1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG bố THÔNG TIN báo cáo bộ PHẬN TRONG hệ THỐNG báo cáo tài CHÍNH tại các DOANH NGHIỆP cổ PHẦN NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

235 265 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 11,41 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS PHẠM THỊ THU THỦY

2 PGS,TS NGUYỄN MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hu ̛ớng dẫn, cổ vũ độngviên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức

Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết o ̛n sâu sắc tới PGS-TSPhạm Thị Thu Thuỷ và PGS-TS Nguyễn Minh Phương, hai Cô đã hướng dẫn,động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này Những nhậnxét và đánh giá của các Cô, đặc biệt là những gợi ý về hu ̛ớng giải quyết vấn đềtrong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối vớitôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứuchuyên môn sau này

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Kếtoán, học viện Tài chính, nơi tôi đang công tác, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ývà tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận áncủa mình, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thànhluận án này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, chồng và các con đã động viên và hỗtrợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoànthành luận án này

Hà Nội, tháng 09 năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chu ̛a từngđược công bố trong công trình khoa học nào, ngoại trừ một số kết quả được công bốtrong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn.

Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thểtrong Danh mục các tài liệu tham khảo.

Hà Nội, tháng 09 năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 5

Lời cảm ơnLời cam đoanMục lục

Danh mục các chữ viết tắtDanh mục các bảng, hình, sơ đồ

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁOCÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC

1.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 23

1.1.1 Thông tin kế toán và thông tin báo cáo tài chính 231.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính 26

1.1.3 Bộ phận và báo cáo bộ phận 29

1.1.4 Doanh nghiệp cổ phần niêm yết 34

1.2 CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 36

1.2.1 Công bố thông tin kế toán và công bố thông tin báo cáo tài chính36

1.2.2 Công bố thông tin bộ phận 45

1.3 CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO CHUẨNMỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM-VAS28 VÀ SỰ HOÀ HỢP CHUẨNMỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC

HƯỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 58

1.4.1 Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu công bố thông tinbáo cáo bộ phận 58

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 67Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ

PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANHNGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 68

2.1 TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 68

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp cổ phầnniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 68

2.1.2 Ðặc điểm của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết ảnh hưởng đếncông bố thông tin trên báo cáo tài chính 71

2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam 73

2.2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀICHÍNH VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA DOANH

NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT 74

2.2.1 Công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phầnniêm yết theo luật định 74

2.2.2 Công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổphần niêm yết theo quy định của khuôn mẫu kế toán 772.2.3 Các quy định liên quan đến công bố thông tin báo cáo bộ phận tại

Việt Nam80

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬNVÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐTHÔNG TIN BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT 82

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 82

2.3.2 Thực trạng đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin bộphận, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bộ phận- Kết quả nghiên cứu định tính 89

2.3.3 Thực trạng về mức độ công bố thông tin bộ phận và các nhân tốảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bộ phận - Kết quảnghiên cứu định lượng 96

2.4 THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 110

2.4.1 Đánh giá thực trạng công bố thông tin bộ phận trên báo cáo tàichính của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết 110

Trang 7

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 115Chương 3: HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ

PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANHNGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 116

3.1 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁOCÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM

YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 116

3.1.1 Yêu cầu của thị trường đối với việc hoàn thiện việc công bốthông tin của doanh nghiệp cổ phần niêm yết 116

3.1.2 Lợi ích của việc hoàn thiện công bố thông tin báo cáo bộ phậntrong báo cáo tài chính 120

3.2 QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNGTIN BÁO CÁO BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT 122

3.2.1 Quan điểm hoàn thiện 1233.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 125

3.3 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN 127

3.3.1 Xác định bộ phận hoạt động và bộ phận cần báo cáo128_Toc497474524

3.3.2 Thông tin bộ phận cần công bố134

3.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BỘPHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT 143

3.4.1 Hoàn thiện các quy định pháp lý 143

3.4.2 Hoàn thiện về chuẩn mực nghề nghiệp 143

3.4.3 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan chức năng144

3.4.4 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp cổ phầnniêm yết trên thị trường chứng khoán148

3.4.5 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đối tượng sử dụng báo cáotài chính trên thị trường chứng khoán151

3.5 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO 154

Trang 8

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

TT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT1 APEC Asia-Pacific Economic

7 Big4 KPMG, PWC, E&Y (Ernst&Young), Deloitte Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới8 CODM Chief Operating Decision Maker Người ra quyết định hoạt động

11 FASB Financial Accounting Standards Board Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ12 GAAP Generally Accepted Accounting Principles Những nguyên tắc được chấp

nhận chung

Nội

15 HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh16 IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế17 IASB International Accounting Standards Board Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế18 IASC International Accounting Standards Committee Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế19 IFAC The International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế

Trang 10

20 IFRS International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

27 SPSS Statistical Package for the Social Sciences phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê

32 VAA Vietnam Association of

Accountants and Auditors Hội kế toán và kiểm toán ViệNam t 33 VAS Vietnam Accounting Standars Chuẩn mực kế toán Việt Nam34 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa VAS 28 và IFRS 8 55

Bảng 2.1: Số lượng DNNY sàn HOSE phân theo lĩnh vực hoạt động.70

Bảng 2.2: Số lượng DNNY trên sàn HNX phân theo lĩnh vực hoạt động71

Bảng 2.3: Đo lường các biến của mô hình86

Bảng 2.4: Giả thuyết mối tương quan giữa các biến độc lập và mức độcông bố thông tin BCBP86

Bảng 2.5: Tính hữu ích của thông tin, các đặc điểm định tính của thôngtin, tóm tắt câu trả lời 90

Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đặc tínhdoanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin BCBP của các

Bảng 2.11: Lý do không công bố thông tin bộ phận98

Bảng 2.12: Nội dung thông tin bộ phận công bố theo yêu cầu của VAS 28(dữ liệu năm 2015)103

Bảng 2.13: So sánh năm 2011 và 2015 về mức độ công bố thông tin bộ

Bảng 2.14: So sánh các chỉ tiêu của bộ phận năm 2011 và 2015105Bảng 2.15: Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS (bình phương bé

Bảng 2.16: Kết quả ước lượng mô hình REM 109

Bảng 2.17: Kết quả ước lượng hồi quy cho giai đoạn 2011 - 2015109Bảng 3.1: Đánh giá tính hữu ích của thông tin BCBP 122

Bảng 3.2: Minh hoạ việc áp dụng tiêu chuẩn định lượng quyết định bộphận cần báo cáo130

Bảng 3.3: Quan niệm về bộ phận theo khu vực địa lý 135

Bảng 3.4: Trích dẫn thông tin BCBP theo IFRS trên thuyết minh BCTC137

Trang 12

Bảng 3.4c: Trích dẫn thông tin BCBP theo khu vực địa lý139

Bảng 3.4d: Trích dẫn thông tin BCBP về các chỉ tiêu bộ phận140Bảng 3.4e: Trích dẫn thông tin BCBP về tài sản bộ phận141

Bảng 3.4f: Trích dẫn thông tin BCBP Doanh thu phân bổ từng bộ phận141

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Doanh nghiệp niêm yết công thông tin bộ phận 97

Hình 2.2: Tuân thủ VAS 28 101

Hình 2.3: Nội dung báo cáo chính yếu 102

Hình 2.4: So sánh các chỉ tiêu của bộ phận năm 2011 và 2015 105

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Thông tin doanh nghiệp công bố và các mối quan hệ liên quan38

Sơ đồ 1.2: Phân loại thông tin BCTC40

Sơ đồ 2.1: Giá trị vốn hoá thị trường theo thời gian69Sơ đồ 2.2: Số lượng DNNY theo thời gian 70

Sơ đồ 3.1: Các bước xác định bộ phận báo cáo133

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đòi hỏi tính đồngbộ, chính vì thế, chỉ cần việc công bố thông tin các doanh nghiệp niêm yết (DNNY)không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không nghiêm theo Luật Chứng khoán vàcác quy định hiện hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch, công khai và sự pháttriển bền vững của thị trường Hiện nay, việc công bố thông tin của các DNNY trênTTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTCngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK Xét về cảquy định và thực tiễn, việc công bố thông tin các DNNY còn tồn tại một số bất cập,ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững củaTTCK Việt Nam Một trong những bất cập đó là, công bố thông tin Báo cáo bộ phận(BCBP) ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành đến năm 2006 có đềcập đến yêu cầu công bố BCBP (được quy định trong VAS 28), tuy nhiên việc nghiêncứu và khảo sát thực tế các DNNY có tuân thủ những nguyên tắc trong công bố thôngtin BCBP hay không, có đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư cũng như nhiều đốitượng cần sử dụng thông tin khác hay không thì lại chưa được các nhà nghiên cứu thựcsự quan tâm BCBP rất cần thiết trong đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của nhữngdoanh nghiệp có nhiều ngành nghề khác nhau, những doanh nghiệp có cơ sở ở nướcngoài hoặc những doanh nghiệp hoạt động ở nhiều vùng địa lý khác nhau BCBP hỗtrợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ tình hình hoạt động qua các năm của doanhnghiệp, đánh giá đúng về những rủi ro, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, từ đó sẽ cóđánh giá chính xác về năng lực của doanh nghiệp.

