1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy giá trị của gia đình việt nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh bắc giang hiện nay

105 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐÀO THỊ THÚY PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH B

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY

PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY

PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số: 60 22 85

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG: NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN PHÁT HUY TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1.1 Gia đình Việt Nam truyền thống và những giá trị cơ bản 10

1.1.1 Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống 10

1.1.2 Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống 17

1.2 Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 28

1.2.1 Quan niệm về gia đình văn hóa 28

1.2.2 Sự cần thiết và những nội dung cơ bản của phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 30

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 38

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 38

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa 38

2.1.2 Tình hình xây dựng gia đình văn hóa ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay

42 2.2 Những biểu hiện tích cực, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

45 2.2.1 Những biểu hiện tích cực và hạn chế trong việc phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 45

Trang 4

2.2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị gia đình Việt

Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang

hiện nay 60

Chương 3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY

GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 713.1 Một số quan điểm cơ bản 713.1.1 Phát huy giá trị của gia đình truyền thống phải gắn với quá trình xây

dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương 71

3.1.2 Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống phải gắn với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 73

3.1.3 Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống là nhiệm vụ của

cả hệ thống chính trị, của các gia đình và mỗi cá nhân 753.2 Một số giải pháp chủ yếu 783.2.1 Nâng cao nhận thức cho người dân và các cộng đồng xã hội về vai

trò của việc phát huy những giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 783.2.2 Tạo lập các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát

huy những giá trị gia đình Việt Nam truyền thống 823.2.3 Giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong

việc phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa mới 87

KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNXH : Chủ nghĩa xã hội

CT : Chỉ thị

CTr : Chương trình

DS - KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hóa gia đìnhGDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế

hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để gia nhậpvào cuộc sống cộng đồng, xã hội Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và

có tầm quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách nói chung, phẩmchất đạo đức nói riêng của cá nhân Trong sự phát triển xã hội, gia đình luôn

có ảnh hưởng lâu dài toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời

Ở Việt Nam, một đất nước sau nhiều năm tiến hành chiến tranh giảiphóng dân tộc và hơn hai thập kỉ thực hiện đường lối đổi mới theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, với truyền thống giàu lòng nhân ái, thủy chung,trọng tình trọng nghĩa, con người Việt Nam luôn đề cao đạo đức gia đình vàvai trò của gia đình Có thể khẳng định rằng, dù đã trải qua các giai đoạn lịch

sử khác nhau, nhưng ở giai đoạn nào gia đình Việt Nam cũng thực hiện đầy

đủ những chức năng cơ bản của nó, đồng thời đã và đang có những đóng gópquan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình đã thực sựtrở thành một giá trị bền vững trong rất nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế tạo ranhững biến động và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, đã đem lạicho gia đình Việt Nam một diện mạo khá mới mẻ Gia đình Việt Nam cónhiều cơ hội được hưởng thụ những thành quả của văn minh nhân loại, đồngthời cũng đứng trước nhiều thách thức khi mà các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa gia đình đang dần bị mai một Dưới tác động từ mặt trái của kinh tế thịtrường, nhiều biểu hiện tiêu cực về đạo đức của gia đình đã và đang phát sinhảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức cá nhân nói riêng và sự phát triển xã hộinói chung Hiện tượng suy thoái đạo đức ở một số gia đình đã và đang gây

Trang 7

nhức nhối trong xã hội, đe dọa nền tảng đạo đức của xã hội, tiềm ẩn nhữngnguy cơ

Trang 8

gây mất ổn định cho đạo đức xã hội Chính vì vậy, việc phát huy những giá trịtruyền thống tốt đẹp của gia đình là một trong những yêu cầu cấp thiết trongviệc xây dựng gia đình mới hiện nay

Bắc giang là một tỉnh trung du miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tổquốc, với số dân là 1.555.720 người Theo số liệu thống kê, hiện nay, tỉnh BắcGiang có 382.850 gia đình Công tác gia đình của tỉnh Bắc giang trong nhữngnăm qua đã và đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương Sau 5 năm thực hiện chiến lược xây dựng gia đình, được sự quantâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, cácngành đã tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức trong cán bộ, đảng viên

và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đìnhđối với mỗi người, đối với xã hội và nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng giữ vững ổn định xã

hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần lànhmạnh trong nhân dân Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ năm2006-2010 đều tăng hằng năm

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh trung du miền núi, dân số tương đốiđông, nhiều dân tộc cùng sinh sống, hơn nữa trình độ dân trí của người dâncòn thấp, đặc biệt là ở các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phong tục tậpquán còn lạc hậu; đồng thời do chịu tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường

đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự bền vững của gia đình Những quan hệthiêng liêng trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, vợ chồng, anh em vớinhững chuẩn mực đạo đức cơ bản là tình nghĩa, thuỷ chung, hiếu thảo, hòathuận… đang có nguy cơ bị xâm hại, lấn át bởi sức mạnh của đồng tiền Dướitác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhiều biểu hiện tiêu cực về đạođức gia đình đã và đang phát sinh, phát triển Chính vì vậy, việc kế thừa vàphát huy những giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam trong công tác xây

Trang 9

dựng gia đình nói chung và gia đình trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang nói riêng

có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Từ thực tiễn của yêu cầu phát huy những giá trị truyền thống gia đình

trong công tác xây dựng gia đình mới hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Phát

huy giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” để viết luận văn với mong muốn sẽ

góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhận thức xã hội trong công tác xâydựng gia đình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống và tác động của nó đếncông tác xây dựng gia đình mới hiện nay là vấn đề quan trọng nhưng cũngkhá phức tạp Vì vậy, đã có khá nhiều tập thể và cá nhân nhà khoa học ở ViệtNam tập trung nghiên cứu vấn đề này từ những góc độ khác nhau

Nói về các công trình nghiên cứu về gia đình, gia đình truyền thống vàxây dựng gia đình văn hóa, trước tiên phải nói đến những kết quả nghiên cứucủa các tổ chức: Viện nghiên cứu phát triển xã hội, Viện nghiên cứu giáo dục,Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Trung tâm Khoa học

Xã hội và Nhân văn Quốc gia Tiêu biểu:

Công trình “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam”

(1991) của tập thể các tác giả của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học

Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Khoa Xã hội học Trường Đại họcGothenburg (Thụy Điển), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trong công trìnhnày, các tác giả đã tiến hành khảo sát tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam về đặcđiểm gia đình Việt Nam trước năm 1990

Công trình “Văn minh phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống” (1994) của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Công

trình đã có những khảo sát, nghiên cứu và đánh giá bước đầu về gia đình ViệtNam truyền thống

Trang 10

Công trình “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (1998 - 2000)

của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ Đề tài đã làm rõ

sự biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay

Về việc nghiên cứu các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phải

nói đến công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”,

Gs.Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Trong công trìnhnày, tác giả đã phân tích sâu sắc những cơ sở hình thành, nội dung và nhữngbiểu hiện của các giá trị truyền thống Việt Nam

Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 đã bàn về những thách thức cũng như cơ hội

do toàn cầu hóa mang đến đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyềnthống của dân tộc Việt Nam trong đó có giá trị truyền thống gia đình

Công trình “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”,

Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang (đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, HàNội, 1998, đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của cácgiá trị truyền thống Việt Nam

Công trình khoa học: “Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, PGS, TS Đoàn Văn Khái

(chủ nhiệm đề tài), Hà Nội, 2010 đã làm rõ xu hướng biến đổi của các giá trịtruyền thống Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có giá trịtruyền thống gia đình

Các công trình khoa học: “Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em”, Lê Như Hoa, Nxb Văn hoá - Thông tin, 2001.“Gia đình - trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống”, Đặng Vũ Cảnh Linh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Trong các công trình này, các tác giả

đã đi sâu làm rõ sự tác động của công cuộc đổi mới đến gia đình và công tác

Trang 11

xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt, các tác giả đi sâu làm rõvai trò của gia đình trong công tác giáo dục giá trị truyền thống trong thế hệtrẻ hiện nay

Trong những năm gần đây, ở nước ta cũng có khá nhiều sách, bài viếtcủa nhiều tác giả và tập thể tác giả về vấn đề gia đình và công tác xây dựnggia đình văn hóa

Cuốn sách: "Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống", Phạm Xuân

Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001 đã làm rõ cơ sở hình thành, pháttriển và những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời

dự báo về xu hướng vận động, biến đổi của các giá trị đó trong giai đoạn hiệnnay

Cuốn sách: “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, Lê

Thi, Nxb Khoa học Xã hội, 2002 Công trình này đã trình bày khá rõ nhữngtác động của công cuộc đổi mới đất nước đến gia đình Việt Nam Qua đó, tácgiả đã đặt ra vấn đề cần kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam truyền thống

Cuốn sách: “Tìm hiểu di sản văn hoá gia đình Việt Nam”, Nguyễn Song

Tùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Cuốn sách như một cuốn cẩmnang cho chúng ta một cái nhìn khái quát về những di sản văn hoá gia đìnhViệt Nam Đồng thời qua đó, tác giả muốn tôn vinh những giá trị văn hoá tốtđẹp trong gia đình Việt Nam truyền thống

Trước tác động của kinh tế thị trường, rất nhiều những giá trị đạo đứccủa gia đình Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm

trọng Điều này đã được thể hiện khá rõ trong cuốn sách: “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thị Thọ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2011 Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, đánh giá rất chân thực,

cụ thể về đạo đức gia đình ở nước ta dưới những tác động trái chiều của nềnkinh tế thị trường Qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp định hướng đối vớiviệc xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay

Trang 12

Ngoài ra, còn có hàng trăm bài viết mỗi năm đã được đăng tải trên cácsách báo, tạp chí nghiên cứu về gia đình, gia đình truyền thống và xây dựng

gia đình văn hóa trong giai đoạn hiện nay như: "Gia đình Việt Nam hiện nay: truyền thống hay hiện đại?" của TS Nguyễn Thị Thường, Tạp chí Lý luận chính trị số 253/1999; "Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập" của ThS Trần Thị Tuyết Mai, Tạp chí Cộng sản 09/2008;

"Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng" của PGS.TS Đỗ Thị Thạch, Tạp chí Cộng sản 08/2011…

Qua các công trình, tác phẩm, bài viết trên, các tác giả đã đề cập đếnnhững giá trị truyền thống gia đình, xu hướng biến đổi và vai trò quan trọngcủa nó trong việc định hướng xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Dưới góc độ chuyên ngành, cũng có một số công trình khoa học, luậnvăn, luận án nghiên cứu các vấn đề về giá trị truyền thống và giá trị truyềnthống gia đình Việt Nam cũng như xu hướng biến đổi của nó trong giai đoạnhiện nay

“Sự biến đổi chức năng gia đình trong kinh tế thị trường hiện nay”,

luận văn Th.s, Phan Thanh Hùng, Hà Nội, 1996

“Phát huy vai trò gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, luận văn ThS, Hà Thị Bắc, Hà Nội, 2010.

“Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”, luận văn ThS, Văn Thị Hồng, 2008.

“Vai trò của gia đình Việt Nam trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, luận án TS của Nghiêm Sĩ Liêm, Hà Nội, 2003.

Trang 13

Các công trình này đã góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lí luận cũngnhư thực tiễn tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xây dựng gia đìnhhiện nay Bên cạnh đó, có một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảotồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống ViệtNam trong công tác xây dựng gia đình những năm gần đây Nhưng do mụcđích và nhiệm vụ đặt ra khác nhau, vì vậy chưa có công trình nào nghiên cứu,phân tích một cách toàn diện, hệ thống về vai trò của việc phát huy những giátrị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình ở tỉnh Bắc Giang Tuynhiên, những công trình khoa học trên là những tư liệu quý giá để tác giả kếthừa, chọn lọc trong quá trình viết luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huygiá trị của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Tỉnh BắcGiang, luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp, nhằm phát huy có hiệuquả công tác xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương hiện nay

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trịcủa gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnhBắc Giang hiện nay

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhữnggiá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnhBắc Giang hiện nay

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống vàviệc phát huy những giá trị đó trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ởtỉnh Bắc Giang hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phát huy giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là một vấn đề khá rộng và bao quát toàndiện Chính vì vậy trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề:Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong công tác xây dựng giađình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc giang trong những năm từ 2001 - 2010

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách củanhà nước Việt Nam

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử; luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác: Phương phápphân tích, tổng hợp; phương pháp khái quát hóa, trìu tượng hóa; phương phápđiều tra xã hội học; phương pháp so sánh thống kê

6 Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

6.1 Đóng góp mới của luận văn

- Góp phần làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việcphát huy giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng giađình ở Bắc Giang

Trang 15

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc pháthuy giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình ở BắcGiang hiện nay

6.2 Ý nghĩa của luận văn

- Thực hiện luận văn trước hết sẽ giúp tác giả nâng cao nhận thức vềgiá trị truyền thống nói chung và giá trị của gia đình Việt Nam truyền thốngnói riêng Luận văn còn giúp tác giả nâng cao kĩ năng vận dụng những kiếnthức đã được tiếp thu vào điều kiện thực tiễn của địa phương

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp nguồn tư liệu để các cấp

Ủy chính quyền, các tổ chức xã hội, các gia đình ở Bắc giang tham khảo từ đólàm tốt hơn việc phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong côngtác xây dựng gia đình hiện nay

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy, học tập, công tác liên quan đến chuyên đề gia đình

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bốcục thành 3 chương, 6 tiết:

Chương 1: Gia đình Việt Nam truyền thống: Những giá trị cần phát

huy trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá

trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnhBắc Giang hiện nay

Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy giá

trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnhBắc Giang hiện nay

Trang 16

Chương 1 GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG: NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN PHÁT HUY TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Gia đình Việt Nam truyền thống và những giá trị cơ bản

1.1.1 Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống

1.1.1.1 Quan niệm về gia đình

Trong xã hội, có thể nói, không có một điều gì rõ ràng, gần gũi với conngười như gia đình Bởi lẽ, đó là khái niệm liên quan đến mỗi con người.Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội, gia đình cũng là tế bào quantrọng nhất - nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, đồng thời đâycũng là vấn đề được nhiều nhà tư tưởng, nhiều tổ chức nghiên cứu với nhữngcách tiếp cận phong phú và đa dạng Tuy nhiên, ở mỗi một hình thái kinh tế -

xã hội lại có một phương thức tổ chức xã hội đặc thù và vì vậy phương thứctồn tại của gia đình cũng khác nhau Từ sự khác nhau đó mà cách nhận thức

về gia đình của mỗi xã hội cũng không phải là nhất thành bất biến Có thể nóikhái niệm “gia đình” là một khái niệm động và nó không ngừng thay đổicùng với sự vận động của điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như nhận thức vềhôn nhân, tình yêu hay về các quan niệm đạo đức

Nhận thức được vị trí quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của

xã hội nên ngay từ rất sớm, vấn đề gia đình đã được nhiều nhà tư tưởng cũngnhư các lực lượng tiên tiến trong xã hội quan tâm, coi trọng

Từ những năm 500 tr.CN, các nhà kinh điển của Nho giáo đã cho rằng:

nhà là mắt xích quan trọng nhất nối kết con người với đất nước và thế giới.

Tư tưởng này được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm của hai thời kỳ Nho giáonguyên thủy và Hậu nho với các đại biểu nổi tiếng như: Khổng Tử, Mạnh Tử,Chu Hi, Trình Y Xuyên… và đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về gia đình

ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam

Trang 17

kỷ cương và trật tự ấy chỉ có được khi nó được xây dựng từ trong gia đình.

