Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị và hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ....
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THỊ THANH HOA
ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO
TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THỊ THANH HOA
ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO
TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lâm Bá Nam và PGS
TS Vũ Hoàng Công Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Đặng Thị Thanh Hoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Lâm Bá Nam và PGS.TS Vũ Hoàng Công - hai người Thầy đã hướng dẫn, động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Những nhận xét
và đánh giá của các Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình thực hiện luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Một số vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc thiểu số khu vực Đông Á, Đông Nam Á và những tác động đối với Việt Nam” do
PGS.TS Lâm Bá Nam làm chủ nhiệm đã hỗ trợ nghiên cứu sinh tham gia khảo sát,
dự tọa đàm khoa học tại các địa phương vùng Tây Bắc và công bố kết quả nghiên cứu Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên Khoa Khoa học chính trị trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Đặng Thị Thanh Hoa
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT ANND CAND
An ninh trật tự
An ninh nhân dân Công an nhân dân
DTTS NCS
Dân tộc thiểu số Nghiên cứu sinh
TTATXH Trật tự an toàn xã hội
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
7 Bố cục của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1 Nhóm nghiên cứu về dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 7
1.2 Nhóm nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền, biên giới Việt – Lào và biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên 13
1.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 24
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN CỦA VIỆT NAM 27
2.1 Một số khái niệm cơ bản 27
2.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, biên giới đất liền và vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ở Việt Nam 27
2.1.2 An ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ở Việt Nam 36
2.2 Quan điểm, nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 37
2.2.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 37
2.2.2 Nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 45
2.3 Chủ thể và những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh
Trang 7chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 47
2.3.1 Chủ thể trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 47 2.3.2 Những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền 52
Chương 3 ĐẢM BẢO NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 59 3.1 Tình hình có liên quan đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu
số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 59
3.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, tôn giáo – tín ngưỡng vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 59 3.1.2 Tình hình an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 đến nay 65
3.2 Thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới
Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 – nay 78
3.2.1 Quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng và nhân dân địa phương trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 78 3.2.2 Hoạt động đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ 2005 đến nay 80
3.3 Những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu
số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay 102
Chương 4 DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN TỚI 107
4.1 Dự báo tình hình 107
4.1.1 Khả năng diễn biến tình hình an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới 107 4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân
Trang 8tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới 112
4.2 Giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt
– Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới 115
4.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, cán
bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang về vị trí, tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số 115 4.2.2 Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên vững mạnh, đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn 118 4.2.3 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên, tạo nền tảng vững chắc trong đảm bảo an ninh chính trị 126 4.2.4 Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị và hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 132 4.2.5 Tăng cường xây dựng, bố trí lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong đảm bảo
an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 138 4.2.6 Kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên 141
KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 164
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đảm bảo an ninh chính trị nói chung, an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, của hệ thống chính trị;
là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ ANQG, có tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, đặc biệt ở các khu vực có đông đồng bào DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ANQG nói chung, an ninh chính trị nói riêng ổn định sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Ngược lại, khi an ninh chính trị bất ổn sẽ tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực:kinh tế sẽ bị đình trệ, lòng người phân ly dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch sẽ có điều kiện hoạt động chống phá…
Đối với tỉnh Điện Biên, là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc Tổ quốc, có đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400km (trong
đó biên giới với Lào dài 360km; Trung quốc 40,86km), gồm 21 dân tộc cư trú, vì vậy đây là địa bàn đặc biệt quan trọng và xung yếu về an ninh chính trị Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn này có những diễn biến phức tạp Nhất là từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, các thế lực thù địch đã gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam theo phương thức “diễn biến hòa bình” làm cho tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn.Đặc biệt, thời gian qua, dưới tác động của các yếu tố trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, chia rẽ dân tộc, gây mâu thuẫn, hận thù giữa người Kinh và đồng bào DTTS; giữa các DTTS trên địa bàn với nhau; đẩy mạnh các hoạt động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xu hướng ly khai, tự trị, gây rối, bạo loạn, nhen nhóm thành lập tổ chức phản động “Vương quốc Mông”; tuyên truyền phát triển đạo Tin lành trái pháp luật… nhằm chống Đảng, chống chính quyền nhân dân Kéo theo đó là những tác động tiêu cực đến ANTT ở địa bàn như tình trạng tranh chấp, khiếu kiện; hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; tàng trữ vũ khí trái phép, phá rừng làm nương rẫy; săn bắn động vật hoang dã trái phép và các tệ nạn xã hội…
Trang 10Quán triệt những quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các cấp ủy đảng, chính quyền vùng DTTS biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng trong hệ thống chính trị triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp đảm bảo an ninh chính trị, góp phần ổn định tình hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Công tác đảm bảo ANTT, nhất là an ninh chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ: Hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng lớn mạnh, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được củng cố, giữ vững; an ninh chính trị nội bộ cơ bản ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân dân đoàn kết, nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện; các hoạt động xâm hại an ninh chính trị kịp thời được phát hiện, ngăn chặn và xử lý… góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định trên địa bàn Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc đảm bảo an ninh chính trị vẫn còn nhiều điểm hạn chế, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân vùng DTTS (đa số là người DTTS) còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ người không biết chữ nhiều; bên cạnh đó, tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp; hệ thống chính trị cơ sở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ… là điều kiện để các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hoạt động chống phá.Cả trước mắt cũng như lâu dài thấy rằng,tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.Điều đó đặt ra vấn
đề cần phải nghiên cứu toàn diện về tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên, đánh giá đúng thực trạng, chỉ
rõ những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này thời gian tới
Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về an ninh Tây Bắc, an ninh biên giới, an ninh các vùng dân tộc… nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu
trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài : “Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu
số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn
Trang 11toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sởlàm rõ lý luận đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian qua,luận ánđưa ra dự báo và đề xuất giải phápđảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTSbiên giới đất liền như khái niệm, quan điểm, chủ thể, nội dung, các nhân tố tác động đến an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền
- Khảo sát, đánh giá tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên; chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị tại địa bàn này
- Dự báo tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên về khả năng diễn biến tình hình và những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn
- Đưa ra hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của các lực lượng trong hệ thống chính trịtrên địa bàn này thời gian qua
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của tất cả các lực lượng trong hệ thống chính trị vùng DTTS
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến nay (đến 2016; tháng 11/2003 tỉnh Điện Biên được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Lai Châu, NCS lấy mốc thời gian bắt đầu là 2005 cho chẵn năm khảo sát và đảm bảo tính ổn định của các
số liệu, tài liệu cần thu thập).
Trang 12- Phạm vi về không gian: Vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thuộc địa bàn 23 xã – 305 bản của 03 huyện Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà của tỉnh Điện Biên, trong đó tập trung nghiên cứu, khảo sát ở địa bàn một số xã trọng điểm như Mường Nhà, Mường Lói, Na Ư, Thanh Hưng (huyện Điện Biên);
Mường Toong, Nậm Kè, Chà Cang, Pa Tần, Sín Thầu (huyện Mường Nhé); Ma Thì
Hồ, Mường Mươn, Na Sang (huyện Mường Chà)
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu, thực hiện trên cơ sởphương phápluận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng,Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo; giải quyết vấn
đề dân tộc, tôn giáo; an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền
Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài luận án, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, thống kê của chính quyền địa phương, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan; các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước Bên cạnh đó, đề tài kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài đã nghiên cứu, thực hiện
ở trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt chú ý tới các công trình nghiên cứu đề cập các tỉnh, các khu vực trọng điểm thuộc địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp logic và lịch sử: Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS biên giới đất liền, đề tài luận giải và làm rõ những nội dung mà các công trình trước đó
đã đề cập liên quan đến đề tài nhưng chưa được làm rõ Từ đó rút ra những vấn đề mới mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện…
- Phương pháp so sánh: Từ việc nghiên cứu công tác đảm bảo an ninh ở các vùng DTTS trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam nói chung, phương pháp so sánh giúp đề tài đưa ra những kinh nghiệm trong nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an
Trang 13ninh ở vùng DTTS trên tuyến biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Được sử dụng để khảo sát, hệ thống, nghiên cứu, đánh giá tình hình công tác đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của các lực lượng trong hệ thống chính trị trên địa bàn thời gian qua, làm cơ sở chỉ ra những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này thời gian tới
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để trao đổi, khai thác thông tin từ các chuyên gia, những người có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về DTTS, an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS Bên cạnh đó, đề tài tiếp thu ý kiến chuyên gia qua các lần hội thảo nhằm nâng cao chất lượng của luận án
- Phương pháp quan sát thực địa: NCS trực tiếp đến địa bàn một số xã trọng điểm để quan sát, nghiên cứu, nắm tình hình về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là tình hình an ninh chính trị và công tác đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn…
Các phương pháp trên có thể được sử dụng riêng biệt hoặc sử dụng kết hợp với nhau để phù hợp với yêu cầu của từng nội dung trong luận án
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền; các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền; chủ thể, trách nhiệm của chủ thể; nội dung và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền
- Làm rõ thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 đến nay Qua đó, rút ra những vấn đề có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt –Lào tỉnh Điện Biên
- Dự báo về khả năng diễn biến tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới; từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
Trang 146 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Chương 3: Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên – Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Chương 4: Dự báo tình hình và giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biênthời gian tới
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Thời gian qua, vấn đề đảm bảo an ninh vùng DTTS ở Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm Khi đề cập vấn đề này, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và có liên quan đến định hướng nghiên cứu của đề tài luận án Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan, được công bố theo các nhóm vấn đề sau:
1.1 Nhóm nghiên cứu về dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền
Vấn đề DTTS và vùng DTTS luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia Việt Nam với 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ, nên Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc; cùng với đó, vấn đề này cũng được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ Tiêu biểu là một số công trình như:
- Sách chuyên khảo: “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi” (1996) của tác giả Bế Viết Đằng [23]
Cuốn sách đã dành một chương đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam Trên cơ sở khái quát thực trạng kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, tác giả đưa ra những nhận thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới, trong đó khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện chính sách dân tộc NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của công trình để xây dựng giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới
- Sách chuyên khảo: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” (2001) của tác giả Phan Hữu Dật [21]
Trong công trình của mình, nhóm tác giả đề cập một số vấn đề về thuật
Trang 16ngữ dân tộc, tộc người, quốc gia - dân tộc; về trường phái lý thuyết trong quan hệ dân tộc của các nhà dân tộc học Xô-viết Ngoài ra, nhóm tác giả cũng điểm qua một số lý thuyết của phương Tây, như thuyết xung đột, thuyết khuếch tán, thuyết trung tâm và ngoại vi, nhưng chỉ mang ý nghĩa phê phán NCS tiếp cận công trình ở góc độ quan hệ dân tộc xuyên quốc gia phục vụ khảo sát về quan hệ tộc người ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu đề tài của mình
- Kỷ yếu hội thảo: “Xoá đói giảm nghèo vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” (2004) do Viện Dân tộc học và Ngân hàng Thế giới
phối hợp tổ chức [112]
Tài liệu tập hợp nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề về đói nghèo, chuẩn nghèo, đánh giá và đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam Đáng chú ý là các đánh giá về nguyên nhân của đói nghèo, gồm cả nguyên nhân do di tồn lịch sử, rào cản của yếu
tố địa lý - tự nhiên và tập quán canh tác đã đe dọa đến sinh kế tộc người Ngoài ra, chính sách dân tộc chú trọng về hỗ trợ thay vì đầu tư phát triển cũng dễ gây tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận không nhỏ đồng bào các DTTS Do đó, một số tác giả khuyến nghị phải kết hợp cả chính sách hỗ trợ mang tính an sinh xã hội với chính sách đầu tư phát triển, phải chuyển hóa được nguồn lực ưu tiên đầu tư của nhà nước thành nội động lực cho quá trình tự phát triển của đồng bào các dân tộc
- Sách chuyên khảo: “Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam” (2006) của tác giả Phan Văn Hùng[35]
Cuốn sách đề cập việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thông qua chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội về kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn vùng dân tộc và miền núi với nhiều thách thức lớn như về thể chế chính sách, phát triển theo chiều rộng, các mặt ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, dân
số, tỷ lệ đói nghèo, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong việc phát triển bền vững vùng dân tộc và
Trang 17miền núi NCS tham khảo công trình để thu thập một số dữ liệu kinh tế - xã hội của vùng DTTS ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu đề tài của mình
- Sách chuyên khảo: “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (2010) của tác giả Lô Quốc Toàn [92]
Trong công trình của mình, tác giả đã đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, gồm cả cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến
xã, cả cán bộ hệ thống chính trị và viên chức các đơn vị sự nghiệp Trên cơ sở đó đã đưa ra một số giải pháp mang tính can thiệp chính sách để gia tăng về số lượng, điều chỉnh về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ Các vấn đề được đề cập sâu sắc là giải quyết cán bộ từ khâu tạo nguồn bằng mô hình đào tạo đặc thù cho các DTTS, trong đó phát triển trường dân tộc nội trú và chính sách cử tuyển được xem là một trọng tâm; điều chỉnh cơ cấu bằng các chính sách điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ cần được coi trọng; thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho học sinh, con em các dân tộc trên cần bám sát điều kiện từng dân tộc, từng khu vực, trong đó các dân tộc có dân số ít phải được đặc biệt ưu tiên
- Sách chuyên khảo: “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây – hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống” (2010) của tác giả Lưu Văn Sùng [65]
Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây, nhằm phân tích, đánh giá những nguyên nhân khách quan và chủ quan khi xảy ra điểm nóng, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không
để xảy ra điểm nóng NCS tiếp thu và kế thừa những quan điểm của tác giả về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội trong thực hiện đề tài của mình
- Sách chuyên khảo: “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2012)
của tác giả Nguyễn Đăng Thành [93]
Qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày luận cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực DTTS nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
Trang 18DTTS của một số nước trên thế giới như Canada, Trung Quốc Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới, rút ra nhận xét và cung cấp luận cứ, giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS nước ta NCS tiếp thu các giá trị tư tưởng của công trình phục vụ xây dựng giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng Biên giới Việt Nam” (2014) do Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên[22]
Cuốn sách nhận diện, đánh giá thực trạng những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững các tộc người ở vùng biên giới Việt Nam trong sự đối sánh với các tộc người bên kia biên giới Những dự báo xu hướng phát triển của các tộc người ở các tỉnh biên giới giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng được đề cập Từ
đó, góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới chính sách phát triển toàn diện, bền vững các tộc người ở các tỉnh biên giới trong bối cảnh mới
Bên cạnh đó, cuốn sách còn gợi mở nhiều vấn đề mới (như tội phạm hình sự,
tệ nạn xã hội ) dưới góc nhìn Dân tộc học/Nhân học ở các tộc người thiểu số vùng biên giới NCS tiếp cận các số liệu về kinh tế - xã hội vùng biên giới phục vụ nghiên cứu đề tài của mình
-Kỷ yếu hội thảo quốc tế:“Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi” (2014) do Ngân hàng Thế giới
và Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức[52]
Cuốn kỷ yếu là tập hợp các bài viết của đông đảo học giả trong nước chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xóa đói giảm nghèo cho DTTS tại những vùng núi và vùng
xa xôi hẻo lánh, nhất là các khu vực có điều kiện địa lí, kinh tế tương đồng; đánh giá các chương trình/dự án hiện tại hướng tới các DTTS khu vực miền núi phía Bắc;
đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho vùng núi phía Bắc; kiến nghị xây dựng các chính sách và lựa chọn dự án về các sáng kiến giảm nghèo có thể phổ biến rộng rãi trong khu vực, từ đó giới thiệu cho chính quyền địa phương xem xét NCS tiếp cận các bài viết trong kỷ yếu để phục vụ xây dựng các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội cho vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững
Trang 19các tỉnh biên giới Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” (2014) của tác giả Phạm
Quang Hoan[43]
Trong công trình của mình, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng 5 vấn đề
cơ bản bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, hệ thống chính trị, dân tộc-tôn giáo và chính sách phát triển bền vững Trong từng vấn đề, các tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động (tích cực và tiêu cực) với các biểu hiện khác nhau ở cả 3 vùng Nhiều vấn
đề không mới nhưng nóng bỏng như đói nghèo, thiếu đất đai sản xuất, mù chữ và tái
mù chữ phổ thông, xây dựng văn hóa quốc gia ở vùng biên cương đến các vấn đề tệ nạn xã hội…Qua đó, chỉ ra các xu hướng biến đổi, nhận diện một số vấn đề đặt ra
và xác định các quan điểm giải pháp để phát triển bền vững các vùng biên giới nước
ta NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ xây dựng dự báo tình hình vùng DTTS và xây dựng các giải pháp trong đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp Nhà nướ c: “Quan hê ̣ tộc người ở vùng biên giới Viê ̣t Nam - Trung Quốc góp phần ổn đi ̣nh xã hội và phát triển bền vững vùng Tây Bắc ”
(2015), mã số KHCN-TB.11X/13-18 do tác giả Đậu Tuấn Nam làm chủ nhiệm[49]
Trong công trình của mình, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về tô ̣c người và quan hê ̣ tô ̣c người ở vùng biên giới ; khung phân tích, chỉ số đo lường các mối quan hê ̣ tô ̣c người vùng biên giới Viê ̣t - Trung; quan điểm tiếp câ ̣n liên ngành trong khoa ho ̣c xã hô ̣i nhân văn ở Viê ̣t Nam đối với vấn đề quan hê ̣ tô ̣c người ở vùng biên giới Viê ̣t - Trung góp phần ổn đi ̣nh xã hô ̣i và đảm bảo quốc phòng an ninh; quan điểm đổi mới của Đảng về vấn đề dân tô ̣c , quan hê ̣ dân tô ̣c và công tác dân tô ̣c - những vâ ̣n du ̣ng cho viê ̣c nghiên cứu c hính sách ở vùng biên giới với Trung Quốc góp phần ổn đi ̣nh xã hô ̣i , đảm bảo quốc phòng , an ninh vùng Tây Bắc NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Sách chuyên khảo: “Quan hệ đân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc” (2017)do hai tác giảLý Hành Sơn và Trần Thị Mai Lan
Trong công trình của mình, nhóm tác giả đã làm rõ được các vấn đề lý luận nghiên cứu về quan hệ dân tộc vùng núi phía Bắc; làm rõ thực trạng quan hệ tộc dân tộc xuyên quốc gia trong các lĩnh vực như: kinh tế; xã hội tộc người; văn hóa tộc
Trang 20người và an ninh quốc phòng; phân tích các yếu tố tác động đến quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của các tộc người Nùng, Thái, Mông, Hà Nhì Trong đó, nổi bật nhất là các tác động từ chính sách dân tộc của Đảng ta và chính sách của các nước láng giềng Trung Quốc, Lào Đồng thời, chỉ ra các tác động của quan hệ xuyên quốc gia liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng các tộc người Nùng,Thái, Mông, Hà Nhì NCS kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận để xây dựng khung lý luận trong đề tài của mình
Bên cạnh đó, vấn đề DTTS, vùng DTTS cũng được nhiều học giả đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Có thể kể đến, công
trình:“Văn hoá tâm linh của người Mông ở Việt Nam: truyền thống và hiện đại” của tác giả Vương Duy Quang[55]về tín ngưỡng vùng DTTS; công trình “Hôn nhân gia đình các dân tộc Mông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng” của tác giả Đỗ Ngọc Tấn[74]về hôn nhân, gia đình vùng DTTS; công trình “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu
số các tỉnh miền núi phía Bắc” của tác giả Nguyễn Quốc Phẩm[54] về hệ thống
chí Cộng sản, số tháng 5/2011[88]…
Qua nghiên cứu một số công trình nêu trên có thể thấy: vấn đề DTTS và vùng DTTS được các học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ rất sớm; đa dạng, phong phú về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận… Mặc dù vậy, các công trình này mới chỉ đề cập những vấn đề chung về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con
Trang 21người… vùng DTTS, không nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS Song, tất cả các công trình đó đều là nguồn tư liệu hết sức quý giá để NCS tham khảo và hoàn thiện luận án của mình
1.2 Nhóm nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền, biên giới Việt – Lào và biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
Thời gian qua, vấn đề đảm bảo an ninh chính trị ở các vùng DTTS nói chung, vùng DTTS biên giới Việt – Lào và biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ khoa học an ninh, cảnh sát, quân sự Những nghiên cứu này phục vụ trực tiếp cho việc phát triển khoa học công an, quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang Nhiều tài liệu được sử dụng trong học tập, nghiên cứu tại các Nhà trường, Học viện Khi nghiên cứu các công trình này, chúng tôi mong muốn vừa cập nhật tình hình nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật của tài liệu Trong lĩnh vực này đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
1.2.1 Các nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Những luận cứ khoa học của chiến lược bảo
vệ vùng biên giới trong giai đoạn mới” (1996), nhánh 06B, mã số KX09-06 thuộc
chương trình Nhà nước KX09 do tác giả Nguyễn Văn Tấn làm chủ nhiệm [85] Yêu cầu đặt ra là phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, chủ động phòng ngừa, nắm chắc tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác mọi âm mưu và hành động vi phạm, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia; chủ động đối phó thắng lợi với mọi cuộc chiến tranh xâm lược và xung đột biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng, phục
vụ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta NCS kế thừa kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận đảm bảo an ninh biên giới nói chung, an ninh biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên nói riêng
- Luận án tiến sĩ: “An ninh ở các vùng dân tộc thiểu số miền Bắc – Thực trạng và giải pháp” (2001) của tác giả Ngô Văn Hùng[41]
Trong công trình của mình, tác giả đề cập những vấn đề lý luận về đảm bảo
Trang 22an ninh ở các vùng DTTS (gồm cả an ninh chính trị và TTATXH), đặc biệt chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh vùng DTTS; khảo sát tình hình an ninh các vùng DTTS miền Bắc và công tác đảm bảo an ninh, trong đó tập trung vào các hoạt động theo chức năng của lực lượng ANND Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những kết quả
đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường an ninh các vùng DTTS miền Bắc NCS kế thừa kết quả nghiên cứu lý luận
và các giải pháp để vận dụng vào đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Người có uy tín trong dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc đối với sự nghiệp đảm bảo an ninh, trật tự - giải pháp và kiến nghị”
(2001) do Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm [24]
Đề tài đã nghiên cứu làm rõ lý luận về người có uy tín đối với đồng bào DTTS Khảo sát thực trạng phát huy vai trò của người có uy tín trong DTTS các tỉnh phía Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tranh thủ và phát huy vai trò của tầng lớp này trong DTTS các tỉnh phía Bắc đối với sự nghiệp đảm bảo ANTT NCS đã tham khảo đề tài để vận dụng phát huy vai trò người có uy tín trong vùng DTTS, góp phần đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Luận án tiến sĩ: “An ninh ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên - Thực trạng
và giải pháp” (2003) của tác giả Tạ Văn Ngung[47]
Trong công trình này, tác giả làm rõ lý luận về đảm bảo an ninh vùng DTTS (bao gồm cả an ninh chính trị và TTATXH); chỉ ra thực trạng tình hình và công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS Tây Nguyên Từ kết quả khảo sát, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trên địa bàn Đây là công trình tương đối hoàn chỉnh về lý luận, NCS tham khảo, kế thừa lý luận về đảm bảo
an ninh vùng DTTS vào xây dựng lý luận đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS trong đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những vấn đề cơ bản về xây dựng giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở các vùng chiến lược an ninh – quốc phòng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc” (2003) của tác giả Phạm Ngọc Hiền [34]
Trong công trình của mình, tác giả đã làm sáng tỏ nhận thức về vùng chiến lược (trong đó có vùng DTTS biên giới đát liền) và công tác đảm bảo an ninh vùng
Trang 23chiến lược về an ninh, quốc phòng (trong đó có vùng DTTS); làm rõ vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vùng chiến lược về an ninh, quốc phòng và đặc điểm chung của các vùng chiến lược về an ninh quốc phòng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc; phân tích làm rõ những quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng như tư tưởng của ngành Công an về công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở vùng chiến lược này; cuối cùng, công trình xác định cơ cấu, nội dung các giải pháp đảm bảo ANTT ở các vùng chiến lược Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ NCS tham khảo, vận dụng các giải pháp chung của đề tài vào việc xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS trong luận án của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh biên giới Việt - Trung của lực lượng Công an nhân dân” (2003) của tác giả Hoàng Văn Tân [79]
Đề tài đề cập lý luận về tội phạm xâm phạm ANQG, phòng ngừa tội phạm xâm phạm ANQG theo chức năng của lực lượng ANND; khảo sát tình hình tội phạm xâm phạm ANQG ở vùng DTTS các tỉnh biên giới Việt – Trung Đặc biệt, tác giả khảo sát thực tiễn các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm ANQG ở vùng DTTS các tỉnh biên giới Việt – Trung của lực lượng ANND và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa NCS kế thừa tư tưởng các giải pháp trong công trình này
để phục vụ xây dựng hệ thống giải pháp trong công trình của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự vùng dân tộc Mông nước ta” (2005) của tác giả Phạm Ngọc Hà [39]
Đề tài đã đề cập và luận giải những vấn đề lý luận về đảm bảo ANTT vùng DTTS; khảo sát tình hình và công tác đảm bảo ANTT vùng dân tộc Mông ở nước ta hiện nay; chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của tình hình Từ việc khảo sát, tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh vùng dân tộc Mông giai đoạn tới NCS tiếp thu, kế thừa một số vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình vùng dân tộc Mông phục vụ nghiên cứu làm rõ đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp ổn định chính trị trong vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang” (2006) của tác giả Nguyễn Bình Vận [100]
Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra những bất ổn về mặt chính trị ở vùng dân tộc Mông – Hà Giang; phân tích chỉ ra nguyên nhân của tình hình Từ đó
Trang 24đề xuất các giải pháp ổn định tình hình trong thời gian tới gồm:Phát triển kinh tế -
xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho vùng đồng bào Mông; đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, giải quyết tốt tình hình tôn giáo, chống di dịch cư tự do trong vùng đồng bào Mông; làm tốt công tác đào tạo cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh… NCS kế thừa những kết quả nghiên cứu của đề tài trong xây dựng các giải pháp ổn định chính trị vùng dân tộc Mông để vận dụng vào đề tài của mình
- Luận án tiến sĩ: “Công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng tham gia giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luật ở khu vực biên giới đất liền” (2007) của tác giả Trần Đức Uẩn [94]
Tác giả đã chỉ ra quá trình hình thành, phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam, quá trình xâm nhập và những hậu quả do đạo Tin lành để lại; đặc biệt, tác giả chỉ rõ phương thức, thủ đoạn tuyên truyền đạo của các đối tượng ở khu vực biên giới đất liền (trong đó có tuyến biên giới Việt – Lào) và nguyên nhân dẫn đến tình hình truyền đạo trái pháp luật diễn biến phức tạp Từ đó, tác giả chỉ ra trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng NCS kế thừa những giá trị về mặt lý luận và thực tiễn trong vận động quần chúng giải quyết vấn đề tôn giáo ở vùng DTTS biên giới tỉnh Điện Biên
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo
an ninh tuyến biên giới đất liền ở Việt Nam” (2008) của tác giả Bùi Quảng Bạ [11]
Trong công trình của mình, tác giả chỉ rõ thực trạng tình hình an ninh khu vực biên giới đất; tổ chức các mặt công tác đảm bảo an ninh trên tuyến biên giới đất liền; đề xuất những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo
an ninh tuyến biên giới đất liền trong tình hình hiện nay ở Việt Nam Các kết luận trong đề tài là cơ sở, định hướng cho hoạt động của các lực lượng chức năng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ ANQG trong tình hình mới NCS tham khảo một số vấn đề lý luận và tư tưởng các giải pháp trong đề tài để đề xuất các giải pháp cụ thể trong luận án của mình
- Kỷ yếu hội thảo khoa học và thực tiễn: “Công tác đảm bảo an ninh vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”(2008) do Tổng cục I, Tổng cục III – Bộ Công an tổ chức [73]
Cuốn kỷ yếu là tập hợp các bài viết, bài tham luận của các học giả trong và
Trang 25ngoài ngành Công an đề cập vấn đề đảm bảo an ninh vùng đồng bào các DTTS phía Bắc trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Với chủ đề xuyên suốt như vậy, trong các bài viết, bài tham luận của mình, các học giả tập trung phân tích, đánh giá tình hình và những vấn đề đặt ra với công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS phía Bắc thời kì hội nhập NCS tham khảo các vấn đề lý luận và thực tiễn để vận dụng vào đề tài của mình
- Đề tài cấp Nhà nước:“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2020” (2010) do tác giả Trần
Hoa làm chủ nhiệm [36]
Trong công trình của mình, tác giả đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu chiến lược bảo vệ biên giới trong những năm qua và đề xuất những định hướng chủ yếu xây dựng chiến lược và giải pháp triển khai thực hiện chiến lược bảo
vệ biên giới quốc gia đến năm 2020 Trong các giải pháp đảm bảo an ninh biên giới, tác giả đặc biệt nhấn mạnh nội dung bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào nhân dân mà trực tiếp thường xuyên là đồng bào các DTTS ở khu vực biên giới Đây là nội dung quan trọng liên quan đến đề tài luận án được NCS tham khảo và vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Công tác đảm bảo an ninh vùng dân tộc Dao ở các tỉnh biên giới Việt – Trung” (2011) của tác giả Lê Xuân Thủy [77]
Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện và công phu về việc đảm bảo an ninh trong vùng dân tộc Dao Mặc dù địa bàn nghiên cứu khá rộng song đề tài đã giải quyết tốt những mục tiêu về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt, đề tài chỉ ra những đặc thù ở vùng dân tộc Dao có ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh NCS vận dụng một số vấn đề lý luận và tiếp thu tư tưởng một số giải pháp vào thực hiện đề tài của mình
- Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đảm bảo
an ninh vùng dân tộc thiểu số” (2013) của tác giả Nguyễn Huy Thắng [78]
Công trình đã hệ thống, nêu lên những nhận thức cơ bản về công tác đảm bảo
an ninh vùng DTTS ở nước ta; phạm vi nghiên cứu là phương diện lý luận và thực tiễn về an ninh vùng DTTS và công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS, tập trung vào
Trang 26giai đoạn từ năm 2000 - 2013… NCS kế thừa một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong đảm bảo an ninh vùng DTTS trong đề tài của mình
- Luận án tiến sĩ: “Bộ đội Biên phòng vận động người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ở khu vực biên giới Tây Bắc” (2013)của tác giả Đinh Vũ Thủy [81]
Luận án đã đề cập đến lý luận và thực tiễn Bộ đội biên phòng vận động người có uy tín trong đồng bào các DTTS tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ở khu vực biên giới Tây Bắc Trong công trình của mình, tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS; những kết quả đạt được, những tông tại, hạn chế trong công tác vận động người có uy tín của Bộ đối biên phòng NCS tham khảo lý luận và thực tiễn phát huy vai trò của người có uy tín trong đảm bảo
an ninh chính trị vùng DTTS tỉnh Điện Biên
- Đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Bắc tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới (2015) của tác giả Phạm Huy Tập[82]
Trong công trình của mình, tác giả làm rõ cơ sở khoa học vận động đồng bào DTTS tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Bên cạnh đó, đề tài đánh giá, làm rõ những tác động đến hoạt động của Bộ đội biên phòng vận động đồng bào DTTS tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Bộ đội biên phòng trong công tác này, từ đó rút ra những kinh nghiệm về hoạt động của Bộ đội biên phòng NCS tiếp thu tư tưởng những giải pháp mà đề tài đề xuất phục vụ nghiên cứu đề tài của mình, đặc biệt là giải pháp về phối hợp lực lượng trong vận động quần chúng
1.2.2 Các nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào và biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “ An ninh biên giới Viêt – Lào Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh tuyến biên giới Việt Lào” (2001) của tác giả Nguyễn
Anh Thép [80]
Trong công trình của mình, tác giả đề cập lý luận về đảm bảo an ninh biên giới.Bên cạnh đó, tác giả đề cập đặc điểm tình hình an ninh biên giới Việt - Lào;
Trang 27đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh tuyến biến giới Việt - Lào của lực lượng CAND, cụ thể là lực lượng ANND, chỉ rõ những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó.Từ đó, tác giả dự báo tình hình, đồng thời đề xuất
hệ thống giải pháp tăng cường an ninh tuyến biên giới Việt – Lào thời gian tới NCS
kế thừa một số thành tựu về lý luận và thực tiễn của đề tài về đảm bảo an ninh biên giới vào công trình của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự tuyến biên giới Việt – Lào ở địa bàn tỉnh Sơn La” (2003) của tác giả Hà Hạnh [40]
Trong công trình của mình, tác giả đề cập lý luận về đảm bảo an ninh, trật tự biên giới; khái quát đặc điểm tình hình tuyến biên giới Việt – Lào tại địa bàn Sơn La; khái quát tình hình an ninh và thực trạng đảm bảo an ninh biên giới Việt – Lào tại địa bàn tỉnh Sơn La; đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của tình hình Trên cơ sở khảo sát thực trạng, tác giả dự báo tình hình an ninh và xây dựng một số phương án tăng cường an ninh tuyến biên giới Việt – Lào tại địa bàn tỉnh Sơn La thời gian tới NCS kế thừa kết quả nghiên cứu lý luận và tinh thần của các giải pháp vào thực hiện đề tài của mình
- Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh quốc gia tuyến biên giới Việt Nam – Lào thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An” (2006) của
tác giả Nguyễn Duy Thanh [84]
Trong công trình của mình, tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận về đảm bảo ANQG tuyến biên giới; khảo sát thực trạng công tác đảm bảo ANQG tại địa bàn Từ kết quả khảo sát, tác giả chỉ ra những thành tựu cùng những hạn chế của công tác này, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tácđảm bảo ANQG tuyến biên giới Việt Nam – Lào thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An NCS kế thừa những giá trị về mặt lý luận và tư tưởng xây dựng các giải pháp để phục vụ cho đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh biên giới Việt – Lào” (2006) của tác giả Trần Quốc Việt [101]
Đề tài đã luận giải những vấn đề lý luận, pháp lý về đảm bảo an ninh biên giới; đánh giá toàn diện thực trạng công tác đảm bảo an ninh tuyến biên giới của lực lượng CAND, làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó đưa ra những
Trang 28giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh biên giới Việt – Lào trong tình hình mới NCS đã tham khảo những giải pháp trong công tác đảm bảo an ninh tuyến biên giới Việt – Lào để phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp trong luận án của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên – thực trạng và giải pháp”
(2006) của tác giả Đỗ Văn Ruẩn [60]
Trong công trình của mình, tác giả đề cập những vấn đề lý luận về xây dựng,
sử dụng mạng lưới bí mật ở vùng đồng bào DTTS; đặc điểm tình hình địa bàn vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên; khái quát tình hình có liên quan đến công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật vùng đồng bào các DTTS; khảo sát thực trạng công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật trong vùng DTTS của lực lượng an ninh – Công an tỉnh Điện Biên; đánh giá kết quả đạt được và những mặt hạn chế Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả dự báo tình hình và các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên.NCS kế thừa kết quả nghiên cứu về tình hình vùng DTTS tỉnh Điện Biên trong đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có liên quan đến dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên, thực trạng và giải pháp”
