L ỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung trong luận văn “ bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ-Tỉnh Yên Bái” này là công trình ngh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN MINH QUÂN
BẢO T ỒN V À PHÁT HUY G I Á T R Ị K I Ế N T R ÚC NHÀ Ở T R UY Ề N T H ỐNG DÂN T ỘC T HÁ I
T ẠI T HỊ X Ã NG HĨ A L Ộ - T Ỉ NH Y Ê N B ÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Hà N ội – 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 3L ỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS.Lê Quân và th ầy giáo TS.Đặng Hoàng Vũ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn
Để có kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên giúp đỡ của gia đình tôi, trong cuộc sống và sự nghiệp nghiên cứu khoa
Trang 4L ỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung trong luận văn “ bảo tồn và phát huy giá
trị kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ-Tỉnh Yên Bái” này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của
thầy PSG.TS Lê Quân và thầy TS.KTS Đặng Hoàng Vũ, không sao chép và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án và các tài
liệu khoa học đã được công bố trước đây
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguy ễn Minh Quân
Trang 5L ỜI CẢM ƠN
L ỜI CAM ĐOAN
M ỤC LỤC
DANH M ỤC HÌNH MINH HỌA
DANH M ỤC BẢNG BIỂU
A M Ở ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên c ứu 2
Nội dung nghiên c ứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Cấu trúc luận văn 4
B N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNGDÂN TỘC THÁI TẠI THỊ XÃ NGHĨA LỘ-TỈNH YÊN BÁI 5
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển nhà ở của người dân tộc Thái 5
1.1.1 L ịch sử, văn hóa- xã h ội về người Thái 5
1.1.2 Đ ặc trưng về kiến trúc nhà ở truyền thống người dân tộc Thái 13
1.1.3 Nh ững giá trị đem lại trong quá trình hình thành và phát triển nhà ở dân tộc Thái 24
1.2 Thực trạng trong việc xây dựng và bảo tồn nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Thái hiện nay tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái 26
1.2.1.Th ực trạng về chức năng ở (qua thực tế tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) 26
1.2.2 Th ực trạng về hình thức kiến trúc (qua thực tế tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) 28
Trang 61.2.3 Nh ững hạn chế về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên bái 331.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu nhà ở truyền thống dân tộc Thái hiện nay 341.4 Tình hình b ảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số tại
Việt Nam và các nước trong khu vực 351.4.1 Tình hình bào t ồn và phát huy giá trị nhà dài dân tộc ê đê 35CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊKIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNGDÂN TỘC THÁI TẠITHỊ XÃ NGHĨA LỘ TỈNH YÊN BÁI 372.1 Cơ s ở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống 372.1.1 Cơ s ở lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá tr ị nhà ở truyền thống 372.1.2 Chủ trương về phát triển dân cư của Đảng và nhà nước ta đối với các dân tộc
miền núi 422.1.3 Chi ến lược phát triển kinh tế, xã hội của vùng đối với các dân tộc miền núi 502.2 Cơ s ở khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống dân
tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái 532.2.1 Quy ho ạch kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại tỉnh thị xã Nghĩa Lộ-
Tỉnh Yên Bái 532.2.2 Môi trư ờng sinh thái và phát triển bền vững ngôi nhà truyền thống dân tộc Thái
tại thị xã Nghĩa Lộ-tỉnh Yên Bái 572.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền
thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái 582.3.1 Đi ều kiện về tự nhiên khí hậu, địa hình ảnh hưởng đến quá trình bảo bồn và phát huy giá tr ị nhà ở dân tộc Thái 582.3.2 Đi ều kiện về kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến quá trình bảo bồn và phát huy giá trị nhà ở dân tộc Thái 60
Trang 72.3.3 Đi ều kiện về văn hóa xã hội ảnh hưởng đến quá trình bảo bồn và phát huy giá trị
nhà ở dân tộc Thái 62
2.3.4 Đi ều kiện về quy hoạch và đô thị hóa ảnh hưởng đến quá trình bảo bồn và phát huy giá tr ị nhà ở dân tộc Thái 64
2.4 Kinh nghiệm và tình hình bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống của một số nước trên thế giới 66
CHƯƠNG 3.BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THÁI TẠI THỊ XÃ NGHĨA LỘ TỈNH YÊN BÁI 68
3.1 Đ ịnh hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống 68
3.1.1 Đ ịnh hướng về quy hoạch bản làng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở dân tộc Thái (qua thực tế tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) 68
3.1.2 Đ ịnh hướng về thiết kế nhà ở trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống nhà dân t ộc Thái (qua thực tế tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) 69
3.2 Quan đi ểm của bảo tồn và phát huy gái trị nhà ở truyền thống dân tộc Thái 72
3.2.1 Quan đi ểm về bảo tàng hóa nhà ở truyền thống dân tộc Thái 72
3.2.2 Quan đi ểm về bảo tồn chuyển hóa chức năng nhà ở truyền thống dân tộc Thái 74
3.3.3 Quan đi ểm về phát huy giá trị truyền thống nhà ở dân tộc Thái 75
3.3 Những giải pháp về bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ- tỉnh Yên Bái 78
3.3.1 T ổ chức không gian quy hoạch 79
3.3.2 Gi ải pháp về chức năng ở 84
3.3.3 V ề sử dụng vật liệu 86
3.4 Những giá trị đem lại của việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ 89
3.4.1 Giá tr ị về văn hóa từ việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống dân tộc Thái 89
3.4.2 Giá tr ị về đời sống con người dân tộc Thái 91
Trang 83.4.3 Giá tr ị nhằm phát triển về du lịch cho các bản làng trong và ngoài khu vực 93
3.5 Thi ết kế thực nghiệm 96
C PH ẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
1 Kết luận 101
3.Kiến nghị của tác gi ả 106
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
E PHỤ LỤC
Trang 9DANH M ỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢNG CHỈ TIÊU
Hình 1.1 Hình ảnh múa xòe dân tộc Thái 7 Hình 1.2 Lễ hội “tăm khảu mảu”( lễ hội giã cốm) dân tộc 10
Hình 1.14 Hình ảnh chi tiết khau cút trên đỉnh mái nhà 23
Hình 1.15 Hỉnh ảnh trang trí cửa sổ và cửa đi 24 Hình 1.16 M ột số kiểu trang trí lan can của nhà sàn 24
Hình 1.17 Hình ảnh nhà dân tộc Thái hiện nay tại xã Nghĩa
Trang 10L ộ.
