Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà NộiThực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS NGUYỄN AN HÀ
HÀ NỘI, 2018
HÀ NỘI năm
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khó để
có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ người trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ Chính vì vậy sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về ưu đãi xã hội đối với những người có công với đất nước Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công” và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta Đây là chính sách lớn và thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu con người có công Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, ưu tiên ưu đãi đối với người
có công Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn có được yên
ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bìnhcủa nhân dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng được khả năng lao động của mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước
Từ đó đến nay, chính sách ưu đãi người có công với đất nước đã có một chặng đường trên nửa thế kỷ hình thành phát triển
Tuy nhiên, sau gần 43 năm đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về vật chất và tinh thần Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân hóa xã hội đang ngày càng sâu sắc,
Trang 3các định hướng giá trị của xã hội đang có những thay đổi về việc đảm bảo người có công
có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú
Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người được thụ hưởng chính sách Ví dụ như việc ban hành văn bản thiếu tính thống nhất, thẩm quyền ban hành và giải quyết chồng chéo nhau, thủ tục hành chính rườm rà sẽ dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng có công gặp nhiều khó khăn
Hay một lý do khác nữa là do trình độ của cán bộ công chức làm nhiệm vụ còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn kém nên trong thực tế nhiều người có công vẫn chưa tiếp cận được với những chương trình mà họ xứng đáng được hưởng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương nói riêng
Từ góc độ tổ chức thực hiện chính sách về ưu đãi người có công cũng còn một số tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện cả về pháp luật quy định đối với các chế độ ưu đãi lẫn cơ chế thực hiện Là một công chức với chức trách nhiệm vụ được giao là theo dõi cơ sở, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công hiện nay, từ nhận thức lý luận và thực tiễn của bản thân, tôi chọn đề tài
“Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Xuân
-Thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn bản quản lý Nhà nước nói chung và hệ thống văn bản đối với người có công với cách mạng nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đề cập Nhìn chung, các công trình mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong hoạt động nói chung, chưa nêu được các nội dung quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công tại một địa phương một cách sâu sắc Đặc biệt, cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người
có công tại quận Thanh Xuân-Thành phố Hà Nội Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có
sự trùng lặp đề tài trước
Trang 4Một số các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tiếp cận được trong quá trình thực hiện luận văn này:
Về giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo:
- Nguyễn Đình Liêu (2000), “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật
ưu đãi người có công”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã nêu tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ, chính sách đối với người
có công ở nước ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ưu đãi người có công với bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước Từ đó đưa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đổi mới hệ thống pháp luật ưu đãi người có công trong công cuộc đổi mới của đất nước
- Hồ Thị Vân Kiều (2011), “Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng”, Nxb Đại học Quy Nhơn
Về luận văn:
- Đỗ Huyền Trang (2017), “Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ công tác xã hội
Về các bài đã đăng trên tạp chí chuyên ngành:
- Đỗ Thị Dung (2011), “Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và hướng hoàn thiện” Tạp chí Luật học, số 1.
- Nguyễn Duy Kiên (2012), “Chính sách người có công là trách nhiệm của toàn dân”, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
-Hệ thống hóa lý thuyết về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội;
- Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của ủy ban thường vụ Quốc hội;Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ đang được phòng Lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân quản lý và thực hiện chế độ chính sách, giai đoạn 2013-2017
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưỏng Hồ Chí Minh, kiến thức các môn học quản lý Nhà nước về các vấn đề xã hội, chính sách công, hoạch định và phân tích chính sách công…
5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên phương pháp khoa học cụ thể sau:
1 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá
2 Phương pháp so sánh
3 Phương pháp quan sát thống kê
4 Phương pháp tổ chức rút kinh nghiệm
Trang 66 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta
về quản lý Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối vớingười có công với cách mạng của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng là tất yếu khách quan
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội
Chương 3: Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCHƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1 Khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách và một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm chính sách, người có công và chính sách người có công
1.1.1.1 Khái niệm chính sách
Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho xã hội
Trang 7Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân dân rộng khắp trên phạm vi quốc gia Tác động của Nhà nước trong những thời kỳ phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp, vì thế mà quan niệm về chính sách công cũng được tiếp cận từ các góc độ khác nhau
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách, tuy nhiên dù cách tiếp cận nào thì những tác động của Nhà nước, được coi là chính sách công đều phải có những nét chung sau:
-Tác động phải mang tính cộng đồng;
- Là những tác động có mục tiêu (dù ngắn hạn hay dài hạn);
-Những hoạt động đó phải mang tính hệ thống, ổn định, phù hợp với quan điểm chính trị của nhà hoạch định chính sách
Theo Giáo trình Hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện hành chính
do nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 2008[tr.14].
“Khái niệm về chính sách: Là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định
Khái niệm chính sách công: Là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”
Định hướng đó được thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang
và sẽ nảy sinh trong đời sống cộng đồng
1.1.1.2 Khái niệm người có công với cách mạng
Khái niệm “người có công với cách mạng” được hiểu ( theo Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội):
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (LTCM);
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (TKN);
+ Liệt sỹ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
Trang 8+ Thương binh, người hưởng chnhs sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng
Căn cứ Pháp lệnh trên thì đối tượng được hưởng ưu đãi không chỉ bao gồm những người có công với cách mạng mà còn cả thân nhân của họ Cụ thể là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng người có công
1.1.1.3 Khái niệm chính sách người có công với cách mạng
- Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một bộ phận trong
hệ thống bảo đảm xã hội Hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay gồm có ưu đãi
xã hội đối với người có công, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cứu trợ xã hội đối với những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo
- Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là sự phản ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt
để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công
1.1.2 Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
Theo Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện hành
chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2013[tr.77] thì “Tổ
chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”
Như vậy: Tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là quá trình đưa chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng vào thực tế, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội trong việc giải quyết
Trang 9Các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với
cách mạng giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Công tác ưu đãi người có công và các chính sách liên quan được Đảng và Nhà nước cùng toàn xã hội hết sức quan tâm Trong giai đoạn này có hàng loạt các chính sách quan trọng được ban hành, điều chỉnh
+ Pháp lệnh số 26/2005/UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13, ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Trang 10+ Thông tư số 05/2013/TTBLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động
-Thương binh và xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;
+ Hướng dẫn số 02-HD/BTCTW, ngày 19/9/2001 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh hiểm nghèo;
+ Công văn số 721-CV/BTCTW, ngày 19/11/2001 của Ban Tổ chức Trung ương trả lời về việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ lão thành cách mạng bị bệnh hiểm nghèo
+ Hướng dẫn số 04-HD/BTCTW, ngày 09/6/2011 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn việc thực hiện Thông báo số 20-TB/TW, ngày 25/4/2011 của Ban
Bí thư về việc điều chỉnh chế độ trợ cấp thường xuyên đối với các đồng chí nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng khóa II, III và cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 bị bệnh hiểm nghèo;
+ Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (Nghị định có
hiệu lực từ ngày 27/8/2018).
Các chính sách đối với người có công với cách mạng:
+ Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi: Là khoản tiền ưu đãi cho người có công hoặc thân nhân của họ nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi;
+ Chế độ ưu đãi về Y tế: Chế độ bảo hiểm y tế, chế độ điều trị hàng năm, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng;
+ Chế độ ưu đãi trong giáo dục - đào tạo: Nhà nước quy định cụ thể những đối tượng thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo;
+ Chế độ ưu đãi việc làm và đảm bảo việc làm: Ưu tiên, ưu đãi đối với người
có công và thân nhân của họ trong lĩnh vực tuyển chọn lao động, đảm bảo việc làm, hướng nghiệp, vay vốn hỗ trợ việc làm, đi xuất khẩu lao động;
+ Chế độ ưu đãi khác: Hỗ trợ nhà ở, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, trợ cấp đột xuất khi người có công với cách mạng và thân nhân của họ gặp khó khăn, hoạn nạn, mua
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full