1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề ôn thi TN THPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh

32 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 63,56 KB

Nội dung

Xuất phát từ động thái đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, từ thực tế dạy học Ngữ Văn đáp ứng yêu cầu đổi mới và dưạ vào những gợi ý từ bộ đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo, chúng ta mạnh dạn triển khai chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG mang tên: “Một số vấn đề ôn thi TN THPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh”.

Trang 1

A. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Trong những năm gần đây, đổi mới đang là vấn đề được nhắc đến nhiều trong hoạtđộng giáo dục Không chỉ đổi mới trong cách dạy mà cả đổi mới trong cả cách học.Không chỉ đổi mới nội dung mà còn đổi mới cả phương pháp và hình thức kiểm trađánh giá Với những mục tiêu ấy, bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện bước đổi mớimạnh mẽ: Đổi mới hình thức thi Cụ thể là bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ giáo dụcquyết định chuyển hai kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thành kỳ thi duynhất – kỳ thi THPT Quốc gia Để đảm bảo một kỳ thi chung, một cấu trúc đề thi mới làtất yếu Những thay đổi ấy đòi hỏi mỗi người dạy phải có những cách thức mới hơn vàtích cực hơn trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Đối với môn Ngữ Văn, việc đổi mới được thể hiện rõ nét hơn cả Từ chỗ: dạy chohai đối tượng riêng biệt với hai mục đích thi tốt nghiệp và thi Đại học trên hai bài thi,đến việc dạy làm sao để hai đối tượng ấy đạt được cải hai mục đích trên cùng một bàithi Rõ ràng là cấu trúc đề thi đã có sự thay đổi mạnh mẽ Hệ quả là, dạy học Ngữ Văncho học sinh cũng phải đổi mới Với các bài Đọc Văn không chỉ đơn thuần là cảm thụtác phẩm mà quan trọng là phải giúp học sinh tự hình thành năng lực, kĩ năng đọc –hiểu Làm giúp học sinh học tốt mà không làm mất đi chất văn chương khi cảm thụ tácphẩm? Làm sao hình thành và rèn kỹ năng đọc – hiểu cho học sinh mà không làm họcsinh sa vào máy móc, rập khuôn? Đó chính là những trăn trở của chúng tôi, nhữngngười đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn

Xuất phát từ động thái đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, từ thực tế dạy học NgữVăn đáp ứng yêu cầu đổi mới và dưạ vào những gợi ý từ bộ đề thi minh họa của BộGiáo dục và đào tạo, chúng ta mạnh dạn triển khai chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp THPT

QG mang tên: “Một số vấn đề ôn thi TN THPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh”.

Trang 2

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Vấn đề ôn thi TNTHPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh không phải là vấn đề

mới Có không ít những bài viết, chuyên đề dành riêng cho văn bản được đăng tải trêncác trang mạng, các tạp chí, sách tham khảo

Tuy có nhiều bài viết đã từng nhắc tới nội dung này, song về cơ bản, các bài viếtcòn dàn trải, chưa tập trung Các bài viết còn thiên nhiều về phần bình, giảng, phân tích

mà ít có những bài phát hiện cho học sinh đọc – hiểu Trong phần bài tập làm văn vẫnchưa có nhiều đề bài để học sinh thực hành Do đó, việc hiểu sâu, cũng như khả năngvận dụng của học sinh vẫn chưa cao Trong khi phải nói răng đây là một văn bản đanghĩa và giàu sức gợi

Việc chỉ ra những mặt đã tồn tại và những mặt chưa có khi xem xét lịch sử vấn đề

đã cho chúng tôi có những sáng kiến và những ý tưởng cơ bản cho phần nội dung chínhcủa chuyên đề

3 MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ

3.1 Mục đích:

- Mục đích chung: Tập hợp và xây dựng một cách cụ thể và đầy đủ những vấn đề

ôn thi tôt nghiệp THPT trong bài đọc văn cụ thể

- Mục đích cụ thể: Giúp học sinh hình thành kĩ năng giải quyết các dạng bài tậptheo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao với các dạng đềcủa bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh

Trang 3

Chuyên đề tập trung ở phạm vi một bài đọc văn cụ thể: Bài thơ “Sóng” của XuânQuỳnh có sự liên hệ đến những văn bản khác có liên quan.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh

-Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

5.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Về phía kiến thức: Nghiên cứu trên nội dung bài học cụ thể của chương trình Sách Giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1: bài “Sóng” của Xuân Quỳnh

- Về phía người học: Nghiên cứu trên đối tượng học sinh cụ thể là học sinh lớp 12

6 CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung được trình bày theo các nội dungchính sau:

- Cơ sở lý luận của chuyên đề

- Cơ sở thực tiễn

- Những gợi ý ôn thi tốt nghiệp THPT bài “Sóng” – Xuân Quỳnh

Trong đây, chúng tôi xem nội dung “Những gợi ý ôn thi tốt nghiệp THPT bài

“Sóng” – Xuân Quỳnh như là nội dung trọng tâm của chuyên đề

Trang 4

sự áp đặt nội dung, tư tưởng của tác phẩm lên người học Chỉ đến khi các nhà nghiêncứu chỉ ra rằng: con đường tiếp cận tác phẩm văn học là con đường biến văn bản vănhọc (hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ) thành tác phẩm trong lòng người đọc Quan niệmnày đã tạo nên một cuộc cách mạng trong học văn, giảng văn Nếu trước đây là: giảngvăn, phân tích văn học thì nay thành đọc – hiểu văn bản văn học Đọc – hiểu là conđường đi đến tác phẩm một cách chủ động, tích cực của người học Thông qua quá trìnhĐọc (từ đọc khái quát, đến đọc sâu, đọc kĩ) và quá trình Hiểu (dung tư duy, năng lựccảm thụ để liên tưởng, suy rộng nội dung), người học được hình thành những năng lựcnhất định mà ta gọi là năng lực đọc – hiểu Theo hướng đổi mới đề thi môn Ngữ Văntrong kỳ thi tốt nghiệp THPT nói chung và hướng ra đề môn Ngữ Văn các cấp học nóiriêng, phần Đọc – hiểu là phần không thể thiếu Không chỉ kiểm tra được khả năng lĩnhhội, tự tiếp cận tác phẩm mà còn kiểm tra một số năng lực tư duy của người học Đóchính là điều mà Giáo dục ngày nay đòi hỏi: Dạy những con người tự làm hơn là dạynhững con người làm theo Thông qua lý thuyết đọc – hiểu, chúng tôi có cơ sở để xâydựng các bài tập thực hành kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu cho học sinh qua bài học này.

1.2 Lý thuyết thể loại

Trang 5

Thể loại văn học là nhân vật chính trong tấn kịch lịch sử của văn học nhân loại.

M Bakhtin đã từng nói như vậy Điều ấy không sai bởi vì, đọc – hiểu văn bản văn họcphải dựa trên đặc trưng thể loại mà xác định nội dung và phương pháp cho phù hợp

Đối với bài “Sóng” của Xuân Quỳnh, chúng tôi xác định thể loại của văn bản làthơ trữ tình Đây là thể loại có những đặc trưng cơ bản cần chú ý khi cho học sinh tìmhiểu văn bản

Trong khuôn khổ và nhiệm vụ trọng tâm của chuyên đề, chúng tôi chỉ xin điểmlại một cách ngắn gọn những đặc trưng của thể thơ trữ tình trong mối quan hệ với đề tàicủa chuyên đề

1.2.1 Về nội dung

a Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức

Thơ không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà thơ chỉ biểuhiện những xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người Qua đó, ta hiểuđược con người tinh thần, cảm xúc bên trong Hơn nữa, làm thơ phải có tình cảm, cảmxúc Có được điều ấy, nhà thơ phải sống sâu với tâm hồn mình, phải lắng nghe xao độngcủa tâm hồn, đau đớn, sướng vui trước những gì trong tâm hồn ấy Mặt khác, thơ là sựthể hiện những tình cảm được ý thức tức là nó đã được lắng đọng qua cảm xúc thẩm mỹcủa nhà thơ Nhà thơ tuy thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ nhưng luôn có một tiếngnói ý thức nhất định, làm chủ tình cảm đó

Tình cảm mãnh liệt được ý thức trong thơ ấy phải là tình cảm đẹp, cao thượng

Đó là tình cảm của nhân dân, nhân loại, có sức vang động lòng người Ví như khi ta đọcmấy câu thơ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Trang 6