Khi nghiên cứu về gia đình, C.Mác cho rằng: "…Hằng ngày tái tạo rađời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi,nảy nở Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình…"[28, tr.41]

Các Mác đã tiếp cận gia đình qua chức năng cơ bản và quan trọng của

nó, đó là chức năng tái tạo ra con người hay duy trì nòi giống Đồng thời,C.Mác nhấn mạnh những mối quan hệ tình cảm ruột thịt, thiêng liêng tronggia đình như: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884) Ph.Ăngghen đã làm rõ về vấn đề nguồn gốc của gia đình -

đó là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài và đầy mâu thuẫn của lịch

sử gắn liền với sự hình thành của chế độ tư hữu và nhà nước Có thể nói, đây

là một trong những tác phẩm dẫn đường cho trào lưu nghiên cứu về gia đìnhcủa thế kỉ XIX

Trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã nghiên cứu nguồn gốc của giađình bằng cách xem xét sự vận động khách quan của nó, đi từ chế độ quầnhôn tới gia đình một vợ một chồng Đồng thời, ông đã làm rõ những kháiniệm cơ bản về “hôn nhân”, “gia đình” mà đặc biệt là khái niệm “gia đình”.Theo Ph Ăngghen, “gia đình” thường gắn với hôn nhân và là khái niệm phátsinh từ chính hôn nhân, tuy nhiên không thể chỉ quy trực tiếp vào hôn nhân.Gia đình đòi hỏi phải có hành động tương hỗ giữa các cá thể trong quá trìnhthỏa mãn không chỉ các nhu cầu sinh dục, mà bên cạnh đó còn có cả các nhucầu ăn uống, sinh hoạt, giáo dục và tình cảm nữa Đồng thời nó cũng bao gồm

cả việc làm kinh tế chung, sinh con đẻ cái và giáo dục chúng… Có thể nói,

Trang 18

đây là những quan điểm có tính chất nền tảng cho các trào lưu nghiên cứu vềgia đình sau này

Tuy nhiên, những biến đổi thật sự to lớn và những nhận thức khoa học

về gia đình bắt đầu được đánh dấu từ giữa thế kỉ XX và ngày càng được pháttriển cho đến nay Nếu như trước đây, khái niệm “gia đình” chỉ được hiểu là

sự bao hàm của hai người nam nữ khi họ đã cưới nhau và chung sống với concái, trong đó người chồng là người trụ cột gia đình và người vợ là người chutoàn công việc gia đình và chăm sóc con cái Song, đến những năm 50 của thế

kỉ XX, quan niệm đó đã thay đổi mà xuất hiện những định nghĩa khái quáthơn Gia đình được hiểu là một nhóm xã hội gồm hai hoặc nhiều người gắn

bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhậncon nuôi nhằm thỏa mãn nhu cầu về xã hội về tái sản xuất dân cư theo cảnghĩa thể xác và tinh thần

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, hình thứcgia đình cũng đa dạng và phức tạp hơn thì định nghĩa trên dường như cũng trởnên cứng nhắc và chật chội Như vậy, chính sự thay đổi của hình thức gia đình

đã dẫn tới sự biến đổi không ngừng trong những định nghĩa về gia đình Vìvậy, “gia đình” là một khái niệm động, luôn luôn vận động và biến đổi Vàtrước những thách thức của thời đại hiện nay, việc lựa chọn một định hướngchiến lược phát triển cho gia đình là vấn đề đặt ra cho cả nhân loại

Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm, những khảo luận và phân tích về gia đình

đã được quan tâm và đặc biệt chú ý Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã viết “Giahuấn ca” với rất nhiều những nguyên tắc xây dựng gia đình và giáo dục giađình vừa theo quan điểm của Nho giáo vừa thấm nhuần những giá trị truyềnthống của dân tộc

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn

đề gia đình Trong những bài viết, tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh rất rõ vai trò của gia đình đối với con người và xã hội Theo Người, gia

Trang 19

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [7,

tr.719]

Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000), khẳng định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” (Điều 8) [24, tr.15-16].

Từ góc độ Tâm lý học, trong cuốn “Tâm lý gia đình”, tác giả Nguyễn

Khắc Viện đã đưa ra định nghĩa: “Gia đình, đó là sự chung sống giữa hai nhóm người, cha mẹ, con cái, nó cùng một mối quan hệ là những người sinh

ra và những người nối dõi” [46, tr.20].

Từ góc độ Triết học, Giáo sư Lê Thi quan niệm rằng: "Gia đình" là mộtkhái niệm dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hônnhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chungsống Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đìnhnuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống Các thành viên trong gia đìnhgắn bó nhau về trách nhiệm và quyền lợi… [40, tr.42]

Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, quan niệm về gia đình cũngkhác nhau và sẽ không có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nềnvăn hóa Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời

kế thừa quan điểm của những nhà nghiên trước, theo tác giả luận văn: Gia

Trang 20

đình là một cộng đồng người đặc biệt, được hình thành, phát triển và củng cố bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Trong gia đình, các thành viên có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt.

Dù cách nhận thức và lí giải về khái niệm gia đình có khác nhau và sẽluôn vận động, nhưng nói một cách chung nhất chúng ta có thể thấy rằng giađình Việt Nam thời kì nào cũng vậy đều có vai trò quan trọng đối với mỗicon người cũng như xã hội Từ lúc hình thành cho đến ngày nay, gia đìnhViệt Nam dù là truyền thống hay hiện đại thì đều được dựng xây trên cơ

sở của mối quan hệ hôn nhân và huyết thống Đồng thời, vị trí và vai trò củagia đình vẫn không hề thay đổi, gia đình vẫn là tổ ấm mang lại những giá trịhài hòa trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi con người Tuynhiên, trước những dấu hiệu của sự khủng hoảng gia đình trong xã hội hiệnđại, trở về với các giá trị gia đình truyền thống đang được coi là một trongnhững phương thức tốt nhất để hướng tới tương lai

1.1.1.2 Quan niệm về gia đình Việt Nam truyền thống

Như chúng ta đã biết, gia đình giống như là một xã hội thu nhỏ, trong

đó hiện diện đầy đủ những quan hệ như: quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục,quan hệ văn hóa… Tuy nhiên hiện nay, những biến chuyển của kinh tế - xãhội đã và đang tác động dữ dội vào gia đình trên nhiều phương diện và đưađến những hệ quả có tính đa chiều Trước những biến đổi đó, đặc biệt lànhững dấu hiệu của sự khủng hoảng gia đình trong xã hội hiện đại, thực tiễnđang vang lên những lời kêu gọi chúng ta phải trở về với các giá trị của giađình truyền thống

Cho đến nay, với rất nhiều những nghiên cứu và công trình khoa học vềgia đình, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyênbiệt nào về gia đình Việt Nam truyền thống và chính vì vậy cũng chưa thểnhận diện một cách đầy đủ và sâu sắc về nó Trong lịch sử nghiên cứu về gia

Trang 21

đình, chúng ta thường tiếp cận với hai khái niệm được phân tách rõ rang : giađình truyền thống và gia đình hiện đại Tuy nhiên, trên thực tế sự phân táchnày chỉ có ý nghĩa tương đối dựa trên sự khác nhau về cấu trúc, quy mô, hìnhthức tổ chức gia đình cũng như quan niệm sống

Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là kiểugia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay Truyền thống làtập hợp những thói quen trong tư duy lối sống và ứng xử của một cộng đồngngười nhất định, được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống có ba đặc tính cơ bản làtính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền Gia đình Việt Nam truyềnthống cũng mang những đặc trưng cơ bản đó Kiểu gia đình này ra đời từ cáinôi của nền văn hóa bản địa và được bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác.Như vậy, có thể hiểu gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nềnvăn minh lúa nước và tồn tại chủ yếu trên địa bàn nông thôn Chính vì vậy cóthể nói, tính chất nông nghiệp, nông thôn và Nho giáo là những đặc trưng cơbản của gia đình Việt Nam truyền thống