Có rất nhiều tranh luận xung quanh lợi ích cũng như chi phí khi thực hiện côngbố thông tin BCBP Thực tế cho thấy, với sự tiếp cận mang tính quản trị, thông tin từcác BCBP là cần thiết cho các nhà đầu tư và nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác.Căn cứ vào đây, các đối tượng sử dụng thông tin nói chung có thể thấy được tình hìnhhoạt động của một doanh nghiệp đa diện, sát sao như chính nhà quản trị của doanhnghiệp đó, điều này giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra được quyết định kinhtế đúng đắn.

Trang 15

Xuất phát từ lợi ích của việc công bố thông tin BCBP và tình hình thực tiễn

TTCK Việt Nam những năm gần đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện việccông bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính tại các doanhnghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm Luận án

nghiên cứu, với mong muốn giải quyết những vấn đề đang tồn tại, cả về lý luận và thựctiễn, góp phần thực hiện tốt việc công bố thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính(BCTC) của các DNNY.

2 Tổng quan nghiên cứu

Công bố thông tin BCBP trên BCTC của các DNNY là vấn đề đã được rấtnhiều tác giả nghiên cứu, cả tác giả trong nước và tác giả quốc tế, công trình của họthuộc nhiều cấp độ Để có cái nhìn toàn cảnh về những công trình nghiên cứu liên quanđến đề tài của Luận án, tác giả xin chọn giới thiệu một số công trình tiêu biểu, chỉ rakhoảng trống nghiên cứu của từng đề tài.

2.1 Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến công bố thông tin Báo cáo bộphận trên BCTC

Trong những năm gần đây, nghiên cứu tính hữu ích của việc công bố thông tinBCBP, mức độ công bố thông tin BCBP, và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ côngbố thông tin BCBP của cả DNNY và doanh nghiệp chưa niêm yết, đã được nhiều nhànghiên cứu trong lĩnh vực kế toán thực hiện Trong nội dung này của Luận án, tác giảsẽ trình bày những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính hữu ích, mức độ côngbố và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP.

2.1.1 Tính hữu ích của việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong các qui định của SFAS No.131, IAS 14, và IFRS 8

Thông tin BCBP là thông tin tài chính quan trọng, phục vụ cho việc ra quyếtđịnh của nhiều đối tượng sử dụng thông tin Nhiều tác giả trong các nghiên cứu gầnđây đã khẳng định, thông tin BCBP giúp nhà đầu tư hiểu rõ kết quả hoạt động củadoanh nghiệp theo từng bộ phận kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, để họ có thể dự báodòng tiền tương lai chính xác hơn Đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tinBCBP trên TTCK, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung sau:

2.1.1.1 Công bố thông tin báo cáo bộ phận tăng chất lượng thông tin BCTC

Về nội dung này, phải kể đến công trình của nhóm tác giả Street và Nicholas,nghiên cứu tập trung vào việc xem xét tác động của quy định IAS 14 đến việc công bốthông tin BCBP ở các DNNY trên TTCK Châu Âu Thực tế là có đến 30% DNNY

Trang 16

thực hiện việc công bố thông tin BCBP không xác định các bộ phận cần báo cáo,không phân biệt thông tin bộ phận chính yếu, thứ yếu; tuy nhiên quy định của IAS 14đã giải quyết được thực trạng này, tác động rất lớn đến việc công bố thông tin BCBP.Cụ thể, trong nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng, việc áp dụng IAS 14 làm tăngđáng kể số lượng và chất lượng thông tin bộ phận công bố cho những người tham giathị trường vốn và đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC (Street và Nicholas, 2002).

Nói đến tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, không thể không kể đếnnghiên cứu về BCBP tại Jordan do Suwaidan và cộng sự thực hiện Đây là nghiên cứuđầu tiên về các thông lệ trong việc công bố thông tin giữa các DNNY của Jordan;nhóm tác giả cho rằng những nghiên cứu như này rất hữu dụng, giúp cho tất cả nhữngngười sử dụng BCTC đánh giá được tầm quan trọng của thông tin BCBP trong việc raquyết định Suwaidan và cộng sự đã nghiên cứu thông tin BCBP được công bố theoIAS 14 của 67 DNNY trong ngành công nghiệp của Jordan trên sàn giao dịch chứngkhoán của Jordan (ASE), từ các báo cáo thường niên được công bố năm 2002 Bằngviệc sử dụng các phép thử hồi quy, họ đã kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ công bốthông tin BCBP và một số các đặc tính của doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp,tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản hiện có Họ công bố một bảng các chỉ số kiểm tra dựa trên nhữngyêu cầu của IAS 14 bao gồm 11 yếu tố của bộ phận chính yếu (doanh thu từ bên ngoài,doanh thu nội bộ, lợi nhuận, tài sản, cơ sở giá nội bộ, nợ phải trả, chi phí tài chính, chiphí khấu hao, các khoản chi phí không bằng tiền khác, lợi nhuận từ liên doanh/liên kếtvà đối chiếu, điều chỉnh với các tài khoản hợp nhất); ba yếu tố của các bộ phận thứ yếu(doanh thu từ bên ngoài, tài sản và các chi phí tài chính); và hai yếu tố cho những nộidung khác (loại hình sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp và yếu tố địa lý,(Suwaidan và cộng sự, 2007).

Mức độ công bố thông tin và nội dung thông tin công bố rất quan trọng, phụcvụ cho các đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định Nhiều học giảcho rằng, việc công bố thông tin hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tượngsử dụng thông tin bởi nhà quản trị đã can thiệp, hạn chế cung cấp thông tin ra ngoài,trong trường hợp thông tin đó không có lợi cho mục tiêu của họ (Akhatruddin, 2005).Kết quả là, mức độ công bố thông tin thực tế không đáp ứng được nhu cầu thực tế củađối tượng sử dụng thông tin, mâu thuẫn này xuất phát từ lý thuyết đại diện (TheAgency theory) Tuy nhiên, các học giả Cooke, Hossain và Karim đã khẳng địnhrằng, mức độ công bố thông tin BCBP trên BCTC càng chi tiết sẽ càng làm tăng giá

Trang 17

trị thị trường của doanh nghiệp và tăng khả năng thanh khoản trên TTCK [Cooke,(1989); Hossain, (2000); Karim, (1996)].

2.1.1.2 Công bố thông tin BCBP giúp dự đoán kết quả trong tương lai

Về những chuẩn mực mà sự ra đời và phát triển của nó có ảnh hưởng đến quyđịnh trong công bố BCBP, phải kể đến SFAS No.131, ban hành năm 1997 tại Mỹ, tiềnthân của IFRS 8 (2008) - thay thế IAS 14 Rất nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận,SFAS No.131 ảnh hưởng rất lớn đến BCBP ở Mỹ Các tác giả Hermann, Thomas,Berger và Hann tiến hành khảo sát, kết quả là hơn một nửa DNNY trong mẫu nghiêncứu đã công bố BCBP, tăng so với thời kỳ còn sử dụng chuẩn mực cũ [Hermann vàThomas (2000), Berger và Hann (2003)].

Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu bàn về mức độ công bố thông tin BCBP và tính hữuích của việc thông tin tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán SFAS 131 Trongnghiên cứu của Behn et al, dữ liệu được thu thập từ 172 doanh nghiệp, tác giả đã tiếnhành kiểm chứng, xem xét liệu việc công bố thông tin BCBP theo quy định của SFAS131 có thực sự giúp cho đối tượng sử dụng thông tin hiểu được rủi ro và lợi nhuậntrong khoản đầu tư của họ ở doanh nghiệp không Kết quả cho thấy, trên 50% doanhnghiệp trong khảo sát đã cung cấp thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131; vàcông bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý đã giúp cho đối tượng sử dụng thông tindự báo được thu nhập tương lai của một doanh nghiệp (Behn et al, 2002) Khôngnhững vậy, nghiên cứu của Ettredge et al đã khẳng định được, việc công bố thông tinBCBP có thể giúp cho việc dự báo kết quả kinh doanh trong tương lai của một doanhnghiệp Trên cơ sở xem xét quan điểm của đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể là nhàđầu tư, kết quả cho thấy, đối tượng sử dụng thông tin quan tâm đến kết quả từng bộphận của doanh nghiệp hơn là kết quả chung của doanh nghiệp (Ettredge et al, 2005).

Các công ty đa quốc gia được kỳ vọng sẽ công khai thông tin BCBP nhiều hơntrong BCTC vì những công ty này hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khácnhau, ở nhiều vị trí địa lý khác nhau; bên cạnh đó, BCTC của họ do nhiều cơ quan lậppháp quy định, quản lý Không những vậy, tiền tệ của các quốc gia khác nhau hay rủiro về tỷ giá ngoại tệ có thể làm giảm khả năng dự đoán lợi nhuận tương lai của cáccông ty đa quốc gia, đặc biệt là với các công ty đa quốc gia ở những thị trường đangphát triển, do tỷ giá ngoại tệ ở những thị trường này có nhiều rủi ro hơn (dao độngnhiều hơn so với thị trường ở các nước phát triển) Martin và Poli cho rằng: “Những rủiro tại thị trường ở các nước đang phát triển và sự yếu kém trong kiểm soát rủi ro có thể

Trang 18

ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong thị trườngnày”, (Martin và Poli, 2004).