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Tình cảm yêu nước nồng đậm được thể hiện qua cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo

về cội nguồn của Đất Nước Một Đất Nước vừa bình dị, vừa thân quen hiện lên trongcảm nhận của nhà thơ Đấy là một Đất Nước lâu đời như chính những câu chuyện cổtích của bà, lời ru của mẹ Qua đấy, lời thơ gợi nên niềm tự hào, tình yêu với quê hươngĐất Nước vẫn im lìm, ẩn sâu trong mỗi người Việt Nam

b Thơ – nghệ thuật của trí tưởng tượng

Tưởng tượng ở đây chính là những liên tưởng, suy tưởng, giả tưởng, huyễntưởng Liên tưởng là phép tư duy trong đó ta có thể từ sự việc này liên tưởng đến sựviệc khác Nhờ vào liên tưởng mà hình ảnh trong thơ thường trở nên lung linh, vi diệuđến không ngờ

Khi ta đọc những câu thơ của Xuân Diệu viết:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

(Thơ Duyên)

Phép liên tưởng trong thơ cho ta hình dung nên những sự vật hiện tượng trongbuổi chiều thu thơ mộng ấy Một buổi chiều thu mơ màng, không khí vấn vương trêncành lá duyên dáng ý nhị Trận mưa thu bất chợt đổ xuống, từng hạt, rơi xuống nhưnhững hạt ngọc xanh từ trời cao ban tặng Cái màu xanh như ngọc của hạt mưa thu gợi

ta liên tưởng đến độ trong suốt, tinh khiết Mưa thấm vào cỏ cây hoa lá làm động lên

một cảm xúc mơ hồ Có thể nói, phép liên tưởng giúp con người được mở rộng những

giới hạn trong cuộc sống Những gì không thể ở cuộc sống bên ngoài đều trở thành cóthể Những gì bình thường trong cuộc sống lại trở nên thi vị trong thơ

Trang 7

c Tính cá thể hóa tình cảm trong thơ

Thơ bao giờ cũng biểu hiện cái tôi tác giả Qua từng trang thơ, dòng thơ, ngườiđọc được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn Nhưng cái tôi ởđây là cái tôi thi sĩ nhạy cảm chứ không phải cái tôi đời thường của tác giả Tùy vàothời đại thơ ca mà cái tôi của nhà thơ được biểu hiện khác nhau Thời “thơ cũ”, nhà thơ

thường giấu chữ tôi đi một cách kín đáo Ví như nhà thơ Nguyễn Trãi:“Lao xao chợ cá

làng ngư phủ -Dắng dỏi cầm ve, lầu tịch dương” thì nghe được âm thanh của tiếng ve

ấy là cái tôi nhà thơ nhưng được giấu kín Đối với thời “thơ mới”, cái tôi nhà thơ được

thể hiện rõ hơn và phong phú hơn Nếu Xuân Diệu tự nhận mình là: “Tôi là con nai bị

chiều đánh lưới – Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.” thì Huy Cận lại cho rằng: “Tôi

là một khách tình si- Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể” Cái tôi cảm tính trong thơ

ca làm cho thơ có chiều sâu cảm xúc là vì vậy

d Chất thơ của thơ

Chất thơ chính là những tứ nằm sâu trong lời thơ Chất thơ được tạo nên bởinhững khoảng trống giữa các chữ, các lời Nói cách khác đó chính là cái ta vẫn hay gọi

“Ý tại ngôn ngoại” Đọc bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương cái đọng lại không

phải là nghi lễ mời trầu, là miếng trầu mà là khao khát được yêu một cách chân thành

của nữ sĩ Hay như đọc câu thơ của nhà thơ Quang Dũng khi ông viết “Tây Tiến”: “Dốc

lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây sung ngửi trời” Ở đây bên cạnh cái

nghĩa có được do lời thơ mang lại ta còn cảm nhận một cái nhìn hóm hỉnh, đùa vui cóphần ngạo nghễ của người lính Tây Tiến Chất thơ là điều không hề lộ ra trên văn bảnthơ mà ẩn sâu trong tầng ngầm của văn bản

