1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay

27 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 91,52 KB

Nội dung

Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có một công trình nghiên cứu toàn diện về tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giớiViệt – Lào tỉnh Điện Biên, đánh giá đúng t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1: PGS, TS Lâm Bá Nam 2: PGS, TS Vũ Hoàng Công

vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Đặng Thị Thanh Hoa (2009), “Công tác Công an tham gia giải

quyết khiếu kiện đông người Mấy vấn đề có tính kinh nghiệm”, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh (3), tr.74-75.

2 Đặng Thị Thanh Hoa, Đỗ Đức Thăng (2012), “Công tác đảm bảo

an ninh trật tự trên tuyến biên giới ở địa bàn tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Cảnh sát trật tự an toàn xã hội (7), tr.31-35.

3 Đặng Thị Thanh Hoa (2017), “Giải quyết vấn đề truyền đạo tráipháp luật ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện

nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (256), tr.41-50.

4 Đặng Thị Thanh Hoa (2017), “Tìm hiểu về đảm bảo an ninh vùng

dân tộc thiểu số trong tỉnh Điện Biên hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng (3).

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Tỉnh Điện Biên nói chung, vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh ĐiệnBiên nói riêng là địa bàn đặc biệt quan trọng và xung yếu về an ninh chínhtrị Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn này cónhững diễn biến phức tạp Nhất là từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên

Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, các thế lực thù địch đã giatăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam theo phương thức “diễnbiến hòa bình” làm cho tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới

Việt – Lào tỉnh Điện Biên có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn Đặc biệt,

thời gian qua, dưới tác động của các yếu tố trong và ngoài nước, các thế lựcthù địch đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, chia rẽ dântộc, gây mâu thuẫn, hận thù giữa người Kinh và đồng bào DTTS; giữa cácDTTS trên địa bàn với nhau; đẩy mạnh các hoạt động kích động tư tưởngdân tộc hẹp hòi, xu hướng ly khai, tự trị, gây rối, bạo loạn, nhen nhómthành lập tổ chức phản động “Vương quốc Mông”; các hoạt động tuyêntruyền phát triển đạo Tin lành trái pháp luật… gây mất ổn định chính trịnhằm chống Đảng, chống chính quyền nhân dân Kéo theo đó là những tácđộng tiêu cực đến ANTT ở địa bàn như tình trạng tranh chấp, khiếu kiện;hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; tàng trữ vũ khí tráiphép, phá rừng làm nương rẫy; săn bắn động vật hoang dã trái phép và các

tệ nạn xã hội…

Quán triệt những quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước,thời gian qua, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dântỉnh Điện Biên, các cấp ủy đảng, chính quyền vùng DTTS biên giới Việt -Lào tỉnh Điện Biên đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng trong hệthống chính trị triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp đảm bảo an ninhchính trị, TTATXH, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương Công tác đảm bảo ANTT, nhất là an ninh chính trị đạt được nhiềukết quả quan trọng, đáng khích lệ: Hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng lớnmạnh, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được củng

cố, giữ vững; an ninh chính trị nội bộ cơ bản ổn định, cán bộ, đảng viên và

Trang 5

nhân dân đoàn kết, nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sựquản lý của chính quyền; đời sống của nhân dân không ngừng được cảithiện; các hoạt động xâm hại an ninh chính trị kịp thời được phát hiện, ngănchặn và xử lý… góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định trên địa bàn.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc đảm bảo anninh chính trị vẫn còn nhiều điểm hạn chế, nhất là trong điều kiện kinh tế -

xã hội của nhân dân vùng DTTS (đa số là người DTTS) còn gặp nhiều khókhăn, mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ người không biết chữ nhiều; bên cạnh đó,tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp; hệthống chính trị cơ sở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ… làđiều kiện để các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hoạt động chống phá Cảtrước mắt cũng như lâu dài thấy rằng, tình hình an ninh chính trị vùngDTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất

ổn Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có một công trình nghiên cứu toàn diện

về tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giớiViệt – Lào tỉnh Điện Biên, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những vấn đềđặt ra trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, đưa ra dự báo và đề xuấtcác giải pháp đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này thời gian tới.Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu

sinh chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay” làm đề tài luận án

tiến sĩ của mình là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thựctiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng vềđảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên,luận án đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùngDTTS biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,

từ đó xác định rõ những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu

- Luận giải những vấn đề lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùngDTTS biên giới đất liền như khái niệm, quan điểm, chủ thể, nội dung, các

Trang 6

nhân tố tác động đến an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền.

- Khảo sát, đánh giá tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chínhtrị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên; chỉ rõ những vấn đề đặt

ra trong đảm bảo an ninh chính trị tại địa bàn này

- Dự báo tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt –Lào tỉnh Điện Biên về khả năng diễn biến tình hình và những thuận lợi, khókhăn trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn

- Đưa ra hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTSbiên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt –Lào tỉnh Điện Biên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến nay

- Phạm vi về không gian: Vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnhĐiện Biên thuộc địa bàn 23 xã – 305 bản của 03 huyện Điện Biên, MườngNhé, Mường Chà của tỉnh Điện Biên

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhànước về vấn đề dân tộc, tôn giáo; giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo; anninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa họcchính trị học và khoa học liên ngành như phương pháp lôgic, phương pháplịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, so sánh;phương pháp tọa đàm, hội thảo… Các phương pháp trên có thể được sửdụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụnghiên cứu của luận án

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trang 7

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận về an ninh chính trị và đảm bảo

an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền, luận án phân tích làm rõthực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnhĐiện Biên, chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị trênđịa bàn này

- Đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trịvùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giảngviên và học viên các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiêncứu… ở Việt Nam về công tác đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chínhtrị vùng DTTS nói riêng

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án cấu trúc gồm 4 chương:

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

1.2 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

- Những kết quả đạt được

Các công trình của các tác giả đã cung cấp một số tư liệu, thông tin,tri thức và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài, đồng thời gópphần quan trọng vào việc bổ sung, hoàn thiện lý luận về DTTS, vùng DTTS

và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS, vùng biên giới… Mặt khác, kếtquả nghiên cứu của các công trình đó là những tài liệu tham khảo quantrọng, có ý nghĩa là cơ sở để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện đề tàiluận án

- Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù vấn đề đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chính trị vùngDTTS nói riêng được nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiêncứu, song, trong các công trình đã được công bố nêu trên vẫn còn một sốvấn đề chưa được đề cập sâu sắc Đặc biệt là lý luận về đảm bảo an ninhchính trị vùng DTTS biên giới đât liền như khái niệm; chủ thể; nội dungđảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền cũng như thực tiễntình hình và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Làotỉnh Điện Biên

- Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết

Một là, nghiên cứu, bổ sung làm rõ lý luận về đảm bảo an ninh chính

trị vùng DTTS biên giới

Hai là, khảo sát tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở

Trang 9

vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên; chỉ rõ những vấn đề đặt ratrong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này Đây chính là những căn

cứ quan trọng để xây dựng phương hướng, nội dung, giải pháp tăng cườngđảm bảo an ninh trên địa bàn này trong thời gian tới

Ba là, dự báo tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt –

Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới, đặc biệt là những tác động từ tình hìnhtrong nước và khu vực cũng như trên thế giới Từ kết quả khảo sát, đánhgiá thực trạng, luận án đưa ra những dự báo khoa học và đề xuất hệ thốnggiải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnhĐiện Biên thời gian tới

Trang 10

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO

AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN CỦA VIỆT NAM

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

2.1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số

“Dân tộc thiểu số là những dân tộc ngoài dân tộc Việt”

2.1.1.2 Khái niệm vùng dân tộc thiểu số

Vùng dân tộc thiểu số là nơi cư trú ổn định, tập trung của nhiều cộngđồng dân tộc thiểu số trong lãnh thổ quốc gia

Từ khái niệm có thể rút ta các đặc điểm vùng DTTS ở Việt Namnhư sau:

- Thứ nhất, vùng DTTS chủ yếu là miền núi, cao nguyên, biên giới,

có vị trí chiến lược quan trọng

- Thứ hai, vùng DTTS là địa bàn cư trú ổn định, tương đối tập trung

của nhiều DTTS theo hình thức cư trú đan xen, không có lãnh thổ tộc ngườiriêng biệt

- Thứ ba, vùng DTTS nói chung còn khó khăn, chậm phát triển về

kinh tế, văn hóa, xã hội

- Thứ tư, nhiều vùng DTTS có những vấn đề phức tạp về nguồn gốclịch sử tộc người và mối quan hệ dân tộc

- Thứ năm, vùng DTTS có tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, đan xenCác DTTS ở nước ta theo nhiều loại hình tín ngưỡng và các tôn giáokhác nhau

