hiệu quả về tài nguyên và môi trường Các ngân hàng nên tư vấn các chương trình nghiêm ngặt để hướng dẫn cho khách hàng

Tiêu chí Công bố thông tin và báo cáo về hoạt động Ngân hàng xanh: Các ngân

hàng nên bắt đầu xuất bản các báo cáo Ngân hàng xanh và những báo cáo bền vững thể hiện các hoạt động quá khứ, các hoạt động hiện tại và các sáng kiến trong tương lai Cần phải cập nhật thông tin chi tiết về các hoạt động môi trường của ngân hàng

và các hoạt động của khách hàng lớn

Hình 1.4 Mô hình cấu trúc xây dựng Ngân hàng xanh Giai đoạn 3

Nguồn: Bangladesh Bank, BRPD circular NO 02, 2011

Tiêu chí Thiết kế và giới thiệu sản phẩm sáng tạo: Cùng với việc tránh những tác

động tiêu cực đến môi trường thông qua các hoạt động ngân hàng, các ngân hàng dự kiến sẽ đưa ra các sản phẩm xanh sáng tạo thân thiện với môi trường để giải quyết những thách thức môi trường cốt lõi của đất nước

Tiêu chí Báo cáo dạng tiêu chuẩn với xác nhận bên ngoài: Các ngân hàng nên

công bố Báo cáo Thường niên Xanh độc lập theo chuẩn quốc tế được chấp nhận như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) nhằm mục tiêu

GIAI ĐOẠN III

Thiết kế và giới thiệu sản phẩm sáng tạo

Báo cáo dạng tiêu chuẩn với xác nhận bên ngoài

Trang 34

đến các bên liên qua Ngoài ra, phải có sự soạn lại để xác minh các ấn phẩm này bởi một cơ quan độc lập hoặc bên thứ ba được chấp nhận

1.2.3 Bộ tiêu chuẩn GRI

Các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chuẩn GRI Sustainability Reporting Standards về lập Báo

cáo phát triển bền vững là phiên bản được nâng cấp từ GRI4 Guidelines và được

cấu trúc lại nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện báo cáo thuận tiện, minh bạch và hiệu quả hơn, được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) Việc lập báo cáo tuân theo tiêu chuẩn GRI cung cấp một bức tranh tổng thể về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan cũng như cách thức quản

lý những tác động này

Tiêu chuẩn GRI thể hiện hệ thống thực hành tốt nhất toàn cầu dành cho báo cáo công khai hàng loạt các tác động về mặt kinh tế, môi trường và xã hội Bộ chuẩn mực của GRI tăng cường tính so sánh và chất lượng của các thông tin về phát triển bền vững đảm bảo sự minh bạch hơn đối với các tác động kinh tế, môi trường và xã hội Là một chuẩn mực chung được chấp nhận rộng rãi toàn cầu tạo ra một ngôn ngữ chung cho các tổ chức và các bên liên quan mà thông qua đó, các tác động của

tổ chức được công bố và đánh giá

Hình 1.5 Quy trình báo cáo theo GRI

Nguồn: Global Sustainability Standards Board (GSSB), 2016

Tiêu chuẩn GRI được cấu trúc thành một bộ các tiêu chuẩn có liên quan với nhau Các tiêu chuẩn này được lập ra chủ yếu để được sử dụng kết hợp nhằm giúp tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên các Nguyên tắc Báo cáo và chú trọng vào

Sự tham gia của các bên liên quan

Xác định các lĩnh vực trọng yếu và các ranh giới

Xây dựng báo cáo

Kiểm tra và trao đổi thông tin Lập kế hoạch xây dựng báo cáo

Trang 35

các chủ đề trọng yếu, cung cấp thông tin về những tác động tích cực và tiêu cực của

tổ chức đối với phát triển bền vững Việc lập báo cáo theo Tiêu chuẩn GRI chứng tỏ rằng báo cáo đó mô tả đầy đủ và cân đối về các chủ đề trọng yếu của tổ chức và các tác động có liên quan, cũng như cách thức quản lý những tác động này

Hiện tại, GRI toàn cầu đã tiến hành dịch Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững qua tiếng Việt và đang từng bước phổ biến Bộ tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

Hình 1.6 Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn GRI

Nguồn: Global Sustainability Standards Board (GSSB), 2016

Bộ chuẩn mực của GRI bao gồm ba Tiêu chuẩn tổng thể áp dụng cho mọi tổ chức lập báo cáo phát triển bền vững: GRI 101: Tiêu chuẩn cơ sở , GRI 102: Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung, GRI 103: Phương pháp Quản trị Tổ chức lựa chọn một số trong các tiêu chuẩn GRI để để báo cáo các chủ đề trọng yếu Những Tiêu chuẩn này được chia thành 3 chủ đề: 200 (Chủ đề Kinh tế), 300 (Chủ đề Môi trường) và 400 (Chủ đề Xã hội) với nội dung cụ thể trong từng lĩnh vực:

Trang 36

 Kinh Tế: Các hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, các tác động kinh tế gián tiếp, thông lệ mua sắm, chống tham nhũng, các hành vi hạn chế cạnh tranh

 Môi trường: Nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, khí thải, nước thải và chất thải, tuan thủ môi trường, đánh giá nhà cung cấp về môi trường

 Xã hội: Công việc, mối quan hệ lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Giáo dục và đào tạo, đa dạng và cơ hội công bằng, không phân biệt, tự do lập hội và thỏa ước tập thể, lao động trẻ em, lao động bắt buộc và cưỡng bức, các phương thức bảo vệ tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá về nhân quyền, cộng đồng địa phương, đánh giá nhà cung cấp về xã hội, chính sách cộng đồng, an toàn và sức khỏe của khách hàng, marketing và nhãn sản phẩm, tính riêng tư của khách hàng, tuân thủ về kinh tế xã hội

1.2.4 Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội

Trong Chương trình Tư vấn của IFC tại Đông Á - Thái Bình Dương, IFC đã đưa ra

8 tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội, cụ thể:

Tiêu chuẩn hoạt động 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã hội

Tiêu chuẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý hoạt động môi trường và xã hội xuyên suốt thời gian của một dự án Một hệ thống quản lý môi trường và xã hội hiệu quả là một quá trình liên tục, năng động, khởi đầu và hỗ trợ thực hiện từ lãnh đạo cấp cao và có sự tham gia của khách hàng, người lao động của họ, và các cộng đồng địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án (các cộng đồng bị ảnh hưởng), và trong một số trường hợp thích hợp, là một số đối tượng khác có liên quan dựa trên các yếu tố của quá trình quản lý doanh nghiệp sẵn có đối với “kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, và hành động”, hệ thống đòi hỏi phải đánh giá có phương pháp và có hệ thống các rủi ro và tác động môi trường và xã hội thường xuyên Một hệ thống quản

lý tốt phù hợp với quy mô và tính chất của một dự án sẽ thúc đẩy hoạt động bền vững về môi trường và xã hội, và có thể góp phần nâng cao hiệu quả dự án về mặt tài chính, môi trường và xã hội

Trang 37

Tiêu chuẩn hoạt động 2: Điều kiện làm việc và lao động

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra việc làm và tạo thu nhập nên hài hòa với việc bảo vệ cho các quyền cơ bản của người lao động Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, lực lượng lao động là một tài sản có giá trị, và một mối quan hệ tốt giữa người lao động và quản lý là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Thất bại trong việc thành lập và nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt giữa người lao động và quản lý

có thể làm suy giảm cam kết và khả năng làm việc lâu dài của người lao động, và có thể gây trở ngại cho dự án Ngược lại, thông qua một mối quan hệ có tính xây dựng giữa người lao động và quản lý, và thông qua việc đối xử với người lao động một cách công bằng và cung cấp cho họ điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, khách hàng có thể tạo ra lợi ích hữu hình, chẳng hạn như tăng cường hiệu quả và năng suất hoạt động của mình

Tiêu chuẩn hoạt động 3: Tiết kiệm nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng hoạt động công nghiệp và đô thị hóa gia tăng thường làm tăng ô nhiễm không khí, nước, và đất, và sử dụng nguồn lực có hạn theo cách

có thể đe dọa con người và môi trường trên phạm vi địa phương, khu vực và toàn cầu

Tiêu chuẩn hoạt động 4: Sức khỏe, an toàn và an ninh Cộng đồng

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng các hoạt động, thiết bị và cơ sở hạ tầng dự án cũng

có thể làm tăng khả năng tiếp xúc của cộng đồng với các rủi ro và tác động liên quan Ngoài ra, đối với các cộng đồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác động từ biến đổi

khí hậu, họ có thể sẽ cảm nhận ảnh hưởng cộng hưởng do các hoạt động của dự án

Tiêu chuẩn hoạt động 5: Thu hồi đất và tái định cư không tự nguyện

Tiêu chuẩn này thừa nhận việc thu hồi đất và hạn chế sử dụng đất liên quan tới dự

án có thể có những tác động tiêu cực đến cộng đồng và những người sử dụng đất Tái định cư không tự nguyện bao hàm dời chuyển vật lý (chuyển hoặc mất nơi trú ẩn) và dời chuyển kinh tế (mất tài sản hoặc khả năng tiếp cận tài sản dẫn đến mất nguồn thu nhập hoặc phương kế sinh nhai) do thu hồi đất phục vụ dự án

Trang 38

Tiêu chuẩn hoạt động 6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các dịch

vụ của hệ sinh thái và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững là vấn đề quan trọng của phát triển bền vững Những yêu cầu đặt ra trong Tiêu chuẩn hoạt động này chủ yếu dựa vào Công ước về Đa dạng Sinh học, trong đó đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống trong mọi hình thức, bao gồm giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái

mà các sinh vật là một thành phần trong đó; đa dạng sinh học có thể gồm cả đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và của các hệ sinh thái