1.2.2 Về hình thức

a Thơ biểu hiện bằng biểu tượng và ý tượng

Biểu tượng là hệ thống những hình ảnh gợi liên tưởng đến một nội dung tình cảmnhất định trong thơ Nói cách khác biểu tượng chính là sự biểu hiện nội dung thơ thôngqua hình thức Biểu tượng trong thơ có thể liên tục, có thể gián đoạn, tạo ra nhiều

Trang 8

khoảng trống cho tư duy người đọc bay xa Mỗi thời đại thì thơ có hệ thống biểu tượngkhác nhau Thơ trung đại lấy những hình ảnh mang tính ước lệ làm biểu tượng cho cốtcách người quân tử Thơ ca xã hội chủ nghĩa lại lấy những hình ảnh biểu trưng cho cáchmạng, lý tưởng làm biểu tượng Thông qua hệ thống biểu tượng, người đọc có thể nhậnbiết nội dung nào, cảm xúc nào được thể hiện trong thơ

b Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt

Ngôn từ thơ có tính nhịp điệu Sự ngừng nghỉ của lời thơ, dòng thơ tạo nên nhịpđiệu Bên cạnh đó, nhịp điệu còn được tạo nên bởi cách gieo vần Lối ngắt nhịp và gieo

vần khác nhau giữa các thể thơ

Ngôn từ thơ có tính nhảy vọt và gián đoạn, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng

Có thể đang nói về điều này, nhà thơ lại nói về điều khác nhưng người đọc vẫn có thểhiểu được qua tầng ngầm văn bản Điều ấy có được là do thơ có sử dụng nhiều phép tu

từ ẩn dụ, tỉnh lược; hoặc có khi do lối kết cấu khác lạ, khác hẳn lô – gic thông thường

mà có

Ngôn từ thơ giàu tính nhạc Nó được tạo nên bởi việc dùng từ láy, sự phối hợp

bằng trắc, ngắt nhịp, thể thơ và cả ở chất nhạc bên trong của mỗi ngôn từ Nhạc điệutrong thơ chính là từ cảm xúc và tâm trạng mà thành

2 Cở sở thực tiễn

2.1 Thực tiễn dạy học bộ môn học

Bộ môn Ngữ Văn là bộ môn có đặc thù riêng khác biệt so với tất cả các bộ môntrong nhà trường Nếu các môn học khác yêu cầu kiến thức và tư duy, thì ở môn NgữVăn cần nhiều hơn là khả năng cảm thụ Đặc biệt hơn ở các văn bản đọc – hiểu thì việccảm thụ là yếu tố tiên quyết Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần cảm thụ theo kiểu

cá nhân trong giờ đọc văn Thực ra tất cả vẫn có những con đường riêng của nó Cảmthụ văn học phải đi theo cả một quá trình mà ta gọi là Đọc – hiểu Từ “Đọc” đến “hiểu”

là cả một chặng đường tỉ mỉ Người học nắm được quá trình này thì chẳng những vănbản trong SGK có thể hiểu được mà ngay cả văn bản bên ngoài cũng có thể nắm được

Trang 9

Dạy học Ngữ Văn cũng không chỉ đơn thuần là dạy các văn bản văn học mà còn

có cả phần Tiếng Việt và Làm Văn Sự tích hợp ba phân môn trong một bộ môn nằmtrong ý đồ và mục tiêu giáo dục: Dạy học Ngữ Văn là dạy cách sử dụng tiếng Việt, nhậndiện tiếng Việt để từ đó sử dụng nó trong tạo lập văn bản Đến lượt mình thì hai phânmôn này có ý nghĩa định hướng cho phần đọc – hiểu Thực tiễn dạy học cho thấy việckết hợp ba phân môn còn mang tính khiên cưỡng, mang tính máy móc và chưa chủ động

từ cả phía người dạy và người học

2.2 Thực tiễn dạy bài “Sóng” – Xuân Quỳnh:

“Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, một hồn thơ khao khát yêu

và chân thành yêu Tiếng thơ chính là tiếng nói tâm hồn của nữ sĩ, thể hiện những quanniệm biến ảo về tình yêu Về đề tài tình yêu, có thể nói đây là đề tài hấp dẫn và gợi trí tò

mò cho người học Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 12, thì đây là một bài học

có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Song cái khó chính là làm sao để học sinh có thể hiểu đượcquan niệm tình yêu trong bài thơ mà không đi vào sai lệch Bởi với Xuân Quỳnh, mộthồn thơ mang đậm chất nữ tính nhưng sâu sắc, những quan niệm về tình yêu và cuộcđời của nhà thơ có phần khá xa với nếp cảm nếp nghĩ của học sinh Khi mà thời đạikhoa học công nghệ bùng nổ, cảm xúc nhanh đến, nhưng cũng nhanh đi thì để nghiềnngẫm, chiêm nghiệm đã khó, hiểu được “khát vọng tình yêu” của nhà thơ càng khó

