Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự. Tác giả tập trung nghiên cứu qui định chương XII của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người2, bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu, đánh giá qui định tương ứng của BLHS năm 2015 về nhóm tội này
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HOÀNG TIẾN MINH
CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HOÀNG TIẾN MINH
CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LỜI CÁM ƠN
Trang 4Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học
Qua đây tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Giáo
sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cám ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện quản
lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này đúng tiến độ.
Cám ơn Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân địa phương đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS TS Dương Tuyết Miên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 61.1 Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng
con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
8
1.1.3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 291.1.4 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 331.1.5 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ 361.1.6 Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 401.1.7 Phương hướng hoàn thiện qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP
cơ bản
43
1.2 Đánh giá qui định của BLHS năm 2015 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người
có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và phương
hướng hoàn thiện
44
Chương 2 Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
49
2.1 Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng
con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTPcơ bản
49
2.1.6 Phương hướng hoàn thiện qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của
CTTP cơ bản
71
2.2 Đánh giá qui định của BLHS năm 2015 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con
người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và
72
Trang 7phương hướng hoàn thiện
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn về giá trị thiêng liêng của quyền con người Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, Điều 19 quy định “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” Trên tinh thần đó,
để bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ quyền được sống của con người, Bộ Luật Hình
sự (BLHS) năm 1999, đã qui định “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người” tại Chương XII và có qui định hình phạt nghiêm khắc
đã xét xử 1.565 vụ với 2.872 bị cáo phạm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người chiếm 93,9 % tổng số vụ các tội xâm phạm tính mạng con người; năm 2014 đã xét xử 1.547 vụ với 3.097 bị cáo phạm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người chiếm 92,0 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con người; năm 2015 đã xét xử 1.237 vụ với 2.374 bị cáo chiếm 91,0 % tổng số vụ xâm phạm tính mạng con người1 Số liệu này cho ta thấy số vụ cố ý xâm phạm tính mạng con người chiếm tỉ lệ rất cao trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng con người Để ngăn chặn có hiệu quả các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người, Nhà nước cần thực hiện tổng thể các biện pháp khác nhau
1 Số liệu từ phòng tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao
Trang 9trong đó, biện pháp hoàn thiện BLHS đóng vai trò cực kì quan trọng Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu các quy định của BLHS hiện hành, đặc biệt là quy định về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người để đánh giá, tìm ra những điểm hạn chế, bất cập trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phòng và đấu tranh chống loại tội phạm này.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các tội cố ý xâm phạm
tính mạng của con người trong pháp luật Hình sự Việt Nam” là luận văn thạc sỹ
của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người là một vấn đề dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà làm thực tiễn trong lĩnh vực hình sự
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như:
* Luận án Tiến sĩ luật học gồm có:
+ “Trách nhiệm về tội giết người theo Luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Đặng Quang Phương, Luận án Tiến sĩ Luật học, Taskent,
* Bài viết trên tạp chí gồm có:
+ “Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, của con người”, tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học, Số 1, năm 1996;
Trang 10+ “Một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả Lê Đăng
Doanh, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2000;
+ “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp
chí Luật học số 1, năm 2001;
+“Bàn về dấu hiệu cấu thành Tội giết con mới đẻ theo Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 và một số vấn đề cần lưu ý khi định tội danh”, tác giả Trần Minh Hưởng,
tạp chí Kiểm sát nhân dân, số 22, năm 2010;
+ “Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng tội giết con mới đẻ trong Bộ luật hình
sự năm 1999”, tác giả Đặng Thu Hiền, tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 7,
năm 2010;
+ “Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả Trần Văn
Luyện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, năm 2001;
+ “Cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được coi là tội phạm” Nguyễn Văn Bốn, Tạp chí
Kiểm sát nhân dân, Số 11, năm 2002;
+“Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính mạng con
người”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, Số 2 và 4, năm
2003;
+ “Dấu hiệu thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
quy định tại điều 102 Bộ luật Hình sự”, tác giả Nguyễn Văn Hương, Tạp chí Toà án
nhân dân tối cao, số 5, năm 2004;
+ “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ và
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc vì lý
do công vụ của nạn nhân”, tác giả Mai Bộ, Tạp chí Kiểm sát nhân dân, số 17, năm
2014…
Ngoài ra, các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề cập đến
nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người như: Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam, tập 1 của Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Trang 11quốc gia Hà Nội, 2002; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Học
viện Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, năm 2012… Bên cạnh đó, một số sách bình luận khoa học về BLHS cũng đề cập đến nhóm tội này
Nhìn chung, các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở các mức độ khác nhau đến nhóm tội cố ý xâm phạm tính mạng con người dưới góc độ pháp lý hình sự Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện về nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người, nhằm chỉ ra những bất cập còn tồn tại của BLHS năm 1999 (BLHS hiện hành) trong sự liên hệ với BLHS năm 2015 (BLHS đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa có hiệu lực) nhằm đưa ra ý kiến đề
xuất góp phần hoàn thiện BLHS 2015 Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Các tội cố
ý xâm phạm tính mạng con người trong pháp luật Hình sự Việt Nam” là hoàn toàn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong BLHS năm 1999, các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có tới 11 tội qui định tại chương XII, do vậy, tác giả sẽ chia làm hai nhóm để tiện cho việc nghiên cứu Cụ thể: 1) Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản và 2) Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản Trong từng nhóm này, tác giả sẽ phân tích các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của các tội này, tìm ra những bất cập của Bộ luật này khi qui định về nhóm tội trên và đề xuất kiến nghị hoàn thiện;
Trang 12- Cũng theo cách chia nhóm nói trên, đối với BLHS năm 2015, tác giả sẽ đánh giá điểm mới của của BLHS năm 2015 đối với các tội này, chỉ ra BLHS năm 2015 đã khắc phục được bất cập nào của BLHS năm 1999, những bất cập nào của BLHS năm
1999 mà BLHS năm 2015 vẫn chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa triệt để, từ
đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 2015
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người; bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu qui định của BLHS năm 2015 đối với các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự Tác giả tập trung nghiên cứu qui định chương XII của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người2, bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu, đánh giá qui định tương ứng của BLHS năm 2015 về nhóm tội này
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận tác giả sử dụng nghiên cứu luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hình sự và cải cách tư pháp
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử,…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu qui định của các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm 1999 một cách có hệ thống và tương đối toàn diện,
từ đó, tìm ra những bất cập của BLHS năm 1999, đề xuất kiến nghị hoàn thiện Trên
cơ sở đánh giá qui định của BLHS năm 2015, tác giả đã tìm ra những điểm mới và những điểm hạn chế còn tồn tại của BLHS năm 2015, từ đó đưa ra những phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả thi hành trong thời gian tới
2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào chương XII – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người Do khuôn khổ luận văn thạc sĩ giới hạn về số trang, do vậy, trong BLHS năm
1999 cũng có một số tội phạm, người phạm tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người với lỗi cố ý, ví dụ tội khủng bố (Đ230a), nhưng tác giả không tiến hành nghiên cứu.
Trang 13Về thực tiễn, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS sắp tới nhằm khắc phục sai sót của BLHS năm 2015.
Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học về chuyên ngành luật học
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
Chương 2: Qui định của luật hình sự Việt Nam về các tội cố ý xâm phạm tính
mạng con người không có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP
cơ bản
Trang 14Chương 1 QUI ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU HẬU QUẢ CHẾT NGƯỜI LÀ
DẤU HIỆU BẮT BUỘC CỦA CTTP CƠ BẢN
………
Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xâm hại tính mạng người khác, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quyền sống của con người Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu các tội cố ý xâm phạm tính mạng của con người được qui định trong Chương XII (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người)3 Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả sẽ chia các tội này làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất - Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu
quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản Nhóm này gồm các tội sau: a) Tội giết người (Điều 93); b) Tội giết con mới đẻ (Điều 94); c)Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); d) Tội giết người do vượt quá phòng
vệ chính đáng (Điều 96); đ) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97); e) Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102)
Nhóm thứ hai - Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người không có dấu hiệu
hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản Nhóm này bao gồm các tội: a) Tội bức tử (Điều 100); b) Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); c) Tội đe doạ giết người (Điều 103); d) Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117); đ) Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118)
Qui định về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người gồm có dấu hiệu pháp
lí và đường lối xử lý Do vậy, tại chương 1, tác giả sẽ làm rõ các dấu hiệu pháp lí,
3 Các tội cố ý xâm phạm tính mạng của con người tại chương XII bao gồm các tội danh sau:
1 Tội giết người (Điều 93);
2 Tội giết con mới đẻ (Điều 94);
3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95);
4 Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng (Điều 96);
5 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97);
6 Tội bức tử (Điều 100);
7 Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101);
8 Tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102);
9 Tội đe doạ giết người (Điều 103);
10 Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117);
11 Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118).
