ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Xin dâng lời của nắng Mang lửa ấm mặt trời Xin dâng lời biển cả Mang bao dung tình người Chiến tranh đã qua rồi Bão tố đã qua rồi Vết
Trang 1Gv Phan Thế Hoài
ĐỀ SỐ 10
ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019
Tên môn: Ngữ Văn 12
I ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
Xin dâng lời của nắng Mang lửa ấm mặt trời Xin dâng lời biển cả Mang bao dung tình người Chiến tranh đã qua rồi Bão tố đã qua rồi Vết thương còn rỉ máu Mầm non không đâm chồi Ánh mắt cho em thơm Thắp lửa từ ngày nắng
Nụ cười cho em thơ Kết tình yêu biển rộng Bắt đầu từ giọt nắng Góp nên lửa mặt trời Bắt đầu từ hạt muối Kết oi măn biển đời Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi
(Xin làm hạt phù sa, Lê Cảnh Nhạc)
Câu 1 Xác định thể thơ
Câu 2 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi
Trang 2Câu 4 Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua đoạn thơ trên?
II LÀM VĂN
Câu 1
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy 1 về ý nghĩa của một lối sống đẹp mà Anh/Chị cho là cần thiết phải rèn luyện, tu dưỡng của thế hệ trẻ ngày nay
Câu 2
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn với cách trở
(Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh) Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau trong bài “Đã thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Để bình luận quan niệm về tình yêu của mỗi nhà thơ
Trang 3HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
( http://tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
I ĐỌC HIỂU
Câu 1
- Thể thơ tự do
Câu 2
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
II LÀM VĂN
Câu 1 Suy nghĩ về ý nghĩa của một lối sống đẹp cần thiết phải rèn luyện, tu dưỡng của thế hệ
trẻ ngày nay
- HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ ý nghĩa của một lối sống đẹp cần thiết phải rèn luyện, tu dưỡng của thế hệ trẻ ngày nay
- Có thể theo hướng sau:
+Sống đẹp: sống có ích, có ý nghĩa có ý nghĩa
+ Thế hệ trẻ cần phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng lối sống đẹp: sống cống hiến, biết hi sinh, nhân ái, nghĩa tình, có trách nhiệm, (HS tự chọn)
+ Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, cho nên cần phải có
đủ tài và đức
+ Sống đẹp đem lại nhiều ý nghĩa cho bản thân, cuộc đời, đất nước; ngăn chặn cái xấu, cái ác,
- Phê phán thái độ sống sai trái
+ Bài học cho bản thân
Trang 4Câu 2 Cảm nhận hai đoạn thơ trích trong “Sóng” và “Đây thôn Vĩ Dạ”
* Mở bài
- Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
- Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ, đó là nỗi suy tư về tình yêu của người phụ nữ, quan niệm về tình yêu của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Hàn Mặc Tử
* Thân bài
Khổ thơ 1: Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng trong tình yêu
+ Bốn dòng đầu là nỗi nhớ của sóng: Nỗi nhớ chiếm hết cả không gian và chiếm trọn cả thời gian + Hai dòng tiếp là nỗi nhớ của em: đây là nỗi nhớ thường trực trong lòng người phụ nữ đang yêu,
nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn đi cả vào trong cõi vô thức, “thức” trong mơ để nhớ
- Khổ thơ 2: Nhà thơ suy tư về lòng chung thuỷ trong tình yêu
+ Những cặp từ trái nghĩa “dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam” là những từ cụ
thể để nói lên độ dài và những cách trở trong tình yêu,
+ Không gian có bốn phương tám hướng nhưng tình yêu của em chỉ chấp nhận một phương: đó là phương anh
- Khổ thơ 3: Nhà thơ suy tư về thử thách trong tình yêu
