1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án trên địa bàn thành phố hải dương, tỉnh hải dương

112 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Trong những nămtrước đây, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không được các chủ dự án quan tâm đã gây bất lợi cho đời sống của những người dân bị thu hồi đất mà kế sinh nhai của họ là gắ

Trang 1

HỒI ĐẤT MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG,

TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 60 85 01 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN 2014

Trang 2

2

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội,

an ninh và quốc phòng, trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có thêm nhữngchức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tưphát triển Do đó việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quantâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, quan trọng, là điều kiện ban đầu vàtiên quyết để triển khai các dự án Công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sứcnhạy cảm và phức tạp, nó tác động tới mọi vấn đề về đời sống kinh tế, văn hóa xãhội, an ninh quốc phòng và cả vấn đề tâm linh của mọi tầng lớp trong nhândân Ảnh hưởng trực tiếp đến Nhà nước, chủ đầu tư và đặc biệt là đối với các tổchức, cá nhân có đất bị thu hồi

Luật đất đai 2013 đã có nhiều quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất Bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất cócùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thìđược bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thuhồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sốngkinh tế, xã hội, nhân văn của nhiều người, của cả cộng đồng dân cư Giải quyếtkhông tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bịảnh hưởng khi thu hồi đất dễ dẫn đến bùng phát khiếu kiện Tình trạng tiến độ giảiphóng mặt bằng chậm là rất phổ biến làm chậm tiến độ thực hiện dự án Từ đó gâynên sự mất ổn định về kinh tế, xã hội và chính trị nói chung

Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của tỉnhHải Dương, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Do vậy, từ năm 2003 đến nay đã thu hút được hàng trăm dự án lớn như kết cấu hạtầng, khu

Trang 4

đô thị, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ … Để triển khai xây dựng các dự án,công tác bồi thường GPMB được là khâu quan trọng và là yếu tố tiên quyết, mặc dùcác ngành, các cấp và nhất là ở cơ sở đã có nhiều cố gắng Tuy nhiên, trong chínhsách và tổ chức thực hiện việc đền bù thiệt hại và TĐC ở Hải Dương vẫn còn nhiềutồn tại: hiện tượng khiếu nại kéo dài, một số nơi chậm triển khai hoặc triển khaichưa phù hợp với chính sách, hồ sơ quản lý đất đai chưa đầy đủ Nhiều dự ánkhông đảm bảo tiến độ GPMB, thậm chí có những dự án không thể thực hiện côngtác giao đất do cơ chế bồi thường hỗ trợ, tái định cư còn nhiều vướng mắc chưatương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân Nhữngvướng mắc, bất cập nào về mặt chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC cần phải tiếp tụckiến nghị tháo gỡ là các câu hỏi cần phải được giải đáp qua thực tiễn để đề xuất giảipháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB, góp phần hoàn thiện chính sách đất đai trongthời gian tới.

Ảnh 1: Sơ đồ hành chính tỉnh Hải Dương.

Để kịp thời có những giải pháp tích cực trong công tác bồi thường GPMB khiNhà nước thu hồi đất, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đang bức xúc hiện nay.Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tácbồi

Trang 5

thường, GPMB đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, dưới sự hướng

dẫn của thầy giáo TS Hoàng Hải tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một số dự án trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương”

2 Mục têu nghiên cứu

- Ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời sống của người dân có đất thu hồitại các dự án nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ tương

hỗ giữa công tác quản lý đất đai và công tác giải phóng mặt bằng cũng như nhữngtác động, những ảnh hưởng chung tới những đối tượng thuộc diện GPMB trước vàsau khi dự án được triển khai trên địa bàn nghiên cứu

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất và lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn của công tácGPMB cũng như nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai từ đórút ra kinh nghiệm, làm nguồn tham khảo cho những trường hợp tương tự trên địabàn nghiên cứu Với mục tiêu giúp cho các đối tượng thuộc diện giải phóng mặtbằng ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở pháp lý và thực tễn về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng

1.1.1 Khái niệm về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.1.1.1 Thu hồi đất

“Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sửdụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lýtheo quy định của Luật đất đai hiện hành’’

1.1.1.2 Bồi thường

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi chongười thu hồi đất”

1.1.1.3 Hỗ trợ

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việcNhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làmmới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.”

1.1.1.4 Tái định cư

Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinhsống, làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể né tránh khỏi khiNhà nước thu hồi hoặc trưng dụng đất đai để thực hiện các dự án phát triển

1.1.1.5 Một số khái niệm liên quan khác

- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyếtđịnh hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất

- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợpđồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất

- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổnđịnh là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó

- Nhận quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được ngườikhác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hìnhthức

Trang 7

chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.

- Giá quyền sử dụng đất (giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tíchđất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụngđất

- Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối vớimột diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định

- Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp

được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định

Trong phát triển nông nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng cũng có vai tròquan trọng không kém Các dự án tu bổ đê điều để phòng chống lụt bão, các dự ánxây dựng mở rộng kênh mương góp phần vào tăng sản lượng nông nghiệp, nhândân yên tâm đầu tư vào sản xuất

Có nhiều dự án được nhân dân ủng hộ đã hoàn thành và đi vào hoạt độngnhưng cũng có những dự án không được nhân dân đồng tình vì nó ảnh hướng trựctiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai của họ Nhiều khi lỗi lại là do chủ đầu tư hay

do chính sách quản lý của địa phương chưa phù hợp dẫn đến các dự án chậm tiến

độ thực hiện gây ảnh

Trang 8

hưởng đến sự phát triển chung của đất nước và của địa phương Vì vậy công tác bồi thường GPMB góp một phần không nhỏ và thành công của dự án.

Thực tế cho thấy các ngành, các cấp cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồithường GPMB để đất nước phát triển đồng bộ và kịp thời cơ, nâng cao đời sốngcủa nhân dân và giảm thiểu sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị

- Về giá đất để tnh bồi thường: việc xác định giá đất theo quy định của pháp

luật đất đai năm 2003 có ba lần thay đổi, cụ thể như sau:

Lần thứ nhất: theo quy định tại Nghị định số 197/2004 thì giá đất để tính

bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết địnhthu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ;không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất Điều này cónghĩa là giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất quy định tại bảng giá đất hàngnăm

Lần thứ hai: quy định về xác định giá đất để tính bồi thường đã được sửa đổi,

bổ sung tại Nghị định số 17/2006, lần này giá đất để tính bồi thường là giá đất theomục đích đang sử dụng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố;không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất; trườnghợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thườngthì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụthể cho phù hợp Như vậy, kể từ ngày 5/2/2006 thì việc xác định giá đất để bồithường phải theo giá đất thị trường

Lần thứ ba: trong lần này việc xác định giá đất để bồi thường được thực hiện

theo quy định tại khoản Điều 11 Nghị định số 69/2009, cụ thể là khi phê duyệtphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà giá đất

do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm quyết định thu hồi đất chưa sátvới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiệnbình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sửdụng đất thực tế trên thị trường để xác định lại giá đất cụ thể cho phù hợp

Hiện tại theo pháp luật đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP đãquy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì việc

Trang 9

xác định giá đất để tính bồi thượng được xác định phù hợp với giá thị trường tại thờiđiểm thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, nguyên tắc xác định giá đất để bồi thường là không bồi thườngtheo giá sẽ chuyển mục đích sử dụng đất mà phải theo giá chuyển nhượng quyền

sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường của loại đất thu hồitại thời điểm thu hồi đất

- Về tái định cư: Tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất ở và

tài sản gắn liền với đất là nhà ở cho những người dân bị thu hồi đất để xây dựngcác dự án TĐC còn bao gồm hàng loạt các hoạt động nhằm hỗ trợ cho người bịảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống

về nhà ở, đất ở, tạo điều kiện phát triển những cơ sở kinh tế và văn hoá - xã hội.TĐC nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - văn hoá - xã hội đối với một bộphận dân cư phải di chuyển tới nơi ở mới vì sự phát triển chung của toàn xã hội

Vì vậy, các dự án TĐC cũng được coi là dự án phát triển và phải được thực hiệnnhư các dự án phát triển khác Cần thực hiện một chính sách TĐC bắt buộc sẽ tạonên một môi trường pháp chế lành mạnh khi Nhà nước cần thu hồi đất phục vụ chocác mục đích công cộng của quốc gia Mặt khác, cần cải tiến cách hiểu và lập kếhoạch thực hiện dự án tái định cư, sao cho các dự án luôn hướng tới sự pháttriển, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn về môi trường, xã hội, phươngthức này phù hợp với hai mục tiêu là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững

- Vấn đề ổn định nơi ở:

+ Một số khu TĐC không đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng tối thiểu như: hệthống điện, nước, đường giao thông, trường hoặc trạm xá, từ đó ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của những người TĐC

+ Bố trí TĐC chưa quan tâm tới các yếu tố cộng đồng dân cư, tập quán sinhhoạt, sản xuất Ví dụ người sản xuất nông nghiệp bị chuyển đến khu TĐC cao tầngkhông có tư liệu sản xuất trong khi việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa

có chế tài chặt chẽ

+ Việc xây dựng khu tái định cư còn chậm, nhiều khi có quyết định thu hồiđất hoặc thậm chí khi tiến hành bồi thường mới quan tâm đến Từ khâu chuẩn bịkhông được kỹ do sự bức bách về thời gian dẫn đến thiếu các điều kiện tối thiểu

Trang 10

+ Chưa có quy định tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đấtkhi được bồi thường ở khu TĐC, nên người dân không biết mình có quyền và nghĩa

vụ gì Họ không vào các khu TĐC mà yêu cầu bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ởmới dẫn đến tình trạng thừa chỗ trong các khu TĐC

+ Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trongviệc xây dựng khu TĐC, nên có tình trạng khoán trắng cho chủ dự án dẫn đến cónhững công trình TĐC chất lượng không đảm bảo

+ Ổn định đời sống và phong tục tập quán của người dân: phải xây dựng khuTĐC với điều kiện sống cao hơn so với trước khi di dời Mặt khác, phải quan tâmđến phong tục, tập quán trong nhóm người, quan hệ họ hàng, cộng đồng Đốivới khu TĐC cần xây dựng các quy định về lối sống, an ninh trật tự, tạo sự yên tâmcho người mới chuyển đến

Những tồn tại trên đây khó tránh khỏi trong quá trình CNH, HĐH phát triểnđất nước, một khi các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, nhận thức của cáccấp, các ngành về TĐC chưa đầy đủ

- Vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp: Thông thường việc chuyển đổi nghề

nghiệp cho những người bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn Trong những nămtrước đây, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không được các chủ dự án quan tâm

đã gây bất lợi cho đời sống của những người dân bị thu hồi đất mà kế sinh nhai của

họ là gắn liền với đất, nhiều dự án thực hiện công tác hỗ trợ việc làm thông quaviện trợ bằng cách là cấp một khoản tiền nhất định Khoản tiền này sẽ phát huy tácdụng khác nhau: với người năng động hoặc có khả năng thì nó được đầu tư sinh lợi,ngược lại với một số người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng cho sinh hoạt cánhân trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó dẫn đến hết tiền, thất nghiệp,ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và đã có những người mắc các tệ nạn xã hội Vìvậy, tạo công ăn việc làm để người dân bị thu hồi đất có thu nhập ổn định là tráchnhiệm của chủ dự án cũng như của cả người dân được hỗ trợ việc làm trong thời

kỳ phát triển, tạo điều kiện ổn định cuộc sống gia đình, ổn định xã hội, thúc đẩynền kinh tế phát triển

- Mối quan hệ giữa bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trong công tác GPMB thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC đảm bảo việc bồi

Trang 11

thường về đất đai và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng chínhsách, hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi bằng nhữngchính sách phù hợp để tạo hướng phát triển tạo việc làm và ổn định đời sống.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện khi Nhà nước thu hồimột phần đất hay toàn bộ thửa đất cùng tài sản gắn liền với đất của người dân,cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác để đảm bảo lợi ích cho người có đất bịthu hồi

Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước thuhồi toàn bộ phần đất và công trình xây dựng, tài sản trên đất (hoặc phần còn lạikhông thể tiếp tục sử dụng được) Cùng với chính sách TĐC là các chính sách hỗtrợ để phát triển tạo việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải

di chuyển chỗ ở

Như vậy, tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất ở, nhà ở vàtài sản gắn liền với đất ở, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống chongười có đất bị thu hồi Ngoài ra TĐC còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợcho người có đất thu hồi bị tác động do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra,nhằm khôi phục và cải thiện mức sống

1.1.3 Lý luận địa tô của Các Mác trong việc định giá bồi thường thiệt hại đất và tài sản gắn liền với đất

Dưới bất kỳ chế độ sở hữu đất đai nào, người sử dụng đất cũng được trả mộtkhoản tiền bồi thường khi bị thu hồi đất Trong điều kiện sở hữu đất đai là hình thức

sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thì việc người sử dụng đất đượcNhà nước trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất là điều hiển nhiên, với điều kiệnngười sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình Để phục vụ sự pháttriển kinh tế xã hội của đất nước, lợi ích an sinh xã hội tất yếu dẫn đến việc Nhànước phải thu hồi đất Vì vậy việc bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất vàcác tài sản gắn liền với đất cũng là vấn đề tất yếu Việc giải quyết mối quan hệ nàychính là giải quyết mối quan hệ giữa người được giao quyền sử dụng đất mới vàngười sử dụng đất bị thu hồi

Trang 12

Trong điều kiện Nhà nước thu hồi đất cho mục đích công cộng, lợi ích quốc giathì trường hợp này giống như là hình thức chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mụcđích sử

Trang 13

dụng đất nhưng là hành vi chuyển quyền sử dụng đất đặc biệt, và đây cũng khôngphải là sự tự nguyện mà là một sự bắt buộc phải thực hiện hành vi đó Bởi vậy, việcgiải quyết thoả đáng lợi ích của người bị thu hồi đất là hết sức cần thiết và quan trọng,thể hiện ở việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất bị thu hồi Đây là vấn đềchủ yếu cần được xem xét nhằm giải quyết thoả đáng lợi ích cho người bị thu hồi đất.

Lý luận địa tô Các Mác vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn

đề trên, cụ thể là:

- Tiền bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất cho người có đất

bị thu hồi được lấy từ người sử dụng đất mới Khoản tiền mà người sử dụng đất mớiphải trả ít nhất là bằng với số tiền bồi thường cho người bị thu hồi cả về đất và tàisản gắn liền với đất[19]

- Cơ sở và mức tính bồi thường: Theo lý luận địa tô của Các Mác thì độ phìnhiêu và vị trí của đất đai là cơ sở cho việc tính toán mức phải trả cho người sửdụng đất Độ phì nhiêu và vị trí đất đai ở đây bao gồm cả các yếu tố tự nhiên vànhân tạo, tức là các chi phí đầu tư của con người làm thay đổi độ phì nhiêu và vị trícủa mảnh đất được sử dụng cũng được tính đến Bởi vậy, để tính mức đền bùcho người sử dụng đất bị thu hồi nên căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Loại đất bị thu hồi: Dựa vào việc phân loại đất theo quy định của pháp luật

hiện hành như đất nông nghiệp, phi nông nghiệp Cần lưu ý tới yếu tố nhân tạo, tức

là vai trò của con người tác động vào đất đai Ví dụ đối với đất nông nghiệp thìngoài yếu tố độ phì tự nhiên, cần chú ý đến độ phì nhân tạo, tức là địa tô chênhlệch II Với những yếu tố nhân tạo cần xem xét đến vai trò đầu tư của Nhà nướccũng như của người sử dụng đất

- Căn cứ vào loại công trình: Mức đền bù được tính toán phù hợp với giá trịcông trình gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định.Việc căn cứ vào loại công trình để tính toán mức bồi thường thiệt hại phải trả chongười bị thu hồi đất sẽ làm cho các chủ dự án tính toán kỹ lượng nhằm tiết kiệm chiphí

Uỷ ban nhân dân các cấp và chủ dự án là những người trực tiếp xem xét cácyếu tố, điều kiện liên quan tới việc quy định mức giá bồi thường thiệt hại về đất vàtài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất

Trang 14

1.1.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước trên thế giới

và các tổ chức tài trợ

Khi nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thayđổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnhhưởng không những không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càngtăng Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nghềnông nghiệp đó là vấn đề sống còn của họ Mỗi quốc gia có quan điểm, cách làmriêng của mình để bảo đảm lợi ích các bên Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lýđất đai của một số nước trong khu vực sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam chúng ta,đặc biệt trong chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng

1.1.4.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc

Việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốchoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai Do vậy thị trường đất đai gầnnhư không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà cửa

Với Trung Quốc, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn hạn chế đếnmức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnhhưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư

Về trình tự, thủ tục thu hồi đất: Nhà nước thông báo cho người sử dụng đấtbiết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm

Về phương thức bồi thường, người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồithường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Người dân thường lựa chọn bồithường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình

Về giá bồi thường lấy tiêu chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng đượcNhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà Đối với nhà ở của ngườidân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thịtrường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác địnhgiá Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linhhoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồithường sử dụng đất đai; tiền bồi thường hoa màu; bồi thường tài sản tập thể

Trang 15

Về tái định cư, thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, được quyhoạch tổng thể với nhiều hạng mục hạ tầng nhà ở, trường học …, bố trí hệ thốnggiao thông động và tĩnh Nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời đáp ứng nhu cầunhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải dichuyển đều được chính quyền quan tâm tạo điều kiện về việc làm, đối với các đốitượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt.

