1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây bưởi trên địa bàn xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

61 352 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 237,08 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013 – 2017, đồng thờiđánh giá quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sựđồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013 – 2017, đồng thờiđánh giá quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sựđồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh Tế, tôi đã tiến

hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây bưởi trên địa bàn xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ”.

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn các quýthầy cô trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa Kinh tế vàQuản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốtthời gian theo học tại trường để tôi có thể vận dụng những kiến thức đã học vàoquá trình thực tập và làm khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Trần Thị Tuyết đã tận tìnhchỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, hoàn thành khóaluận tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin cảm ơn toàn bộ nhân viên của UBND xã Bằng Luân,huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành khóa luận này

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do hạn chế về mặt thờigian, trình độ nên kính mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy

cô giáo cũng như những người quan tâm đến vấn đề này để khóa luận tốt nghiệpđược hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày tháng 05 năm 2017

Người thực hiện khóa luận

Sinh viên

Tô Thị My

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

VH - TT – DL Văn hóa - Thể thao – Du lịch

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

I Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả là cây đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất và đời sốngcủa con người Ngày nay cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong chuyểnđổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở các tỉnh trungmiền núi, mang lại thu nhập cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo Đặc biệtđối với phú thọ một trong những loại cây vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừatốt cho sức khỏe đó là cây bưởi

Bưởi quả Đoan Hùng là một đặc sản của tỉnh Phú Thọ, đặc trưng bởihương vị thơm ngon, ngọt, mát Từ năm 2000 trở lại đây, tỉnh Phú Thọ và huyệnĐoan Hùng có chủ trương khôi phục và mở rộng diện tích trồng bưởi, nhằm mụcđích tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, chủ yếu với haigiống bưởi đặc sản là bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân Đến hết năm 2016, diện tíchtrồng mới bưởi của các dự án triển khai trên địa bàn huyện Đoan Hùng đạtkhoảng 2.000ha, và diện tích bưởi trong độ tuổi sản xuất kinh doanh được trồng

từ những năm về trước được thống kê là 305ha Sản lượng bưởi quả thươngphẩm một số năm gần đây dao động từ 700 – 800 vạn quả tương đương 7.000 –8.000 tấn, bưởi trở thành nguồn nông đặc sản quý cung cấp ra thị trường các tỉnhphía Bắc Chủ trương mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ bưởi hướng tớimục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất trên địa bàn xã, giải quyết công ăn việclàm và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong xã và huyện Tháng 02 năm

2006, sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học vàCông nghệ ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hoá (nay làhình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý) và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn Từ đây,sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng trở thành tài sản quốc gia và là sản phẩm thứ tưđược Nhà nước bảo hộ về chỉ dẫn địa lý Khai thác tốt lợi thế ở khía cạnh này sẽgóp phần nâng cao giá trị của sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng trên thị trường

Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụthể khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở pháthuy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây ăn quả đặc sản Xã

Trang 5

Bằng Luân thuộc huyện Đoan Hùng là xã miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ đượcchọn là vùng trọng điểm để phát triển các loại cây ăn quả, tiềm năng phát triểncây bưởi rất lớn và từ lâu được biết đến với trái cây đặc sản nổi tiếng BưởiĐoan Hùng Song để trái cây này được thị trường chấp nhận và có thương hiệuthực sự chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuấtchưa cao, đời sống của người nông dân thấp kém Cây bưởi đã mang lại nhiềulợi ích kinh tế cho người dân.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường đầuvào của sản xuất cây bưởi biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá các yếu

tố đầu vào liên tục tăng cao làm cho một bộ phận nông dân gặp không ít khókhăn, đặc biệt là nông dân nghèo, đồng thời gây hưởng xấu đến hiệu quả kinh tếcủa các hộ nông dân.Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khănchung của các hộ nông dân trồng bưởi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc nghiêncứu, đánh giá hiệu quả kinh tế và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng caohiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng bưởi là hết sức cần thiết và thiết

thực Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây bưởi trên địa bàn xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế cây bưởi tại xã BằngLuân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ

- Hiệu quả kinh tế cây bưởi tại xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

- Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Các thông tin về tình hình phát triển kinh tế địa phương, tình hình pháttriển sản xuất và tiêu thụ bưởi quả ở địa phương được thu thập trong khoảng thờigian 3 năm (2014- 2016)

* Số liệu sơ cấp

Trang 7

Là các phiếu điều tra từ các hộ.Thông tin cơ bản về hộ, tình hình sử dụngđất đai, các phương pháp sản xuất chính, tình hình vốn, kết quả sản xuất, tìnhhình thu, chi của hộ…

Số hộ điều tra nhóm nghiên cứu lấy 90 phiếu theo công thức:

n = N/(1+N×e2)Trong đó: n: dung lượng mẫu điều tra

N: số lượng hộ các thôn điều trae: sai số dự kiến (10%)

Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ quá trình phỏng vấn hộtrồng bưởi Tôi tiến hành phỏng vấn các tác nhân bằng bộ câu hỏi điều tra

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu điều tra, khảo sát tìm hiểucác hộ nông dân trồng bưởi trên địa bàn xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnhPhú Thọ

Căn cứ vào địa hình, đặc điểm các hộ trồng bưởi của xã, vị trí các thôn đềtài chọn 5 thôn là: thôn 1, thôn 3,thôn 4, thôn 12 và thôn 15

Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 17 thôn, để phản ánh một cách trung thực,chính xác nhất tình hình phát triển của các hộ tại xã Bằng Luân Tôi đã tiến hànhđiều tra 90 hộ trên 5 thôn đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó:

- Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế phát triển, số hộ trồng bưởi nhiều nhất xã

- Chọn 1 thôn có tình hình kinh tế , số hộ trồng bưởi thuộc loại trung bình

- Chọn 3 thôn có tình hình kinh tế, số hộ trồng bưởi ít nhất xã

Chọn 5 thôn trong 17 thôn nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu tình hình pháttriển kinh tế của thôn Phỏng vấn các hộ nông dân thông qua phiếu điều tratheo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là 5 thôn của xã

5.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp sử dụng trong đề tài để phân tích số liệu là phương phápthống kê mô tả Trong đó đã vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tươngđối, số bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân đểphân tích mức độ và xu hướng biến động về diện tích trồng bưởi cũng như hiệuquả kinh tế của các tác nhân qua các năm giữa các nhóm hộ hoặc giữa các tiêuthức nghiên cứu khác nhau.Thông tin sau khi thu thập được phân loại và sắp xếp

Trang 8

theo các chủ đề khác nhau.Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tínhbằng chương trình Excel.

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận thì kết cấu khóa luận gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.Chương 3: Hiệu quả kinh tế cây bưởi tại xã Bằng Luân,huyện ĐoanHùng,tỉnh Phú Thọ

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế

1.1.1 Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt đông kinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sảnxuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc nâng cao HQKT là một đòi hỏikhách quan của mọi nền sản xuất xã hội

Hiệu quả và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên là gì? Xuất phát từ các giác

độ nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả, có thểkhái quát thành các quan niệm sau:

Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ

sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạchthời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau

Hay nói cách khác, với cách hiểu hiệu quả khi được xác định bằng nhịp độ tăngtổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao Quan niệm này đúng nhưng chưađược thoả đáng, không đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc của Lênin, nên chưa tạo ra

“Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản” Bởi lẽ với mục đích là sản xuất ra giátrị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong, bênngoài của nền kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như thế việc

“tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là vấn đề

“chính thể” Như vậy hiệu quả là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở đảmbảo tính ưu việt của một chế độ xã hội mới

Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất kinh

doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh

Công thức: C

Q

H =

Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế

Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được

C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh

Trang 10

Quan điểm này được sử dụng phổ biến Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu được tínhtrên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.

Quan điểm 3: Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số

giữa giá trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Hiệu quả kinh tế = Kết qủa sản xuất – Chi phí sản xuất

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừhoặc phép trừ không có ý nghĩa Mặt khác, quan điểm này không cho thấy khả năngcung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là khác nhau khi có cùnghiệu số giữa kết quả và chi phí

Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất vàphần tăng thêm của chi phí

Công thức: H = ∆Q/∆CTrong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung

∆Q: Kết quả bổ sung

∆C: Chi phí bổ sungQuan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với mức

độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội Quan điểm này phức tạp một số lĩnhvực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế, kết quả sản xuất luôn là

hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung

Quan điểm 5

Theo Samuelson Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là không lãng phí.Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội Hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này mà không làm giảm mộtlượng hàng hóa khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năngsản xuất của nó

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khácnhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau Đối tượng tham gia vào các quá trình sảnxuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau thì

Trang 11

nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cũng khác nhau Do đó để nghiên cứu HQKTcần phải hiểu phân loại hiệu quả.