2.1.2 An ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền của Việt Nam

2.1.2.1 Các khái niệm liên quan đến biên giới quốc gia

- Khái niệm biên giới quốc gia

- Khu vực biên giới đất liền

2.1.2.2 Các khái niệm liên quan đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền

- An ninh quốc gia

Trang 11

Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ nhiến lược “xây dựng và bảo vệ Tổquốc”, phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùngDTTS

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công tác bảo vệ ANQG,giữ gìn TTATXH ở vùng DTTS, trong đó, Quân đội nhân dân và Công annhân dân là nòng cốt, có vai trò đặc biệt quan trọng

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt độnglợi dụng đồng bào DTTS để chống phá ta của các thế lực thù địch ở bênngoài, đi đôi với giữ bên trong là chính, không để hình thành các lực lượng,

tổ chức phản động ở vùng DTTS và khuynh hướng ly khai, tự trị dân tộc.Trong trấn áp, xử lý các phần tử thù địch người DTTS phải nhấn mạnh vấn

đề khoan hồng, giáo dục, cảm hóa đối tượng, đảm bảo yêu cầu chính trị,pháp luật, nghiệp vụ và đối ngoại

2.3 Chủ thể và nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền

2.3.1 Chủ thể và vai trò, trách nhiệm trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền

- Cấp uỷ Đảng các cấp vùng DTTS là lực lượng trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo; là người chịu trách nhiệm chính, cao nhất trên mọi phương diệnliên quan đến ANTT trong đó có đảm bảo an ninh vùng DTTS khu vựcbiên giới đất liền

- Chính quyền các cấp trực tiếp quản lý, điều hành công tác đảm bảo

an ninh nói chung, an ninh chính trị nói riêng ở vùng DTTS

Trang 12

- Các tổ chức quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và năm tổ chức chính trị

- xã hội gồm Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn

và Hội Cựu chiến binh) ở vùng DTTS khu vực biên giới đất liền

- Lực lượng quần chúng (nhân dân các dân tộc) ở vùng DTTS là chủthể cơ bản, thường xuyên và có sức mạnh lớn nhất, họ có lợi ích gắn chặtvới địa bàn DTTS và an ninh vùng DTTS, có quyền lợi và nghĩa vụ thamgia công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn mình sinh sống

- Lực lượng vũ trang là những chủ thể đặc biệt

- Ngoài các chủ thể trên, các lực lượng như Hải quan, Kiểm lâm…

2.3.2 Nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền

- Đảm bảo vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chínhquyền; đảm bảo hoạt động bình thường, không bị xâm hại của các cơ quan,

tổ chức trong hệ thống chính trị ở vùng DTTS biên giới đất liền

- Giữ vững ổn định chính trị và sự tin tưởng, nhất trí trong cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân về đường lối, chính sách pháp luật củaĐảng, Nhà nước

- Xây dựng, củng cố các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, lựclượng vũ trang ở vùng DTTS biên giới đất liền trong sạch, vững mạnh,trung thành với lý tưởng cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng, thực hiệntốt vai trò lãnh đạo, quản lý và bảo vệ an ninh nói chung ở vùng DTTS

- Bảo vệ sự an toàn nội bộ trong hệ thống chính trị vùng DTTS

- Chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả làmthất bại mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch

2.4 Những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền

Trang 13

khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS… Những đặc điểm đó

có tác động không nhỏ đến đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chính trị nóiriêng ở vùng DTTS biên giới đất liền

Trong chương này, luận án đã đề cập những nhận thức lý luận cơbản về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền Cụ thể,luận án xây dựng các khái niệm cơ bản có liên quan như: Biên giới quốcgia; khu vực biên giới trên đất liền; tuyến biên giới đất liền; an ninh quốcgia; an ninh chính trị; an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền vàđảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền Luận án cũng chỉ

rõ những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an ninh chính trịvùng DTTS biên giới đất liền; chỉ rõ chủ thể, trách nhiệm của chủ thể trongđảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền Đặc biệt, luận ánchỉ rõ những nội dung cơ bản của đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTSbiên giới đất liền và những nhân tố tác động đến đảm bảo an ninh vùngDTTS biên giới đất liền Đó là những yếu tố liên quan trực tiếp, có tínhnhân quả đến sự ổn định và bền vững của tình hình an ninh chính trị trênđịa bàn

Kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là những chỉ dẫn quan trọng làmcăn cứ lý luận để khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải phápđảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền ở chương tiếp theo

Ngày đăng: 13/04/2017, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w