Đề và đáp án môn văn khối 10,11,12 kì I năm học 2018 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI BA ĐÌNH HÀ NỘIđề và đáp án môn văn khối c năm 2013đề và đáp án môn văn khối d năm 2013đề và đáp án môn văn khối d năm 2009đề và đáp án môn văn khối d năm 2008đề và đáp án môn văn khối c năm 2009đề và đáp án môn văn khối c năm 2010
Trang 1Thời gian làm bài: 90 phút
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau sau và thực hiện các yêu cầu từ 1- 4:
( ) Tôi thất bại rất nhiều lần, khi đi học, khi đi tìm việc, nhưng tôi nghĩ
đó là những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà tôi có Chính vì vấp ngã, tôi học được
từ những sai lầm Dù hôm nay Alibaba rất lớn mạnh, nhưng chúng tôi vẫn sẽ còn va vấp rất nhiều Khi gặp thất bại, tôi không bao giờ lo lắng Bởi tôi biết cuộc sống đầy rẫy thất bại và sai lầm ( ) Chúng ta nên từ những thất bại mà người khác mắc phải, không cần thiết học từ những câu chuyện thành công của họ Chúng ta có nhiều lý do để thành công nhưng chỉ có một lý do thất bại ( ) Nếu bạn học hỏi được từ những sai lầm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ thực tế hơn Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có cơ hội
(Trích Bài phát biểu truyền cảm hứng của Jack-ma tại Việt Nam,
dẫn theo https://vnexpress.net, ngày 06/11/2017)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm?
(0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn
văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với ý kiến "Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi
vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có cơ hội." không? Vì sao? (1,0 điểm)
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn
đề được đặt ra ở văn bản đọc hiểu: Học hỏi từ những thất bại, sai lầm
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
Hết………
Học sinh không được sử dụng tài liệu Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
(NĂM HỌC 2017 – 2018) MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 03
trang)
Câu 2 Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm bởi vì:
+ Từ những sai làm bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân và sẽ tránh
lập lại những sai lầm đó trong tương lai
+ Kinh nghiệm sẽ mang lại cho bạn sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3 Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn bản:
Phép lặp: Thất bại, sai lầm, thành công…
Tác dụng: Tạo nên sự thống nhất và làm nổi bật chủ đề, nhấn mạnh ý
nghĩa của thất bại, sai lầm và thành công trong cuộc sống
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình miễn là lập luận hợp lí
và đưa ra lí do thuyết phục:
- Sau thất bại, bạn có quyết tâm thay đổi, bạn sẽ có cơ hội thành công
- Thất bại có thể làm con người mất niềm tin và hi vọng
0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Học hỏi từ
những thất bại, sai lầm
2,0 điểm
* Giải thích ý nghĩa của văn bản: suy nghĩ của tỉ phú người Trung Quốc
về những sai lầm ông mắc phải và ý nghĩa của những sai lầm đó cho
thành công sau này khi ông biết học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản
thân mình -> Học hỏi từ những thất bại, sai lầm nghĩa là tự rút ra bài học,
kinh nghiệm từ những sai lầm đó
0,25 điểm
* Phân tích, chứng minh: Vai trò của học hỏi từ những thất bại, sai lầm
- Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp phải những thất bại, sai lầm
- Sau thất bại, sai lầm cần nhìn nhận, xem xét lại, tìm hiểu kỹ để rút kinh
nghiệm thì sẽ trưởng thành hơn và sẽ thành công
0,25 điểm
0,25 điểm
Trang 3(Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong học tập)
* Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp sai lầm nhưng nhận ra nguyên
nhân sẽ giúp ta có kinh nghiệm và không mắc phải sai lầm đó nữa
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có
nghị lực, ý chí, nhanh chóng đầu hàng khi gặp thất bại
0,25 điểm
0,25 điểm
Trang 41
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu 2 Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm bởi vì:
+ Từ những sai làm bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân và sẽ
tránh lập lại những sai lầm đó trong tương lai
+ Kinh nghiệm sẽ mang lại cho bạn sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc
sống
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3 Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn bản:
Phép lặp: Thất bại, sai lầm, thành công…
Tác dụng: Tạo nên sự thống nhất và làm nổi bật chủ đề, nhấn mạnh ý
nghĩa của thất bại, sai lầm và thành công trong cuộc sống
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình miễn là lập luận hợp lí
và đưa ra lí do thuyết phục:
- Sau thất bại, bạn có quyết tâm thay đổi , bạn sẽ có cơ hội thành
công
- Thất bại có thể làm con người mất niềm tin và hi vọng
0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Học hỏi từ
những thất bại, sai lầm
2,0 điểm
Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức,kỹ năng
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 100 chữ)
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo kiến thức đời
sống xã hội và có quan điểm rõ ràng
* Giải thích ý nghĩa của văn bản: suy nghĩ của tỉ phú người Trung
Quốc về những sai lầm ông mắc phải và ý nghĩa của những sai lầm đó
trong thành công của ông khi ông biết học hỏi và rút ra kinh nghiệm
cho bản thân mình -> Học hỏi từ những thất bại, sai lầm nghĩa là tự rút
ra bài học, kinh nghiệm từ những sai lầm đó
0,25 điểm
* Phân tích, chứng minh: Vai trò của học hỏi từ những thất bại, sai
lầm
- Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp phải những thất bại, sai lầm
- Sau thất bại, sai lầm cần nhìn nhận, xem xét lại, tìm hiểu kỹ để rút
0,25 điểm
Trang 52
kinh nghiệm thì sẽ trưởng thành hơn và sẽ thành công
(Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong học tập)
0,25 điểm
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp sai lầm nhưng nhận ra nguyên
nhân sẽ giúp ta có kinh nghiệm và không mắc phải sai lầm đó nữa
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có
nghị lực, ý chí, nhanh chóng đầu hàng khi vấp ngã, thất bại
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2 Cảm nhận bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của
Nguyễn Trãi để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
5,0 điểm
Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
+ Viết bài nghị luận văn học chuẩn kết cấu, bố cục
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo chuẩn kiến
thức
a Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm, nội dung nghị
luận
- Vai trò, vị trí hoặc đặc điểm nổi bật của thơ văn Nguyễn Trãi
- Xuất xứ, vị trí của bài thơ
- Dẫn đề: Tác phẩm đã thể hiện được bức tranh cảnh ngày hè sinh
động, đầy sức sống -> ánh lên vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
0,25 điểm
b Thân bài: Làm rõ vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày
hè và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
4,5 điểm
*Cảm hứng sáng tác bài thơ được khơi gợi:
- Trong hoàn cảnh: Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn
- Trong khoảnh khắc ông thả hồn với thiên nhiên trong trẻo, cuộc sống
bình yên
0,25 điểm
*Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm thế của nhà thơ trước thiên nhiên cảnh vật (câu 1)
+ Nghệ thuật: Sự phá cách trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật (câu
lục ngôn) tạo ra sự dồn nén, cô đọng, hàm súc; nhịp thơ 1/2/3 chậm
rãi: tư thế ung dung tự tại
0,25 điểm
Trang 63
+ Từ ngữ, hình ảnh: “Rồi”: nhàn nhã, ung dung, hòa mình với thiên
nhiên; “Hóng mát”: được nhàn nhã ngắm cảnh; “Ngày trường”: ngày
dài
⟹ Tâm thế: Thư thái, thanh nhàn hiếm hoi trong cuộc đời Nguyễn
Trãi
⟹ Cảm nhận tâm hồn thi nhân: Mở lòng đón nhận cảnh sắc thiên
nhiên, tạo vật
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè (câu 2,3,4,6)
+ Cảnh ngày hè hiện lên với bức tranh thiên nhiên rực rỡ:
Cây hòe có sức sống mãnh liệt, tán lá xanh che phủ cả khoảng không
gian
Sắc đỏ của cây lựu tô đậm thêm khung cảnh ngày hè
Hương sen tỏa ngát bay theo làn gió
Âm thanh tiếng ve dắng dỏi - dấu hiệu đặc trưng của mùa hè
+ Hiệu quả của các động từ mạnh: “đùn đùn”, “giương”, “phun thức”,
“tiễn” –> sự trỗi dậy, phun trào, căng mở mãnh liệt; sự vận động trong
gân cốt của tạo vật => sức sống mãnh liệt của thiên nhiên ngày hè
⟹ Cảnh vật tươi tắn, rực rỡ, căng tràn sức sống
=> Nhà thơ mở căng các giác quan để đón nhận cảnh sắc thiên nhiên
ngày hè
⟹ Một tâm hồn thi sỹ: tinh tế, nhạy cảm
*Bức tranh cuộc sống sinh động (câu 5,6)
- Âm thanh cuộc sống sinh hoạt đời thường: Tiếng người dân chài lao
xao trong phiên chợ cá; tiếng ve râm ran lúc chiều tà
- “Chợ” – hình ảnh của niềm an yên; cuộc sống hạnh phúc ấm no
- Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp từ láy: “lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve”
làm nổi bật không khí nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê -> khung
cảnh cuộc sống yên vui
⟹ Một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống
1,5 điểm
1,0 điểm
* Ước vọng, nỗi niềm thi nhân (câu 7,8):
- Từ cổ: “Dẽ”- có lẽ, nếu -> niềm ao ước khát khao của nhà thơ
- Điển tích: Tiếng đàn của Vua Nghiêu, Vua Thuấn ở Trung Quốc ->
0,5 điểm
Trang 74
mơ ước tấu lên khúc ca về cuộc sống thái bình, thịnh trị
- Câu lục ngôn: thu dồn, chất chứa cảm xúc, tâm tư -> đau đáu một tấm
lòng vì nước vì dân
- Giọng điệu thơ: lắng lại, thao thiết
⟹ Ước vọng đáng quý, đáng trân trọng của một con người trọn đời vì
lý tưởng yêu nước, thương dân Đó cũng là khát khao sâu kín và cháy
bỏng suốt cuộc đời Ức Trai
* Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả:
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trái tim nghệ sỹ giàu rung cảm
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết
- Tình yêu nước, thương dân sâu nặng
⟹Thân nhàn nhưng tâm không nhàn
0,5 điểm
* Đặc sắc về nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cô đọng, hàm súc; sáng tạo câu
lục ngôn - phá cách của Đường thi
- Nghệ thuật “thi trung hữu họa” – trong thơ có họa; tả cảnh đặc sắc
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa: nghệ thuật đảo ngữ; cách sử dụng động
từ mạnh; từ láy giàu sắc thái biểu đạt; lối ngắt nhịp linh hoạt
=> Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
ngày hè và tấm lòng sâu nặng của thi nhân với cuộc đời, với đất nước
0,5 điểm
c Kết bài: Đánh giá, khẳng định, chốt lại vấn đề
Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả qua bài
thơ; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của một bậc thi nhân dù đã cáo
quan nhưng vẫn một lòng “ưu quốc, ái dân”
0,25 điểm
- Dựa và các mức điểm trên, giáo viên chấm thi cho các mức điểm còn lại lẻ đến 0,25
- Điểm toàn bài là điểm của các phần cộng lại, làm tròn đến 0,5 điểm
- Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được nội dung và kỹ năng làm văn
Trang 85
Trang 9SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)
Thời gian làm bài: 90 phút
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1- 4:
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom…
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
(Trích Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ,
Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học 2006)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn văn bản (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ nhân hậu trong câu thơ: Đất nước mình nhân hậu (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời ? (1,0 điểm)
Câu 4: Nêu cảm xúc chủ đạo và nội dung chính của đoạn thơ (1,0 điểm)
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp phẩm chất người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ ở phần đọc hiểu:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom…
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từ khi gặp thị Nở
cho đến khi bị thị Nở cự tuyệt để thấy được biệt tài diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật của
Nam Cao
………Hết………
Học sinh không được sử dụng tài liệu Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm
Trang 10SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu 1 Hai phương thức biểu đạt:
- Tự sự
- Biểu cảm
0,25 điểm 0,25 điểm
Câu 2 Ý nghĩa của từ nhân hậu:
- Tính từ; chỉ phẩm chất con ngưới (hiền lành, giàu lòng vị tha…)
- Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam yêu hòa bình, sống nhân ái…
0,25 điểm 0,25 điểm
Câu 3 - Hố bom: dưới lòng đất sâu thẳm; khoảng trời: ở trên cao mênh mông
- Hố bom: tượng trưng cho bom đạn, tội ác của giặc và tàn tích đau thương
của chiến tranh; khoảng trời: tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa, đôn
hậu của dân tộc Việt
=>Khoảng trời – hố bom chính là sự sống – cái chết, hòa bình – chiến
tranh, bình yên – tàn khốc…
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 - Nguồn cảm hứng được khơi gợi:
+ Từ sự kiện lịch sử, từ những hố bom – chứng tích đau thương về cái chết
anh dũng của những người con gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ
+ Xúc động, ngưỡng mộ trước sự mưu trí, dũng cảm, tự nguyện hy sinh
- Nội dung:
+ Hình ảnh người nữ TNXP mưu trí, dũng cảm, xả thân để cứu con đường
cho đoàn quân ra trận
+ Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn người Việt Nam thời chống Mỹ
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
II Phần làm văn
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất
người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom…
2,0 điểm
Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 câu)
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề yêu cầu, đảm bảo kiến lịch
sử, kiến thức đời sống xã hội và có quan điểm rõ ràng
* Lí giải vẻ đẹp phẩm chất: Tình yêu Tổ quốc, sự tự nguyện hy sinh quên
* Phân tích - chứng minh:
- Hành động đẹp -> gan dạ, quả cảm
- Sự hy sinh cao cả -> Ý nghĩa thiêng liêng của tình yêu Tổ quốc
=> Chân thực, xúc động lòng người
(Lấy dẫn chứng trong lịch sử dân tộc, trong đời sống, trong văn học…)
0,25 điểm 0,25 điểm