1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường THPT

32 476 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Bởi vậy Ban giámhiệu cần lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp để bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu cần thiếtcủa người làm công tác

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Lý do khách quan

Đất nước trên đường hội nhập, phát triển Giáo dục & Đào tạo được Đảng

và Nhà nước xác định là nhiệm vụ hàng đầu, có tính chiến lược, trong đó đặcbiệt nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên

và cán bộ quản lý giáo dục Tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn

mạnh: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hoá – hiện đại hoá – xã hội hoá Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Công tác tổ chức bồi dưỡng

cho đội ngũ nhà giáo về nhận thức, về tay nghề cần phải thực hiện có chất lượng

và hiệu quả

Trong nền giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là nền tảng cho sự pháttriển trí tuệ, nhân cách người học Trường Trung học phổ thông (THPT) có vị tríhết sức quan trọng, là nơi tổ chức quá trình dạy và học, giáo dục cho học sinhtrở thành những công dân có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ và sức khoẻ để phục

vụ cho đất nước Hoàn thành nhiệm vụ này trước tiên trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của đội ngũ thầy cô đóng vai trò quyết định

Đảng ta có chủ trương trong Giáo dục & Đào tạo: “Bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, khắc phục lối truyền thụ một chiều, hoàn thành cải cách giáo dục về chương trình, kiểm tra, thi cử đúng trình

độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập của học sinh, khắc phục những yếu kém trong Giáo dục & Đào tạo” Để thực hiện chủ trương này, yêu cầu về nâng cao

nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên trở thành bức thiết Xây dựng, bồidưỡng đội ngũ nhà giáo vừa hồng vừa chuyên, về chất lượng phải đạt và vượtchuẩn, tay nghề không ngừng được nâng cao phù hợp với xu thế phát triển củađất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy việc phát triển và nângcao chất lượng đội ngũ làm công tác giáo dục phải có kế hoạch lâu dài, xây dựngtầm nhìn sâu rộng

Trang 2

Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị Quyết 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 về đổi

mới căn bản Giáo dục và Đào tạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,

là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu

tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”.

2 Lý do chủ quan

Đối với trường THPT, tôi thiết nghĩ bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, côngnhân viên là điều kiện quyết định để nhà trường phát triển Bởi vậy Ban giámhiệu cần lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp để bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu cần thiếtcủa người làm công tác giảng dạy và giáo dục hiện nay

Với trường THPT, việc xây dựng trường lớn mạnh cả về quy mô và chấtlượng là điệu kiện cần, để tạo dựng uy tín của trường, nhằm thu hút học sinh đếntrường và tạo sự tin tưởng trong phụ huynh học sinh và trong xã hội được xácđịnh là nhiệm vụ rất quan trọng nên yêu cầu đối với trình độ tay nghề của ngườigiáo viên càng phải cao Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tay nghề độingũ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học mới,tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục Bồi dưỡng, nâng cao trình

Trang 3

độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là nhu cầu cần thiết của tất cả giáo viên

và là nhiệm vụ rất quan trọng của người cán bộ quản lý

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, không ít những giáo viênkhông biết bắt đầu đổi mới từ đâu, thay đổi từ phương pháp, quan điểm dạy học

và giáo dục từ cũ sang mới như thế nào để có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chungcủa người giáo viên trong thời đại mới Hoạt động nâng cao tay nghề cho độingũ ở tổ, nhóm chuyên môn còn nhiều bất cập, hạn chế Giáo viên giàu kinhnghiệm, có tay nghề vững, lực lượng nòng cốt ở các tổ chưa phải đã nhiều, nênkhi phân công giảng dạy cho đội ngũ, cán bộ quản lý còn nhiều điều phân vân,chưa thật sự yên tâm khi giao nhiệm vụ Bản thân của các giáo viên chưa nắmchắc, biết tận dụng được điều kiện của trường để có thể khai thác, giúp mìnhvươn lên về mọi mặt Sự chưa đồng đều, có độ chênh lệch chuyên môn, nghiệp

vụ sư phạm khá lớn giữa các giáo viên cùng một môn, cùng một khối, làm chocán bộ quản lý có những phân tâm nhất định trong phân công chuyên môn pháthuy được năng lực, sở trường của đội ngũ giáo viên

Là cán bộ quản lý của trường THPT, được phân công quản lý chuyên môn,bản thân tôi thấy để xây dựng uy tín cho trường, nhiệm vụ cơ bản đầu tiên làphải xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên Các biện pháp dướiđây không phải là tuyệt đối mới, nhưng trong cái cũ ta vẫn có cách làm mới, cóhiệu quả thiết thực nhất định Hiệu quả tương đối cao và ổn định về chất lượnggiảng dạy, giáo dục có sự góp phần không nhỏ của sự trưởng thành về chấtlượng tay nghề của đội ngũ giáo viên trong trường Công tác bồi dưỡng cho độingũ là nâng cao chất lượng nhân tố nội lực, sẽ tạo nên những kết quả, chất lượng

cao cho nhà trường Tôi xin được đưa ra đề tài giải pháp hữu ích như sau:" Một

số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường THPT”.

II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và lý luận của hoạt động bồi dưỡng giáo viên

2 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ởtrường THPT các năm học 2015-2016, 2016-2017; 2017-2018

Trang 4

3 Một số biện pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

4 Một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có rất nhiều phương pháp và hìnhthức, nhưng theo văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng vớithực tế của trường THPT và với nội dung của một số giải pháp, tôi chỉ trình bàymột số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong năm học gần đây với cácbiện pháp như:

1 Bồi dưỡng qua dự giờ (dự giờ kiểm tra, dự giờ thao giảng, dự giờ độtxuất, dự giờ học tập kinh nghiệm);

2 Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, nghiệp vụ sư phạmtrẻ;

3 Bồi dưỡng giáo viên thông qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng giáo

án điện tử elearning, trường học kết nối

4 Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

5 Bồi dưỡng thông qua dạy học theo chủ đề phối hợp với các trườngTHPT khác

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I CƠ SỞ PHÁP LÝ

Chỉ thị 40 CT/TW của ban chấp hành trung ương Đảng ngày 15/06/2004

về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước”.

Luật giáo dục 2005 nêu rõ: Nhà giáo có quyền được giảnh dạy theo chuyênngành đào tạo; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ (điều 73); Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp

vụ để nâng cao trình độ (điều 80)

Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Tổ chuyên

môn có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánhgiá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo(điều 16) Nhiệm vụ của giáo viên rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy vàgiáo dục (điều 31)

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 về đổi mới căn bản Giáo dục vàĐào tạo: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành;

lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và

Trang 6

giáo dục xã hội Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục vàđào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đểphát triển đất nước.

Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo,của sở Giáo dục và Đào tạo đều chỉ rõ: Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thựchiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lựcđổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức soạn và dạy học theochủ đề, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổtrưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổimới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổchức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáodục toàn diện cho học sinh

II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Khái niệm

- Bồi dưỡng: + Làm cho tốt hơn, giỏi hơn (từ điển tiếng Việt)

+ Làm tăng năng lực và phẩm chất (từ điển từ và ngữ Việt Nam)

- Bồi dưỡng giáo viên là các hoạt động học tập, làm tăng thêm trình độ hiện

có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhânviên thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn

2 Mục đích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Đối với nhà trường đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên,thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt.Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường

Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làmthường xuyên, liên tục và lâu dài để xay dựng một đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược pháttriển lâu dài của nhà trường Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viêncòn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của

Trang 7

từng năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưđổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK), phương pháp dạy học, …

Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụcủa tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường.Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc vớichương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh vàthách thức của yêu cầu mới

Hoạt động bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đặcbiệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thầncộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường Đẩy mạnh công tác đào tạo,bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiệntốt nhiệm vụ của mình

Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức,phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên Công tác bồi dưỡngcòn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi hoàn thành công việc có

sự tiến bộ trong công tác

Bồi dưỡng giáo viên phải là nhu cầu của mỗi giáo viên

3 Nguyên tắc bồi dưỡng giáo viên

Nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc rất cấp bách trước yêucầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế Trong quá trình đổi mới nội dung vàphương pháp bồi dưỡng giáo viên các cấp, một số nguyên tắc đã được đúc kết

và là sự vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước trong nhà trường.Nhưng nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạođức với chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn

Trong thời đại của nền văn mình tri thức, hoạt động bồi dưỡng không baogiờ kết thúc Mỗi giáo viên cần phải xác định chúng ta là những người học tậpthường xuyên và suốt đời

Công tác bồi dưỡng nên được triển khai liên tục và phải thiết thực để đemlại sự cải thiện cụ thể, thường xuyên trong hoạt động dạy và học của nhà trường

Trang 8

Trong công tác bồi dưỡng cố gắng sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn trong nhàtrường Có thể kết hợp với các trường khác để thực hiện chương trình bồi dưỡng

và chia sẻ nguồn lực với trường bạn

Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường luôn đổi mới và có thể đối mặtđược với những thử thách mới

4 Nội dung bồi dưỡng giáo viên

Trước yêu cầu đối với người giáo viên như trên, chúng ta thấy nội dung bồidưỡng giáo viên rất đa dạng, phong phú Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khácnhau cần được trang bị để nâng cao trình độ giáo viên về mọi mặt Vì vậy,những nội dung cần bồi dưỡng là:

- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,đạo đức lối sống

- Bồi dưỡng những kiến thức pháp luật

- Bồi dưỡng những kiến thức về quản lý

- Bồi dưỡng về chuyên môn – nghiệp vụ: Bồi dưỡng theo chu kỳ thườngxuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡngchuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lý học,giáo dục học, …

- Bồi dưỡng về văn hoá, ngoại ngữ, tin học

- Bồi dưỡng sức khoẻ, thể dục thể thao, văn nghệ, …

5 Phương pháp bồi dưỡng giáo viên

Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhiều đề tàinghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế đã đưa ra rất nhiều phương pháp nhằmbồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng động, sáng tạo, có năng lựcgiải quyết những vấn đề trong dạy học và trong cuộc sống xã hội

Ở phạm vi này, tôi chỉ đề cập đến những phương pháp bồi dưỡng nhằmnâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong nhà trường Một số phương pháp sửdụng là:

5.1 Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn

Phương pháp dự giờ

Trang 9

Phương pháp thao giảng.

Phương pháp thảo luận

Phương pháp thực hành

Phương pháp minh họa

Phương pháp tham quan học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn

Phương pháp kèm cặp

Phương pháp luân chuyển công việc

Phương pháp hội thảo

Phương pháp tham gia các câu lạc bộ

Phương pháp tham gia thi giáo viên dạy giỏi, …

Phương pháp phối hợp với các đơn vị dạy học theo chủ đề

5.2 Phương pháp tự học

Xu thế chung của thời đại và kinh nghiệm công tác bồi dưỡng những nămqua ở Việt Nam đã khẳng định bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên phải lấy tựhọc làm chủ yếu Điều này cho thấy bất kể người giáo viên nào cũng đều có khảnăng tự học nếu như hiểu thấu đáo nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng, có điềukiện tối thiểu để học tập

Tự học là hình thức rất thú vị để khích lệ sự học tập độc lập và học suốtđời Đối với giáo viên, những người đã được đào tạo sư phạm, có trình độ họcvấn nhất định thì hình thức học mà do tự mình điều khiển thì sâu sắc hơn và lâudài hơn là hình thức học tập do người khác điều khiển Tuy nhiên, để việc tự họccủa cá nhân có hiệu quả cần chú ý:

Mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độclập

Khuyến khích từng giáo viên lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồmcác nội dung:

Trang 10

Thời gian hoàn thành, …

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và đòi hỏi nhữngđiều kiện thực hiện khác nhau Vì thế, tuỳ theo điều kiện thực tế ở mỗi đơn vị,mỗi cá nhân sẽ lựa chọn những phương pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phùhợp Điều cốt lõi bồi dưỡng phải là nhu cầu của mỗi giáo viên thì công tác bồidưỡng mới có hiệu quả thật sự

Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT

I ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG THPT

1 Tình hình đội ngũ giáo viên

Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đàotạo Đội ngũ giáo viên ở các trường THPT hiện nay hầu hết là đạt chuẩn và trênchuẩn, nhu cầu về số lượng ở từng đơn vị, từng bộ môn đều có chuyên mônđược đào tạo bài bản từ các trường Đại học

Hầu hết giáo viên các trường và đặc biệt hơn là giáo viên trẻ luôn năngđộng, sáng tạo và cập nhật tốt kiến thức khoa học, kỹ thuật Đổi mới cách tuyểndụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chấtlượng, hiệu quả công việc thực tế Trước nhu cầu đổi mới, đội ngũ giáo viênnhận thức tốt về việc cần phải nâng cao nghiệp vụ tay nghề, đáp ứng với xu thếhội nhập và phát triển

2 Về cơ sở vật chất

Mấy năm gần đây Tỉnh đã chú trọng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất,thiết bị trường học đảm bảo điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục vàđịnh hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia Tỉnh đã có dự kiến nhu cầu vốnđầu tư theo từng nguồn vốn, dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư,

cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và phươnghướng, giải pháp thực hiện

Trang 11

Các trường THPT được đầu tư mạnh về xây dựng cơ sở vật chất và trangthiệt bị phục vụ cho day học theo hướng đổi mới Trang bị các phòng học vàphòng thực hành khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện nay.

3 Những thuận lợi và khó khăn

- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm Các tổ chức đoàn thểtrong trường phối hợp nhịp nhàng trong mọi hoạt động của nhà trường

- Học sinh ngoan, thực hiện nội quy tốt, sẵn sàng hợp tác với bạn bè và thầy

cô giáo trong học tập, sinh hoạt

- Ban Đại diện cha mẹ học sinh nhà trường quan tâm, phối hợp trong việcgiáo dục và quản lý học sinh

Trang 12

II PHÂN TÍCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT

1 Giải pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ

1.1 Cách thực hiện của trường THPT

Biện pháp bồi dưỡng giáo viên qua dự giờ là hoạt động trực tiếp nhằmkiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy nâng cao nghiệp vụ sư phạm Kế hoạch dựgiờ giáo viên là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học Bộ phận chuyênmôn và tổ trưởng xây dựng kế hoạch dự giờ giáo viên ngay từ đầu năm học vớicác hình thức: dự giờ kiểm tra; dự giờ học tâp, rút kinh ngiệm; dự giờ đăng kýtiết dạy tốt; dự giờ thao giảng; dự giờ học tập ở các trường trên địa bàn, tạo điềukiện tốt cho các giáo viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm

Dự giờ qua kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một công cụ đánhgiá trong rất quan trọng, trong đó có dự giờ của giáo viên trên lớp, kết hợp kiểmtra toàn diện với kiểm tra chuyên đề, lấy tổ chuyên môn làm đơn vị cơ sở để tiếnhành kiểm tra, sử dụng tổ trưởng chuyên môn với đội ngũ giáo viên giỏi nòngcốt làm lực lượng kiểm tra Nội dung kiểm tra được cụ thể thành chương trìnhcông tác hàng tháng cửa Ban giám hiệu, được triển khai và đánh giá thường kỳqua phiên họp toàn thể hội đồng sư phạm

Dự giờ thông qua thao giảng, sau khi dự giờ các giáo viên được nghe phântích những ưu điểm và nhưng hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm chogiáo viên dạy và giáo viên dự giờ Các vấn đề cần trao đổi là: Sự chuẩn bị củagiáo viên và học sinh, kế hoạch thiết kế bài giảng và giao nhiệm vụ chủ độngtiếp thu kiến thức cho học sinh Tính chính xác, khoa học, nội dung, kiến thứctinh giản, phương pháp sử dụng, quản lý lớp học, rèn luyện kỹ năng, thái độ, tíchcực giáo dục đạo đức cho hoc sinh, mục tiêu bài dạy giúp học sinh chủ động,năng động, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức Cách tổ chức lớp, việc sử dụng đồdùng dạy học như thế nào để có hiệu quả

Dự giờ thông qua giảng dạy theo chuyên đề Trong các năm học Ban giámhiệu chỉ đạo, tổ chức thao giảng trong hội đồng, môn thao giảng phù hợp chuyên

đề với từng thời điểm như: Chuyên đề đổi mới phương pháp; đổi mới sinh hoạt

Trang 13

chuyên môn bằng cách nghiên cứu bài học, tổ chức học tập theo nhóm, rènluyện kỹ năng hợp tác; sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học trong đó có ứngdụng công nghệ thông tin có hiệu quả; tích cực giáo dục học sinh qua tiết giảngdạy trên lớp Thành phần tham dự thao giảng hội đồng là tất cả giáo viên trongtrường, giao cho tổ chuyên môn chuẩn bị nội dung và lựa chọn giáo viên có taynghề khá, giỏi thực hiện Sau thao giang hội đồng có góp ý, trao đổi, rút kinhnghiệm trong hội đồng sư phạm Đây là hoạt động nhằm nhân rộng tay nghề caocủa các giáo viên, thực hiện mục tiêu giáo dục của trường.

Dự giờ không thông báo trước, đối tượng dự giờ được lãnh đạo chọn trước,thường là giáo viên có tay nghề chưa ổn định hoặc là giáo viên có chủ nghĩatrung bình, không có tư tưởng cầu thị Trong các năm học Ban giám hiệu dự độtxuất xây dựng kế hoạch dự giờ kiểm tra một số giáo viên, nhằm tạo cho giáoviên tính chủ động trong việc chuẩn bị bài lên lớp

1.2 Nhận xét, đánh giá

Ưu điểm

Biện pháp dự giờ là hoạt động bồi dưỡng trực tiếp, hữu hiệu nhất, dễ dàngthực hiện, nó có tác dụng hai chiều cho người dạy và người dự trong việc bồidưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên Biện pháp này giúp giáo viên nâng caochất lượng giảng dạy và giáo dục; giúp ban giám hiệu thấy được tính tích cực vànhững sai sót của giáo viên và tính cập nhật được những tri thức mới Qua dựgiờ phân tích, đánh giá chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, giúpgiáo viên phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, giải quyết nhữngvướng mắc trong chuẩn bị, trong soạn bài, các bước lên lớp

Quan niệm “Nghề dạy nghề” là hoạt động bồi dưỡng từ thực tiễn, thể hiệnqua biện pháp dự giờ, được giáo viên trẻ thực hiện tích cực, qua đó các giáo viên

có nghiệp vụ còn yếu học tập được nhiều điều bổ ích, tương tác nâng cao nănglực chuyên môn, năng lực sư phạm là sự tương tác tương hỗ

Dự giờ thao giảng, giáo viên dạy được chọn là giáo viên có tay nghề khágiỏi, giáo viên dự giờ là tất cả giáo viên trong hội đồng sư phạm, hoặc các giáoviên tự nhiên hoặc xã hội

Trang 14

Tiết đăng ký dạy tốt của giáo viên, được đầu tư nhiều thời gian và côngsức, thể hiện được kỹ năng nghề nghiệp, tư duy đổi mới Qua tiết dạy, giáo viên

dự giờ học tập được nhiều kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, cách tổchức lớp học gây sự hứng thú, chủ động cho học sinh trong lĩnh hội kiến thức.Khi được dự giờ có báo trước, đối với giáo viên dạy có chuẩn bị chu đáo,

từ dụng cụ cho giảng dạy, kế hoạch dạy học, nội dung và phương pháp, cách tổchức lớp học Đối với giáo viên dự cũng được nghiên cứu trước bài dạy và tiêuchuẩn đánh giá, xếp loại và học hỏi được nhiều kinh nghiệm Qua dự giờ làmcho giáo viên nâng cao được ý thức, tinh thần trách nhiệm với học sinh, xâydựng kỷ cương nề nếp trong giảng dạy Thông qua dự giờ, Ban giám hiệu nắmđược năng lực của đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chođội ngũ sát với yêu cầu, đúng nhu cầu, sát với thực tiễn của đơn vị mang lại hiệuquả tích cực và có tính khả thi cao

Dự giờ không thông báo trước giúp Ban giám hiệu nắm được sự chuẩn bịcủa giáo viên trước khi đến lớp như thế nào? Lớp học ra sao? Để kịp thời điềuchỉnh, uốn nắn những sai lệch của giáo viên

Công tác dự giờ có tác dụng bồi dưỡng hai chiều, ngoài giáo viên dạy thìgiáo viên đi dự giờ cũng học tập được rất nhiều điều trong giảng dạy

Hạn chế và nguyên nhân

Trong thảo luận và góp ý, đánh giá, xếp loại, một số ít giáo viên ngại vachạm nên thiếu sự thắng thắn, chân tình làm cho nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩykhông được như mong đợi Số giờ dự của các giáo viên này thường đủ theo chỉtiêu, mang tính đối phó nhiều hơn là học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

Do đào tạo ở các trường sư phạm, sinh viên được thực hành giảng dạy rất

ít, một số sinh viên học các trường đại học khác chỉ cần có chứng chỉ sư phạm làđược tuyển dụng vào trường dạy học nên số giáo viên mới hợp đồng rất lúngtúng trong giảng dạy, góp ý trao đổi sau dự giờ, đặc biệt hơn là một số giáo viênkhông được học từ các trường sư phạm

Trong dự giờ không thông báo trước cho thấy giáo viên thiếu chuẩn bị, đặcbiệt là một số tiết có đồ dùng dạy học mà giáo viên vẫn “dạy chay”, tính tự giác

Trang 15

của giáo viên trong việc chấp hành quy chế chuyên môn chưa cao, tính tự bồidưỡng tay nghề chưa được giáo viên coi trọng.

Việc đăng ký giờ dạy tốt là tự chọn của giáo viên, việc làm thường xuyêntrong các năm nên có sự đăng ký trùng lặp về tiết, về nội dung bài dạy của nămnày với năm trước

Số học sinh trong một lớp khá đông (thường trên 40 học sinh) và khả nănghợp tác, thảo luận nhóm của học sinh thường tập trung vào những học sinh cóhọc lực từ trung bình trở lên, các học sinh yếu kém thiếu tích cực, chủ động Vìvậy việc tổ chức, quản lý học sinh theo nhóm của giáo viên có nhiều hạn chế vàrất khó khắc phục về tổ chức, quản lý lớp

2 Giải pháp bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp cơ sở

2.1 Cách thực hiện của trường THPT

Giáo viên giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh là danh hiệu được các giáo viên đăng kýđầu năm, hội thi giáo viên giỏi là hoạt động nâng cao tay nghề cho đội ngũ màmỗi tiết dạy được đánh giá khá chi tiết, đúng với năng lực của giáo viên, tạo môitrường học tập tích cực của các giáo viên khác Ngoài ra trường còn phối hợpvới chi đoàn giáo viên, tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm trẻ cho giáo viên

Hội thi giáo viên giỏi hàng năm nhằm tuyển chọn, công nhận và suy tôngiáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, tạo điều kiện để giáo viênthể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học;khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện linhhoạt Chương trình giáo dục phổ thông Tạo điều kiện cho giáo viên dự giáo viêngiỏi cấp tỉnh Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ,

từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi phải đạt các yêu cầu sau:

a) Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng đạt 6,0 điểm trở lên;

b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8,0 điểm trở lên;

Trang 16

c) Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thigiảng đạt loại giỏi.

Danh hiệu giáo viên giỏi được đưa vào chỉ tiêu thi đua, cộng điểm khuyếnkhích trong đánh giá xếp loại tay nghề và xếp loại toàn diện cuối năm học Hộiđồng đánh giá là những giáo viên có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môngiỏi, trong đó có Ban giám hiệu

2.2 Nhận xét, đánh giá

Ưu điểm

Hội thi giáo viên giỏi là biện pháp bồi dưỡng nâng cao tay nghề của giáoviên thấy được khá rõ, được coi là phương pháp bồi dưỡng, nhân rộng tư thựctiễn trong nội bộ, giáo viên dạy muốn được thể hiện mình, khẳng định mình;giáo viên dự học tập được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về đổi mới phươngpháp, cách tổ chức, tính hiệu quả của tiết dạy

Đối với giáo viên dạy, họ chuẩn bị rất kỹ, đầu tư nhiều và có sự giúp đỡ,góp ý của các thành viên trong tổ chuyên môn Giáo viên dạy thể hiện đượcnăng lực, các kỹ năng cần thiết khi lên lớp

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bồi dưỡng cho đội ngũ về kỹnăng cơ bản đổi mới về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học, tạo chohọc sinh hứng thú, tích cực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức

Hạn chế và nguyên nhân

Kết quả thi giáo viên giỏi còn phụ thuộc kết quả học tập của học sinh nênkhông ít giáo viên có năng lực lại không đăng ký hoặc ngại không đăng ký dựthi

Sự khuyến khích về vật chất không phải là quyết định, nhưng cũng chưa

đủ lớn làm động lực thúc đẩy giáo viên tham gia Trong khi đó để có một tiếtdạy tốt, một SKKN khá thì đòi hỏi giáo viên phải đầu tư vào nghiên cứu rấtnhiều, mất rất nhiều công sức và thời gian

Một số gio viên dễ bằng lòng với chính mình, nên khi đạt danh hiệu giáoviên giỏi cấp cơ sở vài lần thì sau đó không đăng ký tham gia nữa

Ngày đăng: 13/01/2019, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông. Ths: Nguyễn Thị Thu Hiền 2. Nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông. Tiến sĩ: Phan Thị Tố Oanh 3. Luật giáo dục năm 2005 Khác
4. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
6. Chỉ thị 40 CT/TW của ban chấp hành trung ương Đảng ngày 15/06/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
7. Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 3/9/2015 của Bộ GDĐT Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2015-2016; Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2016 của Bộ GDĐT Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2016-2017; Công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2017-2018 Khác
8. Các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng: Công văn số 2763 /SGDĐT- GDTrH ngày 04/9/2015 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2015-2016; Công văn số 2606 /SGDĐT- GDTrH ngày 15/9/2016 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2016-2017; Công văn số 1688 /SGDĐT- GDTrH ngày 07/9/2017 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2017-2018 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w