Trang 15đường lối xử lý của nhóm thứ nhất; tại chương 2, tác giả sẽ làm rõ dấu hiệu pháp lí, đường lối xử lý đối với nhóm tội thứ hai nói trên.
1.1 Qui định của BLHS năm 1999 về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP cơ bản
1.1.1 Tội giết người (Điều 93)
1.1.1.1 Dấu hiệu pháp lí của tội giết người
Khách thể tội giết người: Mang những đặc điểm chung của nhóm tội cố ý xâm
phạm tính mạng con người, khách thể của tội giết người là quyền sống của con người Đối tượng tác động của tội giết người chỉ có thể là con người đang sống, bào thai hay người đã chết không phải là đối tượng tác động của tội phạm này Ví dụ, nếu xâm phạm người chết mà biết rõ là người đó đã chết thì phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246 BLHS)
Đối tượng tác động của tội giết người chỉ có thể là con người đang sống, vậy
hiểu thế nào là người đang sống? “Thời điểm bắt đầu của con người đang sống được
tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt”4.
Tuy nhiên, về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, ở Việt Nam hiện nay
có quan điểm khác cho rằng “cuộc sống của một con người được bắt đầu từ khi người
mẹ đang đẻ, vào một thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngoài qua cửa mình của người mẹ.”5 Bởi vì, sinh ra một con người là một quá trình,
từ thời điểm bắt đầu sinh cho đến khi kết thúc Theo quan điểm này, “kể từ thời điểm
bắt đầu được sinh ra đứa trẻ đã tách khỏi bào thai của cơ thể mẹ Lúc này đứa trẻ chỉ còn dính với cơ thể mẹ qua rau thai Tất cả mạch máu, dây chằng, đường dẫn khí và dinh dưỡng từ mẹ vào con đều đã bị cắt đứt Do đó, có thể coi thời điểm này là thời điểm đứa trẻ đã tách khỏi cơ thể người mẹ chuẩn bị chui ra ngoài để trở thành thực thể tự nhiên độc lập” 6 Tác giả không đồng ý với quan điểm trên, với lý do, sự sống
của con người chỉ được xác định khi đứa trẻ được sinh ra, đã tách rời khỏi cơ thể người mẹ và cất tiếng khóc chào đời; đứa trẻ phải còn sống và trở thành một cơ thể độc lập hay một thực thể tự nhiên độc lập và không còn là một phần thuộc cơ thể
người mẹ “Trên phương diện luật pháp thì phần lớn các quốc gia trên thế giới đều
4 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.377.
5 Xem Trần Hữu Ứng (1993), “Thời điểm bắt đầu và kết thúc sự sống của con người nhìn từ góc độ luật học”,
Tạp chí Toà án nhân dân, (10), tr.11
6 Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr 24
Trang 16thừa nhận tư cách làm con người của công dân nước mình bắt đầu từ khi đứa bé được sinh ra, rời khỏi cơ thể người mẹ và kết thúc bằng cái chết của con người đó.”7
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần hiểu thế nào về thời điểm kết thúc sự sống hay còn gọi là thời điểm một người bị coi là đã chết? Thời điểm kết thúc sự sống chính là ở
“thời điểm ngừng vĩnh viễn các tín hiệu của sự sống của một con người, cụ thể là tim
ngừng đập, phổi ngừng thở, không còn hoạt động điện não.”8 Đây chính là thời điểm
con người đã chết sinh vật và sự sống lúc này đã ở giai đoạn cuối cùng, hoàn toàn không còn khả năng để phục hồi
Hiện nay, trong cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản của tội giết người được qui
định tại Điều 93, Khoản 2 BLHS chưa mô tả cụ thể dấu hiệu định tội của tội này “Qua
thực tiễn xét xử, có thể hiểu tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác”9 Qua định nghĩa này, chúng ta có thể xác định tội giết người có
những dấu hiệu pháp lí đặc trưng sau:
Về mặt khách quan của tội giết người:“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan”10 Từ nhận thức chung về mặt khách quan của tội
phạm, có thể hiểu, mặt khách quan của tội giết người bao gồm: Hành vi khách quan của tội giết người; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác Như vậy, hành vi khách quan của tội giết người phải
thoả mãn hai điều điều kiện: Một là, hành vi khách quan của tội giết người phải là
những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm
soát và ý chí điều khiển; Hai là, hành vi đó phải là hành vi tước đoạt tính mạng của
người khác một cách trái pháp luật Nếu hành vi tước đoạt tính mạng con người không trái pháp luật (như trường hợp thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết,…) hoặc tước đoạt tính mạng không phải của người khác – hành vi tước
7 Nguyễn Hoài Nam (2006), “Chết não và cái chết của con người”, Báo Khoahoc.tv, tại địa chỉ
http://khoahoc.tv/chet-nao-va-cai-chet-cua-con-nguoi-5990 truy cập ngày 23/7/2016
8 Nguyễn Hoài Nam (2006), “Chết não và cái chết của con người” Báo Khoahoc.tv, tại địa chỉ
http://khoahoc.tv/chet-nao-va-cai-chet-cua-con-nguoi-5990 truy cập ngày 23/7/2016
9 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr 368
10 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.91.
Trang 17đoạt tính mạng của chính mình (hành vi tự sát) thì không phải là hành vi khách quan của tội giết người.
“Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ”11 Hành vi khách quan
của tội giết người được thể hiện dưới hai hình thức: hành động như đâm, bắn, chém, đầu độc… hoặc không hành động như mẹ cố tình không cho con bú, y tá cố tình không cho bệnh nhân uống thuốc,…
Thứ hai, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người đó chính là hậu quả
chết người Tội giết người là tội có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra, nói cách khác hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người
Xin nêu ví dụ điển hình: “Vì nguyên nhân mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng, chị Trần Thị Dụ đã xin ly hôn với chồng là Nguyễn Hữu Khính nhưng anh Khính không đồng ý Chị Dụ đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ, đến ngày 2/9/2015 thì Khính đến gặp chị Dụ để thuyết phục vợ không nên ly hôn, chị Dụ không đồng ý Khính đã dùng tay đấm chị Dụ một cái vào mặt, sau đó dung chày gỗ đánh liên tiếp nhiều cái vào vùng mặt và đầu chị Dụ Khi chị Dụ ngã xuống, Khính tiếp tục dùng dao chém liên tiếp nhiều nhát vào đầu và cổ chị Dụ, nhát cuối Khính giữ nguyên dao đồng thời đè mạnh con dao xuống cổ chị Dụ cắt sang trái và sang phải 2 – 3 lần rồi vứt dao xuống nền nhà, hậu quả là chị Dụ chết ngay tại chỗ ”12
Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn thì chia làm các trường hợp sau:
- Đối với lỗi cố ý trực tiếp, nếu hậu quả chết người không xảy ra vì lý do khách
quan thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm như sau:
+ Trường hợp người phạm tội đã thực hiện đã chuẩn bị công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội giết người hoặc là thành lập, tham gia nhóm tội phạm giết người để giết người nhưng không thực hiện được hành vi khách quan của tội giết người do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội
11 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.377.
12 Bản án HSST số 33/2016/HSST ngày 6 tháng 4 năm 2016 của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An
Trang 18+ Trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ hành vi cho là cần thiết nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác nhưng nạn nhân không chết do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Ví dụ như sau khi đâm nạn nhân nhiều nhát, nghĩ là nạn nhân đã chết, đối tượng bỏ đi nhưng sau đó, nạn nhân được người khác phát hiện đưa đi cấp cứu nên còn sống Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
+ Trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi khách quan của tội giết người (đã thực hiện hành vi khách quan, nhưng chưa thực hiện hết) thì bị dừng lại do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội và hậu quả chết người chưa xảy ra Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
+ Trường hợp sai lầm về đối tượng tác động Ví dụ người phạm tội buổi đêm lén lút vào phòng của chủ tài sản và lao tới bóp cổ nạn nhân, tin rằng nạn nhân đã chết, người phạm tội mới buông tay và bỏ đi Nhưng khám nghiệm pháp y lại xác định rằng nạn nhân đã chết do bị suy tim trước khi người phạm tội thực hiện hành vi nói trên và người phạm tội cũng không hề biết nạn nhân đã chết trước đó Trường hợp này, người phạm tội đã phạm tội giết người thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu
- Đối với lỗi cố ý gián tiếp: nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (và trong trường hợp này thương tích xảy ra phải thoả mãn đòi hỏi của CTTP của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); nếu không có hậu quả gì xảy ra thì người thực hiện hành vi không phải chịu TNHS về bất cứ tội danh nào, tức là không có tội
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giết người và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người là một dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan của tội giết người đã hoàn thành Vì lý do hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người Trong đó, mối quan hệ này phải thoả mãn các đặc điểm sau:
+ Về mặt thời gian, hành vi khách quan của tội giết người phải xảy ra trước hậu quả chết người;
+ Hành vi khách quan của tội giết người độc lập và phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người;
Trang 19+ Hậu quả chết người đã xảy ra là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của tội giết người.
Mặt chủ quan của tội giết người: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan
của cấu thành tội giết người Lỗi của tội giết người là lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) Điểm khác biệt chủ yếu giữa 2 trường hợp này là trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn hậu quả tội phạm xảy ra; còn
ở trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra, trường hợp này, người phạm tội thực chất không quan tâm đến hậu quả xảy ra Điểm khác thứ hai, trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người tất yếu xảy
ra hoặc có thể xảy ra; còn ở trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội có thái độ chỉ là thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Định dùng dây điện rào quanh vườn và nối với nguồn điện để đề phòng kẻ trộm Anh Võ Văn Lộc và vợ là chị Nguyễn Thị Hoa đi qua vô tình chạm vào đã chết vì điện giật Trong vụ án này, ông Định đã phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp vì ông nhận thức rõ hành vi giăng dây điện trần quanh vườn có thể làm chết người nhưng vì muốn bảo vệ tài sản của mình, ông vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm và không quan tâm đến hậu quả (hay nói cách khác, ông đã bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra) Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, căn cứ vào điểm a và điểm 1, khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999, đã xử phạt Nguyễn Văn Định
12 năm tù về tội giết người.13
Việc nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm giết người sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt tội giết người với các tội phạm khác cũng có hậu quả chết người Ví dụ: tội cướp tài sản (làm nạn nhân chết), tội hiếp
dâm (làm nạn nhân chết) “Xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội giết người
còn là cơ sở để đánh giá đúng mức độ lỗi trong trường hợp phạm tội cụ thể Đánh giá đúng mức độ lỗi của người phạm tội ở mỗi trường hợp phạm tội cụ thể là một trong những điều kiện để có thể quyết định đúng về loại và mức hình phạt được áp dụng cho người phạm tội đó.”14 Cụ thể, trường hợp phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp,
hình phạt phải nghiêm khắc hơn giết người với lỗi cố ý gián tiếp (trong điều kiện các
13 Bản án HSST số 30/2001 ngày 27 tháng 03 năm 2001 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
14 Nguyễn Ngọc Hoà (1996), “Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người”,
Tạp chí luật học, (1) Tr.18
Trang 20tình tiết khác tương đương) “Muốn xác định đúng lỗi của người phạm tội đối với cái
chết của nạn nhân là cố ý hay vô ý cần phải làm sáng tỏ hai vấn đề: Một là, người
phạm tội có thấy trước hậu quả chết người không? Hai là, nếu thấy trước thì họ mong
muốn, chấp nhận hay loại trừ khả năng hậu quả này xảy ra? Nếu vấn đề thứ nhất đã được xác định là không thì có thể loại trừ ngay khả năng lỗi cố ý giết người”.15
Chú ý rằng: “Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi
là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi
khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra.”16 Cụ thể, tác giả đã trình bày ở
phần trên của luận văn khi phân tích về dấu hiệu hậu quả của tội giết người
Trong mặt chủ quan của cấu thành tội giết người, ngoài dấu hiệu lỗi còn các dấu hiệu khác không bắt buộc là động cơ, mục đích Trong một số trường hợp, việc xác định dấu hiệu động cơ, mục đích sẽ có ý nghĩa trong việc góp phần định đúng tội
và xác định đúng khung hình phạt, phân biệt giữa tội giết người với tội phạm khác cũng có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân
Chủ thể của tội giết người: Chủ thể của tội giết người là những người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) Căn cứ theo qui định tại khoản 2, Điều 12; khoản 3, Điều 8 và Điều 93 BLHS năm
1999 thì chủ thể của tội giết người là những người từ đủ 14 tuổi trở lên Qui định này dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lí con người Việt Nam, thực tiễn của quá trình đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống lập pháp và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Hiện nay, có nhiều quan điểm về độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và của người phạm tội giết người nói riêng
Quan điểm thứ nhất cho rằng: nên giảm độ tuổi bắt đầu chịu TNHS của người
phạm tội xuống còn 12 tuổi hoặc 13 tuổi thay vì qui định 14 tuổi như hiện nay Đặc biệt, khi những vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện có xu hướng gia tăng (như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang phạm tội giết người, cướp tài sản gây chấn động dư luận), thì số người theo quan điểm này càng nhiều Những ý kiến trên xuất phát từ lý do: “Trong những năm gần đây nước ta đang
15 Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên, 1997), Luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, Tr 107 – 116.
16 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.379.
Trang 21có tốc độ phát triển kinh tế và xã hội tăng vượt bậc, do đó, năng lực nhận thức xã hội
và năng lực điều khiển hành vi phù hợp với sự nhận thức của con người được hình thành sớm hơn so với trước Do vậy, ở tuổi 12 hoặc 13 con người có thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành của mình và có đủ khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập đối với hành vi đó”.17 Hoặc “Cần quy định tuổi chịu trách nhiệm hình
sự sớm hơn, cụ thể là người từ đủ 13 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi do mình thực hiện Những năm gần đây, số tuổi trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện các hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự ngày càng nhiều, không ít vụ việc hết sức nghiêm trọng và đang có chiều hướng gia tăng Do pháp luật không buộc người dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nên không ít người lợi dụng trẻ em dưới 14 tuổi vào việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như buôn lậu, buôn bán ma túy… Trong khi đó, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự rất sớm, trong đó nhóm nước quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là 12 tuổi chiếm khá đông ”18
Quan điểm thứ hai cho rằng: “nên tăng độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội
nói chung và người phạm tội giết người lên 15 hoặc 16 tuổi; bởi vì, xã hội càng phát triển thì độ tuổi chịu TNHS càng cao, điều này thể hiện truyền thống lập pháp và chính sách hình sự của một quốc gia trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.”19 Quan điểm này cho rằng, xã hội càng văn minh thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự càng cao
Có thể thấy, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, số lượng người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội Tuy nhiên, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tâm - sinh lý, sự nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, khả năng tự kiềm chế thấp dẫn đến dễ bị kích động, dụ dỗ và lôi kéo thực hiện những hành vi phạm tội Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương chính sách riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục bởi ở lứa tuổi này, ý thức phạm
17 Xem Vũ Việt Hà, Hà Minh Thảo (2015), “Nên quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự sớm hơn”, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, (11), tr 10- 14 Hoặc xem Chung Hoàng (2016), “Giảm tuổi chịu TNHS của người chưa thành niên”, Báo điện tử Vietnamnet.vn, tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/230948/giam-
tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su-cua-nguoi-tre.html truy cập ngày 23/7/2016
18Xem Minh Tuấn (2013), “Cần qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự sớm hơn”, báo điện tử Vnmedia, tại địa
-412833/, truy cập ngày 23/7/2016
chỉ:http://www.vnmedia.vn/phap-luat/an-ninh-xh/201307/can-quy-dinh-tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su-som-hon-19 Xem Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.32
Trang 22tội của họ chưa cao, có khả năng tiếp thu sự cải tạo, giáo dục dễ dàng hơn so với người
đã thành niên Vì vậy, tác giả cho rằng, với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, truyền thống lập pháp, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và
tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay thì “Việc xử lý hình sự
người chưa thành niên phạm tội phải hướng tới chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, tạo cơ hội cho họ được sống hướng thiện và thực sự trở thành công dân có ích cho xã hội”.20 Do vậy, việc xác định độ tuổi chịu
TNHS của người phạm tội nói chung và người phạm tội giết người nói riêng như qui định của pháp luật hiện hành tại Điều 12 BLHS năm 1999 là phù hợp về lí luận và thực tiễn Điều này có nghĩa là đối với tội giết người, nếu người phạm tội đủ 14 tuổi thì đã phải chịu TNHS về tội giết người
1.1.1.2 Đường lối xử lý đối với tội giết người
Do tội giết người là tội phạm có tính nguy hiểm cao nhất thuộc nhóm này, nên nhà làm luật đã xếp tội giết người ở vị trí đầu tiên của chương XII với mức hình phạt
rất nghiêm khắc có hình phạt cao nhất là tử hình
Nếu hành vi của người phạm tội thỏa mãn khung cơ bản của tội giết người (khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999) tức là trường hợp thỏa mãn dấu hiệu định tội và
không có thêm tình tiết định khung tăng nặng, thì bị phạt tù từ bảy đến mười lăm năm
Nếu người phạm tội thỏa mãn một trong các tình tiết định khung tăng nặng được qui định tại khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình gồm các tình tiết sau:
a Giết nhiều người: “Giết nhiều người” là trường hợp giết từ hai người trở
lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau Điều luật không đòi hỏi các nạn nhân phải chết “Tình tiết định khung tăng nặng giết nhiều người không những nói lên mức độ tàn ác rất cao của can phạm mà tác hại gây ra cũng lớn hơn nhiều so với trường hợp giết một người Cho nên, thực tiễn xét xử cũng coi đây là một tình tiết nghiêm trọng vào bậc nhất”.21
Ví dụ: Trần Văn Giang đã có hành vi giết người rất dã man bằng cách tưới xăng vào người vợ là chị Đàm khi chị đang bế con 6 tháng tuổi trên tay rồi bật lửa đốt làm nạn nhân Nguyễn Thị Oanh Đàm và cháu Trần Văn Đoàn đều tử vong Trường hợp
20 Xem Dương Tuyết Miên (2015), “Một số ý kiến về tuổi chịu TNHS và biện pháp thay thế hình sự trong Dự thảo BLHS sửa đổi ”, Tạp chí tòa án nhân dân, (18), Tr.1
21 Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 2 (1975 – 1978), Hà Nội, tr 345.
