1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945 1954

192 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

- Nêu lên giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND đối với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và một số định hướng vận dụng tư tưởng đó

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Phạm Thị Hải Châu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN

TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2017

Formatted: Top: 0.98", Bottom: 0.98", Top:

(Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width, Margin: 1 pt Border spacing: ), Bottom: (Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line width, Margin: 1 pt Border spacing: ), Left: (Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width, Margin: 4 pt Border spacing: ), Right: (Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line width, Margin: 4 pt Border spacing: )

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Phạm Thị Hải Châu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN

TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tá giả luận án

Phạm Thị Hải Châu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6

6 Những đóng góp mới của luận án 6

7 Kết cấu của luận án 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7

1.1.1 Công trình khoa học của các tác giả trong nước 7

1.1.2 Công trình khoa học của các tác giả nước ngoài 23

1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu và những nội dung luận án cần tập trung

làm rõ 29

1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố 29

1.2.2 Những nội dung luận án cần tập trung làm rõ 30

Tiểu kết Chương 1 31

Chương C SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 32

2.1 Một số khái niệm có liên quanKhái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945- 1954 32 2.1.1 Khái niệm tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh 32

2.1.2 Khái niệm về chiến tranh 33

2.1.3 Khái niệm về chiến tranh nhân dân 35

2.1.4 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong

giai đoạn 1945-1954 36

2.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân 38

2.2.1 Tiếp thu và phát triển sáng tạo truyền thống đánh giặc giữ nước

của dân tộc Việt Nam 38

Formatted: Line spacing: Multiple 1.43 li

Trang 5

2.2.2 Tiếp thu có chọn lọc những nội dung hợp lý, tích cực của tinh hoa

quân sự thế giới 41

2.2.3 Tiếp thu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận quân sự mácxít

vào điều kiện cụ thể của Việt Nam 44

2.2.4 Từ thực tiễn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

của nhân dân Việt Nam 48

2.3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 52

2.3.1 Bước đầu hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

(từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1947) 52

2.3.2 Bước phát triển mới của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

nhân dân (từ năm 1948 đến Thu Đông năm 1950) 59

2.3.3 Bước phát triển hoàn chỉnh của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân (từ năm 1951 đến tháng 7 năm 1954) 65

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3 NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG C BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 74

3.1 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 74

3.1.1 Về mục đích của cuộc chiến tranh nhân dân 74

3.1.2 Về lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân 79

3.1.3 Về hình thức của chiến tranh nhân dân 86

3.1.4 Về phương châm tiến hành chiến tranh nhân dân 93

3.1.5 Về phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân 99

3.2 Một số đĐặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

trong giai đoạn 1945-1954 104

Tiểu kết chương 3 114

Trang 6

Chương 4 GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 115

4.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân 115

4.1.1 Giá trị lý luận 115

4.1.2 Giá trị thực tiễn 123

4.2 Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 128

4.2.1 Những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

hiện nay 128

4.2.2 Một số đĐ ịnh hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 134

Tiểu kết Chương 4 147

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chiến tranh nhân dân CTND Chủ nghĩa đế quốc CNĐQ Chủ nghĩa tư bản CNTB Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Kháng chiến chống thực dân KCCTD Lực lượng vũ trang LLVT

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do họn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, chiến

sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam Người là lãnh tụ chính trị, đồng thời cũng là nhà quân

sự xuất sắc của dân tộc ta Tư tưởng quân sự của Người là một di sản quý báu của dân tộc ta, trong đó, tư tưởng về CTND là một nội dung cốt lõi, có vị trí xứng đáng và vai trò quan trọng trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, tạo nên những chiến thắng to lớn trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954 hình thành

và phát triển gắn liền với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam Tư tưởng đó của Người đã dẫn đường, soi sáng cho nhân dân Việt Nam chiến đấu

và giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc CTND đầu tiên do Đảng lãnh đạo Thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND: mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố, xí nghiệp là một pháo đài, lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, dùng mưu, lập kế,…để đánh thắng quân xâm lược Tư tưởng của Người về CTND giai đoạn 1945-

1954 tiếp tục được vận dụng và phát triển sáng tạo trong kháng chiến chống

Mỹ , cứu nước (1954-1975) cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay với nhiều thành tựu quan trọng: giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định để

xây dựng và phát triển đất nước

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước ta đang xây dựng, phát triển trong cục diện hòa bình, ổn định, tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Những thành tựu của 30 năm đổi mới trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an

Trang 10

ninh, đối ngoại…đã tạo ra thế và lực lớn mạnh chưa từng có trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta, góp phần nâng cao vị thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế Đây là nguồn nội lực hiện thực chủ yếu nhất để nhân dân

ta khai thác phát huy, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm đã đạt được, nhận thức và thực tiễn hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN vừa qua, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém như: Nhận thức về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược và việc chỉ đạo tổ chức thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ

Tổ quốc XHCN có lúc chưa được quan tâm đúng mức; sự kết hợp giữa xây dựng nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân có lúc còn chưa thật sự đồng bộ; công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược còn hạn chế; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT cũng như trình độ, năng lực

tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, khoa học công nghệ có mặt còn hạn chế, chưa ngang tầm đòi hỏi của tình hình [70; tr.217] Bên cạnh đó, nước ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, tiềm ẩn nhiều nguy

cơ khó lường Đặc biệt , tình trạng tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo,

quan hệ khu vực, quốc tế và tác động trực tiếp đến nước ta, đe dọa độc lập, chủ quyền của nước ta

Tình hình trong nước và quốc tế nêu trên, đã và đang đặt ra những yêu

Nam XHCN Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) khẳng định “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia,

Trang 11

giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” [46; tr.218] Do đó, việc nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954- một nội dung cốt lõi trong tư tưởng quân sự của Người; qua đó, quán triệt vận dụng vào củng cố, nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thực sự là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

Với những lý do căn bản trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí

Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954” làm đề tài luận án

Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Mụ đ h và nhiệm vụ ủa luận án

2.1 Mục đích của luận án

Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954; qua đó khẳng định giá trị và đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng của Người nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc củng

cố nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc XHCN hiện nay

2.2 Nhiệm vụ của luận án

- Làm rõ khái niệm trung tâm của luận án là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về

chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954”

- Luận giải làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển của tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954

- Trình bày có hệ thống những nội dung và một số đdặc trưng cơ bản của

tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954

- Nêu lên giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND đối với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và một số định hướng vận dụng tư tưởng đó của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên ứu ủa luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954, cụ thể là gắn liền với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, những nội dung, đặc trưng, giá trị cơ bản của tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945 - 1954 và định hướng vận dụng

tư tưởng đó của Người trong giai đoạn hiện nay

Phạm vi nghiên cứu về không gian

Luận án nghiên cứu những yếu tố dân tộc và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954

Phạm vi nghiên cứu về thời gian

Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND từ năm 1945 đến

1954 Tuy nhiên, để có thể làm sáng tỏ một số vấn đề về giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, luận án cũng cập nhật thực tiễn của quá trình 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) và sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay

4 Cơ sở lý luận, thự tiễn, phương pháp nghiên ứu và nguồn tư liệu

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTND, về xây dựng LLVT nhân dân trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước

- Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo

của Đảng ta và Hồ Chí Minh trong cuộc KCCTD Pháp (1945-1954)

Trang 13

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài luận án là phương pháp luận sử học mác xít cùng các phương pháp chuyên ngành: phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử và phương pháp chính trị học

Phương pháp logic: Phân tích các luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh

về CTND trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn lịch sử và mối liên hệ giữa các luận điểm cũng như đặc trưng, giá trị cơ bản của tư tưởng đó trong tiến trình phát triển của cuộc KCCTD Pháp

Phương pháp lịch sử: Trình bày các sự kiện lịch sử, các quan điểm của

Hồ Chí Minh trong bối cảnh lịch sử cụ thể để làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng CTND của Người trong giai đoạn 1945-1954

Phương pháp chính trị học: Tiếp cận tư tưởng về CTND của Hồ Chí

Minh từ góc độ chính trị học là làm rõ những luận điểm về mục tiêu, lực lượng, hình thức, phương châm, phương thức tiến hành chiến tranh; những giá trị có ý nghĩa định hướng cho việc vận dụng tư tưởng đó của Người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác, như phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh nhằm làm sáng tỏ những nội dung của luận án

4.3 Nguồn tư liệu

Để hoàn thành đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, chủ yếu là các tác phẩm viết về tư tưởng quân sự và tư tưởng CTND, các văn kiện, các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954, về cuộc KCCTD Pháp, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Bên cạnh đó

là các công trình nghiên cứu như luận văn, luận án, các bài báo, hồi ký của các tác giả trong và ngoài nước

Trang 14

5 Ý nghĩa lý luận và thự tiễn ủa luận án

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ cống

hiến của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND đối với thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp; củng cố, nâng cao niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện

Về mặt thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

việc nghiên cứu, giảng dạy môn Chính trị học và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp tư liệu tham khảo cho công tác giáo dục quốc phòng toàn dân,

an ninh nhân dân và đóng góp thiết thực vào cuộc vận động “Học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay

6 Những đóng góp mới ủa luận án

- Đề tài góp phần hoàn thiện khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND

giai đoạn 1945-1954

- Làm sáng tỏ một cách hệ thống cơ sở hình thành, quá trình phát triển, những nội dung và đặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954

- Khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND giai đoạn 1945-1954

và nêu lên một số định hướng vận dụng, phát triển tư tưởng đó của Người trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay

7 Kết ấu ủa luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu

tham khảo, luận án đuợc kết cấu thành 4 chương, 9 tiết

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chiến tranh nhân dân giai đoạn 1945-1954

Chương 3: Nội dung và một số đặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

giai đoạn 1945-1954

Chương 4: Giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến

tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tình hình nghiên ứu liên quan đến đề tài luận án

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta Vì vậy, tư tưởng quân sự của Người, mà nội dung cốt lõi nhất

là tư tưởng về CTND đã được nghiên cứu và giới thiệu trong nhiều công trình khoa học

1.1.1 Công trình khoa học của các tác giả trong nước

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về

quân sự

Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự với

các tác phẩm nổi bật như: Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách

mạng Việt Nam, của Trường Chinh [21]; Những nhận thức cơ bản về tư tưởng

Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Đồng [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên [55]

Tác phẩm “Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt

Nam” của Trường Chinh [21] đã nêu khái quát tư tưởng quân sự của Người

bao gồm “những quan điểm về bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, về chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về chiến lược và chiến thuật của chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương của chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa cách mạng v.v…” [21; tr.15] Định nghĩa đó giúp người đọc nhận diện rõ thêm về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Đồng thời, từ việc trình bày một cách có hệ thống và khá toàn diện những quan điểm cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó

có đề cập đến tư tưởng về CTND, tác giả rút ra nhận xét: “Hồ Chủ tịch là linh hồn của cuộc kháng chiến, của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và

Trang 16

lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược được đế quốc Mỹ tích cực giúp đỡ” [21; tr.11] Cuốn sách vừa có giá trị tổng kết sâu sắc về mặt lý luận, vừa gợi

mở phương hướng nghiên cứu tiếp theochuyên sâu về sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phẩm:“Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, của

Phạm Văn Đồng [49] đã nêu quá trình hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện và có chiều sâu về các vấn đề cơ bản như: về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về Đảng Cộng sản; về Mặt trận Dân tộc thống nhất; về Nhà nước; về nhân dân; về chủ nghĩa quốc tế vô sản…Tác phẩm cũng nêu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ; trong đó xác định đặc điểm nổi bật của cuộc KCCTD Pháp là cuộc CTND gắn liền với kiến quốc, theo phương châm lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng về mọi mặt, từ nhỏ đến lớn, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Đúc kết một cách ngắn gọn tư tưởng Hồ Chí Minh về hai cuộc kháng chiến, tác giả rút ra một số điểm chủ yếu nhất là: Đó là một cuộc chiến tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì một sự nghiệp chính nghĩa;

đó là một cuộc CTND, đã động viên đến mức cao nhất lòng yêu nước và ý chí kiên cường của các tầng lớp nhân dân, của cả dân tộc; đó là cuộc chiến tranh toàn diện, nó diễn ra trên các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; gắn với sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và tiến

bộ trên thế giới

Tác phẩm:“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”

do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên [55], dựa vào những căn cứ khoa học, toàn diện và lý luận cơ bản, đã giới thiệu một cách hệ thống những luận điểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp,

về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng,

về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ

Trang 17

Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh Cuốn sách khẳng định: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh hết sức phong phú, trong đó tư tưởng về CTND giữ một

vị trí hết sức quan trọng, có mối quan hệ biện chứng và thống nhất với tư tưởng về quân sự, về xây dựng LLVT nhân dân, quân đội nhân dân, về xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang và quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Đồng thời về mặt phương pháp luận, cuốn sách đã chỉ rõ, muốn hiểu sâu sắc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung,

tư tưởng của Người về CTND nói riêng, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu, xem xét theo quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển

Trên đây là những công trình của các nhân chứng lịch sử, những học trò xuất sắc, cộng sự thân cận, gần gũi và đã cùng với Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, đưa đến thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp và đế quốc Mỹ Những tác phẩm này đã nêu đầy

đủ, toàn diện, trung thực về quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự cũng như đánh giá sâu sắc cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực quân sự Tuy vậy, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng CTND của Người trong giai đoạn 1945-1954

Một trong những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan mật thiết đến

việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND là cuốn sách Tư tưởng quân

sự Hồ Chí Minh của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [14] đã giới thiệu toàn

diện, hệ thống tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh Với cách tiếp cận theo góc

độ lịch sử quân sự, tập thể tác giả trình bày tư tưởng quân sự của Người: từ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển đến các nội dung tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang; về CTND, về xây dựng LLVT nhân dân; về nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa, hậu phương và nền quốc phòng toàn dân Từ các kết quả nghiên cứu, cuốn sách nêu định nghĩa:

Trang 18

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kết hợp sáng tạo truyền thống quân

sự dân tộc với tinh hoa quân sự nhân loại mà cốt lõi là học thuyết quân sự Mác-Lênin trong thực tiễn hơn nửa thế kỷ khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, bao gồm những quan điểm của Người về quan hệ giữa chính trị và quân sự, giữa chiến tranh và hòa bình; về chủ nghĩa thực dân và cách mạng thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân trong thời đại mới; về xây dựng quân đội cách mạng và vũ trang toàn dân; về xây dựng căn cứ địa hậu phương và nền quốc phòng toàn dân; về chỉ đạo chiến tranh và khoa học, nghệ thuật quân sự ở một nước vốn là thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc [14; tr.419]

Trong Chương IV của sách này, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

nhân dân” được giới thiệu với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của tư tưởng

quân sự Hồ Chí Minh; thể hiện ở hai vấn đề chủ yếu là: cơ sở tư tưởng CTND

Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong đó có nêu các quan điểm của Người trong hai cuộc KCCTD Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là: cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa; phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến; tiến hành kháng chiến toàn diện; kháng chiến trường kỳ; kháng chiến dựa vào sức mình là chính Những nội dung tư tưởng trên được trình bày theo sự phát triển của thực tiễn suốt ba mươi năm chiến tranh cách mạng Việt Nam Do tính khái quát cao của cuốn sách, tập thể tác giả chưa có điều kiện đi sâu và làm rõ khái niệm cũng như các bước phát triển, những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954; cũng như chưa làm rõ giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng của Người vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Cuốn sách“ Tìm hiểu sự nghiệp và di sản quân sự của Chủ tịch Hồ Chí

Minh” của Đoàn Chương [24], trình bày theo phương pháp luận lý là chủ yếu,

đã nêu lên một số nội dung cơ bản trong di sản quân sự của Người Đó là tư

Trang 19

tưởng khởi nghĩa toàn dân giải phóng dân tộc; tư tưởng CTND; tư tưởng xây dựng LLVT nhân dân, kết hợp vũ trang toàn dân với xây dựng quân đội thường trực; tư tưởng quốc phòng toàn dân…Cuốn sách đã nêu nhận xét: tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng là tư tưởng quân sự của Đảng, tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại mới Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chưa đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND với tính cách là một hệ tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập

Cuốn sách Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh của

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, do Phạm Chí Nhân chủ biên [12], là một công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc và có nhiều tư liệu quý, đã tái hiện được những hoạt động lý luận và thực tiễn về quân sự trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Chương III của sách này với tiêu

đề: Phát triển hoàn chỉnh tư tưởng chiến tranh nhân dân, đưa kháng chiến

chống Pháp đến thắng lợi (1945-1954) trình bày quá trình hình thành và phát

triển tư tưởng về CTND của Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 gắn liền với mỗi bước phát triển của cuộc KCCTD Pháp Do trình bày theo phương pháp lịch sử là chủ yếu nên chương sách này chưa có điều kiện phân tích sâu các luận điểm của Người về CTND trong giai đoạn KCCTD Pháp

Cuốn “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Hoàng Minh Thảo [115], đã

trình bày tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ sự khơi dậy lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, lấy dân làm gốc, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đoàn kết toàn dân Hồ Chí Minh đề ra đường lối CTND, đánh bại kẻ thù bằng

ba thứ quân, kết hợp chiến tranh của các binh đoàn chủ lực với chiến tranh du kích Tác giả còn luận giải rõ, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự Đông - Tây, là sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tác giả cho rằng, tư tưởng quân

sự Hồ Chí Minh chứa đựng hạt nhân hợp lý, luôn yêu quý, tập hợp, phát hiện,

Trang 20

trọng dụng và phát triển nhân tài, có lòng yêu nước, sáng tạo, hết lòng vì sự

nghiệp của dân tộc Đặc biệt trong sách có Lời của Đại tướng Võ Nguyên

Giáp nêu nhận định:

“Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận cực kỳ quan trọng của

tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng, là nội dung cốt lõi của đường lối quân sự của Đảng ta, là ngọn cờ lãnh đạo quân đội và các lực lượng

vũ trang nhân dân ta phát triển lớn mạnh và chiến thắng vẻ vang trong cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng chống đế quốc xâm lược vĩ đại của dân tộc”[115; tr.7]

Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND như là một hệ tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập

Cuốn sách “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Trần Văn Trà [119]

giới thiệu một cách hệ thống, từ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, những nội dung chủ yếu đến giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng quân sự của Người Cuốn sách nêu lên nội dung chủ yếu của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, bao gồm các quan điểm: về chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh cách mạng; khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh du kích, CTND và những điều kiện, nhân tố bảo đảm cho chiến tranh thắng lợi, như quân đội nhân dân, LLVT nhân dân; hậu phương chiến tranh, hậu phương quân đội, căn cứ địa cách mạng, căn cứ du kích; về nghệ thuật quân sự, chiến lược, chiến thuật của CTND Tuy nhiên, tác giả cuốn sách cũng chưa đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh với ý nghĩa là một hệ tư tưởng chỉnh thể, độc lập

Cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh của Trần Thị Minh Tuyết

[123], đã giới thiệu một cách khá toàn diện về nội dung tư tưởng quân sự của

Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về CTND và sự vận dụng tư tưởng quân sự của Người trong giai đoạn hiện nay Do tập trung nghiên cứu đầy đủ các nội dung chủ yếu của tư tưởng quân sự, nên tác giả trình bày tư tưởng Hồ Chí

Trang 21

Minh về CTND một cách khái quát chỉ với ý nghĩa là một nội dung trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người Tuy nhiên, với cách tiếp cận tư tưởng quân

sự Hồ Chí Minh theo góc độ chính trị học, cuốn sách trên là một gợi mở về hướng nghiên cứu cũng như kết cấu và nội dung khoa học phù hợp với đề tài

Cuốn sách Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh của

Trần Đình Châu [19] đã tập trung làm rõ sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng nhân văn và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; trình bày những biểu hiện của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong khởi nghĩa vũ trang, trong CTND

và trong xây dựng LLVT cách mạng Cuốn sách cũng chỉ ra sự cần thiết và những nội dung vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và BVTQ hiện nay Do mục đích của đề tài, nên các vấn đề trình bày chỉ giới hạn ở mục đích chính trị và phương pháp tiến hành CTND theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

Ngoài ra, còn có khá nhiều các nghiên cứu đã công bố trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về

quân sự, như bài viết Bác Hồ với vấn đề quân sự, của Hoàng Phương [107] đã

nêu: từ con đường cách mạng vô sản, nhà yêu nước Hồ Chí Minh tìm thấy sức mạnh vô địch để giải phóng Tổ quốc ở quan điểm về bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin Bài viết cũng nêu rõ, nội dung xuyên suốt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng của Người về CTND Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết, các vấn đề liên quan mới chỉ được trình bày ở dạng khái quát

cao Bài “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - Học thuyết quân sự Việt Nam

trong thời đại Hồ Chí Minh” của Đoàn Chương [25], nêu ba yếu tố cơ bản tạo

nên học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh: một là, đường lối phát động chiến tranh toàn dân; hai là sức mạnh của chiến tranh toàn dân và ba là cách đánh của chiến tranh toàn dân Từ đó, tác giả rút

ra nhận định: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - tư tưởng quân sự của “dân tộc nhỏ…đánh thắng hai đế quốc to”- đó chính là học thuyết quân sự Việt Nam