Thứ nhất, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của xã hội nông

nghiệp Việt Nam, gắn liền với xã hội nông thôn - nông nghiệp, vì vậy, nótương đối ổn định và ít có sự biến đổi trước những biến thiên của lịch sử Rađời trong nền nông nghiệp sản xuất lúa nước, với những công cụ sản xuất thô

sơ, lạc hậu lại phải đối mặt với nhiều thiên tai, địch họa nên gia đình ViệtNam truyền thống rất coi trọng sức mạnh cộng đồng Trước hết là cộng đồnggia đình, một cộng đồng tự nhiên bắt nguồn từ những quan hệ gần gũi nhất.Trong cộng đồng đó, những con người gắn bó với nhau bằng tất cả nhữngmối liên hệ vật chất cũng như tinh thần Đó là sự gắn bó thủy chung giữachồng và vợ, là tình yêu thương của cha mẹ với con cái, là sự kính trọng củacon cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên… Với đặc điểm của nền sản xuấtnông nghiệp nên trong gia đình truyền thống thường có nhiều thế hệ cùngchung sống mà dân gian hay gọi là "tam, tứ đại đồng đường" Trong giađình, các thành viên

Trang 22

liên kết với nhau bằng một chuỗi những quan hệ huyết thống rất chặt chẽ.Đây là kiểu gia đình khá phổ biến ở khu vực đồng bằng Bắc bộ Việt Namtrước đây

Thứ hai, gia đình Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của

gia đình Nho giáo

Chúng ta không nghi ngờ về những tác động cũng như ảnh hưởngmạnh mẽ của Nho giáo đến gia đình Việt Nam truyền thống Chính nhữngảnh hưởng này đã khiến không ít các học giả khi nghiên cứu về gia đình đãđồng nhất gia đình Việt Nam với gia đình Nho giáo Những ảnh hưởng củaNho giáo tới văn hóa gia đình Việt Nam là hết sức to lớn, đặc biệt là trênnhững chuẩn mực chính thống của thiết chế nhà nước

Trong gia đình truyền thống, trật tự gia đạo, gia phong, gia lễ được coitrọng và quy định chặt chẽ đối với mọi thành viên trong gia đình, trong đó giađạo được coi là sức mạnh của gia đình Gia đạo được hiểu là đạo đức của giađình như: đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em.Trong đó đạo hiếu được coi là nền tảng đạo đức của gia đình Cùng với giađạo, thì gia phong và gia lễ cũng được coi trọng và quy định chặt chẽ đối vớimọi thành viên trong gia đình Tuy nhiên, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng

đã từng khẳng định: "Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài và nếu không đi sâunghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống thì khó mà giải thích được nhữngđặc điểm cơ cấu nội tại của gia đình người Việt" [51, tr.45] Bởi lẽ, Nho giáokhi vào Việt Nam ít nhiều đã mang dấu ấn của những phong tục tập quán lâuđời của người dân nơi đây

Thứ ba, ở Việt Nam, khái niệm gia đình truyền thống còn được hiểu là

kiểu gia đình phụ quyền, kiểu gia đình nói chung của nhân dân lao động trướccách mạng, được hình thành và phát triển lâu dài trong quá trình lịch sử dựngnước và giữ nước

Về mặt lịch sử, đây không phải là hình thức gia đình xuất hiện đầu tiên

ở Việt Nam, nhưng lại là hình thức gia đình tồn tại lâu nhất Với đặc thù ra

Trang 23

đời và phát triển trong các cộng đồng làng xã, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc bởicác triết lý của Nho giáo nên đặc điểm nổi bật của gia đình phụ quyền là sựbất bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên, trong đó người đàn ôngđược coi là chủ gia đình Với sự tác động và ảnh hưởng của tư tưởng Nho

giáo, xuất phát từ tư tưởng: “trọng nam khinh nữ”, trong gia đình Việt Nam

truyền thống vị trí của người nam giới, con trai luôn được coi trọng và cótiếng nói quyết định; còn phụ nữ, con gái phải tuân theo những quy chuẩn hà

khắc “tam tòng, tứ đức”.

Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là một thể chế đã tồn tại quahàng nghìn năm, có nền tảng bền vững, được hình thành và phát triển qua quátrình biến đổi lâu dài và sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử Trong loại hìnhgia đình này có chứa đựng cả những giá trị tích cực và giá trị tiêu cực; nhưng

có thể nói rằng, nó là cái nôi chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thầnphong phú mang đậm bản sắc dân tộc Những giá trị ấy đã được bảo tồn, gìngiữ trong suốt chiều dài lịch sử, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dântộc Việt Nam

1.1.2 Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống

1.1.2.1 Cơ sở hình thành những giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống

Giá trị gia đinh truyên thông noi riêng va nhưng giá trị truyền thố ng của

dân tôc noi chung suy cho cung đêu la san phâm cua nhưng điêu kiên tư nhiên cũng như xã hội ở một giai đoạn nhất định nào đó Chính vì vậy, khi nói đếngiá trị gia đình truyền thống Việt Nam hay bất kỳ một giá trị truyền thống nàocủa dân tộc, trước hết phải nói đến những điều kiện, tiền đề hay cơ sở hìnhthành nên những giá trị ấy

Thứ nhất, giá trị gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành trên

nền tảng nền văn minh lúa nước và những điều kiện đặc thù của lịch sử ViệtNam

Trang 24

Việt Nam được nhìn nhận như là một trong những cái nôi đầu tiên củalịch sử văn minh loài người Nền văn minh sông Hồng lấy nông nghiệp trồnglúa nước - phương thức sản xuất Châu Á và tổ chức xóm làng làm cơ sở ỞViệt Nam, làng xã xuất hiện khá sớm đã tạo ra sự cố kết cộng đồng trong sảnxuất nông nghiệp, chống chọi với thiên tai địch họa Vì thế, sự tồn tại của giađình Việt Nam phải gắn liền và là một bộ phận của làng xã; nhiều gia đình,nhiều làng xã tạo thành dân tộc, đất nước Gia đình luôn gắn bó chặt chẽ vớilàng, nước trong từng tư duy và trong mỗi hành động của người Việt.

Thứ hai, trên nền tảng của nền văn minh lúa nước, những giá trị của gia

đình Việt Nam truyền thống đồng thời chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng vàtôn giáo thông qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa

Nói đến ảnh hưởng của những hệ tư tưởng và tôn giáo này, chúng takhông thể phủ nhận sự tác động và tầm ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo đến

sự hình thành và phát triển của gia đình truyền thống Với tư cách là một hệ

tư tưởng, một học thuyết chính trị - xã hội, Nho giáo được du nhập vào ViệtNam ban đầu với tư cách là một công cụ quản lý cho các triều đại phong kiếnphương Bắc Tuy nhiên, hệ tư tưởng này lại tỏ ra có hiệu quả và thích ứng với

xã hội phong kiến Việt Nam lúc đương thời Với quan niệm: xã hội chỉ là mộtgia đình mở rộng, Nho giáo đặc biệt coi trọng đạo đức gia đình và việc mởrộng đạo đức gia đình Chính việc coi trọng đạo đức gia đình như vậy, Nhogiáo đã xác lập một hệ chuẩn mực đồng thời đó cũng là hệ giá trị nhằm điềuchỉnh các quan hệ gia đình, như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha

mẹ và con cái, quan hệ giữa anh và em Những chuẩn mực đó đã góp phầnbồi đắp và làm sâu sắc thêm những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Namtruyền thống

Thứ ba, gia đình Việt Nam truyền thống trong sự tiếp xúc với văn hóa

phương Tây

Sự tiếp xúc với văn minh, văn hóa phương Tây đã làm xuất hiện nhữngcách nhìn nhận khác về gia đình và các quan hệ trong gia đình Sự du nhập

Trang 25

của văn minh phương Tây cũng khiến cho nhiều người Việt Nam khi đó, đặcbiệt là giới trí thức nhận ra rằng, không phải mọi quan niệm, chuẩn mực vàgiá trị từ gia đình truyền thống đều là tốt đẹp cả Ngay cả tư tưởng Nho giáo,vốn là hệ tư tưởng tác động khá mạnh đến xã hội và gia đình Việt Nam thìđến thời điểm này cũng được đem ra thảo luận và đánh giá Có thể nói, sựtiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây đã tạo ra những chuyển biếnmạnh mẽ trong toàn xã hội và để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong

mô hình và chuẩn mực của gia đình Việt Nam truyền thống Trước đây, tưtưởng Nho giáo vốn ảnh hưởng nhiều đến xã hội và gia đình Việt Nam thìđến thời điểm này cũng được đặt ra và xem xét lại Trên thực tế, những tràolưu văn hóa phương Tây đã chống lại những chuẩn mực cổ hủ của gia đìnhphong kiến và những tập tục khắt khe của Nho giáo mở đường cho một xuhướng phát triển mới của gia đình