Khi thực hiện việc bồi thường GPMB phải xây dựng các biện pháp xử lý theophương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó là khiếu tố

Bên cạnh những thành công, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của TrungQuốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ táiđịnh cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà TĐC

1.1.4.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Thái Lan

Quá trình đô thị hoá ở Thái Lan diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đấtđai đều do cơ chế thị trường điều tiết Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủquản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến ngườidân; định giá đền bù

Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án Nếu một dự ánmang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thịtrường Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tưđều đền bù với mức cao hơn giá thị trường

Về giá đất làm căn cứ bồi thường thì căn cứ mức giá do một ủy ban củaChính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản

Khu tái định cư được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng mức, luôn đápứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư, cho nên họ chủ động được công tác này

Tuyên truyền vận động đối với các đối tượng di dời được thực hiện rất tốt,việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác bồi thường, GPMB rấtđược quan tâm, các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này

Sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, sự phân công nhiệm vụ rõràng, phân cấp rõ về trách nhiệm, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn

đề, cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặtbằng

Trang 16

1.1.4.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên đấtcông cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng Do đó để sử dụng đấtmột cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch, và quy chế được coi như một hình thứcpháp luật

Luật bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc được chia làm hai thể chế:

- Một là: Luật “Đặc lệ” liên quan đến bồi thường thiệt hại cho đất công cộng

đã được quy định theo thủ tục thương lượng của pháp luật

- Hai là: Luật “Sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộngtrong một thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “Sung côngđất” đã được xây dựng vào năm 1962 Sau đó theo pháp luật ngoài mục đíchthương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên toànquốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã được lập vào năm 1975

và dựa vào hai luật trên, Hàn Quốc đã triển khai bồi thường thiệt hại cho đến nay.Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật “Đặc lệ” thươnglượng không đạt được thoả thuận thì luật “Sung công đất” được thực hiện bằngcách cưỡng chế nhưng nếu như thế thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi bịtrùng hợp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí bồi thường sẽ tăng lên

Do đó luật bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc mới ra đời và thực hiện theo 3 giaiđoạn:

- Thứ nhất tiền bồi thường đất đai sẽ được giám định viên công cộng đánhgiá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng.Giá quy định không dựa vào những lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sựkhách quan trong việc bồi thường

- Thứ hai pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người cóquyền sử hữu đất trong quá trình thương lượng chấp nhận thu hồi đất Quytrình chấp nhận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai,thương lượng chấp nhận thu hồi

- Thứ ba biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng Chế độ này được Nhànước hỗ trợ tích cực về mọi mặt chính sách bảo đảm sự sinh hoạt của con

Trang 17

người, cung cấp đất đai cho những người bị nơi cư trú do thực hiện công trìnhcông cộng

Trang 18

cần thiết của Nhà nước Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện

di dời và liên quan rất nhiều tới việc giải phóng mặt bằng Theo luật bồi thường,nếu như toà nhà nơi dự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xâydựng cho các đối tượng, xây cư trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của toà nhà đó Còn nếunhư là dự án xây nhà chung cư thì cung cấp cho các đối tượng này nhà chung cưhoặc nhà ở với giá thấp hơn giá thành Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sốngnhưng có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sáchmang tính chất ân huệ thì ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ cáccửa hàng hoặc khu vực kinh doanh [29]

1.1.4.4 Phương pháp bồi thường thiệt hại về đất đai thuộc các tổ chức tài trợ ( WB

và ADB)

Các dự án vay vốn của ngân hàng Thế giới (WB) và ngân hàng phát triểnChâu Á (ADB) đều có chính sách về bồi thường thiệt hại, TĐC do các dự án nàyđưa ra [1] Các chính sách này có nhiều khác biệt so với luật của Nhà nước ViệtNam nên một mặt có thể có những khó khăn nhất định trong việc áp dụng chocác dự án vay vốn và đặc biệt có khả năng gây ra một số vấn đề xã hội nhất định,song mặt khác cũng có những ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện chínhsách bồi thường và tái định cư cho những người bị thu hồi đất của các dự ánkhác Một số điểm khác biệt đó là:

- Mục tiêu chủ yếu của các chính sách Nhà nước Việt Nam dừng lại ở việcbồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất, điều này có thể xuất phát từ thời

kỳ bao cấp tập trung khi còn thực hành quan niệm về lợi ích xã hội và lợi íchcông cộng được đặt lên trên hết và do đất đai là quyền sở hữu toàn dân, khi cầnNhà nước có thể lấy lại được ngay, còn việc bồi thường thiệt hại là còn tuỳ thuộcvào hoàn cảnh cụ thể chứ không phải là bắt buộc (vì có rất nhiều dự án Nhà nướcđộng viên nhân dân phá dỡ nhà cửa trả lại một phần đất đai mà không cần bồithường), riêng việc các hộ bị ảnh hưởng phải tự khắc phục các khó khăn gặp phảiđược coi là hết sức bình thường, dù cho họ có bị thiệt thòi ít nhiều so với trước Hầuhết mọi người đều sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của tập thể haycủa toàn xã hội

Trang 19

Mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm thiểu tối đa và phải bảo đảmcho các hộ bị di chuyển được bồi thường và hỗ trợ sao cho tương lai kinh tế và xã hộicủa họ được thuận lợi tương tự trong trường hợp không có dự án Xuất phát từ mụctiêu này chính sách tái định cư của ADB phải bao hàm toàn bộ quá trình từ bồithường, giúp di chuyển và khôi phục các điều kiện sống, tạo thu nhập cho các hộ bịảnh hưởng bằng mức ít nhất như chưa có dự án.

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh lợi ích chungcủa cộng đồng thì lợi ích cá nhân cũng ngày càng được khuyến khích và bảo vệ như

là một trong những động lực của sự phát triển Từ mục tiêu xây dựng một nước ViệtNam “hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” đã chuyển dần sangmục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, lấy conngười làm trọng tâm của sự phát triển Tuy nhiên do kinh tế còn nhiều khó khăn vànguồn vốn hạn chế, mục tiêu giải toả mặt bằng vẫn được đặt trên mục tiêu khôiphục cuộc sống cho người bị thu hồi đất Mặc dù Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP củaChính phủ đã tăng thêm mức bồi thường cũng như các chính sách hỗ trợ để ổnđịnh đời sống và các hoạt động sản xuất của người bị thu hồi đất, song vẫn chưa đạtđược mục tiêu khôi phục mức sống như khi không có dự án Vì vậy các dự án doNgân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á cho vay phải được các bộ chủquản dự án thông qua như các chương trình TĐC đặc biệt và khi tổ chức thực hiệncũng thường gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc gây ra sự bất bìnhđẳng giữa các cá nhân và hộ gia đình trong cùng một địa phương nhưng lại hưởngcác chính sách bồi thường khác nhau của các dự án khác nhau

Các chính sách của Nhà nước ta chỉ bồi thường cho những người có quyền

sử dụng đất hợp pháp hoặc có khả năng hợp pháp hoá quyền sử dụng đất Tuynhiên Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP có quy định thêm đối với những trường hợpkhông được bồi thường thiệt hại về đất là [11]: “Trong trường hợp xét thấy cần hỗtrợ thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể”, chính nộidung này đã là mối nối, bù đắp sự khác biệt giữa hai chính sách của Nhà nước ta vàcủa ADB

Trang 20

Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường và tái định cư bao giờ cũngphải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng trong khi ở Việt Namchưa có quy định rõ ràng về thời hạn này.

Trang 21

Công tác tái định cư đòi hỏi các chủ dự án phải quan tâm nhiều hơn nữa vàgiúp đỡ những người bị ảnh hưởng, từ việc tìm nơi ở mới thích hợp cho một khốilượng lớn chủ sử dụng đất đai phải di chuyển, phải tổ chức các khu tái định cư, trợgiúp chi phí vận chuyển, xây dựng nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốnphát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ khác.

Nghị định 197/2004/NĐ-CP cũng quy định những chính sách hỗ trợ để ổnđịnh đời sống và sản xuất của các hộ di chuyển, song do nhiều nguyên nhân khácnhau nên nhiều chính sách đã không được áp dụng một cách có hiệu quả và đờisống của những người bị di chuyển vẫn không được khôi phục như mục tiêu đã đề ra[11]

Luật Đất đai của chúng ta quy định trước khi thu hồi phải thông báo chongười sử dụng đất lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển và phương án bồithường thiệt hại Trên thực tế việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vìviệc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch nhưthế nào, TĐC ra sao hầu như không trả lời ngay được

Theo ADB những người bị ảnh hưởng là những người bị mất toàn bộ hay mấttài sản vật chất hoặc phí vật chất, kể cả đất đai và tài nguyên của gia đình nhưrừng, khu đánh cá Do vậy, phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm là rất rộng

1.1.5 Thực tiễn bồi thường GPMB ở Việt Nam

1.1.5.1 Phương án bồi thường

Trên thực tế, quỹ đất phục vụ cho việc bồi thường GPMB và TĐC của mỗiđịa phương không giống nhau, quỹ đất công ích còn lại của các địa phương khôngđáng kể, nên không đáp ứng được yêu cầu bồi thường bằng đất và lập khu TĐC.Mặt khác, số lượng các hộ di chuyển lớn, có những hộ diện tích đất thu hồi lớn nênviệc bồi thường diện tích đất có cùng giá trị là rất khó Hầu hết địa điểm khu TĐC

và cơ sở hạ tầng khu TĐC không thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất nhưcách xa trung tâm, không thể kinh doanh, buôn bán nên rất nhiều trường hợpngười bị thu hồi đất lựa chọn phương án bồi thường bằng tiền Thực tế chothấy chính sách bồi thường chưa thật công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa

hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phương liền kề Trong cùng một khu vực giải

Trang 22

toả nhiều nơi có sự phân biệt giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khácnhau Mức bồi

Trang 23

thường lại quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra

sự chênh lệch làm cho người bị thu hồi đất cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiềnbồi thường, không bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ của

Tình trạng không có việc làm ở khu vực có dự án ngày càng cao, nhất là đốivới các dự án chiếm dụng đất nông nghiệp có quy mô lớn Vì vậy, sự di dân tự dovào các thành phố lớn ngày càng nhiều gây hậu quả lâu dài về mặt xã hội, nên phải

có biện pháp giải quyết kịp thời

1.1.5.3 Diện tch đất bồi thường, giá đất bồi

Do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phươngcòn chậm trễ gây không ít khó khăn cho công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng

Hiện nay, những quy định về tính hợp pháp của thửa đất đang đượcđiều chỉnh theo xu hướng giảm dần các căn cứ pháp lý Vì vậy, để GPMB kịp tiến

độ, nhiều địa phương đã phải thừa nhận và thỏa thuận bồi thường cho cáctrường hợp không có đủ căn cứ pháp lý về quyền sử dụng đất

Công tác định giá đất ở các địa phương hiện nay chủ yếu dựa vào khung giáđất quy định của Chính phủ hàng năm, tuỳ vào giá mỗi loại đất, mỗi khu vực, tuỳvào điều kiện có thể của mỗi địa phương mà ban hành khung giá đất ở các địaphương không giống nhau Tuy nhiên, mức giá đều thấp hơn nhiều lần giá thực tế

Trang 24

1.1.5.4 Bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi

Trên cơ sở chính sách bồi thường và TĐC của Nhà nước, cách xác địnhphương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của các địa phương được người dânđồng tình ủng hộ Nhiều dự án bồi thường cho một số công trình, cây cối, hoa màucao hơn giá thị trường

1.1.5.5 Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư

Tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất ở và tài sản gắn liềnvới đất ở, chi phí di chuyển, hỗ trợ việc ổn định và khôi phục đời sống cho nhữngngười dân bị thu hồi đất ở để xây dựng các dự án TĐC còn bao gồm hàng loạt cáchoạt động nhằm hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây

ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển những cơ sởkinh tế và văn hoá - xã hội TĐC nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - vănhoá - xã hội đối với một bộ phận dân cư phải di chuyển tới nơi ở mới vì sự pháttriển chung của toàn xã hội Vì vậy, các dự án TĐC cũng được coi là dự án pháttriển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác Ngân hàng và cácnước đang phát triển cần nhìn nhận vấn đề này như cơ hội chứ không phải là trởngại Cần thực hiện một chính sách TĐC bắt buộc sẽ tạo nên một môi trườngpháp chế lành mạnh khi Nhà nước cần thu hồi đất phục vụ cho các mục đích côngcộng của quốc gia, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn về môi trường, xãhội, phương thức này phù hợp với hai mục tiêu là xoá đói giảm nghèo và phát triểnbền vững

Thực trạng trong những năm qua cho thấy việc xây dựng các khu TĐC củacác dự án rất bị động, thiếu đồng bộ nhất là các dự án thuộc nguồn vốn TW, trong

