1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động (ATLĐ) và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây dựng trên địa bàn tp HCM

198 223 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Trang 1

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM,ngày 04 tháng 10 năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

3 TS Nguyễn Thanh Việt Phản biện 2

5 TS Trần Quang Phú Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận vănđã được sửa chữa

Chủ tịch Hội đồng

Trang 2

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-TP HCM, ngày … tháng… năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐỖ TRUNG ĐỨC Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1969 Nơi sinh: TPHCM Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Công Nghiệp MSHV: 1541870034

I Tên đề tài:

“ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí an tòan lao động (ATLĐ)và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây

dựng trên địa bàn Tp.HCM.”

II Nhiệm vụ và nội dung:

1/ Tìm hiểu tổng quan và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động, vệ sinh lao động

2/ Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn lao động để đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

3/ Đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây dựng trên địa bàn Tp.HCM

4/ Kết luận và kiến nghị.

III Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017V Cán bộ hướng dẫn: PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS TS Lương Đức Long đã

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, đề tài mà tôi mong muốntìm hiểu trong thực tiễn quá trình làm việc của mình.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Xâydựng trường Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Tất cả những kiến thức,kinh nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học sẽ mãi làhành trang quý giá cho tôi trong suốt thời gian tới.

Cảm ơn các anh chị em cán bộ quản lý, tư vấn, giám sát tại công trường củacác công ty Novaland, Hòa Bình, ECI Sài gòn, Võ Đình, City Land, An Phong,SCQC, Nagecco,…đã giúp tôi hoàn thành công tác thu thập dữ liệu cho Luận Văn.

Tôi cũng xin cám ơn Gia đình tôi, những người bạn thân của tôi đã luôn bêncạnh tôi, quan tâm, động viên tôi để hoàn thành Luận Văn này.

Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực tối đa củabản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót Kính mong Quý Thầy Cô chỉdẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Trân trọng cảm ơn.

