Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo dời.. Giảng kiến thức mới : * Các hoạt động dạy – học: * Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN * Cách tiến hàn
Trang 1GIÁO ÁN SINH HỌC 9 Bài 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH AND A/ Mục tiêu bài học :
1) Kiến thức : Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
2) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.
- Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN
3) Thái độ: Nghiêm túc khi thực hành
B/ Chuẩn bị :
1 GV: Mô hình phân tử ADN Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo dời
- Đĩa CD, băng hình về cấu trúc phân tử ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin, máy tính (nếu có)
2 HS: Ôn tập kiến thức vể cấu tạo ADN
C/ Tổ chức các hoạt động học tập :
1 Kiểm tra kiến thức cũ: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN ?
2 Giảng kiến thức mới :
* Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
* Cách tiến hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HSNộidung
- GV hướng dẫn HS quan sát mô
hình phân tử ADN, thảo luận:
- Vị trí tương đối của 2 mạch
nuclêôtit?
- Chiều xoắn của 2 mạch?
- Đường kính vòng xoắn? Chiều
cao vòng xoắn?
- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải
+ Đường kính 20 ăngtoron, chiều cao 34 ăngtơron gồm 10 cặp
1 Quan sát
mô hình
Trang 2- Số cặp nut trong 1 chu kì xoắn?
- Các loại nuclêôtit nào liên kết với
nhau thành cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô
hình
- GV hướng dẫn HS chiếu mô hình
ADN lên màn hình Yêu cầu HS so
sánh hình này với H 15 SGK
nuclêôtit/ 1 chu kì xoắn
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp theo NTBS: A – T; G – X
- Đại diện các nhóm trình bày
- 1 vài HS dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên
1 màn hình như đã hướng dẫn
- HS quan sát hình, đối chiếu với
H 15 và rút ra nhận xét
2.Chiếu mô hình ADN
* Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
* Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ
trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí
đảm bảo khoảng cách với trục giữa
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều
cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc
bổ sung với đoạn 1
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đánh giá
chéo kết quả lắp ráp
- HS ghi nhớ kiến thức, cách tiến hành
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể
+ Chiều xoắn 2 mạch
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn
+ Sự liênkết theo nguyên tắc bổ sung
Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể, đánh giá kết quả
3 Củng cố bài giảng:
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành
- Căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm
4 Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Vẽ hình 15 SGK vào vở.
Trang 3- Ôn tập theo đề cương sau đây chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1tiết.
D Rút kinh nghiệm :