+ Đại dương bao la với trăm ngàn con sóng, dù phải vượt qua muôn vàn cách trở nhưng con sóng vẫn luôn hướng vào bờ,
+ Nếu thử thách của sóng chính là đại dương mênh mông thì thử thách của em chính là sự cách trở trong tình yêu Đó là sự xa cách của không gian, thời gian và sự cám dỗ của cuộc đời Vượt qua cách trở, người phụ nữ sẽ có một tình yêu chân thành, tha thiết, thuỷ chung
- Về nghệ thuật:
+ Đoạn trích sử dụng hiệu quả thể thơ ngũ ngôn truyền thống, âm điệu sâu lắng, dạt dào; biện pháp
tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, Thể thơ đó được nhà thơ , dụng rất thích hợp với việc diễn tả nhịp điệu của sóng
+ Cùng với hình tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình
Liên hệ đoạn cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Hàn Mặc Tử rơi vào thế giới ảo mộng:
+ Hình ảnh khách đường xa” có thể là người đang sống ở thôn Vĩ, cũng có thể chính Hàn đang
tưởng tượng mình là khách về chơi thôn Vĩ Nhưng dù hiểu thế nào thì điệp ngữ “khách đường xa”
cũng khơi gợi nên khoảng cách xa xôi, mờ mịt giữa người và người
+ Hình ảnh “áo em trắng quá” là hình ảnh đậm nét nhất, rực rỡ nhất, tinh khiết nhất nhưng cũng
gây tuyệt vọng nhất
+Cụm từ “nhìn không ra” là một cách cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ (giống như cách viết “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”)
Trang 5- Không gian thực hóa hư ảo bởi trí tưởng tượng của thi nhân Nhen nhóm lên trong lòng thi nhân
một thứ tình cảm rất khó xác định, khó nắm bắt: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà ?” Cảnh vật và con người chìm sâu vào không gian hư ảo, ma mị như đang ở một thế giới
rất khác cõi chết Ranh giới | giữa sống và chết, giữa thực và hư quá đỗi mong manh Thì nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc
- Một tình yêu tuyệt vọng của thị nhân:
+ Ấn chứa sâu trong khung cảnh “sương khói” mờ ảo ấy là sự bất lực, nội tuyệt vọng của thi nhân
+ Cảnh vật từ khổ một đến khổ ba biến đổi rõ rệt: từ tươi sáng, tràn đầy sức sống đến hiu hắt, đượm buồn với cảnh sông nước rồi hư ảo mờ nhòe ở khổ thơ cùng Tâm trạng thi nhân cũng thay đổi theo cảnh: từ hi vọng đến dự cảm chia lìa, hoài nghi đến tuyệt vọng
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” xuất hiện trong câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” mang nét nghĩa
mơ hồ Câu hỏi tu từ không chỉ thể hiện sự hồ nghi về tình yêu mà còn là sự hồ nghi về tình đời, tình người Trong hoàn cảnh của bản thân hiện tại, chỉ có tình người, tình đời mới níu nhà thơ lại với trần gian Thế mà kia sao quá đỗi mong manh
Bình luận quan niệm về tình yêu của mỗi tác giả
- Với Hàn Mặc Tử, tình yêu nhuốm màu bị kịch nhưng vẫn trong sáng, thánh thiện Bởi đó là tình yêu đơn phương, vô vọng của một thi sĩ lãng mạn 1930-1945
- Nhà thơ khao khát sống để yêu và được yêu nhưng không thành vì bệnh tật nan y đã dày vò thân xác Tình yêu của thi sĩ còn gắn với tình đời, tình quê
- Xuân Quỳnh quan niệm tình yêu vừa mang tính truyền thống, vừa mới mẻ, hiện đại
- Hai vẻ đẹp tình yêu này gắn bó chặt chẽ, hài hoà với nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
nữ trong tình yêu thông qua hình tượng sóng
- Thông qua hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo, cả 2 nhà thơ đều gửi gắm thông điệp gần gũi, mới
mẻ về tình yêu, góp phần định hướng cho tuổi trẻ có tình yêu đẹp
* Kết bài
- Kết luận về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Khẳng định ý nghĩa quan niệm về tình yêu trong sáng tác của Xuân Quỳnh và Hàn Mặc Tử
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận