Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết). Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết). Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết). Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết). Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết). Giáo án hóa học 11 bài 25 Ankan (3 tiết).
Trang 1Tuần 20 (Từ 7/1/2019 đến 12/1/2019)
Ngày soạn: 2/1/2019
Ngày dạy tiết đầu: …/…/2019
Tiết 37
BÀI 25: ANKAN
A MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết được khái niệm ankan, công thức chung dãy đồng đẳng ankan, cách gọi tên các ankan
HS nắm được các tính chất vật lý của ankan
2. Kỹ năng
Lập dãy đồng đẳng ankan, viết các CTCT và gọi tên các ankan
3 Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
4 Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
B CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
2 Học sinh
Xem trước bài mới
C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Nhắc lại khái niệm hiđrocacbon?
3. Dẫn vào bài mới
Phân loại hợp chất hữu cơ dựa theo thành phần nguyên tố, ta có hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon Phân loại hidrocacbon dựa theo đặc điểm cấu tạo, ta có hidrocacbon no, hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm Vậy thế nào là hidrocacbon no Chúng ta cùng tìm hiểu
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: Giới thiệu về hidrocacbon no
GV: Nhắc lại khái niệm hidrocacbon?
HS: Hidrocacbon là các hợp chất hữu
cơ mà trong phân tử chỉ chứa cacbon
và hidro
Chương 5: Hidrocacbon no
Hidrocacbon no là các hidrocacbon
Trang 2GV bổ sung: mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn
Hoạt động 2: Giới thiệu về dãy đồng đẳng ankan
GV: Nhắc lại khái niệm đồng đẳng?
HS: Đồng đẳng là các chất có thành
phần phân tử hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất
hoá học tương tự nhau, chúng hợp
thành dãy đồng đẳng
GV: Lập dãy đồng đẳng của ankan?
GV y/c HS đưa ra khái niệm ankan
Bài 25: Ankan
I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1 Dãy đồng đẳng của ankan
CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12 + Đặc điểm cấu tạo:
- Phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C, C-H
- Ankan (parafin) là các hidrocacbon
no mạch hở (không vòng)
- CTTQ: CnH2n+2 (n ≥ 1)
- Nguyên tử C tạo nên 4 liên kết đơn hướng về 4 đỉnh của tứ diện đều
- Các nguyên tử C không cùng nằm trên một đường thẳng
Hoạt động 3: Viết các đồng phân ankan
Khái niệm đồng phân?
HS: Đồng phân là các chất khác nhau
có cùng công thức phân tử
Có mấy loại đồng phân?
GV: Ankan chỉ có đồng phân mạch
Cacbon
GV yêu cầu HS viết CTCT đồng phân
các ankan từ CH4 đến C5H12
GV: Từ C4 trở đi, có ít nhất 2 CTCT
khác nhau Số C càng tăng, số đồng
phân tăng
HS lên bảng viết CTCT các đồng phân
2 Đồng phân
Có 4 loại đồng phân:
- Đồng phân mạch Cacbon
- Đồng phân vị trí liên kết bội
- Đồng phân loại nhóm chức
- Đồng phân vị trí nhóm chức VD: C4H10
1/ CH3-CH2-CH2-CH3 2/ CH3-CH(CH3)-CH3
Hoạt động 4: Gọi tên ankan
GV: giới thiệu khái niệm gốc ankyl
GV giới thiệu bảng 5.1 SGK: Cách gọi
tên các ankan mạch thẳng và gốc ankyl
mạch thẳng tương ứng từ C1 đến C10
3 Danh pháp
ankan: mất một H → gốc ankyl (CnH2n+2) (CnH2n+1)
Bảng 5.1 SGK:
Trang 3GV: lấy ví dụ và hướng dẫn cách gọi
tên
VD1 CH3-CH(CH3)-CH2-CH3
VD2
CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH3
GV: Lấy một số ví dụ khác và yêu cầu
HS gọi tên
VD1
CH3-CH(CH3)-C(CH3)(CH2CH3)-CH2-CH(CH3)CH3
GV: Giới thiệu một số cách gọi tên:
CH3-CH(CH3)- : iso
CH3-C(CH3)2- : neo
GV: y/c HS xác định bậc các nguyên tử
cacbon trong các ví dụ trên
* Gọi tên các ankan mạch nhánh:
- Chọn mạch C dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính
- Đánh STT các nguyên tử C từ đầu gần nhánh hơn
- Trường hợp có nhiều nhánh, gọi tên mạch nhánh theo thứ tự vần chữ cái
a, b, c Nếu có 2 nhánh giống nhau => thêm tiền tố đi-; nếu có 3 nhánh giống nhau => thêm tiền tố
tri-Tên gọi:
Số chỉ vị trí nhánh - tên mạch nhánh + tên mạch chính_an
1/ CH3-CH2-CH2-CH3: butan 2/ CH3-CH(CH3)-CH3: metylpropan
* Bậc của cacbon = số liên kết C-C xung quanh nguyên tử cacbon = số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp
5 Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
HS gọi tên các ankan trong BT6 – SGK và xác định bậc các nguyên tử cacbon
* Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước phần tính chất hoá học
6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
Trang 4
Tuần 20 (Từ 7/1/2019 đến 12/1/2019)
Ngày soạn: 2/1/2019
Ngày dạy tiết đầu: …/…/2019
Tiết 38
ANKAN (tiếp)
A MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS nắm được các tính chất hoá học, phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan
2. Kỹ năng
Viết các phương trình phản ứng của ankan
3 Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
4 Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
B CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án, các câu hỏi và bài tập liên quan.
2 Học sinh
Ôn bài cũ, xem trước bài mới
C TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc tên các ankan mạch thẳng từ C1 đến C10?
3. Dẫn vào bài mới
Đặc điểm cấu tạo ankan? Đặc điểm đó ảnh hưởng như nào đến tính chất của ankan? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về tính chất của ankan
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất vật lí của ankan
HS: đọc sgk
HS: ghi bài
II Tính chất vật lý
C1 – C4: khí C5 – C18: lỏng C18 trở lên: rắn
- t0nc, t0s, khối lượng riêng tăng theo
số C
- hầu hết ankan nhẹ hơn nước và không tan trong nước
Trang 5Hoạt động 2: tìm hiểu tính chất hóa học của ankan
GV: Do phân tử ankan chỉ gồm các
liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng
của ankan là phản ứng thế
GV y/c HS nhắc lại khái niệm phản
ứng thế
HS: Phản ứng thế là phản ứng trong
đó một nguyên tử hay một nhóm
nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu
cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hay
một nhóm nguyên tử khác
GV y/c HS viết phản ứng giữa metan
và clo Cho biết nguyên tử nào bị thay
thế?
HS: thay thế lần lượt từng nguyên tử
hidro
GV bổ sung: điều kiện xảy ra phản
ứng thế
GV hướng dẫn cách đọc tên các sản
phẩm
GV: các đồng đẳng khác của metan
cũng xảy ra phản ứng thế tương tự,
tạo ra hỗn hợp sản phẩm
Ví dụ: C3H8 + Cl2 → ?
Khái niệm phản ứng tách?
HS: phản ứng tách là phản ứng trong
đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra
khỏi phân tử hợp chất hữu cơ
Có hai loại phản ứng tách: phản ứng
tách hidro (dehidro hoá) và phản ứng
bẻ gãy mạch cacbon (cracking)
GV y/c HS viết các phản ứng tách của
C3H8
III Tính chất hóa học
1 Phản ứng thế bởi halogen
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl điều kiện phản ứng: ánh sáng
CH3CH2CH3 + Cl2 →
CH3CH2CH2Cl + HCl 1-clo propan
CH3CHClCH3 + HCl 2-clo propan
* Quy tắc thế: nguyên tử halogen có
xu hướng thế vào hidro ở cacbon bậc cao hơn
2 Phản ứng tách
điều kiện phản ứng: t0, xt
Phản ứng đehidro hoá:
Ankan → anken + H2 Phản ứng cracking:
Ankan → ankan + anken VD: C3H8 → C3H6 + H2
Trang 6GV: gas là hỗn hợp nhiều hidrocacbon
no khác nhau Ứng dụng của gas?
HS: gas dùng để đốt cháy
GV y/c HS viết phản ứng dạng tổng
quát
GV chú ý HS về tỉ lệ số mol CO2 và
H2O trong phản ứng cháy của ankan:
nCO2 < nH2O
C3H8 → CH4 + C2H4
3 Phản ứng oxi hoá
* Phản ứng oxi hoá hoàn toàn (phản
ứng cháy), sản phẩm tạo ra gồm CO2
và H2O CnH2n+2 + 2
1
3n+
O2 → nCO2 + (n+1)H2O Chú ý : nCO2 < nH2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan
GV: Các ankan đơn giản khác điều
chế tương tự, tuy nhiên hầu như ít
điều chế ankan trong PTN
HS: tham khảo SGK
GV giới thiệu: Các ankan là thành
phần chính của dầu mỏ, khí thiên
nhiên và khí mỏ dầu
Chưng cất phân đoạn dầu mỏ sẽ thu
được các ankan ở các phân đoạn khác
nhau
HS: nghiên cứu SGK và nêu ra các
ứng dụng:
IV Điều chế
1 Trong phòng thí nghiệm
Đ/c metan:
CH3COONa + NaOH→CH4 + Na2CO3
2 Trong công nghiệp
V Ứng dụng của ankan
- Làm chất đốt, chất bôi trơn, nhiên liệu, làm dung môi, nến
- Dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu
5 Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
GV nhấn mạnh lại các kiến thức:
- Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế, ngoài ra ankan tham gia các phản ứng tách, phản ứng cháy
- Ứng dụng quan trọng của ankan là làm nhiên liệu và nguyên liệu
* Hướng dẫn về nhà
- Làm BT SGK
6 Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy