Những thực vật thuộc chi Desmodium hầu hết được nhân dân sử dụng để làm các bài thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe: Cây kim tiền thảo được các lương y dùng chữa các chứng bệnh như: tiê
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN KHUÊ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY KIM TIỀN THẢO (DESMODIUM STYRACIFOLIUM
OSB MERR.) THUỘC HỌ CÁNH BƯỚM FABACEAE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN KHUÊ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY KIM TIỀN THẢO (DESMODIUM STYRACIFOLIUM
OSB MERR.) THUỘC HỌ CÁNH BƯỚM FABACEAE
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Thỉnh
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới PGS TSPhạm Văn Thỉnh- Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn phòng hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học- ViệnHàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa HóaHọc, Khoa Sau đại học- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành quyển luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả
Đoàn Khuê
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
ĐOÀN KHUÊ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Mô tả thực vật 3
1.3 Một số công dụng của cây kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr 5
1.4 Tình hình nghiên cứu hóa học thực vật của chi Desmodium 7
1.4.1 Một số đại diện của ancaloit 7
1.4.1.1 Các ancaloit có bộ khung indol 7
1.4.1.2 Các ancaloit không chứa dị vòng hay còn gọi là các bazơ amin 9 1.4.1.3 Các ancaloit có bộ khung pirol 12
1.4.2 Một số đại diện hợp chất flavonoit 12
1.4.3 Một số đại diện nhóm dẫn xuất polyphenol 18
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 19
2.1 Nguyên tắc chung 19
2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu 19
2.2.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết 20
2.2.3 Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất 20 2.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu 20
2.3.1 Dụng cụ và hóa chất 20
2.3.2 Thiết bị nghiên cứu 21
2.4 Các dịch chiết từ cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.)21 2.4.1 Các dịch chiết 21
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
2.4.2 Khảo sát đặc tính các dịch chiết 23
2.4.2.1 Xác định đường khử 23
2.4.2.2 Xác định định tính ankaloit 23
2.4.2.3 Xác định định tính steroid 23
2.4.2.4 Xác định định tính poliphenol 24
2.4.2.5 Xác định định tính flavoit 24
2.4.2.6 Xác định định tính cumarin 24
2.4.2.7 Xác định định tính saponin 24
2.4.2.8 Xác định định tính glycozit tim 24
2.4.3 Thử hoạt tính sinh học 25
2.5 Phân lập, tinh chế các chất từ cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) 26
2.5.1 Dịch chiết n-hexan 26
2.5.1.1 Chất DSH.5 26
2.5.1.2 Chất DSH.7 26
2.5.1.3 Chất DSH.10 27
2.5.2 Dịch chiết etylaxetat 27
2.5.2.1 Chất DSE.5 27
2.5.2.2 Chất DSE.8 28
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Nguyên tắc chung 29
3.2 Phân tích định tính và phát hiện các nhóm chất 30
3.3 Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác nhau của cây kim tiền thảo 30
3.3.1 Chất DSH.5 - Lupeol 31
3.3.2 Chất DSH.7 - ancol mạch dài C32H66O (dotriacontan-1ol) 41
3.3.3 Chất DSH.10: -sitosterol 45
3.3.4 Hợp chất axit ursolic (3β-hydroxy-urs-12en-28-oic) (DSE.5) 49
3.3.5 Chất DSE.8 ( β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosit) 60
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC Phụ lục 1
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lượng chất tổng số được chiết từng phân đoạn của 23