(2008) của tác giả Nguyễn Ngọc Bội [13]
Đề tài khái quát những vấn đề có liên quan đến vùng dân tộc Mông tỉnh Điện Biên; khảo sát tình hình an ninh chính trị, TTATXH ở vùng dân tộc Mông, trong đó đặc biệt chú ý khảo sát âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành trái pháp luật; tình hình an ninh chính trị nội
bộ trong vùng dân tộc Mông; hoạt động của các loại tội phạm ma túy, hình sự, kinh tế; di cư tự do, nhập cảnh trái phép; tình hình mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện; hoạt động tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ NCS tham khảo tình hình an ninh chính trị vùng dân tộc Mông tỉnh Điện Biên phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo
an ninh quốc gia trong vùng dân tộc Mông tỉnh Điện Biên” (2009) của tác giả Sùng
A Hồng [37]
Trang 29Đề tài đề cập lý luận về đảm bảo ANQG vùng DTTS, cụ thể là vùng dân tộc Mông; đánh giá thực trạng vấn đề an ninh trong vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Điện Biên; đánh giá thực trạng công tác đảm bảo an ninh trong vùng đồng bào dân tộc Mông của Công an tỉnh Điện Biên; đưa ra dự báo tình hình và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh vùng đồng bào dân tộc Mông của Công an tỉnh Điện Biên NCS tham khảo, kế thừa kết quả khảo sát tình hình an ninh vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Điện Biên phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn các huyện biên giới tỉnh Điện Biên của lực lượng Công an nhân dân” (2009) của tác giả Pờ Pờ Sơn [64]
Trong công trình của mình, tác giả đã làm sáng tỏ vai trò của quần chúng và phong trào quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với công tác bảo vệ ANTT nói riêng; làm rõ những đặc điểm tác động, ảnh hưởng đến công tác vận động quần chúng bảo vệ ANTT trên địa bàn các huyện biên giới (Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé) tỉnh Điện Biên, làm rõ tình hình ANTT tại địa bàn này; làm rõ thực trạng công tác vận động quần chúng bảo vệ ANTT trên địa bàn NCS kế thừa kết quả nghiên cứu về tình hình ANTT trên địa bàn 3 huyện biên giới tỉnh Điện Biên phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn dân tộc thiểu số của lực lượng Công an xây phụ trách xã về an ninh, trật tự Công an tỉnh Điện Biên” (2010) của tác giả Phạm
Tiến Lộc [53]
Đề tài đề cập một nội dung quan trọng trong công tác của lực lượng CAND,
cụ thể của lực lượng CSND theo chức năng, đó là vận động quần chúng Đề tài làm
rõ lý luận về quần chúng và vai trò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, trong bảo vệ ANTT; phân tích tình hình có liên quan, ảnh hưởng đến công tác vận động quần chúng ở địa bàn DTTS của lực lượng Công an phụ trách xã về ANTT (nay là Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT); khảo sát thực trạng, chỉ ra kết quả, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của lực lượng Công an phụ trách xã về ANTT ở địa bàn DTTS tỉnh Điện Biên thời
Trang 30gian tới NCS tham khảo tình hình ANTT địa bàn DTTS phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Giải pháp đảm bảo an ninh tuyến biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên” (2011) của tác giả Vũ Duy Hưng [42]
Trong công trình của mình, tác giả làm rõ 3 vấn đề: Thứ nhất, những vấn đề
lý luận về đảm bảo an ninh biên giới; thứ hai, làm rõ đặc điểm tuyến biên giới cũng như thực trạng đảm bảo an ninh tuyến biên giới Việt – Lào của Công an tỉnh Điện Biên thời gian qua; thứ ba, dự báo tình hình và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tuyến biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới NCS đã tham khảo nội dung
về tình hình an ninh tuyến biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên phục vụ việc nghiên cứu, hoàn thiện luận án của mình
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động tuyên truyền, lôi kéo thanh niên dân tộc Mông tỉnh Điện Biên trốn sang Lào tham gia hoạt động phỉ” (2012) của tác giả Tráng
A Tủa [75]
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra tình hình có liên quan đến vấn đề lôi kéo thanh niên dân tộc Mông tỉnh Điện Biên trốn sang Lào tham gia hoạt động phỉ; khảo sát làm rõ thực trạng tình hình, chỉ ra nguyên nhân và
đề xuất hệ thống giải pháp góp phần hạn chế, ngăn chặn hoạt động này trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Điện Biên NCS tham khảo, kế thừa một số nội dung đặc điểm tình hình vùng dân tộc Mông phục vụ việc nghiên cứu, hoàn thiện luận án của mình
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật
tự vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” (2015) của tác giả Tráng A Tủa [76]
Trong công trình của mình, tác giả làm rõ 3 vấn đề: Thứ nhất là những vấn đề
cơ bản liên quan đến công tác đảm bảo ANTT vùng DTTS tỉnh Điện Biên; thứ hai, thực trạng công tác đảm bảo ANTT vùng DTTS tỉnh Điện Biên; thứ ba, dự báo, kiến nghị và giải pháp Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập toàn diện vấn đề đảm bảo ANTT vùng DTTS tỉnh Điện Biên Tuy nhiên, đề tài khảo sát công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS theo chức năng của lực lượng CAND NCS tham khảo, kế thừa một số nội dung lý luận về đảm bảo an ninh, đặc điểm vị trí, dân
cư, kinh tế, xã hội và thực trạng tình hình ANTT vùng DTTS tỉnh Điện Biên phục
Trang 31vụ hoàn thiện luận án của mình
Bên cạnh đó, thời gian qua cũng đã có rất nhiều bài viết có liên quan đến
định hướng nghiên cứu của đề tài, có thể kể đến như: “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh vùng chiến lược Tây Bắc trong tình hình mới” của tác giả Bùi Quảng Bạ, đăng trên Tạp chí Công an nhân dân, số 6/2008 [12]; “Một số giải pháp tăng cường, củng cố thế trận phòng thủ bảo vệ vùng Tây Bắc của Tổ quốc” của tác
giả Nguyễn Công Nhuần, đăng trên Tạp chí Khoa học quân sự, số 6/2009 [45];
“Chú trọng kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở khu vực miền núi biên giới” của tác giả Đinh Trọng Ngọc, đăng trên Tạp chí khoa học Biên phòng, số tháng 2/2010 [46]; “Bộ đội Biên phòng các tỉnh Tây Bắc vận động quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới” của tác giả Phạm Xuân Kính, đăng
tạp chí Khoa học giáo dục Biên phòng, số 33, tháng 7/2013 [44]…
Có thể nói,đây là hệ thống công trình nghiên cứu toàn diện, phản ánh nhiều nội dung, gắn với nhiều chủ thể là lực lượng vũ trang trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền nói chung, biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên nói riêng Tuy nhiên, các công trình này tiếp cận vấn đề dưới góc độ khoa học an ninh, quân sự; tập trung làm rõ công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS theo chức năng của lực lượng CAND và Quân đội nhân dân, không phải của các lực lượng trong hệ thống chính trị.Mặc dù vậy, đây đều là nguồn tư liệu hết sức quý giá mà NCS tham khảo, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài của mình
1.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Từ nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trìnhcó liên quan cho thấy: Lý luận và thực tiễn đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chính trị nói riêng tại vùng DTTS đã được quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và phương diện khác nhau về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chủ thể tiến hành…Từ nhiều cách tiếp cận và góc
độ khác nhau, các công trình này đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích, khái quát, đồng thời giải quyết được những vấn đề cốt lõi về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS với những mức độ khác nhau Tóm lược những công trình đó, có thể tổng quan lại những nét khái quát sau đây:
Trước hết, vấn đề dân tộc nói chung, DTTS, vùng DTTS nói riêng luôn có vị
Trang 32trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được giải quyết đúng đắn Do đó, đây là vấn đề luôn thu hút được các học giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau cả về kinh tế, văn hóa, tôn giao, tín ngưỡng và đảm bảo an ninh
Thứ hai, từ nhiều cách tiếp cận và góc độ khác nhau, với những phương pháp
và phạm vi nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra những quan điểm, cách hiểu về an ninh chính trị theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Qua việc tổng hợp, phân tích, khái quát để đưa ra các định nghĩa, khái niệm khác nhau về an ninh chính trị, vùng DTTS, biên giới đất liền… Điều này vừa chứng minh nghiên cứu về đảm bảo
an ninh chính trị nói chung, an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng là một trong những nghiên cứu quan trọng, thiết thực, vừa cung cấp những nhận thức ngày càng sâu sắc và toàn diện và đảm bảo an ninh chính trị Những luận cứ khoa học chính xác và có giá trị thực tiễn góp phần đề xuất những khuyến nghị hữu ích cho việc đảm bảo an ninh chính trị ở từng địa bàn, vùng miền Tổ quốc
Thứ ba, từ nhiều cách tiếp cận, các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích mô hình, tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh chính trị, các chủ thể đảm bảo an ninh chính trị, lực lượng nòng cốt đảm bảo an ninh chính trị, quan hệ phối hợp trong đảm bảo an ninh chính trị… tương ứng và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng thời kì, từng địa bàn Cách tiếp cận như trên đã cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về vị trí, vai trò của việc đảm bảo an ninh chính trị, nhất là ở vùng DTTS trong tình hình hiện nay
Thứ tư, thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học vào quá trình khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, các công trình đã phân tích thực trạng hoạt động đảm bảo an ninh ở các địa bàn trọng điểm của các chủ thể khác nhau Cùng với việc chỉ ra những thành tự và hạn chế, những ưu điểm và khuyết điểm, các công trình còn luận giải những nguyên nhân sâu xa của nó, và qua đó, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất, phương hướng cơ bản và các nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả đảm bảo
an ninh trên từng địa bàn
Thứ năm, mỗi địa phương, vùng miền có những đặc điểm riêng, nên, cùng
Trang 33với việc nghiên cứu về đảm bảo an ninh nói chung, những nghiên cứu về đảm bảo
an ninh chính trị ở những địa bàn trọng điểm ngày càng được chú trọng Từ việc khảo cứu các đặc thù về địa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán sinh hoạt…, các nghiên cứu đã góp phần đưa ra những nhận thức đa chiều, toàn diện và cập nhật về ảnh hưởng của những yếu tố này đến đảm bảo an ninh chính trị, trong đó có địa bàn trọng yếu tỉnh Điện Biên Đây là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp, có giá trị to lớn đối với đề tài
Thứ sáu, một trong những trọng tâm nghiên cứu của các công trình khi đề cập đến đảm bảo an ninh chính trị nói chung, vùng DTTS nói riêng đó là con người
- đội ngũ cán bộ cơ sở Đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; giữa nhân dân với chính quyền Tuy nhiên, trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo, điều hành thực tiễn của cán bộ cơ sở là một vấn đề nan giải của
hệ thống chính trị cơ sở, có ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo an ninh an ninh chính trị vùng DTTS Do đó, việc củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ cơ sở là một trong những gợi ý, kiến giải của đề tài
Mặc dù vấn đề đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng được nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, song, trong các công trình đã được công bố nêu trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập sâu sắc Đặc biệt là lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền như khái niệm; chủ thể; nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền cũng như thực trạng tình hình đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên
Từ kết quả đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, có thể khẳng định: Đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên.Để giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau đây:
Một là, nghiên cứu, bổ sung làm rõ lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng
DTTS biên giới đất liền Cụ thể, luận án cần phân tích, làm rõ lý luận về DTTS, vùng DTTS; xây dựng các khái niệm có liên quan đến an ninh chính trị và đảm bảo
an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền Đồng thời khái quát và xây dựng hệ
Trang 34thống những vấn đề lý luận cơ bản về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS khu vực biên giới đất liền như quan điểm của Đảng, Nhà nước; chủ thể, nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền; những nhân tố tác động đến đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền
Hai là, khảo sát tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở vùng
DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên; chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này Đây chính là những căn cứ quan trọng để xây dựng phương hướng, nội dung, giải pháp đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này trong thời gian tới
Ba là, dự báo tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào
tỉnh Điện Biên thời gian tới, đặc biệt là những tác động từ tình hình trong nước và khu vực cũng như trên thế giới, những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình, luận án đề xuất hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới
Trang 35Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐBIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN CỦA VIỆT NAM
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, biên giới đất liền
và vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ở Việt Nam
2.1.1.1 Dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số
“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay Tùy theo từng bộ môn, lĩnh vực nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc gia, DTTS (minorité ethnique, ethnic) là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới Đáng chú ý, năm 1992, Đại hội đồng LHQ đã thông qua thuật ngữ “dân tộc thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của Giáo sư Francesco Capotorti (đặc phái viên của Liên hợp quốc) đã đưa ra vào năm 1977, theo đó:
“Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ”
Đồng quan điểm với Giáo sư Francesco Capotorti, các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là một phạm trù lịch sử chỉ một cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, lãnh thổ (hay ở trên những lãnh thổ khác nhau hoặc ở trên một lãnh thổ đan xen với các dân tộc khác), có chung một
Trang 36lịch sử phát triển, một phong tục, tập quán và nhất là phải chung một ý thức tự giác tộc người
Ở Việt Nam hiện nay, cụm từ “dân tộc thiểu số” hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và trong đời sống xã hội Đây là những khái niệm khoa học liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có lúc có nơi vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về cách gọi cũng như nội hàm của nó
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan
về dân số trong một quốc gia đa dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan điểm nhất quán của mình: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 85,5% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm khoảng 14,5% dân số được quan niệm là
“DTTS” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Khái niệm “DTTS”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”
Để thống nhất quan điểm về “dân tộc thiểu số”, ngày 14/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc Đây là văn bản có tính pháp
lý cao nhất trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc; là công cụ, cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công
tác dân tộc, trong đó xác định rõ: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Cũng theo Nghị định này, “Dân tộc đa số” được hiểu “là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia” [17,
tr.1] Đối chiếu quy định này với thực tế cơ cấu dân số các dân tộc ở Việt Nam theo điều tra dân số quốc gia năm 2011 cho thấy, dân tộc có trên 50% dân số chỉ có một
Trang 37dân tộc duy nhất là dân tộc Việt (hay còn gọi là dân tộc Kinh) Các dân tộc còn lại
đều có dân số nhỏ hơn 50% dân số của cả nước Chính vì vậy, có thể hiểu: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc ngoài dân tộc Việt”
Theo địa vực cư trú, các DTTS ở Việt Nam được phân chia theo 4 vùng: Vùng DTTS phía Bắc- trải rộng từ Tây Bắc sang Đông Bắc, từ miền núi cao, biên giới Việt – Trung, biên giới Việt – Lào, đến miền Tây tỉnh Quảng Bình Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên bao gồm khu vực rừng núi thuộc dãy Trường Sơn và các cao nguyên Nam Trung Bộ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là nơi đồng bào dân tộc Chăm cư ngụ và vùng miền Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) có các dân tộc Khmer, Hoa, Chăm Theo ngôn ngữ học cũng có thể phân chia thành các vùng DTTS khác nhau như: Vùng cư trú của các DTTS thuộc hệ ngôn ngữ Thái – Kadai (ở miền núi, trung du phía Bắc và Tây Bắc); vùng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (Bắc và Nam Tây Nguyên); nhóm Nam Đảo (Trung Tây Nguyên) Phân chia theo khu vực phân bố của một tộc người cụ thể, với sự nổi trội của tộc người đó trên một khía cạnh nào đó, chúng ta có: Vùng dân tộc Thái ở Tây Bắc và miền Tây Thanh Hóa – Nghệ An; vùng dân tộc Mường ở Hòa Bình; vùng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi – biên giới phía Bắc, Tây Bắc và biên giới Việt – Lào; vùng dân tộc Chăm, Khmer…
Khi nghiên cứu khái niệm “vùng dân tộc thiểu số” cho thấy: Các công trình khoa học trước đó chủ yếu tập trung làm rõ các khái niệm như “địa bàn miền núi”,
“vùng cao”, “vùng dân tộc”… Trong đó, “địa bàn miền núi” được xác định là địa bàn có 2/3 diện tích đất tự nhiên có độ cao từ 200m trở lên so với mực nước biển (Tờ trình số 196/MNDT-VP ngày 18/12/1990); “vùng cao” là vùng có diện tích đất đai tự nhiên ở độ cao 600m trở lên so với mặt nước biển (Công văn số 69/MNDT-
VP ngày 19/4/1991) Với khái niệm “địa bàn dân tộc thiểu số”, trong công trình:“Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn dân tộc thiểu số theo chức năng của lực lượng Công an phụ trách xã về an ninh, trật tự, Công an tỉnh Điện Biên”, tác giả Phạm Tiến Lộc đưa ra quan điểm như sau:
“Địa bàn dân tộc thiểu số là những vùng, khu vực biên giới, vùng cao, hải đảo, miền núi… có các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn” [53, tr.16]
Về khái niệm “vùng dân tộc thiểu số”, lần đầu tiên trong đề tài luận án:
“Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm hình sự ở
Trang 38vùng DTTS thuộc các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc”, tác giả Quản Minh
Cường xác định “Vùng dân tộc thiểu số là vùng có nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống”[20, tr.18]
Để tạo cơ sở cho việc thực hiện công tác dân tộc của Đảng, và Nhà nước ta, ngày 14/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2011/NĐ-CP về “Công tác dân tộc” trong đó chỉ rõ các khái niệm “công tác dân tộc”, “dân tộc thiểu số”, “dân tộc
đa số”, “vùng dân tộc thiểu số”, “dân tộc thiếu số rất ít người” Tại khoản 4, Điều
4 của Nghị định này chỉ rõ: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [17, tr.1] Theo khái niệm này, cụm từ “có đông các DTTS
cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo chúng tôi chưa thật rõ ràng, có thể hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là có đông DTTS và thứ hai là có đông người DTTS Nếu theo nghĩa thứ nhất thì trong thực tế có vùng nhiều người DTTS nhưng xét về thành phần dân tộc thì chỉ
có một dân tộc như nhiều vùng ở Tây Nam Bộ, ngoài dân tộc Kinh chỉ có dân tộc Khmer là DTTS sống ổn định thành cộng đồng
Vì vậy, để xác định một vùng DTTS, trước hết phải căn cứ vào mật độ cư trú, tỷ lệ dân cư tập trung của một hoặc một số DTTS sinh sống ở đó Bên cạnh đó
là các đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử…; phạm vi ranh giới của vùng DTTS là tương đối, có các vùng DTTS trong một quốc gia, một khu vực hay thậm chí là trong địa giới hành chính một tỉnh
Từ những nghiên cứu trên có thể đưa ra khái niệm về vùng DTTS như sau:
“Vùng dân tộc thiểu số là nơi cư trú ổn định, tập trung của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số trong lãnh thổ quốc gia”
2.1.1.2 Biên giới đất liền và vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền
- Khái niệm biên giới quốc gia
Theo cách tiếp cận của khoa học pháp lý: “Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển” [33, tr.10]
Theo Từ điển Bách khoa CAND (2005), biên giới quốc gia là: “Đường xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất và lòng đất phía
Trang 39dưới, vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng không chiếu thẳng từ vùng đất và vùng biển đó Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không”[8, tr.219]
Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2003 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [58, tr.8]
Từ các khái niệm trên, chúng ta hiểu biên giới quốc gia một cách chung nhất:
“Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng qua đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời) và giới hạn hiệu lực chủ quyền quốc gia của nhà nước Biên giới quốc gia được quy định bởi hiệp ước quốc
tế, các hiệp định giữa các nước có chung biên giới”
Như vậy, biên giới quốc gia là ranh giới để phân định giới hạn phạm vi chủ quyền của quốc gia này với quốc gia khác được xác định trong khung giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền của một quốc gia Phạm trù biên giới quốc gia gắn liền với phạm trù lãnh thổ quốc gia; tương ứng với các bộ phận của lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia cũng được hợp thành bởi 4 bộ phận cơ bản: biên giới quốc gia trên bộ, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên không
- Khu vực biên giới đất liền
Khoản 1, Điều 6 Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2004 quy định: Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền Trong khu vực biên giới trên đất liền có quy định vành đai biên giới Khu vực biên giới được cắm biển báo để giới hạn phạm vi Biển báo khu vực biên giới được dùng thống nhất trên tuyến biên giới; được làm bằng chất liệu bền vững, các chữ trên biển báo được ghi bằng ngôn ngữ nước sở tại, ngôn ngữ nước tiếp giáp, tiếng Anh
và được đặt ở những nơi dễ nhận biết [58, tr.11]
Điều 2 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [16, tr.10] quy định:
Trang 401 Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền
Mọi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
2 Trong khu vực biên giới quốc gia có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm
3 Phạm vi quy chế của vành đai biên giới, vùng cấm do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ngành hữu quan và báo cáo Chính phủ
Như vậy, khu vực biên giới trên đất liền là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, là vùng đệm giữa đường biên giới quốc gia với phần lãnh thổ bên trong Đây là dải lãnh thổ có vị trí và ý nghĩa chiến lược quan trọng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia Chiều sâu khu vực biên giới và quy chế khu vực biên giới do từng nước quy định căn cứ vào đặc điểm địa
lý, tình hình cụ thể của đất nước, quan hệ giữa các quốc gia có chung biên giới Khu vực biên giới có chế độ pháp lý riêng, mọi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân thủ hiệp định về quy chế biên giới hai bên ký kết hoặc do từng quốc gia quy định
Từ khái niệm DTTS, vùng DTTS và biên giới đất liền có thể hiểu khái niệm
vùng DTTS biên giới đất liền như sau: Vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền là nơi cư trú ổn định, tập trung của nhiều cộng đồngdân tộc thiểu sốtrên địa bàn các
xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền
Từ khái niệm trên, có thể rút ta các đặc điểm vùng DTTS biên giới đất liền ở Việt Nam như sau:
- Thứ nhất,vùng DTTS biên giới đất liền chủ yếu là miền núi, cao nguyên, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng