1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx

69 430 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 217,85 KB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nghị quyết đại hội VI của Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung (quan liêu ,bao cấp) sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Do đó, trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước đột phá, phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với xu hướng hội nhập cùng nền kinh tế thế giới.

Cùng chung với sự đổi mới toàn diện cả đất nước, hệ thống kế toán việt nam có những bước đổi mới tiến bộ đáng kể nhằm phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển Với tư cách là một công cụ quản lý góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công tác kế toán trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, vì kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trong nền kinh tế thị trường xu thế cạnh tranh là tất yếu Việc sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Là những câu hỏi đặt ra luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải tìm ra được lời giải đáp thỏa đáng nhất Hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Muốn vậy, ngoài việc nắm bắt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

Như vậy đứng trên góc độ kế toán để giải quyết vấn đề này thì doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Thông qua số liệu do bộ phận kế toán chi phí và giá thành cung cấp, các nhà doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, từ đó có quyết định đúng đắn, hợp lý trong việc xác định giá bán sản phẩm

Nhận thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực đó, qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận mà trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Nông nghiệp, cũng như được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ , nhân viên công

ty cùng với sự hướng dẫn của Ths - Bùi Thị Thu Hương em đã chọn đề tài:

“KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP”

Nội dung báo cáo của em ngoài phần mở đầu và kết luận , gồm ba phần chính:

Trang 2

Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.

Chương III: Một số nhận xét và đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp

Do trình độ lý luận và thời gian tiếp cận còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót Em mong được tiếp thu thêm nhiều ý kiến đóng góp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đặng Mạnh Cường

Trang 3

1 Ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh luôn diễn ra gắt gắt và quyết liệt, đặc biệt là khi đất nước đang ở giai đoạn mở cửa nền kinh tế Bởi vậy một doanh nghiệp, một đơn vị sản xuất muốn đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi sản phẩm mà họ sản xuất ra phải đạt hai yêu cầu là chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý Để làm được điều này thì ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ Qua quá trình này, ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp, chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

Vì vậy việc công tác tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nhà nước và các tổ chức liên quan.

- Với nhà nước : Giúp nhà nước nhìn nhận một cách tổng thể khách quan sự phát triển của nền kinh tế Từ đó đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Với doanh nghiệp: Sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời giúp những nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất, từ đó có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm …

Trang 4

2 Vai trò của công tác kế toán trong việc tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Với chức năng ghi chép, tính toán và phản ánh một cách chính xác,

thường xuyên liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự biến động của vật tư, tiền vốn bằng thước đo giá trị và hiện vật, kế toán đã cung cấp kịp thời những số liệu cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý

Trong quản lý, người ta thường sử dụng công cụ khác nhau nhưng kế toán luôn luôn là một công cụ thiết yếu nhất, có vai trò quan trọng trong quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

II / CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:

1.1.Chi phí sản xuất (C P S X):

CPSX là toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần

thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.

Để hoạt động sản xuất được tiến hành thì doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản, đó là :

- Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác …

- Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu … - Lao động con người

Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các khoản tương ứng.

Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm, lao vụ , dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xã hội gồm ba phần chính được thể hiện qua công thức sau:

Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ = C + V + M Trong đó:

Trang 5

- C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra

sản phẩm, lao vụ ,dịch vụ, như: tài sản cố định , chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng, năng lượng … Đây là hao phí lao động vật hóa.

-V: Là hao phí tiền công, tiền lương phải trả cho người bán tham gia quá

trình sản xuất tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Nó được gọi là hao phí lao động sống cần thiết.

- M : Là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình tạo ra sản phẩm mà đơn vị phải bỏ ra hai bộ phận chi phí sản xuất là C và V.

