1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn văn học ở bậc mầm non

23 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non có đầy đủ các SKKN về cấp học mầm non: SKKN lớp cháo, SKKN lớp bột, SKKN lớp chồi, SKKN lớp mầm, SKKN lớp cơm nát, SKKN trẻ 618 tháng tuổi, SKKN trẻ 23 tuổi, SKKN trẻ 34 tuổi, SKKN trẻ 5 tuổi phân chia nhiều thể loại như: SKKN trò chơi, SKKN âm nhạc mầm non, SKKN làm quen chữ,Các SKKN mầm non được áp dụng trong các trường mầm non và đều được xếp loại A hoặc B. Điều này cho thấy, những SKKN mầm non này có thể tham khảo để nuôi dạy trẻ.

Trang 1

I: PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài:

Mỗi môn học ở mầm non đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những

cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách của con người.Trong các môn học đó thì

bộ môn Văn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ có vị trí rất quan trọng vì các kiến thức,

kĩ năng của bộ môn Văn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và rất cần thiếtgiúp trẻ học tốt các môn học khác như: Làm quen với môi trường xung quanh Làmquen với toán, âm nhạc, tạo hình, thể dục và học tiếp môn Văn ở các bậc học tiếptheo Văn học dành cho mẫu giáo làm quen gồm thơ ca, truyện kể, kịch bản ngắn giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ thơ

Văn học là bộ môn hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nhưng để đạt được kết quả caolại là điều rất khó mà mỗi giáo viên chúng ta phải tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tìm

ra những bí quyết riêng cho mình Những bài thơ câu chuyện luôn mang lại cho trẻniềm vui thích, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người Giúp trẻ hiểu biết vềcuộc sống, về thế giới xung quanh, để có được con đường đi tới vườn cổ tích huyềnthoại, chính chúng ta là những người ươm hạt giống dấu ấn đầu tiên Là người dẫndắt trẻ đến với Văn học một cách hấp dẫn, thoải mái, không gò bó, không ép buộc,trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, con người, sự vật hiện tượng khơi gợi ở trẻ niềm tin vui như chính bản thân trẻ được đi giữa những khu vườn cổtích đầy thần tiên đó Qua đó phát triển ngôn ngữ tình cảm và thẩm mĩ Kích thích óctưởng tượng, suy đoán, phát triển trí thông minh cho trẻ

Trẻ mầm non giống như một tờ giấy trắng, Văn học đến với trẻ cũng như nhữngviên gạch làm nền móng đầu tiên, là cơ sở phát triển về mọi mặt cho trẻ như: đức,trí, thể, mĩ - lao động Nó là kho tàng của mọi tri thức, là sự phát triển toàn diện, là

cơ sở của nển giáo dục đối với trẻ mầm non Thông qua những bài thơ ca, truyện kể,trẻ được làm quen với một số câu chuyện cụ thể và khám phá, tưởng tượng, sángtạo, điều này giúp trẻ nhận biết và tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh bằng sựtrải

Trang 2

nghiệm chính của bản thân trẻ Trẻ có thể không ghi nhớ hết được tất cả những điềutrẻ đã được học trong một bài hoặc

trong một hoạt động cụ thể nhưng những hiểu biết của trẻ sẽ còn lưu lại mãi đến

những năm tháng sau này

Văn học được coi là một môn học không thể thiếu được trong trường mẫu giáo,bởi nó đã giúp trẻ nhận dạng các chữ cái, phát âm được các âm đó, diễn đạt đượcmong muốn nhu cầu suy nghĩ bằng nhiều loại câu, hiểu được một số từ trái nghĩa, có

khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại câu chuyện, có khả năng cảm nhận được vần

điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao, tham gia có sự sáng tạo trong các hoạtđộng ngôn ngữ, biết đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ mạnh dạn hơn Trẻ sẽ tự tin, chủđộng trong giao tiếp, biết chia sẽ với bạn bè trong các nhoạt động, có hành vi ứng xửđúng với bản thân và những người xung quanh, có thái độ thể hiện sự quan tâm gầngũi với mọi người, thích tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước cảnh đẹp thiênnhiên cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật.Văn học hình thành cho trẻ tư duy ngôn ngữ

lô gich có câu, có vần, thể hiện được tình cảm, ngữ điệu, giọng nói, tính cách củatừng nhân vật, giúp trẻ có khả năng phát triển trí nhớ, khả năng cảm thụ cái hay cáiđẹp, phân biệt được cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác, biết đồng tình ủng hộ nhữnghành vi đúng, phê phán những hành vi xấu Thông qua những bài thơ, câu chuyệngiúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội tự nhiên, thông qua văn học giúp trẻ phát triểnngôn ngữ, đó chính là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục toàn diện trẻ và tạođiều kiện cho trẻ tự tin trước khi bước vào lớp 1 Hiện nay việc tiếp cận với tácphẩm văn học của trẻ mầm non còn nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễnđạt sao chép mạch lạc Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ trong khiđọc, nghe, kể có sự chú ý và có hiệu quả tối ưu nhất? Chính vì vậy mà tôi quyết địnhnghiên cứu và chọn đề tài:

"Phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn Văn học" ở bậc Mầm non

Trang 3

Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở ngành

giáo dục nói chung và ở bậc mầm non nói riêng không ngừng quan tâm đẩy mạnh đểmỗi trẻ sau khi hoàn thành chương trình bậc học có thể đạt được kiến thức học vấntoàn diện Đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằmgóp phần vào sự hình thành những con người chủ động, sáng tạo, đáp ứng được mụctiêu chung của bậc học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của thời đại Dạy bộ môn Văn học ở mầm non vừa phải đảm bảo tính hệ thống, vừa phải đảmbảo tính hấp dẫn, vừa sức của trẻ Để kết hợp được yêu cầu đó là một việc làm khóđòi hỏi tính khoa học và nhận thức tốt về cả nội dung lẫn phương pháp Bởi vậy giáoviên cần sáng tao, linh hoạt phối kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy họcgiúp trẻ không những thuộc lòng mà còn chủ động, tích cực tham gia vào hoạt độnghọc tập Có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, rèn luyện cho trẻ cách phát âmchính xác, diễn đạt mạch lạc, có ý chí vượt khó,tạo cho trẻ không khí thoải mái, "Học mà chơi, chơi mà học" Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc mầm non tôi đã đúc rútđược một số kinh nghiệm đồng thời nghiên cứu chương trình môn học tìm raphương pháp giảng dạy bộ môn làm quen Văn học đạt hiệu quả cao

Nhiệm vụ của đề tài

1 Tìm hiểu một số đặc điểm của địa phương, trường lớp Đặc biệt là việc dạycủa cô và việc học của trò

2 Tìm hiểu về vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua bộ môn Vănhọc

3 Đề ra một số phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ học tốt các môn học

4 Tổ chức thực nghiệm nhằm cải tạo thực trạng

I.3 Đối tượng nghiên cứu :

Dựa trên cơ sở thực tế chất lượng dạy của cô và học của trò ở lớp Mầm 3-4 tuổi

Trường mầm non Đề tài được nghiên cứu, thực nghiệm và đưa vào giảng dạy

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Bộ môn làm quen Văn học nói chung ở bậc Mầm non là một đề tài rộng Songvới thời lượng cho phép đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi chương trình giảng dạy

mà Bộ Giáo dục quy định bằng con đường nhanh nhất giúp trẻ phát triển tư duyngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học

I.5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lí luận, đọc tài liệu, tích lũy kinh nghiệm của bản thân Phương pháp phân tích làm mẫu

Phương pháp điều tra

Phương pháp thực hành

Phương pháp trực quan, đàm thoại, giảng giải

Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

II: NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lí luận:

Như chúng ta đã biết các tác phẩm Văn học được đưa vào cho trẻ mầm non làm

quen nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Như Bác Hồ đã nói:

"Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người"

"Non sông Việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nan cóbước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính lànhờ phần lớn ở công học tập của các cháu"

Câu nói của người đã tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu, triệu người dạy vàngười học Đó chính là "Tiên học lễ, hậu học văn" mà mỗi chúng ta phải có nhiệm

vụ truyền lại cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước Nội dung giáodục phải gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành

Xuất phát từ vai trò cụ thể đó hoạt động dạy trẻ làm quen với Văn học, phát triểnngôn ngữ cho trẻ là môn học quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.Việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học đóng vai trò thenchốt trong hình thức đổi mới phương pháp giáo dục mầm non mới hiện nay

Trang 5

Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiênnhiên, xã hội, con người, được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thứcđộc đáo Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây hoa lá, hiện tượng thiên nhiên,vũtrụ, trẻ nhìn thấy được những cái gì gần gũi với trẻ, như: Con người, khu phố, dòngsông, ao hồ, lớp học

Qua những tác phẩm văn học trẻ nắm bắt nhận ra trong đời sống hàng ngày cónhững mối quan hệ tình cảm anh chị em, gia đình, tình thầy trò Từ đó trẻ cảm nhậnđược giữa cha mẹ, con cái và mọi người xung quanh có mối ràng buộc liên hệ chặtchẽ với nhau Trong lịch sử đấu tranh cách mạng như trong làng ngoài xóm, hàngxóm láng giềng Văn học cũng đề cập đến những lực lượng như: thần linh, bà tiên,ông bụt, mụ phù thủy và những phép màu trong những câu chuyện thần thoại cổtích

Nhờ được nghe đọc, kể trẻ tiếp xúc được với văn học từ đó trẻ hiểu biết về vănhọc và nhận biết về thế giới xung quanh, bước đầu trẻ phân biệt được sự khác nhau

về nội dung và hình thức giữa thơ và chuyện, trẻ cảm nhận được cách diễn đạt hìnhtượng nghệ thuật giúp trẻ trao đổi những điều trẻ đã được nghe và bộc lộ những suynghĩ của mình về tác phẩm văn học Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học gópphần mở rộng nhận thức về phát triển trí tuệ giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mĩ,phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có đủ vốn từ nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn,biết sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ Trẻ được làm quen với những từ ngữ nghệthuật như: từ tượng hình, tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quansát, khả năng tư suy nghĩ có chủ định

Thông qua nội dung tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành,biết ơn kính yêu cha mẹ, ông bà, anh chị, em, bạn bè và người thân, biết giúp đỡ mọingười và nhường nhịn em nhỏ

II.2 Thực trạng

Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 tuổi tại khu vực trung

tâm của trường Là lớp mẫu giáo bé với số trẻ là 35 cháu, trong đó nam là 27 cháu,

Trang 6

nữ 08 cháu, trong đó dân tộc thiểu số là 03 cháu với độ tuổi đồng đều, các cháungoan ngoãn mạnh dạn hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhậnthức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội

a.Thuận lợi - Khó khăn

*Thuận lợi

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về đáp ứng nhu cầu cơ sở vật

chất cần thiết cho lớp học trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp tương đối đầy

đủ, bàn ghế đúng quy cách đủ số lượng cho trẻ học tập Phụ huynh quan tâm đếnchất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp Giáo viên nhiệt tình chủ động trong côngtác Là cô giáo mầm non tôi luôn có tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt huyết yêunghề, mến trẻ tôi luôn xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng việc pháttriển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với văn học Trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹptrong cuộc sống xung quanh trẻ Đó là thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển ngônngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học

*Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn gặp không ít những khó khăn đó là sự quan

tâm con cái của các bậc phụ huynh chưa đồng đều Một số phụ huynh do điều kiệnkinh tế khó khăn nên chưa thực sư quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần củacon cái Do phần lớn trẻ là con của các bậc phụ huynh là dân góp từ nhiều vùngmiền về đây sinh sống nên phong tục, tiếng nói đa dạng, có thói quen sử dụng giọngnói và ngôn ngữ địa phương Một số trẻ còn nói ngọng, lẫn lộn giữa âm l-n, s-x, d-r,

và những âm cuối như: ếch, ất, út

Năm học 2013 – 2014 là năm thứ hai thực hiện chương trình mầm non mới nêngiáo viên vẫn còn bỡ ngỡ lúng túng khi lên kế hoạch thực hiện, lớp học ở gần ngã

ba nhiều lúc tiếng xe cộ ồn ào làm phân tán sự chú ý của trẻ trong các tiết học

b Thành công - Hạn chế

*Thành công

Trang 7

Chương trình giảng dạy ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu củangười học,chương trình đào tạo đã cải tiến phù hợp với từng lứa tuổi đáp ứng đượcnhu cầu của trẻ Chúng ta đã thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục nhà nước và cá nhânđều có nghĩa vụ trong giáo dục đào tạo, góp phần thay đổi mặt bằng về văn hóa củacác địa phương đặc biệt là miền núi, đồng bào, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số,điều này đã giải quyết công bằng xã hội trong giáo dục trẻ mầm non đều được đếntrường , huy động số trẻ ra lớp từ 95%-100%.

Với môn văn học việc hình thành kiến thức cho trẻ xuất phát từ thực nghiệm nênvai trò đồ dùng vô cùng quan trọng được trang bị tương đối

*Hạn chế

Chương trình giáo dục mầm non mới một số giáo viên chưa nắm vững đượcphương pháp, chưa cập nhật được Iternet, chưa tận dụng được kinh nghiệm để đưavào giảng dạy hiệu quả

* Mặt yếu

Kiến thức hiểu biết, vốn từ ngữ về văn học của giáo viên còn hạn chế

Khả năng đọc kể, đóng kịch của giáo viên còn lúng túng

Phương pháp dạy của cô và học của trò chưa phù hợp

d Nguyên nhân các yếu tố tác động :

Phương pháp dạy của cô và học của trò chưa phù hợp

Tài liệu sách truyện, tranh ảnh, vật thật để minh họa chưa phong phú

Trang 8

Điều kiện để tổ chức các tiết học ngoài trời cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.Chưa tổ chức được cho trẻ đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắngcảnh.

Vì vậy tôi muốn bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình giúp trẻ rèn luyệnngôn ngữ, phát âm mạch lạc với hệ thống các giải pháp tối ưu

e Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra :

Từ chương trình cải cách chuyển sang chương trình giáo dục mầm non mới đãđược 3 năm bản thân tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên thực hiện môn làm quenvăn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa có sáng tạo, chưa thực sự hấp dẫn và thuhút sự chú ý của trẻ Trong khi hoạt động đa số giáo viên còn lúng túng,còn rậpkhuôn theo chương trình cũ chưa có sáng tạo áp dụng được cái mới đưa vào giảngdạy Từ những tiết thao giảng, dự giờ và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường hầuhết giáo viên còn, chưa thực sự sáng tạo đầu từ vào tiết dạy, phần chuẩn bị vật mẫucòn đơn giản sơ sài chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ, tổ chức hoạt động chưa linh hoạtphần đa rập khuôn giống nhau, mang tính áp đặt trẻ, chưa tạo cho trẻ có cảm giácthoải mái hứng thú khi được học môn văn học Giáo viên chưa linh động trong việccung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ, trong giờ học trẻ chỉ được đọc và nghe, cô chưathực sự lấy trẻ làm trung tâm Vì vậy trẻ thụ động vốn từ ngôn ngữ của trẻ còn hạnchế

Ví dụ : Cô dạy về chủ đề gia đình đề tài “ Ba cô gái ” đa số giáo viên làm vậtmẫu từ tranh, ảnh tự vẽ đơn giản và quen thuộc, giáo viên chưa thực sự đầu tư, chưasáng tạo trong vật mẫu, chưa biết làm thay đổi hình thức giảng dạy, tranh mẫu cònnghèo nàn chưa phong phú hấp dẫn lôi cuốn trẻ

Ví dụ khi cho trẻ đọc bài thơ : “Bé giữ vệ sinh môi trường ” vật mẫu của cô từnhững bức tranh vẽ về môi trường quen thuộc, giáo viên chưa biết vân dụng vàothực tế, chưa biết lồng ghép tích hợp vận dụng cách dạy thông qua trò chơi, hoặc tổchức cách dạy theo cuộc thi nào đóhoặc tổ chức tiết học giống như kiểu đi dạo, đichơi, sẽ gây hứng thú cho trẻ, quá trình trẻ đọc giáo viên mang tính chất gượng ép

Trang 9

trẻ, bắt buộc trẻ phải thực hiện được theo ý của cô, cô đọc trước trẻ đọc sau, kiểudạy thụ động, khi học bắt trẻ ngồi từ đầu đến cuối, ngay ngắn nghiêm túc Khi đặtcâu hỏi, cô chưa khuyến khích trẻ trả lời Cô trả lời hộ luôn, trẻ ít được hoạt động,trẻ không chú ý vào bài học, trẻ cảm thấy mệt mỏi chán nản trong giờ học, vì thế màvốn từ ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa cao

Vì vậy từ những thực trạng trên tôi muốn đưa ra một giải pháp tối ưu nhất:Phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn văn học

II.3 Các giải pháp và biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Hàng ngày mỗi chúng ta đều sử dụng lời nói để trò chuyện đàm thoại thảoluận, trình bày những hiểu biết suy nghĩ giải thích một vấn đề nào đó giúp trẻ kể lạimột câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra Trẻcần tập nghe, hiểu lời nói của những người xung quanh sau đó tập trình bày ý kiếncủa mình Muốn phát triển kĩ năng nghe hiểu và nói của trẻ trước hết phải cuốn húttrẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trò chuyện đàm thoại, kể chuyện, đọc thơ Tròchuyện giúp trẻ nghe hiểu được câu hỏi, nghe hiểu câu trả lời của bạn, lời giải thíchcủa cô, trẻ tập trả lời đúng, chính xác câu hỏi, trình bày ý kiến của mình cho ngườinghe có thể hiểu được rõ ràng

Giáo viên thường xuyên tiến hành hoạt động trò chuyện đàm thoại ở mức độ khácnhau tùy vào từng độ tuổi cụ thể rèn luyện khả năng luyện cách phát âm, cách diễnđạt mạch lạc cho trẻ Những tác phẩm thơ ca truyện kể chỉ phát huy được khi cô biếttruyền tải được cảm xúc tình cảm của tác giả và nội dung tác phẩm, qua các hìnhthức nghệ thuật đa dạng phong phú từ đó phát huy được tính sáng tạo tích cực của cánhân trẻ Hình thành tư duy khả năng ghi nhớ có chủ định những tình cảm đạo đứccao đẹp sẽ có khả năng sáng tạo nghệ thuật cho trẻ Trước khi lên lớp giáo viên cầnnghiên cứu kỹ và lập kế hoạch cho bài dạy, phù hợp với từng độ tuổi Thường xuyêncập nhật công nghệ thông tin Itarnet, kết hợp với phần mềm powerpoint tìm kiếm,cắt ghép những hình ảnh phù hợp với nội dung câu chuyện Sưu tầm mua sắm làm

đồ

Trang 10

dùng, đồ chơi tranh ảnh vật thật, mô hình, con rối, các con vật ngộ nghĩnh phongphú hấp dẫn, màu sắc đẹp, đảm đảm bảo tính khoa học sẽ thu hút lôi cuốn trẻ vàogiờ học Tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như tổ chức hội thi

"Bé kể chuyện", thông qua hình ảnh và nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo, cho trẻ xemcác băng đĩa có những câu chuyện, bài thơ để trẻ hòa nhập hóa thân vào nhân vậttrong tác phẩm Từ đó trẻ lắng nghe chăm chú và nắm bắt được nội dung tiết họcmột cách có chủ động

Tùy từng loại bài dạy mà hệ thống câu hỏi tôi đưa ra có tính lô gic khi đàm thoạicùng trẻ Để phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ cô giáo lấy trẻ làm trung tâm, gâyhứng thú và sự chú ý của trẻ đến sự vật hiện tượng, cần cho trẻ tìm hiểu khám phákhơi gợi tính tò mò của trẻ, giúp trẻ hiểu kĩ bản chất của sự vật hiện tượng xungquanh Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ nghe hiểu nghĩa của từng loại câu hỏi, câu trả lờicủa người khác, tìm ra câu trả lời đúng, chính xác nghĩa của ngữ pháp

Câu hỏi kích thích trẻ nhận biết phân biệt sự vật hiện tượng tình huống mà trẻđang trực tiếp tri giác, gợi ý trẻ đến hoạt động Câu hỏi kich thích trẻ giải thíchphỏng đoán, suy đoán diễn biến kết quả của sự vật hiện tượng tôi dùng các thủ thuậtkhác nhau để dẫn dắt trẻ chuyển hoạt động một cách linh hoạt

b Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp

Tôi phải dựa vào 3 hình thức chính đó là :

của tác giả miêu tả về nghệ thuật gì ?và tác giả ví von, so sánh, nhân cách hóa về bài

thơ, câu chuyện gửi gắm điều gì ? Ví dụ khi dạy về chủ đề thế giới động vật qua bàithơ “ Ong và bướm ” Cô có thể sử dụng vật thật ( con ong,con bướm …) Cô

Trang 11

chuẩn bị tranh, ảnh, vật thật, cô cho trẻ trực tiếp quan sát, “con ong,con bướm đậutrên bông hoa hồng ” và từ hộp sữa chua và những tờ giáy màu và keo dán cô tự làmnên“con ong,con bướm” Trong lúc đọc thơ cô có thể lồng ghép trò chơi vẽ hoặc tôcác con ong, con bướm, kết thúc tiết học cô cho trẻ trò chơi bắt bướm,từ những vậtmẫu thật sẽ hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ, tổ chức tiết học như vậy trẻ sẽ đượcvận động nhiều , trẻ cũng thoải mái hào hứng, tiết học sẽ không còn khô cứng, và trẻmạnh dạn tự tin khi được làm quen với môn học này

Khi cô cho trẻ đọc bài thơ này, cô luyện cho trẻ phát âm đúng rõ ràng có nhịp điệucác âm l,s ,x, r … Tập cho trẻ luyện phát âm thường xuyên liên tục, tập phát âm từ

từ, không nên nóng vội Cô nên chú ý đến những trẻ nói ngọng ,nhút nhát, nên độngviên khuyến khích để trẻ tự tin, khi trẻ phát âm, nếu trẻ phát âm sai cô không nêncười riễu cợt trẻ, nếu trẻ không phát âm đúng cô có thể luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọinơi, nếu cô cứ bắt ép trẻ phải phát âm đúng ngay, thì trẻ sẽ bị ức chế, dễ dẫn dếnchán nản, trẻ cũng không muốn phát âm nữa, thì dẫn đến hiệu quả không cao

Ví dụ giờ làm quen văn học : Đòi hỏi cô giáo phải đầu tư về tranh ảnh vật thật phongphú, thì trẻ hấp dẫn và nhớ lâu hơn khi cô giải thích từ mới, từ khó cần cung cấpcho trẻ những từ có hình ảnh, cần giải thích các từ trong tác phẩm một cách rõ ràng,

dễ hiểu có thể dùng nhiều cách khác nhau để giải thích, không nên cố gắng làm sailệch đi nghĩa của từ, cô khuyến khích trẻ sử dụng từ hay,cô có thể kể một câuchuyện ngắn trong đó có các từ không hay và đề nghị trẻ chọn từ khác hay hơn đểthay thế Giờ học này cần sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hóa quátrình nhận thức về ngôn ngữ cho trẻ

Ví dụ Khi cho trẻ kể về ông của mình khuyến khích trẻ dùng từ như mái tóc bạcphơ, ông lưng còng, đi phải chống gậy, đi lom khom, cô khuyến khích động viên

cả lớp, đặc biệt những trẻ rụt rè để trẻ mạnh dạn trẻ lời và đọc các từ mới Trongkhi trẻ được nói và trả lời câu hỏi của cô vốn từ của trẻ được tăng lên ngôn ngữ củatrẻ ngày càng phát triển

Ví dụ 1 : Khi dạy về chủ đề thực vật : Bài thơ : Hoa kết trái

Ngày đăng: 12/01/2019, 06:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w