Trang 22

trong thời đại Hồ Chí Minh - học thuyết chiến tranh toàn dân Bài “Dân là

gốc và dân làm chủ - một vấn đề cốt lõi của tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Lê Hai [57], đã nêu quan điểm Hồ Chí Minh về

nhân dân - dân là gốc và dân làm chủ - là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thụ những tinh hoa của thế giới Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân gắn liền với quan điểm của Người về dân tộc Đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh bảo vệ chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” Quan điểm Hồ Chí Minh về nhân dân thể hiện rõ nét nhất ở mục đích chính trị của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; ở lực lượng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; từ lực lượng chính trị và phong trào chính trị của nhân dân mà tổ chức và phát triển LLVT nhân dân; ở phương thức khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng cũng như nghệ thuật quân sự Từ đó, tác giả rút ra kết luận: Nhân dân-chính là nguồn sức mạnh vô địch của khởi

nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Việt Nam Bài “Quán triệt quan

điểm quân sự lấy chính trị làm gốc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của

Nguyễn Văn Đức (51), đã chỉ rõ là mọi hoạt động quân sự và xây dựng lực lượng quân sự phải quán triệt đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà nội dung xuyên suốt mọi giai đoạn cách mạng của đường lối đdó là kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc và CNXH Quan điểm đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong chiến tranh, thống nhất với quan điểm chiến tranh là kế tục của chính trị bằng thủ đoạn khác, mà còn có ý nghĩa chỉ đạo công cuộc củng cố quốc phòng, xây dựng LLVT trong hòa bình bảo vệ Tổ

quốc kết hợp với xây dựng đất nước hiện nay Bài “Tư tưởng quân sự Hồ Chí

Minh” của Hoàng Tùng [15], khẳng định tư tưởng đó là tư tưởng quân sự cách

mạng của CTND Việt Nam, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều Sức mạnh cơ bản của tư tưởng ấy là con người, trí tuệ, văn hóa, chính trị và thể hiện tư tưởng chính trị trong chiến tranh

Trang 23

Tóm lại, hầu hết các công trình đã công bố chủ yếu nhìn nhận tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND là một nội dung cơ bản, cốt lõi trong tư tưởng quân

sự của Người Tuy các công trình có đề cập nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh

về CTND nhưng mới dừng lại ở việc định danh những quan điểm chủ yếu mà chưa coi đó là đối tượng nghiên cứu độc lập, nên chưa đi sâu làm rõ sự bổ sung, phát triển, thống nhất giữa các quan điểm đó, cũng chưa làm rõ được những đặc trưng riêng và giá trị tư tưởng của Người về CTND

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

- Các sách liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND

Một công trình nghiên cứu khoa học công phu về CTND trong hai cuộc

kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ là cuốn sách “Lịch sử tư

tưởng quân sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975” của Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam [16] đã tập trung trình bày tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và tư tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam qua ba mươi năm chiến tranh cách mạng Với cách tiếp cận từ góc độ lịch sử tư tưởng quân sự, cuốn sách trình bày các quan điểm tư tưởng chủ yếu như: Kháng chiến vì hòa bình, độc lập, tự do, thực hiện đoàn kết dân tộc và quốc tế; CTND và nghệ thuật quân sự; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa - hậu phương và nền quốc phòng toàn dân, toàn diện; về xây dựng LLVT nhân dân Việt Nam; thể hiện nội dung rộng lớn, có tính toàn diện và tổng hợp cao, kết hợp lĩnh vực quân sự với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại Trên cơ

sở đó, tập thể tác giả đã đưa ra nhận định về tư tưởng quân sự Việt Nam trong

30 năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) là:

Tư tưởng quân sự về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kết hợp

chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn Đó còn

Trang 24

là tư tưởng về hoạt động xây dựng hậu phương căn cứ địa kháng chiến;

xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVT nhân dân ba thứ

quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc…[16, tr.10]

Cuốn sách đã nêu lên các nội dung cơ bản, cốt lõi, thể hiện “trên nhiều

chiều cạnh” về CTND nhưng mới dừng lại ở góc độ của tư tưởng quân sự

Việt Nam hiện đại, trong đó coi tư tưởng về CTND là một nội dung, lĩnh vực

chủ yếu

Cuốn sách “Hồ Chí Minh-Chiến tranh nhân dân Việt Nam” [98], tập hợp

các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về CTND ở Việt Nam Sách có một nội

dung quan trọng là bài viết “Thay lời tựa” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã

khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND tập trung ở các nội dung cơ bản

như: kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân; kháng chiến phải toàn diện; quan

hệ biện chứng giữa tiền tuyến và hậu phương; kháng chiến lâu dài; kết hợp

giữa tinh thần tự lực tự cường của dân tộc với việc tranh thủ sự đồng tình ủng

hộ và sự giúp đỡ quốc tế; kháng chiến là tiến công; phát triển LLVT quần

chúng mạnh mẽ và rộng khắp đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân chính

quy, hiện đại; phát triển quân đội về số lượng nhưng phải coi trọng nâng cao

chất lượng về mọi mặt; con người là nhân tố quyết định, kỹ thuật là nhân tố

rất quan trọng…Khái quát lại, tác giả bài viết nêu nhận xét: “Tư tưởng chiến

tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới chính là cái cơ bản nhất trong tư

tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng như trong đường lối quân sự của Đảng

ta”.[98, tr.6] Tuy chỉ nêu ngắn gọn, cô đọng một số điểm nổi bật nhất mà

chính bản thân tác giả đã lĩnh hội được qua nhiều năm sống và làm việc gần

gũi với Bác Hồ, nhưng bài viết thực sự đầy tâm huyết này có ý nghĩa góp

phần tích cực vào việc nghiên cứu tư tưởng quân sự nói chung, tư tưởng về

CTND của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuốn sách “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam”(1945-1975)

Trang 25

bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hậu phương, nhóm tác giả khẳng định: Đảng ta và Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của CTND giải phóng dân tộc Các hoạt động xây dựng hậu phương trong KCCTD Pháp đã được trình bày đầy đủ và có hệ thống trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội Đó là cơ sở

để các tác giả rút ra kết luận: Thành tựu của hậu phương kháng chiến thể hiện tài năng lãnh đạo và tổ chức của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng yêu nước, trí thông minh của toàn dân và toàn quân ta trong KCCTD Pháp Tuy chưa đề cập trực tiếp các hoạt động chỉ đạo xây dựng hậu phương kháng chiến của Hồ Chí Minh song kết quả nghiên cứu đó

đã phản ánh khá sinh động thực tiễn xây dựng hậu phương CTND trong KCCTD Pháp theo tư tưởng của Người

- Các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan

Trong bài “Chiến tranh toàn dân - một nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ

Chí Minh trong quân sự” của Lê Khả Phiêu [105], đã nêu rõ: Trong điều kiện

lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, nếu chỉ thuần túy, đơn độc lấy quân đội chống quân đội, lấy súng chọi súng, thì không thể giành thắng lợi; chỉ có chiến tranh toàn dân mới có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng đội quân nhà nghề; chỉ có quốc phòng toàn dân mới bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHXN Do đó, chiến tranh toàn dân - theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, phải có LLVT nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt; phải có nghệ thuật quân sự của CTND; phải có hậu phương vững chắc của CTND và phải gắn với chiến tranh toàn diện, chăm lo bồi dưỡng sức dân Đó chính là tạo nên những điều kiện cơ bản để thực hiện toàn dân đánh giặc và giành lấy thắng lợi trong chiến tranh cách mạng

Trang 26

Trong bài “Tư tưởng “dân là gốc” trong chiến tranh toàn dân, toàn diện

của Hồ Chí Minh” của Bùi Quang Trang [118], nêu rõ Hồ Chí Minh đã đánh

giá đúng vị trí, vai trò quyết định của nhân dân trong cách mạng và chiến tranh cách mạng ở nước ta; tin tưởng tuyệt đối ở quần chúng nhân dân, kiên trì tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn nhân dân đấu tranh, tạo sức mạnh vô địch để đánh thắng mọi kẻ thù Đó chính là quan điểm cơ bản về CTND trong thời đại mới, thời đại các dân tộc bị áp bức, thống trị vùng lên giành quyền làm chủ và là nhân tố bảo đảm cho cuộc CTND Việt Nam phát triển đến đỉnh cao

Trong bài viết “Về tư tưởng chiến tranh toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí

Minh” của Vân Duy [33] Tác giả khẳng định, tư tưởng chiến tranh toàn dân

chính là một nội dung cơ bản, đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Tư tưởng này có giá trị to lớn không chỉ trong thời gian trước đây, mà cả trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay Tuy nội dung bài viết đã nêu lên một số quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, nhưng chưa làm rõ khái niệm cũng như sự vận dụng tư tưởng của Người trong tình hình hiện nay

Trong bài “Điện Biên Phủ và mấy vấn đề tư tưởng chiến tranh toàn dân,

toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Văn Tiến Dũng [31], đã khái quát về

Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ để luận giải các quan điểm toàn dân, toàn diện của Hồ Chí Minh trong cuộc KCCTD Pháp, cốt lõi là tư tưởng kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp CTND địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực và khẳng định đó là một quy luật giành thắng lợi của CTND Việt Nam Bài viết cũng nêu ra yêu cầu cần phải thường xuyên đấu tranh với một số khuynh hướng lệch lạc, máy móc, giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa trong việc vận dụng tư tưởng của Người vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay

Trang 27

Trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội trong thế trận

chiến tranh nhân dân” của Nguyễn Văn Tư [13] đã nêu rõ: quân đội và nhân

dân là hai lực lượng chủ yếu trong kháng chiến; sự kết hợp chặt chẽ hai lực lượng này trong thế trận CTND là yếu tố làm nên thắng lợi Bài viết chỉ giới hạn ở việc phân tích mối quan hệ quân dân trong kháng chiến mà chưa đề cập đến các nội dung cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954

Trong bài “Chiến tranh nhân dân Việt Nam trong lịch sử” của Nguyễn

Văn Hữu [130], đã nêu rõ CTND ở nước ta xuất hiện sớm, liên tục có bước phát triển qua các thời kỳ lịch sử và đạt tới đỉnh cao ở thời đại Hồ Chí Minh Nội dung bài viết nêu lên những điểm phát triển của Hồ Chí Minh và Đảng về huy động sức dân, xây dựng LLVT, nghệ thuật đánh giặc, cứu nước… trong các cuộc CTND chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Những nội dung nêu trên là cơ sở cho tác giả luận án nghiên cứu về việc Hồ Chí Minh kế thừa tiếp thu và phát huy truyền thống đấu tranh quân sự của dân tộc

Trong bài “Kháng chiến đi đôi với kiến quốc-Bài học kinh nghiệm lớn

của chiến tranh nhân dân Việt Nam” của Lê Viết Hảo [130], đã phân tích,

làm rõ chủ trương của Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về kháng chiến đi đôi với kiến quốc hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn của cuộc CTND chống xâm lược Do cách tiếp cận từ góc độ lý luận quân sự nên bài viết không đi sâu trình bày những biểu hiện cụ thể của quan điểm này trong thực tiễn chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mà chỉ nêu dưới dạng rất cô đọng, có tính khái quát cao

Trong bài viết “Điện Biên Phủ-Thắng lợi của trí tuệ Việt Nam” của Lê

Mậu Hãn [59] nêu nhận xét: Quá trình lãnh đạo và tổ chức kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là quá trình sáng tạo khoa học về nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến phù hợp với thực tiễn của đất nước và con người Việt Nam là chủ yếu; đồng thời biết học tập sáng tạo lý luận quân sự

Trang 28

tiên tiến của thời đại, biết học tập có chọn lọc kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc song không giáo điều rập khuôn Minh chứng cho nhận định này, bài viết tập trung nhiều vào việc luận giải chủ trương chuyển phương châm tác chiến từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đã được Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị nhất trí cho rằng

là hoàn toàn đúng Tuy chỉ giới hạn về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, song bài viết góp phần khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, bằng sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo là đúng đắn, sáng tạo, là nhân tố quyết định kháng chiến thắng lợi, mà đỉnh cao là chiến công Điện Biên Phủ

Trong bài viết “Điện Biên Phủ-Thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt

Nam thời đại Hồ Chí Minh” của Vũ Quang Hiển [61], đã nêu rõ đó là thắng

lợi của sức mạnh toàn dân đánh giặc theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện; tinh thần đoàn kết chiến đấu, hy sinh của quân đội và nhân dân Việt Nam; sự kết hợp mặt trận chính và các chiến trường phối hợp; kết hợp

ý chí quyết chiến, quyết thắng với khoa học và nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng taotạo; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Bài viết khẳng định: học thuyết quân sự Hồ Chí Minh và đường lối CTND của Đảng là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong bài viết “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Thắng lợi của tư tưởng Hồ

Chí Minh về chiến tranh nhân dân” của Lê Văn Thái và Trần Anh Tuấn [117]

tuy chỉ giới hạn ở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng đã đi sâu, làm rõ những biểu hiện sinh động tư tưởng của Người về CTND với các nội dung như: huy động toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt; phát huy tinh thần chủ động, dựa vào sức mình là chính; có LLVT ba thứ quân làm nòng cốt và có cách đánh tài giỏi Trong khuôn khổ bài viết, các tác giả cũng khái quát cô đọng về sức mạnh của toàn dân đánh giặc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 29

Trong bài viết “Chiến thắng Điện Biên Phủ-một biểu hiện của tư tưởng

Hồ Chí Minh về “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” của Bùi Thị Thu Hà [56]

dựa vào những sự kiện tiêu biểu, nhất là thời kỳ chiến đấu trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, sự đóng góp to lớn về sức người, sức của của hậu phương kháng chiến để đi đến khẳng định chiến thắng này đã thể hiện sinh động tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Đưa

ra nhận định này, tác giả bài viết cũng nhằm bác bỏ luận điệu sai trái của một

số tài liệu nước ngoài cho rằng thắng lợi kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ là nhờ có Trung Quốc, Liên Xô giúp đỡ

Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch

nhiều” trong chiến tranh nhân dân” của Từ Linh [120], đã tập trung trình bày

đóng góp của Hồ Chí Minh ở nội dung xây dựng cách đánh của LLVT nhân dân Theo tác giả, trong hoàn cảnh phải chiến đấu chống quân xâm lược lớn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách đánh không chỉ bó gọn trong phạm vi của LLVT ba thứ quân, mà còn là của cả dân tộc; không chỉ là cách đánh trong lĩnh vực quân sự mà còn liên quan đến đấu tranh ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội…Bài viết cũng liên hệ với thực tiễn đấu tranh quân sự của nhân dân ta, không chỉ trong KCCTD Pháp, mà cả thời kỳ chống Mỹ, cứu nước Tuy phạm vi bài viết trải dài cả ba mươi năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), nhưng cũng góp phần gợi hướng nghiên cứu sâu của tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND

Trong bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân

dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn hiện nay” của Hồ

Khang [62] đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa CTND và nền quốc phòng toàn dân; đồng thời khẳng định: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là tư tưởng về CTND không chỉ có sức mạnh hiện thực trong hai cuộc KCCTD Pháp và chống đế quốc Mỹ, mà còn cần được vận dụng trong thời bình, trong xây dựng quân đội, xây dựng hậu phương quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay

Trang 30

- Các luận văn, luận án có liên quan

Một số luận văn, luận án có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND

như cuốn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến đi đôi với kiến

quốc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” của tác giả Đàm

Trọng Tùng [121]; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích và sự

vận dụng của Đảng ta trong kháng chiến chống Pháp của tác giả Nguyễn Hữu

Sinh [108]; cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, dựa vào sức

mình là chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” của tác

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) - Giá trị lý luận và thực tiễn

của tác giả Trần Minh Tú [122]; cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng

lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của tác giả Lê Huy Bình [8]; cuốn Đường lối kháng

chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn 1945 - 1954: Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện, của tác giả Nguyễn Minh

Đức [50]; cuốn Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tài trong kháng chiến chống

thực dân Pháp(1945-1954) của tácgiả Nguyễn Hải Dương [32]; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ quân sự - lý luận vận dụng

của tác giả Nguyễn Huy Thông [116]

Các luận văn, luận án nêu trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở những nội dung cụ thể; trong đó một số công trình đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, nhưng chủ yếu tập trung phân tích vai trò của

Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp (1945-1954) Bên cạnh

đó các công trình cũng đã phân tích những luận điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối kháng chiến, chủ trương kháng chiến gắn liền kiến quốc Đồng thời các công trình cũng đã nghiên cứu, phân tích nghệ thuật chớp thời

cơ, nghệ thuật tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế trong kháng chiến Do vậy, chưa có công trình nào phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh về

Trang 31

CTND trong giai đoạn 1945-1954 với tính cách là một chỉnh thể có nguồn

gốc, quá trình hình thành, phát triển, nội dung, đặc trưng và giá trị riêng, để

trên cơ sở đó định hướng cụ thể cho việc vận dụng tư tưởng về CTND của

Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

1.1.2 Công trình khoa học của các tác giả nước ngoài

Hồ Chí Minh là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên quá trình hoạt

động cách mạng của Người đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè

quốc tế Mặt khác, những giá trị cách mạng, khoa học trong tư tưởng chính

trị, quân sự của Người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, mang tầm vóc quốc tế

và nhân loại Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã

được các nhà khoa học, kể cả một số chính khách ở nước ngoài quan tâm sâu

sắc với những lập trường giai cấp khác nhau

Cuốn sách “Pari -Sài - Gòn - Hà Nội”, Tài liệu lưu trữ về cuộc chiến

tranh 1944-1947 của Philippe Devillers, do Hoàng Hữu Đản dịch [13632] dựa

vào nhiều nguồn tư liệu thu thập được, nhất là những tư liệu từ các Kho lưu

trữ của nước Pháp, đã đưa ra một số nhận định về căn nguyên của cuộc chiến

tranh Việt-Pháp, trong đó chỉ ra những biện hộ sai trái của giới thực dân hiếu

chiến phản động Pháp về âm mưu khôi phục lại chế độ thuộc địa ở Đông

Dương; vạch rõ rằng cuộc chiến tranh Đông Dương đã xảy ra “không phải do

ngẫu nhiên, mà do tội lỗi, do sự “vụng về”, hoặc “tính toán sai: của một vài

người mà sự xảo trá hai mặt và cái nhãn quan “cận thị”…đã châm ngòi cho

cuộc chiến tranh giữa nước Việt Nam và nước Pháp” [1 26; tr.31] Đặc biệt,

cuốn sách đề cập nhiều về các hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời gian

trước và những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, trong đó đề cao

“lập trường cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo về sách lược của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, người đã hiện lên như là một trung tâm để giải quyết vấn đề”

[1 62; tr.22] Cuốn sách cũng cung cấp nhiều thông tin tham khảo về cuộc

chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đã gây ra cho nhân dân Việt Nam

Formatted: Font: (Default) Times New

Roman, 14 pt, Font color: Auto, Pattern: Clear

Trang 32

biết bao tổn thất máu xương, nhưng cuối cùng, cuộc chiến đấu chính nghĩa

của nhân dân ta đã giành chiến thắng vẻ vang

Cuốn Why Việt Nam, Tại sao Việt Nam của Archimedes L.A.Patti

hỏi: Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những

người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít

…về sau lại gây nên cuộc chiến tranh chống nhân dân Việt Nam Quá trình đi

tìm lời giải đáp đó được tác giả thể hiện trong 4 phần chính của sách: Phần

một: Washington; phần hai: Côn Minh; phần ba: Hà Nội; phần bốn: Hậu quả

Cuốn sách không chỉ là một nguồn sử liệu quý giá về quá khứ liên quan đến

cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam, mà còn phản ánh tình cảm đặc biệt và

niềm cảm phục của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ buổi đầu gặp mặt

tới lúc chia tay lần cuối (30/9/1945) vẫn là hình ảnh ành “con người mảnh

khảnh, nhỏ bé…nhưng thực tế thật là bất khuất” [137106; tr.193 và tr.709]

Cuốn sách Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam của Philíp B

Davitson [13827] đề cập đến chiến lược của cuộc chiến tranh cách mạng Việt

Nam do các nhà chiến lược chủ chốt, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã xây dựng

nên và đưa ra nhận xét: “Đó là một chiến lược đầy sức mạnh và là một chiến

lược mà chưa xuất hiện một đối trọng nào chống lại được một cách thành

công” [13827; tr.36] Tác giả cuốn sách cũng nêu nhận xét về vị trí, vai trò

của Hồ Chí Minh trong chiến tranh cách mạng Việt Nam: “Không nghi ngờ gì

nữa, Hồ Chí Minh là một người cộng sản tận tâm; và chắc chắn rằng ông là

một nhà dân tộc chân thành” [13827; tr.209]

Cuốn Hồ Chí Minh một biên niên sử của Hellmut Kapfenberger [13971],

với kết cấu 25 chương và một biên niên sử về Hồ Chí Minh, đã cho thấy cuộc

đời, nhân cách và tư tưởng của Người không chỉ soi đường cho sự nghiệp

cách mạng của nhân dân Việt Nam thắng lợi mà còn là nguồn cổ vũ, khích lệ

Formatted: Condensed by 0.1 pt

Trang 33

to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên thế giới Qua đó, tác giả đã làm nổi bật tầm vóc những giá trị

và đóng góp vĩ đại không thể phủ nhận của Hồ Chí Minh không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế

Cuốn sách Hồ chí Minh- Từ Đông Dương đến Việt Nam của Daniel

Hémery [14063] đã giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911, khi Người xuống tàu buôn Pháp ở cảng Nhà Rồng rời Tổ quốc - lúc đó Việt Nam còn nằm chung trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp - đến khi Người trở về nước (1941) lãnh đạo chính quyền cách mạng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam, rồi

đế quốc Mỹ can thiệp, và cuối cùng Người ra đi lúc 79 mùa xuân (1969) để lại bản “Di chúc” lịch sử thấm đượm một tình cảm sâu xa đối với đồng bào cả nước ta và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên toàn thế giới, thể hiện một tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và của thế giới Tác giả đã cố gắng khai thác nhiều nguồn tư liệu cần thiết để tái hiện những nét chính yếu của cuộc đời hoạt động, nhất là làm nổi bật quá trình chuyển biến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến khi bắt gặp chân lý thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, để từ đó mọi hoạt động của Người luôn gắn với đất nước, với thời đại, đồng bào và đồng chí của Người

Cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh của Gabriel Kolko [14272], đã ghi nhận vai trò, cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam Tác giả đã nêu rõ việc Người cùng các đồng chí của mình xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và các lực lượng tiến

bộ trên thế giới ủng hộ cuộc KCCTD Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam

Cuốn sách “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông

Dương lần thứ nhất (Giơ ne vơ 1954)” của Phrăng xoa Gioay ô [14852] dựa

Trang 34

vào nhiều nguồn tư liệu lưu trữ đã phản ánh thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề Đông Dương, chủ yếu thể hiện qua diễn biến tại Hội nghị Giơ ne vơ

1954 Tuy không đề cập đến diễn biến chiến trường, nhưng qua đó cho thấy tính chất phức tạp của quan hệ quốc tế mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo giải quyết để tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến

Cuốn Ho Chi Minh của Jean Lacouture [154140], với 270 trang sách được cấu trúc thành 15 chương, đã khái quát khá đầy đủ về tiểu sử chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ở nước ngoài, vai trò của Người trong thành lập Đảng và lãnh đạo giành chính quyền; vai trò của Người trong cuộc chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược…Cuốn sách đã khắc họa chân dung của một

vị lãnh tụ cách mạng mà tác giả đánh giá là một trong những nhà Quốc tế Cộng sản lỗi lạc lỗi lạc nhất trong mọi thời đại

Cuốn sách The End of the First Indochina War: A Global History của

James Waite [159143] đã tái hiện bối cảnh lịch sử từ khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, sự kiện đó được đánh giá là sản phẩm của áp lực toàn cầu và gây ra hậu quả toàn cầu Do xem chiến tranh như vấn đề quốc tế, tác phẩm này đặt bán đảo Đông Dương ở trung tâm của Chiến tranh lạnh vào giữa những năm 50 của thế kỷ 20 Tác giả biện luận rằng chiến tranh trên bán đảo Đông Dương

Việt Nam vào bối cảnh lịch sử thế giới, trong mối quan hệ của các nước lớn, nhất là các nước như Anh, Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô Tác giả cũng chỉ rõ việc thực dân Pháp rút quân, sự thất bại chính trị của chính quyền Eisenhower giúp chấm dứt chiến tranh giữa các đại cường quốc, mặc dù vậy nhân dân Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự phân vùng lãnh thổ và nguy cơ đổ máu vì cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra sau này Đồng thời tác giả cũng biện luận rằng: Kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là sự tạm ngưng cuộc tranh đấu của trật tự hai cực Ianta và những tương đồng cũng như bất đồng của liên minh Mỹ

Trang 35

- Anh trong cuộc đua tranh trên chiến lược toàn cầu là những yếu tố quan trọng

để hiểu biết Chiến tranh lạnh như Đông - Tây nói chung và Chiến tranh Đông Dương lần I nói riêng Đây là giải thích toàn cầu thực sự đầu tiên cho sự thất bại của Pháp vào năm 1954, dựa trên kết quả nghiên cứu của các nước phương Tây và các công trình mới nhất từ sử gia của Việt Nam, Trung Quốc và Nga

Cuốn sách A War of Logistics: Parachutes and Porters in Indochina,

1945-1954 của Charles R Shrader [155141] đã nhìn nhận cuộc chiến tranh này dưới góc độ một cuộc chiến tranh hậu cần, của đoàn người vận chuyển thuốc thang, lương thực, vũ khí, tin tức và sự hỗ trợ quốc tế Tác giả đã thu thập các số liệu về cung cấp hậu cần của cả quân đội Liên hiệp Pháp và quân đội Việt Minh trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh với vũ khí thông thường; cũng như những hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Pháp và từ Trung Quốc cho người Việt Nam Cuốn sách công nhận rằng người Việt Nam rõ ràng đã biết sử dụng địa hình thuận lợi, dân chúng và binh lính đoàn kết và giàu đức hy sinh, có lãnh tụ

Hồ Chí Minh sáng suốt và biết tận dụng sự trợ giúp từ bên ngoài điều đó tạo nên ưu thế trong cuộc chiến Cuốn sách cho rằng cuộc chiến tranh hậu cần đó

đã để lại nhiều kinh nghiệm cho công tác hậu cần trong chiến dịch quân sự hiện

đại

Cuốn sách Vietnam - Dernières réflexions sur une guerre của Bernard

Fall [166144] đã khái quát lại chặng đường 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) và vai trò của Hồ Chí Minh đối với những thắng lợi của nhân dân ta; đồng thời cuốn sách cũng chỉ rõ sự can dự của nước Mỹ từ năm

1945 đối với Việt Nam

Cuốn sách Genesis of a tragedy: The historical background to the

Vietnam War của P.J Honey [168137] đã dành hẳn Chương 4 : Cuộc đấu

tranh vì tự do, trong đó luận giải rõ, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc

tế, đã phát động cuộc CTND, giành được thắng lợi tại Điện Biên Phủ, buộc

Trang 36

thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam…

Cuốn “Thời điểm của những sự thật” của Henri Navarre [146101] trích dịch và giới thiệu phần nói về kế hoạch Navarre và Điện Biên Phủ Là cha đẻ của kế hoạch Navarre, kiến trúc sư của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lại vừa là người chỉ đạo chiến lược vừa là người chỉ huy chiến thuật của chiến trường này, tác giả đã trình bày cái mạnh, cái yếu, những sai lầm, lúng túng

và tồn tại về phía Pháp và cả đối phương Đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân thất bại của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, ở chiến trường Điện Biên Phủ và vạch ra những lỗi lầm mà chính giới Pháp cố tình che dấu Tuy cách nhìn thể hiện quan điểm của phía đối phương, nhưng cũng góp thêm tư liệu và cách nhìn về các sự kiện trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược

Cuốn sách: “Trận Điện Biên Phủ” (La bataille de Dien Bien Phu) của

Julles Roy [147108] đã trích dẫn khá nhiều tài liệu từ những nguồn chính thức của Pháp để giới thiệu về trận Điện Biên Phủ, về Đông Dương và bối cảnh nước Pháp lúc bấy giòờ, trong đó có một số chi tiết đề cập đến thái độ, lập trường của Hồ Chí Minh trước các hành động chiến tranh của chính quyền thực dân Pháp Tuy chỉ là bản dịch có chọn lựa nhưng nội dung sách cũng cung cấp thêm thông tin về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người Pháp

Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác như: Vietnam and China

1938-1954 của C.King C Cheng [153136], The End of the First Indochina

War: A Global History của James Waite [159143]; La Guerre d'Indochine của

The Enigma of Ho Chi Minh của Robert Shaplen [160142]; Le drame

Indochinois - De Dien Bien Phu au pari de Genève của J Laniel [165146];

Terror in Vietnam của J Mallin [167139]; Ho Chi Minh của Sophie Quinn

JIudge [169138]…; các cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh của Épghênhi Côbêlép

Trang 37

[141]; Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn của Pitơ A Pulơ

[144]; cuốn Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc và đổi mới của Furuta Motoo [145]; Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của

Robert S.McNamara [150]…

Các công trình nghiên cứu trên cũng đã góp phần cung cấp cho người đọc những đánh giá nhìn nhận khách quan của thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và cũng đã cung cấp những nhận định về chiến lược, chính sách của cuộc chiến tranh nhân dân tại Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo Điều đó cho thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các chính trị gia, các học giả nước ngoài ngày càng phong phú, đa dạng, nhưng

số lượng các nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND vẫn còn hạn chế

1.2 Đánh giá kết quả nghiên ứu và những nội dung luận án ần tập trung làm rõ

1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố

- Các công trình nghiên cứu nêu trên đều thống nhất nhận định tư tưởng

Hồ Chí Minh về CTND thuộc phạm trù lý luận tư tưởng, đồng thời cũng xác định đó là một nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người Vì thế, trong các nghiên cứu đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND chưa được đề cập với tính cách là một hệ tưởng tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập

- Các công trình nghiên cứu đó đã xác định được các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về CTND và thể hiện nhất quán các nội dung tư tưởng ấy trong suốt ba mươi năm chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) như: kháng chiến vì mục đích chính nghĩa, yêu nước; kháng chiến toàn dân; kháng chiến toàn diện; kháng chiến trường kỳ; kháng chiến dựa vào sức mình là chính, kết hợp với tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế Do đó,Song các kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được đầy đủ

Trang 38

và rõ rệt những nội dung bổ sung và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND giai đoạn 1945-1954

- Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động quân sự

cụ thể, như: xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng quân đội, xây dựng hậu phương…của CTND, nhằm làm sáng tỏ thêm vai trò, cống hiến của Hồ Chí Minh và những biểu hiện đặc sắc trong tư tưởng của Người Do giới hạn ở phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu nên các kết quả đó chưa hình thành được một hệ thống đặc trưng của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND

- Các kết quả nghiên cứu đã nêu rõ giá trị và sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Song nội dung vận dụng có nhiều cách khác nhau tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu

1.2.2 Những nội dung luận án cần tập trung làm rõ

- Đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954 với tính cách là một hệ tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập nên luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ theo hệ thống, bao gồm cơ sở hình thành (lý luận và thực tiễn), quá trình phát triển, những luận điểm cơ bản và giá trị của tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954 với ý nghĩa là tư tưởng chỉ đạo cuộc KCCTD Pháp do Đảng lãnh đạo nên các nội dung bổ sung, phát triển cũng như biểu hiện của tư tưởng đó phải thể hiện phù hợp với với thực tiễn của cuộc KCCTD Pháp của nhân dân ta

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954 là sản phẩm tổng hợp của sự kết hợp lý luận với thực tiễn, trong đó có sự nỗ lực sáng tạo chủ quan của Người nên cùng với việc làm rõ những nội dung phản ánh quy luật chung về chiến tranh cách mạng cần làm rõ những nét đặc sắc trong tư tưởng của Người về CTND

Trang 39

- Với yêu cầu nghiên cứu khoa học là để phục vụ thực tiễn, để giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra nên luận án sẽ đề xuất những định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Do vậy, có thể khẳng định rằng những nội dung nghiên cứu của luận án đặt

ra không trùng lặp với bất cứ công trình, luận án nào đã được công bố

Trang 40

Tiểu kết Chương 1

Trong những năm đổi mới, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh trên mọi phương diện, việc nghiên cứu về tư tưởng quân sự của Người, trong đó có nội dung tư tưởng về CTND

đã được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau, khá phong phú và toàn diện Các kết quả nghiên cứu đều nhìn nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND thuộc phạm trù lý luận tư tưởng, là một nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của Người về quân sự Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tư tưởng đó của Người có ý nghĩa, giá trị thực sự to lớn đối với cách mạng Việt Nam Do vậy, việc kế thừa các thành tựu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự nói chung, tư tưởng về CTND nói riêng để thực hiện, mục tiêu, nhiệm vụ của luận án là hết sức quan trọng và cần thiết

Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh đã rất chú trọng việc thu thập tài liệu và đánh giá tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đây là cơ sở quan trọng để xác định, sắp xếp các ý tưởng nghiên cứu và là nguồn tư liệu chính

để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và phát triển, phục vụ cho việc hoàn thành luận án của mình

Ngày đăng: 05/01/2019, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ăngghen, Lênin, Xtalin (1970), Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chiến tranh nhân dân
Tác giả: Ăngghen, Lênin, Xtalin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1970
3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo
Tác giả: Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1981
6. Ban Nghiên cứu lịch sử Quân đội thuộc Tổng cục chính trị, (1974), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Ban Nghiên cứu lịch sử Quân đội thuộc Tổng cục chính trị
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1974
7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
8. Lê Huy Bình (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954
Tác giả: Lê Huy Bình
Năm: 2007
9. Bộ Quốc phòng-Ban Tuyên giáo Trung ương-Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2016), Toàn quốc kháng chiến-Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19.12.1946-19.12.2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn quốc kháng chiến-Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19.12.1946-19.12.2016)
Tác giả: Bộ Quốc phòng-Ban Tuyên giáo Trung ương-Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
10. Bộ Quốc phòng,Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.Formatted: Expanded by 0.3 pt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
Tác giả: Bộ Quốc phòng,Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w