1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử THPTQG năm 2019 ngữ văn gv phan thế hoài đề 09 có lời giải

6 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 329,11 KB

Nội dung

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hẹn hò Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng

Trang 1

Gv Phan Thế Hoài

ĐỀ SỐ 09

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019

Tên môn: Ngữ Văn 12

I ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nối

Sẽ dối lòng nếu mình nói rằng không mong chờ một chiến thắng

Sẽ dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim mình tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại

ở những giây cuối cùng

Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài ( )

Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn và có quyết tâm cao hơn

để vượt qua

Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người Và mong

rằng nó kéo dài mãi Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình

Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là: “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất chữ S này Thế nên hãy buồn hãy khóc Hãy ôm nhau thổn thức 0ì một giấc mơ cuột trôi đi Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai nàng Các em ấy đã cho chúng một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có Nhưng chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động

(Lược trích theo: Neuezing.vn)

Câu 1 Chỉ ra biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn bản

Câu 2 Vì sao tác giả bài viết lại khẳng định: “kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn lâu dài”?

Trang 2

II LÀM VĂN

Câu 1

Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu và hình ảnh U23 Việt Nam được đón chào giữa rừng cờ, rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc (28/1/2018), Anh/Chị có suy nghĩ gì ng về những bài học cuộc sống? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)

Câu 2

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hẹn hò Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi

(Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm) Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

(“Sóng”, Xuân Quỳnh)

Trang 3

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

( http://tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

I ĐỌC HIẾU

Câu 1

- Biện pháp tu từ : Điệp cấu trúc (“Sẽ là dối lòng mình nếu”)

Câu 2

- Tác giả khẳng định vì:

+ Kết quả này nhắc nhở chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần cố gắng nhiều hơn nữa

+ Kết quả này cũng dạy chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến Không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được Dù không thật sự tuyệt đối

+ Điều to lớn nhất lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng

II LÀM VĂN

Câu 1 Từ nội dung văn bản Đọc - hiểu và hình ảnh u23 Việt Nam được đón chào rừng cờ, rừng

hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc (28/1/2018), nghĩ những bài học cuộc sống

- Mỗi HS rút ra bài học cuộc sống cho riêng mình, có thể trình bày một trong các ý sau:

+ Bài học về yêu những thứ không hoàn hảo, toàn vẹn

Trang 4

+ Bài học về đoàn kết, tinh thần đồng đội

+ Bài học về hành động để thành công

+ Bài học về nỗ lực cố gắng

- Với mỗi bài học thí sinh cần đảm bảo được các nội dung sau:

+ Giải thích được vấn đề nghị luận

+ Vai trò ý nghĩa của vấn đề nghị luận trong cuộc sống

+ Lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận

+ Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

Câu 2 Cảm nhận về hai đoạn trích trong “Sóng” và “Đất Nước”

* Mở bài

- Giới thiệu tình yêu là một trong những đề tài quen thuộc cho thi ca

- Điều đó đã được Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ trong hai đoạn thơ trích trong

hai tác phẩm “Đất Nước” được sáng tác 1971 in trong trường ca “Mặt đường khát vọng” và

“Sóng” sáng tác năm 1967 in trong tập “Hoa dọc trục hào” 1968 (trích dẫn thơ)

* Thân bài

Đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”

- Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phú thường bình dị

- Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và 108 khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phải có cùng những dự cảm bất trắc

- Tác phẩm:

+ Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào

+ Đoạn thơ thứ 5 miêu tả nỗi nhớ của nhân vật trữ tình “em”

Đoạn thơ trong bài thơ “Đất Nước”

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm cuốn hút người đọc bằng cảm xúc trữ tình nồng thắm và chất suy tư sâu lắng, ông cất lên tiếng nói của một người trí thức thiết tha gắn bó với quê hương, giàu ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước

- Đoạn trích “Đất Nước” là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” Tác phẩm

này được hoàn thành năm 1971, thể hiện sự thức tỉnh của thể lệ trẻ miền Nam về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước

Điểm giống nhau

- Với đoạn trích trong bài thơ “Đất Nước”, tác giả đã kể đến những sự vật xung quanh mỗi chúng

ta Đó là trường học, là nơi sinh hoạt hằng ngày (“nơi em tắm”), là nơi cư trú, định cư (nơi chim về,

nơi rồng ở) Tất cả những sự vật xung quanh của mỗi chúng ta ấy đều là những cái bình dị, thân thương mà chúng ta ít chú ý đến

- Tác giả nhắc đến mỗi sự vật ấy đều gắn với hai tiếng Đất Nước chính là muốn truyền tải tư tưởng: Đất Nước không tồn tại ở đâu xa xôi mà nó hóa thân, hiện hữu xung quanh mỗi chúng ta Đó chính

Trang 5

là mỗi sự vật mà chúng ta nhìn thấy, tất cả những sự vật nhỏ bé ấy đều góp phần làm nên dáng hình, diện mạo Đất Nước

- Xuân Quỳnh đã mượn hiện tượng tự nhiên của sóng biển để soi vào nhịp lòng mình, nhịp đập của con tim đang rung lên đồng điệu với nhịp sóng, đang bùng lên khát vọng trong tình yêu và nỗi nhớ:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhờ bờ Ngày đêm không ngủ được”

+ Những đợt sóng dâng trào, sóng tiếp sóng ào ạt lúc thì lăn tăn gối lên nhau trên “mặt nước”, lúc lại luôn tiềm ẩn cái dữ dội, ồn ào “lòng sâu” dưới đáy bể đại dương bao la thăm thẳm

+ Tất thảy những đợt sóng đều cuồn cuộn xô đuổi nhau đến tận chân trời, đưa sóng đến gần hơn với

bờ Bởi bờ chính là điểm đến của sóng, là chỗ dựa vững chắc cho điểm về của sự bình yên, phẳng lặng

Sự khác biệt

- Tình yêu đôi lứa trong đoạn thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với tình yêu Đất Nước, tình yêu đôi lứa dưới con mắt của ông là một thứ tình yêu “hóa thân”, “nảy mầm” nên tình

yêu Đất Nước Chính tình yêu đôi lứa cũng là một yếu tố góp phần làm nên diện mạo của một đất nước trù phú, tươi vui

- Còn trong đoạn thơ của bài thơ “Sóng”, tình yêu luôn tuyệt đối hóa trong tình yêu riêng tư, tình yêu đời thường Cái chất đời thường trong tình yêu gắn liền với nỗi nhớ ấy đã được Xuân Quỳnh

diễn tả thông qua hình tượng “sóng” với sự phân thân của nhân vật trữ tình “em”

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

+ Đó là một “cái tôi” tràn đầy cảm xúc khi đang tự lòng mình diễn tả nỗi nhớ người yêu trào qua

đầu ngọn bút Tất cả như cuồng nhiệt, như say mê mà muốn nhấn chìm đi mọi thứ xung quanh + Bài thơ vốn được viết theo thể ngũ ngôn nay đến khổ thơ này đã tự dội ra hẳn hai câu thơ và nhà thơ lại còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ ấy bằng chính nhịp đập của trái tim mình thì quả thực cái nỗi nhớ của cái tôi cá nhân ấy không có một bút lực nào có thể tả xiết

- Đoạn thơ “Đất Nước” sử dụng thể thơ tự do, kết hợp với nghệ thuật chiết tự từ (Đất là gì?, Nước

là gì?) cùng với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh sự vật tự nhiên đã có tác dụng diễn tả thật đắt

tư tưởng Đất Nước của mình Hướng người đọc đến sự hóa thân kỳ diệu của Đất Nước trong từng

sự vật nhỏ bé, đơn sơ, bình dị đến lạ thường

- Đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ ngũ ngôn với việc mượn hình tượng

sóng biển để soi tỏ nhịp đập thổn thức của trái tim người phụ nữ đang yêu có tác dụng diễn tả thật đắt nỗi nhớ niềm thương và tấm lòng thủy chung son sắt của một tâm hồn đa sầu, đa cảm

- Nguyễn Khoa Điềm luôn thể hiện một phong cách thơ trữ tình - chính luận Với sự tự ý thức về vai trò – chức năng của một nghệ sĩ – chiến sĩ thì đối với ông, thơ ca chính là ngọn nguồn cảm hứng

Trang 6

viết lên những bản tình ca bất hủ về Đất Nước Cho nên tình yêu đôi lứa dưới con mắt của nhà thơ

nó chính là một phần biểu hiện của một tình yêu đất nước muôn đời

- Xuân Quỳnh thì ngược lại, nhà thơ tìm cho mình một tiếng nói riêng trong trái tim của một người phụ nữ hồn hậu đa sầu, đa cảm với những khoảnh khắc rung động trong tình yêu đôi lứa Tình yêu

ấy luôn cháy rực ngọn lửa trong các trang thơ của Xuân Quỳnh thật muôn vẻ muôn phần Ở

- Vì thế, dưới con mắt của thi sĩ, tình yêu luôn được cụ thể hóa trong một tâm hồn khát khao hướng tới hạnh phúc riêng tư, đời thường

* Kết bài

- Cả hai đoạn thơ đều có chung đặc điểm viết về tình yêu đôi lứa nhưng mỗi thi sĩ lại có một tiếng nói riêng cho tư tưởng của bản thân mình

+ Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu đất nước là vĩnh cửu, với Xuân Quỳnh tình yêu đôi lứa là muôn thưở muôn đời

+ Chính mỗi người lại có một phong cách thơ và cách nhìn nhận riêng của mình về cuộc sống, đều góp phần đắc lực cho vườn thơ dân tộc thêm sáng trong và thể hương thơm ngát

(Bài viết có tham khảo từ: banhang.edu.vn)

Ngày đăng: 13/01/2019, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w