Bên cạnh đó, Martin và Poli cũng đã nghiên cứu, liệu công bố thông tin BCBPtheo khu vực địa lý có hữu ích cho người sử dụng BCTC từ các công ty đa quốc giacủa Mỹ đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang phát triển hay không Giảthuyết này được kiểm nghiệm bằng cách ước lượng hệ số phản ứng thu nhập (ERC)cho lợi nhuận của các công ty đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang pháttriển so với những công ty chỉ hoạt động tại các thị trường ở các nước phát triển(Martin và Poli, 2004) Số liệu công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý được thuthập từ 111 doanh nghiệp Vì lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước đang pháttriển có rủi ro hơn là lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước phát triển, các tác giảnày đã giả thuyết rằng, các doanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển có hệsố ERC thấp hơn (cụ thể là thu nhập thấp hơn) các doanh nghiệp tại thị trường ở cácnước phát triển Tại những khu vực được nghiên cứu, họ thấy rằng, hệ số ERC của cácdoanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển (3.65) thấp hơn đáng kể so vớicác doanh nghiệp chỉ hoạt động tại thị trường ở các nước phát triển Nói cách khác, lợinhuận các công ty đa quốc gia thu được từ các thị trường ở các nước đang phát triển íthơn từ các thị trường ở các nước phát triển; điều này có nghĩa là lợi nhuận thu được từcác khu vực địa lý khác nhau có thể khác nhau Do đó, thông tin BCBP theo khu vựcđịa lý được công bố là hữu ích cho các cổ đông vì nó cho phép họ so sánh lợi nhuậncủa các doanh nghiệp, (Martin và Poli, 2004).

Ảnh hưởng từ SFAS No.131 cũng cho thấy, số lượng các doanh nghiệp côngbố thông tin BCBP theo khu vực địa lý tăng lên, đây là cơ sở để các đối tượng sửdụng thông tin dự báo doanh thu, kết quả theo vị trí kinh doanh của doanh nghiệp.Các tác giả đều khẳng định, cách thức công bố thông tin dựa vào quan điểm quản trị“management approach” của SFAS No.131 đã được chứng minh là thành công hơnso với cách thức trước đây, trên cơ sở rủi ro và lợi ích từng bộ phận “risks andrewards-approach”.

Xem xét đặc điểm định tính của thông tin trên BCTC, các tác giả Maines,McDaniel và Harris ủng hộ SFAS No.131, họ cho rằng, thông tin BCBP sẽ đáng tincậy hơn khi thông tin bộ phận được công bố từ các nhà quản trị doanh nghiệp vàthông tin bộ phận được công bố cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài làthống nhất với thông tin phục vụ mục tiêu quản trị của nhà quản trị Cách tiếp cận

Trang 19

quản trị theo SFAS No.131 làm tăng độ tin cậy của nhà đầu tư đối với thông tinBCBP đã công bố từ nguồn thông tin nội bộ của nhà quản trị doanh nghiệp, (Maines,McDaniel và Harris, 1997).

IFRS 8, kết hợp qui định của cả IFRS và SFAS, có nội dung tương tự SFASNo.131 Tuy không có nhiều nghiên cứu đánh giá IFRS 8 như SFAS No.131 nhưngtrong nghiên cứu chứng minh thành công của IFRS 8, tác giả Crawford và cộng sự đãkhẳng định tính hữu ích vượt trội của IFRS 8 so với IAS 14, (Crawford và các cộngsự, 2012).

Bên cạnh các nghiên cứu điển hình về mức độ công bố thông tin BCBP theoquy định trong chuẩn mực kế toán và đánh giá tính hữu ích của thông tin này, cũng cónhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin và bất lợi trong cạnhtranh với doanh nghiệp Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác giả Tsakumis với dữliệu được thu thập từ 115 doanh nghiệp, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồiquy đa nhân tố để chứng minh các giả thiết liên quan giữa mức độ công bố thông tinBCBP với các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài, có doanh thu từ nước ngoài Kếtquả cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài ít công bố đầy đủ thông tinBCBP theo quy định, vì lo sợ thông tin này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mìnhtrên thị trường, (Tsakumis et al, 2006).

SSAP 25, ban hành tại Anh, năm 1990, là chuẩn mực kế toán đầu tiên quy địnhviệc lập và công bố thông tin BCBP ở Anh Đã có nhiều nghiên cứu về quy định trongcác chuẩn mực có làm tăng mức độ công bố thông tin BCBP tại các DNNY không, kếtquả nghiên cứu của Edwards và Smith cho thấy, mức độ tuân thủ quy định trong cácchuẩn mực thấp Nghiên cứu này cũng chỉ ra nguyên nhân các doanh nghiệp chưa côngbố thông tin BCBP sau khi khảo sát 103 DNNY và tiến hành một số cuộc phỏng vấn.Lý do các doanh nghiệp chưa công bố thông tin BCBP là do bất lợi cạnh tranh, đặc biệtlà công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý, (Edwards và Smith, 1996).

Những bất lợi cạnh tranh trong phân tích về công bố thông tin BCBP ở trên cóthể là từ áp lực chính trị, áp lực của khách hàng hoặc áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh.Trước đó, đã có một số nghiên cứu về mức độ của bất lợi cạnh tranh và mối quan hệcủa bất lợi cạnh tranh với việc công bố thông tin BCBP tại thị trường ở những nướcđang phát triển như Malaysia và Jordan Ví dụ, Talha và cộng sự đã sử dụng phươngpháp hồi quy tuyến tính với số liệu thu thập từ 116 DNNY công khai thông tin BCBPtại Malaysia, giai đoạn 2000-2001 Họ không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ cạnh

Trang 20

tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt với mức độ công bố thông tin BCBP Talha vàcộng sự đã sử dụng phép hồi quy tương tự với cùng quy mô và các biến như trongnghiên cứu của họ nhưng thêm một số biến độc lập (lựa chọn hoạt động kinh doanhhoặc khu vực địa lý) làm tiêu chuẩn của bộ phận chính yếu, họ nhận thấy mức độ bấtlợi cạnh tranh ở các doanh nghiệp công khai thông tin bộ phận theo khu vực địa lý nhưbộ phận chính yếu cao hơn Ngoài ra, các tác giả cũng nhận thấy các doanh nghiệp lớnhơn ở Malaysia chịu nhiều bất lợi so sánh hơn các doanh nghiệp nhỏ, quy mô doanhnghiệp trong thị trường ở các nước đang phát triển cũng là một yếu tố ảnh hưởng,(Talha và cộng sự, 2007)

2.1.2 Mức độ công bố thông tin BCBP, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ côngbố thông tin BCBP

2.1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài về việc công bố thông tin BCBP

Nghiên cứu về mức độ công bố thông tin BCBP và đánh giá nhân tố ảnh hưởngđến mức độ công bố thông tin BCBP đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện, trêncơ sở số liệu ở từng nước như Nigeria, Kuwait, Italia, Ấn độ, Tây Ban Nha,… Cácnghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân tích hồi quy đabiến, nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán về công bố thông tin BCBPvà phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin BCBP tại cácDNNY ở từng quốc gia Có tác giả phân tích một nhân tố, có tác giả phân tích nhiềunhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, nhưng tựu chung, đều chochúng ta thấy được một số kết quả của việc tuân thủ chuẩn mực kế toán liên quan đếncông bố thông tin BCBP và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ởnhững vị trí địa lý khác nhau.

Một số công trình nghiên cứu cụ thể: “Corporate Governance and Disclosure onSegment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013) của nhóm tác giả Kabir Ibrahim vàHartini Jaafar Hội đồng chuẩn mực kế toán Nigeria (NASB) công bố lộ trình hội tụIFRS (lộ trình hướng tới hội tụ kế toán quốc tế theo IFRS) vào tháng 9/2010, yêu cầucác DNNY tại Nigeria phải thực hiện báo cáo theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tếIFRS từ ngày 01/01/2012 Nghiên cứu điều tra về sự liên kết giữa cấu trúc quản lýdoanh nghiệp với mức độ tuân thủ theo IFRS 8 Mẫu nghiên cứu gồm 69 DNNY tạiNigeria với mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:

VDISCL = β0 + β1 BINDP + β2 SIZE + β3 BMEET + β4 SPRTN + β5

Trang 21

ACINDP + β6 ACSIZE + β7 ACMEET + β8 FSIZE + β7 INTYPEt + εi i

Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quản trịdoanh nghiệp và việc công bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp Kết quả nghiêncứu hỗ trợ cho lập luận rằng, cơ chế hội đồng quản trị và ban kiểm soát giúp thúc đẩymức độ công bố thông tin tại Nigeria Nghiên cứu cũng đã cung cấp cái nhìn rõ hơn vềmối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin BCBPtheo quy định của IFRS trong bối cảnh nền kinh tế Nigeria đang khủng hoảng tài chínhtrầm trọng, (Kabir Ibrahim and Hartini Jaafar, 2013).

