Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN THỊ DUNG
GIẢI PHÁP GẮN ĐÀO TẠO VỚI SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA TỈNH NINH BÌNH TỚI NĂM 2025
Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 834.04.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THU
HÀ NỘI, 2018
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại hiện nay, nhân loại đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng KH&CN với những thành tựu hết sức to lớn Sự phát triển ấy
đã đưa thế giới chuyển sang giai đoạn mới là kinh tế tri thức Thay đổi này đặt cho mỗi quốc gia trên thế giới những thời cơ và thách thức mới Quan niệm phát triển truyền thống dựa vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực rẻ đang ngày càng giảm bớt vai trò, thay vào đó là lợi thế phát triển KH&CN Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động nhất, có vai trò quyết định cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của mọi quốc gia Nền kinh tế này phải có năng lực trong việc tìm kiếm, sáng tạo và sử dụng tri thức và công nghệ Những yếu
tố cơ bản của một nền kinh tế tri thức gồm có: Một thể chế kinh tế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thường xuyên điều chỉnh, một đội ngũ nhân lực được đào tạo và có kỹ năng, một cơ sở hạ tầng thông tin có năng lực, một hệ thống đổi mới có hiệu quả Nhân tố con người là yếu tố trung tâm quan trọng, đóng vai trò quyết định so với các nhân tố khác
Vì vậy trong quá trình phát triển KTXH của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, nguồn nhân lực con người được đặt vào vị trí trung tâm - con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KTXH trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Ninh Bình là tỉnh có Cố đô Hoa Lư, từng là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là một trong những trung tâm lớn về lịch sử, văn hoá, du lịch, tâm linh, địa linh, nhân kiệt, đang trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế theo hướng hiện đại và năng động, mở rộng giao thương Bắc-Nam, với các tỉnh trong cả nước
Trong những năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm và đưa lên là một trong những nội dung hàng đầu phục vụ công tác phát triển Tỉnh đã xây dựng hệ thống đào tạo từ cao đẳng đến đại học phục vụ công tác đào tạo, đào tạo lại NNL KH&CN đáp ứng ngày càng cao nhu cầu xây dựng và phát triển KTXH Hiện tỉnh có 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành sư phạm và kinh tế; 01 trường cao đẳng chuyên ngành y dược; 03 trường cao đẳng chuyên ngành kỹ
Trang 3thuật xây dựng lắp máy Các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn hàng năm đào tạo cho tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận hàng nghìn lao động có tay nghề cao bổ sung vào NNL KH&CN góp phần phát triển kinh tế xã hội
Tuy vậy, trước những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH, yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, yêu cầu thu hút, sử dụng hiệu quả NNL KH&CNphục vụ SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đào tạo hiện nay của tỉnh chưa gắn với sử dụng dẫn đến tình trạng “lệch pha”, vừa thiếu, vừa thừa lao động, đặc biệt là chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Theo Trung tâm lao động việc làm tỉnh, Ninh Bình đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn lao động có trình độ chuyên môn ở hầu hết các ngành, bởi lao động qua đào tạo hiện nay chỉ chiếm khoảng 50 - 60% Trong khi đó, vài năm trở lại đây, nguồn lao động có tay nghề, trình độ từ trung cấp trở lên được tuyển dụng nhiều, chiếm trên 50% nhu cầu Trong
đó, các ngành đòi hỏi công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện, điện công nghiệp, điện lạnh, cơ khí, điện tử, viễn thông thu hút khá nhiều lao động Dự báo trong các năm tới, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, lao động lành nghề sẽ đóng vai trò chủ đạo Theo các nhà tuyển dụng, các năm tới, nguồn cầu lao động tiếp tục tăng theo xu hướng cần nhiều nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên việc tuyển dụng lực lượng này rất khó bởi nguồn “cung” không đáp ứng được “cầu”
Thực trạng trên cho thấy công tác đào tạo NNL KH&CN hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa thực sự có sự gắn kết với việc sử dụng nguồn nhân lực này, mà lý do của nó một phần xuất phát từ chính các chính sách vĩ mô của tỉnh
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp gắn đào tạo với sử dụng
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình tới năm 2025”.
Đây là vấn đề nghiên cứu mới, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề giải pháp gắn đào tạo với sử dụng NNL KH&CN của tỉnh Ninh Bình được công bố và trong phạm vi cả nước cũng có rất ít công trình nghiên cứu đề cập cụ thể đến vấn đề này cho phạm vi nghiên cứu cấp tỉnh
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển NNL KH&CN là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu Ở nhiều
Trang 4nước trên thế giới, các chính sách phát triển NNL KH&CN đã được chú trọng và đầu tư cho nguồn nhân lực luôn “đi trước” một bước trong quá trình hoạt động KH&CN Các nước như Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản được coi là những nước đi tiên phong và đã có nhiều nghiên cứu về việc thu hút và sử dụng hiệu quả NNL KH&CN
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển nhân lực KH&CN Ở cấp quốc gia, có một số nghiên cứu như:
- "Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của một số nước" Đề tài đã tổng quan và làm rõ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Cộng hòa liên bang Ðức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc)
về phát triển đội ngũ tri thức khoa học công nghệ, bằng việc nghiên cứu về tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội của các nước đó; về thành tựu giáo dục và đào tạo, chính sách đối với GD&ÐT; Về thành tựu KH&CN, chính sách KH&CN; Về sự gắn kết của GD&ÐT, KH&CN với việc phát triển đội ngũ tri thức khoa học và công nghệ Từ những nét đặc thù của mỗi nước, so sánh đối chiếu với Việt Nam hiện nay [5]
- "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao" Đề tài đã hệ thống hóa hệ thống cơ sở các lý luận về nhân lực KH&CN và phát triển NNL KH&CN; đào tạo và sử dụng NNL KH&CN Trên cơ
sở nghiên cứu thực trạng về đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển NNL chất lượng cao phục vụ CNH, HĐH đất nước [25]
Các công trình này tập trung vào nghiên cứu về nhân lực KH&CN của quốc gia và chưa đề cập trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở các địa phương Ở một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa đã có một số công trình nghiên cứu về nhân lực KH&CN như:
- “Chính sách thu hút nhân lực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh (nghiên cứu trường hợp của Hưng Yên)” Luận văn đã nghiên cứu
cơ sở lý luận về NNL KH&CN, thực trạng công tác thu hút NNL chất lượng cao về
Trang 5- “Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách quản lý nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả NNL KH&CN trong các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Thanh Hóa”.Luận văn đã nghiên cứu thực trạng NNL KH&CN trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm đề xuất một số chính sách phát huy hiệu quả lực lực lượng này phục vụ cho phát triển KH&CN nói riêng và phát triển kinh KTXH nói chung [1]
Những công trình nghiên cứu này tương đối sát thực và gần gũi với hoạt động khoa học của tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên do đặc thù điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau nên chỉ có thể là tài liệu tham khảo quý trong quá trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển NNL KH&CN của tỉnh Ninh Bình
Qua những công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập ở trên, có thể nói, đến nay, chưa có tác giả nào công bố các kết quả nghiên cứu về vấn đề giải pháp gắn đào tạo với sử dụng NNL KHCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới năm 2025
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học &công nghệ của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2017, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm gắn đào tạo với sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học & công nghệ của tỉnh đến năm 2025
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những tài liệu lý luận liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo gắn với sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh; đặc biệt là tập trung đánh giá cho giai
Trang 6đoạn từ 2013 - 2017;
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm gắn đào tạo với sử dụng hơn nữa nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh đến 2025
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Là những giải pháp để gắn kết đào tạo với sử dụng NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh trong tương lai, chủ yếu là giải pháp mang tính vĩ mô
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình gồm 05 trường đại học, cao đẳng (Trường Đại học Hoa Lư, Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình, Trường Cao đẳng nghề LILAMA-1, Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt - Xô; Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình)
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong thời gian từ năm
2013đến năm 2017
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thu thập tài liệu thông qua các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức: chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình, các báo cáo qua các năm từ 2013 đến 2017, những bài báo,
ấn phẩm, tài liệu, bài viết đã có liên quan đến NNL nói chung và NNL KH&CN nói riêng, tài liệu về kinh nghiệm trong và ngoài nước
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua các số liệu thống kê
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến hành điều tra, phỏng vấn một số đối
tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị sử dụng NNL KH&CN (Từ cấp trưởng, phó khoa, phòng trở lên) và các cựu HSSV học tập tại các cơ sở đào tạo NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, gồm:
+ Khảo sát cựu HSSV của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đã có việc làm:
Trang 7Giai đoạn 2014 -2017 có trên 4.650 HSSV có việc làm Mẫu tối thiểu để suy rộng
cho tổng thể với sai số là 0,05 thì cỡ mẫu cần là 98 Trên cơ sở cỡ mẫu, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 cựu HSSV, chia đều cho cựu HSSV (cao đẳng và đại học) của 05 cơ sở đào tạo trên địa bàn (20 phiếu/trường); (Phụ lục 1)
+ Khảo sát đơn vị sử dụng lao động: Để kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học hơn, tác giả khảo sát 10 lãnh đạo quản lý (Các cấp từ trưởng phòng đến thủ trưởng các đơn vị) của 10 đơn vị trên địa bàn tỉnh có sử dụng từ 100 cựu HSSV trở lên của các cơ sở đào tạo NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Phụ lục 2)
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel 2016
-Phương pháp phân tích tổng hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-Hệ thống hóa các lý luận về nhân lực KH&CN và phát triển NNL KH&CN; đào tạo gắn với sử dụng NNL KH&CN phục vụ cho công tác tra cứu và nghiên cứu khoa học
-Là tài liệu tham khảo hữu ích để xây dựng các chính sách thúc đẩy gắn đào tạo với sử dụng NNL KH&CN phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết quả nghiên cứu chủ yếu còn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo gắn với sử dụng NNL KH&CN
Chương 2: Thực trạng đào tạo gắn với sử dụng NNL KH&CN ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2017
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy đào tạo gắn với sử dụng NNL KH&CN của tỉnh Ninh Bình tới 2025
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO GẮN VỚI SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực
Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực Nói cách khác, nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động Nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ quản lý và trình độ sử dụng các yếu tố kinh doanh, nhân lực là yếu tố năng động, tích cực của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội [2]
Nguồn nhân lực xã hội: là những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất
ra hàng hoá và dịch vụ cho xã hội hay còn có cách định nghĩa khác, là toàn bộ số lượng người có thể làm việc khi cần thiết Như vậy, nói về nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là nói về số lượng con người mà là tổng hoà các năng lực (khía cạnh thể chất và trình độ, kỹ năng, khả năng đáp ứng nhu cầu, nhân cách) của những người có thể làm việc
Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, có khả năng lao động (ở nước ta nam từ độ tuổi 15 - 60 và nữ từ 15 -
55 và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm đối với những người có trình độ từ tiến sỹ trở lên) có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc
Nguồn nhân lực của xã hội thể hiện tiềm năng của một quốc gia về con người, kể cả những người hiện tại chưa có việc làm, thất nghiệp và trẻ em trong các trường học
Nguồn nhân lực của tổ chức: là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực xã hội, bao gồm tất cả những ai làm việc cho tổ chức hoặc những người chờ đợi để làm việc cho tổ chức (nguồn dự trữ)
Trang 9Nguồn nhân lực của mỗi tổ chức có những đòi hỏi, yêu cầu riêng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, tính chất công việc của tổ chức đó Đây chính là lý do vì sao mỗi tổ chức phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, tạo NNL cho chính mình một cách hợp lý Mặt khác, khi NNL xã hội có thể đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, thì tổ chức có thể sử dụng chúng Cạnh tranh để có được NNL xã hội phù hợp với yêu cầu của tổ chức là xu thế chung của thế giới trong nhiều năm qua và tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh trong thời gian tới, dưới nhiều dạng khác nhau, như: cạnh tranh nhân tài, cạnh tranh lao động có tay nghề cao, cạnh tranh lao động có chi phí rẻ,
1.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách hiểu và khái niệm về NNL KH&CN
Do đó, việc tổng hợp và thống nhất các khái niệm sử dụng là rất cần thiết, vì nó giúp xác định đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn Hiện nay có khái niệm về NNL KH&CN được đưa ra bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO)
1.1.2.1 Theo cách tiếp cận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao Đây là một diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh
tế cũng như các vấn đề chung khác Theo cuốn “Cẩm nang về đo lường NNLKH&CN” của OECD thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp trường đào tạo trình độ nhất định nào đó về một chuyên môn KHCN (từ công nhân có bằng cấp tay nghề trở lên) hay còn được gọi là trình
độ 3 trong hệ giáo dục đào tạo; (Cao đẳng, cử nhân/kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học);
Trang 10-Hoặc không được đào tạo chính thức như đã nói ở trên nhưng làm một nghề trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và đòi hỏi trình độ tương đương với một trong các trình độ nêu trên Kỹ năng tay nghề ở đây được đào tạo tại nơi làm việc [19]
Đằng sau khái niệm này là, tuy những người có bằng cấp mà không hoạt động KH&CN, nhưng nếu cần thiết, lúc nào đó vẫn có thể huy động họ vào hoạt động KH&CN như mời vào làm chuyên gia tư vấn nên được coi là nguồn nhân lực cho KH&CN Như vậy, "nguồn nhân lực KH&CN" chỉ xem xét về trình độ mà không xem xét đến nghề nghiệp và hoạt động (có hoạt động trong lĩnh vực KH&CN hay không)
Một vấn đề nữa là, những người không có trình độ tay nghề nhưng làm việc trong lĩnh vực KH&CN sẽ được đưa vào danh sách NNL KH&CN ngay từ khi họ bắt đầu tham gia làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN
1.1.2.2 Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa nhân lực KH&CN chủ yếu theo công việc hiện đang đảm nhận Theo đó, nhân lực KH&CN (S&T personnel) là "những người trực tiếp tham gia vào hoạt động KH&CNtrong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của
họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ"
Hoạt động KHCN, theo UNESCO, là những hoạt động có tính chất hệ thống
và liên quan chặt chẽ đến tạo ra, phát triển, phổ biến, áp dụng kiến thức KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN Hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu triển khai, giáo dục và đào tạo KH&CN và các dịch vụ KH&CN Dịch vụ KH&CN bao gồm các hoạt động KH&CN của thư viện và bảo tàng, dịch và hiệu đính tài liệu KH&CN, điều tra, thăm dò, thu thập số liệu về các hiện tượng KTXH, tiêu chuẩn, chất lượng, dịch vụ tư vấn và lấy ý kiến khách hàng, các hoạt động patent và bản quyền của các cơ quan công cộng
Các nhà khoa học là kĩ sư: là những người làm trong các lĩnh vực sử dụng hay tạo ra kiến thức khoa học hoặc các nguyên lý kỹ nghệ và công nghệ, nghĩa là những người được đào tạo về KH&CN và làm nghề về hoạt động KH&CN, những nhà quản lý cấp cao và những người trực tiếp điều hành các hoạt động KH&CN
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full