Hình 1.20 Hình ảnh tại xã Nghĩa Lợi – TX Nghĩa Lộ 32
Hình 2.1 Hình ảnh hiện trạng bản Xa xã Nghĩa Lợi-
Hình 3.5 Hình ảnh từng bản Thái quy quạch thành từng
Hình 3.6 Hình ảnh thị xã Nghĩa Lộ từ trên cao 84 Hình 3.7 Ngh ề dệt truyền thống lâu đời của dân tộc Thái 92 Hình 3.8 Nhà ngh ỉ homestay điển hình tại thị xã 95 Hình 3.9 Hình ảnh người con gái Thái 96 Hình 3.10 Phương án mặt bằng tổng thể với việc tách biệt
Trang 11Hình 3.11 Hình ảnh chi tiết mặt bằng tầng 1 99 Hình 3.12 Hình ảnh chi tiết mặt bằng tầng 2 99 Hình 3.13 Ph ối cảnh minh họa phương án đề xuất 100 Hình 3.14 Ph ối cảnh minh họa phương án đề xuất 100
DANH M ỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
S ố hiệu sơ đồ Tên sơ đ ồ, bảng biểu Trang
B ảng 2.1 Thu nh ập bình quân đầu người / tháng
B ảng 2.2 Ch ỉ số tài sản hộ gia đình % 47
B ảng 2.3 T ỷ lệ người DTTS biết tiếng dân tộc mình % 50
Sơ đồ 2.4 Chỉ số văn hóa truyền thống % 50
Sơ đồ 3.1 Ch ỉ tiêu giữa nhà truyền thống và cải tiến 98
Trang 12A M Ở ĐẦU
L ý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Do sự khác nhau về điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí
rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Mỗi dân
tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng
có, độc đáo của mình
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu
số ở nước ta Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc Nền văn hóa
ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá tr ị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc
Việt Nam
Sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đã tạo
ra những tiêu đề căn bản để phát triển đất nước trong đó có nông thôn miền núi
Hiện nay sự biến đổi ấy là một quá trình chuyển hóa dần dần, song cũng tiềm
ẩn nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa, kiến trúc truyền thống của dân tộc Thái Trong những bản làng Thái vốn tập trung những ngôi nhà sàn theo phong
Điều đó đã phản ánh rõ nét trong kiên trúc và quy hoạch Sự biến đổi này
có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc trong sự phát triển kiến trúc các cộng đồng dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng Yếu tố văn hóa truyền thống bản sắc văn hóa gốc đã có những biến đổi nhất định
Trang 13cách truyền thống đã xuất hiện những kiến trúc mới, với vật liệu mới và nội dung cũng thay đổi Những vật liệu như gạch ngói , đất nung truyền thống đã
dần được thay thế Ngoài ra ở một số nơi đã xuất hiện những chức năng mới như du lịch, dịch vụ làm tha y đổi tổ chức hình thái dân cư quen thuộc vốn
dựa trên nền kinh tế tự cung tự cấp của dân tộc Thái
Do dó việc nghiên cứu những loại hình nhà ở truyền thống của địa phương là việc cần thiết, có tác dụng nâng cao chất lượng và nhu cầu ở của người dân tộc Thái trong tỉnh Yên Bái nói chung và tại thị xã Nghĩa Lộ nói riêng
M ục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu giá trị nhà ở truyền thống của người dân tộc người Thái
Phục vụ nghiên cứu, tài liệu tham khảo kiến trúc dân tộc người Thái
- Khai thác các giá trị truyền thống trong kiến trúc nhà ở hiện nay của dân tộc Thái Phúc vụ công tác thiết kế cụ thể
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là kiến trúc nhà ở truyền thống của người dân
tộc Thái tại một số bản làng ở thị xã Nghĩa Lộ-tỉnh Yên Bái Yếu tố tự nhiên, khí hậu và lối sống là hai yếu tố chính được khảo sát để nhận diện và khai thác giá trị kiến trúc truyền thống của dân tộc Thái trong kiến trúc hiện nay Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu
- Đề tài sẽ nghiên cứu những văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Quan điểm chủ chương của nhà nước về bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống
- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm trong nước về nhà ở truyền
thống
Trang 14* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Khảo sát một số bản lạng tại thực địa ( qua thực tế một số xã tại thị
xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái
- Lựa chọn những nết tiêu biểu thể hiện rõ nét đặc trưng cũng như sự giao thoa với kiến trúc hiện nay
* Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống:
- Đối chứng những nét văn hóa giữa các dân tộc để tìm ra những nét đặc sắc
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về giá trị kiến trúc nghệ thuật của nhà sàn truyền thống dân tộc Thái
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán tác động đến hình thái, kỹ thuật, vật liệu xây dựng, đánh giá được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị khoa học, nghiên cứu quá trình phát triển và đánh giá thực trạng phát triển nhà sàn của dân tộc Thái tại TX Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay
- Định hướng phát triển và định hướng bảo tồn, phát huy và đưa ra giải pháp định hướng áp dụng cho việc phát tri ển nhà sàn truyền thống dân tộc Thái
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nâng cao sự hiểu biết và kiến thức về những giá trị di sản kiến trúc nhà sàn dân tộ truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng
- Xây dựng được hệ thống dự liệu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Thái
Trang 15- Đề xuất giải pháp bảo tồn, khai thác những yếu tố kiến trúc, mỹ thuật, kỹ thuật, vật liệu… phục vụ cho công tác quản lý, kiến trúc, quy hoạch, xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch
C ấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính củaLuận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Thái ở tỉnh Yên Bái
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy giá trị
kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà truyền thốngdân
tộc Thái tại thị xã Nghĩa Lộ Tỉnh Yên Bái
Trang 16Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 17C PH ẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 K ết luận
Kiến trúc của bất kỳ một dân tộc nào ( đặc biệt là kiến trúc dân gian) bao giờ cũng cần có sự kế thừa và tất yếu là sự kế thừa cần liên tục Việc nghiên cứu những yếu tố truyền thống mang bản sắc của từng dân tộc là việc làm cần thiết Nó không những góp phần nâng cao chất lượng và nhu cầu ở phù hợp nhịp sống đang biến đổi từng ngày mà còn thúc đẩy quá trình hình thành nên kiến trúc hiện đại mang bản sắc dân tộc
Bảo lưu nghệ thuật kiến trúc truyền thống trong kiến trúc nhà Thái không chỉ là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong kho tàng văn hóa phong phú của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam mà nó còn góp phần thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng , đưa miền núi
tiến kịp miền xuôi
Trong khuôn khổ luận án, tôi đã hệ thống lại được những giá trị kiến trúc truyền thống của dân tộc Thái làm một phần tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu và là cơ sở cho việc thiết kế cụ thể những công trình kiến trúc nhà ở hiện nay
Những giải pháp trên đây chưa phải là những kết luận sau cùng mà chỉ
là những ý kiến đề xuất mang tính chất tham khảo, có dựa trên cơ sở thực tế xây dựng trong nhiều năm qua Cho đến nay chúng ta đã có nhiều thành công trong công việc xây dựng nhà ở miền núi trong điều kiện hạn chế của kinh tế
và vật liệu xây dựng Nhưng vẫn còn là vấn đề rất phức tạp cần phải có thời gian để nghiên cứu thực nghiệm
Trong luận án thạc sĩ, tác giả chưa có đủ điều kiện để khảo sát đầy đủ địa bàn mà người Thái đang sinh sống Mà một phần phải dùng đến những tài
liệu tham khảo của các người đi trước Nhưng hy vọng sẽ là những đóng góp
nhỏ bé vào kho tàng kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam
Trang 18Kiến trúc nhà ở dân tộc Thái là một loại hình hiến trúc tiêu biếu của
thể loại kiến trúc nhà sàn của các tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt là thị xã Nghĩa Lộ cửa ngõ miền tây của các tỉnh phía Tây Bắc Những nghiên cứu trên cho ta khái quát được những nét chính yếu của kiến trúc nhà sàn Thái Từ lịch
sử hình thành văn hóa, lối sống, kinh tế, xã hội, sự chuyển biến theo xu ngs chung và những nét riêng biệt của từng vùng
Dựa vào điều kiện vật liệu từng vùng, ta có thể áp dụng được ở nhiều nơi, nhiều địa hình cụ thể
-Loại hình kiến trúc mang tính truyền thống bằng những vật liệu cổ truyền: áp dụng ở những nơi vùng sâu vùng xa, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp
-Loại kiến trúc kết hợp: áp dụng ở những nơi có điều kiện kinh tế ổn định hơn
- Loại kiến trúc mô phỏng: áp dụng tại thị trấn, thị tứ và hướng tới
những loại kiến trúc hiện đại trong tương lai
Những cấu trúc chính của luận văn được tác giả trình bày tóm tắt trong các sơ đồ sau