1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TUYỂN TẬP ANH HÙNG NGHĨA SĨ VIỆT NAM Ở TRUNG KỲ VÀ NAM KỲ THAM GIA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP

65 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 549 KB

Nội dung

Đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn cùng các quan phe chủ chiến chỉ huy phần nghĩa quân tấn công quân Pháp đóng ở đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ, khu nhượng địa Pháp ở kinh thành Huế. Việc không thành, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương.Ngọn gió Cần Vương vượt qua đèo Hải Vân vào các tỉnh Nam Trung Kỳ1, lập tức được các sĩ phu và nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà hưởng ứng. Tại Quảng Nam, ngay lập tức Trần Văn Dư Chánh sơn phòng Quảng Nam đã khởi xướng lập Nghĩa hội. Ông cùng các ông Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, các ông Cử nhân Phan Bá Phiến, Phạm Như Xương, Nguyễn Tự Tân thành lập Nghĩa hội ở Quế Sơn. Các hội viên cũng đồng thời là nghĩa quân.Nghĩa hội phát triển rộng khắp ở các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Quảng Nam. Sử nhà Nguyễn đã chép: Thân hào Quảng Nam kết nhau làm Nghĩa hội, cử Chánh sơn phòng Trần Văn Dư làm Thư hội1.

Trang 1

TUYỂN TẬP ANH HÙNG NGHĨA SĨ VIỆT NAM Ở NAM KỲ VÀ TRUNG KỲ

THAM GIA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

1 TRẦN VĂN DƯ

Đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn cùng các quan phe chủ chiến chỉ huy phần nghĩa quân tấn công quânPháp đóng ở đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ, khu nhượng địa Pháp ở kinh thành Huế Việc không thành, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 Tôn Thất Thuyết hộ giá vua HàmNghi ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương.Ngọn gió Cần Vương vượt qua đèo Hải Vân vào các tỉnh Nam Trung Kỳ1, lập tức được các sĩ phu và nhân dân cáctỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà hưởng ứng Tại Quảng Nam, ngay lập tức Trần Văn Dư - Chánh sơn phòng Quảng Nam đã khởixướng lập Nghĩa hội Ông cùng các ông Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, các ông Cử nhân Phan Bá Phiến, Phạm Như Xương, Nguyễn Tự Tân thành lập Nghĩa hội ở QuếSơn Các hội viên cũng đồng thời là nghĩa quân

Nghĩa hội phát triển rộng khắp ở các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Quảng Nam Sử nhà Nguyễn đã chép: "Thân hào Quảng Nam kết nhau làm Nghĩahội, cử Chánh sơn phòng Trần Văn Dư làm Thư hội"1

Sau này nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng viết: "Nghĩa hội mọc lên như rừng rậm, binh quân truyền khắp như gió bay"

Thực ra việc chuẩn bị cho kháng chiến chống giặc Pháp ở tỉnh Quảng Nam, từ trước đó một năm, vào tháng 7 năm 1884, khi đó Trần Văn Dư là Đốc Tiễu

sứ Quảng Nam đã xin vua Hàm Nghi củng cố sơn phòng Quảng Nam lúc này đặt tại Dương Hoà (phủ Thăng Bình) để giữ Tả trực kỳ2, phên giậu phía nam kinh đôHuế

Ngày 19 tháng 9 năm 1885, thực dân Pháp đưa ưng Xuy lên làm vua thay cho vua Hàm Nghi, lấy hiệu là Đồng Khánh Đồng Khánh là người có tư tưởngthân thực dân Pháp Vừa ngồi lên ngai vàng, Đồng Khánh đã ra lệnh thuyên chuyển Trần Văn Dư ra khỏi tỉnh Quảng Nam Ông không tuân chỉ mà còn kéo quân rachiếm giữ sơn phòng và uy hiếp tỉnh thành La Qua (Điện Bàn)

Phong trào Nghĩa hội dâng cao, lan rộng ra toàn tỉnh Quảng Nam và trở thành hạt nhân tập hợp "Quảng Nam tam tỉnh Nghĩa hội"3

Quảng Nam tam tỉnh Nghĩa hội gắn liền sự nghiệp của Trần Văn Dư với các nhà lãnh đạo có tên tuổi khác như Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thành (tứcNguyễn Hàm), Lê Trung Đình, Phan Bá Phiến, Nguyễn Tự Tân

1 Nam Trung Kỳ gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

1 Dương Kinh Quốc, Việt Nam - những sự kiện lịch sử, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr 268 viết là Trần Văn Dữ.

2 Nhà Nguyễn chia Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc Tả trực kỳ, Quảng Trị, Quảng Bình thuộc Hữu trực kỳ.

3 Lời của Phan Bội Châu - Tám tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Trang 2

Tháng 9 năm 1885, Trần Văn Dư đã cùng các tướng Nguyễn Thành (Nguyễn Hàm), Hồ Học đem quân đánh tỉnh thành Quảng Nam Bọn quan tỉnh từTuần phủ đến Bố chính, án sát1 đều bỏ thành chạy Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành, tịch thu ấn triện, đốt công văn, sổ sách, mở kho súng trang bị cho nghĩa quân, phánhà giam giải phóng tù nhân, mở kho lương, kho muối phân phát cho nhân dân.

Nghĩa quân Quảng Nam do Trần Văn Dư là người khởi xướng đã trở thành ngọn cờ tụ nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi "Hịch Văn thân Quảng Nam" của Phạm Như Xương đã nêu "Người trong nước phải đền nợ nước".

Hoảng sợ trước phong trào Nghĩa hội, đế quốc Pháp và vua bù nhìn Đồng Khánh thẳng tay đàn áp và mua chuộc Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế DeChampeaux điều quân Bắc Phi đến đánh chiếm La Qua Nghĩa quân cầm cự, tổ chức những trận tập kích vào doanh trại quân Pháp, chặn đánh chúng trên đường hànhquân rồi chủ động rút lui khỏi tỉnh thành để bảo toàn lực lượng Nghĩa quân hoạt động mạnh ở các phủ, huyện Quân Pháp và quân triều đình phải điều động quân línhđến bao vây, đàn áp khiến chúng cũng bị thiệt hại

Trần Văn Dư bị giặc Pháp lừa bắt, sát hại ngày 13 tháng 12 năm 1885 Những người lãnh đạo Nghĩa hội cùng với ông là Nguyễn Duy Hiệu, Phan BáPhiến, Nguyễn Như Xương vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến

Nguyễn Duy Hiệu

Nguyễn Duy Hiệu còn gọi là Nguyễn Hiệu, tục gọi Hường Hiệu, sinh năm 1847 quê ở làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc, nay là huyện Điện Bàn, tỉnhQuảng Nam Nguyễn Duy Hiệu có tư chất thông minh, năm 14 tuổi đã đi thi Hương, nhưng mãi đến năm 1876 mới đậu Cử nhân và khoa thi Hội năm 1879 mới đậuPhó bảng1 Năm 1882, Tự Đức bổ dụng ông làm Giảng tập ở Dũng Thiên đường để dạy hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc)

Khi triều đình Huế ký hoà ước với Pháp ông treo ấn từ quan về cùng Trần Văn Dư - Chánh sơn phòng Quảng Nam; Phan Bá Phiến - Cử nhân khoa NhâmNgọ (1882), từng làm Tri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; Hồ Học còn gọi là Thống Hay, Nguyễn Thành (tức Nguyễn Hàm) thành lập Nghĩa hội chống Pháp

Sau trận đánh vào đồn Mang Cá, toà Khâm sứ Pháp vào đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885 thất bại, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật,Trần Xuân Soạn cùng các tướng phe chủ chiến rời kinh thành Huế, đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị Cùng ngày, trên đường đoàn đi đến xã Văn Xá, TônThất Thuyết ra bản Thông báo cho khắp nước biết việc vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp

Lập tức Nguyễn Duy Hiệu cùng các ông Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến, Hồ Học, Nguyễn Thành chiêu mộ quân nghĩa dũng đánh Pháp Riêng ông Hồ Họcchiêu mộ được 1.000 quân Hồ Học được Nguyễn Duy Hiệu giao chỉ huy quân đánh từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông

Nguyễn Duy Hiệu được vua Hàm Nghi sắc phong: Binh bộ Tả tham tri sung Tham tán quân vụ đại thần, kiêm lý Nam Ngãi Tổng đốc1

1 Tuần phủ: Chức quan do nhà Nguyễn đặt từ năm 1831 khi bỏ trấn, lập ra các tỉnh Tuần phủ (tòng nhị phẩm) đứng đầu một tỉnh nhỏ hoặc tỉnh ở miền núi.

Bố chính, hàm chánh tam phẩm, nhà Nguyễn đặt từ năm 1831 là phó của Tổng đốc hay Tuần phủ, trông coi việc hộ trong toàn tỉnh.

án sát: do nhà Nguyễn (vua Minh Mệnh năm thứ 12) đặt ra dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính.

1 Phó bảng: Học vị được đặt thêm từ năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) Phó bảng xếp sau Tiến sĩ, không được dự thi Đình Tên được ghi vào bảng đỏ, không được

khắc vào bia đá.

1 Binh bộ Tả tham tri là chức quan hàm tòng nhị phẩm, Theo “Đại Việt Quốc âm Hán tự Pháp dịch tập thành” của J.F.M Génibrel ấn hành năm 1898 thì đó là

Phó thượng thư thứ nhất bộ Binh, có nhiệm vụ cai trị và quyền hạn thanh tra.

Tham tán quân vụ đại thần: cũng theo J.F.M Génibrel đó là quan hàm cao cấp được nhà vua và Viện Cơ mật uỷ phái như một tham mưu trưởng, toàn quyền

tổng thanh tra về quân sự trong một địa bàn rộng lớn.

Trang 3

Nguyễn Duy Hiệu đã nhân danh vua Hàm Nghi phong chức cho những người đảm đương trách nhiệm hành chính và quân sự trong Nghĩa hội.

Nghĩa quân của Nghĩa hội chiến đấu rất dũng cảm, phát triển nhanh, giặc Pháp vô cùng lo sợ, phải đóng thêm ở Quảng Nam tới 36 đồn Nhưng nghĩa quânvẫn đánh những trận táo bạo trên sông Thu Bồn, vùng ái Thìa và Trường Phục

Sau khi Trần Văn Dư bị giặc Pháp sát hại vào tháng 12 năm 1885 thì Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến trực tiếp lãnh đạo Nghĩa hội, chỉ huy nghĩa quântiếp tục chiến đấu Việc đầu tiên Nguyễn Duy Hiệu quan tâm là khi Quảng Ngãi, Bình Định hưởng ứng chiếu Cần Vương thành lập Nghĩa hội, tổ chức lực lượng nghĩaquân, xây dựng căn cứ chống Pháp thì Đờ Cuôcxi ra lệnh cho tướng Pruthônmơ (Prudhomme) điều động công binh mở đường từ Huế vào Đà Nẵng trước hết để hànhquân bình định đất Quảng Nam Ngày 14 tháng 2 năm 1885, Prudhomme, đại úy công binh Pháp, đội hộ tống và 12 tên lính đã tham khảo ý kiến của linh mục Mailat(Maillard) tại Phú Thượng là cố đạo kiêm gián điệp Tên này đã mách cho một con đường tiện lợi hơn ngả đèo Hải Vân mà y đã biết từ lâu1 Nhưng việc không thành,đại tá công binh Pháp đã lập tức phúc trình cho Prudhomme, và cuối cùng Đờ Cuôcxi phải quyết định chọn con đường qua đèo Hải Vân

Con đường đèo này nguyên trước kia là đường cái quan nối liền hai tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam qua cửa ải Hùng Quan - lối đi có nhiều đá lớn chồngchất dựng thẳng đứng, khách đi đường phải bám đá, vịn vào mà tiến lên

Giặc Pháp được sự đồng ý của Đồng Khánh đã quyết định mở con đường đó Chúng bắt phu ở Huế, Thừa Thiên và Quảng Nam, Quảng Ngãi đi mở conđường này Đờ Cuôcxi giao cho đại úy công binh Bensơn (Besson) đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan năm Britxô thi công con đường này

Nhưng Benson đã bị nhân dân các làng xã bị chúng bắt đi phu làm đường chống đối kịch liệt Trong một bức thư gửi cho Britxô đề ngày 18 tháng 2 năm

1886, Britxô đã phải thừa nhận: "Toàn bộ số phu do Huế cung cấp để làm con đường qua đèo Hải Vân, khi đi đến đoạn đường thuộc Quảng Chợ nằm trong địa hạt tỉnhQuảng Nam đã bỏ việc ra về, mặc dù công việc sườn phía bắc chưa làm xong"1 Trong cuốn Souvenirs de L'Annam et du Tonkin, J Mason cũng phải ghi nhận: "Thay

vào sự giúp đỡ thiện chí của các làng, xã, Besson chỉ toàn gặp phải sự đối kháng có hệ thống ở khắp mọi nơi đối với các kế hoạch của ông, và thường xuyên công việchoàn thành ban ngày, ban đêm lại bị phá hủy hết

Khi những sự kiện diễn ra ở phía Nam Huế thì những tỉnh phía bắc Huế đã được khuấy lên bởi ảnh hưởng của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết Đầu chúng

ta (chỉ Pháp) đã được mang ra treo làm giải thưởng

Các quan lại tìm cách gắn những hành động đó vào hành động của kẻ cướp Nhưng… ngược lại, đó là kết quả của những âm mưu ngấm ngầm, của nhữngngười bất đắc dĩ thấy người Pháp đặt chân lên xứ sở của họ"

Nguyễn Duy Hiệu nhận rõ vị trí quan trọng của con đường vượt qua đèo Hải Vân sẽ trực tiếp uy hiếp nghĩa quân Quảng Nam, nên đã quyết định phải cóhành động vũ trang để ngăn chặn hoặc ít ra làm chậm trễ tiến độ thi công con đường này bằng cách phá hoại từng đoạn đường khi có thời cơ

Qua công tác điều tra, nghĩa quân thấy rõ, đoàn công tác thi công con đường do tên đại úy Bessơn cầm đầu có 10 người, trong đó có người thông ngôn tên

là Trần Văn Quế nên nghĩa quân đã thuyết phục người thông ngôn này làm nội ứng cho nghĩa quân để tiêu diệt đoàn công tác này

Nghĩa quân Quảng Nam nhận được sự cộng tác của Trần Văn Quế Nguyễn Duy Hiệu phái một đội nghĩa quân đông tới 300 người, cải trang làm thợ sơntràng, thợ săn, người buôn bán, tiếp cận phu làm đường một khoảng cách nhất định, cử người giữ đầu mối liên lạc giữa viên thông ngôn với viên chỉ huy nghĩa quân.Đội nghĩa quân cải trang này có nhiệm vụ theo dõi chặt tiến độ làm đường của quân Pháp, vận động phu làm đường lãn công, bãi công bỏ việc về quê, thực hiện pháhoại từng đoạn đường, tập kích đoàn công tác khi có thời cơ

Sẩm tối ngày 28 tháng 2 năm 1886, viên chỉ huy đội nghĩa quân nhận được tin tối nay đoàn công tác do đại úy công binh Bessơn chỉ huy sẽ ngủ lại ở trạmNam Ngãi Tổng đốc: chức quan đầu tỉnh coi cả hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

1 Có lẽ là con đường đi từ Nam Đông đến Huế vòng sau ngả đèo Hải Vân - chú thích của Nguyễn Sinh Duy trong bài "Trận đột kích Nam Chơn Quảng Nam

(2-1886)" trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2 -1981.

1 Dương Kính Quốc: Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất in trong "Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân

Việt Nam", Nxb Lao động, Hà Nội, 1974, tr 144-148 Nguyễn Sinh Duy dẫn trong bài: "Trận đột kích Nam Chơn, Quảng Nam" (2-1986).

Trang 4

Nam Chơn1 nằm dưới chân đèo Hải Vân thuộc huyện Hòa Vang, cách thị trấn Nam Ô khoảng 10 kilômét Đoàn có 10 người thì tên đội Tisauran (Tisserand) cùng 2 tênlính về Huế lĩnh lương, chỉ còn 7 tên Thông ngôn Trần Văn Quế sau khi báo tin cho người liên lạc với nghĩa quân cũng rời khỏi trạm Nam Chơn đến trạm Nam Ô liênlạc chỗ nghỉ cho đoàn.

Người chỉ huy đội nghĩa quân đang thực thi nhiệm vụ trên đèo Hải Vân đã nhận được mệnh lệnh toàn quyền hành động khi có thời cơ Điều này đã đượcnhà cầm quyền Pháp thừa nhận: Một điều chắc chắn là cuộc đánh úp đã được chuẩn bị trước, rất chu đáo do quân lệnh từ bộ tham mưu của Nguyễn Duy Hiệu đưaxuống

Đội nghĩa quân khi đó đang đóng ở làng Cu Đê có tới 300 người gấp rút xuống thuyền và ghe theo ngả sông Thủy Tú ra vịnh Đà Nẵng Nghĩa quân trang

bị bằng mồi lửa và dao nhọn lặng lẽ vòng theo eo đất Chơn Sảng lên bờ vào làng Nam Chơn Nhân dân Nam Chơn đã rút hết đi nơi khác cho nghĩa quân dễ hoạt động

Nửa đêm hôm đó nghĩa quân xông vào giết chết tên đại úy Bensơn cùng 6 tên lính, cắt thủ cấp, thu súng đạn, sau đó đốt trạm Nam Chơn

Kế hoạch làm đường qua đèo Hải Vân bị chậm lại một thời gian Nguyễn Văn Vĩnh, sau khi được Toàn quyền Paulơ đưa vào Viện Cơ mật Huế, đã viết thưcho Đồng Khánh thúc giục: "Hễ gia công làm đường về Quảng Nam, xin bắt xâu cho nhiều và làm cho mau, cho tiện đường ra vô chở chuyên trong mùa khô"1

Do đó con đường chiến lược Huế - Quảng Nam được khai thông

Tháng 3 năm 1886, Phan Liêm2 vừa được Đồng Khánh thăng Thị lang, gia hàm Nhị phẩm sung làm Khâm sai đại thần3, Phạm Phú Lâm làm Phó khâm saiđại thần vào Quảng Nam đàn áp nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu

Đoàn khâm sai có 300 lính tập do Pháp tuyển, huấn luyện và trang bị, mang theo bạc đồng, 100 đạo dụ văn, 100 bản cáo thị do Phan Liêm và Phan Phú Lâmthảo và cờ tiết vào Quảng Nam để hiểu dụ và đánh dẹp nghĩa quân1

Phan Liêm đưa đoàn khâm sai vào Quảng Nam đóng ở La Qua (Điện Bàn) Phan Liêm định chia làm hai cánh quân để đánh vào trung tâm cuộc khởi nghĩa

ở Trung Lộc, nhưng bị dân chúng căm ghét không chỉ đường hoặc cố tình chỉ sai đường Dân còn phao tin lực lượng nghĩa quân đã suy yếu, Phan Liêm tưởng thật kéoquân đến đánh, bị nghĩa quân bao vây, đánh quyết liệt Quân Pháp không đến cứu thì chúng đã bị tiêu diệt Từ đó Phan Liêm không dám rời khỏi La Qua

Nghĩa quân đóng ở Trung Lộc thiếu lương liền đưa quân về đồng bằng để bảo vệ dân gặt lúa và kêu gọi dân chúng ủng hộ lúa, gạo

Bọn ngụy quyền ở tỉnh vội báo cho Phan Liêm, Liêm xin triều đình tăng viện để đánh nghĩa quân Đồng Khánh sai Nguyễn Thân - quyền Chánh sơnphòng Nghĩa - Định2 từ Quảng Ngãi ra hợp sức với Phan Liêm đánh phá nghĩa quân Bọn khâm sứ Pháp ở Huế phái hai đạo binh gồm 400 lính Pháp, 200 lính tập

để mở một cuộc hành quân quy mô lớn vào Trung Lộc Pháp còn cấp cho Nguyễn Thân, Phan Liêm 200 khẩu súng báng gấp cùng đạn dược Nguyễn Thân chỉ huygần 1.000 quân đóng đại bản doanh trên bờ sông Bến Ván, rải quân từ Tân An, Đức Bố đến Tam Kỳ Phan Liêm đưa quân đến huyện Hà Đông, Tán Hàm (Nguyễn

1 Theo Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr 329, ghi là Nam Châm.

1 Trương Vĩnh Ký gửi Đồng Khánh đề ngày 27-9-1886 Xem cuốn: "Cuốn sổ bình sinh của Trương V nh Ký" ĩnh Ký" của Nguyễn Sinh Duy - Phạm Long Điền, Nxb Nam

Sơn, Sài Gòn, tr 84.

2 Phan Liêm cùng em là Phan Tôn, con trai Phan Thanh Giản lãnh đạo nhân dân Vĩnh Long, Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh khởi nghĩa chống Pháp từ tháng 3 đến

tháng 7-1867 Khi thất bại, Phan Liêm ra Huế rồi theo Nguyễn Tri Phương ra thành Hà Nội, bị Pháp bắt rồi trở thành tay sai của Pháp và Đồng Khánh Tháng 3-1885

Phan Liêm làm Thừa thiên Phủ Doãn, hàm Tam phẩm.

3 Khâm sai đại thần là chức quan triều đình nhà Nguyễn đặt cho quan đại thần để giải quyết việc nội chính hay ngoại giao Xong việc lại bãi Theo quan chế nhà

Nguyễn: chức Khâm sai đại thần thấp hơn chức Khâm mạng nhưng cao hơn chức Khâm giám.

1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, bản dịch của Viện Sử học, tập 37, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 132-141.

2 Nghĩa - Định gồm hai tỉnh: Quảng Ngãi và Bình Định.

Trang 5

Hàm - Nguyễn Thành) giao chiến nhiều trận kịch liệt Bộ hạ của Nguyễn Thân là

Lê Khiết và Lãnh binh Phan Tiến Hạt đóng ở An Sơn để đánh bọc hậu Trung Lộc Hai đạo binh Pháp phối hợp với ba cánh quân trên

Trước sức mạnh áp đảo của quân Pháp và quân triều đình bao vây đánh phá vào Trung Lộc, Hà Đông cùng với thủ đoạn gọi loa, tán phát các đạo dụ văn vàcáo thị kêu gọi những người cộng tác với nghĩa quân ra đầu thú Trong nghĩa quân cũng có sự chia rẽ nghiêm trọng Tế tửu Nguyễn Đình Tựu từ làng Hội An, huyệnTiên Phước kéo theo nhiều học trò của ông trong hàng cử nhân, tú tài ra đầu thú rồi lên đồn An Sơn kêu gọi các hội viên Nghĩa hội, nghĩa quân ra đầu thú Chỉ riêng ởcác hạt Thăng Bình, Hà Đông, Hoà Vang có hơn 190 hào lý và 60 chức danh của Nghĩa hội ra đầu thú Hoàng giáp Phạm Như Xương cùng gia quyến bị quân NguyễnThân bắt ở nguồn Lỗ Đông thôn Hoà Vang Nghĩa quân còn hoang mang khi biết tin là các thủ lĩnh Nghĩa hội ở Bình Định là Mai Xuân Thưởng, Lê Khanh, Bùi Điền

Quân Pháp và quân triều đình bắn và chém chết một lãnh binh, hai đốc binh, hai hiệp quản, 35 thân binh của bộ tham mưu Nghĩa hội Chúng cũng bắt giữđược một thương biện, một tán tương và ông Tú Xước Nhiều văn kiện, ấn tín, sổ sách, súng đạn, giáo mác của nghĩa quân bị Nguyễn Thân cướp

Nguyễn Hiệu, Phan Bá Phiến thu thập tàn quân rút về đồn Gò May ở xã Phước Sơn, cách Trung Lộc 65 dặm, là thành lũy cũ của Gia Long nay bỏ hoang,

cỏ may mọc đầy, nên có tên gọi là đồn Gò May

ít ngày sau, cũng bằng lối bí mật tập kích ban đêm, Nguyễn Thân lại đánh phá căn cứ Gò May Nguyễn Thân bắt được tám người có chức tước từ Lãnhbinh trở xuống cùng văn thư, sổ sách, một thớt voi đực, 16 hòm thuốc súng Mẹ Nguyễn Duy Hiệu đã 85 tuổi, vợ, một người hầu thiếp cùng năm người con đang trú ẩn

ở nơi khác cũng thuộc xã Phước Sơn bị Nguyễn Thân bắt

Khi đó Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến đã tới một làng ở vùng biển An Hoà Hai ông định ra đảo Lý Sơn, nhưng ở đó có dân Thiên Chúa giáo nênkhông ra nữa Nguyễn Duy Hiệu thấy không còn khả năng phục hồi được Nghĩa hội, liền nói với Phan Bá Phiến:

"Hai ta là vai chủ chốt của nghĩa quân cách mạng trong ba tỉnh này1 Nay gặp tình thế không còn hoạt động được nữa, thôi thì cũng đến chết là hết Nhưngnếu hai ta cùng chết thì cũng chẳng ích gì cho đại sự Vậy ông cứ chết trước, còn tôi sẽ tìm cách phân tán nghĩa quân, rồi tìm cách tự để cho giặc bắt Giặc tất sẽ tra khảo,tôi nhân đó sẽ liệu bề che giấu tổ chức cách mạng Một mình tôi chết, không đáng tiếc chi; tổ chức cách mạng ta còn, có ngày chí ta phải thành tựu và như vậy là hai chúng

ta như không bao giờ chết cả"

Phan Bá Phiến đỗ Cử nhân khoa Nhâm Ngọ (1882) từng làm Tri huyện huyện Phù Cát tỉnh Bình Định Năm 1885 Phan Bá Phiến lãnh chiếu Cần Vương, giữchức án sát sứ, cùng Nguyễn Duy Hiệu kế tục sự nghiệp của Trần Văn Dư Ông hoạt động kiên quyết, đã nguyện hiến thân cho đại cục, nên trong túi luôn luôn thủ sẵngói thuốc độc

Nay nghe thủ lĩnh nói như vậy, ông khảng khái nhận lời, mặc phẩm phục án sát sứ đem sổ sách ra đốt trước mặt Nguyễn Duy Hiệu và đồng sự, lạy vĩnhquyết rồi ông uống thuốc độc tự tử

Việt Nam vong quốc sử chép về sự kiện trên như sau:

1 Ba tỉnh này tức Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Trang 6

"Phiến ký nhiên nặc, toại tước quan đới, vọng sóc ngũ bái, hựu hướng Hiệu tái bái viết: "Quân miễn chi, ngã khử dã" Tức khoảnh lạc nang, nhứt ẩm nhiminh ích phiến sơ khởi binh thời, tức dễ y đại đích hồng dược, hữu tử chí cửu hỉ".

Dịch:

"Phiến khảng khái nhận lời, bèn mang đai, đội mão, quay về nơi vong vua lạy năm lạy, rồi hướng về phía Hiệu kính cẩn lạy và nói: Ông gắng sức, tôi xin

đi Phiến đã lập tâm trữ sẵn thuốc độc trong túi áo, quyết làm cho đến chết mới thôi"

Lời "minh", mặt sau bia mộ Phan Bá Phiến, khắc: "Thời quai lực kiệt, sát thân thành nhân " Có nghĩa: Thời thế khó khăn, lực lượng nghĩa quân kiệt quệ,ông đã sát thân mạng để giữ lấy lòng nhân

Chứng kiến cái chết anh hùng của người đồng chí, Nguyễn Duy Hiệu cùng Tú Nghị tự tay vuốt mắt, khâm liệm, an táng cho đồng chí mình rồi ông cùng

Tú Nghị bí mật về Thanh Hà Khi đó mẹ ông bị giặc bắt, đã mất Ông đến viếng bàn thờ mẹ rồi vấn khăn, mặc áo dài vải đen ra miếu thờ Quan Công ở giữa bãi cátThanh Hà, ngồi xếp bằng tròn rồi cho người đi báo cho Nguyễn Thân đến bắt

Nguyễn Thân bắt nhốt ông vào trong cũi, ông vẫn ung dung, phe phẩy quạt, đưa ánh mắt thân thương nhìn họ hàng, làng xóm cùng nhân dân vây quanh váilạy quan "Hường Lô phó bảng Hiệu"

Nguyễn Duy Hiệu bị áp giải đến Huế, bọn Toà khâm sứ đòi khiêng ông cho chúng xem mặt người mà chúng cho là "phi thường, kỳ dị, trăm rèn mới có".

Sau đó chúng để nguyên cũi đưa xuống thuyền sang trại Võ Lâm1 ở bên kia sông và hỏi cung ngay Việt Nam vong quốc sử ghi lại lời khai của ông:

"Thời Quảng Nam tam tỉnh Nghĩa hội, bất hạ sổ sách nhơn, thử kỳ hữu danh giả Hiệu độc sinh tam tỉnh nhơn can tâm tặc giả, duy Hiệu nhất nhơn, kỳ dưgiai vi Hiệu sở lực hiệp Bỉ cụ thiêu hại, bất cảm, bất tùng, vô tha tâm giã Trảm hậu túc hỉ, tha bất nhục vấn"

Dịch:

"Nghĩa hội Quảng Nam ba tỉnh, không dưới vài trăm, đều là người có tên tuổi, nhưng cam tâm làm giặc duy chỉ có một mình Hiệu mà thôi Kỳ dư đều bị

ép theo Họ sợ bị thiêu hủy nhà cửa nên không dám không theo Ngoài ra không có bụng gì khác Vậy chém một mình Hiệu cũng đủ, chớ nhọc lòng hỏi tội những kẻkhác làm gì"

Ông đã nhận trách nhiệm tất cả về mình, vì vậy nhiều hội viên không đủ chứng cớ phải giảm nhẹ án, trong đó có Nguyễn Thành (Tán Hàm) một thủ lĩnhxuất sắc nhưng giặc Pháp không đủ chứng cớ phải tha, Đỗ Tuyển - chuyển vận sứ cũng bị kết tội nhẹ Sau đó đã thành lập Duy Tân hội, tiền thân của Việt NamQuang phục hội

ở trong tù, chờ đợi hành hình, Nguyễn Duy Hiệu vẫn ung dung làm thơ:

Bài I:

Cần Vương thệ dữ Bắc Nam đồng.

Vô nại khuông tương lộ vị thông.

Vạn cổ cang thường vô ngụy Tháo.

Bách niên tâm sự hữu Quan Công.

Sơn hà vận dĩ thơ thiên định,

Thảo mộc sầu khan địa thế cùng.

Trang 7

Cần Vương Nam Bắc kết dây đồng.

Đường cứu đời kia khổ chửa thông.

Muôn thuở cương thường không giặc Tháo 1

Trăm năm tâm sự có Quan Công.

Non sông phận đã thơ trời định,

Cây cỏ buồn xem thế đất cùng.

Chìm nổi trên đời ai đó tá?

Chớ đem thành bại luận anh hùng!

Huỳnh Thúc Kháng dịch

Bài II:

Tây Nam vô địch xích đồng tri,

Tảo cập kim thời thế khả vi?

Nhược sử gian phong vô áo điện,

Hà nan trung đính thát cường di.

Hàn sơn kỷ đắc cô tùng cán,

Đại hạ yên năng nhất mộc chi.

Hảo bả đan tâm triều liệt thánh,

Trung thu minh nguyệt bạn ngô quy.

Dịch:

Vô địch Tây Nam biết đã thừa,

Thời cơ như thế lẽ ngồi trơ?

Nếu không mũi nịnh làm tay kín,

Nào khó làm tung vác gậy bừa.

Núi tùng côi lạnh trơ hẳn thế,

Nhà nghiêng một cột chống sơn vừa.

Xin dâng liệt thánh lòng sơn đỏ,

Về có trăng rằm tháng tám đưa.