Tuy nhiên, dù không phủ nhận những thay đổi mà văn minh phươngTây đem đến cho xã hội Việt Nam, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng môhình văn hóa đó là chiêu bài gắn liền với chính sách khai hóa thuộc địa củachủ nghĩa thực dân Chính vì vậy, nó cũng tạo ra rất nhiều sự sai lệch trongviệc nhận thức và xử lý các mối quan hệ trong gia đình và xã hội

Nền văn hóa và văn minh phương Tây đã ít nhiều tác động và làm thayđổi diện mạo cũng như hệ thống những giá trị trong gia đình Việt Nam truyềnthống Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng, về cơ bản đạo đức truyềnthống, những giá trị được trầm tích qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn chi phối

và tạo nên đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam

Như vậy, với tư cách là một hiện tượng xã hội, những giá trị của giađình Việt Nam truyền thống cũng được hình thành và phát triển dưới tác độngcủa toàn bộ những nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với tiến trình lịch

sử Việt Nam

Trang 26

1.1.2.2 Gia đình Việt Nam truyền thống - những giá trị cơ bản

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triểnvới những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng nên bản sắc văn hóacủa dân tộc Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quêhương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần

cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thửthách… đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốtquá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấutrúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng những giátrị cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quantrọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ nhất: Coi trọng đạo đức gia đình và dòng tộc

Có thể nói, tôn trọng gia đình và đề cao hạnh phúc gia đình không chỉ

vì bản thân sự tồn tại của gia đình mà còn xuất phát từ lợi ích chung của cộngđồng Đặc biệt, mối quan hệ hai chiều giữa gia đình và cộng đồng xã hội vừa

là nền tảng cho sự ổn định xã hội, vừa là cơ sở và sự đảm bảo cho việc duy trìhạnh phúc gia đình

Gia đình Việt Nam truyền thống rất coi trọng mối quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình Đó là những quan hệ bắt nguồn từ những liên hệmáu mủ, ruột thịt, được hình thành trên cơ sở tình và nghĩa, trong sự đùm bọc

và hi sinh cho nhau giữa các thành viên, nhằm vun đắp cho sự êm ấm và hòathuận của gia đình Đó là những quan hệ được xây dựng từ sự hi sinh lợi ích

cá nhân vì lợi ích gia đình, không có sự so đo, tị nạnh hơn thua, mà là nhânnhượng và khoan dung

Gia đình truyền thống rất đề cao đạo đức gia đình Có thể nói, đạo đứcgia đình chính là nền tảng cho sự phát triển hài hòa của xã hội và hưng thịnhcủa đất nước Chính vì vậy, gia đình Việt Nam truyền thống đã xây dựngquan hệ giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những chuẩn mực khá rõ

Trang 27

ràng Cụ thể như: trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái là Từ và Hiếu; trong quan hệ giữa vợ và chồng là Tình nghĩa, Thủy chung, Hòa thuận; trong quan

hệ giữa anh em là Hòa thuận, Thương yêu, Đoàn kết Những chuẩn mực đó

phần nào đã chứa đựng trong nó nét văn hóa và truyền thống của người Việt

Có thể khẳng định rằng, điều cơ bản để duy trì trật tự trong gia đìnhcũng như để xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc chính là những nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức bên trong gia đình, nền nếp gia phong Trong gia đìnhViệt Nam truyền thống, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành yếu tố cốt lõicho việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên có trên dưới, phép tắc, lễnghĩa; là yếu tố nội sinh để góp phần xây dựng gia đình trở thành tổ ấm,thành cái nôi nuôi dưỡng cuộc đời của mỗi con người

Ngoài ra, trong gia đình Việt Nam truyền thống, việc ứng xử trongdòng họ cũng được các gia đình rất coi trọng Trong xã hội truyền thống, họ

là sự tiếp nối tự nhiên của gia đình theo quan hệ huyết thống Hay nói cáchkhác, họ cũng được coi như một dạng của gia đình mở rộng Tuy nó không cóvai trò chi phối về kinh tế đối với gia đình nhỏ nhưng lại là chỗ dựa về mặttinh thần và chính trị cho dòng họ Đặc biệt, khi trong họ có người đỗ đạt hay

"tông to, họ lớn" đó cũng là niềm tự hào, kiêu hãnh của cả dòng họ Chính vìvậy, trong gia đình truyền thống luôn giáo dục những người trong cùng dòng

họ phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phải bênh vực, bảo vệ lẫnnhau Coi trọng dòng tộc từ đó giáo dục ý thức về dòng tộc, đạo đức truyềnthống của dòng họ là một nét đẹp trong gia đình Việt Nam truyền thống Vànét đẹp này vẫn được lưu truyền cho tới tận ngày nay

Như vậy, trong gia đình Việt Nam truyền thống, gia đình và dòng tộc

là hai yếu tố luôn luôn được đặt lên hàng đầu Coi trọng đạo đức gia đình vàdòng tộc cũng được coi là một phẩm chất cần phải có đầu tiên của mỗi conngười Bởi lẽ, đó là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự ổn định, ấm no,hạnh phúc của mỗi gia đình từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển của toàn xãhội

Trang 28

Thứ hai: Coi trọng thủy chung và tình nghĩa giữa vợ chồng

Như đã đề cập ở trên, gia đình Việt Nam và các quan hệ trong gia đìnhchịu tác động của nhiều yếu tố: văn hóa bản địa, Phật giáo, Thiên Chúa giáo

và cả những khía cạnh nhân văn nhất định của Nho giáo… Chính những yếu

tố này đã cùng góp phần tạo nên những đặc thù trong quan hệ gia đình ViệtNam trong đó có tình nghĩa giữa vợ và chồng

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, tình nghĩa là phẩm chất và cũng

là yêu cầu đạo đức nổi bật giữa vợ và chồng Cho dù trong xã hội truyềnthống, hôn nhân phần lớn là do sự sắp đặt của gia đình nhưng không vì thế màkhông nói tới tình cảm, tình yêu trong quan hệ vợ chồng Tình nghĩa vợchồng đòi hỏi và biểu hiện ở sự thủy chung, hòa thuận Theo nghĩa đen củachữ Hán: “chung” là kết thúc, “thủy” là bắt đầu Ghép hai chữ “chung thủy”hay “thủy chung” là với nghĩa trước sao sau vậy, không thay đổi Trong giađình Việt Nam truyền thống, chung thủy giữa vợ chồng là phẩm chất đạo đứcđược đặt lên hàng đầu “Chung thủy” không chỉ là biểu hiện của tình yêutrước sau như một, mà còn là sự đồng cảm, tin yêu, kính trọng, nhường nhịnlẫn nhau giữa vợ và chồng Sự chung thủy vợ chồng là một giá trị đạo đức rấtđược coi trọng Xã hội xưa coi sự bạc tình là một tội đồ và ly hôn là không thểchấp nhận

Những chuẩn mực này đã được phản ánh đậm nét trong những câu cadao, dân ca, trong truyện Nôm, truyện cổ tích và thậm chí trong cả nhữngsáng tác có tính bác học Ca dao có câu rằng:

Vợ chồng là nghĩa tao khangXuống khe bắt ốc lên ngàn hái rauTình nghĩa vợ chồng nảy sinh từ chính cuộc sống từ sự chung lưng làm

ăn, chung vai gánh trách nhiệm gia đình Cuộc sống càng khó khăn vất vảnghĩa tình càng sâu nặng Nghĩa tình ấy đòi hỏi phải được trân trọng bằngtình yêu thủy chung, bằng sự tôn trọng lẫn nhau

Trang 29

Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng, thể hiện mối quan hệ chânthành mà kín đáo, sâu sắc và tinh tế vô cùng.

Ở sao như lụa đừng phaiTình chồng nghĩa vợ nhớ hoài không quênNhững câu ca dao nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại chứa đựng nét văn hóatruyền thống, mộc mạc mà sâu sắc trong mối quan hệ vợ chồng đầy tìnhnghĩa bao đời nay của gia đình Việt Nam

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong xã hội truyền thống,quan hệ vợ chồng đã thực sự bình đẳng một cách phổ biến Trong điều kiệncủa nền kinh tế tiểu nông, dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, tronggia đình Việt Nam truyền thống không thể có sự bình đẳng thật sự giữa nam

và nữ, giữa vợ và chồng Chế độ đa thê ở Phương Đông khiến cho yêu cầuchung thủy chỉ có tính một chiều và người phụ nữ, theo đúng chuẩn mực Nhogiáo, không chỉ phải thủy chung với chồng khi chồng còn sống mà còn phảibiết thủ tiết thờ chồng khi chồng đã mất Chữ "tiết" trở thành yêu cầu, chuẩnmực hàng đầu của người phụ nữ, người vợ trong gia đình Bởi vậy, trong xãhội truyền thống, người phụ nữ vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi, vất vả hơn,

bị ràng buộc nhiều hơn

Thứ ba: Coi trọng lòng hiếu thảo, hiếu thuận của con cháu đối với ông

bà, cha mẹ

Bất cứ dân tộc nào, cũng đề cao việc giáo dục con cái đối với cha mẹ.Thậm chí nhiều quốc gia còn đưa vào luật pháp để quy định trách nhiệm,nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ Con người và gia đình Việt Nam từ xưađến nay luôn coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu trong đạo làm người

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Trang 30

Trong gia đình và xã hội Việt Nam truyền thống, yêu quý, kính trọng,biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ là chuẩn mực và trách nhiệm đạo đức củanhững người con trong gia đình Trong quan hệ gia đình, “Hiếu” được coi làchuẩn mực đạo đức, phẩm chất đạo đức trung tâm và quan trọng nhất của conngười Hiếu với cha mẹ là chuẩn mực được hình thành từ xa xưa gắn liền vớitín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần được Phật giáo làm phong phú và cụ thểthêm nội dung, và rồi được Nho giáo nâng lên thành yêu cầu bậc nhất của đạođức gia đình.

Theo Nho giáo, đạo hiếu là cốt lõi của luân lý gia đình, là sự phục tùngtuyệt đối suốt đời của con cái đối với cha mẹ Hiếu là không bao giờ làm trái

ý của bố mẹ kể cả khi bố mẹ còn sống hay khi đã mất Hiếu còn thể hiện ởchỗ làm cho cha mẹ, dòng tộc vinh hiển bằng sự lập thân của mình, khônglàm tổn hại đến thanh danh của gia đình Hiếu là phải sinh được con trai nốidõi tông đường, không có con trai coi như phạm tội bất hiếu Điều này cànglàm rõ hơn tư tưởng trọng nam, khinh nữ, phân biệt đối xử giữa con trai vàcon gái, vốn đã là chủ thuyết của Nho giáo

Tuy nhiên, gia đình Việt Nam truyền thống không tôn sùng quyền uymột cách độc tài, tuyệt đối như gia đình phụ hệ gia trưởng ở các nước phươngĐông khác Chữ hiếu của người Việt Nam là sự thể hiện tình cảm cao quýnhân bản của con người biết ơn công sinh thành dạy dỗ đối với đấng sinhthành Trong truyền thống người Việt, “Hiếu” không hoàn toàn là sự phụctùng cha mẹ một cách cứng nhắc như quy định của Nho giáo Khi cha mẹ cóđiều gì không phải, con cái lựa lời khuyên can, không oán giận “Hiếu” còn

có nghĩa là biết khuyên can cha mẹ tránh những việc làm sai trái, biết phấnđấu vươn lên theo tinh thần “con hơn cha là nhà có phúc”

Hiếu đòi hỏi sự phụng dưỡng cha mẹ phải xuất phát từ sự tự nguyện vàcoi đó như một nhu cầu thiết yếu Dư luận xã hội phê phán những kẻ khi cha

mẹ còn sống không chăm sóc thấu đáo, đến khi chết thì lại bày cúng lễ linh

Trang 31

đình, đó không phải là đạo hiếu Nội dung chữ “Hiếu” trong dân gian đơngiản, dễ hiểu bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, miễn là có tấm lòng.

Như vậy, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là truyền thống tốt đẹp trongđạo đức gia đình Việt Nam Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,truyền thống này cũng ít nhiều có những biểu hiện khác nhau

Thứ tư: Coi trọng tình nghĩa anh em keo sơn, gắn bó

Quan hệ anh em cũng được coi là quan hệ căn bản trong gia đình ViệtNam truyền thống Trước đây, Nho giáo xem quan hệ anh em là một trongnhững mối quan hệ có tính chất rường cột (Ngũ luân) Cũng như quan hệ giữacha mẹ và con cái, đây là quan hệ có tính huyết thống, là những người đượcsinh ra từ một cội nguồn lẽ đương nhiên giữa họ nảy sinh tình cảm và tráchnhiệm đạo đức với nhau Trong gia đình, không chỉ cha mẹ mà anh em cũng

là một phần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi một con người

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan hệ anh chị em rất sâunặng Tình cảm anh em quây quần, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau xuất phát từhuyết thống, do đó anh chị em trong gia đình được ví như "chân với tay",

"máu chảy ruột mềm" Ca dao xưa nói rằng:

Anh em như thể chân tayNhư da với thịt như cây với cànhTrong điều kiện của xã hội nông nghiệp truyền thống như Việt Namtrước đây, gia đình đồng thời là một đơn vị sản xuất Vì vậy, gia đình đôngcon tức là có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, chính việc chung sống củaông bà, bố mẹ, anh em với nhau đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đứcđặc trưng để đáp ứng yêu cầu của những quan hệ đó Trong gia đình ViệtNam truyền thống, ngay cả khi các anh chị em đã có gia đình riêng, cuộcsống riêng thì sự đoàn kết, gắn bó vẫn là cần thiết

Truyền thống của người Việt đề cao “hòa thuận” trong quan hệ đạo đứcgiữa anh và em Đây được coi như yêu cầu hàng đầu và chuẩn mực hàng đầu

Trang 32

Hòa thuận đòi hỏi anh em phải yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau haynói cách khác, hòa thuận là kết quả của sự yêu thương đoàn kết và giúp đỡlẫn nhau Hòa thuận giữa anh và em không chỉ là nhu cầu nội tại của quan hệanh em mà còn là nhu cầu, mong muốn của cha mẹ, họ hàng Trong giađình truyền thống, con cái muốn cha mẹ vui lòng, muốn làm tròn chữhiếu thì ngoài việc phụng dưỡng mẹ cha còn phải hòa thuận với anh em,chỉ có như thế chữ hiếu mới được trọn vẹn Chính vì vậy, ca dao xưa đã từngnhắc nhở:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhauNhư vậy, theo một nghĩa nào đó, sự hòa thuận của anh em là một trongnhững yếu tố căn bản làm nên sự hòa thuận của một gia đình và nó cũng làmột đòi hỏi của xã hội Chính vì vậy mà dư luận xã hội luôn biểu dương sựhòa thuận anh em và luôn nhắc nhỏ con người phải giữ gìn sự hòa thuận ấy

Thứ năm: Coi trọng tinh thần hiếu học

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếuhọc Người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làmngười Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạnthăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinhthần luôn được mỗi gia đình người Việt đề cao và coi trọng

Hiếu học là tinh thần ham học hỏi, sự tự nguyện và lòng khát khaovươn tới tri thức của con người Trước kia, các triều đại phong kiến phươngBắc luôn nhận định rằng, những người tài nước Nam là một mối đe dọa chocác chính sách của họ, cho nên, chúng đã bày ra nhiều cách làm cho nhân dân

ta mãi mãi không có người tài, ý đồ đồng hóa các giá trị truyền thống văn hóanước ta cũng được áp đặt trong suốt thời kỳ Bắc thuộc Nhưng người tài vẫnxuất hiện trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, phần lớn trong số những nhântài ấy đều có xuất thân từ những gia đình lao động vất vả, từ những dòng họ,

từ những làng có bề dày về truyền thống hiếu học, chịu thương, chịu khó

Trang 33

Đến thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, chúng đã thi hành chính sách ngu dân

để dễ bề cai trị, phần nào đã làm tổn hại đến tinh thần hiếu học của nhân dân

ta Nhưng ngay sau khi giành độc lập, Chính phủ lâm thời đã nhanh chóngđưa ra chính sách diệt giặc dốt nhằm khơi dậy truyền thống hiếu học của nhândân ta Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời,trong mỗi gia đình từ người già đến trẻ nhỏ đều náo nức đến trường hay cáclớp xóa mù chữ Điều đó chứng tỏ, dù trong hoàn cảnh nào, tinh thần hiếuhọc của người dân Việt Nam vẫn được phát huy mạnh mẽ

Từ rất sớm, trong dân gian đã có câu cửa miệng: "Ngọc bất trác bất thành khí Nhân bất học bất tri lý" Nghĩa là trong xã hội Việt Nam, sự học

luôn luôn được coi trọng và đề cao Thiên nhiên không ban tặng cho đất nướcchúng ta thật nhiều nguồn tài nguyên dồi dào hay khí hậu thuận lợi, trong khi

đó nền kinh tế còn nhiều khó khăn Chính vì vậy, trong mỗi gia đình, dùnghèo khổ vẫn mong con cái luyện trí rèn tài, dùi mài kinh sử để thăng tiếnbằng con đường học vấn Có thể nói người Việt Nam trọng tước, trọng quan,nhưng đó cũng chính là động lực thúc đẩy người dân tìm đến và khát khao sựhọc

Điều kiện văn hóa - xã hội đã làm nên truyền thống hiếu học mỗi giađình người Việt Hay nói cách khác, chính những điều kiện văn hóa - xã hội

đã đặt trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam một tinh thần nỗ lực vàphấn đấu vươn lên, và từ đó tạo nên truyền thống hiếu học

Mặc dù còn có một số mặt hạn chế cần phải loại bỏ, các giá trị của giađình Việt Nam truyền thống đã trường tồn qua hàng nghìn năm lịch sử và gópphần tạo nên bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam Chính những giá trị đó cũnglàm nên văn hóa của dân tộc trong suốt hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữnước, đồng thời tạo ra sức mạnh chống lại sự đồng hóa của các thế lực ngoạibang và khẳng định sự trường tồn của dân tộc

Trang 34

1.2 Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Quan niệm về gia đình văn hóa

Từ thực tiễn đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm củachủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Rất quantâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hộitốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội làgia đình Chính vì vậy muốn xây dựng CNXH phải chú ý hạt nhân cho tốt"[32, tr.111] Với quan điểm này, Người đã khẳng định mối quan hệ không thểtách rời của gia đình và xã hội, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải xâydựng gia đình mới để tạo tiền đề đi tới xã hội mới - xã hội XHCN

Quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Người Cụ thể, ngay sau khi Cáchmạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ViệtNam đã phát động toàn thể nhân dân tham gia xây dựng đời sống mới, trong

đó lấy xây dựng gia đình văn hóa làm nòng cốt

Hưởng ứng chủ trương của Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ ChíMinh, từ đầu năm 1960, một nhóm gồm 6 gia đình ở thôn Ngọc Tỉnh - xãNgọc Long - huyện Yên Mỹ - Hưng Yên đã tình nguyện đi đầu xây dựng giađình văn hóa Sau hơn nửa thế kỷ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đãtrở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trong cả nước Từ 6 điển hình tiêntiến, xây dựng gia đình văn hóa đến nay đã trở thành một phong trào lớnmạnh, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu

Trong những năm trở lại đây, sự thay đổi nhanh chóng của đời sốngkinh tế - xã hội đã đặt phong trào xây dựng gia đình văn hóa trước nhiều vấn

đề mới Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là những tiêuchuẩn của gia đình văn hóa hiện nay Bởi lẽ, khi đời sống kinh tế - xã hộithay đổi, những tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa trước đây xuất hiệnnhững điểm không còn phù hợp nữa Vì vậy, tháng 10 năm 2011, Bộ Vănhóa, Thể

Trang 35

thao và Du lịch đã ban hành Thông tư "Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình

tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làngvăn hóa, ấp văn hóa, bản văn hóa, tổ dân phố văn hóa và tương đương" Cụthể những tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay như sau:

Thứ nhất, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luậtnhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước của cộngđồng

- Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường;nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quancủa địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư

- Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trongviệc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độchại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội vàphòng chống các loại tội phạm

- Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hộihọp ở cộng đồng

Thứ hai, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

- Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ Không có bạolực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiệnsinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan

- Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữgìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trịvăn hóa mới về gia đình

Trang 36

Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh sạch đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên tronggia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tươngtrợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đápnghĩa, cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và các hoạt động nhân đạo khác

- Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo,năng động làm giàu chính đáng

- Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, vănhóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao

Như vậy, những tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa cũng được hìnhthành trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình ViệtNam truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới

về gia đình Đây cũng chính là những nền tảng cơ bản để xây dựng gia đìnhvăn hóa mới ở nước ta hiện nay

1.2.2 Sự cần thiết và những nội dung cơ bản của phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Sự cần thiết phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Một là: Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong xây dựng

gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển củađất nước

Trang 37

Đối với xã hội, gia đình là một tế bào, là nơi nuôi dưỡng, giáo dục,hình thành nhân cách con người Đối với mỗi cá nhân, mỗi con người, giađình là tổ ấm, là nơi trở về sau một ngày học tập và lao động Trong nhữngnăm qua, những thành tựu bước đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đã đem lạimột diện mạo khá mới mẻ cho đất nước Tuy nhiên, quá trình chuyển biếncủa nền kinh tế, đặc biệt là dưới tác động của cơ chế thị trường đã và đangtạo ra những biến đổi sâu sắc cho cả xã hội và gia đình.

Sự phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần quan trọng nâng cao mứcsống cho các gia đình từ khu vực nông thôn đến thành thị, đồng thời cũng đặtgia đình trước những yêu cầu mới Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi cảnước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, gia đình càng có vai tròquan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhânlực chất lượng cao phục vụ cho đất nước Thực tiễn phát triển của đất nước đãkhẳng định rằng, cùng với nhà trường và xã hội, gia đình có trách nhiệm quantrọng trong việc tạo ra lực lượng lao động tương lai cho đất nước Bởi lẽ, mỗicon người, trước khi trở thành công dân của xã hội, cũng đều được sinh ra,được nuôi dưỡng và giáo dục trong chính mỗi gia đình Vì vậy, xây dựng giađình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, phải trên cơ sở kế thừa và phát huynhững giá trị của gia đình truyền thống để gia đình thực sự là cái nôi tái sảnxuất ra lực lượng lao động có chất lượng cho toàn xã hội

Hiện nay, trước những thay đổi của các giá trị truyền thống dân tộc,trong đó có giá trị truyền thống gia đình thì mỗi gia đình còn có vai trò to lớntrong việc giữ gìn, lưu truyền và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy Xây dựnggia đình văn hóa hiện nay phải trở thành một trong những nội dung cơ bản,làm nền tảng để hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đàbản sắc dân tộc

Với những chức năng xã hội đặc thù của mình, gia đình đã góp phầnvào việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định xãhội, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán của mỗi

Trang 38

dân tộc Gia đình cũng là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ xã hộigiữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng đồng, đất nước.Chính vì vậy, việc củng cố gia đình, xây dựng các quan hệ gia đình lànhmạnh sẽ là cơ sở đầu tiên cho việc củng cố xã hội và là tiền đề quan trọngcho sự phát triển của đất nước.

Hai là: Những biến đổi của giá trị truyền thống gia đình hiện nay đặt ra

yêu cầu khách quan cần phát huy giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống

Hiện nay, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đứctruyền thống và những giá trị văn hóa gia đình đã và đang vận động, biến đổikhá phức tạp Bên cạnh những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hóa mới, đã

có không ít những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hóa của gia đìnhtruyền thống bị băng hoại và mai một Trên thực tế, không chỉ ở các đô thịlớn, mà ngay cả ở khu vực nông thôn, gia đình cũng có những dấu hiệu của

sự khủng hoảng

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến côngtác gia đình và xây dựng gia đình văn hóa Kết quả là đã đạt được nhiều thànhtựu quan trọng về ổn định đời sống gia đình, phát triển kinh tế, xóa đói giảmnghèo… nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, trong đó nhiềugiá trị truyền thống của gia đình đang có biểu hiện suy thoái gây lo ngại trong

dư luận xã hội

Trước đây, gia đình Việt Nam thường là không gian quần tụ của nhiềuthế hệ Hình ảnh những gia đình "tam, tứ đại đồng đường" đã trở thành mộtnét đẹp trong truyền thống gia đình người Việt Nhưng hiện nay, trước nhữngthay đổi của cuộc sống, cấu trúc, quy mô của gia đình Việt Nam cũng cónhiều thay đổi Số gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà ởnước ta hiện nay ngày càng ít đi, thay vào đó là những gia đình hạt nhân, giađình hai thế hệ Trong gia đình Việt Nam trước đây, giữa các thế hệ luôn cónhững sợi dây tình cảm gắn bó, bền chặt, thì hiện nay quan hệ giữa các thành

Trang 39

viên đang có biểu hiện lỏng lẻo, đặt nặng lợi ích cá nhân mà giảm đi thời giandành cho nhau và cho gia đình Ngay cả trong những quan hệ gắn bó nhất,quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, sự thiếu trách nhiệm, thiếugương mẫu cũng đang có những biểu hiện khá rõ nét Những chuẩn mực đạođức cơ bản nhất trong gia đình Việt Nam truyền thống như "từ", "hiếu" trongkhông ít gia đình cũng trở nên xa lạ.

Những biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống gia đình buộc chúng taphải nhìn nhận lại và phải có những chính sách củng cố và phát triển nhữngmối quan hệ lành mạnh, trong sáng trong gia đình Trên phương diện này, vaitrò của các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quantrọng

Ba là: Phát huy giá trị gia đình Việt Nam truyền thống là cơ sở phát

huy truyền thống dân tộc, làm cho sự phát triển gia đình không đứt đoạn vớitruyền thống

Gia đình Việt Nam được hình thành trong cái nôi của một nền văn hóaphương Đông đa dạng và phong phú, trầm tích từ mấy nghìn năm dựng nước,giữ nước Từ xưa, gia đình là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhâncách con người, đồng thời là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị truyền thốngtốt đẹp của dân tộc

Hiện nay, đất nước đang từng bước mở cửa, giao lưu và hội nhập vớithế giới trên nguyên tắc giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo đúng địnhhướng xã hội chủ nghĩa Muốn thực hiện được những nguyên tắc, những mụctiêu ấy xét đến cùng phải bắt đầu từ ý thức của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.Trong cấu trúc cơ bản của xã hội: cá nhân - gia đình - xã hội, gia đình có vị trí

và vai trò thật đặc biệt, là điểm trung gian vừa chuẩn bị hành trang cho mỗi cánhân bước vào xã hội, vừa đón nhận từ xã hội những trọng trách to lớn trongviệc duy trì sự ổn định và phát triển chung Gia đình là cơ sở, nền tảng địnhhướng nhân cách cho thế hệ trẻ, đồng thời là nơi lưu giữ và phát huy nhữnggiá trị truyền thống dân tộc, là nhịp cầu nối để mỗi cá nhân trong xã hội vừa

Trang 40

giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu những giátrị của thời đại.

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang làm nảysinh nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề xử lý như thế nào mối quan hệ giữatruyền thống và hiện đại Trước hết, có thể khẳng định rằng, việc kế thừa vàphát huy các giá trị truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng đối với tiếntrình phát triển của dân tộc nói chung, đối với mỗi thế hệ nói riêng Lịch sửdân tộc không phải là sự lắp ghép ngẫu nhiên và rời rạc mà là một quá trìnhliên tục được tiếp nối từ đời này qua đời khác Trong đó, truyền thống là mộtđiều kiện thiết yếu của quá trình duy trì và phát triển đời sống xã hội

Hiện nay, gia đình đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nhân loại tiến bộ Sựtồn tại của gia đình Việt Nam qua nhiều thế hệ đã không chỉ góp phần vàoviệc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước mà còn tạo dựng nên những giátrị văn hóa gia đình Việt Nam đầy bản sắc Trong kho tàng phong phú củavăn hóa gia đình Việt Nam có rất nhiều mặt tích cực cũng như hạn chế cầnphải được chọn lọc để kế thừa trong những điều kiện phát triển mới của đấtnước Những giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam truyền thống không chỉtồn tại trên sách vở, gia huấn mà ở ngay trong những phong tục tập quán,nếp sống, thói quen ứng xử hàng ngày trong các gia đình

Vậy phát huy các giá trị gia đình Việt Nam truyền thống trong điềukiện hiện nay là phát huy những nội dung cơ bản nào?

Trong thời gian qua, CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường đãtác động và ít nhiều làm ảnh hưởng đến tính thuần nhất của cấu trúc gia đìnhtruyền thống Những biến đổi đó khiến cho những giá trị, chuẩn mực của giađình truyền thống cũng biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.Tuy nhiên chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần vềkinh tế,

Ngày đăng: 17/01/2019, 18:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2005), “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng giađình mới ở Việt Nam hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2005
2. Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và củanhà nước
Tác giả: Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1961
3. Lê Thị Tuyết Ba (1999), “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 1999
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị 49 - CT/TW, Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 49 - CT/TW, Về xây dựnggia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2005
5. Đỗ Thị Bình (1997), “Gia đình ở đô thị trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình ở đô thị trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa”, "Tạp chí Khoa học về phụ nữ
Tác giả: Đỗ Thị Bình
Năm: 1997
6. Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục văn hóa - Thông tin cơ sở (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xâydựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục văn hóa - Thông tin cơ sở
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1997
7. Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục văn hóa - Thông tin cơ sở (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnTiếng Việt
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục văn hóa - Thông tin cơ sở
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
8. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2001), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức ở nước ta hiệnnay - Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 2007
10. GS. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộcViệt Nam
Tác giả: GS. Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1980
11. Đỗ Lan Hiền (2002), “Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế - Xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh pháttriển kinh tế - Xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, "Tạp chí Triếthọc
Tác giả: Đỗ Lan Hiền
Năm: 2002
12. Lê Như Hoa (2001), Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triểnnhân cách trẻ em
Tác giả: Lê Như Hoa
Nhà XB: Nxb. Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
13. Khuất Thu Hồng (1996), Gia đình truyền thống - một số tư liệu xã hội học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình truyền thống - một số tư liệu xã hộihọc
Tác giả: Khuất Thu Hồng
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1996
14. Vũ Tuấn Huy (chủ biên) (2004), Xu hướng gia đình ngày nay (một vài thực nghiệm tại Hải Dương), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng gia đình ngày nay (một vàithực nghiệm tại Hải Dương)
Tác giả: Vũ Tuấn Huy (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2004
15. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb. Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến hiện đại từ truyền thống
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1995
16. Trần Đình Hượu (2004), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ViệtNam
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2004
17. PGS, TS Đoàn Văn Khái (chủ nhiệm đề tài) (2010), Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa và phát huycác giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
Tác giả: PGS, TS Đoàn Văn Khái (chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2010
18. Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình học
Tác giả: Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý
Nhà XB: Nxb. Chính trị -Hành chính
Năm: 2009
19. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2007
20. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam - Các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm - bệnh lí xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam - Các giá trị truyền thốngvà những vấn đề tâm - bệnh lí xã hội
Tác giả: Đặng Phương Kiệt
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w