Trang 23này, tên Giang đã giết 2 người là vợ và con thỏa mãn tình tiết “giết nhiều người” Bên
cạnh đó, tên Giang còn thỏa mãn tình tiết định khung tăng nặng khác là giết trẻ em.22
b Giết phụ nữ mà biết là có thai: “Giết phụ nữ biết là có thai” là trường hợp
người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ mấy) Trường hợp giết người này bị coi là trường hợp tăng nặng vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt, thể hiện rõ người
phạm tội thực hiện hành vi rất vô nhân tính “Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai
thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà con xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.” 23 Trường hợp người phạm
tội có hành vi giết người, nhưng thực sự không biết nạn nhân đang mang thai (như không quen biết nạn nhân, nạn nhân mới có thai 6 tuần tuổi, ngoại hình bên ngoài của người phụ nữ không thể hiện là có thai) thì không thỏa mãn tình tiết tăng nặng này mà xác định là phạm tội thuộc trường hợp thông thường (K2 Điều 93)
c Giết trẻ em: Theo điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Do vậy, có thể hiểu giết trẻ em là trường hợp
người phạm tội đã cố ý tước đoạt tính mạng cho người dưới 16 tuổi
Tình tiết định khung tăng nặng “giết trẻ em” là tình tiết được bổ sung trong
BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 Việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết này nếu thoả mãn hai điều kiện: “Một là, nạn nhân là người dưới 16 tuổi; hai là, người phạm tội biết rõ nạn nhân dưới 16 tuổi.”24
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em.25
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, bởi vì Điều luật không hề qui định rõ thái
độ của người phạm tội là “biết” hay “không biết” nạn nhân là trẻ em Do vậy, trên thực
tế, nếu nạn nhân là trẻ em – người dưới 16 tuổi thì vẫn áp dụng tình tiết này Tình tiết
này rất khác với tình tiết “Giết phụ nữ biết là có thai” vì nhà làm luật đã nói rõ người
22 Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2016/HSST ngày 05 tháng 04 năm 2016, Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An
23 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.381
24 Xem Đinh Văn Quế (1997), “Người bị hại trong vụ án hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (12), tr.36.
25 Xem Đỗ Đức Hồng Hà (2001), Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, tr.63
Trang 24phạm tội “biết” nạn nhân có thai Nhưng ở tình tình “giết trẻ em”, nhà làm luật không qui định người phạm tội phải “biết”, do vậy, trên thực tế, nếu hành vi của người phạm tội thỏa mãn tình tiết này thì áp dụng như bình thường Vì vậy, để áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “giết trẻ em” đối với tội giết người chỉ cần xác định nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Hữu Cường đã dùng dao đâm vào vùng lưng bên phải của cháu Trần Văn Minh (15 tuổi), vết thương thấu lưng thủng thuỳ gan phải làm cháu Minh chết.26Trường hợp này, do nạn nhân mới có 15 tuổi (dưới 16 tuổi), do vậy tên Cường đã phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng giết trẻ em)
d Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân + Giết người đang thi hành công vụ
Đây là trường hợp giết người mà tại thời điểm xảy ra hành vi giết người, nạn
nhân đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó và động cơ giết người không liên quan đến công vụ của nạn nhân “Nhiệm vụ được giao
có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện; thầy giáo đang giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh tham quan, nghỉ mát; thẩm phán đang xét xử tại phiên toà; cán bộ thuế đang thu thuế; thanh niên cờ đỏ, dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi công cộng,… Hoặc nạn nhân là những người tuy không được giao nhiệm
vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong một số trường hợp nhất định như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn, hoà giải những vụ đánh nhau ở nơi công cộng,…”27
+ Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ
của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân Như giết
người để không cho nạn nhân thi hành công vụ hoặc giết người vì nạn nhân đã thi hành công vụ
Việc BLHS năm 1999 qui định tình tiết định khung tăng nặng “giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân xuất phát từ cơ sở tính nguy hiểm
của những trường hợp này là ở chỗ: “…nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng con
26 Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2015/HSST ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An.
27 Đinh Văn Quế (1994), Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr 25 - 26
Trang 25người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an.” 28
đ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Đây
là hành vi giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội Trong mối quan hệ này, người phạm tội hơn ai hết phải là người biết ơn nạn nhân, kính trọng nạn nhân vì đó có thể là đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ người phạm tội Thế nhưng người phạm tội lại đang tâm giết họ Hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo lý làm người và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Hơn nữa, nhằm giáo dục ý thức kính trọng ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo, bảo
vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như nhằm trừng trị nghiêm khắc những người phạm tội; vì vậy, BLHS năm 1999 đã bổ sung tình tiết định khung tăng nặng này vào tội giết người
e Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp giết người mà liền trước
hoặc ngay sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Thực tiễn xét xử coi là “liền trước” hành vi giết người hoặc “ngay sau” hành vi giết người”, nếu như tội phạm được thực hiện trước tội giết người hoặc tội phạm thực hiện sau tội giết người hầu như không có khoảng cách về thời gian với tội giết người hoặc có khoảng cách về thời gian nhưng là không đáng kể Ví dụ, vừa hiếp dâm xong nạn nhân, người phạm tội đã bóp cổ nạn nhân chết rồi mới bỏ đi; hoặc sau khi giết chết nạn nhân trong phòng ngủ, người phạm tội liền phóng hỏa đốt nhà rồi mới bỏ trốn Việc liên tiếp phạm tội như vậy (trong thời gian ngắn) chứng tỏ người phạm tội là đối tượng nguy hiểm, có ý thức phạm tội sâu sắc điều này phản ánh rõ tính nguy hiểm của hành vi tăng lên rất đáng kể so với trường hợp thông thường và trường hợp này đòi hỏi phải xử lý thật nghiêm khắc
g Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: Đây là trường
hợp sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm khác do BLHS qui định Ở trường hợp này, động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là nhằm thực hiện tội phạm khác hoặc che giấu tội phạm khác Tội phạm khác ở đây, có
28 Trường Đại học luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.382
Trang 26thể là tội bất kì, có thể là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Động lực thúc đẩy hành vi giết người của người phạm tội là để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác Ví dụ: người phạm tội đã trộm cắp tài sản của hàng xóm và bị người thân (cháu họ ở cùng nhà) phát hiện Người phạm tội dọa nạn nhân không được tố cáo Nhưng sau đó, được vài ngày, lo sợ nạn nhân sẽ tố cáo việc làm của mình, người phạm tội đã giết chết người cháu họ.
h Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Trường hợp giết người để
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp người phạm tội có động cơ giết người
là nhằm chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân có thể là để thay thế cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi mua bán Động cơ phạm tội giết người trong trường hợp này, thể hiện sự đê hèn, tàn ác, có tính nguy hiểm cao Trên thực tế, pháp luật hình sự Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp phạm tội này, tuy nhiên, trên thế giới đã có trường hợp xảy ra, vì vậy để dự liệu việc giết người để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân xảy ra trên thực tế, BLHS năm 1999 đã bổ sung tình tiết định khung tăng nặng này tại điểm h, khoản 1 Điều 93
i Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người thể hiện
sự đặc biệt tàn ác, dã man của người phạm tội làm cho nạn nhân đau đớn cao độ trước khi chết như: chặt tay, chặt chân, tra tấn cho tới chết,… hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn với dư luận xã hội như chặt nạn nhân ra làm nhiều phần rồi phi tang
k Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp, người
phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để thực hiện hành vi giết người được dễ dàng hoặc để che giấu hành vi giết người Ví dụ: do tư thù với nạn nhân từ trước, bác sĩ đã cố tình tiêm thuốc quá liều cho bệnh nhân dẫn đến người đó bị sốc phản
vệ và chết
l Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Phương
pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp giết người mà người phạm tội đã
sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người xét trong hoàn cảnh cụ thể (căn cứ vào thời gian, không gian nơi xảy ra vụ việc cũng như cách thức sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội đó) Ví dụ: nếu người phạm tội sử dụng lựu đạn – công cụ có khả năng làm chết nhiều người - ném vào nạn nhân khi nạn nhân đang đi chợ và vào thời điểm chợ đang có đông người thì mới thỏa mãn tình tiết này Nếu người phạm tội dùng lựu đạn ném vào nạn nhân
Trang 27khi nạn nhân đang đi một mình trên cánh đồng vắng thì không áp dụng tình tiết này Tình tiết này chỉ đòi hỏi công cụ, phương tiện hay thủ đoạn đã sử dụng đặt trong điều kiện cụ thể có khả năng làm chết nhiều người mà không đòi hỏi thực sự phải đã gây ra hậu quả chết nhiều người
m Thuê giết người hoặc giết người thuê
+ Thuê giết người là trường hợp người phạm tội trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người theo ý muốn của mình, biến họ thành “công cụ” giết người trong tay mình Người phạm tội không trực tiếp thực hiện hành vi giết người, là
“kẻ giấu mặt” đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác thực hiện hành vi giết người
+ Giết người thuê là trường hợp giết người vì động cơ kiếm tiền hoặc lợi ích vật chất khác
Trước đây, trong BLHS năm 1985, tình tiết này chưa được qui định là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người, trong thực tiễn áp dụng, theo NQ số 04/HĐTP/TANDTC ngày 29/11/1986 đây là một dạng cụ thể của động cơ đê hèn Tại BLHS năm 1999, tình tiết này đã được qui định là một tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người và không còn thuộc về trường hợp động cơ đê hèn
n Giết người có tính chất côn đồ: Đây là trường hợp giết người thể hiện rõ
người phạm tội có bản tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của nạn nhân, sẵn sàng giết người vì lý do nhỏ nhặt Trong trường hợp này, khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, hung hãn, sẵn sàng giết người vì những duyên cớ rất nhỏ nhặt Ví dụ như: người phạm tội thấy nạn nhân nhìn mình, cho là ngứa mắt, người phạm tội đã rút ngay dao ra đâm chết nạn nhân
o Có tổ chức: Là trường hợp nhiều người tham gia vào một vụ giết người, có
sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện việc giết người
Theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao thì sự cấu kết của hình thức phạm tội có tổ chức được thể hiện ở các dạng sau:
- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu Tuy nhiên,
Trang 28cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội
- Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch
đã thống nhất trước
- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm
p Tái phạm nguy hiểm: Theo khoản 2, Điều 49 BLHS năm 1999: Tái phạm
nguy hiểm là trường hợp giết người thỏa mãn các điều kiện qui định tại K2 Điều 49 BLHS
Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 38/2015/HSST ngày 27 tháng 04 năm 2015, Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An xử phạt Nguyễn Văn Dũng 18 năm tù về tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “tái phạm nguy hiểm” bởi vì trước khi phạm tội giết người thì Dũng đã có ba tiền án (hai tiền án tội trộm cắp (K3 Điều 138)
và một tiền án về tội mua bán trái phép chất ma tuý (K2 Điều 194) đã chấp hành xong hình phạt nhưng đều chưa được xoá án tích), do đó, bị cáo đã phạm tội giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.29
q Vì động cơ đê hèn: Giết người vì động cơ đê hèn là trường hợp giết người
mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách đáng kể so với những trường hợp bình thường Thực tiễn
xét xử đã coi những trường hợp sau đây là giết người vì động cơ đê hèn: “trường hợp
giết người vì tính ích kỉ cao, vì phản trắc, bội bạc như giết vợ hoặc chồng để tự do lấy
vợ hoặc chồng khác; Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm, giết người để được hưởng thừa kế, giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn để trốn nợ…”30
Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 93 BLHS năm 1999 qui định về các hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội giết người Đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 05 năm Việc qui định hình phạt bổ sung ngay trong điều luật tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt bổ sung được chính xác
29 Bản án hình sự sơ thẩm số 38/2015/HSST ngày 27 tháng 04 năm 2015, Toà án Nhân dân Tỉnh Nghệ An
30 Xem NQ số 04/HĐTP/TANDTC ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Trang 29Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, trong vòng 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015, Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử 14.265 bị cáo phạm tội giết người, trong đó,
xử phạt tù chung thân, tử hình 1.369 bị cáo.31 Có ý kiến cho rằng nên loại bỏ hình phạt
tử hình đối với tội giết người với lý do phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền và phù hợp với tinh thần nhân đạo.32 Tuy nhiên, tác giả cho rằng trước sự gia tăng và diễn biến phức tạp của tội giết người, với tốc độ gia tăng bình quân hằng năm
là khoảng 20%33 về án giết người thì để nhằm tăng cường tính răn đe, phòng ngừa chung, phòng ngừa riêng việc duy trì hình phạt tử hình đối với tội này vẫn là có cơ sở
và rất cần thiết
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tội giết người theo qui định của Điều 93 BLHS
năm 1999, tác giả thấy còn tồn tại bất cập Đó là trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội giết người (Điều 93 K2), nhà làm luật chưa mô tả rõ hành vi khách quan của tội
phạm này Việc hiểu về hành vi khách quan của tội giết người trên thực tế là “tước
đoạt tính mạng người khác trái pháp luật” là dựa trên cơ sở của thực tiễn xét xử Tuy
nhiên, qui định về dấu hiệu định tội của tội phạm cụ thể nên qui định rõ, minh bạch ngay trong điều luật của BLHS để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan áp dụng luật được chính xác, hạn chế việc nhầm lẫn trong việc định tội danh có thể xảy ra Việc mô
tả rõ về dấu hiệu định tội của tội giết người trong BLHS có ý nghĩa rất quan trọng, nó
là căn cứ để xác định một hành vi có cấu thành tội giết người hay không và để phân biệt trường phạm tội giết người với những trường hợp không phạm tội hoặc phạm tội
khác Tác giả rất đồng tình với quan điểm cho rằng: “Bản chất của CTTP là sự mô tả
tội phạm trong luật Do vậy, các trường hợp phạm tội được qui định trong luật đều phải được mô tả”.34 Do vậy, CTTP cơ bản của tội giết người (Điều 93 K2) cần phải
được xây dựng rõ là qui định mô tả (mô tả rõ dấu hiệu định tội với hành vi khách quan đặc trưng) chứ không phải là qui định giản đơn như qui định hiện nay
31 Số liệu từ phòng tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao
32 Xem Nguyễn Ngọc Chí (2015), “Nên duy trì hay xoá bỏ án tử hình khỏi luật hình sự Việt Nam?”, Báo Đời
sống và pháp luật, tại địa chỉ xoa-bo-an-tu-hinh-khoi-luat-hinh-su-viet-nam-a107312.html, truy cập ngày 26/7/2016
http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/van-ban-phap-luat/nen-duy-tri-hay-33 Tác giả dựa trên số liệu của tòa án nhân dân tối cao từ năm 2011 – 2015 xét xử về tội giết người và tính ra con số tốc độ gia tăng bình quân nói trên
34 Xem Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 117
Trang 301.1.2 Tội giết con mới đẻ (Điều 94)
1.1.2.1 Dấu hiệu pháp lí của tội giết con mới đẻ
Thực chất, tội giết con mới đẻ là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người Trong BLHS năm 1985, tội danh này được qui định là khung hình phạt giảm nhẹ của tội giết người Trong BLHS năm 1999, hành vi giết con mới đẻ được tách ra khỏi tội giết người và được qui định là tội danh độc lập – tội giết con mới đẻ nhằm thể hiện tốt hơn nguyên tắc cá thể hóa hình phạt cũng như chính sách hình sự của nhà nước Do vậy, ngoài các đặc điểm của tội giết người nói chung, tội giết con mới đẻ còn
có thêm dấu hiệu riêng biệt khác
Khách thể của tội giết con mới đẻ: là quyền sống của con người mà cụ thể là
quyền sống của đứa trẻ được sinh ra Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ ở đây
phải là “con mới đẻ” BLHS năm 1999 không qui định đứa trẻ sinh ra bao nhiêu ngày
tuổi được coi là mới đẻ Đây là một điểm bất cập của BLHS năm 1999 khi không mô
tả rõ dấu hiệu pháp lí là đối tượng tác động của tội phạm này Trong thực tiễn xét xử, việc xác định thế nào là con mới đẻ dựa vào Nghị quyết số 04 – HĐTP ngày 29 tháng
11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, cụ thể: “Con mới đẻ là
đứa trẻ sinh ra trong bảy ngày trở lại” điều này có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra từ 7
ngày tuổi trở xuống, nếu đứa trẻ bước sang ngày thứ 8 thì hành vi giết con không được coi là phạm tội giết con mới đẻ mà phải xác định là phạm tội giết người (theo Điều 93 K1 điểm c)
Mặt khách quan của tội giết con mới đẻ: Theo quy định tại Điều 94 BLHS năm
1999 thì hành vi khách quan của tội này gồm có hai hành vi là “giết con mới đẻ” hoặc
“vứt bỏ con mới đẻ”.
