Đề cương tóm tắt các chương trong giáo trình. Đầy đủ, tự soạn, chi tiết, có cập nhật luật mới, có chú thíchĐề cương tóm tắt các chương trong giáo trình. Đầy đủ, tự soạn, chi tiết, có cập nhật luật mới, có chú thích
Trang 1CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Khái niệm Tư pháp quốc tế
a Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
- Là các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Ngoài ra còn tham gia điều chỉnh một số quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài như:
+ Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
+ Xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân, pháp nhân nước ngoài + Ủy thác Tư pháp quốc tế
+ Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
+ Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của trọng tài nước ngoài
- Quan hệ có yếu tố nước ngoài: Điều 663/2015 và NĐ 138/2006/NĐ-CP
- Quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại,… có yếu tố nước ngoài thuộc các trường hợp: + Có ít nhất 1 trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
+ Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
Trang 2+ Quy chế pháp lý của người nước ngoài ở nước sở tại: Hoạt động nhập, xuất cảnh,
cư trú, đi lại, hoạt động nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Vấn đề xung đột pháp luật: Xác định luật áp dụng đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài
+ Xung đột thẩm quyền xứt xử: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa
án (trọng tài) đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài
+ Vấn đề cho công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án và trọng tài nước ngoài
- Trường phái 2: Các nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, 2 vấn đề:
+ Vấn đề xung đột pháp luật: Xác định luật áp dụng đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài
+ Xung đột thẩm quyền xứt xử: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa
án (trọng tài) đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài
- Trường phái 3: Các nước Đức và Ý cho rằng phạm vi điều chỉnh rất hẹp, chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật
c Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp xung đột (Phương pháp gián tiếp)
- Là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế
- Tồn tại trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia (Được gọi là các quy phạm xung đột nội địa) hoặc các điều ước quốc tế (Được gọi là các quy phạm xung đột thống nhất)
- Là phương pháp điều chỉnh đặc trưng và chủ yếu của Tư pháp quốc tế vì không được áp dụng trong các ngành luật khác
Trang 3- Bản chất: Không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia quan hệ
Tư pháp quốc tế mà chỉ dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của quốc gia có thể được
áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật đó1
Phương pháp thực chất (Phương pháp trực tiếp)
- Là phương pháp áp dụng các quy phạm thực chất để điều chỉnh trực tiếp các quan
hệ Tư pháp quốc tế
- Quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định quyền và nghãi vụ của các bên chủ thể tham gia và quan hệ Tư pháp quốc tế cũng như trách nhiệm của họ khi vi phạm pháp luật Bao gồm:
+ Quy phạm thực chất thống nhất (Được ghi nhận trong các ĐƯQT)
+ Quy phạm thực chất thông thường (Được ghi nhận trong pháp luật quốc gia)
d Định nghĩa Tư pháp quốc tế
- Là một bộ môn khoa họa pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
e Các nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm, quyết định nội dung và hiệu lực của
Tư pháp quốc tế
Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau
- Phát sinh từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
- Nguyên tắc này ghi nhận quyền được đối xử bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế Thể hiện ở việc mọi chủ thể tham gia
1
Chi tiết tại chương III
Trang 4được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ cũng như chịu trách nhiệm pháp lý như nhau
Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam (nước sở tại) và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam
- Xuất phát từ nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tôn trọng các quyền cơ bản của con người
- Điều 673/2015: Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác
- Tất cả người nước ngoài cư trú, làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, trừ một số lĩnh vực như: Bầu cử, ứng cử,…
- Tất cả quyền và lợi ích chính đáng của người nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật bảo hộ Về cơ bản không có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài và người nước ngoài với nhau
Nguyên tắt công nhận quyền miễn trừ quốc gia
- Xuất phát từ nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
- Quốc gia khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế vưới tư cách là chủ thể đặc biệt thì được hưởng quyền miễn trừ
- Bao gồm:
+ Quyền miễn trừ tư pháp
+ Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia
- Nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì không một cơ quan tư pháp nào được xét xử, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời,…đối với quốc gia hoặc tài sản của quốc gia đó
Trang 5- Tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng áp dụng quyền miễn trừ theo chức năng: Nếu quốc gia thực hiện các hành vi quyền lực thì được miễn trừ còn thực hiện các hành vi giao dịch dân sự thì không được miễn trừ Vì xuất phát từ nhu cầu bảo đảm các điều kiện tiên quyết cho sự ổn định và an toàn đối với nền thương mại của mỗi quốc gia
và thế giới Bằng chứng: Công ước về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia và công dân và công dân với các quốc gia khác (Công ước Washington và ICSID)
Nguyên tắc có đi có lại
- Là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Nội dung: Một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định (Chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ tối huệ quốc) hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài đúng như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân, pháp nhân của nước này đã và đang được hưởng ở nước ngoài đó
- Nếu 1 quốc gia đơn phương không áp dụng chế độ có đi có lại với thể nhân và pháp nhân nước khác, hạn chế hoặc gây hại đến quyền lợi của công dân và pháp nhân nước ngoài thì có thể bị áp dụng biện pháp trả đũa hay báo phục
2 Nguồn của Tư pháp quốc tế
a Khái niệm
- Là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng các quy phạm và các nguyên tắc được
áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
- Các loại nguồn:
+ Pháp luật quốc gia
+ Điều ước quốc tế
+ Tâp quán quốc tế + Án lệ quốc tế
b Pháp luật quốc gia
- Khái niệm
Trang 6+ Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành, tập quán pháp và tiền lệ pháp
+ Là nguồn cơ bản, phổ biển và quan trọng nhất
- Pháp luật Việt Nam trong Tư pháp quốc tế
+ Chưa có một đạo luật về Tư pháp quốc tế cụ thể nhưng hiện nay các văn bản pháp luật của Việt Nam đã hầu như chứa đựng và bao quát các quy phạm tư pháp quốc tế + Hiến pháp Việt Nam: SGK/ 47
+ Bộ luật dân sự: SGK/ 48
+ Bộ luật Lao động: SGK/ 48
+ Luật đầu tư nước ngoài: SGK/ 48
+ Luật thương mại: SGK/ 48
+ Luật hôn nhân và gia đình: SGK/49
+ Bộ luật hàng hải: SGK/49 + Luật hàng không dân dụng: SGK/50
+ Những quy định khác: SGK/50
c Điều ước quốc tế
- Bao gồm các điều ước song phương và đa phương
- Là nguồn quan trọng của Tư pháp quốc tế
- Các điều ước quốc tế song phương:
+ Các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý của Việt Nam vưới các nước (Quy định
về việc công nhận và tuân thủ lẫn nhau các quyền tài sản và nhân thân của công dân
và pháp nhân, giá trị của các giấy tờ, quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tư pháp ; điều chỉnh thống nhất các xung đột về pháp luật áp dụng và về thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự, gia đình phát sinh giữa công dân và pháp nhân Việt Nam
và các nước ký kết)
+ Các hiệp định về nuôi con nuôi
+ Các hiệp định về lãnh sự (Bảo hộ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên ký kết)
+ Các hiệp định thương mại và hàng hải
+ Các hiệp đinh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Trang 7+ Các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần
- Các điều ước quốc tế đa phương
+ Công ước Paris 1883 về sở hữu công nghiệp
+ Thỏa ước Madrit về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa
- Các tập quán quốc tế là nguồn của Tư pháp quốc tế thường là những tập quán về thương mại, hàng hải quốc tế, như là: SGK/66
Trang 8CHƯƠNG II LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CƠ BẢN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
CHƯƠNG III XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
1 Khái niệm về xung đột pháp luật
a Định nghĩa
- Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể và giữa các hệ thống pháp luật này
có sự khác biệt về các quy định khi giải quyết các vấn đề này
b Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
- Sự khác nhau giữa pháp luật của các quốc gia
- Tính chất đặc thù trong đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
c Phương giải quyết xung đột pháp luật
- Là việc các quốc gia lựa chọn một hệ thống pháo luật nào đó để áp dụng giải quyết một quan hệ pháp luật phát sinh
- Thường được giải quyết bằng 2 phương pháp chủ yếu:
- Bao gồm: Quy phạm thực chất thống nhất và thông thường
- Khi đã có các điều ước quốc tế mà trong đó bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên thâm gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ theo đó xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay
Trang 9các các quy phạm đó Loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng pháp luật nước ngoài khác
- Áp dụng để giải quyết các xung đột các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
- Là quy phạm pháp luật đặc biệt, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế, mà nó chỉ ra việc áp dụng pháp luật của một nước nào đó nhằm điểu chỉnh 1 quan hệ Tư pháp quốc tế nhất định
- Nhấn mạnh: Quy phạm xung đột pháp luật quy định ciệc áp dụng hệ thống pháp luật cuat 1 nước nhất định để điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại hoặc quan hệ lao động, hay quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, chứ không quy định việc chọn một đạo luật hoặc 1 quy phạm pháp luật riêng lẻ
b Cấu trúc của quy phạm pháp luật xung đột
Trang 10- + Cùng 1 phạm vi nhưng có thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thuộc khác nhau
- + Một hệ thuộc có thể được áp dụng để điều chỉnh nhiều phạm vi khác nhau
- Ví dụ: SGK/ 100-101
c Các hệ thuộc luật cơ bản
- Hệ thuộc luật là các yếu tố để gắn kết một hệ thống pháp luật với một quan hệ pháp luật nhất định, khi một quan hệ pháp lý phát sinh có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
- Nói cách khác: Là các nguyên tắc chọn luật áp dụng của Tư pháp quốc tế Mỗi quy phạm xung đột có phần hệ thuộc riêng của mình Có bao nhiêu quy phạm xung đột thì có bấy nhiêu hệ thuộc luật
Hệ thuộc luật nhân thân
- Luật nhân thân là luật liên quan đến nhân thân của một con người
- Thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình, quan hệ thừa kế (Đối với di sản là động sản), quan hệ hợp đồng (Tư cách chủ thể tham gia giao kết hợp đồng), xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân,…
- Bao gồm: Luật quốc tịch (Là pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch) và luật nơi cư trú (Là pháp luật của quốc gia nơi đương sự cư trú)
Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
- Là pháp luật của nước mà pháp nhân thành lập hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính
- Thường được áp dụng để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân, xác định tư cách chủ thể của pháp nhân
Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- Là pháp luật của nước nơi có tài sản thực tế tồn tại
Trang 11- Trước đây thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến bất động sản Ngày nay được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế mà đối tượng bao gồm cả bất động sản và động sản
Được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực về sở hữu, thừa kế, hợp đồng… có yếu tố nước ngoài
Hệ thuộc luật tòa án
- Là pháp luật của nước có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án
- Thường được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Nghĩa rộng: Bao gồm cả luật hình thức và luật nội dung
+ Nghĩa hẹp: Chỉ bao gồm luật hình thức
- Thường được áp dụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài Ngoài ra còn có trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
- Là pháp luật của nước nơi thực hiện hành vi pháp lý
- Các hình thức:
+ Luật giao kết hợp đồng: Là pháp luật nước hợp đồng được giao kết Thường được
áp dụng để xác định tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài + Luật nơi thực hiện hợp đồng: Là pháp luật nước nơi hợp đồng được thực hiện Thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng + Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: Là pháp luật của nước nơi nghĩa vụ (nghĩa vụ chính) được thực hiện Thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
+ Luật nơi thực hiện kết hôn: Là pháp luật nước nơi tiến hành (đăng ký) kết hôn Thường được áp dụng để điều chỉnh việc kết hôn (hình thức kết hôn) có yếu tố nước ngoài
+ Luật nơi thực hiện công việc: Là pháp luật nước nơi công việc được thực hiện Theo hệ thuộc này, công việc được thực hiện ở nước nào thì quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật nước đó Nên thường được áp dụng để giải quyết các xung đột phát sinh từ quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
Hệ thuộc nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
- Dùng để điều chỉnh việc bồi thường thiệt hại (trách nhiệm dân sự) ngoài hợp đồng
Trang 12- Tuy nhiên trong thực tế, có trường hợp hành vi xảy ra ở nước này nhưng để lại hậu quả ở nước khác Nơi xảy ra hành vi vi phạm là nước nào? Nhiều nước cho rằng là nước xảy ra hành vi, nhiều nước cho rằng là nước có thiệt hại phát sinh Việt Nam quy định cả 2 trường hợp
Hệ thuộc luật lựa chọn
- Các bên tham gia hợp đồng được tự do lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ cho là hợp lý để giải quyết quan hệ hợp đồng
- Thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng (nội dung hợp đồng) phát sinh trong lĩnh vực dân sự, thương mại, hàng hải, hàng không dân dụng,…
Hệ thuộc luật quốc kỳ
- Là pháp luật của nước mà phương tiện vận tại mang quốc kỳ
- Bộ luật hàng hải Việt Nam: SGK/107
- Luật nơi đăng ký là pháp luật của nước nơi phương tiện vận tải đăng ký
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam: SGK/107
d Phân loại quy phạm xung đột
- Căn cứ vào hình thức dẫn chiếu: Quy phạm xung đột một chiều (đơn phương) và hai chiều (song phương)
- Căn cứ vào tính chất của quy phạm xung đột: Quy phạm xung đột mệnh lệnh và tùy nghi
- Căn cứ theo nguồn của quy phạm xung đột, quy tắc chọn hệ thuộc luật,…
Quy phạm xung đột một chiều
- Là quy phạm trực tiếp dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật cần được áp dụng
Chỉ rõ việc áp dụng pháp luật của quốc gia ban hành ra nó Dường như không
có trong điều ước quốc tế
Quy phạm xung đột hai chiều
- Là quy phạm chỉ ra khả năng áp dụng hoặc pháp luật trong nước hoặc pháp luật nước ngoài để điều chỉnh 1 quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể
Mang tính định hướng cho việc chọn luật áp dụng và đa số các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế thuộc loại này
Quy phạm xung đột mệnh lệnh
Trang 13- Là quy phạm pháp luật ấn định sự nhất thiết phải áp dụng 1 hệ thống pháp luật nào
đó nhằm điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế nhất định
Quy phạm xung đột tùy nghi
- Là quy phạm pháp luật cho phép các bên đương sự thảo luận lựa chọn pháp luật để điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể
3 Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài
a Mục đích và nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài
- Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam và nước ngoài cho phép áp
dụng pháp luật nước ngoài
- Đây không thuộc nghĩa vụ pháp lý mà là chủ quyền của quốc gia nhằm bảo vệ, bảo hộ những lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân nước mình, thúc đẩy giao dịch quốc
tế
- Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ là hợp pháp khi được các văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định hoặc được các điều ước quốc tế mà quốc gia hữu quan ký kết, viện dẫn hoặc được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa
thuận không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp:
+ Được Bộ luật Dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Bam quy định + Được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết quy định
+ Được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu các thỏa thuận đó không trái với các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định
b Phương thức áp dụng
- Về nguyên tắc, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì pháp luật nước đó được áp dụng (trừ trường hợp trái nguyên tắc với pháp luật của nước mình)
- Khi áp dụng thì phải áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài kể cả quy phạm xung đột hay thực chất Vì vậy pháp luật nước ngoài phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó
Trang 14- Về thể thức áp dụng, khu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, các cơ quan tư pháp phải tự mình giải thích, xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng thông qua việc nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn xét xử, các tập quán cũng như các công trình khoa học pháp lý của nước hữu quan Tòa án phải tự mình thu thập các chứng cứ liên quan đến vụ án Các bên đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nhưng việc xác định chứng cứ là công việc của cơ quan
tư pháp
- Trong trường hợp cơ quan tư pháp đã áp dụng mọi cách cần thiết mà vẫn không xác định được nội dung pháp luật nước ngoài thì sẽ áp dụng pháp luật nước mình
c Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng
- Được áp dụng khi “cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia, dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng pháp luật nước ngoài (mà trên thực tế đáng lẽ được áp dụng) hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của tòa án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật nước mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính
trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công của quốc gia”
- Các điều ước quốc tế cũng có những quy định ngoại lệ cho phép 1 quốc gia không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu nội dung của luật nước ngoài xâm hại đến trật tự
công của nước đó
d Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba
- Là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền nước A áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải được giải quyết theo pháp luật nước A (dẫn chiếu cấp độ 1) hoặc được giải quyết theo pháp luật của một nước thứ ba (nước C, dẫn chiếu cấp độ 2)
- Pháp luật Việt Nam cho phép dẫn chiếu ngược
- Hai lĩnh vực không được dẫn chiếu:
+ Đối với các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế: Khi quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đên một hệ thống nhất luật thì tức là dẫn chiếu đến luật nội dung, luật thực chất của hệ thống pháp luật này mà không dẫn chiếu đến luật xung đột nên không có hiện tượng dẫn chiếu
Trang 15+ Trong lĩnh vực hợp đồng: Bởi các quy định lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng
là sự thống nhất ý chí của các bên Nếu chấp nhận dẫn chiếu trong lĩnh vực này là đảo lộn dự tính của các bên khi thỏa thuận lựa chọn luật cho hợp đồng
e Lẩn tránh pháp luật
- Là hiện tượng đương sự sử dụng những biện pháp cùng thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình
- Các thủ đoạn bao gồm: Thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú, thay đổi nơi thành lập công ty, nơi giao kết hợp đồng,…
- Xác định hành vi lẩn tránh dựa trên hai yếu tố:
+ Đương sự đã thực hiện trên thực tế các hành vi thay đổi quốc tịch, nơi cư trú,… + Sự thay đổi các dấu hiệu nhằm mục đích duy nhất là lẩn tránh pháp luật
- Phân loại lẩn tránh:
+ Lẩn tránh pháp luật Việt Nam để được áp dụng pháp luật nước ngoài
+ Ngược lại
Trang 16CHƯƠNG IV CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Khái niệm
a Định nghĩa
- Là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ Tư pháp quốc tế, là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ Tư pháp quốc tế một cách độc lập, có các quyền
và các nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo hộ theo quy định của Tư pháp quốc tế và
có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra
- Dấu hiệu đặc trưng:
+ Đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
+ Có ý chí độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể khác trong quan hệ Tư pháp quốc tế
+ Có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo hộ theo các quy định của Tư pháp quốc tế
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể gây ra
Đối tượng phải hội đủ các yếu tố, thiếu một yếu tố thì không thể là đối tượng của
Tư pháp quốc tế
b Phân loại chủ thể
- Quan điểm hiện nay: Chủ thể cơ bản và chủ thể được biệt của Tư pháp quốc tế
- Các cá nhân, tổ chức khác nhau, kể cả tổ chức quốc tế đều có thể trở thành chủ thể của Tư pháp quốc tế nếu hội đủ các dấu hiệu cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Nhà nước có thể trở thành một chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế trên cơ sở nguyên tắc và quy phạm Tư pháp quốc
tế thông thường
2 Cá nhân, chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế
a Tổng quan về cá nhân là người nước ngoài
- Cá nhân là người nước ngoài, xét về quy chế pháp lý được hưởng có thể chia thành 3 nhóm:
Trang 17+ Nhóm 1: Những cá nhân được hưởng quy chế ngoại giao và các quy chế tương đương quy chế ngoại giao: Bao gồm những người có thân phận ngoại giao ở các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các viên chức của các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và khách mời cao cấp của nhà nước
+ Nhóm 2: Những cá nhân được hưởng quy chế người nước ngoài theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế riêng lẻ, nhưng không thuộc quy chế ngoại giao hoặc tương đương ngoại giao: Bao gồm những chuyên gia, sinh viên, học viên sau đại học,… chế độ pháp lý của những người này thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều ước quốc tế và quy định riêng biệt của từng quốc gia sở tại
+ Nhóm 3: Những cá nhân đang lưu trú, làm ăn sinh sống tại nước sở tại Chế độ pháp lý được điều chỉnh bằng các văn bản pháp lý của quốc gia sở tại
b Năng lực pháp lý và hành vi của cá nhân là người nước ngoài
- Cá nhân là người nước ngoài là nhân tố chủ yếu làm phát sinh các quan hệ Tư pháp quốc tế và là chủ thể cơ bản
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài là những thuộc tính pháp lý của người nước ngoài với tính cách là chủ thể của Tư pháp quốc tế là đăch trưng không thể thiếu được của chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Quyền năng của chủ thể của một người nước ngoài thường được thể hiện thông qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó
- Năng lực của pháp luật của một người là khả năng của người đó có được các quyền
và các nghĩa vụ theo pháp luật quy định Theo pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam trừ có quy định khác
- Năng lực hành vi của một người là khả năng của người đó bằng chính hành vi của mình tạo ra cho mình các quyền, nghĩa vụ được pháp luật bảo hộ và là khả năng của người đó thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ do pháp luật quy định Đây là cơ
sở để người nước ngoài tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế ở nước sở tại
- Đa số các nước quy định áp dụng luật quốc tịch, các nước thông luật áp dụng luật nơi
cư trú
Thường áp dụng luật nhân thân để xác định năng lực hành vi của người nước ngoài
Trang 18c Quy chế pháp lý áp dụng cho cá nhân là nước ngoài
- Là những quy định về nội dung các quyền và nghĩa cụ mà nhà nước dành cho người
đó khi tham gia vào các quan hệ pháp lý nhất định và cơ chế pháp luật đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp lý nói trên
Nói đến những quyền cụ thể mà người nước ngoài được hưởng và những nghĩa
vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại cũng như các có chế pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực thi quyền và nghĩa vụ nói chung
- Chế độ pháp lý này được xác lập bởi pháp luật nước sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
- Người nước ngoài sống trên lãnh thổ nước khác đồng thời chịu sự rằng buộc của 2 chế độ pháp lý:
+ Chế độ pháp lý nước mà họ có quốc tịch
+ Chế độ pháp lý nước nơi họ cư trú
Quy chế đối xử quốc gia
- Cá nhân là người nước ngoài trong quan hệ Tư pháp quốc tế được hưởng những quyền dân sự, kinh tế ngang với những quyền tương đương mà công dân nước sở tại được hưởng Nhưng không có nghĩa là hoàn toàn ngang bằng với công dân nước sở tại, đặc biệt là các quyền chính trị
- Ví dụ: SGK/123-124
Quy chế tối huệ quốc
- Là một trong những quy chế pháp lý cơ bản thường dc ghi nhận trong các điều ước quốc tế về thương mại và hàng hải
- Các cá nhân là người nước ngoài ở nước sở tạo được hưởng chế độ pháp lý mà nước
sở tại dành cho những cá nhân là người nước ngoài của bất kỳ một nước thứ ba nào đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai
- Đã ngộ tối huệ quốc có thể là vô điều kiện hoặc có điều kiện
- Mục đích: Nhằm bảo đảm cho mọi cá nhân là người nước ngoài được hưởng những quyền và nghĩa vụ dân sự, kinh tế ngang nhau trong cùng một lĩnh vực, địa bàn hoạt động mà không có sự phân biệt đối xử giữa họ
- Ví dụ: SGK/125
Trang 19 Quy chế có đi có lại
- Là quy chế pháp lý, theo đó nước này sẽ dành một số quyền, nghĩa vụ pháp lý nhất định, một số ưu đãi và các điều kiện thuận lợi nhất định cho công dân của một nước kia ở nước này trên cơ sở những điều kiện thực tế cụ thể phát sinh trong quan hệ giữa hai nước hữu quan và công dân nước này cũng được hưởng sự đối xử tương tự tại nước kia
- Bao gồm: Có đi có lại hình thức và thực chất
+ Có đi có lại thực chất: Biểu hiện ở chỗ một nước sẽ công dân một nước ngoài nhất định được hưởng một chế độ pháp lý nhất định, một số quyền lợi hoặc ưu đãi nhất định khi có đủ căn cứ để khẳng định sự tồn tại những điều kiện thực tế, cụ thể là trong quan hệ giữa hai nước hữu quan làm cơ sở khách quan cho việc áp dụng quy chế pháp lý đó
+ Có đi có lại hình thức: Một nước sẽ cho phép công dân của một nước ngoài nhất định được hưởng một chế độ pháp lý nhất định, những quyền lợi và ưu đãi nhất định trên cơ sở đáp ứng các điều kiện thực tế nhất định theo quy định của pháp luật nước
sở tại
- Trong một số trường hợp có một nước đơn phương bãi bỏ việc áp dụng quy chế pháp lý đã được các bên thỏa thuận dành cho công dân, pháp nhân của các bên hữu quan hạn chế hoặc gây thiệt hại quyền lợi cho công dân và pháp nhân nước đó Quốc gia có công dân, pháp nhân bị thiệt hại có quyền quyết định hạn chế hoặc khước từ lợi ích, quyền lợi của pháp nhân, công dân đơn phương bãi bỏ việc áp dụng quy chế pháp lý nói trên Biện pháp được gọi là báo phục hay trả đũa Không thể bị coi
là hành vi phân biệt đối xử trong quan hệ quốc tế
Quy chế đối xử ưu đãi đặc biệt
- Là quy chế pháp lý đặc biệt được hình thành từ lâu và phát triển mạnh sau thế chiến thứ 2 và đôi khi được coi là ngoại lệ của chế độ đối xử tối huệ quốc
- Nội dung chế độ này tập trung ở ưu đãi, thuận lợi về kinh tế, thương mại, được áp dụng giữa hai nước hay một nhóm nước nhất định mà không dành cho các nước thứ
ba trong quan hệ tương tự
c Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam
Trang 20- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam Có thể là người nước ngoài thường trú (làm ăn, sinh sống lâu dài) hoặc tạm trú (có thời hạn) tại Việt Nam Có thể là người không có quốc tịch
- Địa vị pháp lý của cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam thường được xác định trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết
- Địa vị pháp lý thể hiện ở chỗ cùng lúc người nước ngoài tại Việt Nam phải chịu sự ràng buộc của 2 chế độ pháp lý
- Hiện nay Việt Nam chưa có luật điều chỉnh địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam Tuy vậy có thể xem xét thông qua: chế độ xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ tại Việt Nam, đặc biệt là quyền năng chủ thể Tư pháp quốc tế của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam; các cơ chế thực thi và bảo vê các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam và một số vấn đề pháp lý khác
Chế độ xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại
- Người nước ngoài nhập xuất cảnh, cư trú, quá cảnh tại Việt Nam phải tôn trong pháp luật, truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam Nghiêm cấm việc lợi dụng để vi phạm pháp luật
- Được mời người nước ngoài vào Việt Nam nhưng phải bảo đảm mục đích nhập cảnh, tài chính và làm việc với cơ quan nhà nước Việt Nam để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Được cư trú và đi lại tự do trừ những khu vực cấm
Người nước ngoài thường trú và tạm trú trên một năm được hưởng những thuận lợi như việc nhà nước Việt Nam dành cho công dân Việt Nam người nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài: SGK/130-132
Vấn đề thực thi và bảo đảm các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản: SGK/132-133
Vấn đề hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam: SGK/133-134
d Địa vị pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Xem xét chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở xem xét chế
độ pháp lý theo pháp luật Việt Nam và theo chế độ pháp lý nước sở tại, có kết hợp
Trang 21đến các quy chế pháp lý mà các nước vẫn áp dụng cho người nước ngoài theo pháp luật và tập quán quốc tế, cũng như các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia với nước hữu quan có liên quan đến quyền, nghĩa vụ pháp
lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài đó
3 Tổ chức, chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Khi hội đủ các điều kiện nói trên thì một chức, hay một pháp nhân đều có thể trở thành chủ thể của Tư pháp quốc tế
a Tổng quan về tổ chức nước ngoài
- Quan điểm của đa số các nước, tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật của nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm mục đích đã được xác định trước
- Giải quyết các vấn đề xung đột theo luật nơi xuất xứ đã thành lập ra tổ chức đó để đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp của tổ chức tại nước sở tại (không trái pháp luật)
- Vấn đề năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, kinh tế của tổ chức nước ngoài được giải quyết căn cứ vào pháp luật dân sự, kinh tế của nước cụ thể liên quan
và các điều ước quốc tế cụ thể giữa các nước hữu quan
- Các quy chế pháp lý áp dụng cho tổ chức nước ngoài cơ bản cũng tương tự như cho
cá nhân là người nước ngoài (đối xử đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc, có đi có lại) phụ thuộc vào pháp luật, điều ước quốc tế và thực tiễn của nước sở tại
b Vấn đề địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài
- Để xác định một tổ chức nước ngoài hoạt động tại nước mình có phải là một pháp nhân hay không phải xem xét dựa trên pháp luật của chính nước mình và xem tổ chức đó có quốc tịch gì
Quốc tịch của pháp nhân nước ngoài
- Địa vị pháp lý của pháp nhân trước tiên do pháp luật của nước xuất xứ thành lập ra
Trang 22- Việc xác định quốc tịch pháp nhân chủ yếu nhằm áp dụng hay không áp dụng quy chế pháp lý của nước sở tại về NT hoặc MFN cho pháp nhân nước ngoài cụ thể đang hoạt động tại nước mình
- Quốc tịch pháp nhân thường được xem xét trên một số tiêu chí sau:
+ Nơi thành lập hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân (các nước thông luật áp dụng nhiều)
+ Nơi đặt trung tâm quản lý hoặc trụ sở ban quản lý điều hành chính, ban quản trị của pháp nhân (các nước châu Âu áp dụng nhiều)
+ Nơi kinh doanh chính hoặc nơi hoạt động đầu tư chính của pháp nhân (các nước đang phát triển áp dụng nhiều)
- Thông thường các nước thường áp dụng 2 tiêu chí để áp dụng: Nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trung tâm quản trị của pháp nhân
- Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập có quốc tịch Việt Nam không phụ thuộc vào địa bàn hoạt động của nó
Xung đột pháp luật về quốc tịch của pháp nhân
- Thường xuyên xảy ra trường hợp ở nước thành lập được coi là pháp nhân nhưng ở nhiều nước khác tổ chức không được coi là pháp nhân
- Hoạt động của pháp nhân chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống pháp luật có sự khác nhau giữa hai hệ thống này dẫn đến xung đột phát sinh 2 vấn đề:
+ Vấn đề xác định tư cách chủ thể của pháp nhân nước ngoài
+ Vấn đề có cho pháp nhân nước ngoài tiến hành những hoạt động theo quy chế quốc tịch của pháp nhân hay không và nếu được thì vi phạm quyền và nghĩa vụ của pháp nhân xác định theo quy định như thế nào
- Giải quyết như sau:
+ Vấn đề tư cách chủ thể của pháp nhân nước ngoài được giải quyết trực tiếp theo những quy định trong các điều ước quốc tế hai bên hay nhiều bên
+ Việc cho phép pháp nhân hoạt động kinh tế tại nước ngoài thường do pháp luật nước sở tại quy định Các nước quy định những điều kiện hoạt động của pháp nhân nước ngoài ở nước mình căn cứ vào pháp luật nước sở tại để biết pháp nhân nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ gì và các giới hạn đến đâu Còn để biết 1 tổ
Trang 23chức nước ngoài có đầy đủ tư cách pháp nhân hay không thì còn phải căn cứ vào pháp luật nước xuất xứ mà pháp nhân đó mang quốc tịch
- Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, vấn đề này được giải quyết theo hướng pháp nhân được thành lập theo pháp luật của nước ký kết nào thì năng lực pháp luật của pháp nhân đó được xác định theo pháp luật của nước ký kết đã thành lập pháp nhân năng lực pháp luật của pháp nhân sẽ do luật quốc tịch của pháp nhân quy định
Địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài
- Nói đến địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài là nói đến những quyền mà pháp nhân nước ngoài được hưởng và những nghĩa vụ mà pháp nhân đó phải thực hiện ở nước sở tại
- Các nước xác định địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mình và trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thường quy định rõ chế độ đối xử tối huệ quốc hay đãi ngộ quốc gia
- Nói đến địa vị pháp lý của pháp nhân là cũng nói đến vấn dề năng lực pháp luật của pháp nhân đó trong tố tụng dân sự, kinh tế tại nước sở tại chỉ nói đến quyền tư pháp của pháp nhân thuộc các bên tham gia điều ước quốc tế cụ thể và chỉ có trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước quốc tế đó mà thôi hạn chế các quyền này thì là báo phục quốc
c Địa vị pháp lý của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
- Có thể xem xét địa vị pháp lý của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam với tính cách là chủ thể của Tư pháp quốc tế theo lĩnh vực hoạt động của chúng: Kinh tế, thương mại, dân sự và một số lĩnh vực khác
Địa vị của tổ chức kinh tế, thương mại tại Việt Nam: SGK/145-149
Địa vị của tổ chức dân sự tại Việt Nam: SGK/149-152
Địa vị của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam: SGK/152-155
d Địa vị pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài
- Được xác định dựa trên 2 hệ thống pháp luật Nhiều trường hợp còn bị chi phối bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
- Các tổ chức kinh tế đầu tư vào nước ngoài có thể được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia hoặc tối huệ quốc
Trang 24- SGK/155-157
4 Quốc gia, tổ chức quốc tế - chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế
a Khả năng của quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế
- Các quốc gia, tổ chức quốc tế trở thành chủ thể của Tư pháp quốc tế khi tham gia vào quan hệ với tư tư cách là một bên, còn bên kia là các tổ chức, cá nhân nước ngoài là quan hệ Tư pháp quốc tế
- Đây là các chủ thể đặc biệt thể hiện ở các thuộc tính của quốc gia hoặc tổ chức quốc
tế Đối với quốc gia là chủ quyền quốc gia, còn đối với các tổ chức quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia sở tại với tổ chức quốc tế liên quan đến việc đặt trụ sở tại nước sở tại hoặc chế độ pháp lý của chính tổ chức mà quốc gia sở tại đã thừa nhận công khai hoặc mặc thị
- Khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp trừ trường hợp quốc gia từ bỏ quyền này
- Các tổ chức quốc tế trong một số trường hợp nhất định khi thỏa thuận với quốc gia
sở tại cũng có thể được hưởng một số quyền miễn trừ
- “Thuyết miễn trừ chức năng” và “thuyết miễn trừ tương đối”: Dưới 2 danh nghĩa khác nhau và hành vi của quốc gia, tổ chức quốc tế cũng bị chia thành hai loại:
+ Khi quốc gia hành động thực hiện chủ quyền quốc gia hoặc tổ chức hành động nhân danh tập thể các quốc gia, chính phủ thành viên, thì lúc đó quốc gia hoặc tổ chức quốc tế là một thực thể đại diện cho quyền uy tối cao, có quyền miễn trừ tuyệt đối
+ Khi quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế-thương mại, tức là tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế-thương mại… thì lúc này quốc gia, tổ chức quốc tế là thực thể có thể được coi như là một pháp nhân quốc tế không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
b Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, tổ chức quốc tế và nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và tổ chức quốc tế
Quyền miễn trừ tài phán
- Được hiểu là nếu không có sự đồng ý của quốc gia, tổ chức quốc tế thì không một tòa
án tư pháp của một nước nào có thẩm quyền xét xử quốc gia, tổ chức quốc tế đố
Trang 25- Ngoài ra nó cũng có nghĩa là nếu một quốc gia, tổ chức quốc tế bị tổ chức, cá nhân của một nước ngoài kiện đến một cơ quan tài phán về một vấn đề nào đó, thì việc kiện đó sẽ không có giá trị (nếu quốc gia, tổ chước quốc tế đó bác bỏ)
Quyền miễn trừ về bảo đảm sơ bộ cho vụ kiện
- Thể hiện: Nếu không có sự đồng ý của quốc gia, tổ chức quốc tế đó thì không một tòa
án nào, quốc gia nào được áp đặt bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào, như: bắt giữ tài sản, tịch thu tài sản để bảo đảm cho việc xét xử sơ thẩm vụ kiện Ngay cả khi quốc gia hay tổ chức tín dụng từ bỏ quyền này cũng không được áp dụng một cách tùy tiện
Quyền miễn trừ
- Nếu không có sự đồng ý của quốc gia, tổ chức quốc tế thì không được cưỡng chế, thi hành bản án, quyết định tư pháp nhằm chống lại quốc gia, tổ chức quốc tế đó Ngay khi đồng ý thì việc xét xử hay thi hành bản án đó ở nước goài đôi với quốc gia, tổ chức quốc tế đều phải theo thể thức và trình tự tố tụng nhất định
Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc sở hữu của quốc gia, tổ chức quốc tế
- Tài sản của quốc gia, tổ chức quốc tế ở nước ngoài là bất khả xâm phạm Nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu khối tài sản đó thì các quốc gia, tổ chức, tư nhân nước ngoài không được thi hành bất cứ biện pháp cưỡng chế nào
Tất cả các quyền miễn trừ trên đều có chung một cơ sở chung là chủ quyền của quốc gia hoặc thỏa thuận ý chỉ tập thể của các quốc gia, chính phủ có chủ quyền
c Chế độ pháp lý của các hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại do nhà nước ký kết
- Chế độ pháp lý của các hơp đồng này tuân theo các quy định cuar pháp luật Việt Nam liên quan Các hợp đồng BOT, BTO, BT có yếu tố nước ngoài thì một số quy định của pháp luật nước ngoài cũng có thể được chấp nhận áp dụng trong những điều kiện cụ thể đối với một số vấn đề cụ thể
- SGK/161-163
Trang 26CHƯƠNG V QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Khái niệm
- Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế là quyền sở hữu trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài Do đó, việc hình thành các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài cũng
thường là phát sinh xung đột phát luật về quyền sở hữu
- Nghiên cứu chế định quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là không chỉ tập trung vào việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu mà còn phải nghiên cứu một số nội dung
cơ bản liên quan đến vấn đề dịch chuyển quyền sở hữu, các đạo luật quốc hữu hóa,
quyền sở hữu của người nước ngoài theo pháp luật của nước sở tại,
2 Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
Nguyên tắc chung
- Pháp luật của đa số các nước hiện nay trên thế giới đều thống nhất áp dụng một nguyên
tắc chung nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu: Luật của nơi có tài sản
(Lex rei sitae) hoặc luật nơi có đối tượng của quyền sở hữu (Lex situs objectus)
- Chỉ có một số ít hệ thống pháp luật (Áo, Tây Ban Nha, Argentina, Brazil, Ai Cập) là còn giữ các thức giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đã tồn tại từ trước thế kỷ
XIX: Đối với bất động sản thì áp dụng hệ thuộc Luật của nơi có tài sản (Lex rei sitae) còn đối với động sản thì áp dụng luật nhân thân của người có tài sản (mobilia personam
sequuntur)
Nguyên tắc áp dụng luật nơi có tài sản (Lex rei sitae)
- Nội dung: Tài sản nằm trên lãnh thổ quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật quốc gia đó
- Luật nơi có tài sản không những quy định nội dung của quyền sở hữu mà còn ấn định cả
các điều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu
Trang 27- Bất động sản là tài sản gắn liền với lãnh thổ thì áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei sitae) là đương nhiên Tuy nhiên, đối với động sản thì pháp luật điều chỉnh đối với loại tài sản này cũng phải thay đổi mỗi khi tài sản được dịch chuyển qua biên giới Ngoài
ra, còn có sự xung đột pháp luật về định danh xem tài sản là “động sản” hay “bất động sản” giữa các nước Do đó, pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế (Hiệp định hợp tác tư pháp) thường ghi nhận nguyên tắc áp dụng pháp luật nơi có tài sản để giải quyết
xung đột pháp luật về định danh
- Trong quy định của Pháp luật Việt Nam, Điều 677 BLDS 2015 quy định: “Việc phân loại
tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.”
Ngoài ra, Điều 678 BLDS 2015 Khoản 1 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi,
chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ”
- Ngoài ra, nguyên tắc áp dụng của nước nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh đã được ghi nhân trong các hiện định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cu
Ba (Đ.34 K.3), Hungary (Đ.43 K.3), Bungary (Đ.33 K.3), Lào (Đ.22),
- Ý nghĩa của việc áp dụng hệ thuộc này để giải quyết xung đột pháp luật:
Đảm bảo tôn trọng lợi ích Nhà nước nơi có tài sản, bảo đảm trật tự công cộng quốc gia, Nhà nước được thực thi chủ quyền của mình đối với con người và mọi loại tài
quyết tranh chấp trong việc xác định đối tượng tranh chấp
Bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình
Trang 28- Hầu hết pháp luật các nước và Việt Nam đều căn cứ vào “nơi có tài sản là đối tượng
tranh chấp” để xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp
- Hệ thuộc luật nơi có tài sản không được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong một số lĩnh vực: 1, Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ; 2, Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể; 3, Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia ở nước ngoài; 4, Các quan hệ tài
sản liên quan đến các đối tượng của đọa luật về quốc hữu hóa
Một số trường hợp đặc thù
Áp dụng pháp luật đối với tài sản đang trên đường vận chuyển
- Theo pháp luật các nước hiện nay, Quyền sở hữu cũng như các quyền tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (res in transitu) sẽ được điều chỉnh bởi một
trong các hệ thống pháp luật hiện hành sau:
Pháp luật của nước nơi gửi tài sản (Legi loci expeditionis)
Pháp luật nước nơi nhận tài sản (Legi loci destinationis)
Pháp luật nơi mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (tàu biển hoặc máy bay)
Pháp luật của nước nơi có trụ sơt của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
(Legi fosi)
Pháp luật của nước nơi hiện đang có tài sản (Lego rei sitae)
Pháp luật của nước do các bên lựa chọn (Legi voluntatis)
- Theo pháp luật Việt Nam, Điều 678 Khoản 2 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu
và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Áp dụng pháp luật đối với phương tiện vận tải quốc tế (tàu biên, tàu bay)
Trang 29- Pháp luật thích hợp được đa số các quốc gia sử dụng để điều chỉnh cho quan hệ pháp luật này là luật quốc tịch của phương tiện (pháp luật của quốc gia nơi máy bay, tàu biển đó được đăng ký)
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Điều 4 Luật hàng không dân dụng 2006 (sđ 2014)
Điều 3 Bộ luật hàng hải 2015
- Luật các nước khác (Xem SGK trang 172)
Áp dụng với một số trường hợp khác
- Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ: thường được áp dụng
theo pháp luật nước nơi đối tượng tài sản trí tuệ đó được bảo hộ (Đ 679 BLDS
2015)
- Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể: Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài do pháp luật quốc tịch của pháp nhân
đó quy định Khi pháp nhân đó bị giải thể thì tài sản của pháp nhân đó sẽ được giải
quyết theo pháp luật quốc tịch (nơi cấp phép thành lập pháp nhân)
- Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia ở nước ngoài và Các
quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của đọa luật về quốc hữu hóa được điều chỉnh theo 1 quy chế pháp lý đặc biệt do chính quốc gia chủ sở hữu tài sản đó quyết
định, trừ trường hợp tài sản đó được sử dựng với mục đích kinh doanh
3 Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán
Nguyên tắc chung
- Pháp luật các nước thường không thống nhất trong việc quy định thời điểm chuyển dich
rủi ro
- Pháp luật của nhiều nước áp dụng nguyên tắc của luật La Mã: thời điểm chuyển dịch rủi
ro từ người bán sang người mua được tính từ khi ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua (periculum est
emptoris) (Thụy Sỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ - Latin,…)
Trang 30- Một số nước khác như Anh, Pháp, lại áp dụng nguyên tắc “res perit domino” (rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu): thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển dịch
quyền sở hữu
- Trong quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 441 BLDS 2015 quy định: “Bên bán chịu
rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Vấn đề xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro trong Công ước Viên của LHQ về mua bán hàng hóa quốc tế 1980
- Được quy định tại Chương IV của Công ước, cụ thể Điều 67, 68, 69
“Ðiều 67:
1 Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro 2 Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác
Ðiều 68:
Trang 31Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể
từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán
đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu
Ðiều 69:
1 Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng
2 Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có
xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.”
