Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh trong thời gian tới.. Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi sự xem xét tình hìnhsản xuất q
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ LIỄN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÀO
THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên - năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ LIỄN
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÀO
THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2014 - 2018
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Giang
Thái Nguyên – năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốtnghiệp này Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường,toàn thể các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạtcho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóaluận
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths Nguyễn ThịGiang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôihoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã ĐàoThịnh, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập
và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cầnthiết cho đề tài Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè,những
người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, vì vậy khoá luận củatôi không thể tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của cácthầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khoá luận đượchoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
NGUYỄN THỊ LIỄN
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2016 30Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã tronggiai đoạn ( 2014 - 2016 ) 32Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn ( 2014 - 2016 ) 34Bảng 4.4 Tình hình dân số của xã trong giai đoạn ( 2014 - 2016 ) 34Bảng 4.5 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Đào Thịnh giai đoạn ( 2014
- 2016 ) 35Bảng 4.6 Rà soát số hộ trồng quế tại xã Đào Thịnh giai đoạn ( 2014 - 2016 ) 39
Bảng 4.7 Một số thông tin chung về các hộ điều tra 40Bảng 4.8 Diện tích, năng suất, sản lượng cây quế của xã Đào Thịnh qua 3năm 2014 - 2016 41Bảng 4.9 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất quế trong các hộ điều tra
năm 2016 42Bảng 4.10 Doanh thu từ cây quế tính cho 1 ha quế năm 2016 43Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ điều tra năm 2016
( Tính bình quân cho 1 ha ) 44Bảng 4.12 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha keo năm 2016 47
Bảng 4.13 Doanh thu của cây keo tính cho 1 ha năm 2016 48Bảng 4.14 Một số vấn đề khó khăn trong việc sản xuất quế của các hộ (n=30) 50
Trang 6MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4 Bố cục của khóa luận 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ nông dân 4
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sản xuất quế 9
2.1.4 Đặc điểm sản xuất quế 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Thực trạng sản xuất quế trên thế giới 15
2.2.2 Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam 16
2.2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái 20
2.2.4 Tình hình sản xuất quế của Xã Đào Thịnh 21
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
Trang 73.2 Nội dung nghiên cứu 23
3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh 23
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây địa quế trên địa bàn xã Đào Thịnh 24 3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất quế của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh 24
3.2.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh trong thời gian tới 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 24
3.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 25
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 25
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26
3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất quế của các hộ điều tra 26
3.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế 26
3.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 27
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 28
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 31
4.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại xã Đào Thịnh 38
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh 50
4.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất quế của hộ nông dân 51
4.4.1 Giải quyết tốt khâu giống 51
4.4.2 Giải pháp về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân 51
4.4.3 Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân 51
4.4.4 Tìm kiếm thị trường đầu ra 52
Trang 84.4.5 Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội 53
4.4.6 Giải pháp về công tác khuyến nông 53
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề xuất kiến nghị 56
5.2.1 Đối với các cấp chính quyền 56
5.2.2 Đối với hộ nông dân 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 91
Trang 101.1 Sự cần thiết của đề tài
Phần 1
MỞ ĐẦU
Cây quế là một cây có giá trị lớn Trên thế giới quế phân bố tự nhiên
và được trồng trở thành hàng hóa ở một số nước Châu á và Châu phi nhưIndonesia, Trung quốc, Việt Nam… Trong các nước có quế cũng chỉ phân
bố tại một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địahình thích hợp với nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và pháttriển không tốt
Tại Yên Bái, theo thống kê rừng Yên Bái có 413.103 ha, trong đódiện tích rừng tự nhiên 234.337 ha, rừng trồng 172.521 ha, trong đó đấtrừng quế tập trung có khoảng 20.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 59,6%, đứng thứ
tư trên toàn quốc Rừng của Yên Bái được phân về các huyện, xã trongtỉnh [6]
Xã Đào Thịnh là một xã có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để pháttriển trồng rừng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung, xã Đào Thịnh
có đủ điều kiện trồng và phát triển toàn bộ cây trồng chủ lực nổi tiếng củahuyện Nhưng cây được người dân trong xã trồng đa số là cây quế, do câyquế là cây có giá trị lớn, người dân nơi đây đã gắn bó với cây quế từ lâuđời Cũng nhờ cây quế có giá trị lớn nên góp phần cho công cuộc xóa đóigiảm nghèo của địa phương Bên cạnh giá trị kinh tế, phát triển cây quế gópphần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng tỷ lệ che phủ của rừng, giữ đất, hạnchế xói mòn, điều hòa khí hậu, cản bớt nước chảy bề mặt
Do vậy nhiều năm gần đây người dân trong xã ra sức trồng mới, diệntích trồng quế ngày càng được mở rộng hơn Tuy nhiên, cây quế chưa đượcquy hoạch tổng thể và đầu tư thích hợp, từ đó chất lượng sản phẩm quếchưa được đáp ứng được thị trường, giá trị thu nhập của người sản xuất
Trang 11không còn ổn định Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi sự xem xét tình hìnhsản xuất quế tại địa phương, đòi hỏi đánh giá chính xác hiệu quả kinh tếcủa cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất quế để giúp nông hộ sản xuất quế có
hiệu quả hơn Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
cây quế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” sẽ
góp phần giải quyết các vấn đề trên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuấtquế trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế tại địaphương trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây quế tại xã Đào Thịnh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất quế của các hộnông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất quế
của hộ nông dân trồng quế trong thời gian tới
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên
- Giúp rèn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen vớicông việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tếsản xuất cây quế tại địa phương
Trang 12- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất quế và vị trí của cây quế trong sựphát triển kinh tế địa phương Đồng thời phân tích các nhân tố ảnhhưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây quế
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng quếtrên địa bàn xã Đào Thịnh trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệuquả kinh tế nông nghiệp nông hộ
1.4 Bố cục của khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 13Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ nông dân
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân
là một đơn vị kinh tế cơ sở Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếmsống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất Luônnằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng thamgia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh
2.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis
và quan điểm của Giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặcđiểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sảnxuất vừa là một đơn vị tiêu dùng
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triểncủa hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn Trình
độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuấtgiản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quantrong khi khả năng khắc phục lại hạn chế
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu
tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống chogia đình nông dân trước những thiên tai
Trang 14- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bậtcủa hộ nông dân Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, làyếu tố phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làmcông việc kinh doanh thuần túy”
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ (hiệu quả) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trựctiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa, là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánhgiá và lựa chọn các phương án hành động và được xem xét dưới nhiều góc
độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT (hiệu quả kinh tế), HQchính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệtđối, Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất lànhững dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xétHQKT trên nhiều phương diện
“HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [4] Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” Thực chất của hai quan điểm này đề cập
đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũngnhư nền sản xuất xã hội Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lựckinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạnkhả năng sản xuất thì sản xuất có HQ
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ
tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
Trang 15HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vịchi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Nhưvậy HQ kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ramột đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vịsản phẩm
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giásản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêmtrên một đồng chi phí thêm về đầu vào Khi nắm được giá của các yếu tốđầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhấtđịnh để đạt được lợi nhuận tối đa Thực chất của HQ phân phối, chính là
HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là
HQ về giá
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định" Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào
từng doanh nghiệp Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đahóa lợi nhuận Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiếtkiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, vốn, )
Như vậy, mặc dù còn có nhất nhiều những quan điểm khác nhau vềkhái niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính
là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phảnánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận
Trang 162.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trườngđang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinhdoanh để tìm kiến cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đíchcuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất,
đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sảnxuất, nguồn lực nhất định Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầukhoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách, quyluật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch
vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao đượcHQKT
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào vàyếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất Kếtquả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nộidung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể Khi xác định HQKT không nênchỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệtđối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữacác đại lượng tuyệt đối HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sảnphẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu íchđược tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không Như vậy, HQKTliên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trìnhsản xuất
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nôngnghiệp là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào
Trang 17để có chi phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất Việcđánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa cácyếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hếtsức quan trọng trong việc đánh giá HQKT Tùy thuộc vào từng ngành, quy
mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dướigóc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản xuất Xác định các yếu
tố đầu ra, các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nềnkinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải được trao đổi trên thị trường,các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận, Xác định cácyếu tố đầu vào đó là những yếu tố chi phí về vật chất, công lao động, vốn,
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao,phân bổ chi phí, hạch toán chi phí, Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định cáckết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, không thểlượng hóa được
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinhthần của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội Muốn như vậy thì quá trình sảnxuất phải phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn,
kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng caoHQKT của quá trình sản xuất
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giớigiữa hai phạm trù kết quả và HQ:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trìnhkinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Như vậy kết quả
Trang 18có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị Các đơn vị hiệnvật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trìnhkinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít,… các đơn vị giá trị cóthể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồnlực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lườngbằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối Ta cóthể tính toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa kếtquả và hao phí nguồn lực
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trùnày chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bảnchất là kết quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình
độ lợi dụng nguồn lực sản xuất
2.1.3 Các nhân yếu tố hưởng đến hiệu quả của việc sản xuất quế
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằngmọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất Hiệu quả kinh tếcủa sản xuất quế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trìnhsản xuất cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau,
Khả năng đón nhận kỹ thuật mới của người sản xuất: Sự tiếp thu kỹ
thuật của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ
Trang 19đến kiến thức và kỹ thuật canh tác Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thểthấy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế.
Về đất đai: Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêutốt hay xấu, địa hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì chogiao thông vận chuyển vật phục vụ sản xuất
Thời tiết khí hậu: Trong sản xuất nông - lâm nghiệp các đốitượng sản xuất khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên,thời tiết
khí hậu cũng khác nhau Vì vậy trong sản xuất quế cần xác định các vùngsinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽđạt được hiệu quả kinh tế
Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất:
Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranhhoàn hảo cao hơn so với những ngành khác Vì vậy, khi tạo ra môi trườngcạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn lực Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyềnngang nhau trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm
Chính sách của chính phủ: Có 2 nhóm chính sách, một là các chính
sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế,
… có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế Hai là chính sáchkhông thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông,cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển có tác động gián tiếp đến hiệuquả kinh tế [ 3]
2.1.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất quế
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đónhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu đó của xãhội thì người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế Đặc biết với sản xuấtnông - lâm nghiệp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên
Trang 20ẩn chứa nhiều rủi ro nên hiệu quả kinh tế không ổn định Vì thế khi thựchiện quá trình sản xuất các cá nhân hay tổ chức đều tính toán kỹ lưỡng saocho quá trình của mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá HQKT giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó cóthể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận đảm bảo lợi íchcho người sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội Đối với quế là mộtlâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây quế có thể tổ chức sảnxuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lau dài và có giá trị, nhất là giá trị xuấtkhẩu Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhândân các tộc ít người Từ đó cây quế cũng làm một thế mạnh của một số tỉnhphát triển sản xuất nông - lâm nghiệp:
- Cây quế mang lại thu nhập cao, góp phần tích cực trong công tác
ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân
- Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra dotình trạng thiếu việc làm của người lao động
- Đa dạng đối tượng sản xuất nông- lâm nghiệp, tạo nền vùng sảnxuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa
- Cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho công nghiệp chế biến, yhọc, xuất khẩu Ngoài lợi ích về mặt kinh tế- xã hội, cây quế còn đóng gópvào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữnước ở các vùng đất núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng cácnguồn gen quý cây bản địa
2.1.4 Đặc điểm sản xuất quế
* Đặc điểm sinh thái của cây quế
Quế là loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắngnhiều Thực tế các vùng có phân bố Quế tự nhiên cũng như những nơitrồng có năng suất chất lượng cao ở nước ta là những vùng có lượng mưa
Trang 21cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21-230C , độ
ẩm không khí trung bình năm thường trên 80%
Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc vừa phải, tầng đấtdày và ẩm, nhiều mùn, nhưng thoát nước tốt, môi trường đất từ chua đếnhơi chua với độ pHKCL≈ 4 – 5, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạchsét, sa thạch, granít, riolít
Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng,khô và nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước vàđất đá vôi khô Độ cao thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường thấy
từ 200-500m so với mực nước biển, ở các tỉnh phía Nam có thể đến 800m.Nếu trồng lên độ cao lớn hơn cây Quế thường có xu hướng thấp lùn, chậmlớn, nhưng vỏ dày và cũng có nhiều dầu; nếu trồng xuống thấp hơn câyQuế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng, hàm lượng và chất lượng tinh dầuthường rất thấp, đời sống của cây cũng ngắn hơn Đặc biệt, cây Quế ưabóng khi còn nhỏ
* Công dụng của quế
Từ xa xưa nhân dân ta đã nhận biết được giá trị của cây Quế và đã
sử dụng cây Quế vào nhiều mục đích khác nhau, các sản phẩm của Quế baogồm vỏ than, vỏ cành, tinh dầu, gỗ… được sử dụng làm nguyên liệu chonhiều ngành công nghiệp khác nhau:
- Sử dụng làm gia vị
Vỏ Quế có vị thơm, cay, ngọt, có tính nóng, có thể khử mùi hôi ,tanh, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn , kích thích tiêu hóa tốt hơn Nên bột
vỏ Quế la môt trong nhưng thanh phân chinh của gia vi chê biên cac mon
ăn như: phơ, nươc sôt, ngũ vị hương, khử mùi, ướp thực phẩm… ở cac nhahàng, khách sạn, cơ sơ ăn uông , cơ sơ san xuât banh keo , trong các hô giađinh Cùng với Hồi và Thảo quả , Quế la loại gia vị không thê thiêu trong
Trang 22các món ẩm thực truyền thống cũng như hiện đại ngày nay ở cả trong vàngoài nước.
- Sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Vỏ Quế có vị, cay, ngọt, có tính nóng, nên trong y học cổ truyền đã
sử dụng vỏ Quế mài trong nước nguội cho uống hoặc dùng vỏ Quế trongmột số bài thuốc để chữa trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, đường hôhấp, kích thích sự toàn hoàn của máu, lưu thông khí huyết, tăng cườngmạnh tim, làm nóng cơ thể, chống thời tiết giá lạnh, sát trùng, chữa cácbệnh trúng hàn, hôn mê, trụy mạnh, hạ huyết áp, tim yếu và bệnh dịch tảnguy cấp
Trong y học hiện đại, vỏ và tinh dầu Quế cũng được sử dụng để chếbiến các loại thuốc tăng lực, tăng khả năng tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, chữacảm sốt, đau bụng, mỏi lưng, mỏi gối, đau nhức chân tay hoặc chân tay coquắp, ho hen, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện bất lợi, bồi bổ sức khỏe chophụ nữ sau sinh con và thuốc sát trùng
- Sử dụng làm hương liệu
Tinh dầu Quế có thể sử dụng lam hương liêu để sản xuất banh keo , đô uông
và hàng mỹ phẩm cao cấp như rượu , nước giải khát, nươc hoa, kem dươngda Ngoài ra, bột vỏ Quế hoặc tinh dầu Quế con đươc sư d ụng để sản xuấthương (nhang) đốt trong cac dịp lê hôi , tín ngưỡng ở các đền , chùa haythờ cúng trong các gia đình ở nhiều nước Châu Á
- Sử dụng trong xây dựng, chế biến ván nhân tạo và hàng thủ công
Trang 23dán, ván ép, ván ghép thanh Trong nông nghiệp có thể dùng làm nông cụ ,làm khung xe , càng xe va lam cui Ngoài ra, gỗ và vỏ Quế còn được chếbiến thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khay đựng ấm chén, đĩa,hộp đựng tăm…
- Sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi
Bột Quế con đươc thử nghiệm trong chế biến thức ăn chăn nuôi để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm và phòng trừ một số bệnh thông thường
- Bảo vệ môi trường, sinh thái
Rừng Quế trồng còn có tác dụng phòng hộ, giữ nước và điều tiếtnguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi đất, làm sạch môi trường không khí,hạn chế gió bão, thiên tai, tích lũy khí CO2, tăng độ che phủ của rừng
* Kỹ thuật trồng và thu hoạch quế
- Gieo ươm: Ở nước ta có 2 mùa trồng quế,mùa xuân vào các tháng
2, 3 vào mùa thu vào các tháng 8, 9 tùy vào thời tiết từng vùng Yên bái tậptrung trồng quế vào các tháng đầu xuân
- Thu hoạch quế: Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và
có giá trị kinh tế cao Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều có thể làm thuốc, láquế dùng để cất tinh dầu, vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế dùng đểlàm thuốc và chế biến nhiều hương liệu có giá trị - Đối với rừng quế cao:Sau khi trồng 15-20 năm thì bắt đầu thu hoạch Có 2 thời vụ bóc vỏ quế,quế xuân bóc vỏ vào tháng 2, 3 cho chất lượng tốt và quế thu bóc vào cuốitháng 7 đầu tháng 8
- Đối với rừng quế thấp: Sau khi trồng 3- 5 năm thì có thể thu hoạch
* Chế biến quế
- Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về trải ra sân phơi cho khô rồi
bó thành bó
Trang 24- Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu,xong vỏ quế có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu giữtrong kho, 1 tháng sau đem cất lấy tinh dầu.không hái lá quế vào mùa xuân
và trước lúc bóc vỏ quế Ngoài việc lấy lá cất tinh dầu, vào mùa thu khi câyngừng sinh trưởng, chặt tỉa những cành nhỏ cũng có thể dùng để cất tinhdầu tốt
* Bảo quản sản phẩm quế
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh n ắng mặt trờichiếu trực tiếp
- Bảo quản theo phương pháp truyền thống: Hạt giống được trộnđều với cát ẩm từ 15-20% (tức là nắm cát trong tay khi bỏ tay ra cát vẫn giữnguyên hình dạng của nắm cát), tỷ lệ trộn tính theo thể tích là 1 hạt + 2 cát,
ví dụ 1 ống bò hạt Quế có thể trộn với 2 ống bò cát ẩm Sau đó cho hỗn hợphạt và cát vào túi ni long, hoặc túi vải, hoặc vại sành để ở nơi râm mát.Theo kinh nghiệm của nhân dân có thể để ở trong hầm hàm ếch và bịt kínmiệng hầm để tránh sự phá hoại của chuột, sóc hoặc con trùng
- Bảo quản lạnh: Sau khi chế biến, hạt Quế được cho vào túi nilon, hoặc
túi vải, hoặc bình thuỷ tinh đậy kín, đưa vào tủ lạnh để bảo quản Nếu giữ ở nhiệt độ 150C thì thời gian bảo quản không quá 30 ngày Nếu được giữ ở nhiệt độ 50C thì thời gian bảo quản không quá 9 tháng
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng sản xuất quế trên thế giới
Sản phẩm quế được ưa chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới
từ rất xa xưa Cùng khoa học kĩ với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sảnphẩm quế ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trongsản xuất mỹ phẩm, công nghệ dược phẩm, công nghệ thực phẩm
Trang 25Thị trường của sản phẩm quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu
Á, và một phần Châu Phi Nước tiêu thụ Mỹ, mỗi năm có nhu cầu 20-22nghìn tấn, nhưng chỉ mua được 12-15 nghìn tấn, Nhật Bản có nhu cầukhoảng 8 nghìn tấn mỗi năm, nhưng chỉ mua được dưới 1 nghìn tấn.Mehico có nhu cầu hơn 3 nghìn tấn mỗi năm Dức là 1-2 nghìn tấn mỗinăm, cộng hòa liên bang Nga, Ba Lan, Bungari cũng có nhu cầu lớn nhưngkhả năng nhập khẩu vẫn còn ít
Cây quế sinh tưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới tuy nhiên, nhữngnơi đó quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở 1 một số vùng Cung cấpsản phẩm quế trên thị trường thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc,Việt Nam… Trong đó nước xuất khẩu lớn nhất là Indonesia chiếm khoảng42% tổng số khối lượng sản phẩm quế trên thế giới tiếp đó là Trung Quốc40% trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% một phần rất nhỏ mặc
dù nước ta có phong phú về chủng loại, chất lượng tốt nguyên nhất của việcsản phẩm quế nước ta chiếm một phần nhỏ trong khối lượng xuất khẩu trênthị trường thế giới là do diện tích trồng quế nước ta còn nhỏ, chưa tậptrung Bên cạnh đó, một phần do trình độ sản xuất, khai thác của nước tacòn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người nông dân [5]
Như vậy, so với các sản phẩm khác trong ngành nông lâm nghiệp(chè, hạt điều, cà phê) thì quế là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu tươngđối khiêm tốn mặc dù giá tri xuất khẩu khá cao Tình hình cung cấp sảnphẩm quế so với nhu cầu sản phẩm này có khoảng chênh lệch khá cao,trong khi đó nhu cầu sử dụng k ngùng tăng có thể nói hiện tại và trong thờigian tới sản phẩm này là một mặt hàng lâm sản quý hiếm trên thị trường thếgiới
2.2.2 Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam
Ở Việt Nam quế có phân bố tự nhiên ở độ cao 300 - 800 m trên mặtbiển tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh,Thanh Hoá, Nghệ An,
Trang 26Quảng Nam, Quảng Ngãi và ở vùng núi cao 1.000 m tại tỉnh Ninh Thuận.Như vậy, ở nước ta Quế phân bố tự nhiên ở vĩ độ 11 - 230 Bắc, nơi cólượng mưa hàng năm 1.500 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 19 -
230 C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 33o C, nhiệt độ tốithấp trung bình tháng lạnh nhất 12,4 - 17,80 C, ẩm độ bình quân 80% Quế
là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều mưa, nhiều nắng Quế sinhtrưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải tầng dày giàu mùn nhưng phaỉthoát nước, độ pH -KCL khoảng 4,5 - 5, đất phát triển trên đá mẹ phiếnthạch, sa thạch, granit, riolit
Việt Nam diện tích trồng Quế hiện nay khoảng hơn 95.000 ha vớisản lượng khoảng 15.000 tấn khô, tương ướng với giá trị khoảng 500 tỷđồng Trung bình một hộ gia đình có thu nhập từ Quế 15 triệu đồng và tạoviệc làm tối thiểu cho 30.000 người Hơn nữa, sản xuất kinh doanh Quế làmôt nganh truyên thông va co tiêm năng phat triên Sản xuât va kinh doanhQuế đa va đang gop phân tich cưc tao viêc lam , nâng cao thu nhâp cho các
hô gia đình dân tộc thiểu số vung miên nui, vùng sâu, vùng xa
* Các giống Quế hiện nay
Việt Nam có nhiều giống quế đều thuộc chi Cinnamomum HọLong não (Lauraceae) Có 3 loài được trồng từ lâu đời là:
- Quế bì hay quế Trung Quốc (C in na m om u m c a s s i a ) : Loài có có
phân bố tự nhiên chính tại Nam Trung Quốc, Myanma và khu vực ĐôngDương Đây là loài Quế được gây trồng rộng rãi tại Yên Bái, Lào Cai củaViệt Nam
Trong giống quế bì có 2 dòng: là Quế lá nhỏ và Quế lá to (quế lợn)
- Quế thanh hay quế Việt Nam (Cinnamomum loureirii): Là loài
nguyên sản, đặc hữu của Việt Nam, gặp tự nhiên ở rừng Trường Sơn vàđược trồng rải rác ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi
Trang 27Đây là loài Quế có tiếng trên thế giới, vị đặc biệt, chứa hàm lượngcinnamaldehyd trong tinh dầu rất cao (92,5%), rất có giá trị.
- Quế rành (Cinnamomum burmanii): Đây là dạng quế lá hẹp, phân
bố tự nhiên ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia, ViệtNam Ở Việt Nam loài này chưa được khai thác sử dụng Còn ở Philipin vàIndonesia thì đây là loài quế chính được trồng và sản xuất hàng hóa
Vùng quế Quảng Nam - Quảng Ngãi
Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (tỉnh QuảngNgãi) cùng năm về phía đông của dẫy Trường Sơn Thượng nguồn phíaTây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đông Vùngquế Trà Mi, Trà Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quânnăm 22oC, lượng mưa bình quân là 2300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%.Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầngđất dày ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình Quế là nguồn lợi vàgắn bó với đồng bào các dân tộc ít người như Cà tu, Cà toong, Bu từ lâuđời nay Các xã như Trà Quân, Trà Hiệp, Trà thuỷ (Trà bồng) Trà long, Tràgiác, Trà mai (Trà mi) là các xã có nhiều quế nhất trong vùng.Vùng quếTrà mi, Trà bồng đến nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh nhưQuế sơn, Phước sơn, Sơn Tây, Sơn Hà
Vùng quế Nghệ An - Thanh Hoá
Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân,Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dẫyTrường Sơn; có vĩ độ từ 190 đến 200 vĩ độ Bắc Phía Tây thượng nguồn làcác dãy núi cao khoảng 1500 – 2000 m án ngữ biên giới Viêt Lào và thấpdần về phía Đông Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân kẹp giữa lưu vựcsông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân khoảng 300 – 700m Địa hìnhchia cắt và đón gió Đông – Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2000
Trang 28mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,10C, ẩm độ bìnhquân là 85% Thực vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều loàilâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre, trúc và các cây làm thuốc,cây cho thực phẩm…Quế Thanh và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng vàchất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái,Mường, Mán sinh sống trong vùng có nghề trồng, khai thác sử dụng quế từlâu đời Những vườn quế, đồi quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái VạnTrình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.
Vùng quế Quảng Ninh
Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hoà, Tiên Yên và Bình Liêu(Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéodài về phía biển Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc – Tây Nam làđịa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 230C Quế được gây trồng trên đai caokhoảng 200 – 400 m Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bàoThanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng Các vườn quế đồi quế ởQuảng Lâm, Hoàng Mô, Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cungcấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu
Quy hoạch đến năm đến năm 2020 diện tích Quế của Thanh Hóa là
7.520 ha [12].
Ngoài các tỉnh có cây Quế phân bố tự nhiên thì hiện nay các tỉnh miềnnúi phía bắc đang phát triển rất mạnh diện tích trồng Quế ước tính khoảng5.000 ha gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn riêng tỉnh Lai Châuhiện đã trồng được 600 ha Quế Theo đề án phát triển cây Quế đến năm
2020 tỉnh Lai Châu phấn đấu trồng 3.000 ha [1]
- Đứng thứ 2 về diện tích Quế là tỉnh Lào Cai với diện tích khoảng16.000 ha, quy hoạch đến năm 2025 là 25.000 ha [8 ]
Trang 29Quảng Ngãi cây quế được trồng từ rất lâu đời tại các huyện miền núi nhưTrà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây với diện tích thống kê khoảng7.000ha.
- Tại Quảng Nam có khoảng 5.000 ha trồng quế ở các huyện miền núi,trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Bắc Trà My Quế Trà My đã cóthương hiệu từ lâu được ví như là “Cao sơn ngọc quế”[2]
- Bắc Cạn là tỉnh có chủ trương thay đổi cơ cấu giống cây trồng từ cácloài cây bản địa như Dẻ, keo đen sang trồng Quế, đến nay trên địa bàntoàn tỉnh đã có khoảng 4.000 quế, riêng huyện Chợ Đồn có khoảng 1.000
ha Năm 2016 có kế hoạch trồng 530 ha [7 ]
2.2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái
- Tại Yên Bái, hiện giá quế dao động từ 100.000 - 130.000 đồng/kg
vỏ khô, 3 triệu đồng/khối gỗ mang lại lợi nhuận cao khi trồng loại cây này.Với trên 23.000ha quế, trong đó có 15.500ha trồng tập trung, huyện VănYên đã trở thành vùng chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước Cây quếđược nông dân Văn Yên trồng ở khắp mọi nơi, trong rừng, trên đồi, quanhnhà, trồng gối nhau liên tiếp nên rừng quế quanh năm cho thu hoạch Quếhiện đã trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Văn Yên và là cây xóa đói,giảm nghèo, làm giàu của không ít gia đình, doanh nghiệp Sản phẩm quếVăn Yên trở thành thương hiệu có uy tín ở thị trường trong nước và quốc
tế Hàng năm, toàn huyện trồng mới được trên 2.000ha rừng thì đến 90% làcây quế Đến nay, cả 27 xã, thị trấn của huyện đều có quế với diện tích23.000ha Diện tích quế trồng tập trung và cho chất lượng tốt nhất là 8 xãhữu ngạn sông Hồng: Đại Sơn, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Châu Quế
Hạ, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Tân Hợp với diện tích trên15.000ha
Trang 30Với việc tận thu vỏ, thân, gốc, lá, cành, nhiều gia đình nông dân củahuyện Văn Yên đã thu về vài trăm triệu đồng mỗi năm Lá quế tươi đượccác chủ lò ép tinh dầu đến tận vườn mua với giá 1.200 đồng/kg Vỏ quế giáhơn 25.000 đồng/kg, đấy là chưa kể phần thân gỗ Một cây quế to bán cả lá,cành, vỏ, thân được khoảng 2 - 3 triệu đồng; 1ha quế bán rẻ cũng được vàitrăm triệu đồng Đặc biệt, sau khi có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế VănYên, thị trường quế ổn định, giá quế tăng cao gấp 2 lần những năm trước.
Cứ đến mùa thu hoạch vụ tháng 3 và vụ tháng 8, nhà nhà lên đồi bóc quế,phơi quế Hàng năm, địa phương bán ra thị trường khoảng từ 7.000 tấn vỏquế khô các loại cùng nhiều sản phẩm đa dạng liên quan đến quế, thu về 60
tỷ đồng Gỗ quế sau khi bóc vỏ được chế biến thành gỗ thay vì chỉ đốt nhưtrước đây Tại huyện Lục Yên, các hộ dân thuộc các xã nằm dọc quốc lộ 70
đã chuyển phần lớn diện tích sang trồng quế do nhận thức được hiệu quảkinh tế từ cây quế đem lại Năm 2014, toàn huyện có 72ha cây quế thì đếnnay đã tăng lên gần 260ha, tăng trên 350%
- Vùng nguyên liệu quế phát triển, gắn với đó là các cơ sở sản xuất,chế biến tinh dầu quế ra đời góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngànlao động tại địa phương
2.2.4 Tình hình sản xuất quế của Xã Đào Thịnh
Tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nhà máy chế biếntinh dầu quế do Hợp tác xã thành lập đã và đang đi vào hoạt động Nhàmáy được xây dựng lên đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dânnơi đây, nhà máy đang tiến hành thu gom các sản phẩm từ cây quế để chếbiến thành các sản phẩm để đưa ra thị trường tiêu thụ Bên cạnh việc ra đờicủa các nhà máy, hàng trăm cơ sở chế biến tinh dầu quế bằng phương phápthủ công với nguyên liệu cành nhỏ và lá quế giúp nông dân có thể tận dụngmọi sản phẩm từ cây quế Tháng 8/2017, dự án về sản xuất quế hữu cơ của
Trang 31ông Chu Đức Hiền chủ tịch UBND xã Đào Thịnh đã được công nhận vàđược phê duyệt thực hiện, tháng 10/2017 UBND xã cùng các hộ nông dântrồng quế tại thôn 7 đã được đón tiếp đại diện Hội nông dân thế giới lênkhảo sát về quá trình sản xuất quế tại địa phương Việc xây dựng nhà máychế biến tinh dầu góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các hộ nông dân nóichung và góp phần đưa xã Đào Thịnh ngày càng phát triển và đóng góp vào
sự phát triển chung của huyện Trấn Yên
Trang 32Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến hiệuquả kinh tế cây quế của các hộ nông dân ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên,tỉnh Yên Bái
Thời gian thực tập từ ngày 15/08/2017 - 21/12/2017
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh
Vị trí địa lý
- Điều kiện khí hậu, thủy văn
+ Điều kiện khí hậu
Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Điều kiện kinh tế
+ Về trồng trọt
+ Về chăn nuôi
Trang 33- Điều kiện xã hội
+ Dân số
+ Lao động
+ Văn hóa - giáo dục
3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây địa quế trên địa bàn xã Đào Thịnh
Thực trạng sản xuất quế của các nhóm hộ
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân
3.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất quế của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh
3.2.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế của
hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Thịnh trong thời gian tới
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1 Thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bốchính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tậpthể, cá nhân, tổ chức về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanhnông nghiệp, và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, tổng kết về thựchiện chủ chương và chính sách tài chính tín dụng của địa phương Nhữngthông tin thống kê về phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoạt độngcủa hệ thống tín dụng địa phương Nguồn tài liệu tổng hợp được thu thập từcác báo cáo KT - XH của xã cung cấp, sách báo và các tài liệu có liên quan
3.3.1.2 Thông tin sơ cấp
- Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập.Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộđiều tra; Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ quế; Thông tin vềmối liên kết giữa các tác nhân cung ứng vật tư đầu vào…
Trang 34- Chọn địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn xã Đào Thịnh có tất cả là
7 thôn Để có được số liệu điều tra trên tôi đã tiến hành phỏng vấn lựa chọnngẫu nhiên 30 hộ trồng quế trên 3 thôn có tổng số hộ dân trồng quế nhiềunhất, đó là thôn 5, 6, 7 Các hộ được chọn phỏng vấn là những hộ có diệntích quế lớn và kinh nghiệm sản xuất lâu năm ( trên 10 năm trở lên ) trênđịa bàn xã dựa trên danh sách của UBND xã cung cấp
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân vớiphiếu câu hỏi điều tra
Từ kết quả thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tíchthông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộnông dân, cơ cấu cây quế trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình Từ
đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế tại xã Đào Thịnh
3.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
3.3.2.1 Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắpxếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với cácthông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng
3.3.2.2 Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máytính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin
3.3.3.1 Phương pháp thống kê kinh tế
- Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở các sốliệu đã được tính toán Phương pháp này được thể hiện thông qua số bìnhquân
3.3.3.2 Phương pháp so sánh
- Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, sosánh chúng với nhau từ đó tìm ra quy luật của hiện tượng nghiên cứu
Trang 35- Sử dụng phương pháp này để so sánh tình hình sản xuất giữa cácnăm của hộ nông dân; so sánh thu nhập của hộ
- So sánh biến động về kinh tế - xã hội của xã Đào Thịnh qua 3 năm(2014 - 2016)
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất quế của các hộ điều tra
- Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân/hộ
- Mức đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất và cho mộtĐVDT trồng trọt
3.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế
- GO: Toàn bộ giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu đượctrên 1 ĐVDT canh tác trong một chu kỳ sản xuất
Trang 36- IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên
và dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật
Trang 37- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất baogồm công lao động của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDTtrong một vụ hay một năm.
- Chỉ tiêu đánh giá giá trị gia tăng ( VA ): Là toàn bộ kết quả cuốicùng của quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ của đơn vị trong mộtthời gian nhất định
Trang 383.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
- GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo rađược bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng
Trang 39Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đào Thịnh là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, có tổng diện tíchđất đai tự nhiên 1.949,82ha; đất sản xuất nông nghiệp 1.746,3 ha; đất phinông nghiệp 203,52 ha; đất chưa sử dụng 0 ha Dân số là 763 hộ, 2815nhân khẩu, dân tộc Kinh chiếm 90,7 %; dân tộc Tày chiếm 8,1 %; dân tộcCao Lan chiếm 0,3 %; dân tộc Dao chiếm 0,1%; dân tộc Mường chiếm0,6%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Thái 0,03%
Vị trí địa lý của xã như sau:
Phía Bắc: Giáp xã Tân Đồng
Phía Nam: Giáp xã Quy Mông
Phía tây: Giáp xã Báo Đáp
Phía Đông: Giáp xã Việt Thành
4.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Xã Đào Thịnh là một trong những xã thuộc vùng nhiệt đới gió mùa,nhiệt độ bình quân hàng năm là 25- 28oC, tháng có nhiệt độ thấp nhấtxuống tới 5- 7oC
- Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.345 - 1.655 mm,lượng mưa thường tập trung vào khoảng tháng 6 – tháng 9 trong năm, vàomùa khô có năm đến 1,5 tháng không mưa, nên cũng gây khó khăn chocông tác điều tiết nước của xã trong công tác sản xuất
Trang 40- Độ ẩm không khí từ 75 - 80% Thời tiết tương đối khắt nghiệtđược chia cắt thành hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng
- Nhìn chung, khí khí hậu và thời tiết của xã Đào Thịnh tương đối
ôn hòa, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho pháttriển nhiều loài cây trồng lâm nghiệp Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậumang lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống củanhân dân
Về thuỷ văn, Đào Thịnh gồm có các suối nhánh thuộc hệ thốngsông Hồng, nhìn chung các nhánh suối ở đây có nước quanh năm Tuynhiên do địa hình dốc và các suối thường ngắn và lưu vực nhỏ nên về mùa
khô lưu lượng nước hạn chế.
4.1.1.3 Địa hình
Đào Thịnh là một xã là một trong những vùng kinh tế trọng điểmcủa huyện Trấn Yên, địa hình tương đối bằng phẳng, một số thôn ở vùngđồi núi cao, được bao bọc bởi các dãy núi, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồinúi, đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