Huỳnh Thúc Kháng dịch

Ngày rằm tháng 8 năm Đinh Hợi (1-10-1887), một ngày sau khi Đồng Khánh phê chuẩn bản án, Nguyễn Duy Hiệu ung dung ra pháp trường chịu chém,trên môi vẫn nở nụ cười Giặc Pháp và triều đình Huế chặt đầu ông, dùng ngựa trạm hoả tốc đưa thủ cấp của ông về phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bêu

Được tin ông mất, nhiều đồng chí của ông trong Nghĩa hội như cử nhân Lê Tấn Toán uống thuốc độc tự tử, có người tự ra cho quân giặc bắt xử tử để cứu

vớt thân tộc và dân làng khỏi bị giặc Pháp sát hại như Nam Ngãi thự Bố chính Nghĩa hội Huỳnh Bá Chánh, có người sống ở trong rừng cho đến chết như Lý Thừa

Thanh (tức Tú Lý)

Sự bình thản đi vào cõi chết của ông khiến kẻ thù run sợ Baille, Khâm sứ Trung Kỳ lúc đó chứng kiến cái chết của ông đã phải viết:

1 Tháo ây là ch Tào Tháo th i Tam qu c, Trung Qu c đây là chỉ Tào Tháo thời Tam quốc, Trung Quốc ỉ Tào Tháo thời Tam quốc, Trung Quốc ời Tam quốc, Trung Quốc ốc, Trung Quốc ốc, Trung Quốc.

Trang 8

"Hiệu đợi chết đúng như một người thuộc loại ông vào bực ông, nghĩa là ông đợi chết không sợ sệt và đợi nó như một vận số, một định mệnh không cóđiều gì để căm giận ( ) Hiệu cũng như nhiều người khác đã thấy ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, vẫn làm thơ trong khi đi tới pháp trường, rồi viết câu thơ đầu ngọn bút lông,

mà không một nét nào run, tỏ sự xúc động gì cả "

Khi Nguyễn Duy Hiệu hy sinh có rất nhiều văn tế, câu đối phúng viếng, chúng tôi giới thiệu một đoạn "Văn tế Nguyễn Duy Hiệu":

" Lòng đang lo vẫn lo;

Việc định gánh phải gánh.

Chính là lúc:

Rời điện ngọc vua Hàm Nghi xuất ngoại, nhưng bên ngoài hậu thuẫn chẳng chân tay;

Hịch Cần Vương Tôn Thất Thuyết thông tri, khắp trong nước hiệp đồng làm vây cánh.

Lau huyết lệ cụ xung phong hưởng ứng, lập văn thân Nghĩa hội Quảng Nam;

Xây trung tâm căn cứ vội vàng tại Quế Sơn, rày Trung Lộc tân tỉnh.

Đồng chí có Phan, Trần hai cụ 1 , lo động viên tài lực song phương;

Hưởng ứng theo quân sĩ ngàn hơn, đủ tầng lớp văn thân bách tánh.

Lối tổ chức rất nên quy củ, có hệ thống quân giai;

Việc điều hành rất đỗi nghiêm minh, có cơ quan hành chánh.

Nhưng tiếc thay!

Quân ta thế cô sức yếu, vũ khí thì giáo mác gậy tầm vông,

Lũ giặc kia lính Việt tướng Tây, quân cụ đủ súng bom dàn đại bác.

Thêm vào đó:

Triều đình thì nịnh thần theo giặc Pháp, hăm hở mài nanh chuốt vuốt, ra oai hùng hổ tiếng bào hao;

Văn võ thì gian tặc phò Tây, hung hăng giương súng bóp cò, nỗ lực sói hùm reo lách cách.

Than ôi, trời chẳng chịu người;

Hoặc giả, hiền chưa gặp thánh!

Tuy Nghĩa hội lần hồi tan rã, lòng trung dân còn vương vấn ở tâm hồn;

Chí anh hùng gắn bó keo sơn, lòng ái quốc vẫn cưu mang trong thể phách ".

Phan Bá Phiến

1 Phan Bá Phiến, Trần Văn Dư.

Trang 9

Phan Bá Phiến khi đi thi đổi tên là Phan Thanh Phiến, tự là Dương Nhân, ông còn có tên là Tuân, Tịnh, Hổ, sinh năm Kỷ Hợi (1839), quê ở thôn CâyBàng, làng Kỳ Lược, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Ông mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, nhà nghèo nhưng nhờ người cô nuôi cho đi học Với bản tính thông minh, ham học, ông thi đỗ Cử nhân khoa Nhâm Ngọ, TựĐức thứ 35 (1882) Ngay sau khoa thi, ông được bổ chức Tri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Ông vốn là người nặng lòng yêu nước, thấy triều đình đã ký hiệp ước côngnhận Nam Kỳ là xứ thuộc địa của thực dân Pháp ông vô cùng buồn bã Năm 1882, giặc Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai, rồi đánh chiếm nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ Tháng 8năm 1883, chúng tiến đánh cửa bể Thuận An, uy hiếp triều đình Huế Triều đình Huế nhu nhược ký hiệp ước Hacmăng (Harmand) thừa nhận Bắc Kỳ, Trung Kỳ là bảo

hộ của thực dân Pháp, Phan Bá Phiến liền từ quan về quê

Ngày 31 tháng 7 năm 1884 (tức ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân), vua Kiến Phúc - người chủ trì ký Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 với Pháp - đột ngộtqua đời Ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được bổ ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi Vua Hàm Nghi tuy trẻ tuổi, nhưng là người yêu nước đã bổ nhiệm nhiều quanlại trong phe chủ chiến vào các chức vụ quan trọng Trong số quan lại đó có Trần Văn Dư được vua Hàm Nghi đặc phái giữ chức sơn phòng sứ tỉnh Quảng Nam TrầnVăn Dư liên lạc được với các sĩ phu quê ở Quảng Nam cũng bất mãn với triều đình đầu hàng giặc bỏ nhiệm sở về quê như Nguyễn Duy Hiệu, Đỗ Đăng Tuyển, Phan

Bá Phiến Phan Bá Phiến gặp được Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu là những người đồng tâm, đồng chí với mình đã đem hết tài trí ra xây dựng Nghĩa hội Ông trởthành một trong ba nhân vật quan trọng của Nghĩa hội Quảng Nam (Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến) Tháng 5 năm 1885, Nghĩa hội Quảng Nam đượcthành lập Tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết khởi nghĩa ở kinh đô Huế không thành, rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, hạ chiếu Cần Vương Vua HàmNghi ban chức tước cho số quan lại phe Phủ chiến ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Phan Bá Phiến được phong chức án sát sứ, dân gian gọi là ông án Hổ Nghĩa hội QuảngNam đã nhiệt liệt hưởng ứng chiếu Cần Vương, phát triển lực lượng vũ trang ở hầu hết các phủ huyện trong tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, nên còn gọi là "Tam tỉnhNghĩa hội"

Tháng 8 năm 1885, Phan Bá Phiến chỉ huy một cánh quân mạnh được trang bị nhiều súng bắn nhanh do các nước phương Tây sản xuất hoạt động từ Tam

Kỳ vào phía bắc tỉnh Quảng Ngãi Ngày 4 tháng 9 năm 1885, cánh quân do Phan Bá Phiến chỉ huy hợp với cánh quân của Trần Văn Dư hoạt động ở Trà My, MinhHuy và cánh quân của Nguyễn Duy Hiệu hoạt động ở bắc Quảng Nam đều tiến về La Qua là nơi Nghĩa hội đặt chỉ huy sở tiến về đánh chiếm tỉnh thành Quảng Nam.Quan quân triều đình Đồng Khánh đóng trong thành do Bố chánh Bùi Tiến Tiên, án sát Hà Thúc Quán quản lý phải bỏ thành tháo chạy Nghĩa quân chiếm thành, chomột cánh quân giữ thành, còn kéo về La Qua xây tỉnh thành mới Từ tỉnh thành La Qua, Bộ chỉ huy Nghĩa hội lấy niên hiệu vua Hàm Nghi đệ nhị, đệ tam niên songsong với Nghĩa hội Quang Nam bổ nhiệm quan lại các phủ huyện về cấp bằng sắc cho một số quan lại của Nghĩa hội như cấp cho Cử nhân Võ Trọng Địch làm trihuyện Quế Sơn, cấp cho Lê Văn Cốc quê xã Phú Hưng, huyện Hà Đông giữ chức Xung phong vệ thập đội trưởng1

Từ năm 1885 đến năm 1887, Nghĩa hội đã thành lập chính quyền ở hầu hết các phủ huyện cho tới tổng, xã Chính quyền của Nghĩa hội điều hành mọi côngviệc từ bổ nhiệm, bãi miễn quan lại các cấp, xếp đặt bộ máy hành chính, xây dựng lực lượng vũ trang, bảo đảm, duy trì trật tự an ninh trong tỉnh, thu thuế trong nhândân và thuyền buôn đậu ở các bến cảng, đi qua tỉnh Quảng Nam Chính quyền của Nghĩa hội cũng giải quyết, xét xử các vụ khiếu kiện trong địa phương Sự kiện trênKhâm sứ Trung Kỳ là Jin Bâylơ (Jean Baille) cũng phải thừa nhận đã "dựng Quảng Nam gần thành như một nước"1

Khiếp sợ trước sự hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân Quảng Nam, tháng 2 năm 1887, triều đình Đồng Khánh sai Nguyễn Thân, thực dân Pháp sai Trần

Bá Lộc kéo quân từ Bình Định ra đàn áp phong trào Bọn Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc bị quân nghĩa hội đánh cho tan tác, không áp sát được La Qua Tháng 4 năm

1 Các tư liệu trên do Nguyễn Q Thắng dẫn trong sách Quảng Nam đất nước và nhân vật.

1 Nguyễn Q Thắng dẫn trong sách Quảng Nam đất nước và nhân vật.

Trang 10

1887, phong trào kháng chiến ở Quảng Nam lại bùng lên mạnh mẽ Triều đình Đồng Khánh phái Khâm sai đại thần Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) và Phó khâmsai đại thần Phạm Phú Lâm vào Quảng Nam phối hợp với Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc đàn áp Nghĩa hội2.

Mặc dù lực lượng quân Pháp và quân triều đình do tướng Schants cùng Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Phan Liêm chỉ huy mạnh cả về quân số và vũ khí,song Phan Bá Phiến cùng với Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu chặn đánh quân Pháp và quân triều đình quyết liệt gây cho chúng thương vong nặng nề Tuy nhiên,nghĩa quân cũng bị tổn thất nghiêm trọng, không kịp bổ sung quân Trong khi đó Nguyễn Bá Loan chỉ huy nghĩa quân Quảng Ngãi cũng bị quân Pháp và Nguyễn Thânđánh ở Lão Thuộc Tháng 2 năm 1887, ông phải đem tàn quân chạy vào Bình Định phối hợp với nghĩa quân Mai Xuân Thưởng Cuối cùng cả hai ông đều bị giặc Phápbắt, chúng xử chém Mai Xuân Thưởng còn Nguyễn Bá Loan bị bắt đi đày Tháng 8 năm 1887, Bộ chỉ huy nghĩa quân Quảng Nam đóng ở An Lâm, nay thuộc huyệnTiên Phước bị Nguyễn Thân tập kích, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến may mắn trốn thoát Trước tình thế không thể phục hồi đượclực lượng, hai ông rút quân về đồn Gò May ở xã Phước Sơn, cách Trung Lộc 65 dặm Nguyễn Thân lại tập kích, bắt được một số nghĩa quân và gia đình Nguyễn DuyHiệu Hai ông chạy đến một làng vùng biển An Hòa, Nguyễn Duy Hiệu biết không thể khôi phục được Nghĩa hội, liền bàn với Phan Bá Phiến: "Hai ta là vai chủ chốtcủa nghĩa quân cách mạng trong ba tỉnh này1 Nay gặp tình thế không còn hoạt động được nữa, thôi thì cũng đến chết là hết Nhưng nếu hai ta cùng chết thì cũng chẳngích gì cho đại sự Vậy ông cứ chết trước, còn tôi sẽ tìm cách phân tán nghĩa quân, rồi tìm cách tự để cho giặc bắt Giặc tất sẽ tra khảo, tôi nhân đó sẽ liệu bề che giấu tổchức cách mạng Một mình tôi chết, không đáng tiếc chi; tổ chức cách mạng ta còn, có ngày chí ta phải thành tựu và như vậy là hai chúng ta như không bao giờ chếtcả"

Phiến rất cảm khái và đồng ý với cơ mưu của Hiệu, liền đó, Phiến mặc áo, đội mũ, hướng về cửa Khuyết lạy 5 lạy, rồi quay sang Hiệu lạy tiếp mà nói:

"Thôi bác gắng ở lại, tôi đi" nói xong dốc bầu thuốc độc, uống một hơi tuẫn tiết

Lúc sinh thời, khi khởi phát đại sự, Phiến vẫn thường mang thuốc độc trong túi, lập chí của ông hy sinh vì cách mạng vốn đã có từ lâu

Ông mất ngày 21 tháng 9 năm 1887 (5-8 âm lịch), hưởng dương 48 tuổi; rồi mười ngày sau, Nguyễn Duy Hiệu cũng tự đem thân cho Pháp và tay saiNguyễn Thân bắt ở gần núi Ngũ Hành Sơn Giặc Pháp chém ông vào ngày 1 tháng 10 năm 1887, đưa đầu ông về bêu ở phủ Điện Bàn

2 Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

1 Ba tỉnh này tức Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Trang 11

Lễ, rồi về hưu Ông Đệ có con trai là Đỗ Duân, đỗ Tiến sĩ cùng Lê Trung Đình Trong chuyến đi thi, Lê Trung Đình ghé vào nhà chơi thì Đỗ Duân đi vắng Ông Phóbảng Đỗ Đăng Đệ tiếp chuyện Trung Đình ở gian nhà trên, Cử Đình không rõ cố tình hay vô ý để chiếc bình vôi trước mặt Phó bảng Đệ Ông này cho là hành động xấc

xược liền quở trách: "Thầy cử, thầy khí quá, khí như anh Lượng khi trước!", ý nói đến cụ Lượng thân sinh ra Trung Đình vì có lời phê bình chính sách triều đình nên bị kết tội khi quân, nhờ có môn sinh cũ và dân 12 xã huyện Nam Đàn tâu xin mới được tha Lê Trung Đình trả miếng: "Thưa cụ, cha con có khí là khí đạo, khí tiết, khí nghĩa, chứ không phải: tặc vi chi, khí thành như tẩu", ý nói ông Phó bảng Đệ bị cách chức vì để mất thành Định Tường năm Tự Đức thứ 12 (1859) Ông Đệ rất giận.

Năm Lê Trung Đình 15 tuổi đã thuộc làu kinh sử, giỏi đối đáp Có lần Lê Trung Đình cùng Cử nhân Trần Bá Võ, thủ khoa Điện ra Huế thi, ba người ngồisát nhau Các sĩ tử Nghệ An biết tiếng Lê Trung Đình liền cho hai cô gái người Nghệ An ra vờ thăm hỏi rồi ra vế đối:

"Tam nhân đồng tọa, thượng hạ lục đầu".

Cử Đình liền đáp:

"Nhị nữ song hành, tung hoành tứ khẩu".

Thơ Lê Trung Đình phần lớn mang tính trào lộng, đả kích Song ông cũng có những bài thơ nồng nàn, đằm thắm yêu thương, như bài thơ: "Giã vợ đi thi Hội":

"Tên cỏ, cung dân vẫn chắc phần

Cực vi biển ái lại nguồn ân

Khúc đàn cầm sắt vui từng nhịp

Chén rượu quan hà nặng mấy cân

Trướng liễu dù vui xuân chín chục

Võ môn ai lướt sóng ba từng

Dặn lòng vàng đá, em đừng ngại

Trang 12

Chán biết hoàng châu mấy sắc xuân".

Song phần lớn thơ của ông mang khí tiết hiên ngang Ông mượn cảnh thiên nhiên tái hiện cảnh sống lầm than cùng cực của nhân dân trước ách cai trị của

giặc Pháp Bài thơ cũng ý thức được trách nhiệm của "Trai thời loạn" và bày tỏ tâm sự của mình trong bài thơ "Lụt":

"Mưa từng chặp, gió từng hồi

Đoái lại giang san nước khoá rồi

Lũ kiến bất tài tha trứng chạy

Bầy rều vô dụng kết bè trôi

Líu lo rừng vắng nghe chim hót

Lủm khủm giường cao thấy chó ngồi

Nỡ để dân đen chìm đắm bấy

Nào ông Hạ Võ ở đâu ơi!".

Năm 1879, Lê Trung Đình dự khoa thi Kỷ Mão ở Bình Định, vì sơ ý để chữ "Nhất" (–) xuất vận nên bị đánh trượt Đến kỳ thi Hương năm Nhâm Ngọ(1882), ông đi thi, cầm chắc đỗ Thủ khoa, nhưng chỉ được đỗ hạng nhì

Sau Hiệp ước Patonôt (1884), Tôn Thất Thuyết đã soạn thảo kế hoạch đánh Pháp lâu dài Ông biết Lê Trung Đình là người kiên quyết chống Pháp, nênngay sau khi soạn thảo xong bản kế hoạch đánh Pháp lâu dài, ông đã mật giao cho Lê Trung Đình tập hợp những người có nghĩa khí ở tỉnh Quảng Ngãi lặng lẽ chuẩn

bị lực lượng Hương binh để sẵn sàng đánh giặc Pháp1.Lê Trung Đình trở về Quảng Ngãi cùng Nguyễn Tự Tân và các sĩ phu trong tỉnh thành lập Nghĩa hội QuảngNgãi, tổ chức các Đoàn kiệt và Hương binh Phong trào Nghĩa hội ở Quảng Ngãi do Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Viện phụ trách Nghĩa hội còn đượchưởng ứng mạnh mẽ ở tỉnh Quảng Nam do Hường Hiệu, Bùi Điển phụ trách Nghĩa hội ở tỉnh Bình Định do Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Cung phụ trách Vì vậycòn gọi là "Tam tỉnh Nghĩa hội"

Nghĩa hội tuy hoạt động bí mật nhưng thanh thế rất lớn, ngày càng phát triển và được dân chúng nhiều tỉnh ủng hộ, tích cực tham gia

Giờ Tý ngày 1 tháng 6 năm ất Dậu (1885), Lê Trung Đình kéo quân về chiếm tỉnh lỵ Quảng Ngãi Lê Trung Đình được cử làm Chánh quản Hương binh,

Tú tài Nguyễn Tự Tân và Vũ Hội được cử làm Phó quản Hương binh, Nguyễn Văn Hoành được cử làm Thương biện

Đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật hộ giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trịlãnh đạo nhân dân đánh Pháp

đã liên lạc với Thành thủ uý Nguyễn Côn và Hiệp quản Trần Tư ở thành Quảng Ngãi phối hợp đánh Pháp

Nghĩa quân làm lễ tế cờ tại bãi cát Văn Thánh vào ngày 12 tháng 7 năm ất Dậu rồi chia quân làm ba đạo vượt sông Trà Khúc tiến về tỉnh thành QuảngNgãi

Ngày 12 tháng 7 năm ất Dậu, Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội, Nguyễn Văn Hoành kéo quân đến tỉnh thành đề nghị quan tỉnh cấp khí giới, lươngthực cho Hương binh chống Pháp Bọn quan tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là Quyền Bố chánh Lê Duy Thụy, quyền án sát Nguyễn Văn Dụ lấy cớ Hương binh chỉ có nhiệm

vụ canh phòng làng xóm chứ không như quân tỉnh, nên không cấp khí giới, lương thực cho Hương binh

Được Thành thủ uý Nguyễn Côn và Hiệp quản Trần Tu làm nội ứng, ngày 13 tháng 7 năm 1885, đúng ngày chiếu Cần Vương ban ra, Lê Trung Đình,Nguyễn Tự Tân đưa 3.000 Hương binh tấn công tỉnh thành Hương binh bắt Bố chánh Lê Đoan, quyền Bố chánh Lê Duy Thụy, quyền án sát Nguyễn Văn Dụ tịch thu

1 Đầu tháng Giêng năm 1884, Tôn Thất Thuyết lấy tư cách là Thượng thư bộ Binh, Viện Cơ mật, Phụ chính đại thần thuyết phục Ưng Đăng tức vua Kiến Phúc ra dụ

thành lập các đội “Hương binh” để tự bảo vệ địa phương mình.

Trang 13

ấn triện, thả tù, mở kho vũ khí phát cho Hương binh, trừng trị những kẻ ngoan cố phản động làm tay sai cho giặc Pháp1

Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhanh chóng Từ đó lực lượng Nghĩa hội ở Quảng Nam của Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, của Lê Thành Phương

ở Phú Yên, của Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ ở Bình Định, của Trịnh Phong ở Khánh Hoà nghe tin đều nổi dậy tạo thành sức mạnh chống giặc Pháp và Nam triều ởcác tỉnh miền Nam Trung Bộ

Hương binh làm chủ tỉnh thành Nguyễn Tự Tân xem thiên văn, thấy sát khí nổi từ phía tây nam, ngờ có nội phản, Tự Tân nghi Vệ hữu do Đội Hùng chỉhuy liền bắt chém Đội Hùng Binh lính Đội Hùng bất mãn ngấm ngầm liên kết với sơn phòng do Nguyễn Thân chỉ huy

Nguyễn Thân liền kích động, xúi giục binh lính của Đội Hùng gây chia rẽ nội bộ Hương binh, làm nội ứng cho quân Pháp, quân Nguyễn Thân chiếm lạithành Năm ngày sau, quân Pháp hợp với quân của Nguyễn Thân, Đình Hội, Đề đốc sơn phòng Nghĩa - Định đem quân đến đàn áp

Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, nghĩa quân đông nhưng không quen chiến trận, vũ khí thiếu nên bị quân Pháp và sơn phòng bao vây Nghĩa quân khônggiữ được thành Bảy thủ lĩnh nghĩa quân, trong đó có Nguyễn Tự Tân, Trần Tu, Nguyễn Viện bị chém tại trận Chánh tướng Lê Trung Đình bị bắt hạ ngục

Quân Nghĩa hội Quảng Nam do Hường Hiệu, Bùi Điền chỉ huy vào cứu viện, giao chiến với quân Tiễu phủ tại Châu ổ (Cầu Cháy) Ban đầu thắng lợinhưng sau không có quân của Quảng Ngãi phối hợp nên bị thua

Giặc Pháp và Nguyễn Thân tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc ông ra làm quan cho triều đình nhưng ông không khuất phục, chửi mắng chúng Nguyễn Thân,Nguyễn Hội xử ông tội chết chém Trong nhà lao tử tù, Lê Trung Đình làm bài thơ:

Lâm Hình Thời Tác

Kim nhật lung trung điểu,

Minh triều trở thượng ngư.

Thân này tiếc gì đâu,

Gian nan tình đất nước.

1 Theo Đại Nam thực lục chính biên thì Lê Trung Đình là Tả vệ hương binh, Chánh huyện Bình Sơn cùng Hữu vệ phó quản là Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội và

Thương biện Nguyễn Văn Hoành nghe chiếu Cần Vương đã lập tức đánh chiếm tỉnh thành, lực lượng Hương binh tiến vào thành trừng trị bọn theo giặc, buông tha

người đầu hàng, thu lấy ấn triện và đặt các chức danh thống đốc, tham tán, đề đốc, lãnh binh để quản lý chính quyền và tỉnh đường sở tại.

Trang 14

Nguyễn Hàm

Nguyễn Hàm còn có tên là Nguyễn Thành, hiệu Tiểu La, sinh năm 1863, là con cụ Nguyễn Thiện Chánh, quê ở làng Nam Thịnh, huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam1

Cha ông bận việc quan Ông được mẹ nuôi cho ăn học Ông có tư chất thông minh, đọc sách một lần là hiểu, nhưng không làm văn cử nghiệp Lúc 15, 16

tuổi ông đã có chí về kinh tế Ông đọc nhiều sách Các quyển binh pháp Tôn Tử, Ngũ Hầu tâm thư ông không bao giờ rời tay Ông còn nghiên cứu các sách về lịch sử, địa lý Ông say sưa đọc hai cuốn Đại Nam thực lục, Việt sử thông giám cương mục.

Nguyễn Hàm tức Nguyễn Thành chẳng những giỏi về văn chương, kinh sử mà ông còn tìm thầy học võ, luyện tập võ nghệ, để khi có thời cơ thì đánh giặccứu nước

Năm 1878 khi cha lâm bệnh qua đời tại nhiệm sở, Nguyễn Hàm mới ở tuổi mười lăm, nhưng đã tự mình sắp đặt mọi việc đưa linh cữu của cha từ BìnhĐịnh về an táng ở quê nhà, khiến làng xóm đều thán phục1

Năm ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên (1885), Nguyễn Hàm ra Huế dự kỳ thi Hương nhưng kinh đô thất thủ, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật, Trần XuânSoạn phò tá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương Nguyễn Hàm phải cải trang làm dân nghèo trở về quê ứng nghĩa Cần Vương

Ông về đến quê nhà thì Tiến sĩ Trần Văn Dư đã lập Nghĩa hội, mộ quân hưởng ứng chiếu Cần Vương Sau đó Trần Văn Dư lại liên kết với Nghĩa hội vànghĩa quân do Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, cử nhân Phan Bá Phiến lãnh đạo

Sẵn có lòng yêu nước và kiến thức quân sự, lại biết võ nghệ, Nguyễn Thành cũng dựng cờ, chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp Sau ông đưa quân gia nhậplực lượng của Nguyễn Duy Hiệu (thường gọi là Hường Hiệu) và trở thành Phó tướng khi ông mới 22 tuổi Nguyễn Thành lĩnh chức Tán tương quân vụ lập công ngaytrận đánh thu hồi sơn phòng Dương Yên

Có lực lượng quân sự trong tay, tháng 9 năm 1885, các ông chia làm ba cánh quân tiến về chiếm tỉnh thành Quảng Nam Lực lượng nghĩa quân chưa đượchuấn luyện quân sự, đội ngũ còn lỏng lẻo, vũ khí thô sơ, nhưng có ưu thế là quân đông, dũng cảm, áp đảo được quân của triều đình Cánh quân của Trần Văn Dư cókhoảng 1.000 người, cánh quân của Phan Bá Phiến và Hồ Học khoảng 700 người, cánh quân của Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thành gồm 800 người, tấn công mãnh liệttỉnh thành Quảng Nam

Thấy khí thế của nghĩa quân ngút trời, tiếng reo dậy đất, Tuần phủ Nguyễn Ngoạn, Bố chính Bùi Tiên Tiến, án sát Hà Thúc Quan bỏ thành chạy Nghĩaquân thu rất nhiều vũ khí, quân trang, lương thực, tiền bạc Đề phòng quân Pháp và quân triều đình Huế tấn công, nghĩa quân lập chiến tuyến phòng ngự chung quanhthành, chiêu mộ thêm nghĩa quân Các thủ lĩnh lo việc phiên chế đội ngũ, cắt cử người chỉ huy, luyện tập võ nghệ cho nghĩa quân Nguyễn Thành được phong làm Tántương quân vụ, coi như phó tướng của Nguyễn Duy Hiệu Nghĩa hội giải tán chính quyền cũ, tổ chức bộ máy hành chính các cấp huyện, tổng, xã mới đều do người củaNghĩa hội nắm Nghĩa hội làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an, bài trừ tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Là người đọc nhiều sách binh thư, Nguyễn Thành hiểu rõ, tỉnh thành không phải là nơi cố thủ, vì trước sau quân Pháp và quân của triều đình Huế do Phápsai khiến sẽ tấn công chiếm lại tỉnh thành nên ông đã tập trung nhiều công sức, tự mình đi chọn đất, xây dựng nhiều đồn lũy phòng thủ ở các huyện miền núi phía tâyQuảng Nam như Trung Lộc làm tân tỉnh; Đá Rồng, Suối Đá ở Tam Kỳ; Truông Mua ở Tiên Phước và củng cố sơn phòng Dương Yên ở Trà My để kháng chiến chốngPháp lâu dài

Tán tương quân vụ Nguyễn Thành nhiều lần dẫn quân đánh các phủ huyện, giết bọn tay sai, chó săn của Pháp, thu ấn triện, đốt tài liệu, sổ sách

1 Việt Nam ngh a li ĩnh Ký" ệt sử của Đặng Bằng Đoàn lại chép Nguyễn Thành tên là Nguyễn Hàm, tên chữ là Nam Thịnh, cha là Tham tri Nguyễn Thành, người có đạo

đức, là ông quan tốt của bản triều.

1 Phan Bội Châu: Tiểu La tiên sinh truyện, nguyên văn chữ Hán, Huỳnh Thúc Kháng dịch; Phan Bội Châu toàn tập, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1979, tập 4, tr 277-283.

Trang 15

Đúng như phán đoán của Nguyễn Thành, cuối tháng 9 năm 1885, tướng Pháp Scharits và linh mục Maillard cầm đầu một đạo quân Pháp xuất phát từ haihướng Đà Nẵng, Hội An tiến đánh các phòng tuyến vòng ngoài tỉnh thành Quảng Nam Các ông Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thành đích thân chỉ huyquân sĩ đánh trả quyết liệt, tiêu hao nhiều sinh lực của giặc, rồi chủ động phá các lũy đất ở vòng ngoài rút vào cố thủ trong thành Nghĩa quân cầm cự với quân Pháptrong nhiều ngày, kìm chân quân Pháp không cho chúng tiến sát vào chân thành Nhưng quân Pháp có đại bác, công binh yểm trợ công phá thành ráo riết, trong khi đónghĩa quân mới thành lập, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, vũ khí thua xa chúng, các thủ lĩnh nhận định nếu kéo dài sự chống cự sẽ tổn thất nhiều, nên cho quân bí mậtrút khỏi thành.

Quân Pháp truy kích nghĩa quân về tân tỉnh Trung Lộc Nguyễn Thành cùng Hồ Học chỉ huy một lực lượng nghĩa quân luồn ra vùng chúng chiếm đóngđánh những trận táo bạo tại sông Thu Bồn, vùng ái Thừa, Trường Phục Để chống lại những trận tấn công của nghĩa quân, quân Pháp phải thiết lập 36 đồn bốt để ngănchặn Tháng 12 năm 1885, nghĩa quân bị một tổn thất lớn là thủ lĩnh Trần Văn Dư bị quân Pháp giết, công việc của Nghĩa hội do Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến,Nguyễn Thành gánh vác Song về quân sự thì Nguyễn Thành đảm nhiệm là chính

Tháng 3 năm 1886, Phan Liêm được Đồng Khánh sung làm Khâm sai Đại thần vào Quảng Nam đàn áp nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu

Phan Liêm chỉ huy 300 lính đóng ở La Qua (Điện Bàn) Hắn hỏi dân về lực lượng nghĩa quân Dân phao tin lực lượng đã suy yếu Phan Liêm tưởng thật,xua lính đến đánh bị Nguyễn Thành, Hồ Học đặt phục binh, đánh cho đại bại Nếu quân Pháp không đến cứu thì Phan Liêm và toàn bộ quân lính của hắn đã bị tiêudiệt Từ đó Phan Liêm không dám ra khỏi La Qua

Cuối năm 1887, Đồng Khánh sai Nguyễn Thân chỉ huy 1.000 quân, khâm sứ Pháp cũng phái hai đạo quân gồm 400 lính Pháp, 200 lính tập cùng quân củaPhan Liêm đánh phá căn cứ Trung Lộc Quân Pháp còn trang bị cho Nguyễn Thân, Phan Liêm 400 súng trường báng gấp cùng nhiều đạn dược Trước sự tấn công ácliệt của quân Pháp và quân triều đình Đồng Khánh, tân tỉnh Trung Lộc bị thất thủ Nghĩa quân rút lui lên An Lâm, Nguyễn Thân chỉ huy quân sơn phòng đang đêm tậpkích vào An Lâm Nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề Nguyễn Thành, Hồ Học ra sức cản địch để các vệ sĩ bảo vệ Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến rút về Gò May

Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến chạy về vùng ven biển Thấy không thể phục hồi được, hai thủ lĩnh quyết lấy cái chết để giữ bí mật cho Nghĩa hội và bảo

vệ các đồng chí còn sống được an toàn Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử trước, Nguyễn Duy Hiệu về quê thắp hương ở bàn thờ mẹ rồi ra miếu Quan Công, sai ngườibáo cho Nguyễn Thân đến bắt Ông nhận hết trách nhiệm về mình vì thế Nguyễn Thành bị quân Pháp bắt nhưng không bị tra tấn nhiều Nguyễn Thân xảo quyệt biết rõ

tài cầm quân của Nguyễn Thành mà chính hắn cũng phải kính nể, đã nói: "Trong Nghĩa đảng Nam - Ngãi chỉ có Tiểu La là người biết dụng binh", nên đã bảo lãnh cho

Nguyễn Thành không phải đi đày, mà chỉ quản thúc ở làng để lấy tiếng là người biết thu phục nhân tâm và lợi dụng ông làm tay sai cho hắn Về sau Nguyễn Thân raNghệ Tĩnh đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng mấy lần mời Nguyễn Thành cộng tác, ông đều khéo léo cự tuyệt Nguyễn Thành lập trại cày ở Nam Thịnh để tậphợp đồng chí, tích lũy lương thảo, bề ngoài sản xuất nông nghiệp để che mắt kẻ thù

Năm 1902, Phan Bội Châu đã biết tiếng Nguyễn Thành là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Nghĩa hội Quảng Nam và là viên dũng tướng, có ý chísắt đá, chức tước, giàu sang không mua chuộc được, lại có tài tổ chức một đảng phái chính trị, nên Phan Bội Châu rất kính trọng, ngưỡng mộ, đã quyết định vào gặp đểkết làm đồng chí cùng lo việc nước Trong chuyến "Nam hành" năm Quý Mão (1903), Phan Bội Châu đã gặp được Tiểu La (Nguyễn Thành) trong bầu không khí "hếtsức vui vẻ như quen biết nhau đã lâu"1 Phan Bội Châu còn mô tả kỹ hơn về cuộc gặp gỡ cảm động này: "Trong đời tôi, tôi đã gặp hai người bạn chí thiết, người đầutiên là ông Đặng Thái Thân, hiệu Hải Côn, cũng là ông Ngư Hải Một người nữa là ông Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành) biệt hiệu Tiểu La Ông Đặng quen tôi là doduyên nợ văn chương Tôi quen ông Tiểu La vì trước kia ông có tham gia phong trào Cần Vương Nguyên nhân quen biết có khác nhưng kết quả in nhau"1

Trong chuyến gặp nhau ban đầu này, hai nhà chí sĩ cùng chung một mục đích cứu nước, cứu dân, cùng có một nhận thức là kể từ khi vua Hàm Nghi bị đếquốc Pháp bắt đi đày, Pháp dựng Đồng Khánh lên ngôi vua (tháng 9-1885) làm tay sai đắc lực cho Pháp, các tầng lớp nhân dân đều chán ghét vua quan Ngọn cờ quân

chủ không tập hợp được các sĩ phu và các tầng lớp nhân dân nữa Con đường cứu nước bế tắc, các nhà nho yêu nước phải than: "Đại sự khứ kỹ! Thời sự khả vô vi" Đúng

1 Phan Bội Châu: Tiểu La tiên sinh truyện.

1 Phan Bội Châu niên biểu, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957.

Trang 16

lúc đó Tân thư, Tân báo từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản dân quyền của Voltaire và Montesquieu đã được tầng lớp nho sĩ thứcthời như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đón nhận một cách nồng nhiệt, và đã có

ý thức về dân tộc, dân chủ Việc đổi mới hệ tư tưởng từ quân chủ sang dân tộc, dân chủ được các nhà nho thức thời gọi là Duy tân Tuy tổ chức này mang tên là Hộinhưng trên thực tế là một tổ chức chính trị Tên Duy tân được xác định ngay từ ngày đầu thành lập Hội là một tổ chức mới, không lệ thuộc vào ý thức hệ "Cần Vương",

mà đổi mới cách nghĩ, hướng về cải cách, thể chế của một chính quyền mới Hai ông có ý định đặt tên cho tổ chức này là Duy tân Tuy vậy để đông đảo các tầng lớpnhân dân quen dần với thể chế mới, theo ý kiến của Tiểu La, Phan Bội Châu đã mời Cường Để - một người trong tôn thất làm minh chủ

Đầu tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và Nguyễn Thành đã triệu tập một hội nghị có trên 20 sĩ phu đại diện cho ba kỳ Bắc - Trung - Nam tại Nam Thịnhsơn trang (điền trang của Tiểu La) nay thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Sau khi thảo luận kỹ đường lối, chính cương của tổ chức mới, các đại biểu đã nhấttrí đặt tên là hội Duy tân

Mục đích của hội là đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp, khôi phục được một nước Việt Nam độc lập, tự chủ Khi đó các ông cũng chưa có

ý định thành lập một chính phủ theo kiểu dân chủ tư sản vì các ông cũng chưa hình dung ra được

Kế hoạch hành động được quyết định ngay trong hội nghị này với ba điểm:

- Thứ nhất, mở rộng lực lượng của hội, nhanh chóng chiêu tập rộng rãi hội viên, thu thập kinh phí cho hội

- Thứ hai, tính kế tiếp tục tiến hành hoạt động khi bắt đầu bạo động Nhanh chóng trù định các loại tài liệu, vũ khí

- Thứ ba, xác định phương châm ra nước ngoài cầu viện và phương thức làm việc đó

Hai điểm đầu tiên do hội nghị bàn bạc, điểm thứ ba thì do Phan Bội Châu và Nguyễn Thành bí mật chuẩn bị

Khi bàn về vấn đề cầu ngoại viện, Nguyễn Thành phát biểu: "Trông vào thực lực liệt cường hiện nay, nếu không phải nước đồng văn, đồng chủng vớimình, tất không nước nào họ viện trợ cho mình Trung Quốc đã chịu nhượng bộ nước ta cho Pháp Vả lại, Trung Quốc bây giờ thế lực suy yếu, tự cứu mình còn khôngxong, chỉ có Nhật Bản là giống da vàng, lại là nước tân tiến Từ ngày thắng Nga, Sa hoàng lại càng sinh dã tâm, bây giờ ta sang Nhật, đem lợi, hại thuyết phục họ, tấtnhiên họ vui lòng viện trợ ta Nếu họ không viện trợ bằng binh lính thì việc mua khí giới, nhờ lương thực cũng có phần dễ"1

Nguyễn Thành là người xếp đặt cho Phan Bội Châu và các đồng sự đi Nhật Mọi khoản kinh phí đều do Nguyễn Thành lo Khi Phan Bội Châu đi Nhật, thìcông việc của hội ở trong nước đều do Nguyễn Thành đảm nhận

Việc cầu viện Nhật không thành, Phan Bội Châu chủ trương chuyển hướng xuất dương du học, gọi là phong trào Đông du, nhưng do hội Duy tân chủtrương thực hiện Từ năm 1905 đến năm 1908, hội Duy tân đã đưa được gần 200 thanh niên yêu nước được tuyển chọn sang Nhật học Trong khi Phan Bội Châu ởNhật thì Nguyễn Thành ở trong nước phụ trách quyên góp tiền gửi sang Nhật

Nguyễn Thành đã cùng các hội viên thuộc phái "ôn hoà, cải cách" do Phan Chu Trinh lãnh đạo tổ chức hội Học, hội Nông, hội Công, hội Thương lấy lợitức quyên góp tiền Nguyễn Thành quan hệ mật thiết với 72 thương hội trong toàn miền Trung Ông dùng cả tiền lại từ việc góp cổ phần kinh doanh đóng vào quỹĐông du

Trên thực tế từ giữa năm 1905 đến năm 1908, Nguyễn Thành là yếu nhân của Duy tân hội cũng là sáng lập viên hội Duy tân, vừa là người phụ trách phongtrào Đông du ở miền Nam Trung Kỳ

Vào năm 1907 ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có sự phân kỳ tư tưởng trong nội bộ hội Duy tân giữa hai xu hướng là bạo động cách mạng và cải cách

ôn hoà, đã gây ra mối bất hoà trong hội Tiểu La (Nguyễn Thành) là người đứng ra điều tiết, hoà hợp hai xu hướng này một cách hiệu quả Điều này đã được thể hiệntrong bức thư của Phan Bội Châu đang ở Nhật gửi về nước cho Phan Chu Trinh bàn về vấn đề này, trong đó có đề cập đến vai trò của Nguyễn Thành: "Trước đây tôi

đã đi qua quý tỉnh, những người tôi đã được cùng nói chuyện đều là người tốt cả Nhưng nói đến tài tùy cơ ứng biến, phân tích, phán đoán việc đời, thì theo tôi, không

ai bằng Tiểu La hết"

1 Phan Bội Châu niên biểu, Sđd.

Trang 17

Đầu năm 1908, phái cải cách ôn hoà trong hội Duy tân ở miền Nam Trung Kỳ do Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo đã phátđộng phong trào xin xâu, chống thuế mãnh liệt tại tỉnh Quảng Nam và đã lan ra khắp các tỉnh miền Trung Song thực dân Pháp đã đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tìnhnày Rất nhiều sĩ phu yêu nước bị bắt, Nguyễn Thành cũng nằm trong số đó Ông bị kết án khổ sai chung thân đày ra Côn Đảo.

Tại nơi địa ngục trần gian đó, ông liên tiếp nhận được ba tin buồn ngay từ mấy tháng đầu là vợ chết, con gái chết rồi chính phủ Nhật trục xuất Phan BộiChâu và du học sinh Việt Nam tại Nhật về nước Do lo nghĩ, lại bị bệnh thổ huyết do các trận đòn dã man của mật thám Pháp gây ra nên sức khỏe ông bị suy yếu,nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông đã lấy lại được tinh thần và điều này đã được thể hiện trong bài thơ:

Tích niên kim nhật đáo côn lôn

Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn,

Thu vũ, thu phong ám đoạn hồn.

Tư ngã suy đồi tâm vị lão,

Thị thuỳ khảng khái chí do tồn.

Phong vân biểu huyễn châu kham sá

Thiên địa tuần hoàn bất đãi ngôn.

Mỗi ngộ tao đàn cao quái xí,

Tự tâm kích cổ quá lôi môn.

Dịch thơ:

Ngày này năm ngoái đến Côn Lôn

Ngày này năm ngoái đến Côn Lôn,

Mưa gió trời thu để đoạn hồn.

Như tớ suy đồi lòng chửa chết,

ấy ai khảng khái chí đang còn,

Gió mây chao chác trăm hình đổi

Trời đất xoay vần một quặng tròn.

Cao ngất đàn thi cơ phất đấy,

Thẹn nghe cửa sau trống khua chồn.

Huỳnh Thúc Kháng dịch (Theo Thi tù tùng thoại, Nxb Nam Cường, Sài Gòn, 1951)

Nhưng sự gắng gượng của con người kiên trinh, bất khuất đó không tránh được căn bệnh hiểm nghèo do đòn tra tấn tàn bạo của nhà tù gây ra, bệnh thổhuyết ngày càng trầm trọng

Cụ Huỳnh Thúc Kháng - người bạn tù của Nguyễn Thành nhận xét như sau: "Tiểu La tiên sinh, bình sinh lưu tâm thực học, không hay làm thi văn, song thỉnhthoảng có cảm xúc, thổ lộ đôi câu, khác hẳn với bọn văn sĩ thông thường vì trong bụng có súc tĩnh sẵn, nên nói ra có lý thú, không phải như phường ruột trong, không đau

mà rên kia"

Đến khi Nguyễn Thành biết mình không qua khỏi, ông đã đọc cho Huỳnh Thúc Kháng ghi lại di chúc của mình gửi cho anh em đồng chí, trong đó có câu:

"Thời cuộc xoay vần, cơ hội tốt sẽ đến, guồng máy Đông á sau này còn nhiều cuộc biến đổi Anh em hãy gắng lên!" Ông cũng để lại bài thơ Tuyệt Mệnh:

Một việc chưa thành tóc nhuộm màu,

Non sông ngoảnh lại thẹn mày râu.

Trang 18

Vá trời thiếu sức bàn nghe dễ,

Cứu thế không tài tránh ở đâu?

Cuộc biến ngại gì mây đổi sắc,

Tình người e nổi sóng thêm sâu.

Mở toang hai mắt trông trời đất,

Ngắm thử mười năm vẫn thế ru?

Ông mất tại Côn Đảo vào năm 1911 Phan Bội Châu đã viết trong "Tiểu La tiên sinh truyện" về ông: "ở Côn Lôn, khi ông nghe tin anh em Đông du bị trụcxuất khỏi Nhật, ông buồn, mắc bệnh thổ huyết rồi chết tại nhà tù Côn Đảo năm 1911"

Tháng 2 năm 1886, ông cùng tướng Hồ Học chỉ huy một cánh quân lớn, hợp đồng với cánh quân của Phan Bá Phiến tiến đánh tỉnh thành Quảng Nam đóngtại xã Vĩnh Điện (nay thuộc huyện Điện Bàn) Sau quân Pháp và quân triều đình phản công, nghĩa quân núng thế, phải rút về căn cứ Quế Sơn, Tiên Phước, Trà My

Cuối tháng 7 năm 1887, đại bản doanh nghĩa quân bị quân Pháp và quân triều đình đánh phá nhiều mặt Phan Bá Phiến, Nguyễn Duy Hiệu lần lượt hy sinh,phong trào Nghĩa hội tan rã Một số thủ lĩnh nghĩa quân bị bắt, bị giết, bị đày ải trong các nhà tù Ông và một số khác về quê nhà sống mai danh ẩn tích Để tránh sựnhòm ngó của giặc Pháp và tay sai, ông ra làm Chánh tổng Tiên Giang, ngấm ngầm tán trợ cho các phong trào yêu nước

Năm 1904, ông bí mật liên lạc với Tiểu La Nguyễn Thành gia nhập Duy Tân hội Ông là một trong số những người đầu tiên gia nhập tổ chức này Ôngcùng Nguyễn Thành gây dựng phong trào Duy tân ở Quảng Nam Sau chuyến đi của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ sang Nhật thì chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh

1 Bang tá: Chức quan đặt từ đời Nguyễn, giữ việc trật tự, an ninh ở cấp tỉnh, huyện.

2 Tán lý Quân vụ: Từ đầu đời Lê Trung Hưng, mỗi khi sai tướng ra quân đều đặt quan tán lý dùng quan văn trong triều giữ chức ấy.