“Sóng” chính là một ví dụ điển hình cho tính biểu tượng trong thơ Hình tượng

sóng đan xen, hòa quyện với hình tượng em làm cho bài thơ có tính đa nghĩa Bài thơvừa gợi nên những con sóng trên đại dương lại vừa âm vang con sóng lòng của ngườiphụ nữ đang yêu Hiểu được điều ấy và dạy cho học sinh hiểu quả thực khó Học sinh sẽkhó có thể tiếp nhận được con sóng bên trong tầng ngầm văn bản

“Sóng” là điển hình cho tính cá thể hóa về tình cảm trong thơ Cùng đề tài về sóng, biển, Xuân Quỳnh đã có bài thơ “Thuyền và biển” đã từng được phổ nhạc Bài

thơ ấy đã làm cho bao trái tim phải thổn thức khi lời thơ và âm nhạc kết hợp hài hòa

Thế nhưng, “dịu êm” nhưng không kém phần “ồn ào” bài thơ “Sóng” vẫn có một vị trí đặc biệt mà không kém phần ý nghĩa Bài thơ “Sóng” có cả sự cồn cào, da diết của nhớ

Trang 10

mong, nhưng lại có sự từng trải, chin chắn của trái tim đã thấm thía những đớn đau, đổ

vỡ Dạy bài “Sóng” cái khó chính là làm sao để học sinh thấy được mối liên hệ giữa bài

thơ và chuyện đời, chuyện tình của nhà thơ Từ đó, hiểu hơn về tiếng nói tình yêu toátlên từ hình tượng thơ ấy Bên cạnh đó, đặt bài thơ trong phạm vi rộng lớn hơn thì bàithơ của một con người được mệnh danh là hoàng tử thơ tình của Việt Nam – Xuân Diệu

– bài thơ “Biển”, bài thơ sóng có những nét tương đồng và khác biệt Trong khi dạy bài

thơ cho học sinh cái khó là làm sao để học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về nội dung vànghệ thuật

3 Những gợi ý ôn thi tốt nghiệp THPT bài “Sóng” – Xuân Quỳnh

3.1 Các dạng bài thường gặp:

Qua quá trình giảng dạy chúng tôi tập hợp được một số câu hỏi, bài tập cơ bản.Theo định hướng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT QG hiện hành, có thể phân các câuhỏi và bài tập thành các dạng sau:

- Dạng bài đọc – hiểu.

- Dạng bài nghị luận văn học.

- Dạng bài nghị luận xã hội

Cụ thể như sau:

3.1.1 Dạng bài đọc – hiểu

Dạng bài đọc – hiểu yêu cầu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh qua cácbước: nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp Đây là dạng bài mới được đưa vào cấutrúc bài thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn THPT QG trong hai năm trở lại đây Qua việc yêucầu học sinh Đọc – hiểu một hay một đoạn văn bản bất kỳ có thể kiểm tra kĩ năng đọc -hiểu của học sinh đó Câu hỏi xoay quanh dạng bài tập này thường tập trung ở các kiếnthức: Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ, cácphép liên kết, từ loại hoặc tạo lập văn bản theo chủ định.v.v…

Trang 11

Với bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh câu hỏi kiểm tra đọc - hiểu cũng khôngngoại lệ Qua quá trình tập hợp và hệ thống lại, chúng tôi thấy có những kiểu bài tậpsau:

a. Dạng bài đọc – hiểu có liên quan trực tiếp đến văn bản bài thơ “Sóng”: Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

“Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

a. Hãy xác định nội dung chính của đoạn thơ?

b. Nhận xét gì về cách viết của tác giả trong câu: “Dẫu xuôi về phương Bắc - Dẫu

ngược về phương Nam”? Tác dụng nghệ thuật của cách viết?