Hành vi “giết con mới đẻ” có thể được thể hiện dưới dạng hành động như đâm,
bóp cổ, dìm xuống nước… hoặc không hành động như không cho đứa trẻ bú dẫn đến đứa trẻ bị chết đói Ví dụ: Lò Thị Huệ đã tự tay bóp cổ đứa trẻ do chính mình mới sinh
ra được ba ngày tuổi, nhưng một lúc sau thấy chân tay đứa trẻ cử động nên Huệ xé chăn lấy bông nhét vào miệng đứa trẻ rồi bỏ bông, đổ nước ấm vào miệng và dùng tay bóp cổ đứa trẻ, đồng thời vặn cổ, lúc này đứa trẻ cũng không cử động và cũng không khóc nữa, lúc đó, Lò Thị Huệ mới dừng tay.35Trường hợp này, Lò Thị Huệ đã giết con mới đẻ bằng hành động
35 Bản án HSST số 65/2015 ngày 13 tháng 6 năm 2015, Toà án Nhân dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Trang 31Dạng hành vi thứ hai là “vứt bỏ con mới đẻ”, ở dạng hành vi này người mẹ
không giết chết con mình mà có hành vi vứt bỏ đứa trẻ (như vứt bỏ đứa trẻ ở cổng chùa hoặc trước cửa nhà người dân…) Hành vi này bị coi là phạm tội giết con mới đẻ khi đã gây ra hậu quả nạn nhân chết Nếu đứa trẻ không chết (ví dụ đã có người mang
về nhà nuôi) thì hành vi của người mẹ không phạm tội này Ví dụ: nữ sinh Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1994, trú tại quận 4, Tp Hồ Chí Minh Do mang thai ngoài ý muốn lại đang còn đi học, sợ bố mẹ biết, sợ gia đình trách mắng và sợ hàng xóm dị nghị, nên vào sáng ngày 10/11/2012, Thanh tự mình hạ sinh một em bé tại nhà, sau đó đã quấn đứa trẻ vào mền và mang ra khu vực đường vắng và bỏ lại Sau đó, đứa trẻ được người dân phát hiện và đưa vào bệnh viện cấp cứu và được cứu sống.36Trường hợp này, Nguyễn Thị Thanh không phạm tội giết con mới đẻ
Ở tội giết con mới đẻ, người mẹ có hành vi khách quan nói trên không phải là
do ác ý mà có thể là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như: tư tưởng trọng nam khinh nữ hoặc tư tưởng xấu hổ do sợ bị mang tiếng đẻ con hoang hoặc ở Tây nguyên vẫn còn tồn tại hủ tục “sinh đôi bỏ một” tạ lỗi buôn làng của người Tà Rẻ (nếu người mẹ mà sinh đôi thì buộc phải bỏ một trong hai đứa trẻ vừa chào đời, đứa trẻ xấu
số được người mẹ bỏ đói trong rừng, trên rẫy).37 Cũng có trường hợp, người mẹ giết con là do hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối dẫn đến buộc phải giết con mới đẻ (như người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo lại thất nghiệp, nghèo khó, khi sinh con, thấy con khuyết tật nên đã giết đứa trẻ để nó không sống khổ như mình…) Theo hướng
dẫn tại Nghị quyết số 04 – HĐTP nói trên thì “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc
hậu như khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai hoạ,…); hoàn cảnh khách quan đặc biệt như đứa trẻ sinh ra không bình thường về tâm sinh lý, thể chất như bệnh đao, tâm thần, bị quái thai, có dị dạng,…” Nếu người mẹ giết con mới
đẻ trong vòng 7 ngày tuổi, nhưng lại do ác ý (ví dụ như để trả thù chồng và gia đình chồng) thì trường hợp này người mẹ không phạm tội giết con mới đẻ mà phạm tội giết người theo K1 Điều 93 điểm c
36 Nhị Hà (2015), “Những vụ mẹ giết con mới đẻ gây phẫn nộ”, Báo Đời sống và pháp luật, tại địa chỉ
http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nhung-vu-me-giet-con-moi-de-gay-phan-no-a87923.html truy cập ngày 05/05/2016)
37Khắc Lịch (2013) “Kinh sợ hủ tục sinh đôi giết một, tạ lỗi buôn làng”, Báo điện tử Kiến thức - Liên hiệp các
Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại địa chỉ: mot-ta-loi-buon-lang-234821.html truy cập ngày 05/05/2016
Trang 32http://kienthuc.net.vn/song-4-mau/kinh-so-hu-tuc-sinh-doi-giet-Mặt chủ quan của tội giết con mới đẻ: Có thể thấy là đối với hành vi giết con
mới đẻ, điều luật không đòi hỏi nạn nhân chết, do vậy, có thể xác định lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, do điều luật đòi hỏi người phạm tội phải gây ra hậu quả nạn nhân chết mới phải chịu TNHS, do vậy, lỗi của trường hợp này phải là cố ý gián tiếp
Xung quanh vấn đề này, tồn tại nhiều ý kiến khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ở tội giết con mới đẻ, nếu đứa trẻ không chết,
thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ Dấu hiệu hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc, vì vậy vấn đề chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt không đặt ra Mặt khác, đây là tội phạm có hình phạt nhẹ, tội phạm ít nghiêm trọng theo Điều 17 BLHS năm
1999 thì trách nhiệm hình sự cũng không đặt ra.”38
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Nếu lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp và
hậu quả đứa trẻ chưa chết thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ và thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt; nếu lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nếu mức độ gây hậu quả đủ cấu thành tội này Trong trường hợp vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp chỉ bị coi
là tội phạm khi có hậu quả đứa trẻ chết Nếu không dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì không bị coi là có tội và cũng không bị coi là phạm tội chưa đạt.39
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai và không đồng tình với quan điểm thứ nhất vì các lí do sau:
Với quan điểm thứ nhất, tác giả này đã đánh đồng hành vi giết con mới đẻ với hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết là không đúng trong khi về bản chất, đây là hai hành vi hoàn toàn khác nhau, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, vấn đề lỗi cũng khác nhau Nhà làm luật đã đề cập hậu quả đứa trẻ chết đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ do nhà làm luật xác định hành vi này có tính nguy hiểm thấp hơn hành vi giết con mới đẻ Đối với hành vi giết con mới đẻ, do hành
vi này có tính nguy hiểm cao hơn hành vi vứt bỏ con mới đẻ, do vậy, Điều 94 không đòi hỏi trong mọi trường hợp người phạm tội phải gây ra hậu quả đứa trẻ chết Còn đối
38 Xem Trần Minh Hưởng (2010) ,“Bàn về dấu hiệu cấu thành tội “Giết con mới đẻ” theo điều 94, Bộ Luật hình
sự năm 1999 và một số vấn đề khi định tội danh”, Tạp chí Kiểm sát, (22) , tr.20
39Xem Phạm Văn Báu (2000), “Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (2),
tr.9
Trang 33với hành vi vứt bỏ con mới đẻ, điều luật đòi hỏi hành vi này phải gây ra hậu quả đứa trẻ chết thì mới bị xử lý hình sự.