Bảng 2.2: Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết tổng 25
Bảng 3.1: Phát hiện các nhóm chất trong cây kim tiền thảo 30
Bảng 3.2: Số liệu phổ của DSE.5 và axit ursolic [5] 51
Bảng 3.3 Số liệu phổ 13C-NMR (CDCl3, 125Mhz) của một số sterol trong lá cây kim tiền thảo 61
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Qui trình ngâm chiết mẫu cây kim tiền thảo 22
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Ảnh cây kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr 3
Hình 2.1 Phản ứng trung hòa gốc DPPH 25
Hình 3.1 Cấu trúc hóa học của Lupeol (DSH.5) 32
Hình 3.2 Phổ FT-IR của (DSH.5) 34
Hình 3.3 Phổ 1H-NMR của chất (DSH.5) 35
Hình 3.4 Phổ 13C-NMR của chất (DSH.5) 36
Hình 3.5 Phổ 13C& DEPT của chất (DSH.5) 37
Hình 3.6 Phổ LC/MS của (DSH.5) 38
Hình 3.7 Phổ HSQC của (DSH.5) 39
Hình 3.8 Phổ HMBC của (DSH.5) 40
Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của dotriacontan-1-ol (DSH.7) 41
Hình 3.10 Phổ 1H-NMR của chất (DSH.7) 42
Hình 3.11 Phổ 13C-NMR của (DSH.7) 43
Hình 3.12 Phổ DEPT của chất (DSH.7) 44
Hình 3.13 Cấu trúc hóa học của β-Sitosterol (DSH.10) 45
Hình 3.14 Phổ FT-IR (DSH.10) 46
Hình 3.15 Phổ 1H-NMR của (DSH.10) 47
Hình 3.16 Phổ 13C-NMR của (DSH.10) 48
Hình 3.17 Phổ 13C-DEPT của (DSH.10) 49
Hình 3.18 Cấu trúc hóa học của (DSE.5) 51
Hình 3.19 Phổ FT-IR của (DSE.5) 53
Hình 3.20 Phổ LC-ESI-MS của (DSE.5) 54
Hình 3.21 Phổ 1H-NMR của axit ursolic (DSE.5) 55
Hình 3.22 Phổ 13C – NMR của axit ursolic 56
Hình 3.23 Phổ 13C-DEPT của axit ursolic 57
Hình 3.24 Phổ HSQC của (DSE.5) 58
Hình 3.25 Phổ HMBC của axit ursoli 59
Hình 3.26 β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosit 61
Hình 3.27 Phổ 1H-NMR của chất β-sitosterolglucozit (DSE.8) 63
Hình 3.28 Phổ 13C-NMR của chất β-sitosterolglu,ozit (DSE.8) 64
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Các phổ của chất DSH.5 Phụ lục 1 Phụ luc 1.1 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSH.5 Phụ lục 1 Phụ luc 1.2 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSH.5 (tiếp) Phụ lục 2 Phụ lục 1.3 Phổ dãn 13 C-NMR của chất DSH.5 Phụ lục 3 Phụ lục 1.4 Phổ 13 C- DEPT của DSH.5 (tiếp) Phụ lục 4 Phụ lục: 1.5 Phổ HSQC của DSH.5 (tiếp) Phụ lục 5 Phụ lục: 1.6 Phổ HMBC của DSH.5 (tiếp) Phụ lục 6 Phụ lục: 1.7 Phổ HMBC của DSH.5 (tiếp) Phụ lục 7 Phụ lục 2 Các phổ của chất DSH.7 Phụ lục 8 Phụ luc 2.1 Phổ dãn 1 H-NMR của DSH.7 Phụ lục 8 Phụ luc 2.2 Phổ DEPT của chất DSH.7 Phụ lục 9 Phụ lục 3: Các phổ của chất DSH.10 Phụ lục 10 Phụ lục 3.1 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSH.10 Phụ lục 10 Phụ lục 3.2 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSH.10 (tiếp) Phụ lục 11 Phục lục 3.3 Phổ dãn 13 C-NMR của chất DSH.10 Phụ lục 12 Phụ luc 3.4 Phổ DEPT của chất DSH.10 Phụ lục 13 Phụ luc 4: Các phổ của chất DSE.5 Phụ lục 14 Phụ lục 4.1 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSE.5 Phụ lục
14 Phụ lục 4.2 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSE.5 (tiếp) Phụ lục
15 Phụ lục 4.3 Phổ dãn 13 C-NMR của chất DSE.5 Phụ lục
16 Phụ lục 4.4 Phổ HMBC của axit ursolic Phụ lục 17 Phụ lục 5: Các Phổ của chất DSE.8 Phụ lục 18 Phụ lục 5.1 Phổ dãn 1 H-NMR của chất DSE.8 Phụ lục
18 Phụ lục 5.2 Phổ dãn 13 C-NMR của chất DSE.8 Phụ lục
19 Phụ lục 5.3 Phổ 13 C-DEPT của chất DSE.8 Phụ lục 21
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
Phụ lục 5.4 Phổ 13 C- DEPT của chất DSE.8 (tiếp) Phụ lục
22
Trang 11kì hiện nay vai trò cũng như vị thế của nó ngày càng được nâng cao.
Hiện nay những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ đã được ứngdụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng đượcdùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu chongành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm Mặc dù công nghệ tổng hợp hoádược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụngtrong công tác phòng, chữa bệnh, điều đó đã góp phần làm tăng tuổi thọ conngười, song nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc cũng ngày càng tăng lên Do
đó, con người còn có xu hướng quay về với tự nhiên để nghiên cứu tìm ra cáchoạt chất quý giúp cho quá trình điều trị bệnh, bắt chước thiên nhiên tổng hợp
ra các chất có hiệu quả hơn
Trong vô số loài thực vật ở Việt Nam, có nhiều loài cây thuộc họ cánhbướm (Fabaceae) có giá trị sử dụng cao, được dùng để bào chế thuốc chữa nhiều
bệnh như cây kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.)
Merr., hay còn được gọi với tên khác như: vảy rồng, mắt trâu, đồng tiên lông,đây là một loại dược liệu mọc nhiều ở Đông Nam Ấn Độ, Trung Quốc, TháiLan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản…
Ở Việt Nam cây kim tiền thảo phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi Thườnggặp ở những chỗ sáng, trên đất cát pha, vùng trung du Hà Tây, Lạng Sơn, NinhBình, Hải Phòng Và được thu hái cây vào mùa hè thu, có thể dùng tươi hayphơi khô
Từ kinh nghiệm dân gian và những kết quả nghiên cứu thành phần hóa họccũng như hoạt tính sinh học của cây kim tiền thảo trên thế giới, cho thấy loại
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
cây này có rất nhiều tác dụng như: chữa bệnh sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏitúi mật Chữa nhiễm khuẩn đường niệu, viêm thận phù thũng, viêm gan vàngda…
Cây kim tiền thảo là loại cây đã được dùng làm thuốc chữa bệnh ở ViệtNam từ rất lâu, nhưng việc nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinhhọc của loài thực vật này ở nước ta còn rất ít Do vậy, việc nghiên cứu thànhphần hoá học và hoạt tính sinh học của các cây kim tiền thảo là một hướngnghiên cứu đầy triển vọng
Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: ―Nghiên cứu thành phần hóa
học cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) thuộc họ
cánh bướm Fabaceae‖.
Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu thành phần hóa học của cây kim tiền thảo từ
đó tìm ra những hợp chất có hoạt tính sinh học, làm sáng tỏ việc sử dụng củacây trong dân gian, đưa ra hướng bảo tồn và sử dụng hiệu quả cây dược liệu quínày
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Mô tả thực vật
Cây kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.)
Merr., thuộc họ cánh bướm Fabaceae hay còn được gọi với tên khác như: vảyrồng, mắt trâu, đồng tiên lông [1], [4]
Phân bố địa lý: Cây kim tiền thảo là một loại dược liệu mọc nhiều ởĐông Nam Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam vàNhật Bản…Ở Việt Nam cây kim tiền thảo phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi.Thường gặp ở những chỗ sáng, trên đất cát pha, vùng trung du Hà Tây, LạngSơn, Ninh Bình, Hải Phòng
Hình 1.1 Ảnh cây kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
Mô tả cây: T h â n cỏ, mọc bò Thân hình trụ, màu xanh hơi vàng, phủđầy lông mịn màu vàng hoe L á mọc so le, đơn hay kép lông chim lẻ gồm 1-3 láchét, lá chét ở giữa to hơn 2 lá bên Cuống lá dài 2-4 cm, hình trụ phù ở đáy,phủ đầy lông trắng Hai lá kèm hình mũi mác, dài 6-9 mm, ngang 2-3 mm,nhiều gân dọc, đầy lông trắng mịn Lá kèm con nhỏ, hình tam giác Lá chét cóphiến tròn hoặc hơi xoăn, đường kính 2-4 cm, ít khi đến 5 cm, mép nguyên,đỉnh tròn hay tù hoặc chia 2 thùy cạn, đáy hình tim; mặt trên nhẵn, màu hơivàng hoặc lục xám,
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
mặt dưới mốc do phủ đầy lông mịn màu trắng, gân lá kiểu lông chim nổi rõ ởmặt dưới, gân phụ 8-10 đôi, cuống lá dài 1-2 mm, phủ đầy lông trắng mịn Hai
lá chét bên có phần phiến hai bên gân giữa không đều nhau ở gốc, một bên to,một bên hơi nhỏ hơn Cụm hoa: chùm dài đến 5 cm, thường ở ngọn cành ít khi
ở nách những lá phía ngọn, mỗi mấu của chùm là một xim co gồm 2 hoa cóchung một lá bắc, giữa 2 gốc cuống hoa có một u lồi nhỏ Cụm hoa phủ đầylông trắng mịn H o a n hỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5 Hai cuống hoa của ximhướng ra hai bên sau đó xụ xuống trên quả Quả loại đậu xụ xuống, mang đàitồn tại ở gốc, dẹp, dài 1,5-2 cm, ngang 3-4 mm, nhiều lông trắng mịn, chiathành 2-6 đốt Cây thường được thu hái cây vào mùa hè thu, có thể dùng tươihay phơi khô [1], [4]
1.2 Một số công dụng của chi Desmodium.
Những thực vật thuộc chi Desmodium hầu hết được nhân dân sử dụng để
làm các bài thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe:
Cây kim tiền thảo được các lương y dùng chữa các chứng bệnh như: tiêuviêm, giải độc, tán sỏi… Do có nhiều công dụng nên cây kim tiền thảo đã vàđang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu thành phần hóa học và các hoạt tínhsinh học để bào chế thành các chế phẩm thuốc phục vụ cho con người
Cây hàn the (Desmodium hyterophyllum): Theo Đông y (Y học cổ truyền
Tuệ Tĩnh) trong dân gian cây hàn the được sử dụng để chữa ho có đờm, sốtnóng, cầm máu… Ngoài ra nó còn được dùng để đắp trực tiếp lên vết thương
có tác dụng tiêu viêm rất tốt
Theo y học cổ truyền Tuệ Tĩnh cây Cỏ cháy (Desmodium gangeticum
(L.) DC) đây là loại cây mọc hoang ở rìa rừng có vị ngọt, tính mát, có tác dụngthanh nhiệt giải độc, kiện tỳ tiêu thực, lợi niệu, sát trùng Thường dùng để trị cácbệnh như: Cảm mạo phát sốt nóng, viêm sưng họng, viêm mủ răng, viêm tuyếnmang tai, viêm thận cấp, vi ê m g a n vàng da, viêm ruột ỉa chảy, lỵ, bệnh giunmóc, nhiễm trùng sán lá gan, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ nôn mửa khi cómang…
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
Trên thế giới, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật người
ta đã tiến hành nghiên cứu và thử hoạt tính sinh học của nhiều chất được phânlập từ chi này và đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý:
Từ loại Desmodium pulchellum đã tách được một số hợp chất có khả
năng gây ảo giác giống như ma túy và có tác dụng kháng độc tốt [15], [30], [44]
Tại Nhật Bản người ta đã bào chế thành công thuốc chữa tâm thần phânliệt, chất làm tăng hưng phấn thần kinh, thuốc chữa các bệnh nội tạng như gan,
mật, thận… Từ rễ của một số loài thuộc chi Desmodium [18], [34].
1.3 Một số công dụng của cây kim tiền thảo Desmodium styracifolium
(Osb.) Merr.
Cây kim tiền thảo: Theo Đông y đây là một loại cây có vị ngọt, tính hàn(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) Trong dân gian cây kim tiền thảo đượcdùng Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Quốc DượcHọc) Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng lợitiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, dãn mạch, hạ huyết áp Nhưng côngdụng chủ yếu của Kim tiền thảo là lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữasỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm gan vàng da, viêmthận phù thũng… Đặc biệt hoạt chất soyasaponin I chứa trong kim tiền thảo đãđược chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận Caokim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏicalci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này
và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, kim tiền thảo còn có tác dụngtăng cường sự tiết mật [48]
Đối với hệ tim mạch, trên thực nghiệm cao kim tiền thảo làm tăng lưulượng mạch vành, hạ huyết áp, làm tim đập chậm, đồng thời làm giảm mức tiêuthụ oxy của cơ tim Tác dụng hạ huyết áp do sự kích thích các thụ thểcholinergic và sự phóng bế các thụ thể adrenergic Thành phần flavonoid củakim tiền thảo cũng có tác dụng hạ huyết áp Trong nghiên cứu thực nghiệm,
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây giảmlưu lượng mạch vành, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạnnhịp tim [48]
Một số bài thuốc dân gian có dùng cây kim tiền thảo: [49]
Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: kim tiền thảo + xa tiền thảo tươi, giã nát, chorượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương
Chữa sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, xuyên luyện tử 10g, hoàng tinh 10g,kim tiền thảo 30g, sinh địa 6-10g (cho vào sau), sắc uống Hoặc kim tiền thảo30g, xuyên phá thạch 15g, trần bì 30g, uất kim 12g, xuyên quân (cho vào sau)10g, sắc uống
Chữa sạn đường tiểu: kim tiền thảo 30-60g, hải kim sa (gói vào túi vải)15g, đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoài ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g,sắc uống Hoặc kim tiền thảo 30g, xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, xuyên sơngiáp (chích) 10g, thanh bì 10g, đào nhân 10g, ô dược 19g, xuyên ngưu tất 12g,sắc uống
Chữa sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: hoàng kỳ 30g, hoàng tinh15g, hoài ngưu tất 15g, kim tiền thảo 20g, hải kim sa (gói vào túi vải), xuyênphá thạch 15g, vương bất lưu hành 15g, sắc uống
Chữa bệnh trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô50g) sắc uống Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau
Chữa viêm đường mật không do vi khuẩn: Dùng kim tiền thảo sắc uốngsáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ngày, 30 ngày là 1 liệu trình Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quảvới tỉ lệ 76,9%
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
1.4 Tình hình nghiên cứu hóa học thực vật của chi Desmodium
1.4.1 Một số đại diện của ancaloit
Ancaloit là các hợp chất hữu cơ được phân tách từ nhiều loài thực vật, visinh vật và động vật Trong phân tử chứa nitơ và có tính kiềm Trên thực tế đa
số các ancaloit có tác dụng sinh lí đối với cơ thể sống của động vật cũng nhưcon người, do đó một số loại ancaloit được bào chế thành các chất gây mê,thuốc kích thích hoặc các chế phẩm thuốc nhằm mục đích chữa bệnh
Ancaloit có nhiều trong thực vật chi Desmodium chúng được phân bố
trong lá, thân, rễ, hoa và quả với hàm lượng khác nhau Hàm lượng ancaloitcũng thay đổi theo mùa, thời tiết, khí hậu…[2]
Một số ancaloit được tìm ra trong thực vật chi Desmodium như sau:
1.4.1.1 Các ancaloit có bộ khung indol
H N
R1
R2
Năm 1938, Cahill.W.M và các cộng sự [12], từ hạt cây Desmodium
tiliaefolium đã phân lập được chất N—metyltryptophan, có công thức phân tử
C12H14N2O2 có khả năng tan trong H2O, C2H5OH nhưng không tan trong ete (C2H5)2O Công thức được xác định là:
H
N HO
O NH
CH 3
1 N—metyltryptophan
Năm 1958, một hợp chất có tính chất như một tác nhân gây độc, là tácnhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng Có tên gọi 5-Methoxy-N,N-đimethyltryotamine, với công thức phân tử C13H18N2O, dạng tinh thể kết
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
tinh trong (C2H5)2O/n-C6H14 Đã được phân lập từ loài Desmodium pulchellum,
do Wilkinson.S.J.C.S và các cộng sự [15], [30], [44] Đây là một ancaloit có bộkhung indol với công thức như sau:
H N
CH 3
O N
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
2 5-Methoxyl-N,N-đimethyltryptamine
Năm 1974 Mandava.N [25] đã phân lập từ loài Desmodium triflorum chất
có tên là: N,N-Dimethyltryptophan, có công thức phân tử C13H16N2O2, có dạngtinh thể tan trong C2H5OH, điểm chảy cao: 243-2450C, được xác định là có khảnăng gây ức chế tăng trưởng ở thực vật Công thức hóa học là:
Năm 1976 từ các loài Desmodium pulchellum và desmodium caudatum,
tác giả Roseghini.M và các cộng sự [14], [37] đã phân lập đươc Bufotenine oxide, công thức phân tử là C12H16N2O2, dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảycao 214-2150C Bufotenine N-oxide còn được tìm thấy trong nọc của con cóc,trong nấm amanita và một số loại thực vật khác Công thức được xác định là:
N-H N
Trang 20Các tác giả U.S.Pat, 1993 và lam.Y.K.T, 1994 [22], [42] đã phân lập đượcmột ancaloit có bộ khung indol, cấu trúc được xác định là: 3-(Dimethylaminomethyl) indole, có công thức phân tử là C11H14N2, có điểmchảy
được xác định là 138-1390C Có tác dụng như một tác nhân kháng độc
Các tác giả Moriyasu.M, 1997 và Roseghini.M, 1976 và các cộng sự [28]
đã phân lập được từ loài Desmodium pulchellum hợp chất N-oxide, công thức
phân tử C12H16N2O điểm nóng chảy đo được là 123-1280C, dạng tinh thể ngậm
nước N-Oxide còn được tìm thây trong loài Desmodium triflodium và
Desmodium other Cấu trúc của 2 chất này được xác định như sau:
H
Trang 21CH3N
5 3-(Dimethylaminomethyl) indole 6 N-oxide
1.4.1.2 Các ancaloit không chứa dị vòng hay còn gọi là các bazơ amin
Theo tác giả Yamaguchi và các cộng sự [16], [38], [45], đã phân lập chất
(N,N-dimethylamino)acetophenone, từ cây Desmodium gangeticum có công
thức phân tử C10H13NO, có nhiệt độ sôi ở 130-1320C và có công thức cấu tạođược xác định như sau:
Năm 1993 Tác giả Yang j.et al, Yaoxue Xuebao [46] đã phân lập được từ
cây Desmodium styracifolium một amit có cấu trúc được xác định là
3-Acetamidodihydro-4,5-dimethyl-2(3H)-furanone Còn được gọi làDesmodilactone, có
Trang 22công thức phân tử C8H13NO3, là chất có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp,
84-850C Công thức cấu tạo được xác định như sau:
O O CH3
Trang 23H3C N CH3O
8 Acetamidodihydro-4,5-dimethyl-2(3H)-furanone
Từ loài Desmodium triflorum, Konno.C [5], [20] cùng các cộng sự đã phân
lập được chất coryneine, công thức phân tử C11H18 NO2 , là chất được xác định cókhả năng gây kích thích giao cảm Công thức cấu tạo được xác định như sau:
OH
H3C HO
CH3
9 Coryneine
Từ loài Desmodium tilliaefolium, tác giả Ranieri.R cùng với các cộng sự
[11], [24], [29], [32] đã phân lập được chất 3,4-Dimethoxy phenethylaminedưới dạng tinh thể kết tinh trong C6H6 hoặc ete petrol, có công thức phân tửC10H15NO2, đây là chất có nhiệt độ nóng chảy ở 1240C và có hoạt tính sinh họccao với công thức được xác định là một amin bậc nhất
Trang 24được xác định là N-Methyl-3,4-dimethoxy-hydroxy phenethylamine Có côngthức phân tử C11H17NO3 [10], [17], [33] Ngoài ra chất này còn được tìm thấytrong các loài Cryphantha macromeris, Coryphantha calipensis và Dolichothelelongimamma.
Trang 25H 3 C
H 3 C O
N
OH
11 N-Methyl-3,4-dimethoxy-hydroxy phenethylamine
Với các nguồn nguyên liệu từ Desmodium several, trichocereus
candicans, trichocereus spachianus, Gven.K.C [18], [34] đã phân lập được hợp
chất N-Me hay còn có tên là candicine, có công thức phân tử C11H18NO+, Đây
là hợp chất được xác định có khả năng gây ức chế hạch thân kinh, làm co mạch,ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, có độc tính rất giống nicotin Công thứccấu tạo được xác định như sau:
H3C
HO
N+ CH3
CH3
12 N-Me hay candicine
Hợp chất 4-Hydroxy phenethylamine với công thức phân tử C8H11NOđược phân lập bởi tác giả Rondest.J và các cộng sự [40], [36] Đây là một chấthữu cơ phổ biến ở sinh vật, có khả năng giúp co mạch Chất này được tìm thấy
ở rất nhiều loại cây: Desmodium và Magnolia, Pisum sativum, ở các động vật
đang phân hủy, ngoài ra còn được tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân bịbệnh Parkison và trong nhiều loại cây khác Công thức cấu tạo của nó được xácđịnh như sau:
Trang 26OH
13 4-Hydroxy phenethylamine
1.4.1.3 Các ancaloit có bộ khung pirol
Desmodimine là một chất đại diện cho ancaloit có bộ khung porol được
Yang.J.S và các cộng sự phân lập từ loài Desmodium styracifolium [47] Có
công thức phân tử là C12H15NO4 Với việc sử dụng các phương pháp phân tíchquang phổ đã xác định được cấu trúc hóa học của chất này như sau:
1.4.2 Một số đại diện hợp chất flavonoit
Hợp chất Desmodianone D và Desmodianone E được phân lập từ thân và
rễ cây Desmodium canum do tác giả Botta.B [9] đều có cùng công thức phân tử
C26H28O6 cả hai hợp chất đều tồn tại dưới dạng chất rắn vô định hình Chúng cónhiệt độ nóng chảy khác nhau nhưng phổ UV rất giống nhau Với các kĩ thuậtphân tích quang phổ người ta nhận dạng được chúng đều là các iso flavanon cóvòng A giống nhau nhưng ở vòng B có các nhóm thế ở vị trí 4 khác nhau.Botta.B đã đặt tên cho chúng là Desmodianone D và E với công thức cấu tạotương ứng là:
Trang 28khi kết tinh trong C6H6.