1.2.Phân loại chi phí sản xuất:

CPSX trong doanh nghiệp gồm nhiều loại chi phí có tính chất kinh tế, nội

dung, công việc và mục đích sử dụng không như nhau Vì vậy, công tác kế toán cần phải tập hợp từng loại CPSX cụ thể để đáp ứng nhu cầu quản lý từng loại CPSX góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng CPSX, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Trong doanh nghiệp sản xuất có nhiều cách phân loại CPSX Để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nói riêng, có thể tiến hành phân loại CPSX theo các tiêu thức dưới đây:

a) Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:

Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu ; - Chi phí nhân công ; - Chi phí khấu hao TSCĐ; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí khác bằng tiền.

b) phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí:

Căn cứ vào mục đích công dụng của CPSX để sắp xếp những CPSX có cùng công dụng, mục đích vào một nhóm (khoản mục ) Cách phân loại này còn

gọi là CPSX theo khoản mục

Trang 6

Theo cách phân loại này, tất cả các CPSX phát sinh trong kì đều được

chia ra thành ba khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung.

c) Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX vào các đối tượng

chịu chi phí:

Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành hai loại :

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng

chịu chi phí (một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất… )

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng

chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.

d) Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động:

cách phân loại này xem xét mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản xuất: khối lượng thực hiện hoạt động được, đó là những sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp thực hiện.

Theo cách phân loại này, toàn bộ CPSX được chia thành:

- Chi phí khả biến ( biến phí ): là những chi phí có sự thay đổi về lượng

tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì.

- Chi phí cố định (định phí ): là những chi phí không đổi về tổng số dù có

sự thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kì.

- Chi phí hỗn hợp: là khoản CPSX mà bản thân nó bao gồm cả biến phí và

định phí (ví dụ chi phí điện thoại + fax)

e) Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế

tạo sản phẩm:

Căn cứ vào mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, toàn bộ CPSX được chia thành:

Trang 7

- Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình

công nghệ, sản xuất chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Chi phí chung : là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính

chất chung toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất.

2 Giá thành sản phẩm và phân loại sản phẩm:

2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập soa

cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đảm bảo nguyên tắc hạch toán lấy thu bù chi để có lợi nhuận Để làm được như vậy thì phải cần có nhiều biện pháp khác nhau, song hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp lâu dài Tuy nhiên, giá thành sản phẩm vẫn phải phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa Nó vừa mang tính chất khách quan, lại vừa mang tính chất chủ quản trong một giới hạn nhất định Bên cạnh đó, giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ chất lượng sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành có thể phản ánh sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tình hình trang thiết bị , máy móc sử dụng; sử dụng hợp lý lao động và tăng năng xuất lao động Tất cả thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp Chính vì thế càng hạ thấp được giá thành là mục tiêu chung của bất kỳ doanh nghiệp nào.

2.2.Phân loại giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, cho nên để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau:

a)Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính toán:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành:

Trang 8

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch do bộ phận kế toán tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích ,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch (thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành kế hoạch luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của định mức chi phí đạt trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: Là giá thành tính trên cơ sở CPSX thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kì và sản lượng thực tế đã hoàn thành, giá thành thực tế chỉ biết được sau khi kết thúc quá trình sản xuất Giá thành này là căn cứ để so sánh với giá thành kế hoạch, từ đó phân tích các biện pháp thực hiện để hạ giá thành và làm căn cứ để xác định kết quả.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định nguyên nhân hụt hay vượt định mức chi phí kỳ hạch toán Từ đó điều đỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

b) Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí:

Theo phạm vi chi phí, giá thành chia làm hai loại:

- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản

ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay đầy đủ) : Là chỉ tiêu

phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thànhGiá thành Chi phí quản Chi phítoàn bộ của = sản xuất của + lý doanh + bánsản phẩm sản phẩm nghiệp hàng

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh ( lãi hay lỗ ) cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân

Trang 9

bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang tính học thuật, nghiên cứu.

3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí , còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất.

Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau vì đều thể hiện lượng lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất Nhưng giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về mặt lượng Cụ thể:

- Chi phí sản xuất chỉ là những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định

(tháng, quý, năm), không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành ( thành phẩm)

- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến

chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau.

- Chi phí sản xuất không gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn

thành, trong khi đó giá thành sản phẩm lại quan tâm đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua

công thức sau: Giá thành sản phẩm=

CPSX sản phẩm dở dang đầu kỳ+

CPSX phát sinh trong kỳ-

CPSX sản phẩm dở dang cuối kỳ Mặt khác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản

ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên để có thể tính được giá thành sản phẩm thực tế thì phải tiến hành hạch toán chi phí sản xuất một cách đúng đắn, đầy đủ và chính xác Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định, chính sách đúng đắn.

Trang 10

4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần tập hợp theo nó Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định địa điểm phát sinh các chi phí sản xuất cần tập hợp theo nó.Đối tượng chịu chi phí ở doanh nghiệp khác nhau thì việc xác định được căn cứ vào các yếu tố như:

- Căn cứ vào tính sản xuất và tính chuyên môn hóa.

- Căn cứ vào tính chất sản xuất, loại hình sản xuất,địa điểm sản xuất của

doanh nghiệp.

- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch, đối tượng tính giá thành, yêu cầu về trình độ

quản lý của doanh nghiệp.

Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là vấn đề then chốt, đảm bảo tổ chức đúng đắn công tác kế toán chi phí sản xuất từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu ghi sổ kế toán, phục vụ tốt cho việc tăng cường công tác hạch toán kinh tế, giảm bớt khối lượng công tác kế toán và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời đúng đắn.

4.2 Đối tượng tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành là lượng thành phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm , lao vụ,dịch vụ của doanh nghiệp để xác định đối tượng giá thành cho phù hợp Ngoài ra cần căn cứ vào quy trình công nghệ của doanh nghiệp Nếu quy trình giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ Ngược lại, nếu quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở giai đoạn cuối Xác định đúng đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ sách kế toán, các bảng tính giá thành và tính giá thành cho từng đối tượng quản lý và kiểm tra tình hình kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

4.3 Sự giống và khác nhau giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối

tượng tính giá thành:

Trang 11

Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung: Chúng đều là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí, theo đó cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và tính giá thành Song bên cạnh đó chúng còn có những điểm khác nhau:

- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là nơi phát sinh chi phí và

chịu chi phí.

- Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định thành phẩm,bán thành

phẩm, công việc ,lao vụ có thể cần thiết và tính giá thành đơn vị.

5 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm phù hợp với chế độ của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán

hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã áp dụng.

- Tổ chức tập hợp, phân bổ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và các khoản mục giá thành.

- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp

lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản5 phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

III / NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT:

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, các chi phí được tập hợp vào tài khản tính giá thành theo ba khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung.

Trang 12

1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ… ) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan Tiêu thức phân bổ đều được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau:

Chi phí vật liệu Tổng tiêu thức Tỷ lệ Phân bổ cho = phân bổ của x ( hay hệ số ) từng đối tượng từng đối tượng phân bổ

1.1 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên:

Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau:

* Tập hợp giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ:

- Trong kì kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm

Trang 13

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( KKTX )TK 151, 152, 331, 111, 112, 411, …

TK 621TK 154TK 152TK 632

Chi phí NVL trực tiếpvượt mức bình thường

1.2.Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp

kiểm kê định kỳ:

Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế

toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kì hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường

Trang 14

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( KKĐK )

TK 151,152TK 621TK 611

Tăng trong kỳGiá trị vật liệu

TK 331,111, 112, 311,411

dùng chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụGiá trị nguyên,vật liệu

chua dùng cuối kỳGiá trị vật liệu

TK 631

Kết chuyểnchi phí nguyên,vật liệu trực tiếp

Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ

2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho người lao

động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ … ) Ngoài ra chi phí

Trang 15

nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp các quỹ Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm Y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất.

Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí giống như tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” ở trên.

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

Kết chuyển chi phínhân công trực tiếp

TK 622

Cho công nhân trực tiếp sản xuấtTiền luơng và phụ cấp luơng phải trả

TK 334TK 338

Các khoản đóng góp theo tỷ lệ vớitiền luơng của CNTTSX thực tế phát sinh

TK 154 (631)TK 632

Chi phí nhân công TTvượt mức bình thường

Trang 16

3 Kế toán chi phí sản xuất chung :

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng điạ điểm phát sinh Nếu có nhiều phân xưởng, bộ phận sản xuát thì phải tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận Nếu phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung theo phương pháp trực tiếp Còn nếu phân xưởng đó sản xuất nhiều loại sản phẩm, thực hiện nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc có liên quan.