Xuất phát từ cơ sở khoa học, vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra đối với tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Do đó, đối với hành vi giết con mới đẻ, do điều luật qui định hành vi này không gây hậu quả đứa trẻ chết, người phạm tội vẫn bị
xử lý hình sự, do vậy, ta có thể hiểu, nếu hậu quả chết người xảy ra, xác định là phạm tội giết con mới đẻ thuộc trường hợp tội phạm hoàn thành; nếu hậu quả chết người chưa xảy ra, xác định là phạm tội giết con mới đẻ thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt Còn đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, đòi hỏi người thực hiện hành vi phải gây ra hậu quả nạn nhân chết thì mới coi là phạm tội này, do vậy, lỗi của trường hợp này không thể là cố ý trực tiếp mà phải là cố ý gián tiếp Trường hợp này, nếu hậu quả đứa trẻ chết xảy ra thì xác định là phạm tội giết con mới
đẻ, nếu không xảy ra hậu quả gì (đứa trẻ vẫn sống, không bị thương tích gì) thì xác định là không có tội Nếu đứa trẻ bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe (tỉ lệ thương tật thỏa mãn CTTP của tội phạm này) thì xác định là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Như vậy, đối với trường hợp vứt
bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, do lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp nên sẽ không có giai đoạn phạm tội chưa đạt Do vậy, có thể nói, quan điểm thứ hai là đúng đắn
Chủ thể của tội giết con mới đẻ: Chủ thể của tội phạm này, trước hết cần phải
thoả mãn điều kiện chủ thể của tội phạm nói chung (là người có NLTNHS và đạt độ tuổi nhất định) Về độ tuổi chịu TNHS đối với tội giết con mới đẻ, do đây là tội ít nghiêm trọng nên chủ thể phải từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi Bên cạnh đó, Điều 94 còn đòi hỏi chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là người mẹ trực tiếp sinh ra
đứa trẻ Nghị quyết 04 – HĐTP/ TANDTC đã chỉ rõ: “Chủ thể của tội phạm này chỉ là
người mẹ sinh ra đứa trẻ” Do vậy, nếu bố đứa trẻ hoặc người họ hàng khác như ông,
bà, cô, dì… mà có hành vi giết trẻ mới đẻ hoặc vứt bỏ trẻ mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì cho dù là trong vòng 7 ngày tuổi thì vẫn coi là phạm tội giết người theo Điều 93 K1 điểm c
Trong diễn đàn luật hình sự có ý kiến cho rằng: Khoản 1 Điều 94 qui định về
chủ thể của tội giết con mới đẻ “Người mẹ nào…” là không rõ ràng, và qui định của
Trang 34BLHS hiện hành chưa mô tả rõ dấu hiệu chủ thể đặc biệt trong tội giết con mới đẻ, có thể dẫn đến hiểu lầm là mẹ kế hay mẹ nuôi của nạn nhân cũng có thể là chủ thể của tội phạm này40 Tác giả cho rằng, với tất cả chủ thể khác dù có quan hệ họ hàng, có thoả
mãn các dấu hiệu mặt khách quan của Điều 94 cũng không phải là chủ thể của tội giết con mới đẻ Việc quy định chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ có thể là người mẹ sinh
ra đứa trẻ thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự ở nước ta Bởi lẽ, chỉ
có người mẹ khi vừa sinh con, nhất là trong vòng bẩy ngày trở lại, thì người mẹ có điều kiện thể chất suy yếu, bất ổn về tâm lí, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế, cho nên mới được giảm nhẹ hình phạt Còn những chủ thể khác, tuy có thể được gọi là mẹ đứa trẻ (như mẹ nuôi, mẹ kế) nhưng không hề trải qua hoàn cảnh vừa sinh con như người mẹ sinh ra đứa trẻ, nên khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vẫn bình thường, do vậy, không thể được hưởng TNHS giảm nhẹ Do vậy, phải mặc nhiên hiểu chủ thể của tội này chính là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ Chính vì thế, những người mẹ như mẹ nuôi, mẹ kế không thể được hưởng TNHS giảm nhẹ theo điều luật này Do vậy, có thể thấy là Điều 94 BLHS năm 1999 qui định
về người mẹ đẻ của đứa trẻ chứ không thể suy diễn có thể là mẹ kế hay mẹ nuôi
Qua phân tích dấu hiệu pháp lí của tội giết người và tội giết con mới đẻ, chúng
ta có thể thấy tội giết con mới đẻ khác với tội giết người ở ba điểm sau đây:
+ Chủ thể của tội giết con mới đẻ là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ;
+ Đối tượng tác động của tội phạm là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi;
+ Người mẹ giết con không phải do ác ý mà do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi phạm tội
1.1.2.2 Đường lối xử lý tội giết con mới đẻ
Như trên đã nói, tội giết con mới đẻ thực chất là trường hợp giảm nhẹ của tội giết người Đối với tội này, nhà làm luật qui định hình phạt giảm nhẹ hơn so với trường hợp giết người thông thường vì người mẹ khi vừa sinh con trong vòng bẩy ngày trở lại, người mẹ phải trải qua giai đoạn cơ thể bị suy yếu rõ rệt, bất ổn về tâm lí, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế Xét trên cơ sở nguyên
40 Xem Trần Minh Hưởng (2010), “Bàn về dấu hiệu cấu thành tội “Giết con mới đẻ” theo điều 94, Bộ Luật hình
sự năm 1999 và một số vấn đề khi định tội danh”, Tạp chí Kiểm sát, (22) , tr.20
Trang 35tắc nhân đạo, trong hoàn cảnh đó, nếu người mẹ có hành vi giết con mới đẻ thì được giảm nhẹ hình phạt.
Điều 94 BLHS năm 1999 chỉ có 1 khung hình phạt – khung cơ bản, không có
khung tăng nặng hình phạt cho tội phạm này Theo đó, người phạm tội sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm Có ý kiến cho
rằng, “nên tăng mức hình phạt của tội giết con mới đẻ, bởi vì qui định như hiện nay là
quá thấp, không đủ tính răn đe dẫn tới sự coi thường pháp luật của một bộ phận đối tượng phạm tội.”41 Tuy nhiên, tác giả cho rằng, qui định của pháp luật về mức hình phạt đối với tội giết con mới đẻ như vậy là phù hợp với mục đích đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này cũng như truyền thống lập pháp hình sự, tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam Do vậy, nên giữ nguyên như BLHS hiện hành
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu tội giết con mới đẻ theo qui định của BLHS năm
1999, tác giả thấy rằng, Bộ luật này vẫn còn tồn tại một số bất cập, cần khắc phục Cụ thể là:
Thứ nhất, Điều 94 BLHS năm 1999 khi qui định về tội giết con mới đẻ có bất
cập là tên tội không “ôm” hết hành vi khách quan Cụ thể, tên tội là giết con mới đẻ trong khi hành vi khách quan lại bao gồm hai hành vi “giết con mới đẻ” và “vứt bỏ con mới đẻ” Như vậy là hành vi “vứt bỏ con mới đẻ” lại nằm “chệch” khỏi tội danh giết
con mới đẻ Cần lưu ý là về mặt khoa học, “giữa tên của trường hợp được mô tả trong
CTTP (đặc biệt là tội danh) và sự mô tả phải đảm bảo có sự thống nhất.”42 Như vậy,
có thể thấy Điều 94 BLHS năm 1999 vẫn còn sự mâu thuẫn, chưa thống nhất giữa tên tội và nội dung của CTTP cơ bản được mô tả trong luật
Thứ hai, hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả
đứa trẻ chết là hai hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng lại được BLHS năm 1999 qui định trong cùng một điều luật, cùng đường lối xử
lý là không hợp lí, không khoa học và chưa thể hiện được nguyên tắc phân hoá TNHS Hai hành vi này phải được qui định ở hai tội danh khác nhau với mức hình phạt khác nhau mới đúng trong đó, tội giết con mới đẻ, hình phạt phải nặng hơn tội vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết
41 Xem Nghi Anh (2015), “Nên tăng nặng hình phạt tội vứt con mới đẻ”, Báo Phụ nữ, tại địa chỉ
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/nen-tang-nang-hinh-phat-toi-vut-con-moi-de-3724/, truy cập ngày 26/7/2016
42 Xem Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 117
Trang 36Thứ ba, BLHS năm 1999 chưa mô tả rõ dấu hiệu nạn nhân là đứa trẻ được sinh
ra trong vòng 7 ngày tuổi Mặc dù dấu hiệu này đã được giải thích trong Nghị Quyết
04 – HĐTP, tuy nhiên, tác giả cho rằng để đảm bảo tính minh bạch trong qui định cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan áp dụng luật, thì nên qui định rõ ngay tại điều luật để đạt được sự thống nhất trong quá trình áp dụng
1.1.3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95)
1.1.3.1 Dấu hiệu pháp lí của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thực chất là trường hợp đặc biệt của tội giết người Trước đây, tại BLHS năm 1985, tội phạm này thuộc khung hình phạt giảm nhẹ của tội giết người và có tên gọi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh Sau đó, tại BLHS năm 1999, hành vi này được nhà làm luật tách ra khỏi tội giết người và được qui định thành tội danh độc lập nhằm thể hiện rõ hơn nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, đồng thời, nhà làm luật đã bỏ cụm từ
“tình trạng” bằng cụm từ “trạng thái” để đảm bảo sự chính xác hơn, phù hợp hơn với
bản chất của tội danh này Theo Từ điển tiếng Việt thì “tình trạng” được hiểu là:
“Tổng thể nói chung những hiện tượng không hoặc ít thay đổi tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người Ví dụ: khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế; lâm vào trạng trạng khủng hoảng”43 Còn “trạng thái” được hiểu là: “từ diễn tả cách thức biểu hiện của người, vật, hiện tượng ở thời điểm nhất định…”44 Do vậy, có thể thấy là nếu dùng
cụm từ “trạng thái” thì sẽ chính xác hơn, sát với bản chất của tội danh này hơn là cụm
từ “tình trạng”, vì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xảy ra ở thời điểm nhất định, lúc đó, người phạm tội bị mất tự chủ, mất bình tĩnh, khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế, nhưng qua thời điểm đó, người có trạng thái này lại trở về bình thường Trạng thái bị kích động mạnh không phải tồn tại trong thời gian dài mà ở thời điểm nhất định đối với tinh thần của con người cụ thể Do vậy, nội dung sửa đổi này của BLHS năm
1999 là chính xác
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có đủ những dấu hiệu pháp lí chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lí đặc trưng riêng Những điểm riêng biệt này là:
43 Xem Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2000, tr 997.
44 Xem Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2000, tr 1022
Trang 37Thứ nhất, người phạm tội phải thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội
không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp
đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét
cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”45
Cần lưu ý là người bị kích động về tinh thần là người tuy không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức Lúc đó họ có thể mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ có thể bức xúc, uất ức Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước; trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ, khả năng kiểm soát hành vi thì không gọi là bị kích động mạnh và không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo qui định tại Điều 95 BLHS năm 1999 Tuy nhiên, trường hợp này họ có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999
“phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần hoặc do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”
Theo Nghị quyết 04/HĐTP thì “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình
trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình…” Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về
tinh thần hay không là một vấn đề rất khó khăn, vì đây là yếu tố tâm lý, tinh thần không thể lượng hoá một cách đơn giản; vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh từng vụ việc cụ thể và phải xem xét toàn diện vụ án mới có thể xác định được chính xác Hơn nữa, trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau nên xử sự cũng khác nhau,
do đó phản ứng trước một sự việc là khác nhau Chính vì vậy, khi xác định trạng thái
45 Xem NQ04/HĐTP/ TANDTC ngày 29/4/1986 về hướng dẫn áp dụng một số điều phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
Trang 38tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội cần phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án như: hoàn cảnh xảy ra sự việc, quá trình diễn biến sự việc, các yếu tố nhân thân của người phạm tội, tính chất hành vi trái pháp luật của nạn nhân,…
Thứ hai, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội Cụ thể, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc đối với những
người thân thích của người phạm tội “Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội.”46
Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 15K1) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng (theo Điều 15K2) tùy từng trường hợp cụ thể “Trong trường hợp cá biệt, hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”47 Thí dụ: hai anh em đồng hao ở
chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại tiếp tục lăng nhục, người em ức uất quá không kiềm chế được nên giết chết người anh
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lí Đến thời điểm nào đó khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần bức xúc của người phạm tội
bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể này liền trước trạng thái bị kích động
46 Xem NQ04/HĐTP/ TANDTC ngày 29/4/1986 về hướng dẫn áp dụng một số điều phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
47 Xem NQ04/HĐTP/TANDTC ngày 29/4/1986 về hướng dẫn áp dụng một số điều phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
Trang 39mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân mà phải xét cả quá trình sự việc.
Xin nêu ví dụ: ông Bùi Văn Dưng và bà Phạm Thị Nguyền là vợ chồng với nhau nhiều năm, cả hai đã có với nhau 5 người con Trong quá trình chung sống, ông Dưng thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập vợ dã man, chửi bới vợ, bắt đưa tiền uống rượu Ngày nào cũng vậy, bà Nguyền cũng phải chịu cơn mưa đòn roi của chồng, bị chồng chửi bới mặc dù bà đã 66 tuổi Ngày 10.9.2014, bà Nguyền đang đứng ở trước cổng khu vực chùa Thích ca Phật đài bán vé số và nhặt ve chai thì ông Dưng đến, giật túi ve chai của bà đem bán lấy tiền đi nhậu Bà Nguyền giằng lại túi ve chai và bỏ chạy Ngay lập tức, ông Dưng đuổi theo, vừa túm tóc, chửi bới vừa đánh vào mặt bà Sẵn con dao trong túi, quá ức uất, bà đâm 3 nhát vào chồng khiến ông tử vong trên đường đi cấp cứu.48
Thứ ba, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là đối với chính người phạm tội hoặc có thể là đối với người khác là người thân thích đối với người phạm tội.
Những người thân thích với người phạm tội là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân gia đình như: vợ đối với chồng; cha mẹ với con cái; anh chị
em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau; ông bà nội ngoại đối với các
cháu, Như vậy, “người thân thích” được qui định tại Điều 95 BLHS năm 1999 có
thể hiểu là những người có quan hệ tình cảm thân thuộc với người phạm tội
Trong thực tế, khi xử lý về tội phạm này, cần lưu ý là:
+ Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, viện cớ có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh Trường hợp này phải xử lý về tội giết người
+ Về lý thuyết, thì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn có thể có giai đoạn phạm tội chưa đạt; tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định hết sức khó khăn Do vậy, thông thường hậu quả đến đâu xử lý đến đó, nếu nạn nhân không chết và bị thương thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 BLHS năm 1999 (nếu tỉ lệ thương tật đủ cấu thành tội
48 Bản án HSST số 43/2015 ngày 12 tháng 4 năm 2015 Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 40phạm này); nếu nạn nhân chết thì xác định tội danh là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.1.3.2 Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thực chất là trường
hợp giảm nhẹ của tội giết người và được nhà làm luật của BLHS năm 1999 qui định là tội danh độc lập nhằm thể hiện tốt hơn chính sách hình sự của nhà nước là phân hóa TNHS Nhà làm luật đã qui định hình phạt cho tội danh này giảm nhẹ hơn so với tội giết người thông thường vì lí do: người phạm tội đã có hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – trạng thái mà khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế, hơn nữa, người phạm tội bị rơi vào trạng thái này là do lỗi của nạn nhân gây nên
Khoản 1 của điều luật quy định về CTTP cơ bản với hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Khoản 2 của điều luật qui định về CTTP tăng nặng với tình tiết định khung tăng nặng “giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” thì bị phạt tù từ
ba năm đến bảy năm
Tóm lại, nghiên cứu về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh theo qui định của BLHS năm 1999, tác giả thấy còn có bất cập cần khắc phục
Để đảm bảo với sự nhất quán với tội giết người thì trong CTTP cơ bản của tội này, nhà làm luật cũng cần mô tả rõ hơn về dấu hiệu định tội Mặc dù nhà làm luật đã mô tả được dấu hiệu đặc thù của tội phạm này trong CTTP cơ bản, nhưng dấu hiệu chung của hành vi khách quan của tội giết người thì lại chưa được thể hiện Nếu nhà làm luật
mô tả rõ là “Người nào cố ý tước đoạt tính mạng người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh…” thì sẽ đảm bảo điều luật qui định về tội này minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng
1.1.4 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96)
1.1.4.1 Dấu hiệu pháp lí của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tội giết người dó vượt quá giới hạn phòng về chính đáng thực chất cũng là một trường hợp giết người nhưng có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt Chính vì vậy, tội giết