Công trình nghiên cứu “What Explains Variation In Segment Evidence From Kuwait” của nhóm tác giả Mishari M Alfaraih và Faisal S Alanezi đãđánh giá mức độ công bố thông tin BCBP của các DNNY trên thị TTCK Kuwait vàcác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố BCBP tại đây Mức độ công bố thông tindựa trên các yêu cầu bắt buộc trong IAS 14 Công trình nghiên cứu đã khảo sát 123DNNY tại Kuwait năm 2008 với mô hình nghiên cứu:

Reporting?-Y = β0 + β1 (company size) + β2 (audit quality) + β3 (company age) + β4(ownership diffusion) + β5 (profitability) + β6 (leverage) + β7 (growth) + β8-11(industry 1-4) + εi i

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, 56% doanh nghiệp tuân thủ quy định vềBCBP, trong đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động lâu năm, đòn bẩy tàichính cao, khả năng sinh lợi lớn và có hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các côngty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 (nhóm gồm bốn công ty kiểm toán quốc tế hàng đầutrên thế giới hiện nay), có mức độ công bố thông tin bộ phận cao hơn các doanh nghiệpkhác.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo ở Ýđề cập đến ảnh hưởng của việc thay đổi nội dung từ IAS 14 sang IFRS 8 - “AnAnalysis Of Segment Disclosure under IFRS 8 and IAS 14R: Evidence from ItalianListed Companies” Nghiên cứu thực hiện khảo sát về ảnh hưởng của việc áp dụngIFRS 8 trong năm đầu tiên (2008) và hai năm tiếp theo (2009, 2010) thông qua thu thậpdữ liệu của 69 DNNY tại Italia với mô hình nghiên cứu:

VoluntSDSi = β0 + β1TAt + β2ROIt + β3LEVt + β4OWNt + β5GROWTHt+ β6BETAt+ β7FINt + εi i

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, 75% DNNY tại Italia không thay đổi cách

Trang 22

thức công bố thông tin bộ phận khi áp dụng chuẩn mực mới Khi chuyển đổi từ IAS14R sang IFRS 8, chỉ có 16% doanh nghiệp tăng mức độ công bố thông tin BCBP,thậm chí có 9% doanh nghiệp giảm lượng thông tin công bố Điểm tích cực đáng nóinhất của IFRS 8 là phương pháp quản trị nhưng phương pháp này lại chỉ mới thể hiệnđược trên lý thuyết Về mối liên hệ giữa mức độ công bố BCBP và các nhân tố ảnhhưởng thuộc đặc tính của doanh nghiệp, kết quả từ nghiên cứu cho thấy, quy mô doanhnghiệp và khả năng sinh lời là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc công bố BCBP(Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo, 2001)

Về đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP tuân thủ theo chuẩn mực kế toán,không thể bỏ qua nghiên cứu của nhóm tác giả Raju Hyderabad và KalyanshettiPradeepkumar - “An Appraisal of Segment Reporting Practices of Indian IT Industry”.Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng lập và công bố thông tin BCBP của 45 DNNY tronglĩnh vực công nghệ thông tin tuân thủ chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP.Nghiên cứu đã phát hiện được, có một khoảng cách lớn giữa mô tả trong chuẩn mựcvà thực tế Kết quả thống kê cho thấy, đa số các doanh nghiệp công bố BCBP chínhyếu theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ công bố giới hạn thông tin mà chuẩn mực bắtbuộc, các DNNY trong lĩnh vực này vẫn chưa tuân thủ toàn bộ các yêu cầu về côngbố thông tin của chuẩn mực Chỉ có 11% doanh nghiệp trong 29 mẫu nghiên cứucông bố toàn bộ các thông tin theo đúng quy định Thông tin bộ phận tự nguyện côngbố lẽ ra là các thông tin đem lại giá trị cao cho cổ đông, có lợi trong duy trì quan hệvới nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trước côngchúng và làm tăng cơ sở đánh giá của thị trường, nhưng lại được công bố rất sơ sài,không trông chờ những thông tin này được công bố trong BCBP Nghiên cứu này đãkết luận, các doanh nghiệp chỉ áp dụng chuẩn mực về hình thức IFRS 8 được ápdụng tại Ấn Độ từ tháng 4 năm 2011 đã cải thiện chất lượng thông tin BCBP, đồngthời làm thay đổi quan điểm của nhà quản trị trong việc chia sẻ thông tin với nhà đầutư Đây sẽ là cách giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp và các bộ phận hiệu quảhơn, từ đó đưa ra quyết định nắm giữ các khoản đầu tư tối ưu nhất, (Raju Hyderabadvà Kalyanshetti Pradeepkumar, 2011).

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, nhómtác giả Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais đã có kết luận trong nghiên cứu

Trang 23

“Segment Reporting Under IFRS8 - Evidence From Spanish Listed Firms” Thông quaviệc thu thập báo cáo thường niên năm 2009 của 150 DNNY tại Tây Ban Nha, nghiêncứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin BCBP và tiếnhành khảo sát mức độ tuân thủ việc công bố BCBP theo IFRS 8 của các DNNY nàyvới mô hình nghiên cứu:

DCSi = β 0 + β1SIZEi + β2LISTi + β3AUDITi + β4ROAi + β5LEVi +β6IBEXi + ei

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 79% DNNY tại Tây Ban Nha tuân thủ việc côngbố BCBP theo từng lĩnh vực kinh doanh Chỉ có 7,6% doanh nghiệp không công bốBCBP do chỉ có duy nhất một bộ phận Nghiên cứu kết luận rằng, quy mô doanhnghiệp càng lớn, càng công bố nhiều thông tin BCBP hơn; khả năng sinh lợi càng cao,mức độ công bố thông tin BCBP càng thấp (Nuno Pardal và Ana Isabel Morais, 2010).Một nghiên cứu điển hình ở Malaysia, tương đồng về điều kiện phát triển vàvăn hoá với Việt Nam, của nhóm tác giả Samuel Jebaraj Benjamin, SaravananMuthaiyah, M Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah - “A Study ofSegment Reporting Practices: A Malaysian Perspective” Nghiên cứu sử dụng phươngpháp thống kê mô tả để khảo sát một số doanh nghiệp lớn ở 5 lĩnh vực kinh doanh năm2007 và 2008 tại Malaysia gồm: viễn thông, nước giải khát, truyền thông in ấn, điện tửtruyền thông và tiện ích xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệpkhông trình bày BCBP khá cao, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao cũng chínhlà các doanh nghiệp không trình bày BCBP Nghiên cứu cũng đã đề cập một số giảipháp khắc phục tình trạng không chấp hành trình bày BCBP tại quốc gia này, (SamuelJebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M Srikamaladevi Marathamuthu,Uthiyakumar Murugaiah, 2010).

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tính hữu íchcủa việc công khai thông tin trên BCTC nói chung và công bố thông tin bộ phận nóiriêng Các học giả đã sử dụng mô hình kinh tế định lượng để đánh giá các nhân tố chủyếu (liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp, thị trường) ảnh hưởng đến mức độ côngbố thông tin, hay thông tin BCBP của DNNY trên TTCK Luận án này sẽ tập trungkiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố (liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp nhưngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời, qui mô doanh nghiệp, ) ảnh hưởng đếnmức độ công bố thông tin BCBP, bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn để đánh

Trang 24

giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trên quan điểm của 3 đối tượng là,nhà đầu tư, người lập BCTC và kiểm toán viên Từ đó đề xuất một số giải pháp tăngcường mức độ công bố thông tin BCBP theo thông lệ quốc tế về công bố thông tinBCBP, đảm bảo tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng thông tin.

2.1.2.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài vềcông bố thông tin báo cáo bộ phận

Các nghiên cứu đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP thôngqua việc đánh giá việc công bố thông tin BCBP làm tăng chất lượng thông tin công bốtrên BCTC, mối quan hệ của việc công bố thông tin BCBP với lợi nhuận cũng như dựbáo các kết quả trong tương lai Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán và các nhân tố ảnhhưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP có những đặc điểm như sau:

- Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực công bốthông tin BCBP trong phạm vi quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bốthông tin Một số nghiên cứu tập trung đề cập đến mức độ công bố thông tin BCBP,đánh giá những nhân tố ảnh hưởng theo đặc điểm, điều kiện từng quốc gia.

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực hiệnlà phương pháp nghiên cứu định lượng, có dùng kết quả của những nghiên cứu trướcđó, với cỡ mẫu được mở rộng

- Nhiều nghiên cứu có kết quả tương đồng về đánh giá các nhân tố ảnh hưởngđến mức độ công bố thông tin BCBP, đều chứng minh có ảnh hưởng qua lại giữa cácnhân tố như, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, doanh nghiệp kiểm toán BCTC,quan hệ sở hữu,… với mức độ công bố thông tin BCBP Dù đánh giá những ảnh hưởngnày thuận chiều hay ngược chiều các nhân tố ảnh hưởng thì kết quả trong các nghiêncứu đều khác nhau Cụ thể, trong các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tinBCBP, ngoài một số nhân tố được hầu hết các nghiên cứu đồng tình thì đa phần đượccác nhóm tác giả sau khi thực nghiệm có kết quả khác nhau Ví dụ, với nhân tố quy môdoanh nghiệp và khả năng sinh lời, nghiên cứu của nhóm tác giả Mishari M Alfaraihvà Faisal S Alanezi đã kết luận, có mối quan hệ cùng chiều giữa qui mô doanh nghiệpvà khả năng sinh lời với mức độ công bố thông tin BCBP Trong khi đó, kết quảnghiên cứu của nhóm tác giả Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M.Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah kết luận ngược lại, các doanhnghiệp trong mẫu nghiên cứu có mức sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tinBCBP càng thấp.

Trang 25

- Liên quan đến đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, đa phầncác nghiên cứu đã chứng minh bằng phương pháp thực chứng để kết luận việc công bốthông tin BCBP có ý nghĩa đối với các đối tượng sử dụng thông tin, chủ yếu là nhà đầutư trên TTCK Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa sử dụng đặc điểm định tính củathông tin trên BCTC để xem xét tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP.

Qua những phân tích trên, có thể thấy, cần thận trọng khi xem xét các kết quảnghiên cứu, không được chỉ dựa vào các kết quả nghiên cứu để khẳng định kết quả nàođúng, kết quả nào sai, kết quả nào phù hợp, mà cần xem xét toàn diện để có cách nhìnđúng đắn, đầy đủ ở mỗi kết quả nghiên cứu, nhằm vận dụng hợp lý trong từng môitrường, từng nền kinh tế và từng doanh nghiệp tại Việt Nam Sự khác nhau ở một sốkết quả nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau, khác về lựa chọn mẫunghiên cứu khi thực nghiệm (nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau có thể phải đối mặtvới thực trạng khác biệt về văn hoá, kinh tế, chính trị, tập quán dẫn đến kết quả khácnhau), khác về thời điểm nghiên cứu (thời điểm được chọn để lấy mẫu nghiên cứu khácnhau dẫn đến khác về kiến thức, tầm nhìn, trình độ, kỹ thuật và công cụ phân tích,…)và khác về trình độ phát triển kinh tế của các nước ở từng giai đoạn.

Tóm lại, trên cơ sở xem xét các nghiên cứu về tính hữu ích của việc công bố

thông tin BCBP đã được tiến hành trên thế giới, có rất nhiều tranh luận về lợi ích cũngnhư chi phí (bất lợi cạnh tranh) khi thực hiện công bố thông tin BCBP Các nghiên cứuđề cập trong Luận án đã có phương pháp tiếp cận, sử dụng công cụ đo lường khác nhauđể nhận định về tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu này chủ yếu dựa vào kết quả định lượng nhằm lượng hoá ảnh hưởng củaviệc công bố thông tin BCBP với thông tin hữu ích cho nhà đầu tư (như ảnh hưởng đếnchất lượng lợi nhuận, đến quyết định của nhà đầu tư,…) Sự phát triển của các tập đoànkinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh vàquốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh, đồngthời tác động mạnh mẽ đến việc công khai thông tin tài chính cho các nhà đầu tư và cácđối tượng sử dụng thông tin Nói chung, các nghiên cứu đều đi theo hướng thảo luận vềnội dung của các chuẩn mực mới so với chuẩn mực cũ và đưa ra bằng chứng thựcnghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc công bố BCBP, từ đó đánh giátính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP.

Tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trong BCTC được xem xét trong

Trang 26

các nghiên cứu dựa trên những mô hình định lượng, kết quả là, việc công bố thông tinBCBP làm tăng chất lượng thông tin trên BCTC, ảnh hưởng đến việc ra quyết định củanhà đầu tư Các nghiên cứu cũng được chứng minh được, có mối liên hệ giữa mức độcông bố thông tin BCBP với lợi nhuận, đặc biệt là công bố thông tin BCBP theo khuvực địa lý Hơn nữa, qui định mới trong IFRS 8 được đánh giá là linh hoạt ở yêu cầu vềBCBP, công bố thông tin BCBP, tạo điều kiện cho quá trình lập và trình bày thông tinBCBP của doanh nghiệp Từ kết quả nghiên cứu đã có, Luận án xin được tập trung vàođánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trong BCTC của các DNNYdựa trên kết quả khảo sát từ nhiều đối tượng khác nhau (nhà đầu tư, kiểm toán viên vàngười lập BCTC) Quan điểm của các đối tượng này về tính hữu ích của việc công bốthông tin BCBP được xem xét trên đặc tính chất lượng thông tin BCTC đối với đốitượng sử dụng thông tin cũng như định hướng cho quá trình tuân thủ thông lệ quốc tếvề lập và công bố thông tin BCBP theo IFRS 8.

2.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, để hiểu rõ mục tiêu của đề tài, tính hữu ích của việc công bốthông tin BCBP với đối tượng sử dụng thông tin, cũng như đánh giá mức độ tuân thủquy định và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, từ đó có nhữngđề xuất nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin BCBP trong BCTC cũng như cảithiện chất lượng thông tin công bố của các DNNY trên TTCK Ngoài việc trình bàynhững nghiên cứu ở nước ngoài, Luận án sẽ trình bày cụ thể các nghiên cứu liên quanđến việc công bố thông tin BCBP tại Việt Nam.

2.2.1 Các nghiên cứu đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin tàichính (TTTC), mức độ công bố thông tin (CBTT) và nhân tố ảnh hưởng đến mứcđộ CBTT BCTC nói chung

Liên quan đến tính hữu ích của thông tin công bố trên BCTC của các doanhnghiệp Việt Nam, phải kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phúc Sinh Tác giả đãphân tích tính hữu ích của thông tin trên BCTC, đưa ra quan điểm và đề xuất các giảipháp để nâng cao tính hữu ích của thông tin công bố trong BCTC ở các DNNY ở ViệtNam (Nguyễn Phúc Sinh, 2008)

Một số tác giả đã có nghiên cứu đánh giá mức độ CBTT cũng như xem xét cácnhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính tại các DNNY Cụ thể, nhóm tác giảPhạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài đã sử dụng phương pháp chỉ số CBTT để đolường mức độ CBTT Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã đánh giá các nhân tố (liên quan

Trang 27

đến đặc điểm công ty) ảnh hưởng đến mức độ CBTT Qua phân tích hồi quy, kết quảcho thấy mức độ CBTT trong BCTC của các DNNY chưa cao Các nhân tố tác độngđến thành phần hội đồng quản trị (HĐQT) gồm, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT, đòn bẩy tàichính, tỷ lệ sở hữu nước ngoài ảnh hưởng đến mức độ CBTT, các nhân tố còn lạikhông ảnh hưởng (Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài, 2015) Thời gian gầnđây, một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện, đó là Luận án Tiến sỹcủa Lê Thị Mỹ Hạnh, nội dung của Luận án này đánh giá thực trạng minh bạch thôngtin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC của các DNNYtrên TTCK Việt Nam Kết quả của Luận án cho thấy, tính minh bạch thông tin BCTCchưa cao, chỉ đạt mức trung bình Về các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã xét đến 8 nhântố có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin BCTC gồm, quy mô doanh nghiệp,lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán, cơ cấuHĐQT, quy mô HĐQT và sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc(TGĐ) (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCTC củaDNNY, phải kể đến nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Công Phương và NguyễnThị Thanh Phương, kết quả của nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin khôngcao bằng việc đo lường mức độ CBTT của 99 DNNY trên TTCK Hồ Chí Minh(HCM) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, nhóm tác giả kết luận, có 5 nhân tố ảnhhưởng đến mức độ CBTT đó là, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nướcngoài, công ty kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết Các nhân tố khôngảnh hưởng đến mức độ CBTT đó là, tỷ lệ sở hữu nhà nước, đòn bẩy tài chính, quản trịcông ty, số công ty con, lĩnh vực hoạt động, khả năng thanh toán, thị trường niêm yếtvà tính phức tạp của hoạt động kinh doanh (Nguyễn Công Phương và Nguyễn ThịThanh Phương, 2014).

Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án, không thể không kể đếnnghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh, khảosát về quan điểm của người lập và người sử dụng các khía cạnh của BCTC Nghiêncứu này đã trình bày khá chi tiết quan điểm của các đối tượng trên về tần suất, mụcđích sử dụng BCTC, tính kịp thời của BCTC, tầm quan trọng của nguồn công bố thôngtin và của từng BCBP trong BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (NguyễnThị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh, 2014).

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin BCBP

Trang 28

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 - Báo cáo bộ phận (VAS 28) ra đời năm2005, trên cơ sở tuân thủ IAS 14 (VAS 28 chưa có những cập nhật theo IFRS 8), việcáp dụng VAS 28 trong thực tiễn còn nhiều bất cập Thông tin về các bộ phận nếu đượccông bố hợp lí sẽ hữu ích với nhiều đối tượng sử dụng BCTC doanh nghiệp Tác giảPhạm Thị Thủy đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tuân thủ VAS 28 và tính hữu ích củacông bố thông tin BCBP của 30 doanh nghiệp làm mẫu (30 doanh nghiệp có giá trị vốnhóa và tính thanh khoản cao nhất trên TTCK Việt Nam) Tuy nhiên, nghiên cứu mớidừng ở kết quả khảo sát tổng quan áp dụng VAS28, chưa có nội dung đánh giá cụ thểxem mức độ tuân thủ ở từng nội dung trong qui định (Phạm Thị Thủy, 2012).

Trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trình bày và công bố báocáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM” Bằngkhảo sát BCTC của 308 doanh nghiệp có BCTC niêm yết năm 2012, nghiên cứu đã xácđịnh các nhân tố ảnh hưởng đến công bố BCBP theo VAS 28, đồng thời nghiên cứucũng mô tả chi tiết lý do các doanh nghiệp không công bố thông tin bộ phận Kết quảkiểm định cho thấy, có sự tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp, chấtlượng công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính với mức độ công bố thông tin BCBP; sựtương quan ngược chiều giữa tỷ lệ quyền sở hữu của cổ đông nhỏ, chất lượng công tykiểm toán và đòn bẩy tài chính với mức độ công bố thông tin BCBP Đồng thời, có sựtương quan ngược chiều giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính, từ đó, tác giả đã chỉra nguyên nhân những tồn tại trong việc thực thi VAS 28 cũng như những hạn chế cầnđược cải tiến trong khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng và sốlượng thông tin bộ phận được công bố (Trần Thị Thúy An, 2013)

Hơn nữa, cũng nghiên cứu về công bố thông tin bộ phận: “Hoàn thiện báo cáobộ phận trong kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế” Tácgiả đã chọn mẫu là 118 DNNY trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM có BCTCniêm yết năm 2010 Kết quả cho thấy, có mối liên hệ giữa khả năng sinh lời với việccông bố thông tin BCBP Những công ty có khả năng sinh lời thấp sẵn sàng công bốnhiều thông tin BCBP hơn Bằng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định các giảthiết đưa ra, nghiên cứu đã đưa ra nhiều bất cập, hạn chế còn tồn tại Các doanh nghiệplập BCBP đa phần chỉ nhằm mục đích đối phó Việc công bố thông tin BCBP chưa thậtsự nhằm mục đích đánh giá đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp, ngoài ra, tác giả

Trang 29

cũng đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công bố thông tin bộ phận của cácdoanh nghiệp Việt Nam (Nguyễn Thị Phương Thúy, 2010)

2.2.3 Đánh giá chung các nghiên cứu đã thực hiện trong nước về CBTTBCTC, công bố thông tin BCBP

Từ khi TTCK Việt Nam thành lập, sau một quá trình hoạt động có thể thấy, thịtrường bị chi phối bởi tâm lý ra quyết định đầu tư theo tâm lý đám đông chiếm tỷ lệkhá cao, trước tình hình này, vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK được đặt ra khánhiều Sau nhiều thất bại trong đầu tư theo tâm lý đám đông, không dựa trên nguồn dữliệu thông tin BCTC và sự không công bằng trong tiếp nhận thông tin giữa các nhà đầutư, dẫn đến nhu cầu cấp thiết đặt ra cho các DNNY về tính minh bạch trong thông tinBCTC nói chung và cung cấp thông tin BCBP đầy đủ nói riêng Từ đây, các nhànghiên cứu, chuyên gia bắt đầu có những nghiên cứu về tính hữu ích thông tin BCTC,thông tin BCBP của các DNNY trong quá trình đầu tư chứng khoán; yêu cầu về tínhminh bạch thông tin BCTC, thông tin BCBP cũng được quan tâm nghiên cứu nhiềuhơn Ngoài một số kết quả đạt được như đã phân tích trong từng nghiên cứu ở trên,những nghiên cứu này còn đạt được những kết quả sau:

(1) Đưa ra bức tranh tổng quát về tình hình công bố thông tin BCBP của cácDNNY, cũng như những đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trêncác phương diện khác nhau.

(2) Đưa ra các đánh giá về mức độ công bố thông tin BCBP, mức độ tuân thủchuẩn mực kế toán VAS 28 - BCBP hiện nay của các DNNY, cũng như đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP.

(3) Đề ra một số giải pháp hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP củacác DNNY.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế:

(1) Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của các nghiên cứu được thựchiện chủ yếu nhằm làm rõ việc tuân thủ VAS 28 - BCBP tại các DNNY, đánh giá mứcđộ tuân thủ quy định chuẩn mực Chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá tínhhữu ích của việc công bố thông tin BCBP, cũng như xem xét những khó khăn khi tuânthủ khuôn mẫu trong quá trình công bố thông tin BCBP trong BCTC

(2) Các nghiên cứu trước khi xem xét quy định về chuẩn mực kế toán, chưa gắnkết với yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa gắnkết và làm rõ đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Cụ thể, sự hài

Trang 30

hoà theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 8 - BCBP chưa được nghiên cứu rõ ràng.

2.3 Kết luận

Qua việc tổng hợp kết quả nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công bốthông tin BCTC nói chung, công bố thông tin BCBP nói riêng có thể thấy, có nghiêncứu đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ công bố thông tin Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu đều chỉ xem xét mức độ tuânthủ chung chung, chưa cụ thể từng nội dung để có giải pháp cụ thể cho vấn đề tăngcường mức độ công bố thông tin BCBP nói riêng hay chất lượng thông tin BCTC côngbố nói chung Các nghiên cứu trên thế giới ít thực hiện bước nghiên cứu tổng thể bằngphương pháp định tính để khám phá các nhân tố mới, mà chủ yếu thừa nhận và vậndụng đầy đủ các nhân tố đã thực hiện ở các mô hình trước với cỡ mẫu ngày càng rộnghơn Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mứcđộ tuân thủ chuẩn mực kế toán VAS 28 - BCBP, và xem xét các nhân tố ảnh hưởng(thuộc đặc tính doanh nghiệp) với mức độ với mức độ công bố thông tin BCBP.Phương pháp nghiên cứu tập trung sử dụng các mô hình phân tích, chưa có nghiên cứunào có sự khẳng định từ phân tích định tính để kết quả logic hơn Ngoài ra, việc đánhgiá công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK Việt Nam dưới góc độ của nhàđầu tư và đối tượng sử dụng thông tin cũng là nội dung chưa từng được xem xét trongcác nghiên cứu trước đây Đây chính là khe hổng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễnvề việc công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK Việt Nam Từ việc xácđịnh khe hổng trong nghiên cứu, qua Luận án này, tác giả mong muốn đem lại cái nhìnđầy đủ hơn về thực trạng lập và công bố thông tin BCBP dựa trên các yếu tố bắt buộcvề công bố của VAS 28 tại thời điểm nghiên cứu, mức độ công bố thông tin BCBP tạiDNNY trên TTCK Việt Nam năm 2015 cũng như trong giai đoạn 2011-2015 Việctuân thủ quy định VAS 28 của các DNNY sau 12 năm áp dụng tại Việt Nam đượcnghiên cứu trên cơ sở mẫu nghiên cứu là 50 doanh nghiệp được giải báo cáo thườngniên 2016, là những DN có tính thanh khoản cao nhất trên TTCK để xem xét các nhântố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP trong một khoảng thời gian 2011-2015 Luận án không những đánh giá được mức độ công bố thông tin BCBP và cácnhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, mà còn có những con số cụthể về việc tuân thủ từng nội dung theo quy định trong VAS 28 (các nghiên cứu trướcđây chưa đi vào đánh giá chi tiết) Bên cạnh đó, Luận án cũng phân tích dựa trên kết

Trang 31

luận của các chuyên gia để thấy được xu hướng thay đổi qui định công bố thông tinBCBP tại Việt Nam khi hài hòa tuân thủ thông lệ quốc tế, từ đó có giải pháp xây dựngquy định ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích tính hữu ích của thông tin BCBP, tác giảđưa ra những đề xuất thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin BCBPtrên BCTC

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thực trạng công bố thông tin BCBP trên BCTC của cácDNNY, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin này và đề xuất giải pháphoàn thiện việc công bố thông tin BCPB trên BCTC tại các DNNY.

Từ mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, Luận án sẽ làm rõ cơ sở lý thuyết vềthông tin kế toán, thông tin báo cáo tài chính và công bố thông tin báo cáo tài chính, cụthể là việc công bố thông tin báo cáo tài chính bộ phận như: căn cứ, nội dung, phươngpháp lập và tác dụng của việc công bố thông tin BCBP trên BCTC

Để đạt được mục tiêu trên, luận án trả lời các câu hỏi sau:

(1) Công bố thông tin BCBP trong BCTC có hữu ích đối với đối tượng sử dụngthông tin không?

(2) Thực trạng mức độ công bố thông tin BCBP trong BCTC của các DNNYtrên TTCK Việt Nam trong thời gian qua?

(3) Nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP trong BCTCcủa các DNNY trên TTCK Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mốitương quan giữa chúng?

(4) Cần làm gì để việc công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK ViệtNam đáp ứng được yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin?