* Phân loại theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:

- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phíđầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuậthay công nghệ áp dụng vào sản xuất

- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí đầu vào haynguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố vềgiá đầu vào và giá đầu ra

- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính hợp của cả haichỉ tiêu hiệu quả nêu trên

* Phân loại theo bản chất và mục tiêu

- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh

tế và chi phí bỏ ra Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất

- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về mặt xãhội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt

xã hội do hoạt động sản xuất đem lại

- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp vềmặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kế quả đó

- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được donhững tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi íchkinh tế - xã hội, môi trường về lâu dài

* Theo mức độ khái quát chung ta có các loại hiệu quả sau:

- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích,phục vụ chung cho toàn xã hội Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất còn tạo

ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội như: tạo thêm công ăn việc làmcho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và

Trang 12

tinh thần cho nông dân, tăng ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ những người mắcphải tệ nạn xã hội…

- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan tâm Mộthoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải không có ảnh hưởngxấu tới môi trường sinh thái Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các chỉ tiêuđịnh tính như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ mặtđất…

- Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được vàlượng chi phí bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đầy đủ mối quan

hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối Hiệu quả kinh tế đạtđược khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được lượng kết quả đầu ra lớnnhất ở mức chi phí thấp nhất

* Theo phạm vi nghiên cứu vi mô và vĩ mô:

Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được phân chia như sau:

- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn bộ nềnkinh tế - xã hội

- Hiệu quả kinh tế theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xétđối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét đốivới từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngànhNông nghiệp, Công nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất vật chất Trong Nôngnghiệp có các ngành như trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành cụ thể nhưcây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp…

HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự nhiên

và phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sông Hồng, hay phạm vi tỉnhhoặc huyện

Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị doanh nghiệp và chủthể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 13

1.1.3 Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế

HQKT sử dụng tài nguyên là một phạm trù kinh tế - xã hôi có quan hệ chặt chẽvới các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù của hệ thống kinh tế - xã hội Đấtcanh tác trong sản xuất nông nghiệp là một tài nguyên quý giá, do đó hiểu các mốiquan hệ này sẽ là cơ sở để nâng cao HQKT phát triển trồng bưởi một cách tối ưu vàphù hợp với yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên cứu

* Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:

Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống,tăng việc làm, giải quyết thoả đáng giữa các lợi ích trong xã hội, cải thiện môi sinh, môitrường Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong hoạtđộng sản xuất xã hội

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có mối quan hệmật thiết với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển Nâng cao hiệu quả

xã hội được dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế Việc giải quyết tốt các vấn đề xãhội là một điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu quả

* Hiệu quả kinh tế trong quan hệ với phát triển bền vững:

Hiệu quả kinh tế với quan điểm phát triển bền vững là hiệu quả kinh tếđược tạo ra với những tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt vàđảm bảo những lợi ích về xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai

Như vậy đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội

và phát triển bền vững sẽ giúp phát triển kinh tế một cách bền vững

1.1.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Bản chất hiệu quả kinh tế:

Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội vàđược xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được vớilượng hao phí lao động của xã hội

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triểnkinh tế xã hội Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hàng ngày tăng cả vềvật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội

Trang 14

* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:

Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thànhviên trong xã hội.Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm đáng chútrong xã hội

- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lạihiệu quả cao

- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến Đối vớingười sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập nhiều hơn,lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dùng thì làm tăng hiệu quả chính là họ được sửdụng sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao và giá thành thấp

Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vai trò trungtâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến

1.1.5 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệu quả kinh tếtrong nông nghiệp nói riêng là rất khó khăn Nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế củamột hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh phải có một hệ thống chỉtiêu phù hợp Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng chỉ phản ánh được một mặt của một vấn

đề, một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể đánh giá hoànchỉnh một hiện tượng kinh tế đó

a, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4 côngthức cơ bản sau:

Công thức 1: H = Q/CTrong đó: H: Hiệu quả

Q: Kết quả thu đượcC: Chi phí bỏ ra

Công thức 2: H = Q – C Công thức 3: H= ∆Q / ∆C

Trang 15

vì nó cho biết mức độ hiệu quả, giúp chúng ta so sánh rộng rãi Tuy nhiên nhược điểmcủa công thức này không phản ánh được quy mô của hiệu quả.

Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trên đều có ưu

và nhược điểm riêng của nó Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tế cần phải kết hợp cảhai công thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng ưu điểm và hạn chế nhượcđiểm

b, Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau.

* Kết quả có thể biểu hiện là:Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị gia tăng

(VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI

* C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định (FC),

chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L), hoặc mứcđầu tư các yếu tố chi phí

c, Để đánh giá hiệu quả kinh tế thường dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu chính là:

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thống tài khoản quốc gia SNA

- Giá trị sản xuất (GO): là gí trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm củamột đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định

GO = ∑(Qi*Pi)Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i

Pi: Đơn giá sản phẩm loại I

Trang 16

Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:

Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i

qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i

pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i

Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phần khấuhao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ sản xuất cốđịnh

IC = ∑CjTrong đó: Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá được sản xuất và chiphí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó Giá trị gia tăng bao gồm phầntiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành cộng thêm vào giá thành củađầu ra

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thunhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất

MI = VA – (A+T)Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T: Thuế cần đóng góp cho nhà nước

- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quátrình sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm

- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Pr = MI-∑(Li*Pi)Trong đó: L: là số công lao động loại I đã sử dụng để sản xuất trong một chu kỳ Pi: Giá thuê một công lao động loại i

Trang 17

1.2 Đặc điểm cây bưởi Đoan Hùng

1.2.1 Giống và đặc thù chất lượng bưởi quả Đoan Hùng

Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có khoảng 11 giống bưởi khác nhau, tuynhiên mức độ phổ biến và được trồng với số lượng nhiều thì chủ yếu là haigiống bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu Đây là hai giống bưởi của huyện ĐoanHùng được Nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi quả Dưới đây là

mô tả chi tiết đặc điểm của hai giống bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu trên địa bànhuyện Đoan Hùng

- Bưởi Bằng Luân

Ở độ tuổi trung bình 50 – 70 năm, cây bưởi Bằng Luân vẫn cho thu quả

ổn định, đạt chất lượng ngon, ngọt và mọng nước Giống bưởi Bằng Luân trồngthích hợp với loại đất phát triển trên phù sa cổ, đất phát triển trên đá biến chất có

sự xen kẹp với thềm phù sa cổ

Theo kết quả phân tích và đánh giá các yếu tố tạo nên những đặc trưngcủa sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng thì các xã có diện tích đất thích hợp với câybưởi Bằng Luân, bao gồm: Bằng Luân, Minh Lương, Quế Lâm, Bằng Doãn,Phúc Lai, Tây Cốc, Ngọc Quan, Đông Khê, Nghinh Xuyên, Phương Chung vàPhong Phú Bưởi Bằng Luân có các đặc điểm nhận biết như sau:

Bảng 1.1:Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất

lượng của bưởi quả Bằng Luân ST

Trang 18

Theo sự phân loại, đánh giá của hộ trồng bưởi và người buôn bán bưởi lâunăm thì bưởi Bằng Luân được chia làm 3 loại quả với các tiêu chí khác nhau Cơ

sở của sự phân chia thành các loại quả chất lượng khác nhau là dựa vào tuổi cây

và một số các đặc điểm của quả về màu sắc, hình dáng, kích thước, trọng lượng,rôm quả

Từ cách phân loại như vậy, mỗi loại bưởi quả Bằng Luân có các mức giákhác nhau Mức giá này có thể chênh lệch từ 2 – 3 lần, thậm chí có thể lên tới 10lần khi phân loại để bán Thường thì rất ít hộ trồng bưởi lựa chọn hình thức bánchọn quả vì họ sẽ gặp phải khó khăn khi tiêu thụ các loại bưởi phẩm cấp thấp,bởi vậy hình thức bán vo hay bán cả vườn là phổ biến

Bảng 1.2: Đặc điểm phân loại bưởi quả Bằng Luân Loại bưởi Mô tả đặc điểm nhận biết chủ yếu

Loại 1 (A) Trọng lượng quả từ 0,8 – 1,2 kg; đường kính 12 – 13 cm,

núm nhỏ, quả đều, thấp thành, chắc, da mịn, dai tôm, mọng nước, vị ngọt đậm Có thể bảo quản được lâu từ 4 – 6 tháng

Độ tuổi cây trên 20 nămLoại 2 (B) Trọng lượng quả dưới 0,7 kg hoặc trên 1,3 kg; đường kính

lớn hơn 13 cm, hoặc dưới 10 cm, vị ngọt mát Có thể bảo quản được nhưng thường không quá 3 tháng

Độ tuổi cây từ 10 – 20 nămLoại 3 (C) Quả bi, quả ngốp, vỏ xấu, vẹo đầu, vị nhạt, tép bưởi khô

Độ tuổi cây từ 6 - 10 năm

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Các tiêu chí nhận biết quả bưởi Bằng Luân loại 1 theo đánh giá của hộtrồng bưởi: đúng giống, trồng trong khu vực được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của sảnphẩm, quả ngon nhất, quả trên cây có độ tuổi trên 20 năm Các tiêu chí nhận biếtbưởi quả loại 1 giống Bằng Luân như sau:

- Hình dáng quả: dạng quả lê, tròn đều, thấp thành và núm quả nhỏ

- Kích thước: Đường kính 10 – 13 cm; chiều cao quả 10 – 12 cm

- Trọng lượng quả: dao động từ 0,8 – 1,0 kg/quả

- Vỏ quả: nhẵn, mỏng vỏ, ít có đốm nâu đen, màu vàng đều

- Múi: đều múi, dóc múi và nhiều hạt lép

Trang 19

- Tôm bưởi: tôm mềm, mượt, không nát tôm

Hiện nay, số lượng cây bưởi Sửu trong độ tuổi sản xuất kinh doanh cònrất ít, phân tán rải rác trong vườn hộ với số lượng khoảng 6 - 10 cây/hộ Sau khi

xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ triển khai chương trình pháttriển cây bưởi đặc sản cho đến nay diện tích cây bưởi Sửu không ngừng tănglên Hiện nay, diện tích bưởi Sửu đã được phát triển rộng thêm ngoài địa bàn xãChí Đám, ở một số xã khác như: Vân Du, Phương Chung, Hùng Quan, PhongPhú và Hữu Đô

Đặc điểm của cây bưởi Sửu: cây thấp tán, phân nhánh mạnh, lá dày màuxanh đậm Gân lá lồi, lá mọc mau (khoảng cách các lá ngắn) Theo phân loại củangười trồng bưởi có kinh nghiệm và người buôn bưởi thì bưởi Sửu được chialàm 2 loại:

- Loại 1 (A): Trọng lượng quả từ 1,4 – 1,7 kg; quả đều, cân đối, mầu vàngsáng, đẹp; vị ngọt thanh Độ tuổi cây trên 6 năm

- Loại 2 (B): Quả nhỏ, quả không cân đối, dưới 1,3 kg

Theo bản thuyết minh đăng bạ chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩmbưởi quả thì quả bưởi Sửu có các đặc điểm nhận biết như sau:

Bảng 1.3: Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất

lượng của bưởi quả Sửu

Trang 20

1 Hình dáng Hình cầu lồi phía cuống quả

2 Kích thước Quả to, hình thức đẹp

3 Vỏ quả Mỏng, khi chín có màu vàng xanh, túi tinh dầu nhỏ,

(Nguồn: Chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả)

Tiêu chí phân loại chất lượng bưởi Sửu bao gồm: giống, kích thước, trọnglượng quả, khu vực chỉ dẫn địa lý Kết quả đánh giá đặc điểm nhận biết quả bưởiSửu đúng giống, chất lượng loại A như sau:

- Hình dáng quả: dạng quả lê

- Kích thước: Đường kính 15 – 17 cm; chiều cao quả 17 – 19 cm

- Trọng lượng quả: Từ 1,2 – 1,6 kg/quả

- Vỏ quả: Hơi sần sùi, màu vàng sáng

- Múi: Đều và dóc múi, dóc hạt

- Tôm: Giòn, ráo tôm, róc tôm

- Mùi: Mùi thơm đặc trưng

- Vị: Ngọt mát

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Kết quả này được đưa ra trong hội nghị PRA với sự tham gia của hộ trồngbưởi, các tiêu chí đánh giá đối với quả giống bưởi Sửu loại A đều đạt được sựđồng thuận rất cao

1.2.2 Thời vụ

* Thời vụ trồng bưởi Bằng Luân thích hợp:

Trang 21

- Vụ xuân: từ 5/2 – 15/4 dương lịch.

- Vụ thu: từ 15/8 – 15/10 dương lịch

* Thời vụ thu hoạch:

- Bưởi Bằng Luân: trong khoảng tháng 10 – tháng 11 dương lịch

Trang 22

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN

CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

a Vị trí địa lý

Xã Bằng Luân là xã trung du miền núi nằm về phía Bắc của huyện ĐoanHùng, cách trung tâm huyện khoảng 17 Km Địa giới hành chính của xã đượcxác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đại Minh

- Phía Tây giáp xã Minh Lương

- Phía Nam giáp xã Bằng Doãn

- Phía Đông giáp xã Quế Lâm

Nhìn chung xã có vị trí khá thuận lợi, có đường Quốc lộ 70 chạy qua vớitổng chiều dài khoảng 6 km, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và trao đổihàng hóa với các xã trong vùng và các huyện lân cận

Xã có địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là dạng đồi bát úp phân bố đềutrong toàn xã với độ dốc trung bình là 35-45º nằm xen lẫn các đồng ruộng, đượcchia thành hai vùng rõ rệt

Là một xã miền núi đồi gò chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên địa hìnhkhông đồng nhất và có 2 loại địa hình:

b Địa hình

- Xã Bằng Luân có hai dạng địa hình:

+ Dạng địa hình núi trung bình và núi thấp có độ cao khoảng từ 60 –100m, dạng địa hình này có độ dốc trung bình Đây là khu vực canh tác và trồngrừng của xã

+ Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, đây là khu vực canhtác chủ yếu của nhân dân trong toàn xã

Trang 23

2.1.2 Khí hậu,thủy văn

a Khí hậu

Xã Bằng Luân chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu trung du miềnnúi phía Bắc (nằm trong tiểu vùng khí hậu II của tỉnh Phú Thọ) với các đặc điểmsau:

- Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 911,2mm, bằng khoảng 64% so vớilượng mưa trung bình năm

- Về chế độ gió: Chủ yếu có 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc là hướng gió thịnh hành về mùa khô, xuất hiện từtháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo không khí lạnh và khôhanh

+ Gió Đông Nam, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 gió mang theo độ ẩm

và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh khá mạnh

+ Gió Tây Nam, thường xuất hiện trong tháng 4 - 5 Gió Tây Nam rấtnóng, khô đó là nguyên nhân chính làm cho khí hậu vùng thay đổi thất thườnggiữa các tháng trong năm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Sương muối, thường xuyên xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1năm sau, cùng với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này, ảnh hưởng xấu đếntrồng trọt

Sự có mặt của hai con sông lớn là sông Lô và sông Chảy tạo ra một kiểukhí hậu đặc trưng cho xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng Đây chính là một trongnhững yếu tố tạo nên hương vị đặc trưng của bưởi Đoan Hùng Điều này đượcgiải thích bởi sự tác động của những con sông đến các đặc trưng Khí hậu tạonên chất lượng của hoa quả đặc sản Bên cạnh đó, chế độ nước trong đất cũngđược đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoa quả đặcsản

Trang 24

Khí hậu Đoan Hùng có tính chất phù hợp với điều kiện sinh trưởng vàphát triển của cây bưởi Bằng Luân, cụ thể như sau:

- Các tiêu chuẩn về nhiệt độ trung bình và diễn biến nhiệt độ các thángđều thích hợp với sự phát triển của cây bưởi, đặc biệt tại các thời kỳ sinh trưởngcủa cây bưởi như ra lộc, ra hoa và đậu quả

- Chế độ mưa ở xã Bằng Luân rất phù hợp với chu trình sinh trưởng pháttriển của cây bưởi Bằng Luân Đây cũng là điều kiện lý tưởng để đảm bảo chấtlượng tốt nhất của bưởi Bằng Luân, cụ thể là: tháng 11 có số ngày mưa ít nhất,đây cũng là thời kỳ bưởi chín, do vậy đảm bảo giữ được hàm lượng tối đa cácchất sinh hoá trong bưởi và lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, đây cũng

là thời kỳ cây bưởi cần nhiều nước cho quá trình tích luỹ đường, Axit, vitamin C

và dịch quả

- Với độ ẩm tương đối đạt cực đại vào các tháng 3, tháng 4 và cực tiểuvào các tháng 11 và 12 Độ ẩm ở Bằng Luân, Đoan Hùng là điều kiện lý tưởngnâng cao chất lượng bưởi quả Bằng Luân, Đoan Hùng Độ ẩm đạt cực đại vàotháng cây bưởi ra hoa và đạt cực tiểu vào tháng bưởi chín

* Đất trồng bưởi:

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng :

- Chất lượng bưởi Bằng Luân được quyết định chủ yếu bởi: độ chua, đạmtổng số, lân tổng số và hàm lượng Bo

- Các số liệu phân tích thành phần đất cũng chỉ ra rằng hàm lượng cácchất đa lượng, vi lượng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triểncủa cây bưởi và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bưởi quả Đoan Hùng,đây chính là các yếu tố tạo nên chất lượng đặc thù của bưởi Bằng Luân, ĐoanHùng

b Thuỷ văn

Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng không lớn là12,70 ha Nguồn nước chủ yếu là từ hệ thống khe suối nhỏ trên địa bàn và diệntích ao hồ phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã Đây cũng là nguồn cung cấp

Trang 25

nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu nước sử dụng sinhhoạt cho nhân dân.

2.1.3 Tài nguyên đất và nước

a Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã, nguồn đất thích hợp phát triển cây bưởi là khá đa dạng,chủ yếu là đất vườn tạp, đất màu đồi và một phần từ đất trồng cọ và cây lâmnghiệp Đất trong vùng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá, gồmđất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, hiện trạng sử dụngđất được thể hiện thông qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực xã Bằng Luân

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung SMN 25,41 1,37

(Nguồn phòng địa chính UBND xã Bằng Luân)

Kết quả nghiên cứu hiện trạng vùng trồng bưởi trên địa bàn xã Bằng Luâncho thấy, bưởi tập trung chủ yếu trên đất nông nghiệp chiếm 91,10%, chủ yếu làđất vườn và đồi thấp Bưởi được trồng chủ yếu theo hình thức xen ghép với chè,cây rau mầu và các cây ăn quả khác, ít có những vườn chuyên canh bưởi Gầnđây, xã Bằng Luân cũng chú trọng đến một số giải pháp như dồn đổi ruộng đất,chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quy hoạch đất ở những khu đất công để tạo

ra các vùng trồng bưởi tập trung Đất nông nghiệp chiếm 1622,23ha cũng chiếm

đa số diện tích trồng bưởi của xã, trong đó đất đỏ được tập trung chủ yếu tại xã

Trang 26

Bằng Luân, được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ phân bố ở địa hình đồithấp đất tơi xốp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chua, hàm lượngđạm, lân, kali trung bình đến thấp thích hợp trồng bưởi đặc sản Ngoài ra trongtương lai đất chưa sử dụng chiếm 6,11ha tương đương 0,40% đất tự nhiên của xã

sẽ được quy hoạch sử dụng vào mục đích trồng bưởi để ngày càng tăng sảnlượng và nâng cao chất lượng giống bưởi đặc sản

b Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Chủ yếu được lấy từ diện tích đất thuỷ lợi 29,67ha, vàdiện tích đất sông, suối 12,70 ha như: Đầm Cây Đa, Đầm Cây Nhựa, Đầm Hách,với tổng diện tích khoảng 1,62ha Như vậy nguồn tài nguyên nước của xã là rấthạn chế, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã

Nguồn nước ngầm: Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức

về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã nhưng qua thực tế cho thấy nước mạchnông lưu lượng nhỏ, chất lượng khá tốt

2.2 Điều kiện kinh tế

Liên tục vài năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của Bằng Luân tănggiảm không ổn định Tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt 142,74% tăng42,74% trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2016, năm 2016 tăng 50,33% so vớinăm 2015 Nguyên nhân xã đã có sự thay đổi cơ cấu cây trồng dẫn đến doanhthu tăng, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch tích cực Tỷ trọng ngànhnông nghiệp từ 40% năm 2014, tăng lên 55,02% năm 2016 Tỷ trọng các ngànhcông nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ đều chuyển dịch theo chiềuhướng giảm xuống

Trang 27

Bảng 2.2: Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2015/2014 2016/2015 Bình quân

(Nguồn:Phòng thống kê xã Bằng Luân)

Trang 28

Tốc độ bình quân 3 năm của ngành tăng 121,64%; tăng mạnh nhất năm

2016 là 154,480 triệu đồng nhờ vào sự phát triển của 3 ngành nông nghiệp84,970 triệu đồng, công nghiêp, dịch vụ lần lượt là 29,350 triệu đồng và 40,170triệu đồng Trong đó có ngành nông nghiệp tăng mạnh nhất do người dân đã cảicách hình thức trồng cấy, nghiên cứu và lai tạo cho ra nhiều giống mới đạt chấtlượng và số lượng vượt bậc hơn hẳn những năm trước Bên cạnh đó ngành dịch

vụ cũng đang có xu hướng tăng do đời sống người dân ngày càng được nângcao, tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng phát triển kéo theo dịch vụ cũngtăng

Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của ngành công nghiệp tăng không

ổn định bình quân 100,37% Và có xu hướng giảm vào năm 2016, năm 2016 giátrị ngành nông nghiệp giảm 6,53% so với năm 2015 do người dân đã tập trungchú trọng vào nông nghiệp mà chưa chú trọng vào công nghiệp dẫn đến ngànhcông nghiệp tăng chưa đều qua các năm

Là xã miền núi nên các điều kiện về địa hình, hệ thống giao không thuậnlợi, do đó sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn cũng còn gặpnhiều khó khăn Dịch vụ tăng không đều qua các năm 2014 là 33,46 tỷ đồng,đến năm 2016 tăng lên 40,17 triệu đồng, nhưng của năm 2016 so với năm 2015lại giảm xuống còn 91,38% cho thấy kinh tế ngành dịch vụ có xu hướng giảm.Một số ngành nghề truyền thống mộc, gò, hàn, sản xuất vật liệu xây dựng…cũng

đã hoạt động nhưng với quy mô nhỏ, hoạt động phân tán

Trong những năm gần đây, thông qua các chương trình dự án của nhànước và sự đầu tư của một số cá nhân các hoạt động sản xuất tiểu thủ côngnghiệp ngày càng phát triển; đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc giảiquyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho ngườilao động, nâng tỷ trọng trong cơ cấu toàn nền kinh tế của xã

Trang 29

2.3 Điều kiện xã hội

2.3.1 Dân số và lao động

Tổng dân số toàn xã Bằng Luân năm 2016 là 7.080 người, trong đó trên90% là dân số nông thôn, tổng số lao động của xã là 4.540 người, tổng số hộnăm 2016 là 1.870 người Trong một vài năm gần đây xã đã đạt được nhiều kếtquả trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực tiểuthủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, buôn bán kinh doanh

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về dân số của xã Bằng Luân

Tốc độ phát triển(%) 2015/

2014

2016/

2015

Bình quân

102,08

101,58

101,83

1.831 1.852 1.870

101,1

5

100,97

101,06 Tổng số lao

102,17

102,60

102,38 Bình quân nhân

3,73

3,76

3,79

100,92

100,60

100,76 Bình quân lao

động/hộ

Laođộng/hộ

2,37

2,39

2,43

101,01

101,61

101,31

(Nguồn phòng thống kê xã Bằng Luân)

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2014, dân số của xã Bằng Luân có6.828 người với 1.831 hộ Sang năm 2016, dân số 7080 người (tương ứng tăng1,58%), số hộ tăng lên 1870 hộ, tăng 2,62% so với năm 2015 Tổng số hộ ngàycàng tăng do số dân của xã tăng, nơi khác chuyển đến

Trang 30

Nhìn chung qua 3 năm, tổng số dân toàn xã biến động không nhiều cácchỉ tiêu đều tăng qua 3 năm từ 2014 – 2016, cho thấy điều kiện về dân số và laođộng của xã tương đối ổn định tạo thuận lợi cho kinh tế xã phát triển.

Theo số liệu thống kê tổng số lao động của xã đến năm 2016 và 4.540 laođộng chiếm 50,0% dân số của toàn xã, trong đó phần lớn là lao động nôngnghiệp Lao động mang nhiều tính thời vụ, người lao động chỉ có việc làm vàomùa gieo trồng, thu hoạch nông sản Do đó, lao động nhàn rỗi còn nhiều, thunhập của người dân chủ yếu nhờ vào trồng trọt, chăn nuôi, đạt mức trung bình

Thu nhập trong những năm qua, với phương châm đẩy mạnh sản xuấtnông nghiệp kết hợp với phát triển các ngành nghề TTCN và dịch vụ khác Tổchức các chương trình xóa đói giảm nghèo, khuyến khích phát triển kinh tế hộgia đình bằng nhiều hình thức Do vậy thu nhập bình quân của nhân dân trong xãngày một tăng, đời sống nhân dân đang dần được cải thiện

2.3.2 Văn hóa, giáo dục, y tế

Về Văn hoá – giáo dục – y tế dựa theo bảng tiêu chí nông thôn mới của xãBằng Luân năm 2016 đã đạt được ta có:

Về văn hóa: xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hóa theoquy định của Bộ VH – TT – DL Các chỉ tiêu theo vùng như vùng miền núicao,vùng trung du miền núi, vùng đồng bằng đều đạt

Về giáo dục : phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt tỷ lệ học sinh tốtnghiệp THCS được tiếp tục đi học (phổ thông, bổ túc, học nghề) của vùng trung

du miền núi đạt 80% Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35%

Về y tế: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, y tế xã đạt chuẩn quốc giađạt (theo tiêu chí đánh giá nông thôn mới của xã)

Ngày đăng: 17/01/2019, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chi cục bảo vệ thực vật - sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2016),“Điều tra, nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chính trên giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, Phú Thọ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnhhại chính trên giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, Phú Thọ
Tác giả: Chi cục bảo vệ thực vật - sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ
Năm: 2016
2. Dự án khoa học công nghệ trồng và thâm canh bưởi đặc sản Đoan Hùng (2006), Sách hướng dẫn bưởi đặc sản Đoan Hùng - kỹ thuật trồng và chăm sóc, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách hướng dẫn bưởi đặc sản Đoan Hùng - kỹ thuật trồng và chăm sóc
Tác giả: Dự án khoa học công nghệ trồng và thâm canh bưởi đặc sản Đoan Hùng
Năm: 2006
3. Phòng Thống kê huyện Đoan Hùng (2014), “Sách hướng dẫn bưởi đặc sản Đoan Hừng - kỹ thuật trồng và chăm sóc, Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sách hướng dẫn bưởi đặc sảnĐoan Hừng - kỹ thuật trồng và chăm sóc, Trung tâm khuyến nông tỉnh PhúThọ
Tác giả: Phòng Thống kê huyện Đoan Hùng
Năm: 2014
5. Phòng Thống kê huyện Đoan Hùng (2016), tỷ trọng doanh thu bưởi vụ 2016 6. UBND xã Bằng Luân(2016) ,Báo cáo tình hình xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: tỷ trọng doanh thu bưởi vụ 2016"6. UBND xã Bằng Luân(2016)
Tác giả: Phòng Thống kê huyện Đoan Hùng
Năm: 2016
7. UBND xã Bằng Luân (2016), Nghị quyết của ban Thường vụ Đảng Ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện chương trình phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng đến năm 2020 Khác
8. UBND huyện Đoan Hùng, Sở Khoa học và công nghệ, Đề tài tuyển chọn, phục tráng và xác định biện pháp kỹ thuật chủ yếu thâm canh một số giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, Phú Thọ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w