HO CH3O
O HO
CH3
O OH
Trang 29Tác giả Botta.B, đã phân lập được hợp chất 6-Methyltetrapterol A, từ loài
định hình [9], công thức cấu tạo như sau:
Trang 306-(2,4-Dihydroxyphenyl)-2,3,6,7-tetrahydro-4-Me ether hay Uncinanone C có công thức phân tử C21H20O6 Được tách và phân
lập bởi Tasanuo.M.K và cộng sự từ loài Desmodium uncinatum [41] Công
thức cấu tạo của 2 chất này được xác định như sau:
Từ lá của loài Desmodium oxyphyllum tác giả Mizuno.M và Lin.Y-L, [23],
[26] đã phân lập thành công 4 chất dạng bột là 7-0-D-glucopyranoside dạng bộtmàu vàng với công thức phân tử là C22H20O12; 5-hidroxy cũng có dạng bột màuvàng và công thức phân tử C16H10O7 và Desmoxyphyllin B, có công thức phân
tử được xác định là C16H10O6 7-O-D-Glucopyrano side có công thức phân tử
C22H20O11; Với các phương pháp quang phổ hiện đại người ta đã xác định đượccông thức cấu tạo của 4 chất dạng bột như sau:
Trang 32CH3
O O
CH3
22 5-hidroxy,7-0-D-glucopyranoside 23 7-0-D-glucopyranoside
O O OH HO
O O
CH3
24 5-hidroxy
Tác giả Monache.G.D và các cộng sự [27] đã tiền hành phân lập thành
công 2 hợp chất từ loài Desmodium canum là: Desmodianone A có công thức
phân tử C26H28O6 và Desmodianone C có công thức phân tử C26H30O6 cả 2 chấtnày đều được xác định như là một tác nhân kháng khuẩn Công thức cấu tạocủa 2 chất này được xác định như sau:
O
CH3 CH3
26 Desmodianone C
Trang 33Từ loài Desmodium caudatum tác giả Ueno.A [43] đã phân lập được chất
Desmodol Đây là hợp chất dạng bột màu vàng có công thức phân tử C21H18O6,
có điểm chảy tương đối cao 281-2820C
OH
OH
O
Trang 34H3C O
O OH
CH3
27 Desmodol
Tác giả Khan.H [21] đã phân lập được từ cây Desmodium sequax hợp chất
Lanceolatin B ở dạng tinh thể trong hỗn hợp C6H6/C6H12 có công thức phân tử
C17H10O3 với điểm chảy 138- 1400C Bằng các phương pháp quang phổ hiệnđại đã xác định được công thức cấu tạo của Lanceolatin B như sau:
2030C và cấu trúc hóa học của chúng được xác định như sau:
Trang 35OH HO
OH OH
29 2‖-O-D-Xylopyranosyl hay Homoadonivernite
OH OH O
OH
OH O HO
Trang 36HO O
OH O
HO O
OH
30 2‖-O-D-Xylopyranosyl hay Desmodin
Năm 2009 từ loài thực vật Desmodium hyterophyllum thu hái tại Thái
Nguyên, phòng thí nghiệm hoá hữu cơ trường đai học Sư phạm Thái nguyên.Tác giả Nghiêm Thị Hương và Phạm Văn Thỉnh đã phân lập được hợp chấtvitexin và các dẫn xuất của nó [3]
31- Vitexin
Trang 371.4.3 Một số đại diện nhóm dẫn xuất polyphenol
Từ loài Desmodium gangeticum tác giả Purushothaman.K.K, Brin.A.J và
Kitagawa.I [31], đã phân lập thành công được 4 chất: Desmodin có công thứcphân tử C22H22O6, Gangetin tồn tại dạng tinh thể kết tinh trong hỗn hợpđietylete/hexan, công thức phân tử C26H28O5, Hợp chất 3-Me ether hay có têngọi khác là Desmocarpin dạng tinh thể không tan trong nước và hexan nhưngtan trong methanol và etylaxetat có công thức phân tử C16H14O5 và hợp chấtGangetinin, công thức C26H26O5
O O CH 3
CH 3
Trang 38H3C O
H3C
O O
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1 Nguyên tắc chung
Để phân lập được các hợp chất trong bất kỳ một thực vật nào mà khônglàm ảnh hưởng tới thành phần hóa học có trong đối tượng thì trước trước khingâm chiết bằng dung môi hữu cơ, mẫu thực vật phải được đưa đi khử menngay sau khi thu mẫu và sấy khô ở điều kiện thích hợp [2]
Về nguyên tắc ngâm chiết mẫu thực vật có thể tiến hành theo 2 cách phổ biến sau:
1 Chiết và phân lập các hợp chất từ mẫu thực vật bằng các loại dung môi
có độ phân cực tăng dần: ete dầu hỏa hoặc n-hexan, clorofom, etylaxetat,methanol hoặc etanol vv…
2 Chiết tổng bằng các ancol (methanol, etanol) hay hệ dung môi ancol:
nước Sau đó sàng lọc các hợp chất bằng các loại dung môi có độ phân cực tăngdần như phương pháp 1 để thu được các dịch chiết có chứa các hợp chất có độphân cực tương đối giống nhau
Việc chiết mẫu thực vật là cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium
(Osb.) Merr.) được thực hiện theo phương án 2 (sơ đồ 2.1)
2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu
Nguyên liệu để nghiên cứu gồm toàn bộ phần thân và lá của cây kim tiềnthảo, được thu hái vào tháng 7, 8 năm 2013 tại huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên
Cây kim tiền thảo (còn được gọi với tên khác như: vảy rồng, mắt trâu,đồng tiền lông) được PGS TS Lê Ngọc Công khoa Sinh kĩ thuật nông nghiệp-Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên - Đại Học Thái Nguyên Xác định có
tên khoa học là: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr, thuộc họ cánh
bướm-Fabaceae
Mẫu cây tươi được thu hái gồm cả thân, lá được rửa sạch, sau đó sấy khô ởnhiệt độ 40-500C cho tới khi khô hoàn toàn Mẫu khô được cắt nhỏ và ngâmchiết trong metanol 900 ở nhiệt độ phòng nhiều lần, liên tục trong 15 ngày, 2ngày chiết dịch 1 lần
Trang 40Sau khi cất loại dung môi bằng máy cất quay, áp suất thấp, nhiệt độ 400Ccăn được cô đến đặc dưới dạng xirô Tiếp theo, cặn được lắc, chiết lần lượtbằng các loại dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, clorofom, etylaxetat
và n-butanol Các dịch chiết được đuổi kiệt dung môi bằng thiết bị cất quay ởnhiệt độ 400C dưới áp suất thấp Các cặn thô được phân chia bằng sắc kí cộtnhồi silicagel với các hệ dung môi rửa giải có độ phân cực tăng dần để phân lậpcác chất có độ phân cực gần giống nhau, kêt tinh phân đoạn và kết tinh lại trong
hệ dung môi thích hợp để thu được các chất sạch
2.2.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết
Để thực hiện, phân lập được những hợp chất sạch từ các dịch thô khác nhaucủa cây kim tiền thảo, chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp sắc kí vàkết tinh lại trong dung môi thích hợp Cụ thể các phương pháp gồm:
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM)
- Sắc kí cột silicagel, dùng silicagel Merck 63-200nm
- Kết tinh phân đoạn và kết tinh lại
2.2.3 Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Các chất kết tinh phân lập ra được xác định những hằng số vật lý đặctrưng: màu sắc, mùi vị, hệ số Rf, điểm nóng chảy, ghi các loại phổ như: phổhồng ngoại (FT-IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, phổ 13C-NMR vàcác phổ phân giải cao Các số liệu phổ thực nghiệm của các chất sạch đượcdùng để nhận dạng cấu trúc hóa học của chúng
2.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu
2.3.1 Dụng cụ và hóa chất
Các loại dung môi để ngâm chiết mẫu là các loại tinh khiết (pure), còn cácloại dung môi dùng để sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng, dùng để kết tinh lại là hóachất loại tinh khiết phân tích (PA)
Sắc kí lớp mỏng dùng bản mỏng đế nhôm DC-Alufolien Kiesegel 60 F254tráng sẵn, độ dày 0,2 mm được sử dụng để xác định sơ bộ số thành phần cótrong các dịch chiết, các phân đoạn chạy cột và kiểm tra sơ bộ độ sạch của sảnphẩm thu được