Mục tiêu nghiên cứu được phân tích chi tiết như sau:

(1) Thứ nhất, khảo sát việc công bố thông tin BCBP của các DNNY trên sàngiao dịch chứng khoán Việt Nam để đánh giá mức độ tuân thủ qui định của VAS 28 vềBCBP; và ý kiến của nhà đầu tư, kiểm toán viên, và người lập BCTC (doanh nghiệp),về tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP cũng như những khó khăn trong việccông bố thông tin BCBP trên BCTC tại các DNNY

(2) Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tinBCBP thông qua các chỉ tiêu về quy mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán, lĩnh vựchoạt động, khả năng sinh lời, thị trường niêm yết của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo,mức độ tập trung vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp

Trang 32

(3) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao việc công bố thông tin BCBPtrên BCTC tại các DNNY; các giải pháp mang tính khoa học và khả thi, trên cơ sở vậndụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn thiện việc công bố thông tinBCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tại Việt Nam

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu trên, mức độ tuân thủ qui định trongVAS 28 được tác giả xác định thông qua việc công bố thông tin bộ phận theo qui định.Bên cạnh đó, tác giả cũng xây dựng giả thiết nghiên cứu dựa trên mối quan hệ của biếnphụ thuộc là mức độ công bố thông tin BCBP và các biến độc lập đó là quy mô doanhnghiệp, ngành nghề kinh doanh, chủ thể kiểm toán, khả năng sinh lời, thị trường niêmyết, tài sản đảm bảo, mức độ tập trung vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp Trên cơ sởkết quả nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đưa ra những phương hướng, giảipháp nhằm hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP trong BCTC của DNNY

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc công bố thông tin BCBP trong

hệ thống BCTC tại các DNNY trên TTCK Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu, thông qua nghiên cứu việc công

bố thông tin BCBP, tác giả muốn nhấn mạnh đến các vấn đề trong công bố thông tinBCBP bao gồm, lý luận cơ bản về việc công bố thông tin, công bố thông tin BCBP vàthực trạng công bố thông tin BCBP tại các DNNY ở Việt Nam; đề xuất giải phápnhằm tăng cường mức độ công bố thông tin BCBP, phát huy tính hữu ích của thôngtin BCBP từ kết quả nghiên cứu ở nội dung thực trạng Về phạm vi không gian, luậnán nghiên cứu việc công bố thông tin BCBP trong hệ thống BCTC tại các DNNY trênTTCK Việt Nam được bình chọn giải Báo cáo thường niên năm 2016 Về phạm vithời gian, tác giả thu thập số liệu là giai đoạn 2011-2015 từ các doanh nghiệp đạt giảinăm 2016

Việc lựa chọn DNNY được giải thưởng Báo cáo thường niên 2016 xuất phát từlý do sau, phần lớn các doanh nghiệp trong số đó là doanh nghiệp lớn, có nhiều hoạtđộng kinh doanh, tiến hành hoạt động kinh doanh ở nhiều khu vực địa lý khác nhau;đây cũng là những doanh nghiệp có vị trí quan trọng trên thị trường, được đánh giá cao,nên khả năng tự nguyện công bố thông tin cao hơn các doanh nghiệp khác

Tiêu chí bình chọn giải Báo cáo thường niên dựa trên tính chuẩn mực, minhbạch, chuyên nghiệp và sáng tạo dựa trên cách thức mà doanh nghiệp công khai thông

Trang 33

tin, không căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đề caocác doanh nghiệp làm tốt nội dung quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị doanhnghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vì cộng đồng và xã hội

Thông tin BCBP được công bố trên nhiều báo cáo khác nhau, trong nhiều thờiđiểm khác nhau, tuy nhiên trong Luận án này, tác giả chỉ tập trung vào việc công bốthông tin BCBP trên BCTC năm của các DNNY trên TTCK

Tác giả cũng xem xét mức độ công bố thông tin BCBP qua đánh giá của nhàđầu tư, kiểm toán viên, người lập BCTC, nhằm giải thích kết quả của nghiên cứu địnhlượng, từ đó đề xuất định hướng hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP để nâng caotính hữu ích của thông tin này

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: Nghiên cứu tổng thể bằngphương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu kiểm định bằng phương phápnghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm STATA 12 để tập hợp số liệu khảo sát vàphân tích số liệu

(1) Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua khảo sát các kết quả nghiêncứu được thực hiện trước đó trên thế giới và ở Việt Nam, để tìm hiểu sâu hơn về cáchđo lường mức độ công bố thông tin BCBP, những nhân tố ảnh hưởng đến công bốthông tin BCBP của các DNNY Tiếp tục nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận vàtrao đổi trực tiếp với các chuyên gia chứng khoán, tài chính, kế toán, các tổ chức đầu tưvà các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, đại diện là nhà đầu tư, kiểm toán viên vàngười lập BCTC Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả muốn khẳng định mức độảnh hưởng của các nhân tố mà tác giả đã xây dựng trong mô hình, cũng như đánh giátính hữu ích của công bố thông tin BCBP qua các đặc điểm định tính của thông tin tàichính trên BCTC.

(2) Nghiên cứu kiểm định dựa trên phương pháp định lượng, tiến hành khảo sátmức độ công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK Việt Nam, qua nội dungcông bố thông tin BCBP trong BCTC ở phần thuyết minh BCTC giai đoạn 2011-2015.Luận án cũng tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến với mức độ công bố thôngtin BCBP của các DNNY để xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữacác nhân tố ảnh hưởng và mức độ công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCKViệt Nam trong năm 2015 và cả giai đoạn 2011-2015.

Trang 34

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Tầm quan trọng của việc công bố thông tin BCBP với nhà đầu tư trên TTCKViệt Nam cũng như đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin nói chung đãđược khẳng định Trong Luận án này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp khả thi dànhcho các cơ quan ban ngành và chính các DNNY nhằm cải thiện mức độ và chất lượngthông tin công bố trên TTCK, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về yêu cầu công bốthông tin tài chính, chất lượng thông tin kế toán, chất lượng thông tin BCBP, tăngcường tính hữu ích của thông tin này đối với đối tượng sử dụng thông tin trên TTCK

6.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu làm rõ những nội dung lý luận về công bố thông tin BCBP, tínhhữu ích của công bố thông tin BCBP, nội dung công bố thông tin BCBP và các nhân tốảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP Hơn nữa, một số khung lý thuyết liênquan đến vấn đề công bố thông tin BCTC và thông tin BCBP cũng được đề cập, cungnhư cơ sở xác định tiêu chuẩn đo lường và đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng công bố thông tin BCPB trên BCTCcủa các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa cao Theo tìm hiểu của tác giả,luận án này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá thực trạngcông bố thông tin BCBP trên BCTC của các DNNY trên TTCK thông qua phươngpháp tiếp cận cả phương pháp định tính và định lượng, đặc biệt đo lường các nhân tốảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP dựa trên cơ sở thị trường với việc sửdụng dữ liệu thứ cấp (số liệu được trình bày trên BCTC) và cập nhật cho cả giai đoạn2011 - 2015, vì vậy, kết quả phân tích thực trạng công bố thông tin BCBP trên BCTCcủa các DNNY trên TTCK trong luận án này phản ánh đúng thực tế theo thông tin cáccông ty công bố trên BCTC Bên cạnh đó, kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng từphân tích định lượng được kết hợp với kết qủa thảo luận chuyên gia thêm tính chặt chẽ,chứ không phải chỉ dựa trên kết quả định lượng như các nghiên cứu trước đây tại ViệtNam

+ Dựa trên kết quả về đánh giá thực trạng công bố thông tin BCBP chất lượngBCTC trong giai đoạn 2011- 2015, chi tiết theo từng năm, kết quả về các nhân tố ảnhhưởng đến công bố thông tin BCBP trên BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam,

Trang 35

những kết quả này là cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như cácnhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, cơ quan ban hành chính sách, ủy ban chứngkhoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán tham khảo để từ đó đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC các công ty niêm yết tại ViệtNam cũng như tham khảo trong việc sử dụng thông tin trên BCTC nhằm đưa ra cácquyết định có liên quan một cách hiệu quả Hơn nữa, thông qua kết quả của nghiên cứuthực chứng và thực nghiệm, đề xuất đưa ra có cơ sở thực tiễn hơn, hỗ trợ các chủ thểtham gia trên TTCK có cách thức để tăng cường mức độ công bố thông tin BCBP trênTTCK Việt Nam, đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng.

7 Bố cục của Luận án

Ngoài phần mở đầu và tổng quan nghiên cứu, Luận án được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc công bố thông tin BCBP trong hệ thống BCTC

tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết

Chương 2: Thực trạng công bố thông tin BCBP trong hệ thống BCTC tại các

doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP trong hệ thống

BCTC tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Trang 36

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN

BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNHTẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT

1.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁOTÀI CHÍNH

1.1.1 Thông tin kế toán và thông tin báo cáo tài chính

Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sảnvà sự vận động tài sản (hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong DN nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong DN Theo Jan RWiliams và cộng sự, thông tin kế toán (TTKT) là phương tiện mà chúng ta sử dụng đểđo lường và truyền đạt thông tin về các hoạt động kinh tế Cho dù chúng ta điều hànhDN, đầu tư vốn hay tính toán số tiền lãi từ đầu tư… chúng ta đều tiếp cận với các khái niệm kế toán và TTKT, (Jan R Wiliams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner,Joseph V.Carcello, 2008) Hay nói cách khác, TTKT là những thông tin có được do hệ thống kế toán cung cấp Sản phẩm cuối cùng của TTKT là những quyết định kinh tế hiệu quả từ việc sử dụng những TTKT đó của các nhóm đối tượng khác nhau như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, chính phủ, liên đoàn lao động hoặc những đối tượng khác có quyền lợi đối với DN Các nhóm đối tượng sử dụng TTKT với các nhu cầu thông tin khác nhau đã làm nảy sinh tính đa dạng và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần cung cấp Thông tin kế toán là những thôngtin được trình bày trong các BCTC của DN, giữ vai trò kết nối một công ty với rấtnhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nóđóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích, cóthể giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định một cách hợp lý, thỏa mãn mục tiêucủa họ.

Lập, lưu hành báo cáo kế toán là giai đoạn cung cấp thông tin và truyền thôngtin đến người ra quyết định Các nhà quản trị, người sở hữu và người thuộc nội bộdoanh nghiệp, người ngoài doanh nghiệp đều là những người có thể dùng thông tin kếtoán Hệ thống kế toán phải cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệpcũng như những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động tài chính của

Trang 37

doanh nghiệp Mỗi người sử dụng sẽ yêu cầu loại thông tin khác nhau, tùy thuộc vàoloại quyết định người đó cần đưa ra Để sử dụng có kết quả các thông tin kế toán,người sử dụng phải hiểu được các số liệu kế toán và biết kết hợp các số liệu đó, biết ýnghĩa của chúng

Thông tin kế toán là thuộc nhóm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, phảnánh hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Thông tin kế toáncung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp Do vậy,sự phân loại cơ bản đối với thông tin kế toán bao gồm thông tin kế toán tài chính vàthông tin kế toán quản trị

Thông tin kế toán tài chính hay thông tin BCTC ngoài cung cấp các thông tin vềtình hình tài chính cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, còn cung cấp cho các đối tượng bênngoài như nhà đầu tư, cơ quan thuế, chủ nợ, Về đặc điểm, thông tin kế toán tài chínhlà loại thông tin thực tế về các hoạt động kinh tế đã diễn ra, có độ tin cậy cao (các bằngchứng tin cậy, khách quan, là chứng từ đã chứng minh được điều này), là thông tin cógiá trị về mặt pháp lý (được các cơ quan chức năng sử dụng để quản lý) Về tình hìnhtài chính, thông tin kế toán phản ánh tình hình tài sản; tình hình nợ phải trả; tình hìnhvốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ Về kết quả hoạt động,thông tin kế toán cho thấy doanh nghiệp có vận hành tốt hay không, lĩnh vực nào manglại thành công, lĩnh vực nào không mang lại thành công cho doanh nghiệp, điểm mạnhvà điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải thay đổi gì để cải thiệntình hình của doanh nghiệp để gia tăng giá trị doanh nghiệp

Thông tin BCTC có vai trò là thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ các hoạtđộng của doanh nghiệp, được trình bày tốt nhất qua mô hình thông tin, trên các báo cáotài chính Thông tin BCTC là những thông tin giải thích quá trình lập BCTC và thôngtin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán Kiểm toán viên là người xem xét độclập, chứng nhận những báo cáo này, xem chúng có được trình bày trung thực, đúng vớitình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không và có phù hợp với nguyêntắc kế toán đã được thừa nhận hay không

Thông tin kế toán quản trị là thông tin quản lý, không phải thông tin tàichính đơn thuần Thông tin kế toán quản trị hướng đến cung cấp thông tin cho nhàquản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh trongdoanh nghiệp

Trang 38

Đề cập đến vai trò của thông tin kế toán, có thể khẳng định thông tin kế toán đượctạo ra nhằm hỗ trợ cho nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau Thôngtin kế toán đáng tin cậy nên các đối tượng sử dụng thông tin có thể đặt niềm tin vào đó đểđưa ra quyết định Để đánh giá độ tin cậy này, người sử dụng thông tin dựa trên hai đặctrưng quan trọng của thông tin là, tính trung thực và có thể kiểm tra, tính trung thực củathông tin kế toán có quan hệ tương tác với đặc trưng “có thể kiểm tra”, tác động đến tínhhữu ích của thông tin Việc công bố thông tin kế toán về lâu dài sẽ giúp cho TTCK hoạtđộng minh bạch hơn, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu của tất cả các cổ đông trong doanhnghiệp, cũng như các đối tượng sự dụng thông tin khác trên thị trường

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, họ sử dụng thông tin kế toán để xác định

mục tiêu kinh doanh, đưa ra quyết định, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh đểhoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn Vai trò của kế toán trong cung cấp thôngtin cho các nhà quản trị là liên kết các quá trình quản lý với nhau và liên kết doanhnghiệp với môi trường bên ngoài.

Đối với chủ sở hữu, họ quan tâm đến lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là

căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết bao gồm cả quyết định phân chia cổ tức.Đồng thời, qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán, họ có thể đánh giá nănglực, trách nhiệm của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp là tốt hay xấu

Đối với nhà đầu tư (NĐT), thông tin kế toán là sơ sở để ra các quyết định đầu

tư, mục tiêu chính của nhà đầu tư là luôn muốn đầu tư vào doanh nghiệp có tỷ lệ hoànvốn cao nhất trong thời gian ngắn nhất Do vậy, trước khi đầu tư, họ cần thông tin vềtình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đếnquyết định; lúc này, thông tin kế toán được xem như là một loại thông tin cơ bản cungcấp cho NĐT trên TTCK Thông qua phân tích thông tin kế toán, NĐT sẽ tìm hiểu hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, rủi ro tài trợ của doanh nghiệp ra sao,thu nhập mong muốn là bao nhiêu, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, để ra các quyếtđịnh cuối cùng là có đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các đối tượng cho vay và chủ nợ, các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng

như nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay hoặc cung cấp đều có nhu cầuthông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nghĩa là, doanh nghiệp có đủ khảnăng chi trả hay không, thông tin có được để trả lời các câu hỏi của đối tượng này dựavào thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp

Trang 39

Đối với cơ quan thuế, các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa vào tài

liệu kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập Các cơ quan thuế thường lấy số liệulợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luậtđịnh để xác định lợi tức chịu thuế.

Đối với cơ quan nhà nước, số liệu kế toán của doanh nghiệp là cơ sở để tổng

hợp cho ngành, địa phương; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá nhằm định ra các chínhsách kinh tế thích hợp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô.

1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính

1.1.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Khái niệm BCTC được nhìn nhận theo hai quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu racủa hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính,kết quả tài chính của doanh nghiệp BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tàichính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sốđông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấykết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB,2012) Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốnchủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu vàphân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền Thông thường, một hệ thống BCTC bao gồm:báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo vốn chủ sở hữu; báocáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC Theo chuẩn mực kế toán VAS 21-Trình bàybáo cáo tài chính và quy định công bố thông tin trên TTCK Việt Nam trong thông tư155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, BCTC của DNNY bao gồm: Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyếtminh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán Trường hợp DNNY làdoanh nghiệp mẹ của một tổ chức khác thì BCTC bao gồm BCTC của doanh nghiệpmẹ và BCTC hợp nhất Khi đề cập đến lợi ích của nhiều đối tượng sử dụng thông tinthì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh tếv.v… Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về BCTC Vì vậy, định nghĩavề BCTC cũng không phải là duy nhất và bất biến

Quan điểm thứ hai cho rằng, mặc dù thông tin BCTC truyền thống trình bày trêncơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán, nhưng chỉ mang tính chất quá khứ nên không đáp

Trang 40

ứng nhu cầu thông tin cần thiết hiện nay của người sử dụng Ngày nay, những thay đổitrong môi trường kinh doanh quốc tế theo xu hướng hội nhập, yêu cầu cần xem xét lạivề bản chất cũng như nội dung của các BCTC của doanh nghiệp Thông tin BCTCkhông chỉ gắn liền thông tin tài chính, mà nó còn bao gồm những thông tin phi tàichính (Ali shah.S.Z, 2009) Theo Ferdy Van Beest (2013) các nhà nghiên cứu trướcđây khi đo lường chất lượng thông tin thường sử dụng định lượng và tập trung vàonhững khía cạnh cụ thể của thông tin BCTC như: chất lượng lợi nhuận, mô hình giá trịphù hợp thông tin BCTC được hiểu theo nghĩa rộng hơn, khái niệm đa chiều hơn Cácchiều khác nhau của thông tin BCTC được đánh giá hướng đến sự hữu ích của thôngtin, do đó nó phải dựa trên cơ sở thông tin tài chính và phi tài chính cũng như các côngbố bắt buộc và tự nguyện như trong BCTC thường niên của doanh nghiệp Thông tinBCTC đảm bảo chức năng thiết yếu cho thị trường vốn hiệu quả, vì vậy doanh nghiệpngoài việc công bố BCTC truyền thống theo quy định luật pháp cần phải bổ sungnhững báo cáo mang tính chất tự nguyện về những phân tích đánh giá, các dự báo củanhà quản lý.

1.1.2.2 Mục đích và tác dụng của báo cáo tài chính

BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, một mặt nó phản ánh khách quan cácgiao dịch và sự kiện kinh tế đã xảy ra nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắccủa môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp Chính vì vậy, ở những thời đạikhác nhau, trong những môi trường cụ thể khác nhau, kế toán cũng được sử dụng chonhững mục đích khác nhau và BCTC cũng có những mục đích khác nhau Lịch sử kếtoán thế giới đã chứng minh rằng, kế toán được sử dụng cho những mục đích khácnhau không phải do người cung cấp thông tin quyết định mà chính là người sử dụngthông tin quyết định Do vậy, mục tiêu và nội dung thông tin trình bày trên báo cáo tàichính chịu sự chi phối của những người sử dụng thông tin Như đã trình bày ở trên, đốitượng của thông tin BCTC không chỉ nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý chứcnăng của Nhà nước mà bao gồm cả bên thứ ba như: nhà đầu tư, người cho vay, kháchhàng,…, vì vậy thông tin BCTC cung cấp phải giải quyết hài hòa được lợi ích của cácđối tượng sử dụng thông tin này, không nên chỉ chú trọng một đối tượng cụ thể nào,bởi khi chú trọng đối tượng sử dụng thông tin này thì sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích củađối tượng sử dụng thông tin khác

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế trong IAS01- Trình bày BCTC thì:

Ngày đăng: 28/01/2019, 05:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w