Trang 19

Pháp bị bãi bỏ, thay vào đó là vận động thanh, thiếu niên sang Trung Hoa, Nhật Bản du học thành tài để về xây dựng đất nước

Chủ trương này sau được gọi là phong trào Đông du Theo sự phân công của tổ chức, Lê Vĩnh Huy phụ trách việc vận động đưa thanh niên sang du học tạiNhật Bản Đây là nhiệm vụ chính của phong trào, một công việc rất khó khăn vì vừa vận động thanh thiếu niên du học, vừa lo công tác tài chính

Trước khó khăn đó, Lê Vĩnh Huy đã cho em trai mình là Lê Quý Liên và hai con trai là Lê Triêm (tên thật là Lê Ngọc Cẩn, tự Đình Hàng, bí danh là TiếnLực và Lê Duyện tên thật là Lê Ngọc Toản, còn gọi là Ông Miến, bí danh là Vân Hùng) xuất dương ngay từ đợt đầu Về tài chính, ông đã cống hiến một nửa tài sản(tiền bán quế, bán hồ tiêu, bán chè) của gia đình ông cho phong trào Khi nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương thông đồng với chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu

và lưu học sinh Việt Nam khỏi Nhật, thì Lê Quý Liên cùng Lê Triêm, Lê Duyện về Trung Quốc, Xiêm La một thời gian rồi về nước tham gia cuộc khởi nghĩa ở kinhthành Huế năm 1916 do Thái Phiên, Trần Cao Vân chủ trương cùng sự tham gia của vua Duy Tân Chính Lê Triêm, Trần Hoành chỉ huy một cánh quân đánh chiếmđồn Trà My rồi tiến xuống thị trấn Tam Kỳ vây bắt tri phủ Tam Kỳ Tạ Thúc Xuyên - một kẻ thân Pháp

Cuộc khởi nghĩa năm 1916 thất bại, nhiều người trong gia đình Lê Vĩnh Huy bị bắt Lê Triêm bị đày đi Lao Bảo, bị thảm sát trong vụ tù chính trị do Hồ BáKiện và Lưu Thanh cướp ngục năm 1918 Lê Duyện bị đày đi Côn Đảo, cháu ông là Lê Liễu cũng hy sinh năm 1916 Riêng Lê Vĩnh Huy bị bắt giam trong nhà lao Hội

An và ông hy sinh tại nhà lao ngay năm đó Cha ông là Lê Vĩnh Khanh và họ hàng ông ở Tiên Phước cũng có nhiều người bị bắt giam, bị tịch biên gia sản Hiện nay ởthành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có đường phố mang tên Lê Vĩnh Huy

Hồ Học

Hồ Học người làng Vân Dương, tổng An Hoà, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng Ông chiêu mộ được 1.000 quân, trang bị vũ khí đánhPháp, chủ yếu là vũ khí thô sơ Nhân dân huyện Hoà Vang và những nơi ông đóng quân tự nguyện góp thóc gạo, trâu, lợn và tiền bạc làm quân lương Các sĩ phu thamgia vào đội quân của Hồ Học đã làm bài thơ tố cáo bọn xâm lược Pháp cướp nước, và triều đình nhà Nguyễn bán nước

Hồ Học đã đưa quân đội của mình tham gia Nghĩa hội do Trần Văn Dư, Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành) đem quân đánh thành Quảng Nam Bọn quan tỉnhthân Pháp từ Tuần phủ, Bố chính, án sát sợ hãi bỏ thành chạy Nghĩa quân của Nghĩa hội làm chủ tỉnh thành, lấy súng đạn, vũ khí, quân trang trang bị cho nghĩa quâncùng một số quân lương, còn lại mở cửa cho nhân dân vào lấy Đội quân của Hồ Học mở cửa nhà tù giải thoát cho những người yêu nước bị chúng bắt giam Phần lớn

tù nhân xin gia nhập nghĩa quân Để cứu nguy cho thành Quảng Nam, quân Pháp và quân triều đình Đồng Khánh tấn công tỉnh thành La Qua Nghĩa quân phải rút khỏithành Quảng Nam Trong một trận đánh không cân sức, Trần Văn Dư bị giặc Pháp bắt rồi anh dũng hy sinh Nghĩa hội Quảng Nam cử Nguyễn Duy Hiệu lên giữ vị tríđứng đầu Nghĩa hội và chỉ huy nghĩa quân Hồ Học là người chỉ huy dũng cảm, có tài cầm quân, đánh thắng quân Pháp nhiều trận Nguyễn Duy Hiệu giao cho ông chỉhuy nghĩa quân, quản lý vùng đất đai rộng lớn từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông Lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở, ông đã xây nhiều đồn lũy thành một thế trận liênhoàn, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng thủ và tấn công Ông chỉ huy đánh quân Pháp nhiều trận lớn, có trận chiến thắng vang dội như trận đánh quân Pháp ở đèo Hải Vân.Trong trận Hố Chiếu, quân Pháp đông gấp bốn lần nghĩa quân, lại có quân tiếp viện, nên nghĩa quân chỉ cầm cự được một ngày thì đồn lũy bị đại bác của chúng san

Trang 20

phẳng Hồ Học cùng nhiều tướng lĩnh của ông như Tán Bùi, Đốc Sành, Lãnh Địa, Cai á, Cai Cải cũng bị chúng bắt.

Chúng giải ông về Ty Niết, Hội An tra hỏi Chính tên đại tá Pháp và tên án sát Quảng Nam hỏi cung Chúng dụ dỗ ông khai báo nơi ở của thủ lĩnh NguyễnDuy Hiệu, Phan Bá Phiến và các bí mật của Nghĩa hội, nghĩa quân sẽ được tha Hồ Học không trả lời mà quăng cả chiếc ghế vào tên đại tá Pháp, bọn lính bảo vệ đãbắn chết ông

Giặc Pháp còn giết các ông Tán Bùi, Cai á, Cai Cải Chúng chặt đầu các ông bêu trên bờ sông Cẩm Lệ để uy hiếp nhân dân

Nhân dân an táng ông ở Hố Chiếu Mãi đến năm 1957, cháu chắt ông mới dựng bia bên cạnh mộ

Nguyễn Bá Loan

Nguyễn Bá Loan (còn gọi là Nguyễn Loan) là con quan Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi, người làng Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Bá Loan cùng Tôn Tường, người làng Đông Dương, huyện SơnTịnh và các ông Nguyễn Tấn Kỳ, Nguyễn Lân, Nguyễn Quý đều ở tỉnh Quảng Ngãi chiêu mộ quân dựng cờ khởi nghĩa Các ông hợp quân với Bùi Điền, Đặng Đề chỉhuy nghĩa quân ở tỉnh Bình Định đánh quân Pháp ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định Các ông tiến công sở chỉ huy sơn phòng Cơ Nhất ở phía nam phủ Bình Sơn giếtchết tướng giặc là Lê Thuyền

Tháng 12 năm 1885, các ông tấn công đồn Lão Thuộc, chiếm đồn, thu được nhiều súng đạn Nghĩa quân không rút về mà củng cố đồn Lão Thuộc làm căn

cứ kháng chiến Cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1886, Nguyễn Bá Loan, Bùi Điền từ căn cứ Lão Thuộc tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi rồi lại rút về căn cứ an toàn

Từ đó giặc Pháp và quân Nam triều tăng cường bố phòng, tuần tiễu thiết lập các đồn binh bao vây căn cứ Lão Thuộc Mặc cho giặc đề phòng, tháng 4 năm

1886 Nguyễn Bá Loan và các tướng đồng thời tấn công tỉnh thành và phủ thành Ninh Thuận, chiếm giữ phủ thành, quan quân triều đình phải bỏ chạy

Bọn thực dân Pháp và vua bù nhìn Đồng Khánh sai Nguyễn Thân chỉ huy 1.206 lính Kinh, 1.580 lính tỉnh, 316 lính mộ và trên 300 lính thuộc các cơ binh củasơn phòng Quảng Ngãi hợp quân với Phan Tôn, Phan Liêm - trước đã khởi nghĩa ở Nam Kỳ, sau theo Pháp đánh phá Nghĩa hội Quảng Ngãi - đánh nghĩa quân Nguyễn BáLoan

Mặc dù chênh lệch xa cả về binh lực và vũ khí, song nghĩa quân vẫn chiến đấu kiên cường Trong hàng ngũ nghĩa quân có bà Trịnh Tuyết Anh quê ở QuýtLâm, huyện Mộ Trạch là người hiếu hạnh, văn võ song toàn Bà khước từ lời cầu hôn của Nguyễn Thân - kẻ phản bội Nghĩa hội trước kia, quay lại đàn áp Nghĩa hội,nay lại đàn áp nghĩa quân Cần Vương Bà cải trang thành nam nhi theo Nguyễn Bá Loan chiến đấu ba năm liền (1885-1888), hy sinh khi mới 24 tuổi

Cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1887, sơn phòng sứ Quảng Ngãi - Bình Định là Nguyễn Thân đem lính cơ, lính mộ được Pháp trang bị vũ khí tấn công Lão

xung quanh Lão Thuộc mà hắn cho là căn cứ hậu cần của Nghĩa quân

Trang 21

Trước thế mạnh của giặc, Nguyễn Loan phải bỏ Lão Thuộc Nguyễn Thân chiếm được đồn, đã cho quân truy kích, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề phải rút

về Bình Định củng cố lực lượng Nguyễn Thân được quân Pháp tăng viện tiếp tục bao vây, đánh phá căn cứ mới của nghĩa quân ở Bình Định Nghĩa quân bị tan rã,một phần gia nhập lực lượng kháng chiến của Mai Xuân Thưởng

Nguyễn Bá Loan bị thực dân Pháp bắt giam một thời gian Khi hết hạn tù trở về, ông lại cùng Lê Khiết lãnh đạo phong trào chống thuế ở Quảng Ngãi.Nguyễn Bá Loan, Lê Khiết bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình, chém tại Quảng Ngãi1

Nguyễn Duy Cung

Nguyễn Duy Cung quê ở ấp Thanh Liêm, xã Tú Bình, quận Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Ông thi đỗ cử nhân, dạy học một thời gian, trong số học tròcủa ông có Lê Trung Đình Năm 1882, ông được cử làm Thương biện sơn phòng Nghĩa Định, giữ chức vụ đó trong 3 năm Khoảng tháng 3 năm 1885, Tôn ThấtThuyết, người đứng đầu phe chủ chiến biết rõ tư chất của ông nên đưa ông vào giữ chức án sát tỉnh Bình Định để tăng cường lực lượng, nhân dân gọi ông là án Cung

Đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn chỉ huy Phấn nghĩa quân tấn công dinh Khâm sứ Pháp, đồn Mang

Cá, khu nhượng địa ở kinh thành Huế Song do lực lượng yếu, thiếu súng đạn, tảng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, quân Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết, PhạmThận Duật, Trần Xuân Soạn hộ giá nhà vua ra sơn phòng Quảng Trị Trong ngày mùng 5, khi xa giá đến xã Văn Xá, Tôn Thất Thuyết đã ra thông báo cho khắp nướcbiết vua đã xuất bôn và kêu gọi mọi người Cần Vương

Hồng lô thiếu tự khanh1 Đào Doãn Địch - một quan lại chí sĩ, đã tập hợp 600 nghĩa quân khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương; án sát Nguyễn DuyCung trở thành trợ thủ số một cho Đào Doãn Địch Từ thành Bình Định, nghĩa quân mở nhiều trận đánh từ Trường úc đến Phong Niên Có kẻ phản bội trong hàng ngũnghĩa quân đã bắt Nguyễn Duy Cung bỏ ngục rồi mở cửa thành đầu hàng quân Pháp

Nguyễn Duy Cung vượt ngục ra vùng cửa sông Tiền phát lời kêu gọi nhân dân đánh Pháp Trong lời kêu gọi có đoạn: "Xin cùng rèn luyện gươm đao, lòngđịch khái chớ hề suy nhạt! Hãy mau tham gia đội ngũ, chí Cần Vương đừng chút nhãng sao."

Người ứng nghĩa rất đông, Nguyễn Duy Cung lập ra phòng tuyến trước cửa sông Tiền từ Cầu Gạch đến Chóp Vung để chống Pháp ở mặt Đông

án Cung bí mật liên lạc với Mai Xuân Thưởng, người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Phú Phong

Khi thành Bình Định bị quân Pháp chiếm, Đào Doãn Địch đưa quân lên Phú Phong nơi Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa Không may Đào Doãn Địch bị

1 Theo Quảng Ngãi lịch sử chiến tranh 30 năm (1945-1975), Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình - Bộ Chỉ huy Quân sự Nghĩa Bình, 1998.

1 Hồng lô thiếu tự khanh là chức phó của Hồng lô tự khanh Hai chức Hồng lô tự khanh và Hồng lô thiếu tự khanh lo việc nghi lễ trong các khoa thi, xướng danh,

yết bảng.

Trang 22

trọng bệnh qua đời Quân sĩ tôn Tán tương quân vụ Mai Xuân Thưởng làm Nguyên soái.

Tại căn cứ Cửa Tiền, Nguyễn Duy Cung thường hô hào quân sĩ: "Đức Nguyễn Huệ cũng là người Bình Định tay trơn từ ấp Tây Sơn mà dấy binh, còn diệtđược thù trong giặc ngoài, dựng lên nghiệp lớn Há sao ta đây lại không nối được cái chí của Người mà giữ thành cứu nước? Hãy cố lên những người con của QuangTrung hiển hách!"

Tháng 8 năm 1885, Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân đã chiếm thành Quảng Ngãi Các ông làm chủ được 5 ngày thì quân Pháp cùng Nguyễn Thân đemquân đến đánh, Nguyễn Duy Cung dẫn quân vào cứu Khi đoàn quân của ông tới nơi thì Nguyễn Tự Tân đã hy sinh, Lê Trung Đình bị Nguyễn Thân bắt, thành lọt vàotay giặc, Nguyễn Duy Cung đem quân trở về Bình Định tiếp tục xây dựng phòng tuyến từ Cầu Gạch đến Chóp Vung Người đến tham gia nghĩa quân ngày càng đông,trong đó có cả Lê Bá Thân, Tổng đốc Bình Định cũng bí mật tham gia

Tháng 8 năm 1885, quân Pháp từ biển đổ bộ vào chiếm Quy Nhơn Nguyễn Duy Cung đưa toàn bộ quân sĩ cùng văn thân nghĩa sĩ trong tỉnh ra chặn giặc.Thế giặc mạnh, ông bị thua, phải lui quân về An Nhơn, gia nhập cuộc khởi nghĩa do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo

Giặc Pháp và Nguyễn Thân đem quân đến đánh nhiều lần không được Chúng sử dụng chiến tranh gián điệp, mua chuộc, dụ dỗ những tên ham sống, sợchết trong nội bộ nghĩa quân làm phản Nguyễn Cung không ngờ kẻ phản bội mình lại là Tổng đốc Lê Bá Thân Hắn khuyên ông trở lại Bình Định mở một trận tấncông quân Pháp, đánh chiếm vùng rừng núi phía tây của tỉnh xây dựng căn cứ để từ đó đánh thọc xuống đồng bằng, tỉnh thành và vùng ven biển Nguyễn Duy Cung tinlời hắn, hẹn địa điểm, ngày giờ hội quân Tên Lê Bá Thân lập tức mật báo cho giặc Pháp, Nguyễn Thân đặt quân mai phục bắt ông rồi mở cửa thành đầu hàng giặcPháp

Giặc dùng chức tước, tiền bạc dụ dỗ ông ra làm quan cho chúng, bị ông cự tuyệt và chửi mắng Bọn chúng dùng cực hình thời trung cổ tra tấn ông, hòngkhuất phục ông để khai báo cơ sở và đồng chí của mình Ông vẫn một lòng kiên trinh sắt đá, trung thành với lý tưởng cứu nước của mình Chúng tống giam ông vàongục Bình Định Trong ngục, Nguyễn Duy Cung xé vạt áo cắn ngón tay lấy máu viết tâm thư gửi cho Mai Xuân Thưởng và Nghĩa binh tại mật khu Linh Đỗng (Bình

Khê) Bức thư bằng máu này có nhiều tên gọi khác nhau như Huyết lệ tâm thư, Hịch kêu gọi chống Pháp, Hịch Bình Tây, và còn có tên gọi là Bình Thành Cáo thị vì nó

được viết từ thành Bình Định

Dưới đây là toàn văn văn kiện trên:

Thiết vị:

Quốc gia đa sự, ninh từ huống tụy dĩ tuyên lao

Thần tử phỉ cung, cảm vị tồn vong nhi cải tiết

Cái năng tận thần đạo,

Phương khả uý quân tâm.

Nhan Châu Khanh tư chuẩn Đường nguy, đoạn thiệt hà phương ư Hy Liệt;

Lý Thị Chế kỳ thanh tống nạn, phanh can hà uý ư Bá Nhan.

Viễn giám tiền nhân

Sơn phòng tham biện, tích tổ hiệu ư tứ niên;

Lân tỉnh đề hình, hoá vị chu ư tam nguyệt.

Trang 23

Đồng niệm đế kinh luân một, oán kết thống tâm,

Sấu tư hoàng giá bá thiên, cừu thâm khiết xỉ.

Kế dĩ cô thành khởi sự, hội chúng mưu nhi thu thập nhân tâm Tạc văn lân tỉnh hưng binh, tán dinh soái nhi trù duy quốc kế Phương hỷ binh dân vân tập,

Tương kỳ tướng sĩ lôi oanh.

Tưởng tha soái phủ khả minh công Cần Hải chi lang yên tiêu tức; Nại thử tướng nhân vô hiệu lực,

Bình thành chi nhung mã tung hoành.

Ty, tự liệu tài sơ, Nan kham kế hoạch.

Dục hướng An Nhân thoái thủ, khủng vi mệnh dĩ cầu sinh;

Phục hồi ban tỉnh ngự phòng, quyết vong thân nhi tuẫn quốc Bất ý gian thần mại quốc,

Nhẫn tương thổ địa dữ tha.

Bài chúng nghị dĩ khoa trương, chiến cục phiên thành hoà cục; Khai thành môn nhi nghinh tiếp, nam nhân hoán tác Tây nhân.

Kỷ nhật đề lao cấm cố, hiếp ty đẳng dĩ thành hoà hảo chi mưu;

Sổ ngôn hoạ kết binh liên, gia ty đẳng mật khải văn thân chi tội.

Ty tự niệm.

Ninh vi trung nghĩa quỷ;

Bất vi tàm phụ nhân.

Thệ cửu tử dĩ hà từ, đỉnh hoạch sinh tiền an túc uý;

Túng nhất sinh nhi hữu khiểm, đao phong tử hậu hựu thuỳ tri Thế bất tịnh sinh,

Phận cam vạn tử.

Bá thử trung can nghĩa phủ, đối cố chủ dĩ vô tàm;

Cảm vân tráng tiết hoàn danh, dữ cổ nhân như tịnh liệt.

Thử tại tâm trung tự hứa;

Chuyên khảo chư liệt chứng tri.

Cảm tương tu ngã qua mâu, địch khái chi hùng tâm vị tỏa;

Kỳ dĩ dữ đồng bào trạch, Cần vương chi tráng chi vô vong Thiên ý nhược hưng Lưu, Quang Vũ chi đông đô phục chấn; Nhân tâm như đái Tống, Cao tông chi nam độ trùng hưng.

Vương nhất khuông tương, hạnh bằng chúng trí.

Kinh thành khôi phục, ký dữ chư công

Huyết lệ thư phong,

Chúc duy cáo thị.

Trang 24

Toàn văn bản dịch của Nguyễn Bích Ngô:

Thiết nghĩ:

Quốc gia khi nhiều việc phải nên tận tụy chịu gian lao.

Tôi con quyết một lòng, há vị mất còn thay khí tiết.

Vì có hết đạo kẻ dưới,

Mới khỏi phụ lòng bề trên.

Nhan Châu Khanh lo cứu nguy nhà Đường, bị cắt lưỡi nhưng kinh gì Hy Liệt;

Lý Thị Chế mong yên nạn nhà Tống, bị moi gan nhưng nào sợ Bá Nhan.

Xa trông người trước,

Việc giống ngày nay.

Cung này, thân phận hèn ở Tượng Châu

Nhà nho nghèo ở Quảng Ngãi.

Lạm dự đỗ đạt, may bổ quan văn.

Sung chức Sơn phòng, tham biện mới được bốn năm.

Đổi sang tỉnh cạnh đề hình chưa đầy ba tháng.

Xót nghĩ kinh thành thất thủ, oán kết ruột đau, sầu lo xa giá chạy dài, hằn sâu răng nghiến Liệu giữ cô thành tính việc, hội chúng mưu mà thu thập lòng người;

Chợt nghe tỉnh cạnh dấy binh giúp đinh soái để toan lo việc nước.

Vua mừng quân dân mây hợp,

Hầu mong tướng sĩ sấm vang.

Tưởng phá soái phủ để ghi công, bể Cần Hải khói lang bay báo.

Ngờ đâu tướng thần không gắng sức, thành tỉnh Bình ngựa giặc dọc ngang.

Cung này, tự liệu tài hèn;

Không bày kế hoạch.

Muốn lui đến An Nhân tìm thế thủ, e rằng trái mệnh cầu sinh.

Nên lại về bản tỉnh để đề phòng quyết kế quên mình mà báo quốc.

Không ngờ gian thần bán nước,

Nỡ đem lãnh thổ cho Tây.

Bác chúng nghị để làm càn, chiến cục xoay thành họa cục.

Mở cửa thành ra đón tiếp, người Nam đổi dạng người Tây.

Mấy ngày cấm cố đề lao, hiếp bọn Cung tác thành mưu hoà hảo.

Câu chuyện động binh gây vạ, buộc bọn Cung vào tội họp văn thân.

Cung này tự nghĩ:

Thà làm ma có hồn trung vía nghĩa

Không làm người đeo mặt ngựa đầu trâu

Chín phần thề chết chẳng từ, sống dẫu nấu vạc xanh không núng chí.

Một đời sống thêm còn mang tội, chết còn nhiều hình phạt có ai hay.

Trang 25

Thế chẳng đều sinh

Phận cam vạn tử.

Bày hết gan trung ruột nghĩa, đối chủ cũ không thẹn lương tâm.

Dám cầu cao tiết thơm danh, cùng người xưa sánh hàng liệt sĩ.

Chính bởi trong lòng tự quyết.

Dám mong các bạn chứng tri,

Xin trong tay sắp sẵn qua mâu, lòng địch khái còn hăng chưa nhụt.

Xin cùng nhau trọn lòng giáp trụ, chí Cần vương còn mạnh không quên,

Lòng trời còn tựu Lưu, Quang Vũ đóng phía đông lại thịnh;

Nhà nước được vững vàng, từ nay mong nhờ chúng trí.

Kinh thành lại khôi phục, sau đây cậy có các ông.

Lệ máu dán thư,

Mấy lời bá cáo 1

Viết xong Huyết lệ tâm thư, ông tìm cách gửi ra ngoài rồi tự tử trong ngục, giữ tròn khí tiết Ông hy sinh năm 1886.

1 Bài này rút trong bài: Thành Bình Định nét khắc lịch sử năm chương Nam Trung Bộ của Nguyễn Thanh Mừng, Tạp chí Xưa và nay, số 229+230, tháng

1+2-2005, có đối chiếu với bài “Hịch kêu gọi chống Pháp” trong Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, 1975 tr 336-342 và bài mang tên “Huyết lệ tâm thư”

trong “Non nước xứ Quảng”, Nxb Thanh niên, tác giả Phạm Trung Việt, Huỳnh Minh - bản dịch của Giáo sư Lê Kính, Tú tài khoa Mậu Ngọ (1918).

Trang 26

Ông có hai con trai là Phạm Như Đỉnh, Phạm Như Giáp đều hy sinh trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916.

Phạm Như Xương là tác giả nhiều thơ văn, nhưng khi hai con ông tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân, tài sản bị tịch thu, sách vở bị thiêu hủy Nay chỉ còn

truyền tụng bài "Hịch Cần Vương" ông viết vào năm đầu Nghĩa hội Tam tỉnh do Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu phát động năm 1885.

Sau đây là văn phẩm lịch sử này:

Hịch Cần Vương (ở Quảng Nam)

Tưởng thuở thái bình tại võ, bề khuông tương để mặc khách thiên chung.

Đến nay di địch loạn Ba, lòng tiết ngãi phải xướng bài lục quán.

Nhà hầu ngã con còn biết chống, nỡ để cha chờ kẻ Tôn, Ngô.

Nước đường loàn tôi phải toan ngăn, dễ phiên chúa nhờ người Pha, Mục.

Xưa cũng có Hồ nhi kiệt ngạo.

Đời lại sanh quân tử kinh luân.

Lỗ Trọng Liên ngãi bất đế Tờn, phận nho giả mà lòng lo võ trụ.

Văn thừa tướng trung phò chúa Tống, bước lưu li mà vai gánh cang thường.

Người còn hay tòng bá lúc hàn đông.

Ta há để chiên cứu khi khốc hạ.

Trang 27

Trước đã có ba ngàn hùm lạy, giúp rồng bay còn để sói lang.

Nay lại thêm hai cõi tằm ăn, đoái nhạn trạch đành dời dấu thỏ.

Câu "Kiến ngãi bất vi vô dõng"

Chữ "tội nhơn giai đắc nhi tru".

Giận Tây di đem thói cừu Châu.

Ghét Tả đạo bày mưu trợ Kiệt.

Vả Tả đạo cưu nhờ tổ thước, ơn chưa đền chấu lại chống xe.

Mà Tây di cáo giả oai hùm, lớn chi lắm rắn toan nuốt tượng.

Nhà Chung đạo làm cùng cả nước, khuyển phệ Nghiêu không sợ phép Cao Dao.

Đất Nam trào chiếm khắp hai phương, Miêu nghịch Thuấn chẳng kinh sư Bá Võ.

Trước đã tuốt gươm thiêng hỏi tội, ai cũng mầng Hoàng đế chinh Vưu.

Sau lại đem ngọc bạch cầu hòa, người tưởng có Bạch thư thoái lỗ.

Hay đâu ngự nhung vô thượng sách.

Còn chưa thanh trọc loạn trung ba

Vì liên miên cõi Bắc can qua, trên chúa quyết hòa Ngô đánh Ngụy.

Nên thử thứ chinh Tây thoái lữ, dưới tôi đành phạt Quắc giả Ngư.

Phụng thế ngô chi sá lũ muông Tây, mà nỡ để Đồng Nai làm U, Kế?

Rồng hưng Bái há sợ loài khỉ Sở, mà đành nơi Bình Thuận hạn Hồng Câu.

Chẳng qua là thánh trí chi tư, chước đã liệu Thiền Vu phụ Hớn.

Nên tạm kết côn di chi hảo, dạ nào quên Câu Tiễn thù Ngô.

Liều sáu tỉnh cho Võ Quan trung, ấy là chước lấy đầu Cai Hạ;

Dong một cõi để Tờn Hàm Cốc, ấy là mưu cột cổ đạo bàng.

Gẫm cửu trùng toán lượng đã cao;

Nhưng trăm họ lòng còn hãy tủi!

Tủi là tủi cơ nghiệp thần tôn thánh tổ, lúc trung hưng, khi sáng nghiệp, xưa gian truân mới có cõi bờ này; Thương là thương dân nơi xích huyện thần châu, đạo đã lấn, mọi lại giành, cương luân hãm đâu còn trời đất cũ; Trong Nam cảnh trông tin điếu phạt, mười sáu năm bức tức, ôm tấm lòng Tô Võ chăn dê;

Ngoài Bắc thành gặp lúc nhiễu nhương, mười ba tỉnh bồi hồi, toan những dạ Dương Hương đánh cọp:

Vả sức cọp trăm người khó địch, phận hiếu nhi còn xá nhứt sanh;

Huống đánh Tây tám cõi đều ưng, lòng ngãi sĩ chi từ vạn tử.

Người trong nước phải đền nợ nước, lựa là đợi ngàn chung muôn tứ, mới đành lòng Trương tử trả ơn Hàn; Phận dưới trời thời giúp con trời, lựa là nhờ tấc đất ngọn rau, mới đẹp dạ thơ sanh đền ngãi Hớn.

Miễn cho đặng giang sơn y cựu, ngõ nhà vàng thong thả bức xiêm Nghiêu;

Bằng để cho di tịch tung hoành, khiến con đỏ nhộn nhàng trong cõi Thuấn.

Nghĩ tứ hoàng thượng lên ngôi nhìn lại, thuế cũng tha, khoa cũng mở, rưới hồng ơn đã khắp dưới lê dân;

Nghĩ dân ta từ Tây lại đến nay, nơi thời khổ, chốn thời nghèo, vì quốc vận dám trách trên lượng thành.

Trách những kẻ toan lòng mại quốc, xui mã tà, ma ní, loạn mấy năm túng tượng một ngà;

Trang 28

Giận những người bày mối giả danh, dối rằng Lý, rằng Lê, báo thiên hạ ngỡ rồng năm vẻ Tội đáng đánh miếu đường đâu có bỏ;

Lẽ không dong, thảo dã quyết nào tha!

Nghe Nam dân lòng trung ngãi đỏ như son, tả đản vì Lưu, thề chẳng để Cần Giờ còn Phú lãng; Mầng Bắc hạt dạ văn thân cương quá sắt, đầu tiên phá Lỗ, quyết không dong Kẻ Chợ có Ba Lan! Hai phương trời đã ban gươm;

Một mối đất chưa dậy sấm.

Hay là tưởng ngọc lành đợi giá, làm tiên sanh bảo đạo mà tự cao;

Hay là toan trí giả thiện tàng, để đầu dược thành công khi bệnh dũ.

Hay là nghĩ ngôi chẳng ở, việc nhương di chi đến phận thảo lai?

Hay là rằng vua đã trị, đường kinh quốc để mặc nơi lang miếu?

Nếu như vậy thu hương xuân hội, lòng trạng ngươn còn quyết làm chi;

Gặp lúc nay Tây nhiễu Bắc nhương, tai Sào Phủ đành toan rửa sạch!

Như búa sắt chờ nơi thác tiết;

Gẫm lòng son chi sá ngãi thanh!

Vả nước nhà nuôi sĩ lâu năm, cốt là để nhờ nhau khi túng thế;

Huống mưa móc gội nhuần lắm kỉ, tua ra mà vẹt màn khí ấm tan.

Trước là đền nợ nước nga quan, cho trên biết đầu đen mà dạ đỏ;

Sau cho khỏi phận mình tả nhẫm, đặng mũi ghê mặt trắng mà gan vàng.

Sá chi bề thân phận mất còn;

Lo vì nỗi văn chương u ám.

Kẻo để Tây di đắc chánh, thời ngũ kinh chi khỏi lửa Tờn;

Bằng cho Tả đạo trưởng dân, ắt thập ác lại treo cửa Khổng!

Nghĩ mấy lúc đính lời hương hỏa, mà hai phương khói lửa còn hừng;

Bằng đến nay bác việc can qua, e thất nhựt Bạch đăng chi khỏi?

Miệng cọp phun độc, khoe rân binh giáo Chúa Trời;

Cáo giả tăm hơi, ó lác quân reo khắp tỉnh.

Kẻo để vậy tất sanh hậu hoạn;

Chi cho bằng tảo xướng tiên thanh.

Dẫu thời quai sau Tống có Kim, cũng ra sức Nhạc Phi bắc thượng;

Mà thế lỡ rốt Đường loạn Xích, dễ nhường ai Nhơn Quý tây chinh?

Chớ đổ cho vị tận nhơn mưu;

Mà ngồi đợi tất nhiên thiên số.

Thức thời vụ tại nơi tuấn kiệt, đừng sợ Tây mà hổ với Bắc phương cường.

Hãi nhơn tâm vì kể tiểu nhơn, chớ sợ đạo mà hư danh Nam khái tráng.

Nó dầu có tàu đồng neo cứng;

Ta há không lòng sắt dạ đanh!

Trang 29

Vả nước nhà ngàn bạn ngãi dân, Bắc xướng Nam tùy, hiếm chi chước "thiên quân yểm noãn";

Kìa vương thổ đủ tài tuấn kiệt, Đông giương Tây kích, thiếu chi mưu "tuân bổn tẩu hườn";

Nó dầu khoe Tờn phú Hạng cường, câu "nghịch đức giả vong", lẽ không thoát lưới trời trong Nam Việt;

Ta cũng có Châu nhơn Hớn ngãi, chữ "đắc dân vi bổn", sợ chi đành cắt đất nhượng Tây di?

Lòng dân nghe trời nọ cũng nghe;

Dạ ta quyết ai mà chẳng quyết;

Việc binh cách dầu mà có thác, thác thời theo Trương, Hàn, Lưu, Nhạc cũng thơm danh;

Hàng Tây di may lại đặng toàn, toàn cũng lũ Lăng, Luật, Dự, Xương còn nhơ tiết.

Khuyên các liệt thân, biển, sắc, mục, liệu hà mưu cho Tề có Di Ngôn;

Khuyên các trang hào kiệt anh hùng, liệu hà kế cho Lỗ nhiều quân tử.

Khuyên những kẻ sống còn nợ Hớn, ra mà chinh Mạnh Hoạch lúc thất cầm;

Khuyên những người thác vẫn theo Châu, linh thời độ Thương dân khi bát đảo.

Khuyên những kẻ hung tàng binh giáp, ra mà ngăn sức ngựa lúc bon chưn;

Khuyên những người phúc uẩn kinh luân, ra mà giúp cuộc cờ khi túng nước.

Binh thời chốn làng đông xã cả, một kẻ theo ngàn kẻ đều theo;

Lương thời nơi phú hộ đại điền, một người nghĩ muôn người cũng nghĩ.

Oai trời đã dậy, nỏ phát ngàn cân;

Ngãi thanh đã xướng, đá vàng trăm luyện.

Ai không tảo ứng, đã sẵn câu "sài lang nghịch đạo khởi dong từ".

Ai chẳng thuận lai, thời có chữ "bửu giám tạo hình nan ẩn phát".

Trên dẫu có nghiêm trừng phép nước, dễ mà đem ngọc lụa đổi can qua;

Dưới cũng nguyền sống thác cùng vua, quyết một dạ đá vàng thâu thổ võ!

(Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam)

Trang 30

Mai Xuân Thưởng

Mai Xuân Thưởng sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Sau khi thi đậu cử nhân,tháng 7 năm 1885 ông vào Huế dự thi Hương

Khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra sơn phòng Quảng Trị, các sĩ phu căm phẫn phá trường thi về quê tụ nghĩa đánh Pháp Mai XuânThưởng đã làm bài thơ nổi tiếng:

Vịnh sĩ tử trường thi

Cửa trường tiếng dạ miệng còn hơi

Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời

Đạo trọng vua tôi mình dám quản

Oán hờn người Pháp có đâu vơi 1

Rời trường thi, Mai Xuân Thưởng về làng chiêu mộ nghĩa quân hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi chống Pháp Với lòng yêu nước, căm thùgiặc Pháp và ngưỡng mộ nhà vua trẻ tuổi đã dũng cảm rời ngai vàng cùng cuộc sống đế vương vào rừng sâu, núi thẳm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, nên mọi ngườigia nhập nghĩa quân rất đông Nghĩa quân suy tôn Mai Xuân Thưởng là Nguyên soái1, Bùi Điền quê ở xã Mỹ Hoà là Thống trấn, Nguyễn Đức Nhuận là Hiệp trấn, cùngmột số phó tướng, thống binh trở xuống Nguyễn Công Chánh quê ở tổng Phú Vĩnh, tỉnh Phú Yên cùng Lãnh binh thành Hà Nội đã hưởng ứng chiếu Cần Vương bỏ

Hà Nội về Bình Định tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng

Ngày 15 tháng 8 năm 1885, những người lãnh đạo các sĩ phu yêu nước ở Bình Định đã truyền hịch khởi nghĩa Họ không những kêu gọi dân chúng trongtỉnh mình, mà còn kêu gọi dân chúng ở các tỉnh Nam Trung Kỳ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa - Bình Thuận): "Dân chúng trong các tỉnh nên biết rằng, Hoàng đếcủa chúng ta bị đuổi ra khỏi cung điện, bọn tay sai rất vui mừng, chúng đã tàn sát những người "tà giáo"2 ngày càng thậm tệ, dân chúng thì khổ cực và lầm than Chúngtôi có sứ mạng là tập hợp những người có thiện chí ở 5 phủ và huyện để thành lập một đạo quân nhằm sát hại những kẻ tay sai và chiến đấu chống bọn Pháp

Chúng tôi sẽ chiếm lại kinh đô và đặt Hoàng đế của chúng ta trở lại ngai vàng Lúc đó đất nước sẽ thanh bình Dân chúng chỉ chờ mong nền hòa bình này"

1 Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận, Lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961, tập II, tr 214.

1 Nguyên soái là chức võ quan từ đời Lý Nhân Tông, đứng sau chức Đô thống, trên chức Tổng quản khu mật Nghĩa quân suy tôn Mai Xuân Thưởng chức Nguyên

soái, là người chỉ huy cao nhất.

2 Bài hịch này đã được P.Vuillaume ở Bình Thuận thu thập và gửi cho nhà cầm quyền Pháp vào ngày 23-8 ký hiệu Aix-12.344 Bản dịch là của P.Vuillaume,

do đó mới dùng danh từ không thích đáng là "dân tà giáo" (paiens) Đáng lẽ phải dùng danh từ "dân" để chỉ nhân dân.

Trang 31

Thực vậy, từ nhiều ngày trước đó, Bình Định và Phú Yên đã nổi dậy rồi1.

Lực lượng nghĩa quân Bình Định đông hàng ngàn người Ngay sau khi vừa thành lập, tháng 8 năm 1885 nghĩa quân đã đánh chiếm tỉnh thành Bình Định.Nghĩa quân còn đánh phá các làng được thực dân Pháp vũ trang đi cướp phá các làng khác, do thám hoạt động của các tổ chức yêu nước, chỉ điểm choquân Pháp đến đánh phá Tổng đốc Lê Thận theo giặc đưa quân đi đàn áp các làng chống Pháp cũng bị trừng trị

Khi chiếm được thành, Mai Xuân Thưởng đã làm bài thơ Khuyên tướng sĩ, đồng thời thể hiện khí phách của mình không bao giờ khuất phục bọn giặc cướp

nước và bè lũ bán nước

Không tính làm chi cuộc mất còn

Nợ trai lo trả ấy là khôn

Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước

Đá tạc gan trung núi mấy hòn

Tái ngắt mặt gian xương tợ giá

Đỏ loè bìa sách máu là son

Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới

Một nhánh Mai già trổ nụ non.

Thủ lĩnh nghĩa quân Mai Xuân Thưởng còn phối hợp với nghĩa quân tỉnh Phú Yên do Cử nhân Nguyễn Trọng Trì chỉ huy tấn công tỉnh lỵ Phú Yên vàotháng 9 năm 1885

Mai Xuân Thưởng chủ trương mở rộng cuộc khởi nghĩa vào Nam Kỳ, đã phong cho Lê Công Chánh chức Tổng đốc và cử vào Nam vận động các sĩ phucùng nhân dân khởi nghĩa

Từ tháng 7 năm 1885 đến tháng 9 năm 1885, nghĩa quân Cần Vương ở Bình Định hoạt động trên một địa bàn rộng lớn Nghĩa quân xây dựng nhiều căn cứnhư trung tâm Lộc Đông ở huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn) do chính Mai Xuân Thưởng chỉ huy Cạnh đó là mật khu Trần Hộ, mật khu Linh Đỗng (gần đồngbào dân tộc Ba Na) Tại huyện Phù Cát có các căn cứ Nam Trại, Bắc Trại

Lực lượng quân triều đình gia nhập Cần Vương đóng ở căn cứ Hương Sơn (thứ Hương Sơn) nay thuộc xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn Mai Xuân Thưởnggiao cho các tướng Thống trấn Nguyễn Cang, Tham trấn Võ Phong Mậu (thường gọi là Tham Mậu), Cử nhân ở thôn Thuận Hạnh; Hiệp trấn Nguyễn Trọng Trì, danh sĩ

ở An Nhơn, đậu Cử nhân làm quan ở Huế; Quản trấn Trần Tân, tục gọi là Quản Nhã, một phú hộ ở thôn Trường Định

Căn cứ kho lương Hoàn Kho đặt ở vùng đồng bào dân tộc Ba Na, do Tán tương quân vụ Huỳnh Ngọc phụ trách, được bố phòng canh gác nhiều vòng cẩnmật

Tại căn cứ Phù Mỹ có quân thứ Xuân Vinh đóng ở phía Nam huyện Bồng Sơn, người phụ trách là Võ Đạt (quan Kiểm lương An Vũ) được Mai XuânThưởng phong làm Bình Tây đốc tướng Tham gia chỉ huy quân thứ Xuân Vinh còn có Lãnh binh họ Trần (quê ở Khánh Trạch), Lãnh binh họ Võ (quê ở Định Công,Hoài Mỹ, Hoài Nhơn) Phía tây rừng núi huyện Bồng Sơn còn có mật khu Tổng Dinh, chỉ huy là Tăng Doãn Văn (đến năm 1905 tham gia phong trào Đông du, trênđường sang Xiêm thì đổi tên là Tăng Bạt Hổ)

Phong trào Cần Vương ở tỉnh Bình Định phát triển mạnh mẽ, từ phía nam Quảng Ngãi đến tận bắc Phú Yên Nhiều trận đánh lớn đã diễn ra như ngày 1tháng 9 năm 1885 đánh trận ở Cần Đối Vài ngày sau nghĩa quân lại đánh trận cầu Trường úc (đường Quy Nhơn đi Bình Định) Nghĩa quân Mai Xuân Thưởng đánh

1 Col A30 (75) Trong bản báo cáo ngày 14-8-1885, Thống đốc Nam Kỳ đã viết cho Bộ Hải quân biết về những tin tức mà ông ta đã nhận được từ Bình Thuận từ

tháng 8, như sau: "Những tỉnh Bình Định và Phú Yên đang nổi loạn".

Đại Nam thực lục tr 43 đã viết: "Những thân hào đã chiếm giữ tỉnh thành, Bố chính bị bắt; án sát và Lãnh binh đều đã bỏ trốn".

Trang 32

nhau với cả đạo quân lính thuỷ đánh bộ Pháp có pháo binh hỗ trợ do tướng Đờ Cuôcxi, tướng Prudhomme và khâm sứ Trung kỳ De Champeaux chỉ huy.

Để đối phó với các cuộc kháng chiến ở Bắc Trung Kỳ, ngày 9 tháng 9 năm 1885 quân Pháp rút phần lớn lực lượng quân đội ở Bình Định ra Bắc Trung Kỳ,chỉ để lại một lực lượng nhỏ do tên Dayo chỉ huy Lợi dụng cơ hội này, nghĩa quân Bình Định mở nhiều trận đánh, làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn, giữ vị trí chiếnlược quan trọng

Lực lượng nghĩa quân phát triển nhanh chóng chủ yếu là thanh niên ở các huyện miền núi bao gồm nhiều dân tộc Kinh, Ba Na, Chăm, Hrê của các tỉnhBình Định, Gia Lai Các đội quân người dân tộc Ba Na, Chăm, Hrê được trang bị chủ yếu là súng kíp, súng săn, tên nỏ tẩm thuốc độc, mang các danh hiệu Sơn Hùng,Sơn Dũng thường đi tiên phong trong các trận đánh

Lê Công Chánh được Mai Xuân Thưởng phong làm Tổng đốc vào Nam phát động kháng chiến chống Pháp Ông đã tới tỉnh An Giang cùng các ông Nguyễn Xuân Phùng, Nguyễn Bá Trọng, Lê Bá Địch lập căn cứ kháng chiến ở Thất Sơn (Bảy Núi) tỉnh An Giang tiến hành khởi nghĩavào đầu năm 1886 đã bị quân Pháp đàn áp nên thất bại, Lê Công Chánh cùng các thủ lĩnh khác bị bắt đày đi Côn Đảo, Phú Quốc

Song lực lượng kháng chiến ở Bình Định vẫn phát triển "Theo thống kê của thực dân Pháp có thể chưa thật chính xác, thì ở tỉnh Bình Định vào thời gian này (từ tháng 9 năm 1885 đến khoảng đầu năm 1886) có tới 1.723 thủ lĩnh nghĩa quân (từ nguyên soái, phó tướng, thống binh, thống trấn, tán lý, hiệp quản đến cai đội)" 1

năm 1887, tên Đumat (Dumas) vét hết số quân Pháp còn lại ở Bình Định tấn công vào khu vực kho lương ở Hoàn Kho, nhưng chúng đã bị Tán tương quân vụ HuỳnhNgọc đem quân đánh chặn từ xa, quân Pháp phải tháo chạy không vào được khu vực kho lương

Ngày 20 tháng 2 năm 1887, thủ lĩnh phong trào chống Pháp ở Phú Yên là Lê Thành Phương bị giặc Pháp hành quyết Nhằm chia rẽ các thủ lĩnh nghĩaquân, Trần Bá Lộc cho quân bắt cóc bố mẹ Bùi Giảng, buộc Bùi Giảng ra hàng Ngày 25 tháng 2 năm 1887, Bùi Giảng - người phụ tá của Lê Thành Phương đem 500quân ra hàng; Trần Bá Lộc đem quân đi đánh Mai Xuân Thưởng

Tháng 4 năm 1887, sau khi đẩy lùi được phong trào chống Pháp ở Bắc Trung Kỳ, quân Pháp lại được viện trợ quân lính và súng đạn Thực dân Pháp vàvua bù nhìn Đồng Khánh sai các tên đại Việt gian Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc đưa một lực lượng lớn quân lính do Pháp huấn luyện, trang bị tới Bình Định mở cuộc tấncông trên quy mô lớn đồng thời vào tất cả các căn cứ quan trọng của nghĩa quân Chúng còn cho quân bịt các đường thông từ Quảng Ngãi vào, từ Phú Yên ra nên nghĩaquân không ứng cứu được cho nhau

Các trận đánh ác liệt đẫm máu diễn ra giữa quân Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc với quân Mai Xuân Thưởng Lực lượng nghĩa quân do Mai Xuân Thưởng,Bùi Điền, Vương Toàn… chỉ huy bị tiêu hao sau mỗi trận đánh, đến đầu tháng 4 năm 1887 nghĩa quân vẫn chiến đấu kiên cường, dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lựcđịch Song trang bị kém xa quân Pháp lại chưa được luyện tập thành thục các thế trận chiến đấu Nghĩa quân đánh nhau ở thành không có quân tiếp viện, thiếu lương

ăn, nên không cầm cự được lâu Trong chiến đấu, một số thủ lĩnh bị bắt và hy sinh, nghĩa quân số chết, số tan tác, có một số nản chí bỏ đi Song thủ lĩnh Mai XuânThưởng và các tướng Bùi Điền, Vương Toàn, Tăng Doãn Văn (Tăng Bạt Hổ) vẫn kiên trì chiến đấu, mở nhiều trận tập kích vào quân của Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc.Sau một tháng bị vây hãm ở một làng Chàm, ngày 4 tháng 4 năm 1887 toán nghĩa quân nhỏ đã phá vây thoát khỏi làng Ngày 21 tháng 4 năm 1887, gia đình Mai XuânThưởng gồm có mẹ là bà Hoàng Thị Nguyệt, vợ và bốn người anh em ruột bị giặc bắt Ngày 30 tháng 4 năm 1887, Mai Xuân Thưởng cùng các tướng chỉ huy đội quânngười dân tộc Ba Na đột kích vào doanh trại của Trần Bá Lộc Nghĩa quân phá trại giam, giải thoát người bị bắt, trong đó có mẹ, vợ và bốn anh em Mai Xuân Thưởng.Song nghĩa quân không tiêu diệt được hoàn toàn quân địch Trần Bá Lộc vẫn chạy thoát Trước tình thế bị cô lập, Mai Xuân Thưởng cử ông Mai Xuân Phẩm mang thư

và quà sang Xiêm cầu viện Nhưng Mai Xuân Phẩm bị giặc bắt Trong khi đó đêm 31 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1887, một trong những thủ hạ của Mai XuânThưởng bị bắt làm tù binh và đã được giải thoát, đã ra hàng và chỉ chỗ ở của những người chạy trốn (chỗ ở của người Chàm và cách Phú Phong, quê quán của ông ba

1 Trần Văn Cánh: Phong trào Cần Vương ở tỉnh Bình Định (1885-1887), Luận án Tiến sĩ lịch sử, 1997, tr 67-69.

Ngày đăng: 12/01/2019, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w