c. Dấu – trong câu thơ “Hướng về anh – một phương” có ý nghĩa gì? Tác dụng của

dấu – trong câu thơ là gì?

d. Viết đoạn văn cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn thơ

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

a. Anh (chị) hãy xác định nội dung của đoạn thơ?

b. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

Trang 12

c. Anh (chị) hãy nhận xét về cách dùng từ “thức” trong câu thơ cuối? Tác dụng nghệthuật của từ “thức” trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ?

d. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về nỗi nhớ trong tình yêu?

b. Dạng bài đọc – hiểu có liên hệ gián tiếp đến văn bản bài thơ “Sóng”

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu”

(“Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh)

a. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì?

b. Cặp hình ảnh “Thuyền” – “biển” được hiểu thông qua biện pháo tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

c. Từ đoạn thơ, anh (chị) có liên hệ đến bài thơ nào cùng đề tài đã được học trong chương trình?

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau :

“Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi.

Đã hôn rồi, hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt…”

(“Biển” – Xuân Diệu)

a. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên

b. Ước muốn “ hôn mãi cát vàng em” cho đến “tan cả đất trời” gợi cho anh (chị) có cảm nhận gì về khát vọng sống của nhà thơ? Khát vọng ấy có điểm tương đồng nào

Trang 13

với khát vọng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng” (chương trình Ngữ Văn

12, tập 1)?

c. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh (chị) về khát vọng sống, khát vọng yêu của nhà thơ trong đoạn thơ trên?

3.1.2 Dạng bài nghị luận văn học:

Là dạng bài yêu cầu học sinh vận dụng các thao tác lập luận để viết thành một bàivăn hoàn chỉnh Thao tác chính thường được sử dụng là phân tích, chứng minh, so sánh,đôi khi kết hợp cả bình luận Dạng bài này thường xuất hiện ở dạng đề bài: Cảm nhận,phân tích hoặc giải thích một ý kiến bàn về nội dung hay nghệ thuật của văn bản

a Nghị luận về một đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”:

Câu 5: Cảm nhận về đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương”

Câu 6: Cảm nhận về đoạn thơ sau:

Trang 14

“Con sóng dưới lòng sâu

Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

b Cảm nhận về hình tượng trong thơ

Câu 7: Cảm nhận về hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh.

Câu 8: Cảm nhận về hình tượng người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh.

c Nghị luận một ý kiến bàn về văn học

Câu 9: Xuân Quỳnh đã từng cho rằng: “Thơ đối với cuộc sống giống như người con

gái với gia đình: cái người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái đề sống với nhau lâu dài chính là đức hạnh”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Sóng” để làm sáng tỏ ý kiến.

Trang 15

Câu 10: Đọc bài thơ “Sóng” có người nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài

thơ “Sóng” nói riêng, giàu tình cảm, thậm chí tình cảm còn rất sâu đậm; khuất sau tình cảm ấy là quan niệm về tình yêu, là những vấn đề có tính triết lý.”

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên bằng việc phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân

Quỳnh

Câu 11: Nhận xét về bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “Sóng” là bài

thơ viết về hinh tượng sóng trong thiên nhiên với những nét trữ tình và cả dữ dội Có ýkiến khác lại cho rằng: “Sóng là bài thơ viết về những con sóng lòng của người phụ nữđang yêu, với đủ mọi cung bậc cảm xúc”

Bằng hiểu biết của anh (chị) về bài thơ “Sóng” hãy bình luận ý kiến trên

d Dạng bài đối sánh

Câu 12: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

-“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

- “Ta muốn ôm

Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Trang 16

Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đành ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Câu 13: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

- “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêu

(Trích “Đất Nước” – “Trường ca Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

d. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ

Câu 14: Anh (chị) hãy phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Sóng” –

Xuân Quỳnh

Câu 15: Hình tượng “Sóng” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là một ẩn dụ đặc

sắc Anh (chị) hãy phân tích để chỉ ra điểm đặc sắc về phương diện nghệ thuật của bài

thơ ở hình tượng “Sóng”.

3.1.3 Dạng bài nghị luận xã hội:

Ngày đăng: 20/01/2019, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w