Mức CPSX chung phân bố cho từng đối tượng

Tổng CPSX chung của phân bố

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

TK 334, 338TK 627TK 154TK 152 (611)TK 153 (611)

TK 632TK 214TK 331TK 111, 112, 141

TK 142, 242(1)(7)(8)(2)(3)(4)(5)(6)TK 133

Trang 17

Ghi chú:

(1) Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng(2) Tập hợp chi phí vật liệu

(3) Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất(4) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ(5) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài(6) Tập hợp chi phí bằng tiền khác

(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm.

(8) Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

4 Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

4.1 Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên:

Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sản xuất chung cuối kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nghành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Sơ đồ kế toán chi phí sản phẩm (phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 622TK 621

hi phí NVL trực tiếp

TK 154TK 627

hi phí nhân công trực tiếpC

Trang 18

hi phí sản xuất chung

dđk: xxxdck: xxx

TK 157TK 152,111 TK 155,152TK 632

ác khoản ghiG

iảm chi phí sản phẩmT

ổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành N

hập kho vật tu,sp

Giá bánT

iêu thụ thẳng

Trang 19

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

dÞch vô dë dang cuèi kúGi¸ trÞ s¶n phÈm

TK 632TK 154

KÕt chuyÓn (hoÆc ph©n bè)chi phÝ s¶n xuÊt chung

Tæng gi¸ thµnh

s¶n xuÊt cña s¶n phÈm, dÞch vô hoµn thµnh nhËp kho, gi¸ b¸n hay tiªu thô trùc tiÕp

KÕt chuyÓn gi¸ trÞ s¶n phÈm, dÞch vô dë dang ®Çu kú

5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế

biến,còn đang nằm trong quá trình sản xuất để tính được giá thành sản phẩm ,doanh nghiệp cần phảI tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm

Trang 20

mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm đở dang sau :

5.1 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính :

Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm

chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) tính cả cho giá thành sản phẩm.

Công thức tính như sau :

Ddk + Cvl

x Sd (*)Sht + Sd

Trong đó :

Dck và Dđk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc đầu kỳ.

Cvl : Chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)phát sinh trong kỳ.

Sht : Sản lượng sản phẩm hoàn thành.Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Phương pháp này tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít.+ Độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản chi phí nguyên vật liệu chính, không tính các chi phí chế biến khác.

+ Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật

liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

5.2 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước

tính tương đương:

Nội dung: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ngoài

chi phí nguyên vật liệu chính hay chi phí chế biến trước thì còn boa gồm các chi

Trang 21

phí khác phát sinh tại phân xưởng phân bổ cho nó Chi phí khác phân bổ cho sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương hay chính là sản phẩm quy đổi, theo nguyên tắc sau:

- Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây truyền công nghệ thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (*).

- Đối với chi phí sản xuất bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Ddk + C

x Sd Shh + Sd

Trong đó:

C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.

S’d : Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%H ).

S’ d = Sd x %H

Đối với những sản phẩm có khối lượng dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để đơn giản cho việc tính toán mà vẫn đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành chung 50%.

+ Kết quả tính toán có độ chính xác cao hơn vì chúng được tính toán đầy

đủ các khoản mục chi phí.

+ Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, kiểm kê sản phẩm dở

dang phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, công việc này quá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

+ Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất

có chi phí sản xuất với những khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm

Trang 22

tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí Mặt khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.

5.3 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

Nội dung : Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang

đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức ở khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm

Trong phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành sản phẩm của sản phẩm làm dở.

+ Áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống định

mức chi phí và tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo định mức.

+ Nếu xây dựng một hệ thống định mức khoa học và chính xác thì sử dụng

phương pháp này vừa đơn giản mà cũng phản ánh được chi phí sản xuất dở dang một cách đáng tin cậy.

+ Nếu không xây dựng hệ thống định mức không tốt thì tính theo định mức

náy sẽ không thể cho kết quả chính xác được.

Mỗi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đều có ưu, nhược điểm riêng và điều kiện áp dụng khác nhau Khi tổ chức vận dụng thì doanh nghiệp cần xem xét phương pháp nào phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như trình độ và yêu cầu quản lý cảu doanh nghiệp.

IV/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1 Kỳ tính giá thành:

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hànhcông việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.

Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho phù hợp Trường hợp tổ chức sản xuất chu kỳ nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì tính giá thành thích hợp là thời điểm vào cuối tháng Còn nếu chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Trang 23

2.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập

hợp được trong kỳ kế toán để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.

Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau Tùy theo đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp Trong các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau :

- Phương pháp tính giá thành giản đơn.

- Phương pháp tính giá thành phân bước ( có 2 loại : phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và phương phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm )

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Phương pháp tính giá thành theo định mức - Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ.

Ở đây, để phục vụ cho việc nghiên cứu các chương sau, em chỉ đI sâu nghiên cứu 2 phương pháp là : Phương pháp tính giá thành giản đơn và phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và tính giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm thưo công thức:

Trang 24

C : Tổng CPSX thực tế phát sinh trong kỳ Z tt : Tổng giá thực tế sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn , chu kỳ sản xuất ngắn,kỳ tính giá thành phù hợp với kỳbáo cáo như các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện, nước…

2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối vớ các doanh nghiệp tổ chức sản

xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng Chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là tưngđơn đặt hàng đã hoàn thành Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo.

Khi một đơn đặt hàng mới đưa vào sản xuất, kế toán phải mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đó một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào CPSX đã tập hợp được ở từng phân xưởng, theo từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng trong sổ kế toán chi tiết CPSX để ghi sang các bảng tính giá thành có liên quan Khi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đã hoàn thành, thì tổng hợp toàn bộ CPSX đã tập hợp được là giá thành của đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đó Còn các đơn đặt hàng hoặc loạt hàng chưa hoàn thành thì CPSX đã tập hợp được trong phiếu tính giá thành là chi phí của sản phẩm dở dang.

3 Hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:

Mỗi hình thức kế toán khác nhau lại có hệ thống sổ riêng, tùy theo hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp mà các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được phản ánh trên các sổ kế toán phù hợp.

Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ có thể sử dụng các sổ kế toán sau để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm:

- Sổ cái các tài khoản ( TK 621, TK622, TK627, TK154,… ) - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa - Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.

Trang 25

- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua - Sổ chi tiết thuế GTGT.

- Thẻ tính giá thành sản phẩm - Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh…

Trên đây là toàn bộ lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Nó là cơ sở pháp lý và khoa học của việc hạch toán kế toán trong từng doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp áp dụng ngày càng hoàn thiện hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trang 26

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY NÔNG NGHIỆP

I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP:

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May nông nghiệp:

- Tên giao dịch trong nước: Công ty cổ phần May Nông nghiệp - Tên giao dịch quốc tế: Agriculture Garment Joint Stock Company.

- Trụ sở chính đặt tại : Số 01- Ngõ 120- Trường Chinh – Phương Mai - Đống Đa – Hà Nội.

- Tel : ( 04) 8.525054 - Fax: ( 04) 8.524492 - Email: egcarpm@.vnn.vn

- Tài khoản: 431101000010 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Mã số thuế: 0100103714- 1.

Công ty cổ phần May Nông nghiệp có tiền thân là Xí nghiệp May xuất khẩu trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành lập theo quyết định số

02NN/ TCCB/QĐ ngày 02/01/1990 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất quần áo bảo hộ lao động và may quần áo xuất khẩu.

Cơ sở ban đầu của xí nghiệp gồm một dãy nhà kho khung tiệp, một dãy nhà cấp 4 cùng với một số máy móc Trong quá trình hoạt động, công ty được đầu tư cải tạo lại nhà kho thành một xưởng sản xuất gồm hai tầng: Tầng 1 gồm hai phân xưởng sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm, tầng 2 khu văn phòng làm việc của công ty.

Trang 27

Ngoài ra máy móc thiết bị cũng được mua sắm thêm (100% là máy may công nghiệp, máy thùa khuyết, máy vắt sổ, máy đột dập…) với số vốn cố định khoảng 1.500.000.000 đồng và 200.000 USD, vốn lưu động là 635.392.640 đồng

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Xí nghiệp May xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn vì phần lớn các hợp đồng xuất khẩu đều “ nằm” ở đó Trong bối cảnh đó công ty đã tổ chức lại bộ máy tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, mua sắm thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ Nhờ vậy công ty đã có thêm nhiều khách hàng mới và bước đầu chính thức ký hợp đồng với khách hàng như : Peter (Đài Loan), Steirman (Đức), Borso (Anh), Diptrading (Tây Ban Nha) ….