đó, tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu TĐC không được đầu tư theo quy định hoặcđầu tư nửa vời Các dự án thiếu biện pháp phục hồi thu nhập tại nơi ở mới chongười TĐC Các công trình khu công nghiệp khu chế xuất phương án bồi thường docác chủ dự án lập, Hội đồng GPMB chỉ tham gia với tư cách tư vấn Vì vậy tráchnhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân làm giảmhiệu lực pháp luật của các chính sách bồi thường và TĐC, ảnh hưởng đến tiến độGPMB

Trang 25

Nguồn đất xây dựng các khu TĐC ở các khu đô thị loại I và loại II rất hiếm,mặc dù có chính sách xây dựng nhà ở ra khu ven đô nhưng chưa được người dân

Trang 26

chấp nhận do giá căn hộ quá cao, có sự lệch lớn về chế độ xã hội, những hộ sốngbằng nghề buôn bán thì hầu hết không lựa chọn phương án đổi đất lấy đất Còn ởkhu dân cư nông thôn, việc thu hồi đất làm ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt củangười dân, giao đất mới với quy mô như diện tích hiện nay không đáp ứng đượcnhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp của người dân như: Nhà phải có sân phơi, gần gũivới họ hàng, đi lại thuận tiện Hiện nay, nhiều dự án tái định cư vẫn có một số tồntại như:

- Một số khu TĐC không đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng tối thiểu như: hệthống điện, nước, đường giao thông, trường hoặc trạm xá, từ đó ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của những người TĐC

- Bố trí TĐC chưa quan tâm tới các yếu tố cộng đồng dân cư, tập quán sinhhoạt, sản xuất Ví dụ người sản xuất nông nghiệp bị chuyển đến khu TĐC cao tầngkhông có tư liệu sản xuất trong khi việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làmchưa có chế tài chặt chẽ

- Việc xây dựng khu TĐC còn chậm, nhiều khi có quyết định thu hồi đấthoặc thậm chí khi tiến hành bồi thường mới quan tâm đến vấn đề TĐC Từ khâuchuẩn bị không được kỹ do sự bức bách về thời gian dẫn đến thiếu các điều kiện tốithiểu

- Chưa có quy định tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đấtkhi được bồi thường ở khu TĐC, nên người dân không biết mình có quyền và nghĩa

vụ gì Họ không vào các khu TĐC mà yêu cầu bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ởmới dẫn đến tình trạng thừa chỗ trong các khu TĐC

- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trong việcxây dựng khu TĐC, nên có tình trạng khoán trắng cho chủ dự án dẫn đến có nhữngcông trình TĐC chất lượng không đảm bảo

- Ổn định đời sống và phong tục tập quán của người dân: phải xây dựng khuTĐC với điều kiện sống cao hơn so với trước khi di dời Mặt khác, phải quan tâmđến phong tục, tập quán trong nhóm người, quan hệ họ hàng, cộng đồng Đốivới khu TĐC cần xây dựng các quy định về lối sống, an ninh trật tự, tạo sự yên tâmcho người mới chuyển đến

Trang 27

Những tồn tại trên đây khó tránh khỏi trong quá trình CNH, HĐH phát triểnđất nước, một khi các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, nhận thức của các

Trang 28

1.1.6 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của tỉnh Hải Dương

Thực tế cũng như các địa phương khác, công tác GPMB của tỉnh Hải Dươnggặp phải không ít khó khăn Một trong những khó khăn lớn nhất đó là nhân dân cótâm lý trông chờ về giá Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Hải Dương làlĩnh vực công nghệ cao, việc tuyển chọn nhân công tại địa phương với trình độ thấpkhông đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng gây rất nhiều khó khăn chotỉnh trong công tác bồi thường GPMB Ngoài ra một số doanh nghiệp tự ý nâng giáđất cao hơn khung giá của tỉnh cũng như bồi thường không đồng bộ cũng gây nhữngkhó khăn không nhỏ trong công tác bồi thường GPMB Việc một số doanh nghiệpnhận đất nhưng không sử dụng mà lại giao cho doanh nghiệp khác và không tuânthủ những điều kiện ban đầu khi thuê đất, áp lực giải quyết việc làm cho nhân dânkhi bị thu hồi đất

Việc đưa tỉnh Hải Dương trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển trongtương lai của đất nước là nhiệm vụ hết sức to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhândân địa phương trong việc thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực từ bên ngoài Mộttrong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗlực của địa phương, đặc biệt là ngành tài nguyên và môi trường trong công tác bồithường GPMB phục vụ phát triển công nghiệp, đồng thời có những chính sách xãhội nhằm giúp đỡ các hộ dân vùng nông thôn có đất thu hồi ổn định sản xuất

Trang 29

Hải Dương luôn xác định việc bồi thường GPMB phục vụ phát triển côngnghiệp phải đảm bảo ổn định và nâng cao hơn đời sống cho những hộ dân có đấtbị

Trang 30

thu hồi Với phương châm đó, tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ kết hợp công tácvận động tuyên truyền nên đã từng bước khắc phục được những khó khăn, tạoniềm tin trong nhân dân đồng thời nâng cao uy tín và trong việc thu hút đầu tưtrong và ngoài nước vào tỉnh.

Nhằm khắc phục những khó khăn, trước hết ngành tài nguyên môi trường đãtham mưu cho tỉnh việc cung cấp đất dịch vụ cho những hộ dân có đất thuộcdiện thu hồi để tạo công ăn việc làm cho nhân dân với phương châm thu hồi đấtnhưng vẫn phải đảm bảo nâng cao hơn trước thu nhập của người dân Hiện nay HảiDương luôn xác định việc cần thiết phải hỗ trợ nhân dân chuyển đổi việc làm từsản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật để chuyển đổi cơcấu cây trồng, chuyên canh hoa màu và những cây có giá trị kinh tế cao để ổnđịnh cuộc sống cho nhân dân Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp phải gắnliền với giải quyết việc làm cho người dân Nhiều doanh nghiệp khi nhận đất phảicam kết đào tạo công nhân và tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc Đồngthời việc thu hồi đất cũng phải tạo điều kiện giải quyết bồi thường nhanh chóngcho người dân Hiện nay việc bồi thường GPMB ở Hải Dương, tỉnh chỉ giải quyếtnhững dự án lớn có liên quan đến nhiều huyện, còn lại thì giao cho các huyện, thị

và thành phố chủ động giải quyết dưới sự chỉ đạo của tỉnh Điều này đã tạo điềukiện cho các địa phương chủ động trong công tác bồi thường GPMB, tránh tìnhtrạng chồng chéo và lãng phí thời gian không cần thiết

Thời gian qua thành phố Hải Dương rất quyết liệt trong lĩnh vực GPMB,một số dự án tồn đọng từ nhiều năm qua đã được thực hiện Các cơ chế, chínhsách về đất đai, đền bù GPMB thường xuyên được các cơ quan chức năng cập nhật,sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn tập huấn, phổ biếnkiến thức mới đến các cán bộ, công chức nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quảcông tác này Tuy nhiên, theo yêu cầu, GPMB tại nhiều dự án vẫn là khâu yếu,nhiều khó khăn Nguyên nhân của những tồn tại trên chủ yếu là chính sách đền bùkhông ổn định, quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương chưa chặt chẽ,năng lực của Trung tâm phát triển quỹ đất ở một số địa phương chưa đáp ứng yêucầu; quỹ đất chưa đáp ứng được nhu cầu bố trí TĐC các dự án

Trang 31

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, công tác vận động, thuyết phục nhân dâncũng đã được tích cực triển khai, khen thưởng những hộ dân có tính tự giác caotrong công tác bồi thường GPMB, đồng thời các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệpcũng được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện Đồng thời cương quyết xử

lý, thậm chí thu hồi lại đất của những doanh nghiệp tự ý nâng giá đất, đầu tư xâydựng không đúng cam kết cũng như khen thưởng các doanh nghiệp có tinh thầntrách nhiệm xã hội cao, tiếp nhận và đào tạo lao động tại địa phương vào làm việc

Do đó, để tránh được những khó khăn về công tác GPMB, ngay bây giờ cầnphải có những bước đột phá mạnh hơn, để những công trình được lên kế hoạchthực hiện trong năm 2015 và các năm tiếp theo không bị ách tắc ở khâu GPMB Cónhư vậy, các dự án mới được khởi công xây dựng đúng tiến độ góp phần cải thiện

phố

1.1.7 Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam

* Các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ, Bộ

- Luật Đất đai 2003 (công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003 và có hiệu lực từngày 01 tháng 7 năm 2004)

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ

về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ vềbồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP

- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ vềphương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trong đó có Nghị định197/2004/NĐ-CP cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 3, sửa đổiĐiều 29, bổ sung Khoản 3 vào Điều 36, sửa đổi Khoản 2 Điều 48

Trang 32

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư số 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT ngày 31/1/2008 của Bộ Tài Chính - BộTài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số84/2007/NĐ- CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy địnhchi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giaođất, cho thuê đất

- Luật Đất đai năm 2013

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủquy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

* Các văn bản pháp quy của tỉnh Hải Dương

Công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được các cấp

ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện; UBND tỉnh đãban hành các văn bản:

- Quyết định số 2496/2006/QĐ-UBND ngày 17/07/2006 của UBND tỉnh HảiDương về việc phân cấp cho UBND thành phố, thành phố phê duyệt phương án bồithường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn;

- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND tỉnh HảiDương ban hành quy định về giá các loại đất; Quyết định số 44/2008/QĐ-UBND

Trang 33

ngày 29/8/2008 của UBND tỉnh Hải Dương quy định về bộ đơn giá bồi thường các loại cây trồng;

- Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 của UBND tỉnh HảiDương quy định về đơn giá nhà cửa, các công trình kiến trúc;

- Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh Hải Dương banhành quy định về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi nhà nước thu hồiđất;

- Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của UBND tỉnh HảiDương ban hành quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

1.1.8 Những vấn đề tồn tại cần được nghiên

có rừng khi chuyển sang sử dụng mục đích khác cùng với hàng loạt các văn bảnpháp quy mới về những vấn đề có liên quan như giá đất, quy hoạch đã hìnhthành một hệ thống chính sách và tổ chức cho công tác bồi thường GPMB vàcho đến nay sau nhiều lần bổ sung (Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004

về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số

17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ; Nghị định số 69/2009/NĐ-17/2006/NĐ-CP ngày13/8/2009 của Chính phủ) thì hiện nay áp dụng Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Thực tế khi áp dụng các văn bản trên đã có tác dụng tích cực trong việc đảmbảo sự cân đối, ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và cơ bảngiữ được nguyên tắc công bằng Tuy vậy, nếu so với những yêu cầu mới thì vẫncòn một số vấn đề bất cập đó là:

Trang 34

- Việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất chưa đặt lợi ích xã hội,

Trang 35

lợi ích công cộng lên trên hết, chưa có tiêu chuẩn định mức rõ ràng và người bị ảnh hưởng sẵn sàng chịu đựng.

- Năng lực giải quyết nhiệm vụ GPMB còn hạn chế nên đã làm phát sinh quan

hệ bất bình đẳng kinh tế trong xã hội

- Trong bối cảnh hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và đang trong quá trìnhhoàn thiện thậm chí có trường hợp còn gây xung đột pháp lý thì việc chỉ dựa vàochứng cứ pháp lý để giải quyết bồi thường là chưa đầy đủ, trong rất nhiềutrường hợp phải coi trọng hiện trạng và tôn trọng những vấn đề có tính lịch sử, tậpquán có tính xã hội được cộng đồng chấp nhận

- Hầu hết các dự án xây dựng nước ta đều ách tắc việc bồi thường GPMBlàm cho tiến độ thi công các công trình không đạt kế hoạch và thời gian Điều đó đãgây ra thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư xây dựng

- Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh do không đáp ứng được tiến

độ đầu tư vì vậy nhiều dự án đã mất cơ hội kinh doanh hiệu quả kinh doanh thấp

- Đối với các dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài tiến

độ thi công bị ngắt quãng đã gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng đến chất lượngcông trình

- Nhiều nơi mặc dù việc bồi thường GPMB được thực hiện bằng các biệnpháp hành chính đã dẫn tới sự khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giảiquyết được Trong sự khiếu kiện đó cái chính vẫn là người dân không thoả mãn với

sự bồi thường của các chủ dự án hoặc sự định giá bồi thường thiếu công bằng,không sát với giá thị trường ở thời điểm đó

1.1.8.2 Một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư

- Yếu tố quản lý Nhà nước: công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các địaphương còn nhiều yếu kém, không chặt chẽ, còn nhiều vướng mắc trong quan hệquản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết được Tình trạngtranh chấp đất đai khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay vìmột quyết đinh không đúng của cấp có thẩm quyền, hiện tượng kéo dài tiến độGPMB các dự án do các bên không nghiêm chỉnh thi hành pháp luật đều xuất phát

Trang 36

từ nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, công tác định giá đất, năng lực thể chế vàtính pháp lý trong xã hội.

Trang 37

- Yếu tố quy hoạch: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống cácbiện pháp và cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội để phân chia đất đai theoloại sử dụng chính đã được Luật Đất đai quy định nhằm sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên đất đai.

- Yếu tố tổ chức thực hiện: đất đai là một đối tượng quản lý phức tạp luônbiến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, để thực hiện tốtchức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật có liên quanđến lĩnh vực này cũng thường xuyên phải bổ sung, sửa đổi, thay thế cho phù hợp

1.1.8.3 Yếu tố định giá đất và giá đất tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư

Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất GPMB hầu hết đều bị ách tắctrong vấn đề giải quyết bồi thường, mặc dù khung giá đất của Chính phủ tuy đãđược điều chỉnh so với khung giá đất hiện hành nếu đem áp dụng để tính thuếthì người dân chấp nhận Trong khi đó giá đất trong mối quan hệ sở hữu toàndân về đất đai với nước ta còn là một vấn đề rất mới Trong điều kiện thực tiễn,thực hiện tốt công tác định giá đất đồng nghĩa với việc góp phần điều chỉnh nhữngquan hệ trong việc quản lý đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, thuhút nguồn đầu tư nước ngoài [25,26,27]

1.1.8.4 Yếu tố pháp chế tác động đến công tác giải phóng mặt bằng

Trong thời kỳ CNH - HĐH và đô thị hóa đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai đểxây dựng các công trình công cộng, an ninh, quốc phòng ngày càng tăng, đòi hỏiNhà nước phải thu hồi đất của các chủ thể sử dụng đất để phục vụ mục đích trên.Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được ban hành tạo ra khung pháp lý mới thống nhấttrong cả nước về việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồiđất Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân, việc triển khai thực hiện chính sách bồithường GPMB trên thực tế còn nhiều vướng mắc có ảnh hưởng nhất định đến tínhpháp chế trong công tác bồi thường GPMB Việc xây dựng và ban hành các văn bảndưới luật có tác động trực tiếp đến các chủ thể thi hành pháp luật, nếu phù hợp sẽ

có tác động tích cực trong công tác bồi thường GPMB và TĐC Còn ngược lại sẽ gây

ra nhiều khiếm khuyết hạn chế tính khả thi, làm giảm hiệu lực pháp luật, làm giảm

Trang 38

lòng tin của người dân đối với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nảy sinhkhiếu kiện trong nhân dân [12].

Trang 39

Để lập lại kỷ cương của pháp luật ngoài việc tuyên truyền và giáo dục phápluật trong nhân dân, khi cần thiết đại diện các cơ quan Nhà nước tại địa phươngphải áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp đốivới các hộ gia đình, cá nhân cố tình vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến phảidùng hình thức cưỡng chế, đồng thời cũng kịp thời xử lý đối với các cán bộ các cấpkhi có hành vi làm trái quy định, làm sai chính sách.

Như vậy việc quy định các chế tài cụ thể làm căn cứ để áp dụng các biệnpháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật nói chung và của Luật Đất đai nóiriêng sẽ được thực hiện tốt hơn đảm bảo tính pháp chế trong công tác bồithường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi triển khaicác dự án

1.2 Tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến phát triển cơ sở

hạ tầng và đời sống kinh tế - xã hội

1.2.1 Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN, đã có những thay đổi về mọi mặt như đang trong quá trìnhcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với tốc độ phát triển nhanh và đạt đượcnhững thành quả hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước, luôn chútrọng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, doanh nghiệptrong và ngoài nước đầu tư vốn, khoa học, kỹ thuật vào Việt Nam Do đó đã thu hútđược nhiều nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoàinước

Những thay đổi đó kéo theo là các dự án đầu tư ngày một tăng lên Cùngvới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là tốc độ đô thị hoá ngày càngmạnh mẽ trên cả nước, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất, đấtnông nghiệp giảm từ đó dẫn đến quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên như đất khucông nghiệp, đất đô thị, đất đô thị, đất giao thông, đất thủy lợi

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh làm cho nhu cầu về thuê đất, chuyểnmục đích sử dụng đất ngày càng lớn Để cho các dự án đầu tư vào các công trìnhphục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục

Trang 40

đích phát triển kinh tế có tính khả thi, đúng tiến độ thì công tác giải phóng mặtbằng đóng một

Ngày đăng: 25/01/2019, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban vật giá Chính phủ(2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa ban vật giá Chính phủ Việt Nam với văn phòng Thẩm định giá Ôx- trây-lia, từ 16-27/10/2000, Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạnII giữa ban vật giá Chính phủ Việt Nam với văn phòng Thẩm định giá Ôx-trây-lia, từ 16-27/10/2000
Tác giả: Ban vật giá Chính phủ
Năm: 2000
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Tài liệu tập huấn đền bù - Tái định cư - Dự án WB Cr 2711-VN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn đền bù -Tái định cư - Dự án WB Cr 2711-VN
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2001
5. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính: Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của BộTài chính
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2004
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày15/6/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số "84/2007/NĐ-
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
9. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chínhphủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
11. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ: Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 củaChính phủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư (1999), dự thảo các chính sách quốc gia về tái định cư, Hà Nội Khác
4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP Khác
7. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số 14/2008/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Khác
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Khác
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai Khác
12. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w