TP Hồ Chí Minh, ngày ….tháng… năm 2017

ĐỖ TRUNG ĐỨC

2

Trang 4

101.5 Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu

111.5.1 Về mặt học thuật, hàn lâm

111.5.2 Về mặt thực tiễn 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 13

2.1 Giới thiệu chương 13

2.2 Các khái niệm được dùng trong Luận Văn 13

2.2.1 Khái niệm về an toàn lao động 13

2.2.2 Khái niệm về chi phí an toàn lao động 13

2.2.3 Khái niệm về dự án 15

2.2.4 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng 16

2.2.5 Chất lượng công tác an toàn công trình xây dựng 18

2.2.6 Quản lý ATLĐ công trình xây dựng

192.3 Tổng quan về nghiên cứu

192.3.1 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng 19

2.3.2 Phân tích nhân tố bằng Ma trận khả năng /Mức độ

22

Trang 5

2.3.3 Ma trận biện pháp phản hồi rủi ro 222.3.4 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố 23

2.3.5 Quy trình phản hồi rủi ro .

24

2.4 Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây

25

Trang 6

2.5 Kết luận chương 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Giới thiệu chương 32

3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 32

3.3 Thu thập dữ liệu giai đoạn 1 33

3.4 Tổng hợp các nhân tố tiềm năng từ các nghiên cứu trước 34

3.4.1 Nhóm nhân tố liên quan kế hoạch,qui trình, hệ thống quản lý

353.4.2 Nhóm nhân tố liên quan đào tạo, huấn luyện, sức khỏe, môi trường 36

3.4.3 Nhóm nhân tố liên quan đến chiều cao, vị trí, đặc điểm công trình 37

3.4.4 Nhóm nhân tố liên quan đến dụng cụ, đồ bảo hộ lao động 38

3.4.5 Nhóm nhân tố liên quan đến biện pháp ATLĐ tại công trình 39

3.4.6 Nhóm nhân tố liên quan công tác an toàn thiết bị thi công tại công trình

403.5 Thiết kế bảng câu hỏi 40

3.5.1 Nhận dạng các nhân tố tiềm năng 43

3.5.2 Xác định những nhân tố gây ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ 43

3.5.3 Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm 44

3.5.4 Xây dựng thang đo 44

3.5.5 Thực hiện khảo sát thử nghiệm 45

3.5.6 Kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát 46

3.6 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 47

3.6.1 Lựa chọn chuyên gia 47

3.6.2 Cách thức thu thập dữ liệu

483.6.3 Kích thước mẫu và xử lý dữ liệu 48

3.7 Phân tích nhân tố chính EFA 54

Trang 7

3.7.1 Kiểm định Cronbach’s Anpha các thang đo 55

3.7.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 55

Kết luận chương 57

Trang 8

CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 58

4.1 Giới thiệu chương 58

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn & chi phí ATLĐ 58

4.3 Khảo sát thử nghiệm 61

4.3.1 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

614.3.2 Khả năng xảy ra của các nhân tố 63

4.4 Phân tích số liệu từ cuộc khảo sát chính thức

664.4.1 Chọn lọc dự liệu 66

4.4.2 Thông tin về người trả lời 67

4.4.2 1 Số năm kinh nghiệm

684.4.2.2 Địa vị công tác 68

4.4.2.3 Phân loại theo vai trò đơn vị công tác 69

4.4.2.4 Phân loại theo quy mô dự án 69

4.4.3 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động 69

4.4.3.1 Kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha 69

4.4.3.2 Kiểm định sự thống nhất đánh giá của các nhóm chuyên gia 71

4.4.3.3 Xếp hạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ của dự án 83

4.5.3 Kết quả đặt tên nhân tố 95

4.6 Các nhận xét về kết quả phân tích nhân tố 98

4.6.1 Nhóm 1: nhóm nhân tố liên quan đến công tác chống rơi công trình 98

4.6.2 Nhóm 2: nhóm nhân tố liên quan đến công tác biện pháp thi công .99

Trang 9

4.6.3 Nhóm 3: nhóm nhân tố liên quan đến vận chuyển vật liệu lên cao .994.6.4 Nhóm 4: nhóm nhân tố liên quan đến cấu trúc công trình

994.6.5 Nhóm 5: nhóm nhân tố liên quan đến an toàn khi vật hành thiết bị 100

Trang 10

4.6.6 Nhóm 6: nhóm nhân tố liên quan đến dàn lưới bao che xung quanh

5.1 Một số biện pháp quản lý và thực hiện công tác an toàn trên thực tế 104

5.2 Mô hình định lượng về chi phí an toàn lao động 104

5.2.1 Nhóm nhân tố liên quan kế hoạch,qui trình, hệ thống quản lý 104

5.2.2 Nhóm nhân tố liên quan đào tạo, huấn luyện, sức khỏe, môi trường 108

5.2.3 Nhóm nhân tố liên quan đến chiều cao, vị trí, đặc điểm công trình 113

5.2.4 Nhóm nhân tố liên quan đến dụng cụ, đồ bảo hộ lao động 117

5.2.5 Nhóm nhân tố liên quan đến biện pháp ATLĐ tại công trình 120

5.2.6 Nhóm nhân tố liên quan công tác an toàn thiết bị thi công tại công trình 123

5.3 Áp dụng mô hình đề xuất đưa ra chi phí ATLĐ cho một trường hợpcụ thể 127

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHIPHÍ CÔNG TÁC AN TOÀN& VỆ SINH LAO ĐỘNG 148

6.1 Giải pháp 1 148

6.2 Giải pháp 2 149

6.3 Giải pháp 3 152

Trang 11

6.4 Giải pháp 4 153

Trang 12

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153

7.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 154

7.2 Đóng góp của nghiên cứu 155

7.3 Hạn chế của nghiên cứu 155

7.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 164

Trang 13

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu là tìm và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phíAn toàn lao động và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trongcông trình xây dựng trên địa bàn Tp.HCM, từ đó kiểm chứng nghiên cứu trênmột dự án thực tế

Thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi, 24 nhân tố ảnh quan trọng đã được xácđịnh từ 40 nhân tố tiềm năng ban đầu Sau đó thông qua các cuộc phỏng vấn vớicác chuyên gia nhằm tìm ra các giải pháp tăng hiệu quả quản lý chi phí công tácan toàn Kết quả nghiên cứu dự án thực tiễn thu được 21/24 nhân tố quan trọngxuất hiện trong dự án được nghiên cứu

ABSTRACT

The aims of this study are to find and analyze the factors affecting theexpense c o s t o f safety works, and proposed a model forecast expense c o s t o fsafety works on construction projects in Ho Chi Minh city Then tested on astudy actual project

Questionaire surveys were used to collect data, 24 affecting factors danger weredetermined from 40 primary factors A semi-structured interview is organizedwith the participation of experienced experts, to find out management method tominimize this safety cost Investigating on project, it was found that there aremany factors occurred, 21/24 factors of research was identified in this project

Trang 14

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Giới thiệu chung:

Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế vàđang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chínhđiều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thốnggiao thông vận tải, điện tử, viễn thông Ngày càng nhiều các dự án khu đô thịmới, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, các công trình cao ốc vănphòng, công trình chung cư cao tầng được đầu tư xây dựng với quy mô lớn ởnhiều nơi trên cả nước trong thời gian qua, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhưTP Hồ Chí Minh, nơi có nhiều dự án công trình trọng điểm quốc gia mang ýnghĩa to lớn về mặt kinh tế - chính trị - xã hội

Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự ánđầu tư xây dựng đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫnkinh tế thì thực tế cũng cho thấy đã và đang tồn tại rất nhiều dự án công trìnhbao gồm cả các công trình quan trọng gặp phải những sự cố kỹ thuật như lún,sập sàn thi công, nứt hầm, trượt lở mái dốc,… để lại những hậu quả rất nghiêmtrọng, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế - xã hội và sinh mạng con ngườiMọi công trường xây dựng đều phải tuân theo các quy định của Bộ Xây Dựng vềAn toàn lao động nhằm giảm thiểu rủi ro và con số các vụ tai nạn lao động trêncông trường xây dựng hiện đang giảm dần Nhưng thật không may là khôngphải lúc nào những quy định này cũng được tuân thủ, hoặc không đủ chặt chẽvà tai nạn lao động hàng ngày vẫn diễn ra dưới đủ mọi hình thức Dưới đây làmột số chấn thương nguy hiểm thường gặp ở công trường xây dựng

1 Tai nạn do ngã2 Vật rơi

3 Tai nạn do hào, rãnh4 Giật điện

5 Chấn thương do hóa chất

Trang 15

6 Chấn thương do ráng sức7 Thiết bị nặng

8 Cháy nổNgòai ra: còn có các nguy cơ tai nạn trong công tác phá dỡ công trình; Kết cấucông trình đổ, đè; Ngã té cao khi thi công phá dỡ Tai nạn do xe máy thi công.Nguy cơ tai nạn điện do nguồn điện của chính công trình phá dỡ, nguồn điện củamáy thi công, công trình gần đường dây điện cao thế

Sau những thăng trầm, đến nay ngành xây dựng đã tạo được thế và lực để bướcvào thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các tổng công ty, công tymạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục đầu tư các hệ thống quản lý chấtlượng, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộcngành

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam đã dành sựchú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn lao động Mặc dù sự nhận thức về vấn đề antoàn lao động đã được nâng cao một cách đáng kể nhưng số vụ tai nạn lao độngtrong lĩnh vực công nghiệp xây dựng vẫn ở mức rất cao Căn cứ vào thông báovề “Tình hình tai nạn lao động năm 2013” (Hình1.1;1.2) của Bộ lao độngthương binh và xã hội Việt Nam, lĩnh vực xây dựng là ngành chiếm tỷ lệ số vụtai nạn lao động cao nhất với mức 28.6 % Cao nhất trong các yếu tố chấnthương của những vụ tai nạn lao động vẫn là ngã từ trên cao với tỷ lệ 26.9%tổng số vụ (đứng thứ 2 là điện giật chiếm 21.7% tổng số vụ) Tuy nhiên, nhữngcon số trên đây có thể lớn hơn rất nhiều vì chỉ có 5.3 % số doanh nghiệp là thựchiện đầy đủ việc báo cáo tai nạn lao động và nghề nghiệp

Trang 16

30 28.625

20151050

26.5

15.4 14.3

6.3 5.8 5.1 4.8Xây dựng Khai khoáng Sản xuất kinh doanh

điệnSố vụ tai nạn (%) Số người chết (%)

Cơ Khí chế tạo

Hình1.1.Tình hình ATLĐ năm 2013 tại Việt Nam (Nguồn-Bộ lao động thương binh và xã hội Việt Nam)30

26.925

2015105

24.9

21.720.1

14.6 13.614.3

13.2

11 10.1

4 3.70

Ngã cao Điện giật Máy, thiết bị

cán, kẹp, cuốn Vật rơi, đổsập TNGT Vật văng bắnSố vụ tai tai nạn (%) Số người chết (%)

Hình 1.2 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn năm 2013 tại Việt Nam (Nguồn-Bộ lao động thương binh và xã hội Việt

Nam)

Cũng theo số liệu thống kê của Sở lao động – Thương binh và Xã hộithành phố Hồ Chí Minh thì năm 2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 94 vụ tainạn lao động chết người, trong đó có 68 vụ tai nạn xảy ra tại các công trình xâydựng (chiếm tỉ lệ 72,34%)

Từ những con số thông kê trên, có thể thấy ngành xây dựng là một trongcác ngành công nghiệp nguy hiểm nhất, có tỷ lệ cao về chấn thương và tử vongliên quan đến tai nạn lao động Nhiều báo cáo cho thấy các nước đang phát triển

Trang 17

luôn có một tỷ lệ cao về tai nạn lao động liên quan đến xây dựng Theo (Aksorn& Hadikusumo, 2008), tại Thái Lan năm 2003, tai nạn do ngành xây dựngchiếm

14% tổng số người chết trong khi làm việc.Tỷ lệ công nhân xây dựng có khảnăng bị khuyết tật vĩnh viễn nhiều hơn năm lần so với những người trong ngànhcông nghiệp khác.(D Fang & Wu, 2013) chung quan điểm với (S Mohamed,1999) rằng tai nạn xây dựng gây tổn thất lớn về tài sản, làm gián đoạn hoạtđộng của công trường, tiến độ dự án chậm trễ, và ảnh hưởng xấu đến tổng chiphí, năng suất và uy tín của ngành công nghiệp xây dựng Theo công bố của Bộlao động thương binh và xã hội Việt Nam thì thiệt hại về vật chất do tai nạn laođộng xảy ra năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đìnhngười chết và những người bị thương , ) là 71.85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là6.27 tỷ đồng Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153,658 ngày Tất nhiênđây chưa phải là con số cuối cùng vì như đã nói ở trênlà chỉ có 5.3% số doanhnghiệp là thực hiện đầy đủ việc báo cáo an toàn định kỳ

Theo (S Mohamed, 1999), ngành công nghiệp xây dựng có sự nghèo nàntrong văn hóa an toàn thì việc cố gắng cải tiến an toàn sẽ không hoàn toàn hiệuquả cho đến khi văn hóa an toàn xây dựng được cải thiện.Theo(Fung, Tam,Tung,

& Man, 2005), việc thực hiện tốt văn hóa an toàn chắc chắn có thể giúp các tổchức để kiểm soát và giảm chi phí xây dựng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chức trong thời gian dài Những chương trình an toàn hiệu quả vànền văn hóa an toàn tốt có thể được áp dụng cho tổ chức bởi vì nó khuyến khíchsự hợp tác giữa các nhà quản lý và những công nhân (những người có nguy cơcao về tai nạn) trong việc quyết định sự an toàn và sức khỏe của họ(Aksorn &Hadikusumo, 2008)

Cho đến nay việc thực hiện các nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động tạiViệt Nam còn khá hạn chế Các nghiên cứu về an toàn chủ yếu là xác định, sauđó xếp hạng các yếu tố gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện

Trang 18

an toàn trên công trường Do đó việc kiểm tra mối tương quan và sự tương tácgiữa các nhân tố trong an toàn xây dựng là cần thiết, nó giúp các tổ chức xâydựng

Trang 19

Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong hoạch định, quản lý dự án,giám sát kiểm soát, đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động và vệ sinh môitrường trong thi công công trình, đưa ngành xây dựng Việt Nam phát triển đủsức cạnh tranh với ngành xây dựng các nước phát triển.

Để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn lao động các công trình xây dựng, cầntăng cường kiểm soát kiểm tra các quy trình, quy phạm trong thiết kế, biện phápan toàn và cung cấp, triển khai đúng ,đủ và kịp thời trong thi công công trìnhxây dựng

Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi tốt công tác antoàn lao động trong công trình xây dựng đang là câu hỏi mang tính cấp bách, làyêu cầu hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, nội dung của đề tài nghiên cứu là:“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến chi phí an tòan lao động (ATLĐ) và đề xuất mô hình dự báo định lượngvề chi phí ATLĐ trong công trình xây dựng trên địa bàn Tp.HCM” nhằm

đánh giá, phân tích các tác động tiêu cực và đưa ra giải pháp phòng ngừa, kiểmsoát an toàn cho các công trình xây dựng tại TPHCM

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

Thành phố HCM là trung tâm văn hóa, giáo dục, kinh tế của cả nước Hiện nay, Tp Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam (B.Phan,

Trang 20

2014) Theo đó, TP.HCM có dân số đông nhất nước, đạt 7,955 triệu người (Cục

Trang 21

thống kê TPHCM 2014), Do đó nhu cầu về nhà ở đang trở thành tâm điểm củangười dân thành phố Với quỹ đất không nhiều, xây dựng các chung cư cao tầngđược xem là xu hướng tất yếu để giải quyết tình trạng “đất chật người đông”như hiện nay của thành phố Hàng trăm dự án chung cư cao tầng mọc lên, kèmtheo đó là những nhân tố rủi ro xuất hiện tăng lên theo tính chất và quy mô ngàycàng phức tạp của các dự án Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, các doanhnghiệp đã và đang tiến hành đầu tư rất nhiều các dự án khu dân cư, nghỉ dưỡngvà các công trình phúc lợi như trường học, bệnh viện,

Trước đây, khi nói đến dự án đầu tư xây dựng, người ta thường quan tâm và đặtvấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn, chất lượng và tiến độ thi công lên hàng đầusau đó mới đến quản lý an toàn lao động thi công công trình (ATLĐ)

Tuy nhiên, khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật An toàn, vệ sinh laođộng số 84/2015/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016) đượcban hành đã có sự thay đổi lớn, công tác quản lý ATLĐ đã trở thành yếu tố quantrọng hàng đầu Đây là sự thay đổi quan trọng về pháp luật, góp phần tạo ra sựchuyển biến nhận thức cho chính những người làm công tác quản lý trong ngànhXây dựng Các chuyên gia về quản lý công trình xây dựng thường ví về công tácan toàn “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Điều này hoàn toàn đúng với thực tế bởinguyên tắc chính của quản lý an toàn trong thi côngcông trình xây dựng là côngtác phòng ngừa

Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quảnlý ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát an toàn, thi công xây dựngcông trình và kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; tư vấngiám sát của nhà thầu thiết kế thẩm tra biện pháp an toàn Công tác quản lý chấtlượng trang thiết bị trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính củacông tác quản lý ATLĐ công trình xây dựng

Đã có nhiều nghiên cứu liên quan về công tác liên quan an toàn dự án xây dựngtại Việt Nam trước đây như:

Trang 22

- Tác giả Trần Ngọc Hùng (2009) Báo cáo “Sự cố công trình xây dựng :Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Tổng hội xây dựng Việt Nam đểcải thiện việc quản trị phòng ngừa an toàn trong xây dựng

- PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp (2009) “Sự cố công trình xây dựng – Bất cậptrong quy định hiện hành và kiến nghị khắc phục”, Báo cáo hội thảo khoahọc toàn quốc “Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng”

- Tác giả Phạm Thi Trang (2010) “Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi rotrong dự án thi công xây dựng”

Chu trình phát triển của một dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩnbị dự án đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn kết thúc dự án đầu tư

Thi công xây lắp thuộc giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, đây là giai đoạn sửdụng nhiều nhất nguồn tài chính, nhân lực và vật lực của dự án Theo JonAlvarez, Frances M, David Pieterse (2007), giai đoạn thi công xây dựng cũng

chính là giai đoạn xảy ra nhiều rủi ro về nhất về chất lượng, tiến độ, chi phí, an

toàn của dự án.Do đó, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phi an toàn trong giai đoạn thicông cho các công trình xây dựng sẽ đầy đủ cơ sở nhất

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1/ Tìm hiểu tổng quan và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn laođộng, vệ sinh lao động

2/ Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động đểđánh

giá mức độ quan trọng của các nhân tố3/ Đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xâydựng trên địa bàn Tp.HCM

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi Luận văn dừng lại ở những giới hạn sau:

Trang 23

Thời gian thực hiện luận văn: từ ngày 15/02/2017 đến ngày 31/08/2017

Trang 24

Địa điểm: Luận văn tiến hành khảo sát các cá nhân làm việc tại các dự án thuộc

TPHCM.Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: đơn vị tư vấn Quản lý dựán/TVGS, nhà thầu thi công của các dự án tại TP HCM

Quan điểm phân tích: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ dựán trên quan điểm của đơn vị tư vấn QLDA/TVGS và nhà thầu thi công

Đặc điểm dự án: Dự án vốn tư nhân, thực hiện theo kiểu Design- Bid- Buid.Đối tượng khảo sát:

+ Đơn vị TVGS/Quản Lý Dự Án.+ Các nhà thầu thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp

1.5 Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu:1.5.1 Về mặt học thuật, hàn lâm.

Các ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Sự cần thiết để đạt được tính chuyên nghiệp, tính nhân văn và môi trường cộngđồng trong dự án xây dựng là rất quan trọng An toàn và vệ sinh môi trường làmột yếu tố thiết yếu cho sự bền vững và sự hài lòng của khách hang, địa phươngnơi doanh nghiệp đặt trưng đến Nghiên cứu này nhằm mục đích để cung cấpcho khách hàng, các nhà quản lý dự án, các nhà thiết kế, nhà thầu và các thôngtin cần thiết cần thiết để tổ chức quản lý tốt hơn chất lượng công tác an toàn củadự án xây dựng như:

- Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệsinh lao động

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động

- Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trang 26

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN2.1 Giới thiệu chương.

Nội dung của Chương 2 sẽ đi vào hai vấn đề chính đó là làm sáng tỏ các kháiniệm quan trọng được sử dụng trong Luận văn và tổng hợp các nghiên cứu trướcvề phương pháp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến ATLĐ và chi phí tiềmnăng được tổng hợp có chọn lọc từ những nghiên cứu trước Nội dung chươngnày cung cấp một cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

2.2 Các khái niệm.2.2.1 Khái niệm về an toàn lao động.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: “An toàn lao động” là giải pháp

phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy rathương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”

2.2.2 Khái niệm về chi phí ATLĐ.

- Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD qui định về Quản lý an toàn lao động trongthi công xây dựng công trình có qui định “Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn laođộng”

Theo đó, chi phí thực hiện để đảm bảo ATLĐ cho người lao động khi tham giathi công xây dựng công trình, gồm: Lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật antoàn; Huấn luyện và thông tin, tuyên truyền về ATLĐ; Trang cấp dụng cụ,phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Công tác phòng, chống cháy,nổ; Phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại và cải thiện điều kiện lao động; Ứngphó sự cố gây mất ATLĐ, xử lý tình trạng khẩn cấp; Kiểm tra công tác ATLĐcủa cơ quan chuyên môn về xây dựng”

Quản lý an toàn lao động là một phần quan trọng trong Quản lý chất lượng côngtrình nên các nguyên tắc quản lý an toàn lao động cũng như sau:

- Nguyên tắc thứ 1 là định hướng bởi khách hàng

Trang 27

- Nguyên tắc thứ 2 là sự lãnh đạo.- Nguyên tắc thứ 3 là sự tham gia của mọi người.- Nguyên tắc thứ 4 là quan điểm quá trình

- Nguyên tắc thứ 5 là tính hệ thống.- Nguyên tắc thứ 6 là cải tiến liên tục.- Nguyên tắc thứ 7 là quyết định dựa trên đặc trưng dự án.- Nguyên tắc thứ 8 là quan hệ hợp tác cùng có lợi với người đầu tư

Hình 2.1: Mô hình một hệ thống quản lý ISO 9001:2008

Các phương pháp quản lý an toàn và chi phí an toàn- Kiểm tra hệ thống an toàn

- Kiểm soát hoạt động an toàn.- Kiểm soát chất lượng an toàn toàn diện

Trang 28

- Quản lý chất lượng an toàn toàn diện

Hình 2.2: Mô hình một hệ thống quản lý ATLĐ công ty DOOSAN- Hàn quốc

Quản lý chất lượng an toàn toàn diện được định nghĩa là phương pháp quản lýcủa một tổ chức, định hướng vào chất lượng công việc, dựa trên sự tham gia củamọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự hiệu quảcông việc và lợi ích của các thành viên trong đơn vị và cả xã hội Mục tiêu củaquản lý an toàn toàn diện là cải tiến biện pháp thực hiện và thỏa mãn yêu cầu antoàn ở mức tốt nhất cho phép

2.2.3 Khái niệm về dự án

Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con người, tàichính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian và chấtlượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng và

Trang 29

2.2.4 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:

Theo khoản 2, Điều 3 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, được sửa đổi, bổsung đưa ra giải thích về dự án đầu tư như sau: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuấtbỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trênđịa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”

Theo điều 3 – Luật xây dựng định nghĩa dự án đầu tư xây dựng công trình là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặccải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng caochất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dựán đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

Theo Điều 5 Nghị định 52/1999/NĐ-CP Khái niệm đầu tư xây dựng như sau:“Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng (nhà ở, văn phòng, nhàmáy, sân bay, bến cảng )

Quy trình thực hiện dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tưGiai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tưGiai đoạn 3: Kết thúc dự án đầu tư

Trang 30

Hình 2.2 Các giai đoạn của dự án đầu tư ( Đặng Bá Luật 2014)

CHUẨN BỊDỰ ÁN ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯTHỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯKẾT THÚC

- Nhận ra cơ hội đầutư

- Lập báo cáo nghiêncứu tiền khả thi- Lập báo cáo nghiêncứu khả thi

- Giai đoạn thiết kế- Giai đoạn đấu thầu

- Giai đoạn thi công

-Giai đoạn bàngiao,

đưa dự án vàokhai

thác sử dụng

Trong phạm vi đề tài, chỉ thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi

phí ATLĐ trong giai đoạn thi công của bước thực hiện dự án đầu tư.

Hình 2.3 Cấu trúc vòng đời dự án, (PMI 2008)

Trang 31

Qua đó ta thấy giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn đưa dự án từ ý tưởngthành hiện thực, đòi hỏi nhiều tài nguyên và thời gian nhất của dự án.

2.2.5 Chất lượng công tác an toàn công trình xây dựng:

Theo David Arditi & H.Murat Gunaydin, Chất lượng có thể được định nghĩa làđáp ứng các quy phạm pháp luật, thẩm mỹ và yêu cầu chức năng của một dự án.Theo Teena Joy (2014) , Chất lượng là một yếu tố thiết yếu cho sự bền vững vàsự hài lòng đạt theo mục đích của khách hàng

Theo quan điểm hiện tại về công trình xây dựng, xét ở góc độ bản thân sản phẩmxây dựng, chất lượng công tác an toàn tại công trình xây dựng được đánh giá bởicác đặc tính cơ bản như:

- Công năng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ,an toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phụcvụ của công trình

- Công tác An toàn công trình xây dựng cần được quan tâm từ khi hìnhthành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đếnkhảo sát thiết kế, thi công … cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡbỏ công trình sau khi hết hạn phục vụ

- Quản lý an toàn tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyênvật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộphận, hạng mục công trình

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểmđịnh nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình màcòn quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chấtlượng của đội ngũ công nhân, kỹ sư an toàn lao động

- An toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo antoàn trong giai đoạn thi công xây dựng đối với bản thân công trình, vớiđội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng và khu vực côngtrình

Trang 32

Ngoài ra, an toàn công trình xây dựng cần chú ý đến môi trường không chỉ từgóc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà tác động theo chiềungược lại của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.

2.2.6 Quản lý an toàn lao động công trình xây dựng:

Quản lý ATLĐ công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêucầu, quy định thực hiện các yêu cầu, quy định bằng các biện pháp kiểm soát chấtlượng Hoạt động quản lý an toàn phải đảm bảo chất lượng và luôn cải tiến biệnpháp

Hoạt động quản lý an toàn công trình xây dựng chủ yếu là công tác thực hiệncủa nhà thầu, giám sát của tư vấn và tự giám sát của chủ đầu tư

2.3 Tổng quan nghiên cứu:2.3.1 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng:

Ma trận khả năng/ tác động thường được dùng trong quá trình tổng hợp và đánhgiá rủi ro để xác định cấp độ nguy hiểm của rủi ro Tuy thuộc vào mục đích sửdụng mà ma trận khả năng/tác động có thể biến đổi cho phù hợp (Martin Schieg,2006) Ma trận khả năng tác động có dạng cơ bản như sau:

Hình 2.4 Ma trận khả năng - tác động ( Đặng Bá Luật, 2014)

Trang 33

Luận văn được sử dụng ma trận khả năng/tác động theo nghiên cứu của tác giảSemeh Monir El-Sayegh (2007) kết hợp cùng tác giả Lê Anh Huy (2010), códạng như (Hình 2.5.) trong đó các nhân tố được phân ra thành 5 mức thang đo.

Hình 2.5 Ma trận khả năng xảy ra – mức độ tác động

Trong đó :

Thang điểm đánh giá “Khả năng xảy ra”: (Đặng Bá Luật, 2014)

1 Rất khó xảy ra: Rất ít khi xảy ra trong điều kiện bình thường của dự án, các

rủi này có thể tránh hoặc giả thiểu bằng thực hiện đúng quy chuẩn.

2 Khả năng thấp: Xảy ra khi có sơ xuất xảy ra, có thể giảm thiểu bằng kiểm

soát giám sát.

3 Có thể xảy ra: Có thể xảy ra trong điều kiện bình thường của dự án, có thể

giảm thiểu bằng các kế hoạch phòng ngừa.

4 Khả năng cao: Khả năng xảy ra cao đối với quy trình hiện tại của dự án,có

thể giảm thiểu bằng quy trình thực hiện khác.

Trang 34

5 Gần như chắc chắn: Gần như chắc chắn xảy ra, không có quy trình nào có

thể tránh khỏi.

Thang điểm đánh giá “Mức độ tác động”: (Đỗ Thị Thu, 2012)

1 Không hoặc có ít ảnh hưởng: Có phát sinh chi phí nhưng rất nhỏ không ảnh

Thang điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhân tố:

Bảng 2.1 Các cấp độ nghiêm trọng của nhân tố ảnh hưởng (Đặng Bá Luật 2014)

biện pháp tránh rủi ro này

cấp cao chú ý Khuyến cáo nên sửdụng biện pháp giảm thiểu

Trang 35

Sij = αi x βi

j

𝑁�=1

; RSi =

-N

Trong đó:- N : Số lượng người đánh giá- Si

j : Hệ số nghiêm trọng của nhân tố thứ i của người đánh giá thứ j.- αi

j : Giá trị ( điểm số) xác suất xảy ra của nhân tố thứ i cho bởi ngườiđánh giá thứ j.

- RSi : Hệ số nghiêm trọng của nhân tố thứ i.

2.3.2 Các bước để tiến hành phương pháp phân tích nhân tố bằng Ma trậnkhả năng xảy ra/Mức độ tác động:

- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động của dự án tronggiai đoạn thi công xây lắp

- Xây dựng thang điểm đánh giá “khả năng xảy ra” và “mức độ tác động” củamỗi nhân tố rủi ro

- Thu thập ý kiến đánh giá để xác định mức độ về “khả năng xảy ra” và “Mức độtác động” của mỗi nhân tố rủi ro

- Tính toán “Hệ số nghiêm trọng của nhân tố” bằng công thức:

“Hệ số nghiêm trọng của nhân tố” = “khả năng xảy ra” x “Mức độ tácđộng”.

- Tổng hợp mức độ về “Hệ số nghiêm trọng của nhân tố ”.- Phân tích đánh giá các nhân tố

2.3.3 Ma trận biện pháp phản hồi rủi ro

Ma trận biện pháp pháp phản hồi trong Luận văn được tác giả sử dụng theonghiên cứu của Shou Qing Wanga và các đồng sự (2004) kết hợp với nghiên cứucủa tác giả Đặng Bá Luật (2014)

Trang 36

Hình 2.6 Ma trận phản hồi rủi ro (Đặng Bá Luật ,2014)

Trong đó:Ai: là nhân tố thứ i của nhóm rủi ro AMi: là biện pháp phản hồi thứ i của nhân tố rủi ro A.Các biện pháp phản hồi rủi ro được tổng hợp từ tổng hợp từ nhiều nguồn nghiêncứu và phỏng vấn trực tiếp ý kiến của các chuyên gia trong ngành

2.3.4 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố.

Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố được tác giả tham khảo từ nghiên cứu củaShou Qing Wanga (2004) kết hợp với Đặng Bá Luật (2014) để đánh dấu tácđộng của các nhân tố ở các cấp độ khác nhau

Theo Shou Qing Wanga (2004), giữa các nhóm nhân tố có mối quan hệ vớinhau, do đó giải pháp phản hồi của nhân tố này cũng làm thuyên giảm các nhântố rủi ro liên quan Các rủi ro ở cấp độ cao hơn nếu được giảm thiểu thì sẽ loạitrừ bớt được khả năng xảy ra của các rủi ro ở cấp độ thấp bị tác động bởi rủi ro ởcấp độ cao

Trang 37

Hình 2.7 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố (Đặng Bá Luật, 2014)

Ký hiệu “>” nghĩa là rủi ro của hàng tương ứng có tác động tới rủi ro của cộttương ứng Trong ma trận rủi ro (Hình 2.7), rủi ro A1 thuộc nhóm rủi ro cấp độ1 tác động đến khả năng xảy ra rủi ro B2 thuộc nhóm rủi ro 2 và rủi ro K1 thuộcnhóm rủi ro N Như vậy sẽ ưu tiên thực hiện các biện pháp giảm thiểu cho rủi roA1, tức cũng sẽ giảm thiểu cho rủi ro B2 và K1

2.3.5 Quy trình phản hồi rủi ro.

Luận văn sử dụng quy trình của Shou Qing Wanga (2004) kết hợp làm cơ sở choquy trình phản hồi rủi ro của cho các nhân tố gây ảnh hưởng đến chi phí antoàn lao động.

Trang 38

Hình 2.8 Quy trình phản hồi rủi ro (Shou Qing Wanga, 2004)

2.4 Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây.

Là một phần quan trọng quyết định thành công của một dự án xây dựng, quản lýdự án, quản lý an toàn lao động đã và đang được nghiên cứu rộng rãi bởi rất nhiều

học giả trong và ngoài nước Một số các nghiên cứu tiêu biểu:

Trần hoàng tuấn (2009) : Đã nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN XÂYDỰNG”

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích những vấn đềtác động đến việc thực hiện an toàn lao động của người công nhân trên côngtrường xây dựng, song song đó tần suất xảy ra tai nạn cũng được định lượng từđó giúp cho nhà quản lý hay chính người tham gia lao động có một cái nhìnđúng đắn hơn về an toàn nhằm đảm bảo việc thực hiện và quản lý tốt an toàn laođộng trên công trường

Trang 39

Qua nghiên cứu, những yếu tố tác động đến việc thực hiện an toàn đượcrút ra từ đặc điểm nhân thân của người lao động, song song đó những đặc điểmcủa người quản lý cũng tác động trực tiếp đến tình trạng an toàn Bên cạnh,nghiên cứu đã định lượng giờ công mất mát do tai nạn và cũng chỉ ra những thờiđiểm nhạy cảm thường xảy ra tai nạn Nghiên cứu này một lần nữa khẳng địnhvai trò và sự tác động to lớn của người làm công tác quản lý đến vấn đề an toàn,từ đó họ cần phát huy hiệu quả hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong tiếntrình đảm bảo an toàn lao động Ngoài ra, những người trực tiếp lao động cũngcần nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng một “văn hóa antoàn”,

góp phần cắt giảm tai nạn và nâng cao hiệu quả lao động

Tác giả K N Jha & K C Iyer (2006) Bảng 2.2 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả K N Jha & K C Iyer (2006)

STTTên nhân tố ảnh hưởng quản lý dự án

1 Năng lực của quản lý dự án2 Người đứng đầu quản lý3 Giám sát và phản hồi của những người tham gia dự án4 Điều kiện làm việc thuận lợi

5 Cam kết của tất cả các thành viên tham gia dự án6 Năng lực của chủ đầu tư

7 Tương tác giữa các thành viên tham gia dự án - bên trong8 Tương tác giữa các thành viên tham gia dự án - bên ngoài9 Sự phối hợp giữa các thành viên tham gia dự án

10 Nguồn nhân lực đào tạo sẵn có11 Thường xuyên cập nhật kinh phí12 Xung đột giữa các thành viên tham gia dự án13 Quản lý dự án thiếu hiểu biết

14 Môi trường kinh tế xã hội15 Năng lực chủ đầu tư yếu16 Thiếu quyết đoán của những người tham gia dự án17 Điều kiện khí hậu khắc nghiệt

18 Đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu19 Thái độ tiêu cực của những người tham gia dự án20 Lỗi khái niệm dự án

Ngày đăng: 09/01/2019, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w