Năm 1992 là quá trình tạo lập và tìm kiếm thị trường của Xí nghiệp.Sau hợp đồng với Nhật Bản, khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan, quan hệ và đặt hàng với xí nghiệp ngày một đông hơn.

Đến tháng 03/ 1993, nhà nước sắp xếp lại sản xuất theo quyết định 388/HĐBT- QĐ ngày 24/03/1993 và đổi tên thành công ty May xuất khẩu.

Đến cuối năm 2003, công ty tiến hành đi vào cổ phần hóa và bắt đầu đi vào hoạt động với tư cách là Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2004 với:

+ Tổng giá trị TSCĐ là : 2.795.280.000 + Tổng giá trị TSLĐ là : 4.185.440.000 + Nguồn vốn chủ sở hữu : 5.976.795.000 + Các khoản nợ phải trả : 1.003.925.000

Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành công ty đã biết tận dụng những thế mạnh sẵn có của mình đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ khỏe được đào tạo cơ bản, có hệ thống máy móc hiện đại tiên tiến, hơn nữa đó là sự ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ đắc lực của Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhờ có những bước đi đúng đắn nên doanh thu của công ty không ngừng tăng và góp phần cải thiện đời sống của công nhân viên.

Trang 28

BIỂU SỐ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây

của Công ty cổ phần May Nông nghiệp:

+ Vốn lưu động 4.185.440 4.941.930 756.490 18,07+ Vốn cố định 2.795.280 2.867.820 72.540 2,59

2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp:

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục 01):

Trang 29

thiÕt bÞPhßng tæ chøc

kÕ ho¹ch

Phßng kü thuËt

Phßng kÕ to¸n

Công ty cổ phần May Nông nghiệp tổ chức mô hình quản lý theo phương pháp kết hợp giữa trực tuyến và chức năng Do vậy đã thể hiện được cả tính tập trung hóa và phi tập trung hóa, tận dụng được ưu điểm cũng như hạn chế được nhợc điểm của hai phương pháp này Các phòng ban trong công ty gồm có:

Hội đồng quản trị : Là bộ phận có quyền lực cao nhất do Đại hội cổ đông

bầu ra trên cơ sở những người có đủ đức tài, có số vốn đóng góp cao nhất, đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn góp của các cổ đông, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn góp và không ngừng tăng lợi tức các cổ phiếu Trong HĐQT bầu ra Chủ tịch HĐQT

Giám đốc: Là người được HĐQT chỉ định, Là người chiu trách nhiệm điều

hành mọi hoạt động sản xuất của công ty

Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân

công ủy quyền để giải quyết một số việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của mình, ngoài ra Phó giám đốc cũng là người trực tiếp quản lý các phòng ban

Ban kiểm soát: Gồm những người do Đại hội cổ đông bầu ra, có trách

nhiệm kiểm soát việc HĐQT, Giám đốc sử dụng các nguồn lực vật tư, lao động, tiền vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng tổ chức – kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc xây dựng những kế

hoạch dài hạn hay ngắn hạn về sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch, hợp đồng đã kí, tổ chức lao động tiền lương, bố trí tuyển dụng đào tạo CBCNV, quản lý nhân sự, lập kế hoạch thực hiện các chế độ quy định với nhà nước.

Trang 30

Phòng kỹ thuật: Chuyên triển khai thực hiện các đơn đặt hàng, may mẫu

sản phẩm, dán nhãn mác cho sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho từng mã hàng cụ thể, tham mưu thiết kế mẫu, bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng.

Phòng kế toán: Theo dõi, quản lý và sử dụng các nguồn vốn kế hoạch, tổ

chức điều hành các hoạt động hạch toán kế toán.

Phòng thiết bị: lắp đặt, sửa chữa,bảo dưỡng máy móc, thiết bị bảo đảm cho

hoạt động sản xuất kinh doanh diẽn ra bình thường, liên tục, sửa chữa điện, thường trực điện nước phục vụ cho sản xuất và công tác.

Phòng bảo vệ: Đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn công ty, tham mưu cho

giám đốc về công tác tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự

2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty ( phụ lục 2a )

Để tổ chức tốt công tác quản lý cũng như để phù hợp và thận lợi cho quá trình sản xuất, công ty chia ra các bộ phận sản xuất, bao gồm 04 phân xưởng mỗi phân xưởng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một day truyền công nghệ khép kín và sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc, tuỳ theo yêu cầu mục đích của các đơn đặt hàng.

-Phân xưởng cắt: Có nhiệm vụ lựa vải, màu vải, cắt bán thành phẩm.

-Phân xưởng may: Có nhiệm vụ may và cơ bản hoàn thành thô một sản phẩm.

-Phân xưởng thêu: Chuyên về thêu, thùa khuy, đính cúc…

CÔNG TYPHÂN XƯỞNG CẮTPHÂN XƯỞNG MAY 1PHÂN XƯỞNG MAY 2PHÂN XƯỞNG THÊU

2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ (Phụ lục 02b):

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty là quy trình khép kín, sản xuất liên tục cho đến khi hoàn thành một sản phẩm Chính vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là đơn chiếc hoàn thành, đóng gói và

Trang 31

xuất xưởng Nói trên lý thuyết thì thật đơn giản, nhưng để hoàn thiện một sản phẩm nhập kho thì đó lại là cả một quá trình đòi hỏi sự tỷ mỉ, kiên trì, chính xác của người công nhân mới có thể hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu, được đối tác và người tiêu dùng chấp nhận, yêu thích.

VẢIPHÂN KHỔ ĐO

mayCẮTNHẬP KHOTHÀNH PHẨM

kcsHOÀN THIỆN(1)

3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp:

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 03):

Các cán bộ làm công tác kế toán tại công ty đều có trình độ đại học, chuyên môn đồng đều, đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác Mỗi nhân viên kế toán được chuyên môn hoá theo phần hành, đồng thời cũng luôn có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót.

Trang 32

Thủ quỹ

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán theo

từng liên độ kế toán, theo dõi về thuế , chụi trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tài chính của Công ty.

Kế toán khấu hao TSCĐ, CCDC: Chuyên theo dõi tăng, giảm TSCĐ,

CCDC, lập các bảng phân bổ ( nếu cần)

Kế toán vật tư, thành phẩm: Chuyên về kế toán vật liêu, kế toán nhập –

xuất hàng hoá trong kỳ.

Kế toán tiền lương: Theo dõi và chấm công cho công nhân, cuối tháng

tiến hành tính và thanh toán lương, tính các khoản trích theo lương phải nộp cho nhà nước.

Thủ quỹ : Phụ trách quản lý chi tiêu, thu nhận tiền mặt, thực hiện các

nhiệm vụ thu chi bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và giám đốc duyệt.

3.2 Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán của công ty :

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty thường là sản xuất theo lô, theo đợt với số lượng lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường là dồn, không nhiều nhưng có giá trị cao, vì vậy công ty hiện đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 (dương lịch) hàng năm Cuối niên độ kế toán các báo cáo tài chính được lập theo quy định hiện hành.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng (đ)-Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ-Kỳ báo cáo kế toán theo quý

-Hệ thống tài chính kế toán bao gồm:+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Trang 33

+ Báo cáo luân chuyển tiền tệ

3.3 Một số đặc điểm về phần hành kế toán :

a Kế toán tài sản cố định :

- Tài khoản kế toán sử dụng : TK 211 và 04 tài khoản cấp 2; TK 213.- Sổ kế toán sử dụng : Sổ cái TK 211, TK 213.

b Kế toán nguyên vật liệu :

- Tài khoản kế toán sử dụng : TK 152 và các TK liên quan: TK 1331, TK 331, TK 111, TK112.

- Sổ kế toán sử dụng : Sổ chi tiết nguyên vật liệu, thẻ kho, sổ cái TK 152.

c Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :

- Tài khoản kế toán sử dụng : TK 334, TK 338 và các TK liên quan: TK 111, TK 141.

- Sổ kế toán sử dụng : Sổ cái TK 334, TK 338

d Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành :

- Tài khoản kế toán sử dụng : TK 621 và các TK liên quan- Sổ kế toán sử dụng : Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621.

e Kế toán tiêu thụ và sản xuất kinh doanh :

- Tài khoản kế toán sử dụng : TK 511 và các TK liên quan : TK 155, TK 632, TK 3311.