Tiêu chuẩn hoạt động 7: Người thiểu số bản địa

Tiêu chuẩn Hoạt động này nhận ra rằng người dân thiểu số bản địa,với tư cách là nhóm xã hội với bản sắc khác biệt với các nhóm chiếm ưu thế trong một quốc gia, thường nằm trong số các nhóm bị thiệt thòi và yếu thế Trong nhiều trường hợp, tình trạng kinh tế, xã hội và pháp lý của họ thường giới hạn khả năng của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của họ, và quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, và có thể hạn chế khả năng của họ tham gia vào và hưởng lợi từ sự phát triển

Tiêu chuẩn hoạt động 8: Di sản văn hóa

Tiêu chuẩn hoạt động 8 ghi nhận tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với các thế

hệ hôm nay và mai sau Tuân theo Công ước về Bảo vệ di sản Tự nhiên và văn hóa Thế giới, Tiêu chuẩn Hoạt động 8 này có mục đích đảm bảo khách hàng có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa trong quá trình thực hiện dự án Ngoài ra, các yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động này đối với việc sử dụng di sản văn hóa cho dự án còn dựa một phần vào các chuẩn mực của Công ước về Đa dạng Sinh học

1.2.5 Hệ thống chứng chỉ EDGE

Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của IFC (International Finance Corporation) là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn

Trang 39

cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời có khả năng giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm của công trình

Được công nhận và triển khai ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, những công trình đạt được chứng chỉ này đều góp phần không nhỏ vào xu hướng xây dựng “xanh”, giúp tiết kiệm năng lượng, nước và vật liệu dùng để xây dựng công trình, giúp giảm phát thải khí nhà kính Đồng thời tạo nên không gian sống trong lành, góp phần phát triển cộng đồng bền vững

EDGE áp dụng cho các loại hình công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, cơ sở y tế, trung tâm thương mại Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều dự án đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh EDGE như chung cư EHome 5 Nam Long TP HCM, dự án Ecolife Capitol hay Cụm công trình FPT TP Đà Nẵng… Các dự án này có giải pháp giảm tỷ lệ cửa sổ/tường, dùng kết cấu che nắng ngoài, sơn phản quang cho tường bao và mái, kính chỉ số chống nhiệt cao, pin mặt trời, hệ thống làm lạnh gas biến thiên hệ số COP cao… Không những thế, EDGE còn được trang bị phầm mềm trực tuyến EDGE, giúp các công trình có thể tự đánh giá với EDGE và ngay lập tức biết được mức tiết kiệm khi áp dụng các giải pháp xanh trong công trình của mình Từ đó, các kiến trúc sư và kỹ sư dễ dàng tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho một công trình cụ thể cũng như thuận lợi hơn trong việc thuyết phục các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả công trình của mình Theo đó, các ngân hàng

có thể sử dụng công cụ này để đánh giá công trình của các chủ đầu tư khi xét điều kiện cho vay

1.2.6 Tiêu chí xếp hạng Ngân hàng xanh của Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ

Hãng Hãng tin Kinh tế uy tín Bloomberg của Mỹ hàng năm xếp hạng các Ngân hàng xanh theo 2 tiêu chí:

 Đầu tư của ngân hàng vào các dự án năng lượng sạch

Nỗ lực giảm thải và giảm dần cacbon của chính ngân hàng

Năm 2012, Bloomberg Markets công bố danh sách 20 Ngân hàng xanh nhất toàn cầu dựa trên những thành tựu đầu tư vào năng lượng sạch và giảm phát thải carbon Citigroup đứng đầu danh sách với thành công đầu tư vào một dự án phong điện đủ

Trang 40

cung cấp cho 44.000 hộ dân của thành phố New York Ba tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản là Mitsubishi, Mizuho và Sumitomo Mitsui đều có mặt trong danh sách này với nỗ lực trong tài trợ các dự án năng lượng mặt trời Nổi trội là Mitsubishi với danh mục đầu tư 19 tỷ đô la Mỹ cho các dự án năng lượng mặt trời vào năm 2016

Bảng 1.1 Danh sách 10 Ngân hàng xanh nhất theo xếp hạng Bloomberg

Thứ tự Ngân hàng xanh nhất (2012) Thứ tự Ngân hàng xanh nhất (2012)

4 Mitsubishi UFJ Finance Group 9 Lloyds Banking Group

79 microgram/m3

Nhận thức rõ điều đó, năm 2011, ngân hàng Bangladesh đã đưa ra chính sách Ngân hàng xanh nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao sự bền vững tài chính Ngân hàng Trung ương Bangladesh là ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới có cái nhìn

và nhận thức sâu sắc với hoạt động Ngân hàng xanh (Lalon, 2015)

Ngày đăng: 30/01/2019, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w