4 Về hiệu lực của các đạo luật quốc hữu hóa
Khái niệm chung về quốc hữu hóa
- Quốc hữu hóa là việc chuyển giao công cụ và tư liệu sản xuất như: ruộng đất, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu Nhà
nước
- Việc chuyển dịch quyền sở hữu trong đạo luật quốc hữu hóa mang tính cưỡng chế và không cần có sự thỏa thuận giữa các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật
quốc hữu hóa
Tính chất “trị ngoại lãnh thổ: của các đạo luật quốc hữu hóa
Trang 32- Tính chất “trị ngoại lãnh thổ” là các đạo luật quốc hữu hóa không những có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia ban hành mà còn có hiệu lực cả ở nước ngoài Trên cơ sở đó, quốc gia tiến hành quốc hữu hóa phải được thừa nhận là chủ sở hữu của tất cả những tài sản (thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa) kể cả những tài sản đang ở trên
lãnh thổ quốc gia khác
- Một số quốc gia chỉ thừa nhận tính chất “trị ngoại lãnh thổ” đối với các đối tượng của
luật đã bị đưa ra nước ngoài sau ngày ban hành đạo luật
5 Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam
Nguyên tắc chung
- Điều 673 K.2 BLDS 2015 quy định: “Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp
luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định
khác.”
- Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước cũng ghi nhận Việt Nam bảo
hộ quyền sở hữu của người nước ngoài theo chế độ đãi ngộ như công dân tuy nhiên cũng có giới hạn về mức độ, phạm vi cũng như một số điểm khác biệt về quyền sở hữu
của các cá nước ngoài so với công dân VN ở một số lĩnh vực nhất định
>> VD: SGK trang 178
Bảo hộ quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư (đọc thêm
SGK 180-182) (Nhớ update lên Luật đầu tư 2014)
Trang 33CHƯƠNG VI QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
+ Không một quốc gia nào có thể thông qua phát luật của mình áp đặt việc bảo hộ quyền tác giả ở một quốc gia khác
+ Mỗi quốc gia đều tự quy định các điều kiện bảo hộ của mình về quyền tác giả
2 Các hình thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả
Có 3 hình thức chủ yếu để bảo hộ quyền tác giả trong quan hệ quốc tế:
+ Ký kết hoặc tham gia điều ước đa phương
+ Ký kết điều ước song phương
+ Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại
a Các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả
Công ước Berne
- Công ước được ký kết tại Berne (Thụy Sỹ) ngày 09/09/1886 Việt Nam chính thức thành viên thứ 156 tham gia công ước ngày 26/10/2004
- Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm theo Công ước là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước đã tham gia công ước Xác định nước xuất xứ :
+ Đối với những tác phẩm chưa công bố thì nước xuất xứ sản phẩm là nước mà tác giả là công dân (nguyên tắc quốc tịch)
Trang 34+ Đối với những tác phân đã công bố thì nước xuất xứ chính là nước mài tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (nguyên tắc lãnh thổ)
+ Trường hợp tác phẩm được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên, thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất
+ Trường hợp tác phẩm được công bố cùng một lúc tại một quốc gia thành viên và một quốc gia không phải thành viên thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên
+ Những tác phẩm được công bố ở 2 hay nhiều nước trong vòng 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên thì được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước (Điều 3 khoản 4)
- Theo Công ước thì “Tác phẩm đã công bố” là những tác phẩm đã được phát hành với
sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là sự
ra đời của các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm Trình diễn một tác phẩn sân khấu, nhạc kịch hay hòa tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh , đọc trước công chúng một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc không được coi
là công bố (Điều 3 khoản 3 Công ước)
- Các nguyên tắc bảo hộ cơ bản của Công ước :
+ Bảo hộ tối thiểu: Tác giả là công dân nước thành viên được hưởng 2 loại quyền:
Quyền dành cho tác giả là công dân và Quyền tối thiểu được quy định trong công ước (điều 14, 19, 20) Việc áp dụng các quy định của Công ước hoặc quy định của luật tác quyền quốc gia được thực hiện trên cơ sở ưu tiên quy định nào có lợi hơn cho tác giả
>>> Ví dụ: SGK trang 187
Theo điều 19 và 20, luật quốc gia của các nước thành viên không được phép có quy định phân biệt đối xử đối với người nước ngoài thuộc diện bảo hộ của Công ước, bất luận thời điểm ban hành của đạo luật Ngoài ra, chính phủ các quốc gia thành viên được dành quyền ký kết với nhau những thoả hiệp riêng nhằm mang lại cho tác giả những quyền lớn hơn so với những quyền do Công ước quy định, miễn là không trái ngược với Công ước thì vẫn được áp dụng
Theo khoản 2 Điều 6 của Công ước, có thể áp dụng chế đọ báo phục quốc (sự trả đũa) đối với công dân của những nước không thuộc liên minh Berne nếu như nước
Trang 35đó “không dành sự bảo hộ cần thiết đối với tác phẩm của tác giả là công dân của liên minh nước thành viên”
- Chủ thể được hưởng sự bảo hộ:
+ Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố
+ Tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên của Công ước
Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả được áp dụng để bảo hộ quyền tác giả cho cả công dân và pháp nhân các nước không phải là thành viên của công ước Vì:
Theo khoản 2 và 3 điều 3 Công ước Berne thì: tác giả không là thành viên của công ước vẫn có thể đc bảo hộ quyền tác giả trong 2 trường hợp:
+ Tác phẩm của họ công bố lân đầu tiên ở một trg những nước là thành viên của công ước Hay đồng thời công bố ở một nước là thành viên và một nước ko là thành viên của công ước
+ Tác giả có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước là thành viên của công ước
- Đối tượng bảo hộ của Công ước:
Tất cả các sản phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào và theo phương thức nào Tức là :
+ Tác phẩm viết
+ Các bài giảng, bài phát biểu;
+ Tác phẩn, kịch, nhạc kịch, biên đạo múa, tiểu phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh
+ Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể từ một tác phẩm gốc đều được bảo vệ như tác phẩm gốc, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc ( VD: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chủ giải, tuyển tập, hợp tuyển)
Trang 36>> Công ước không bảo hộ các tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí Ngoài ra các quốc gia có thể lập qui định riêng hay giới hạn chế độ bảo hộ đối với các văn kiện hành chính luật pháp, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay các mô hình thiết kế công nghiệp
+ Các tác phẩm khuyết danh hay bút danh (anonymous or pseudonymous) được bảo
hộ 50 năm kể từ ngày phổ biến hợp pháp ra công chúng Nếu tên thật của tác giả được biết chính xác bên cạnh bút danh hoặc nếu tác giả của tác phẩm khuyết danh lộ diện trong thời gian 50 năm nói trên thì tác phẩm được bảo hộ như đích danh
+ Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng, thời gian bảo hộ có thể ngắn hơn nhưng ít nhất phải là 25 năm
Công ước Geneva 1952
- Công ước được ký kết tại Hội nghị quốc tế ở Geneva (Thụy Sỹ) ngà 06/09/1952, dưới sự bảo trợ của UNESCO Công ước này còn gọi là “Công ước chung về quyền tác giả” (Universal Copyright Convention) hay Công ước Bản quyền toàn cầu Việt Nam
sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 75 của "Công ước Geneva" kể từ ngày 06/07/2005
- Công ước Geneva cũng áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (đãi ngộ như công dân – National Treatment) như công ước Berne chỉ khác là Công ước Geneva chỉ quy định một số ít các quy phạm thực chất, còn chủ yếu là gồm những quy định quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của mỗi nước thành viên
- Nguyên tắc đãi ngộ như công dân (NT) có nội dung cơ bản như sau:
+ Tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào là thành viên của Công ước đã được công
bố cũng như những tác phẩm của bất kỳ nước nào lần đầu tiên được công bố ở bất
kỳ nước thành viên nào thì sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo chế độ
mà các nước đó đã dành cho công dân nước mình
Trang 37+ Tác phẩm chưa được công bố của công dân mỗi nước thành viên cũng sẽ được hưởng sự bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên khác của công ước theo đúng chế độ mà nước đó dành cho công dân của mình đối với tác phẩm chưa công bố
+ Các nước thành viên, trên cơ sở pháp luật nước mình, bình đẳng hóa các tác giả nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước mình với công dân của mình
- Theo công ước, quyền tác giả bao gồm “đặc quyền của tác giả về việc dịch , xuất bản
tác phẩm dịch, cho phép dịch và công bố bản dịch của tác phẩm”
- Cũng theo công ước, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ khi tác giả còn sống cộng thêm 25 năm sau khi tác giả chết Đây là thời hạn tối thiểu
- Để được hưởng quyền bảo hộ theo CƯ Geneva, các tác phẩm khi được công bố (xuất bản) phải được ghi bằng kí hiệu chuyên môn là “C” (chữ “c” trong vòng tròn), chỉ rõ người có quyền tác giả và năm xuất bản tác phẩm đầu tiên
- Đối với những quốc gia đồng thời là thành viên của CƯ Berne và CƯ Geneva, nếu giữa 2 CƯ đó có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng CƯ Geneve
b Các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả
- Nội dung của các Hiệp định song phương chủ yếu tập trung dành cho công dân của các nước đã ký Hiệp định chế độ đãi ngộ như công dân của chính nước mình về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, không phụ thuộc vào nơi công bố đầu tiên
- VD: Hiệp định song phương giữa các nước: Xem thêm SGK trang 192
Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Hiệp định được Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký kết ngày 27/06/1997 và bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 23/12/1998
- Hiệp định quy định các nội dung: Tác phẩm được bảo hộ, phạm vi các quyền được bảo hộ, phạm vi các quyền được bảo hộ, đăng ký tác phẩm, ngăn ngừa và xử lý vi phạm quyền tác giả, sử dụng tác phẩm sau khi có hiệu lực…
- VD: Các tác phẩm được bảo hộ và phạm vi các quyền tác giả được bảo hộ: Xem thêm SGK trang 193, 194
c Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại
Trang 38- Pháp luật hiện hành của đa số các nước đều quy định khả năng công nhận và bảo hộ quyền tác giả phát sinh ở ngoài phạm vi nước mình trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại
áp dụng nguyên tắc này hơn)
Nguyên tắc có đi có lại thực chất: Các tác giả là công dân của các bên hữu quan đều phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các quyền lợi cụ thể
3 Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
- Các điều ước quốc tế mà VN là thành viên, các luật, các văn bản dưới luật liên quan (Tham khảo SGK 196, 197 tuy nhiên toàn văn bản cũ thôi nên m.n nhớ update cho kịp nhoe)
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, (phần sau đây t đã update so với sách nhen),
Bộ luật dân sự VN 2015 quy định ở điều 679: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.”
- Cụ thể hơn, Tại khoản 2 điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ về Tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có quy định:
“2 Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.”
- Như vậy, đối với các tác phẩm công trình của người nước ngoài được công bố sử dụng ở Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam ký kết
Trang 39hoặc tham gia thì chế độ bảo hộ quyền tác giả sẽ được xác định theo điều ước quốc
tế đó và theo pháp luật Việt Nam
Trang 40CHƯƠNG VII QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Khái niệm:
a Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền sở hữu công nghiệp (industrial property right) là một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right) được bảo hộ bởi các quy định của điều
ước quốc tế và pháp luật quốc gia
- Theo quy định của Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, đối tượng
sở hữu công nghiệp bao gồm: Patent (sáng chế), mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa và chống cạnh tranh không lành mạnh (K.2 Đ.1
CƯ Paris)
- SHCN không chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biết hoặc sản phẩm
tự nhiên như rượu, ngũ cốc, lá thuốc lá,… (K.3 Đ.1 CƯ Paris)
- Khái niệm SHCN trong luật SHTT: Điều 4.4
b Đặc điểm của SHCN:
Đối tượng của quyền SHCN là do trí tuệ của con người sáng tạo ra (Phân biệt với
quyền tác giả: SGK trang 202)
Cơ sở phát sinh quyền SHCN: Quyền SHCN chỉ phát sinh khi được cơ quan có thẩm
quyền cấp văn bằng (trừ một số trường hợp ngoại lệ)
Quyền SHCN là quyền đối với tài sản vô hình
Quyền SHCN bị giới hạn bởi không gian và thời gian (Về không gian, quyền SHCN luôn mang tính lãnh thổ, nghĩa là quyền SHCN phát sinh trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó Về thời gian, khác với
tài sản hữu hình thì quyền SHCN được bảo hộ trong thời hạn nhất định)
- Bảo hộ quyền SHCN là việc các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật (Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia) để xác lập và duy trì quyền SHCN cho các tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng SHCN và bảo vệ quyền đó chống lại sự
xâm phạm từ các chủ thể khác
c Vai trò của bảo hộ quyền SHCN: Bảo hộ quyền SHCN nhằm :