: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Trang 1Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KHUYẾN NÔNG
1 Khái niệm, nguyên tắc và vai trò của khuyến nông
1.1 Khái niệm: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông
dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệpnhững kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin vềthị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình vàcộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí gópphần xây dựng và phát triển nông thôn mới Khuyến nông trong chăn nuôi:nhằm thông tin, giáo dục cho ngưòi dân nắm bắt được những kỹ thuật chăn nuôimới, những quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm cho năng suất cao, những giốnggia súc, gia cầm nuôi mau lớn, nắm được phương pháp phòng bệnh cho gia súc,gia cầm biết đầu tư đúng mực để cuối cùng chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất
1.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của khuyến nông
1.2.1 Các yêu cầu hoạt động của khuyến nông
- Cụ thể cho từng cây, con và do đổi tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên với từng vùng do sảnxuất nông nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian rộng
- Kịp thời do nông nghiệp có tính thời vụ
- Phù hợp với từng đối tượng khuyến cáo do nông dân không đồng nhất vềnguồn lực và nhân lực
- Dễ thấy, nghe, hiểu và làm theo
- Đáp ứng được mong muốn của bản thân
- Tăng khả năng để nông dân tự giúp đỡ được mình - Hiệu quả và tiết kiệm
1.2.2 Các nguyên tắc hoạt động của khuyến nông
- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp của Nhànước
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dântrong hoạt động khuyến nông
- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanhnghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân
Trang 2- Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huyđộng nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạtđộng khuyến nông
- Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng
- Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn vànhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau
* Không áp đặt mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập, đòisống của họ do học quyết định Vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông là tìm hiểucặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của học trong sản xuất nông nghiệp, đưa ranhững tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựachọn Vụ này chưa áp dụng vì họ chưa thấy đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng,nhưng vụ sau thông qua một số hộ đã áp dụng (hoặc mô hình do khuyến nôngtạo ra ) lúc đó họ sẽ tự áp dụng 2
* Không làm thay: Cán bộ khuyến nông giúp đỡ nông dân thông qua trình diễnkết quả (tạo mô hình), trình diễn phương pháp (hưỡng dẫn kỹ năng thao tác) đểngười nông dân mắt thấy tai nghe Họ sẽ tự làm và giúp đỡ người khác cùnglàm…
* Không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về kỹthuật và cả một phần giống, vốn…mà từng hộ dân không thể tự đầu tư áp dụngđược những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới do đó khuyến nông phổ biến, hưỡngdẫn
* Khuyến nông là nhịp cầu thông tin 2 chiều: Giữa nông dân với các mối quan
hệ khác phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu phản hồi của nông dân vànhững vấn đề chưa phù hợp cần sửa đồi, khắc phục
* Khuyến nông không hoạt động độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các tổchức phát triển nông thôn khác: Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các viện,trường, trung tâm khoa học nông nghiệp cong phải phối hợp chặt chẽ với cáchội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp…để đẩy mạnhhọa động khuyến nông (xã hội hóa khuyến nông)
1.3 Vai trò của khuyến nông
1.3.1 Khuyến nông với phát triển nông nghiệp và nông thôn
Trang 3Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vàonhững khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tácnhân nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn Hay nói cách khác khuyến nông làmột yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn
1.3.2 Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông lâm nghiệp
Những tiến bộ kỹ thuật mới thường nảy sinh ra từ các tổ chức nghiên cứu khoahọc (viện, trường, trạm, trại ) và những tiến bộ kỹ thuật này phải được sử dụngvào trong thực tiễn sản xuất của người nông dân Như vậy giữa nghiên cứu vàphát triển nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc nhau như sản xuất - tiêudùng, giữa người mua - người bán Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến thức đóđưa vào được thực tiễn và người nông dân làm thế nào để sử dụng được chúng.Nghĩa là giữa nghiên cứu và nông dân cần có một trung gian làm nhiệm vụ lưuthông kiến thức và khuyến nông trong quá trình đó là chiếc cầu nối giữa khoahọc với nông dân
1.3.3 Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước
Là tổ chức giúp nhà nước thực hiện những chính sách, chiến lược về nông dân,nông nghiệp và nông thôn Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chínhsách nông nghiệp Trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọngcủa nông dân cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định những chínhsách phù hợp
* Chức năng của khuyến nông
+ Chức năng bắt buộc
- Điều khiển, thúc đẩy:
- Giáo dục người lớn: Nông dân và gia đình họ cần được trang bị những hiểubiết và thực hành để cải thiện các phương pháp sản xuất và năng suất lao động.Khuyến nông viên có nhiệm vụ chỉ dẫn cho nông dân cách phân tích và cập nhậttình hình phát triển nông thôn Trong phạm vi đào tạo của mình khuyến nôngviên cần nắm một số nguyên tắc sau:
+ Người cán bộ khuyến nông và nông dân vừa là “thầy” vừa là “trò”
+ Hoạt động khuyến nông phải đến với nông dân nơi họ sinh sống, làm việc vàthực hiện vào các thời điểm thích hợp
Trang 43 + Trao đổi và thực hành là những yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu kiếnthức
+ Tập huấn và áp dụng thực tế
- Chuyển giao thông tin bao gồm thông tin kỹ thuật, giá cả thị trường, những yếu
tố liên quan đến phát triển sản xuất, nguồn vốn vay
- Tư vấn kỹ thuật cho nông dân để giúp họ giải quyết những khó khăn gặp phảitrong sản xuất nông nghiệp Phần lớn những kỹ thuật khuyến cáo dựa vào kếtquả nghiên cứu khoa học Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nông dân có thể tựthông tin và góp ý cho nhau Khuyến nông viên phải luôn tạo cơ hội để nhữngngười sản xuất quan hệ trực tiếp với nhau
- Phát triển đề tài khuyến nông và phương pháp khuyến nông
- Lập kế hoạch khuyến nông
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch
-Tham gia công tác nghiên cứu
- Cải thiện cơ sở hạ tầng
+ Chức năng cản trở
- Kiểm tra, kiểm soát
- Theo dõi chương trình tín dụng và thu hồi vốn vay
- Thu thập số liệu thông tin
1.4 Hệ thống tổ chức của khuyến nông
1.4.1 Hệ thống khuyến nông nhà nước (cấp TW, cấp tỉnh, cấp cơ sở)
* Cấp Trung ương: Cục khuyến nông thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nôngthôn
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 5- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyếnnông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
* Cấp tỉnh: Trung tâm khuyến nông thuộc sở nông nghiệp và phát triển nôngthôn * Cấp huyện: Trạm khuyến nông
* Cấp xã, phường, thị trấn: Khuyến nông xã, phường
– Khuyến nông cơ sở: có khuyến nông viên với số lượng ít nhất là 02 khuyếnnông viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các
xã còn lại;
* Cấp thôn, xóm: Câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sơ thích…
1.4.2 Hệ thống khuyến nông tự nguyện
- Các viện nghiên cứu, các trượng chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển
- Các tổ chức xã hội: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hộ làm vườn
- Các doanh nghiệp, công ty, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ
- Các tổ chức quốc tế: tổ chức chính phủ và phi chính phủ
2 Đối tượng hoạt động của khuyến nông
2.1 Đối tượng hoạt động
Đối tượng của khuyến nông là nông thôn và nông dân Nông thôn bao gồm các
cá nhân, gia đình, họ mạc, cộng đồng, tổ chức chính quyền, các tổ chức xã hội Người nông dân có các điều kiện kinh tế xã hội, ứng xử với các mới rất khácnhau Biết rõ đối tượng khác nhau ở nông thôn sẽ đảm bảo cho khuyến nông cóhiệu quả
2.2 Đặc điểm của người dân: Nông dân là người lớn, chín chắn, họ cảm thấy
có trách nhiệm, họ tự quyết định điều gì mà họ cần học Nông dân tham gia tựnguyện ở các lớp học nhưng họ yêu cầu cao hơn về nội dung, phương pháp vàliên hệ đến thực tế
* Đặc tính của học viên người lớn:
- Nghe, nhìn kém chính xác
- Phản ứng chậm
- Dễ chán
- Không có khả năng lắng nghe người khác nói trong một thời gian lâu
- Khó dạy cho người lớn điều mà họ không muốn học
Trang 6- Học viên ít nhiều đều có kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong sảnxuất Họ là người hiểu rõ những điều kiện và đặc điểm tự nhiên ở vùng họ sinhsống
* Để học viên người lớn học tốt, cần phải:
- Đầy đủ ánh sáng
- Số lượng học viên không nhiều để mọi người có thể dễ dàng thấy giảngviên và học cụ
- Giảng viên cần phải nói đủ to, rõ ràng và chậm
- Các bảng biểu, hình ảnh nên viết rõ, chữ lớn, kiểu chữ in Dùng những câuđơn giản
- Nên dùng nhiều trợ huấn cụ để tăng khả năng ghi nhớ của học viên
- Tạo không khí dễ chịu cho lớp học
- Nói rõ mục tiêu của chương trình
- Phương pháp dạy và học phong phú
- Động viên sự tham gia của nông dân:
+ Trong lớp học nông dân muốn tham gia một cách năng động vào việc biểu
lộ ý kiến của họ như đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày kinh nghiệm, khuyến khíchnông dân thảo luận
+ Cần lợi dụng kinh nghiệm của nông dân, phát triển bài giảng dựa theokinh nghiệm của nông dân dễ được họ chấp nhận hơn Đây là hình thức đồnghoá kiến thức của học viên và giảng viên Phải coi kinh nghiệm của nông dân làvốn quý báu để phát triển bài giảng
* Cách học của người lớn
- Học qua kinh nghiệm: Người lớn học hỏi trong suốt cả cuộc đời học, họđúc rút, tổng kết thành bài học và vận dụng những bài học đó vào các hoạt độngsản xuất
- Học viện tự nguyện và tích cực: Họ là những người học hỏi trực tiếp bằngviệc tham gia vào các hoạt động đào tạo
- Quan sát viên: Người lớn thường chờ đợi và quan sát các hướng dẫn, cáchoạt động diễn ra trước khi họ quyết định hành động
Trang 7- Nhà lý luận: Nông dân là những người hay khái quát hoá các khái niệm,kiến thức kỹ năng trong mối liên hệ với kinh nghiệm của bản thân và áp dụngchúng
- Nhà thực nghiệm: Họ thích tiếp cận và thử nghiệm những tiến bộ kỹ thuậtmới cũng như những điều đã học trong thực tế, để xem mức độ thành công
* Nguyên lý giáo dục người lớn
- Cần phải có kế hoạch tốt
- Tạo được sự ham học của học viên
- Các mong ước, quan tâm, nhu cầu của đối tượng học viên phải biểu thị rõràng trong chương trình Học viên phải thấy được mục tiêu và kết quả cuối cùngsau chương trình học
- Việc học chỉ xảy ra tốt khi có sự tham gia tích cực của học viên Đó là mộttiến trình phản ứng bao gồm: Suy nghĩ, cảm giác, hoạt động và diễn đạt phù hợptheo những 5 đòi hỏi của tình huống Nếu không có các yếu tố này, không thể cóđược quá trình học đầy đủ và hiệu quả
- Việc học phải mang lại một sự thoả mãn hãy một “ Cảm tưởng có thànhquả” cho học viên Nhớ rằng học viên luôn hy vọng một sự thành công
- Quá trình học đòi hỏi có sự thực hành những điều đã học Nguyên tắc lặplại trong quá trình học là để thiết lập và duy trì những thói quen và trí nhớ ở mứchiệu quả cao Cách hay nhất để bỏ cái cũ là lặp lại cái mới thấy nhiều lần
- Phương pháp giảng nên rõ, sống động và cụ thể
- Ý tưởng, cảm giác và hành động có khuynh hướng tương hỗ với nhau.Chính tương tác này làm cho quá trình học trở nên dễ dàng hơn vì nó giúp tạo ra
sự liên hệ chặt giữa sự việc hay tình huống thực tế với lý thuyết
* Phương pháp giáo dục người lớn Quá trình dạy học cần tuân theo các yêucầu sau:
- Đảm bảo tính phù hợp về mục đích và nội dung đào tạo với mong đợi củahọc viên
- Nhấn mạnh tính ứng dụng của nội dung đào tạo vào công việc thực tế củahọc viên
- Có các ví dụ thực tiễn và liên hệ với điều kiện cụ thể
- Tạo cơ hội để học viên trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực tế của họ
Trang 8- Luôn hướng học viên tới những mục tiêu thực tế có thể đạt được
- Luôn đối sử với học viên như đối với một người lớn
- Hiểu được tình huống, nhu cầu và những khó khăn của nông dân Muốnvậy giảng viên cần phải lắng nghe ý kiến của họ
2.3 Sự phối hợp của công tác khuyến nông với các tổ chức khác
- Phối hợp với các trạm trại, các trung tâm nghiên cứu và trường học
- Phối hợp với ngân hàng, tín dụng
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương
- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm
-………
3 Thực tiễn hoạt động khuyến nông tại Việt Nam
3.1 Các chính sách về khuyến nông
* Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề
+ Đối với người sản xuất
- Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100% chiphí tài liệu và 100% chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo;
- Nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã,công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 50% đi lại, ăn
ở khi tham dự đào tạo;
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực nêu tại khoản
1 Điều 1 Nghị định này được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu khi tham dự đào tạo + Đối với người hoạt động khuyến nông
- Ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, là người dân tộc thiểu số;
- Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ100% chi phí về tài liệu và nơi ở, khi tham dự đào tạo;
- Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương được hỗ trợ 100% chi phí
về tài liệu, đi lại, ăn và nơi ở khi tham dự đào tạo
* Chính sách thông tin tuyên truyền
- Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyếnnông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩmquyền phê duyệt
Trang 9- Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thị, hội chợ, triển lãm, diễn đànkhuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn
- Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn
- Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phímua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất, thức ăngia súc, thức ăn thủy sản);
- Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100%chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu
- Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống
và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu
- Đối với các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngànhnghề nông thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí,thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở địabàn trung du miền núi, bãi ngang, không quá 50% ở địa bàn đồng bằng;
- Mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ không quá 30% tổngkinh phí thực hiện mô hình
- Chính sách nhân rộng mô hình Được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyêntruyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân rộng mô hình
* Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
- Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được tham gia tư vấn
và dịch vụ khuyến nông quy định tại Điều 7 Nghị định này và theo quy định củapháp luật
- Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được ưu tiên thuê đất
để xây dựng và triển khai các chương trình, dự án khuyến nông, được vay vốn
ưu đãi, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành
* Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở
- Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi chỉ đạotriển khai các dự án khuyến nông được hưởng các chế độ theo quy định hiệnhành
Trang 10- Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo trình độđào tạo, không thuộc công chức xã được hưởng chế độ phụ cấp hoặc lương theotrình độ đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
- Khuyến nông viên cấp xã chưa có bằng cấp, cộng tác viên khuyến nông cấpthôn được hưởng thù lao khuyến nông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định
* Chính sách tuyển chọn dự án khuyến nông
- Các dự án khuyến nông Trung ương do ngân sách nhà nước cấp được tuyểnchọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
- Các dự án khuyến nông cấp địa phương do ngân sách nhà nước cấp được tuyểnchọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp quy định
- Mọi tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông đều được tham giađấu thầu cạnh tranh, đăng ký xét chọn các dự án khuyến nông do ngân sách nhànước cấp
3.2 Những nội dung chính của hoạt động khuyến nông
* Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1 Nghị định này; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ
- Hình thức
+ Thông qua mô hình trình diễn;
+ Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
Trang 11+ Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩaCD-DVD);
+ Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây dựngkênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên làđào tạo nông dân trên truyền hình;
+ Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;
+ Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước
- Tổ chức triển khai
+ Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do các tổ chứckhuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này đảm trách +Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ đại họctrở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệmtrong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đãqua đào tạo về kỹ năng khuyến nông
*Thông tin tuyên truyền
- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcthông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội
- Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất,kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tàiliệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và cáchình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyếnnông
- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông
*Trình diễn và nhân rộng mô hình
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợpvới từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các
mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
- Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả
và bền vững
- Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điểnhình sản xuất tiên tiến ra diện rộng
Trang 12*Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
- Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị địnhnày về:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năngsuất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm;
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư,tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựachọn công nghệ, tìm kiếm thị trường;
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh;
- Cung ứng vật tư nông nghiệp
- Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn
* Hợp tác quốc tế về khuyến nông
- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tácquốc tế
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổchức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam
- Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nôngthông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sáttrong và ngoài nước
4 Vai trò, năng lực và phẩm chất của cán bộ khuyến nông
4.1 Vai trò của cán bộ khuyến nông
Vai trò của một cán bộ khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây: Ngườithầy, Người nghe, Người tổ chức, Người trọng tài, Người quản lý, Người lãnhđạo, Người môi giới/cầu nối, Người học kinh nghiệm, Người xúc tác, Người cốvấn, Người vận động, Người cung cấp thông tin, Người thúc đẩy, Người tư vấn
4.2 Năng lực và phẩm chất của cán bộ khuyến nông Nhiều người cho rằng
công tác khuyến nông tương đối dễ dàng, thực tế không phải như vậy Công việcthí nghiệm nghiên cứu với đối tượng là cây trồng, vật nuôi đã khó nhưng côngtác khuyến nông có đối tượng là con người sẽ phức tạp hơn nhiều bởi sự đa dạngtrong tính cách, lối sống, nhận thức, tập quán, phong tục của họ
Trang 134.2.1 Các lĩnh vực về kiến thức Kiến thức về kỹ thuật:
CBKN phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật trongphạm vi trách nhiệm công tác của mình như: Kỹ thuật lâm nghiệp, kỹ thuậttrồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi đánh giá nông thôn có sự tham gia, lập kế hoạch
va theo dõi đánh giá….phải biết làm tốt mộ số công việc của nghề Kiến thức về
xã hội học và đời sống nông thôn:
- Hiểu biết về giới và bình đẳng giới
- Phong tục tập quán
- Truyền thống cộng đồng Kiến thức về đường lối, chính sách của Nhà nước:cán bộ khuyến nông phải nắm rõ được đường lối và những chính sách cơ bảncủa nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đồng thời cũng phải biếtđược những vấn đề khác có liên quan và ảnh hưởng đnế đời sống nông thôn nhưcác chương trình phát triển, chương trình tín dụng và các thủ tụ pháp lỹ và hànhchính ở nông thôn Kiến thức về giáo dục người lớn: Do khuyến nông là một tiếntrình giáo dục mà đối tượng là nông dân vì vậy CBKN phải biết cách tiếp cậncủa giáo dục người lớn, các hoạt động nhóm và cách tiếp cận thúc đẩy sự thamgia của người dân nông thôn Khả năng lựa chọn, phối hợp tốt nhất các phươngpháp lấy người học làm trung tâm, thích hợp với các nhóm học đặc biệt, phảinắm được những kỹ thuật lôi cuốn sự tham gia của người dân vào các chươngtrình khuyến nông
4.2.2 Năng lực cá nhân
- Năng lực tổ chức và lập kế hoạch
- Năng lực truyền đạt thông tin
- Năng lực phân tích và đánh giá
- Năng lực lãnh đạo
- Năng lực sáng tạo
4.2.3 Phẩm chất cá nhân
- Sẵn sàng làm việc ở vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh với tinh thần vì dân
- Được cấp trên tín nhiệm và được nhân dân tin tưởng, yêu quý
- Có lòng tin và tình cảm với nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số,thông cảm với những ước muốn và những tình cảm của bà con nông dân
- Tin tưởng vào năng lực của chính mình
Trang 15BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
2.1 Phương pháp cá nhân
Phương pháp cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là phương pháp được
sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông Người cán bộ khuyến nông đến thămnhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận những chủ đề
mà hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc những lời khuyên.Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải câu nệ điều gì Nó biểuhiện sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng người dân cho nên nó làyếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa người dân
và khuyến nông Có thể dùng nhiều hình thức khác nhau trong phương pháp cánhân
2.1.1 Đến thăm nông dân
Những cuộc đến thăm nông dân thường chiếm khá nhiều thời gian làm việccủa một cán bộ khuyến nông Vì vậy muốn những cuộc thăm viếng thực sự có hiệuquả, cần xác định rõ mục đích chuyến viếng thăm để chuẩn bị chu đáo những gìcần thiết
Mỗi cuộc viếng thăm nông dân đều có thể:
• Giúp làm quen với người nông dân và gia đình của họ
• Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụthể nào đó
• Tạo điều kiện theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang làm
• Tạo điều kiện nói rõ hơn về một chủ đề khuyến nông nào đó, giải đáp nhữngthắc mắc riêng mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ trong cuộc tiếpxúc nhóm
• Giúp hiểu thêm tình hình ở địa phương và những vấn đề người nông dân đangphải đối mặt hàng ngày
• Làm tăng sự quan tâm của nông dân đối với khuyến nông và điều đó sẽ khuyếnkhích họ tham gia nhiều hơn vào các chương trình khuyến nông
Những lúc tiện đường, cán bộ khuyến nông cũng có thể ghé thăm một giađình nông dân nào đó Những cuộc viếng thăm không hẹn trước như vậy thườngkhông có mục đích rõ ràng nhưng lại có tác dụng rất quan trọng nhằm làm tăng
Trang 16tình cảm của khuyến nông với gia đình nông dân, kể cả khi chỉ ghé qua thăm hỏi,trò chuyện dăm ba câu rồi lại đi Một chuyến viếng thăm hộ nông dân thường baogồm các bước sau:
Bước 1 Vạch kế hoạch cho chuyến viếng thăm
Công việc cần chuẩn bị trước cho mỗi cuộc đến thăm nông dân sẽ bao gồm:
• Hẹn trước với chủ nhà nếu có thể
• Xác định rõ ràng mục đích cuộc viếng thăm
• Xem xét lại những ghi chép của những lần đến thăm trước đó hoặc những thôngtin khác về gia đình sẽ đến thăm
• Chuẩn bị trước những thông tin kỹ thuật, những tài liệu chuyên môn có thể sẽphải dùng đến
• Đưa cuộc viếng thăm vào chương trình công tác hàng tuần
Bước 2 Thực hiện cuộc viếng thăm
Bước 3 Ghi chép và theo dõi
Lợi ích mỗi chuyến viếng thăm nông dân sẽ bị hạn chế nếu những điều đã thảoluận, đã đồng ý với người nông dân và những gì anh ta yêu cầu khuyến nông giúp
dỡ không được ghi chép lại đầy đủ Ngay sau khi trở lại văn phòng, cần ghi lạinhững thông tin đó (ngày, tháng, mục tiêu chuyến viếng thăm, họ tên chủ nhà,những đề xuất của anh ta, những điều đã thảo luận và đồng ý với anh ta và những
gì quan sát được ) vào một phiếu riêng mang tên hộ nông dân đó và lưu ở vănphòng để tiện theo dõi sau này Cuối cùng người cán bộ khuyến nông sẽ phải thuxếp những công vịêc đã thoả thuận với dân Ví dụ: Gửi cho nông dân những thôngtin kĩ thuật họ yêu cầu, hoặc bố trí cho một cán bộ kĩ thuật có liên quan đến giúp
đỡ dân giải quyết một công việc gì đó.v.v Trong mọi trường hợp, cần theo dõi cảnhững vấn đề do nông dân đề xuất nhưng chúng không nằm trong khả năng chuyênmôn của mình, thì cần liên hệ với những đồng nghiệp phụ trách chuyên môn đó
Những điều cần lưu ý khi đến thăm nông dân:
- Đến đúng giờ đã hẹn.
- Chào hỏi lễ phép và thân mật, "Nhập gia tuỳ tục"
- Biết khen đúng lúc (khi người nông dân làm tốt công việc nào đó)
- Khuyến khích người nông dân giãi bày những khó khăn, những vấn đề của họ.
- Cung cấp những kiến thức kỹ thuật hay bất cứ thông tin gì người nông dân có nhu
cầu và mình biết.
Trang 17giúp đỡ họ giải quyết Nếu không làm được như vậy, người nông dân sẽ phật ý vàkhông còn tin tưởng ở khả năng giúp đỡ của cán bộ khuyến nông nữa Điều quantrọng đối với cán bộ khuyến nông là giữ gìn lòng tin của người dân đối với tổ chứckhuyến nông của mình
2.1.2 Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông
Người nông dân cũng thường đến thăm cơ quan khuyến nông, sự thăm viếngcủa nông dân thường phản ánh sự quan tâm của họ đối với cơ quan khuyến nông.Ngoài ra, có những nông dân khi thành công với việc gì đó (nếu thành công ấy có
sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông) cũng sẽ tìm đến cơ quan khuyến nông để
"khoe" và mong nhận được thêm nhiều thông tin hay những lời khuyên khác
Khuyến nông nên khuyến khích bà con nông dân đến với mình, ghé thăm cơquan mình bất kể lúc nào họ cần hoặc thấy thuận tiện đối với họ Đừng coi sựviếng thăm của nông dân là phiền hà Cần chuẩn bị trước cho những cuộc viếngthăm như vậy của nông dân mặc dù không thể biết trước lúc nào họ đến
Có thể bố trí văn phòng khuyến nông sao cho khi nông dân đến thăm, họcảm thấy gần gũi như ở nhà và họ hiểu được công việc của khuyến nông
2.1.3 Gửi thư riêng
Đôi khi khuyến nông sẽ phải gửi thư riêng cho nông dân Thư thường được gửi
đi trong những trường hợp sau :
- Sau khi đi thăm một hộ nông dân, viết thư gửi những lời khuyên hoặc thông tintheo yêu cầu của hộ nông dân đó
- Gửi lời khuyên hoặc thông tin cho những nông dân không có điều kiện đến cơquan khuyến nông
Văn phòng khuyến nông cần được bố trí sao cho:
- Nông dân dễ tìm, dễ đến (Văn phòng nên được đặt ở nơi đi lại thuận tiện, có biển hiệu rõ ràng).
- Trong văn phòng phải có những các tấm bản ghi kế hoạch công tác, hay ghim những tài liệu khuyến nông và thông tin KHKT mới nhất.
- Có sẵn bàn ghế tiếp khách hoặc ghế cho nông dân ngồi đợi đến lân mình được tiếp.
- Có sẵn các loại tạp chí, sách báo nói về nông nghiệp hoặc những tờ rơi để trao cho nông dân nếu họ cần.
Trang 182.1.4 Gọi điện thoại
Ở nông thôn Việt nam, điện thoại chưa phải là một phương tiện thông tinphổ biến Tuy nhiên hiện nay điện thoại đã được lắp đặt tại các trung tâm cụm xã,
và một số hộ gia đình nông dân đã lắp điện thoại, do vậy hoàn toàn có thể sử dụngchúng vào mục đích khuyến nông Khi nói chuyện điện thoại, không nên kéo dàicuộc nói chuyện mà chỉ nên tập trung vào chủ đề cần thiết, trao cho nông dân mộtthông tin hoặc một lời khuyên ngắn gọn và đầy đủ Trong bất kì hoàn cảnh nàocũng phải nói năng mạch lạc, rõ ràng Đừng quên ghi tóm tắt những điểm đã traođổi chính vào phiếu lưu của người nông dân đó
2.1.5 Những cuộc gặp gỡ bất chợt
Thường rất xảy ra trong thời gian người cán bộ khuyến nông đang công tác trênmột địa bàn nhất định (Ví dụ: Khi đi chợ, hoặc khi đến dự một đám cưới, hoặcviếng một đám tang trong vùng Nếu nhận ra người quen, chắc chắn họ sẽ đếnchào) Đây là những dịp tốt giúp người cán bộ khuyến nông quen biết hơn vớinông dân trong vùng và trao đổi những gì bạn và người nông dân thấy cần thiết
2.2 Phương pháp khuyến nông theo nhóm
Tiếp xúc cá nhân là phương pháp khuyến nông có hiệu quả cao nhưng nó mấtrất nhiều thời gian Người cán bộ khuyến nông cũng chỉ có thể tiếp xúc trực tiếpđược một số lượng rất hạn chế nông dân Hơn nữa, nếu quá coi trọng phương pháp
cá nhân, sẽ có khuynh hướng chỉ tập trung khuyến nông vào một gia đình khá giả
và sẽ quên mất tầng lớp nông dân nghèo Chính vì vậy mà càng ngày phương phápkhuyến nông theo nhóm càng được áp dụng rộng rãi hơn Phương pháp nhóm là tổchức nhiều nông dân lại thành nhóm để tiến hành khuyến nông cho họ
2.2.1 Những ưu điểm của phương pháp nhóm
• Phạm vi khuyến nông rộng : Phương pháp nhóm có thể đem khuyến nông cùnglúc đến với nhiều nông dân hơn, cho cả những người ít tiếp xúc với khuyếnnông Vì vậy đây là phương pháp có hiệu quả cao hơn
• Môi trường học tập: Môi trường học tập của phương pháp khuyến nông theonhóm thường rất sinh động Do đó mỗi nông dân đều có thể lắng nghe, thảoluận, suy nghĩ và quyết định xem mình có nên tham gia chương trình khuyếnnông đó hay không Ngoài ra không khí đám đông còn có tác dụng kích thích