- Sổ kế toán sử dụng : Sổ chi tiết TK chi tiết bán hàng và sổ cái TK 511.

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP.

1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty :

Chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty cổ phần may Nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền nguyờn vật liệu, công cụ dụng cụ, KHTSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên phân xưởng trong Công ty và các chi phí khác mà công ty phải bỏ ra trong bất kỳ hạch toán để phục vụ cho hoạt động sản xuất

Trang 34

Hiện nay Công ty chia CPSX ra làm 3 khoản mục, gồm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC).

2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành :

Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất của công ty , kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm của công ty là từng đơn đặt hàng Ở đây tôi xin chọn phạm vi nghiên cứu là đơn đặt hàng số 216 sản xuất 5.500 áo jacket 3 lớp với giá ký hợp đồng là 100.000 Đ/ áo vì đơn đặt hàng đã hoàn thành vào tháng 8/2006 và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.

3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất :

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán CPSX cũng theo phương pháp này Kế toán sử dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí :

TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpTK 622 : Chi phí nhân công trực tiếpTK 627 : Chi phí sản xuất chung

TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm

-Nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm các loại vải, bông lót,…

-Nguyên vật liệu phụ : Cúc ,nhãn mác,khoá chỉ,… các loại

Công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty được tiến hành như sau:

- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng đơn hàng, phòng kế hoạch tiến hành quá trình thu mua nguyên vật liệu.

-Căn cứ vào hoá đơn của người bán, kế toán lập phiếu nhập kho và tạikho tiến hành kiểm nhận nguyên vật liệu về số lượng và chất lượng.

Khi cần nguyên vật liệu để sản xuất thì kế toán sẽ tiến hành lập phiếu kho Đơn giá các nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG Kấ CHỨNG TỪ PHÁT SINH BấN Cể TK152 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
152 (Trang 39)
Từ bảng kết quả lao động của tổ 1 và tổ 2 tớnh ra lương phải trả cho từng cụng nhõn .Từ đõy kế toỏn lập bảng thanh toỏn lương tớnh ra cỏc khoản giảm trừ (tạm ứng, BHXH, BHYT, KPCĐ) của từng cụng nhõn tổ 1 (Biểu số 8) và tổ 2 (Biểu số 9) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
b ảng kết quả lao động của tổ 1 và tổ 2 tớnh ra lương phải trả cho từng cụng nhõn .Từ đõy kế toỏn lập bảng thanh toỏn lương tớnh ra cỏc khoản giảm trừ (tạm ứng, BHXH, BHYT, KPCĐ) của từng cụng nhõn tổ 1 (Biểu số 8) và tổ 2 (Biểu số 9) (Trang 44)
Đơn vị: Cụng ty cổ phần may nụng nghiệp BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
n vị: Cụng ty cổ phần may nụng nghiệp BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 44)
Từ bảng thanh toỏn lương của tổ 1 và tổ 2, kế toỏn lập bảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn nợ TK 622. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
b ảng thanh toỏn lương của tổ 1 và tổ 2, kế toỏn lập bảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn nợ TK 622 (Trang 46)
Kốm theo 02 chứng từ gốc (bảng thanh toỏn lương). - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
m theo 02 chứng từ gốc (bảng thanh toỏn lương) (Trang 48)
BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO TSCĐ Đơn đặt hàng số 216 - Thỏng 08 năm 2006 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
n đặt hàng số 216 - Thỏng 08 năm 2006 (Trang 53)
Từ cỏc chứng từ phỏt sinh trong kỳ cú liờn quan đến TK627, kế toỏn tập hợp vào bảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn nợ TK 627: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
c ỏc chứng từ phỏt sinh trong kỳ cú liờn quan đến TK627, kế toỏn tập hợp vào bảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn nợ TK 627: (Trang 55)
Từ bảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn Nợ TK627, kế toỏn lập chứng từ ghi sổ số 170 để tập hợp chi phớ sản xuất chung. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
b ảng kờ chứng từ phỏt sinh bờn Nợ TK627, kế toỏn lập chứng từ ghi sổ số 170 để tập hợp chi phớ sản xuất chung (Trang 56)
SỔ CHI TIẾT TK627 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Nông nghiệp.docx
627 (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w