1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

133 321 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

Trong các ấn phẩm du lịch đã được phát hành, khiphân loại các loại hình du lịch, các tiêu thức phân loại thường được sử dụngnhư sau: - Căn cứ theo môi trường tài nguyên: + Du lịch văn hó

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THỊ VIỆT

NGHIÊN CỨU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH SƠN,

HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THỊ VIỆT

NGHIÊN CỨU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH SƠN,

HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC

MÃ SỐ: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ NHƯ VÂN

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của

cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ VũNhư Vân

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

Dương Thị Việt

Xác nhận của khoa

Trang 4

LỜI CẢM ỞN

Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Vũ Như Vân, người đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô của khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên, đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận của mình.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ban ngành thuộc UBND xã Quỳnh Sơn, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do bị hạn chế về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để tôi có thể rút kinh nghiệm và học tập thêm những kiến thức bổ ích Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Học viên Dương Thị Việt

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ỞN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

3.1 Mục tiêu 4

3.2 Nhiệm vụ 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Quan điểm 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Một số đóng góp của đề tài 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

8 Từ khoá 6

NỘI DUNG 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7 1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Du lịch 7

1.1.1.1 Khái niệm 7

1.1.1.2 Phân loại 8

1.1.2 Du lịch cộng đồng 13

1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

18 1.1.4 Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng 34

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 39

1.2.1 Du lịch cộng đồng tại Việt Nam 39

1.2.2 Một số kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở tỉnh Lạng Sơn 42

Tiểu kết chương 1 44

Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 45

XÃ QUỲNH SƠN, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 45

2.1 Đánh gia chung về tiềm năng phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Sơn và xã Quỳnh Sơn 45

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 45

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 50

2.1.3 Đánh giá chung 63

2.2 Hiện trạng hoạt động DLCĐ xã Quỳnh Sơn 64

2.2.1 Lượng khách 64

2.2.2 Doanh thu 68

2.2.3 Cơ sở lưu trú 71

2.2.4 Thực hiện cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động DLCĐ 73

2.3 Đánh giá chung 76

2.3.1 Những kết quả ban đầu trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng động xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn 76

2.3.2 Điểm mạnh và điểm yếu 77

2.3.3 Những vấn đề đặt ra từ thực tế triển khai DLCĐ 78

Tiểu kết chương 2 80

Chương 3ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 81

CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH SƠN 81

3.1 Định hướng phát triển 81

3.1.1 Cơ sở của định hướng 81

3.1.2 Định hướng phát triển DLCĐ Quỳnh Sơn 82

3.2 Một số giải pháp phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn 82

3.2.1 Giải pháp về phát triển và tiếp thị sản phẩm DLCĐ 82

3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 84

Trang 7

3.2.4 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho DLCĐ 87

3.2.5 Giải pháp đối với cộng đồng địa phương 88

3.2.6 Giải pháp về môi trường 93

3.2.7 Giải pháp về một số mô hình góp phần phát triển hoạt động du lịch…99 Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

KẾT LUẬN 102

KIẾN NGHỊ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

TTXTDL Trung tâm xúc tiến du lịch

VHTT & DL Văn hóa thể thao và du lịch

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê khách du lịch đến Quỳnh Sơn giai đoạn 2011 – 2014 66

Bảng 2.2: Tổng số lượng khách và doanh thu ở các hộ gia đình làm nhà nghỉ DLCĐ xã Quỳnh Sơn giai đoạn 2010 - 2014 67

Bảng 2.3: Cơ cấu phân bố lượng khách của các nhà nghỉ DLCĐ 68

xã Quỳnh Sơn giai đoạn 2010 – 2014 68

Bảng 2.4: Mức giá dịch vụ DLCĐ ở xã Quỳnh Sơn 69

Bảng 2.5: Thống kê tổng số khách và doanh thu DLCĐ xã Quỳnh Sơn giai đoạn 2011 – 2014 69

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ du lịch xã Quỳnh Sơn 52Hình 2.3 Tổng lượng khách du lịch đến Quỳnh Sơn giai đoạn 2011 – 2014 66

Hình 2.4 Biểu đồ tổng số lượng khách và doanh thu DLCĐxã Quỳnh Sơngiai đoạn 2011 – 2014 70Hình 2.5: Quy ước của DLCĐ xã Quỳnh Sơn 74

Trang 11

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Ngày nay, trên thê giơi , du lich la môt trong nhưng nganh kinh tê “hêt sưc phu thuôc vao môi trương thiên nhiên cung như cac đăc trưng văn hoa xa hôi cua cư dân ban đia ” (Hiêp hôi bao tôn thi ên nhiên quôc tê tai Viêt Nam

“Xây dưng năng lưc phuc vu cac sang kiên vê du lich bên vưng” Đê cương

dư an , 1997) Tư đâu thâp niên 90 của thế ky XX , các nhà khoa học trên thế giơi đa đê câp nhiêu đên phat triên du li ch vơi muc đich đơn thuân la kinh tê đang đe doa môi trương sinh thai va nền văn hoa ban đia Hâu qua cua cac tac đông nay se anh hương đên sư phat triên lâu dai cua nganh du lich Chính vì vây đa xuât hiên yêu câu ng hiên cưu “phat triên du lich cộng đồng” nhăm hanchê tac đông tiêu cưc cua hoat đông du lich , đam bao c ho sư phat triên bên vưng Môt sô loai hinh du lich đa đươc ra đơi bươc đâu quan tâm đên khia cạnh môi trường và văn hóa bản địa như : du lich sinh thai , du lich găn vơi thiên nhiên, du lich mao hiêm , du lich kham pha , du lich công đông (DLCĐ)

đa gop phân nâng cao hiêu qua cua mô hinh du lich co trach nhiêm , đam bao cho sư phat triên bên vưng

Du lich cộng đồng ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giơi, nhân thưc vê môt phương thưc du lich co trach nhiêm vơi môi trương, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng đã xuất hiên tai Viêt Nam dươi cac hinh thưc du lich tham quan , tìm hiểu với những tên goi như: du lich sinh thai, du lich công đông, du lich thiên nhiên

DLCĐ xã Quỳnh Sơn bước đầu đãvđi vào hoạt động Đây là một môhình mới mở ra cho huyện Bắc Sơn khai thác thế mạnh phát triển ngành dulịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững, huyđộng cộng đồng xã hội tham gia đắc lực vào công tác du lịch của địa phương.Quỳnh Sơn không chỉ có cảnh đẹp, với những cung đường mây trắng mà nơiđây còn có hệ thống hang động kỳ thú Khám phá DLCĐ ở Quỳnh Sơn là dịp

Trang 12

để du khách chinh phục những tuyến điểm du lịch hấp dẫn, những bản làngvăn hóa, những phiên chợ vùng cao.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được thì còn tồn tại nhiều khókhăn cũng như hạn chế phải khắc phục Vì vậy, cần có sự nỗ lực của các cấp

ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây để sản phẩm du lịch và chất lượng phục

vụ ngày một tốt hơn

Trong cách đặt vấn đề nói trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu cho luận

văn thạc sĩ địa lí với đề tài: “ Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”

Đề tài được sự hưỡng dẫn khoa học của TS Vũ Như Vân, sự giúp đỡcủa các thầy cô khoa Địa lý Trường ĐHSP Thái Nguyên, sự hỗ trợ nhiệt tình

và có hiệu quả của các ban ngành thuộc UBND xã Quỳnh Sơn, của phòngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Hoạt động DLCĐ nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước bằngviệc đề ra các chính sách, các quy hoạch phát triển nhằm xây dựng ngành dulịch nói chung và DLCĐ thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng trưởng

và phát triển kinh tế nhanh và bền vũng Đó là : Luật Du lịch Việt Nam năm

2005 [3], Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [4] Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMN phía Bắc đến năm 2020 [2].

Trên mang internet có thể tìm thấy 493 000 WEBSSITES về phát triển

du lịch cộng đồng Quan trọng và thiết thực cho nghiên cứu đề tài là Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng của Quỹ Châu Á & Viện Nghiên cứu

phát triên nông thôn và ngành nghề ở Việt Nam (NT&NN) [6]

Nguồn thông tin tư liệu thứ cấp khá phong phú cho triển khai đề tài Đó là: Địa lý du lịch Việt Nam, [9]; Địa lý du lịch cộng đồng : Lý thuyết và vận dụng [5] Nhập môn khoa học du lịch, [8], Du lịch sinh thái - những vấn đề lý

luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, [4]

Trang 13

Đề tài tiếp cận trực tiếp nhiều nguồn thông tin tư liệu về DLCĐ địaphương với giá trị kép vừa sơ cấp vừa thứ cấp Đó là các văn bản pháp lí vềquy hoạch xây dựng làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn gồm: Báo cáo số44/BC – TTXTDL ngày 26/07/2010 của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng

Sơn v/v Khảo sát xây dựng tuyến du lịch văn hóa lịch sử huyện Bắc Sơn và vùng phụ cận; Công văn số 48/TTXTDL ngày 30/07/2010 của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Tiếp tục triển khai nội dung xây dựng mô hình làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn; Quyết định số 50/QĐ – UBND ngày 28/06/2013 của Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Sơn v/v Ban hành Quy ước hoạt động DLCĐ xã Quỳnh Sơn - huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn; Thông báo số

12/TB- UBND ngày 03/08/2010 của UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơnv/v Thông báo các hộ gia đình là điểm lưu trữ du lịch tại làng văn hóa DLCĐ

xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn; Quyết định số 52/QĐ – TTXTDL ngày 09/08/2010

của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Hỗ trợ kinh phí hộ gia đình làm cơ sở lưu trú DLCĐ tại làng văn hóa du lịch xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn;

Thông báo số 01/UBND – BQL ngày 28/06/2013 của Ban quản lý DLCĐ xã

Quỳnh Sơn v/v Quy trình hưỡng dẫn thực hiện cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động DLCĐ; Báo cáo số 02/BC – BQL ngày 23/06/2014 của Ban quản

lý DLCĐ xã Quỳnh Sơn v/v Đánh giá tổng kết 3 năm triển khai mô hình làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn Định hướng phát triển trong thời gian tới; Báo cáo số 28/BC – UBND ngày 04/07/2013 của UBND xã Quỳnh Sơn v/v Thực trạng mô hình làng văn hóa DLCĐ tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn và định hướng phát triển năm 2013 và những năm tiếp theo [1], [11], [12], [13], [14],

[15], [16], [17]

Là người con của quê hương Làng Văn hóa du lịch cộng đồng QuỳnhSơn, đồng thời gia đình cũng được đăng ký trực tiếp tham gia Chương trìnhDLCĐ của địa phương, cá nhân tôi có cơ hội trải nghiệm hoạt động DLCĐ của

địa phương Cũng có thể xem đây là nguồn tư liệu sơ cấp vô cùng quý giá.

Tuy nhiên, thực tế phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn cung bộc lộ nhiềuvấn đề, nhiều văn bản hưỡng dẫn, nhiều giải pháp được đề ra, nhận nhiều sự

Trang 14

quan tâm giúp đỡ của chính nquyền, đầu tư vật chất của các hộ gia đình cũngkhá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp, sức hấp dẫn khách du lịch chưa cao,

sự tác động đến xây dựng nông thôn mới chưa rõ nét Tất cả những tồn tại vàthách thức đó đặt ra trước đề tài nghiên cứu nhiều vấn đề, nhưng quan trọnghơn cả vẫn là kiến nghị đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, hướng tới phát triểnbền vững

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu

Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình DLCĐ tại xã Quỳnh Sơn,huyện Bắc Sơn nhằm tạo nên một loại hình du lịch hấp dẫn tại tỉnh Lạng Sơn,góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương

4 Phạm vi nghiên cứu

Về địa bàn: tiến hành nghiên cứu về DLCĐ trên phạm vi lãnh thổ xã

Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu về DLCĐ xã Quỳnh Sơn,

huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đếnnăm 2020

Trang 15

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm

Quan điểm lãnh thổ: Đối tượng nghiên cứu nằm trong một lãnh thổ

nhất định và có những biến đổi nhất định Do vậy, khi nghiên cứu đề tài cầndựa trên quan điểm này để phân tích các đặc điểm gắn liền với lãnh thổ đó, nó

có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ở

xã Quỳnh Sơn

Quan điểm tổng hợp: Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và các

điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến việc hình thành làng văn hóa DLCĐ cótác động qua lại với nhau để tạo nên mô hình làng văn hóa DLCĐ Vận dụngquan điểm này để xem xét tất cả các nguồn lực phát triển du lịch ở xã QuỳnhSơn

Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng

có quá trình vận động lâu dài theo thời gian, các tài nguyên du lịch tác độngđến việc hình thành làng văn hóa DLCĐ Vận dụng quan điểm này để thấyđược hiện trạng phát triển khi triển khai mô hình làng văn hóa DLCĐ QuỳnhSơn trong 4 năm qua Qua đó thấy được những điểm đã đạt được cần phát huycũng như những điểm chưa đạt được cần phải khắc phục trong thời gian tớiđồng thời định hướng phát triển trong những năm tiếp theo

Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này làm cho việc phân tích,

đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được nhữngquan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các

hệ thống với nhau

Quan điểm sinh thái: DLCĐ là hình thức du lịch có sự gắn bó mật thiết

với các điều kiện tự nhiên Các nhân tố tự nhiên như phong cảnh đẹp, khí hậumát mẻ, hệ thống hang động kỳ thú…là những yếu tố tự nhiện góp phần làmnên nét đẹp khi du lịch ở Bắc Sơn

Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững trở thành thuật

ngữ phổ biến trong những năm gần đây, sự phát triển nhằm mục tiêu đạt được

sự phát triển cân bằng, ổn định và lâu dài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng, việc

thu thập tài liệu có thể từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ các phòngban, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, địa phương và các nguồn tài tàiliệu khác như trên báo trí…

Trang 16

Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp chính để lấy được

thông tin cần thiết một cách khách quan nhất Gồm trao đổi phỏng vấn với các

vị lãnh đạo ban ngành liên quan của xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn và phỏngvấn các hộ gia đình làm DLCĐ cũng như những người dân khác ở trong làng

về DLCĐ

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đi thực địa tại xã Quỳnh Sơn,huyện Bắc Sơn tôi đã thu thập được nhiều thông tin bổ ích Phương pháp nàygiúp tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giámột cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu Cáchoạt động chính trong tiến hành phương pháp này là: Quan sát, mô tả, điềutra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim, gặp gỡ trao đổi với chính quyền địaphương, các ban quản lý tài nguyên, các cơ sở quản lý chuyên ngành ở địaphương và cộng đồng sở tại

Phương pháp bản đồ và GIS: Đây là phương pháp đặc trưng của địa lí,

sử dụng phần mềm mapinfo để xử lí số liệu thống kê, thành lập cơ sở dữ liệu

để xây dựng các bản đồ chuyên đề minh chứng cho nội dung của đề tài

Phương pháp dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại lãnh thổ tiến

hành đưa ra các dự báo về tiềm năng, những khó khăn trong quá trình pháttriển mô hình làng DLCĐ để từ đó có hướng điều chỉnh hay khắc phục

6 Một số đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa về lí luận và thực tiễn phát triển DLCĐ cộng đồng trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; vận dụng trongnghiên cứu phát triển phù hợp với điều kiện miền núi và vùng dân tộc khókhăn ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả DLCĐ theo hướng phát triển xanh và bền vững

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúccủa luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ

Chương 2: Hiện trạng phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép Một mặt, nó mang ýnghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích vui chơi, giảitrí,…Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt độnggắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra

Giáo sư, tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thếgiới đã nhận định: “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì cóbấy nhiêu định nghĩa”

Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “ Dulịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hànhtrình với mục đích giải trí Ở đây sự giả trí là động cơ chính”

Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: “ Du lịch là sựchinh phục không gian những người đến từ một địa điểmmà ở đó họ không cóchỗ trú ngụ “ thường xuyển”

Vào năm 1941, ông Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) – hai người được coi

là những đặt nền móng cho lý thuyết về cung dịch vụ đã đưa ra định nghĩa:

“Du lịch là tập hợp các mỗi quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong cáccuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu

Trang 18

trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”.

Theo nhà kinh tế học Kalfioti, du lịch là sự di chuyển tạp thời của cánhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần,đạo đức, do đó tạo nên các các hoạt động kinh tế [10]

Từ các định nghĩa trên thấy đây ta thấy hầu hết các tác giả đều xuấtphát từ đặc điểm di chuyển của khách du lịch để đưa ra định nghĩa Nhữngđịnh nghĩa đó chưa đi sâu vào bản chất đích thực của du lịch để làm rõ nộihàm của nó Thực chất du lịch là quá trình du ngoại của con người theo mộtlịch trình nhất định để thưởng thức cái đẹp, cái mới lạ, không nhằm mục đíchsinh lời bằng đồng tiền Với bản chất đích thực như vậy chúng ta có thể đưa

ra định nghĩa về du lịch như sau:

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [3].

Trong sách Địa lí du lịch PGS Nguyễn Minh Tuệ có trích dẫn:

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trữ tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa (I.I Pirôgionic, 1985) [9].

1.1.1.2 Phân loại

Khái niệm loại hình du lịch: Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình

du lịch có thể được định nghĩa như sau: Loại hình du lịch được hiểu là mộttập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúngthỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự hoặc được bán cho cùngmột nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách

tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một giá bán nào đó [6]

- Tầm quan trọng của phân loại:

Trang 19

+ Xác định được những đóng góp kinh tế, những hạn chế của từng loạihình du lịch Trên cơ sở đó, các tổ chức quản lý du lịch sẽ hình thành chínhsách khuyến khích hay hạn chế đối với từng loại hình du lịch

+ Phân loại làm cơ sở cho hoạt động marketing của các điểm đến dulịch và các tổ chức kinh doanh cu lịch Mỗi loại hình du lịch sẽ chứa nhữngnét đặc trưng của một nhóm du khách Qua việc phân tích các loại hình dulịch đang tồn tại có thể xác định được cơ cấu khách hàng mục tiêu của điểmđến du lịch hay của cơ sở kinh doanh du lịch

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thànhcác loại hình khác nhau Trong các ấn phẩm du lịch đã được phát hành, khiphân loại các loại hình du lịch, các tiêu thức phân loại thường được sử dụngnhư sau:

- Căn cứ theo môi trường tài nguyên:

+ Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân

tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống Chất bột để gột nên hồ cho du lịch văn hóa phát triển bềnvững là dựa vào hai dạng tài nguyên nhân văn vật thể và nhân văn phi vật thể

+ Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với

bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triểnbền vững Loại hình du lịch này tuy ra đời khá muộn nhưng nó đã nhanhchóng trở thành một loại hình du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc

độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và các vườn quốc gia

- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ

+ Du lịch quốc tế: được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác.

Ở loại hình du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ởnơi đến du lịch Du lịch quốc tế chia thành 2 loại: (1) Du lịch quốc tế chủđộng: nước nhà chủ động đón khách từ các nước tới tham quan và làm tăngthu nhập ngoại tệ (2) Du lịch quốc tế bị động: là nước này gửi khách đi dulịch nước khác và phải mất một khoản ngoại tệ

+ Du lịch nội địa: Chuyến đi của người du lịch từ chỗ này sang chỗ

khác những trong phạm vi đất nước mình chi phí bằng tiền nước mình Điểm

Trang 20

xuất phát và điểm đến nằm trong lãnh thổ nước mình Loại hình du lịch nàyphát triển ở các nước đang phát triển và kém phát triển Nguyên nhân chủ yếu

là do điều kiện kinh tế của người dân

- Căn cứ theo vị trí địa lí

+ Du lịch nông thôn

Loại hình này mới phát triển trong những năm gần đây Khách du lịchchủ yếu là những người ở thành phố chủ yếu là tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉngơi hoặc tìm về kí ức tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê và nhữngmón ăn lạ

+ Du lịch thành thị

Khách du lịch muốn tham quan những thành quả của sự phát triển kinh

tế, xã hội với những tòa nhà cao tầng, những nhà máy, công viên, các côngtrình kiến trúc đồ sộ và đi mua sắm Đối tượng khách chủ yếu là những ngườisống ở nông thôn, những người sống ở thành phố cấp II, III, các thị xã (đốivới du lịch nội địa), khách du lịch ở các nước kém phát triển và đang pháttriển (đối với du lịch quốc tế)

+ Du lịch biển

Hiện nay, du lịch biển đóng một lượng khách lớn trên phạm vi thế giới

Du lịch biển với hai hình thức là chữa bệnh và thể thao…cho nên chúng ta cóthể gọi là loại hình này là loại hình du lịch tổng hợp (du lịch nghỉ dưỡng và dulịch thể thao Các ở biển đẹp nước trong xanh, cát trắng mịn, luôn chan hòaánh nắng là điều kiện hấp hẫn khách du lịch Nhìn chung các nước vùng nhiệtđới là những nước phát triển mạnh về du lịch biển

+ Du lịch miền núi

Hiện nay du lịch biển đang thu hút lượng khách kham quan nhiều nhấtnhưng trong tương lai thì du lịch nghỉ núi sẽ chiếm ưu thế Du lịch nghỉ núithường gắn với hoạt động thể thao, chữa bệnh, hòa mình vào thiên nhiên đểthư giãn lấy lại sự thăng bằng về tâm lí

- Căn cứ theo hình thức tổ chức

+ Du lịch cá nhân

Trang 21

Khách tự chọn cho mình một chương trình tham quan nghỉ ngơi trong

số rất nhiều chương trình du lịch do nhà tổ chức kinh doanh ấn định hoặc tựvạch ra chuyến hành trình, kế hoặc lưu trú, địa điểm ăn uống tùy nghỉ

+ Du lịch theo đoàn

Loại hình này thường gắn liền với việc kinh doanh ở các công ty lữhành Khách được tổ chức đi tập thể theo một chương trình định sẵn, cùngmột phương tiện vận chuyển, cùng một HDV và thường trả theo giá chọn gói

- Căn cứ theo phương thức hợp đồng

+ Du lịch trọn gói

Khách du lịch thường kí hợp đồng trọn gói với các công ty lữ hành khimuốn tham gia vào một chuyến du lịch với một số tiền nhất định Thường cácdịch vụ trọn gói mà các công ty lữ hành liên kết với các đơn vị kinh doanhkhác nhau cung cấp cho khách

+ Du lịch từng phần

Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể làdịch vụ lưu trữ, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển v.v Còn lạikhách tự tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có

- Căn cứ theo phương tiện vận chuyển

+ Du lịch đường bộ

Du lịch xe đạp: Vừa kết hợp tham quan vừa thể thao, và tất nhiên tiếtkiệm một số tiền về phương tiện đi lại để phục vụ vào mục đích khác Bêncạch đó du khách có thể xâm nhập dễ dàng với cuộc sống dân bản xứ và đi tớinhững nơi đường xá chưa phát triển

Du lịch xe ôtô: Loai hình này gắn liền với kỹ nghệ sản xuất xe hơi.Người ta dự tính rằng trung bình trên thế giới sản xuất 25 triệu xe hơi trongmột năm Các gia đình thường sử dụng ôtô nghỉ ngơi cuối tuần

+ Du lịch đường hàng không

Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu củakhách, có thể tới tham quan, nghỉ dưỡng tại các nước, những vùng xa xôinhất, tranh thủ sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần trong thời gian di chuyểnngắn nhất

Trang 22

+ Du lịch bằng đường thủy

Từ xa xưa vua chúa đã đi du ngoại bằng thuyền trên sông, hồ, biển.Ngày nay, nhiều hang tàu có các loại tàu với chất lượng tương đương kháchsạn 5 sao với nhiều loại dịch vụ phong phú như thể thao, bơi, matxa,…có thểđáp ứng nhu cầu cao của du khách

- Căn cứ vào mục đích di chuyển

+ Theo mục đích chung

Du lịch tham quan: tham quan là hành vi quan trọng của con người với

mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch này thỏamãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến

đi du lịch đến những nơi lạ để tìm hiểu các di sản văn hóa, di tích lịch sử, cáccông trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội độc đáo, các làng nghề thủ côngtruyền thống, các bản làng của người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán vàtìm hiểu những thành tựu kinh tế, chế độ xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗiđịa phương mỗi quốc gia và có thể là một phong cảnh thiên nhiên kỳ thú

Du lịch giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi

công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng nhưtinh thần) Trong chuyến đi, nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu đượccủa du khách

Du lịch nghỉ dưỡng: Du khách tìm đến các bãi biển, vùng suối nước

khoáng, nước nóng có giá trị y học cao để chữa bệnh Bên cạch đó do đờisống công nghiệp, sự làm việc căng thẳng nên tranh thủ những ngày nghỉ tìmđến với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để thay đổi môi trường sốnghàng ngày, tránh tình trạng stress

+ Theo mục đích riêng

Du lịch thể thao: Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại

hình đem lại nguồn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng khách

du lịch Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới ngày càng rasức chạy đua để được đăng cai một kỳ Thế Vận Hội, Worldcup bên cạnh việcthu lợi nhuận là quảng bá hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch

Trang 23

Du lịch tôn giáo: Vì tôn giáo là nhu cầu tinh thần và tín ngưỡng trong

những cá nhân theo tôn giáo của họ, do đó động cơ đi và đến những nơi cộinguồn của tôn giáo là mong muốn và là nguyện vọng hàng năm của họ Ngoài

ra còn có những đối tượng không thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có

xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt động mang tính tôn giáo

Du lịch thăm hỏi: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm gặp mặt,

thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng bà con, họ hàng,bạn bè, người thân quen

+ Theo trách nhiệm

Du lịch MICE: Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference

Event Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặcbiệt mức chi tiêu cao hơn khách tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghịquốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao,tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu)

1.1.2 Du lịch cộng đồng

1.1.2.1 Khái niệm

Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vàonhững năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh Theo Keith và Ary, 1998 thì

“Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý,

tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”[6]

Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hôi hoc Trong đơi sông xa hôi , khái niệm cộng đồn g đươc sư dung môt cach tương đôi rông rai , để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau vê quy mô , đăc tinh xa hôi Tư nhưng khôi tâp hơp ngươi , các liên minh rông lơn như công đông châu Âu , công đông c ác nước Ả Rập , đến một hạng/kiêu xa hôi , căn cư vao đăc tinh tương đông vê săc tôc , chủng tộc hay tôn giao , như công đông ngươi Do Thai , công đông ngươi da đen tai Chicago Nhỏ hơn nữa , danh tư công đông đươc sư du ng cho cac đơn vi xa

Trang 24

hôi cơ ban la gia đinh, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xãhôi chung vê lưa tuôi , giơi tinh , nghê nghiêp , thân phân xa hôi như nhomnhưng ngươi lai xe taxi, nhóm người khiếm thị,

Tại Việt Nam , lân đâu tiên khai niêm phat triên công đông đươc giơi thiêu vao giưa nhưng năm 1950 thông qua môt sô hoat đông phat triên công đông tai cac tinh phia Nam , trong linh vưc giao duc Tư nganh giao duc , pháttriên công đông chuyên sang linh vưc công tac xa hôi Đên nhưng năm 1960,

1970, hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo.[5]

Thuât ngư Du lich dưa vao công đông xuât phat tư hinh thưc du lich

làng bản từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản , tìmhiêu vê phong tuc tâp quan, cuôc sông hoang da, lê hôi, cũng có thể là một vàikhách muôn kham pha hê sinh thai đa dang , đia hinh hiêm trơ , nhiêu nui caovưc sâu nhưng lai thưa thơt dân cư , các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhât la đôi vơi khach tham quan

Ngày nay, DLCĐ đươc chinh phủ, tô chưc kinh tê, xã hội của các nước quan tâm nên đa trơ thanh linh vưc mơi trong nganh công nghiêp du lich Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vưc nay nên tư đo cac vân đê xa hôi , văn hoa, chính trị, kinh tê va sinh thai trong khuôn viên lang ban trơ thanh nhưng tac nhân tham gia cung câp dich vu cho du khach va thu hut đươc nhiêu khach du lich đên tham quan , ngươi dân bản xứ cũng có thu nhâp tư viêc cung câp dich vu va phuc vu khach tham quan nên loai hinh du lich dưa vao công đông ngay cang đươc phô biên va co y nghĩakhông chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng

Vê mă t ly luân vê DLCĐ : Các nước ASEAN như Indonesia , Philipin,Thái Lan đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình và tập huấn ,đao tao ky năng phat triên du lich dưa vao công đông

Môt sô tên goi thương dung khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng : Dulịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism) / Phát triển cộng đồngdưa vao du lich (Community – development in tourism) / ( Phát triển du lịch

Trang 25

sinh thai dưa vao công đông (Community – Based Ecotourism) / Phát triển dulịch có sự tham gia của cộng đồng(Community – Participation in Tourism)

Như vây, DLCĐ chinh la net tinh tuy cua du lich sinh thai va du lich bên vưng DLCĐ nhân manh vao ca hai yêu tô la tưhniên, môi trương va con ngươ.i

Môt sô khai niêm cơ ban vê du lich dưa vao công đông :

Do vi tri vê du lich dưa vao công đông , tùy theo góc nhìn , quan điêm nghiên cưu ma du lich công đông co nhưng khai niêm khac nhau

Nhà nghiên cưu Nicole Hausle va Wollfgang Strasdas đưa ra khai niêm:

“Du lich công đông la môt hinh thai du lich trong đo chu yêu la ngươi dân đia phương đưng ra phat triên va quan ly Lơi ich kinh tê co đươc tư du lich se đong lai nên kinh tê đia phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas,

Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000) Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý

DLCĐ la “ phương thưc tô chưc du lich đê cao vê môi trương , văn hoa xã hội DLCĐ do công đông sơ hưu va quan ly , vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng , vê cuôc sông đơi thương cua ho” (Rest: Respondsible Ecological Social Tours,

Thailand, 1997)

Tư viêc nghiên cưu cac khai niêm vê du lich dưa vao công đông, tiên sy

Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn

sách của minh: “Du lich dưa vao công đông la phương thưc phat triên du lich trong đo công đông dân cư tô chưc cung câp cac dich vu đê phat triên du lich, đông thơi tham gia bao tôn tai nguyên thiên nhiên va môi trương , đông thơi cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần tư phát triển du l ịch

và bảo tồn tự nhiên” [5].

Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển

du lịch phân tích vê DLCĐ : "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của DLCĐ ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa Thứ hai là

Trang 26

tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo Để thành công được

Trang 27

điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, tư đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách".[5].

Như vậy, DLCĐ (homestay) là một loại hình du lịch do chính cộngđồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh

tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)

1.1.2.2 Đặc điểm của DLCĐ

Du lịch cộng đồng đã khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và ởnước ta hình thức này trong những năm gần đây cũng được chú ý hơn, thu hútđược sự quan tâm của khách và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch

Du lịch cộng đồng phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiênnhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa Tạp chí Người đưa tin Unesco (12/1989)

đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch (…) Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hi vọng ẩn giấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy biết đến” Như vậy, bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất luôn là những ẩn số

hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá Loạihình du lịch cộng đồng ra đời nhằm phục vụ đối tượng khách thích trảinghiệm cuộc sống, thích học hỏi và giao lưu văn hóa, thích trải nghiệm chínhbản thân mình tại nơi đất khách quê người

Loại hình DLCĐ (homestay) có những đặc điểm:

Phương thức tổ chức loại hình DLCĐ là “3 cùng”: Cùng ăn cùng ở cùng sinh hoạt Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này

Hoạt động DLCĐ thường diễn ra tại các khu vực tài nguyên hoang dã,các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nétđặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện đểxây dựng nhà nghỉ, khách sạn

Trang 28

- Có sự tham gia của cộng đồng địa phương: là một phương thức hoạtđộng kinh doanh mà cộng đồng địa phương là người cung cấp chính các sảnphẩm dịch vụ cho khách du lịch.

- Du lịch cộng đồng chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phươngđảm bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những

nỗ lực bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng

- DLCĐ được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gầngũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và conngười hay ẩm thực tại nơi đến du lịch Với DLCĐ, qua cách tiếp cận gần gũinhất với văn hóa địa phương giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảotồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn vềcuộc sống

- DLCĐ không đòi hỏi yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ.Bởi, khách du lịch cần hơn một không gian thật gần thiên nhiên để trảinghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với những lợi thế vềthiên nhiên của điểm du lịch

- DLCĐ là loại hình du lịch có mức giá không quá đắt Thay bằng phảitốn nhiều tiền ở các khách sạn, ăn trong những nhà hàng sang trọng khi đi dulịch, đặc biệt những ngày cháy phòng khách sạn, nhà hàng, du khách được ăn,

ở cùng người dân bản địa với mức giá rất rẻ Gary Melone một du kháchngười Ireland, chuyên gia tin học làm việc tại Australia đã từng trải nghiệmloại hình du lịch DLCĐ tại Việt Nam cho biết: "DLCĐ là cách tốt nhất để tôi

có những hiểu biết sâu về đất nước các bạn Nếu ở khách sạn tôi sẽ không thểhiểu rõ về cuộc sống của người dân Việt Nam Khi tôi ở Bản Lác, Mai Châu(Hòa Bình), tôi đã được sinh hoạt cùng người dân địa phương, xem họ dệt vảichứng kiến cách họ sinh hoạt, đối xử với nhau Qua quan sát, nói chuyện tôicũng hiểu được nhiều điều về bản sắc của người dân tộc Thái " Việt Nam đãvinh dự được chọn là một trong 8 nước có điểm du lịch homestay nổi tiếngtrên thế giới, được khách du lịch biết đến nhiều khi tham gia du lịch DLCĐ,

đó là Hà Giang một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam [6], [5]

Trang 29

1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

1.1.3.1 Cơ chế chính sách

Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi choviệc phát triển du lịch cộng đồng, sự tham gia của cư dân bản địa, sự hỗ trợcủa chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, và kinh nghiệmphát triển du lịch cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyềnquảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan Cơ chế chính sách cũng đónggóp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm chế sự phát triển củamột điểm du lịch Để phát triển du lịch cộng đồng cần có các cơ chế chínhsách sau:

* Chính sách dài hạn Khuyến khích du lịch: Khuyến khích các cơ sở

đoàn thể đầu tư vào phát triển loại hình DLCĐ Đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ

sở vật chất kỹ thuật đối với các vùng xa xôi, khó khăn có thể áp dụng loạihình DLCĐ Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc thù cóthể kết hợp với loại hình tại điểm du lịch như: du lịch lặn biển, du lịch nghỉdưỡng… đối với loại hình DLCĐ, nhà nước cần có chính sách phát triển dulịch đại chúng

- Kiểm soát chất lượng du lịch: Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản

lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống chất lượng để có thểphát triển loại hình DLCĐ, và dần đi đến khẳng định thương hiệu của công ty

du lịch cũng như điểm du lịch

- Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nướcvới các khu vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ tráchnhiệm trong việc thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồnnhân lực Huy động nguồn lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chungcủa vùng, điểm du lịch

- Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụtài chính và hỗ trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hìnhDLCĐ Có chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụngnhiều lao động địa phương, khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám

Trang 30

sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch Cơchế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ dulịch Khuyến khích các loại hình DLCĐ có trách nhiệm với xã hội và môitrường.

* Chính sách cấp bách: Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi

thế của điểm du lịch đối với sự phát triển của loại hình DLCĐ, có các chínhsách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này

- Đầu tư phát triển sản đặc phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăngcường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khíchsản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo

và chuyển giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cảnước phục vụ cho đào tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận

kỹ năng Sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực

- Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăngcường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chínhđối với thị trường trọng điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiếnquảng bá thị trường trọng điểm, hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trêncác thị trường trọng điểm, chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm

- Chính sách phát triển DLCĐ thân thiện với thiên nhiên: Khuyến khích

hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lựctham gia của cộng đồng địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướngdẫn kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hìnhnghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích kinh tế vớicộng đồng, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề sanglàm du lịch ở các vùng nông thôn

1.1.3.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển củamột điểm du lịch Nên việc một địa điểm du lịch có tài nguyên phong phú và

Trang 31

đa dạng sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho điểm du lịch Tài nguyên du lịch gồm 2loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là những địa

điểm có thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có lịch sử hình thành lâu đời, có đủđiều kiện để phát triển du lịch Là nơi mà cư dân bản địa có nếp sống sinhhoạt đặc trưng của một vùng miền hoặc một tỉnh, có đủ điều kiện khí hậuthuận lợi và được sự quan tâm của nhà nước để du lịch địa phương ngày cànghoàn thiện và phát triển hơn Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địachất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên

có thể được sử dụng vào mục đích du lịch

a) Địa hình

Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địachất lâu dài Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con ngườitrên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình Tất nhiên tùy thuộc vào mụcđích hoạt động kinh tế mà sự phụ thuộc đó nhiều hay ít hay phụ thuộc vàokhía cạnh khác của địa hình Đối với hoạt động DLCĐ, điều quan trọng là đặcđiểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và cácdạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác để tăng tính hấp dẫn củađiểm du lịch Một số dạng địa hình có ý nghĩa với phát triển DLCĐ:

- Địa hình đồng bằng: Đồng bằng là nơi hình thành nuôi dưỡng pháttriển các nền văn hóa, văn minh của một đất nước Tạo điều kiện để kháchDLCĐ tìm hiểu về lịch sử văn hóa của điểm du lịch

- Địa hình vùng đồi: Có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Vùng đồi có

sự phân cắt địa hình tạo nên cảnh quan đẹp, thêm vào đó không gian thoángđãng, bao la nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch Vùng đồi là nơi cócác di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa – lịch sử độc đáo

- Địa hình miền núi: Có ý nghĩa lớn nhất với sự phát triển DLCĐ Tạođiều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DLCĐ kết hợp với các loại hình

du lịch leo núi, nghỉ dưỡng

b) Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạtđộng du lịch Khí hậu gồm những yếu tố như: nhiệt độ và độ ẩm khí hậu,lượng mưa, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tuonjg thời tiết

Trang 32

đặc biệt Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịchhoạt động du lịch: Ví dụ: để phát triển du lịch tắm biển cần các điều kiện như

số ngày mưa tương đối ít, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độnước biển thích hợp nhất là từ 20oC - 25oC Để phát triển loại hình DLCĐ đòihỏi điểm du lịch phải có nét đặc trưng, khác biệt về khí hậu như: khí hậu mát

mẻ, cảnh quan đẹp, không gian trong lành Điểm du lịch có thể là những vùngsông nước, hoặc núi cao thì khí hậu sẽ mát mẽ hơn giúp du khách hứng thúkhi tham quan tìm hiểu về điểm du lịch Khí hậu của Việt Nam rất thích hợp

để phát triển DLCĐ

c) Nguồn nước

Nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng Nó tham gia vào vòngtuần hoàn của cả trái đất Tài nguyên nước của nước ta phong phú gồm nướctrên mặt và nước ngầm Nước trên bề mặt: gồm có ao, hồ, sông, suối Bề mặtnước rộng lớn, không gian thoáng đãng, nước trong xanh Đây là những yếu

tố sẽ cùng hàng loạt yếu tố khác như địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nênmột cảnh quan đẹp hấp dẫn thơ mộng thêm vào đó cùng các bãi biển, bờ ven

hồ, sông… có thể sử dụng phát triển hàng loạt loại hình du lịch như tắm biển,

du lịch thể thao Ngoài ra, nước bề mặt có thể kết hợp với địa hình, dòng chảytrên địa hình có sự thay đổi đột ngột tạo nên thác nước đẹp, tạo nên cảnh quanđẹp Nước ngầm: gồm các điểm nước khoáng, suối khoáng nóng là tài nguyênthiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh

Ở nước ta theo điều tra có trên 400 nguồn nước khoáng Nước khoáng là nướcthiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt ( các ngyên tố hóa học,các khí…) hoặc một số tính chất vật lý ( nhiệt độ cao, độ PH) có tác dụng sinh

lý đối với con người

d) Sinh vật

Sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụmục đích du lịch Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia, cũng như ở Việt Namphục vụ cho mục đích du lịch thường tập trung ở: Các vườn quốc gia, các khubảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái Hiện nay, ở nước ta có 28 vườnquốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 46 khu bảotồn sinh cảnh, 37 khu bảo vệ cảnh quan, 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới Một

số hệ sinh thái đặc biệt như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hôđược bảo vệ khai thác phát triển DLCĐ Trong tài nguyên tự nhiên thì di sảnthiên nhiên thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách không chỉ trong

Trang 33

nước mà cả thế giới Hiện nay, ở Việt Nam có hai di sản thiên nhiên thế giớiđược UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long hailần được công nhận ( tháng 12/1994 và tháng 12/2000), vườn quốc gia PhongNha - Kẻ Bàng ( Quảng Bình) tháng 7/2003.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cáchkhác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo Đây cũng

là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểmkhác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên Đối với loại hình DLCĐgiá trị của tài nguyên du lịch nhân văn của điểm du lịch có sức hấp dẫn caođối với du khách Vì tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiềuhơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc mang tính thứ yếu, bởi tài nguyên

du lịch nhân văn là sản phẩm văn hóa, khi du khách đến thăm quan chủ yếumuốn tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc Tài nguyên du lịch nhân vănthường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn Khi đến thămnguồn tài nguyên nhân văn có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch đã đượcxây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng

a) Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa

Là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực

để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch Các di sản văn hóa thế giới và các

di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sựsinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnhcuộc sống đa dạng của xã hội Qua các thời đại, những di sản văn hóa thế giới

và di tích lịch sử - văn hóa đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về vănhóa, tôn giáo và xã hội loại người Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo nhữngvết tích hoạt động của loài người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựuvăn hóa, nghệ thuật… không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳhiện đại, mà còn có giá trị rất lớn với mục đích du lịch Di sản văn hóa đượccoi là kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc Việc một di sảnquốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa.Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận disản văn hóa thế giới: Cố Đô Huế được công nhận ngày 14/12/1993, ThánhĐịa Mỹ Sơn và Phố Cổ Hội An được công nhận ngày 14/12/1999 Di tích lịch

sử văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗiđất nước và của cả nhân loại Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể

Trang 34

về đặc điểm văn hóa của mỗi nước Di tích lịch sử văn hóa ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành:

- Di tích văn hóa khảo cổ: Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giátrị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thờigian nào đó trong lịch sử cổ đại Đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm sâutrong lòng đất, cũng có trường hợp tồn tại trên bề mặt đất Di tích văn hóakhảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân chia thành di chỉ cư trú

và di chỉ mộ táng

- Di tích lịch sử: Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm lịch

sử riêng, được ghi dấu lại ở những di tích lịch sử Sự ghi dấu ấy có khác nhau

về số lượng, sự phân bố và nội dung giá trị

- Các danh lam thắng cảnh: Là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp,hoặc có công trình xây dựng cổ nổi tiếng Danh lam thắng cảnh không chỉ vẻđẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn dobàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên

b) Các lễ hội

Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, làmột kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc

là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ

tổ tiên, ôm lại truyền thống hoặc để giải quyết những nỗi lo âu, những khaokhát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được hay lễ hội là bộsách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống văn hóa tinh thần của người Việt

Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâmhồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau Lễ hội là sự tổng hợp uyểnchuyển của cái linh thiêng (lễ) và cá trần thế (hội) Lễ hội là một sinh hoạt vănhóa lâu đời của các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam Lễ hội có sứchấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, đã trở thành nhu cầu, một khátvọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ

c) Nghệ thuật ẩm thực

Trang 35

Người Việt rất khéo léo, tinh tế trong việc chế biến các món ăn từ cácsản phẩm nông - lâm - thủy sản Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nôngnghiệp riêng Vì vậy Việt Nam là một quốc gia có nhiều ón ăn đồ uống ngonnhư phở Hà Nội, Cốm Hà Nội, Bánh đậu xanh Hải Dương, Bún bò Huế, Caolầu Hội An, hủ tiếu Nam Bộ… Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam được thểhiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, bày đặc món ăn, cách

ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn đối với du khách

1.1.3.3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch

* Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc thúc đẩy mạnhphát triển du lịch

a) Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điềunày phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sứchấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tốgiao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng

du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội Mỗi loại giaothông có những đặc trưng riêng biệt: Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện chokhách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưngchỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh, rútngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thuy tuy chậm nhưng

có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã cómột số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ

du lịch Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốcgia không ngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăngthời gian nghỉ ngơi và du lịch

b) Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch nó là điều kiện cần để đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin cho khách

Trang 36

du lịch trong nước và quốc tế Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giaothông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con ngườithì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanhchóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm

vi cả nước và quốc tế Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành dulịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc

c) Các công trình cung cấp điện, nước

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khirời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về

ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để choquá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng

là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trícủa khách

d) Cơ sở y tế

Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổsung tại các điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trungtâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ănkiêng…), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi,massage) Các cơ sở y tế luôn luôn gắn liền với các cơ sở thể thao và có thểđược bố trí trong khách sạn

* Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch

Cở sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhtạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác

Trang 37

tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậynên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng

và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đadạng về thể loại dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau Việctiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở,công trình đặc biệt…

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quátrình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khaithác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vìvậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xâydựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hànghoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật

du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá dulịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên

du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch.Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệthống các công trình Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việctạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu củakhách du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật củangành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dântham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên dulịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ

sở vật chất kỹ thuật du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ

sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch Sức hấp dẫn của chúng

có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này

Trang 38

Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụngchúng trong năm Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sởvật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản đểhình thành các trung tâm du lịch.

Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch khôngchỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ dulịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việcgìn giữ bảo vệ chúng Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thànhphần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra,thực hiện các sản phẩm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục

vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch Việcđánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:

- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch

- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quý trình xây dựng và khai thác cơ

sở vật chất kỹ thuật

- Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến Để đi sâu tìm hiểunhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cần chú ý các thànhphần chủ yếu sau:

a) Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú

Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn vàngủ) khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Các cơ sở lưu trúđược phân chia thành nhiều loại:

- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vìmức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phéptiếp đón khách du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến Các cơ sởnày thường nằm ở các đô thị và các điểm du lịch

- Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề ănuống cho khách Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất

Trang 39

kiểu truyền thống địa phương Các nhà khách này thường nằm ở vùng nôngthôn hoặc ngoại vi thành phố.

- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứngcác tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm dulịch trọn gói chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế Thường nằmtại các vùng nông thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương.Thông thường có từ 6 đến 16 phòng

- Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình Đốitượng phục vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ Có khoảng

từ 6 đến 60 phòng Vị trí thường nằm ở các đô thị hoặc các danh lam thắngcảnh có tiếng

- Khách sạn du lịch lớn là các cơ sở kinh doanh quy mô lớn Đối tượngphục vụ là các thương gia hay khách du lịch nhiều tiền Có trên 60 phòng.Thường nằm ở các trung tâm đô thị hay các khu du lịch nổi tiếng Các kháchsạn du lịch lớn gồm nhiều loại, như khách sạn phục vụ các thương gia haykhách du lịch quá cảnh, các khách sạn nghỉ ngơi (từ 3 đến 5 sao) nhằm đóncác du khách đến nghỉ dưỡng trong thời gian ngắn, các làng du lịch (từ 2 đến

3 sao) nhằm phục vụ các khách du lịch đến nghỉ trong từng thời gian ngắn.Ngoài các cơ sở ăn uống, lưu trú trên, trong thành phần của chúng còn baogồm cả hệ thống nhà kho, nhà bảo quản, nhà bếp trang thiết bị và trang trí nộithất phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu không khí thoải mái, dễ chịu cho dukhách Ngoài ra các cơ sở này còn là nơi vui chơi giải trí cho họ, vì vậy chúngcòn có thể có hệ thống công trình trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí nhưdàn nhạc, sàn khiêu vũ, phòng xem video, trò chơi điện tử…

- Ngoài ra còn có các cơ sở lưu trú khác như: Motel, Camping,Bungalow, Nhà trọ thanh niên…

b) Hệ thống cung cấp dịch vụ

Là một phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Mục đích củachúng là đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của khách du lịch bằng việc bán các

Trang 40

mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, hàng thành phẩm và các hàng hoákhác.

Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm 2 phần: một phần thuộc các trungtâm dịch vụ du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu Phần khác thuộcmạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địaphương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách

du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nơi đó Do khách dulịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họ rất phong phú,

đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc… Từ

đó cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa dạng, từcửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàngbán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nộitệ…) Các cửa hàng có thể được bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch, đầumối giao thông

c) Cơ sở thể thao

Là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng có tác dụngtạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm cho nó trở nên tíchcực hơn Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thểthao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùngcho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…)

Ngày nay, công trình cơ sở thể thao là một bộ phận không thể thiếu ởcác trung tâm du lịch Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn,cămping… và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch

d) Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch

Các công trình này nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức vănhoá - xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền vềtruyền thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc

Các công trình bao gồm trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim, nhà hát,câu lạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặchoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch

Ngày đăng: 12/01/2019, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nám. Nxb GD, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận vàthực tiễn phát triển ở Việt Nám
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2002
5. Võ Quế (2006). Địa lí du lịch cộng đồng lí thuyết và vận dụng (tập 1), NXB KH&KT, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí du lịch cộng đồng lí thuyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: NXB KH&KT
Năm: 2006
6. Quỹ Châu Á – Viện nghiên cứu phát triển NT&NN Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàiliệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng
9. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Đình Hòa – Lê Mỹ Dung – Nguyễn Trọng Đức – Lê Văn Tin – Trần Ngọc Điệp (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Đình Hòa – Lê Mỹ Dung – Nguyễn Trọng Đức – Lê Văn Tin – Trần Ngọc Điệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
1. Ban Quản lý du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn. Báo cáo số 02/BC – BQL ngày 23/06/2014 của v/v Đánh giá tổng kết 3 năm triển khai mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn. Định hướng phát triển trong thời gian tới Khác
2. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Quyết định 91 / 2008 / QĐ BVHTTDL, 30/12/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi phgiá bắc đến năm 2020 Khác
7. Quyết định số 980 / QĐ-TTG, 21/6/2013 của Thủ tướng Chính Phủ phê duỵệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
11.Trung tâm xúc tiến du lịch Lạng Sơn. Báo cáo số 44/BC – TTXTDL ngày 26/07/2010 của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Khảo sát xây dựng tuyến du lịch văn hóa lịch sử huyện Bắc Sơn và vùng phụ cận Khác
12.Trung tâm xúc tiến du lịch Lạng Sơn. Công văn số 48/TTXTDL ngày 30/07/2010 của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Tiếp tục triển khai nội dung xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn Khác
13. Trung tâm xúc tiến du lịch Lạng Sơn. Quyết định số 52/QĐ – TTXTDL ngày 09/08/2010 v/v hỗ trợ kinh phí hộ gia đình làm cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng tại làng văn hóa du lịch xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn Khác
14. UBND xã Quỳnh Sơn. Quyết định số 50/QĐ – UBND ngày 28/06/2013 của v/v Ban hành quy ước hoạt động du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn - huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn Khác
15. UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Thông báo số 12/TB- UBND ngày 03/08/2010 v/v Thông báo các hộ gia đình là điểm lưu trữ du lịch tại làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn Khác
16. UBND xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Thông báo số 01/UBND – BQL ngày 28/06/2013 của Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn v/v Quy trình hưỡng dẫn thực hiện cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng Khác
17. UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Báo cáo số 28/BC – UBND ngày 04/07/2013 của UBND xã Quỳnh Sơn v/v Thực trạng mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn và định hướng phát triển năm 2013 và những năm tiếp theo Khác
18. UBND xã Quỳnh Sơn – Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Báo cáo kết quả triển rà soạt đánh giá tiến độ thực trạng nông thôn mới theo 19 tiêu chí đến hết tháng 3 / 2014 xã Quỳnh Sơn Khác
19. UBND xã Quỳnh Sơn – Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Báo cáo khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến hết tháng 7 / 2014 ở xã Quỳnh Sơn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w