ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ TIẾN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GI
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ TIẾN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN,
TỈNH TUYÊN QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ TIẾN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN,
TỈNH TUYÊN QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://w w w.lr c tnu.edu.vn/
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trìnhnào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả
Hoàng Thị Tiến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục này, tôi đã được sự giúp
đỡ của nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, cô giáo
Quá trình học tập nghiên cứu là quá trình bản thân tôi được sự quan tâmgiúp đỡ của tập thể các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, các phòng ban,các cấp quản lý giáo dục Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong ban giám hiệu, khoaTâm lý - Giáo dục, phòng Đào tạo, thư viện Trường Đại học Sư phạm TháiNguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập, nhất là trong quá trình tiến hànhlàm đề tài khoa học này
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo PGS.TS NguyễnThị Tính - Người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoahọc để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Ban Giám hiệu các trường tiểu học,các đồng chí giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi có các thông tin tài liệu cần thiết để viết đềtài nghiên cứu của mình
Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rấtnhiều nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong các thầy cô giáo vàcác bạn đồng nghiệp có những phản hồi thông tin về luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Người thực hiện
Hoàng Thị Tiến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc nội dung luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về việc bồi dưỡng năng lực GV ở nước ngoài 5
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên ở trong nước 6
1.2 Các khái niệm công cụ 8
1.2.1 Bồi dưỡng 8
1.2.2 Năng lực 10
1.2.3 Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học 11
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học 15
Trang 6yêu cầu đặt ra đối với năng lực chuyên môn của giáo viên 17
Trang 71.3.1 Những định hướng của chương trình - sách giáo khoa tiểu học
sau năm 2015 17
1.3.2 Những yêu cầu về năng lực dạy học, giáo dục đối với giáo viên tiểu học sau năm 2015 19
1.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 20
1.4.1 Xác định mục tiêu bồi dưỡng 20
1.4.2 Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên Tiểu học 21
1.4.3 Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học 22
1.5 Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo với hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015 24
1.5.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng 24
1.5.2 Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 25
1.5.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 27
1.5.4 Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng 27
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học của Phòng Giáo dục - Đào tạo 28
1.6.1 Những yếu tố chủ quan 28
1.6.2 Những yếu tố khách quan 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 31
2.1 Tổ chức khảo sát 31
2.1.1 Khái quát về giáo dục Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 31
Trang 8N v
2.2 Thực trạng năng lực chuyên môn giáo viên tiểu học ở huyện Yên Sơn
và mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình SGK sau năm 2015 332.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 392.3.1 Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn
cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 392.3.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáoviên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 402.3.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môncho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 422.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chogiáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 472.3.5 Những khó khăn trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho
giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 482.4 Đánh giá chung về thực trạng 492.4.1.Về năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu họcsau năm 2015 492.4.2 Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học
sau năm 2015 49KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
Chương 3: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 52
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học 523.1.1 Đảm bảo tính đối tượng 523.1.2 Phù hợp với thực tế giáo dục học sinh tiểu học miền núi và định hướng đổi mới giáo dục tiểu học 52
Trang 93.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 53
3.1.4 Đảm bảo tính toàn diện 54
3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 54
3.1.6 Đảm bảo tính phát triển nghề nghiệp giáo viên 55
3.2 Các biện pháp 55
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình và sách giáo khoa tiểu học sau năm 2015 và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên 55
3.2.2 Tổ chức khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn giáo viên Tiểu học để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 59
3.2.3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 62
3.2.4 Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 64
3.2.5 Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 66
3.2.6 Tạo Website chia sẻ thông tin về nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên về năng lực cho giáo viên Tiểu học trong toàn huyện
70 3.2.7 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK 71
3.2.8 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 73
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76
3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
Trang 10KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Khuyến nghị 81
2.1 Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo 81
2.2 Đối với trường tiểu học 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BD : Bồi dưỡng
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐNGV : Đội ngũ giáo viên
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
NQĐH XI : Nghị quyết Đại hội XI
NQTW 2 : Nghị quyết Trung ương 2
NQTW 4 : Nghị quyết Trung ương 4
QLNN về GD&ĐT : Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Những hiểu biết của cá nhân về nội dung định hướng đổi mới
giáo dục tiểu học sau 2015 34Bảng 2.2: Tự đánh giá của giáo viên về năng lực thực hiện các nội dung
định hướng đổi mới giáo dục tiểu học sau năm 2015 36Bảng 2.3: Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo
dục - Đào tạo 40Bảng 2.4 Các biện pháp tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với
hoạt động bồi dưỡng 41Bảng 2.5.Nội dung bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học 43Bảng 2.6: Chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học 46Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của
những biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và
sách giáo khoa sau năm 2015 77
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, giáo dục có mối quan hệ biệnchứng với các quá trình xã hội, khi xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục phải luônluôn đổi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội Trong những năm qua giáo dục ViệtNam đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần to lớn vào sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, kết quả đạt được của giáo dục cho thấy hệ thống giáodục đã tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến sau đại học Giáo dục đã pháttriển mạnh về quy mô, tăng nhanh về số lượng, nhất là ở giáo dục đại học vàgiáo dục chuyên nghiệp Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ và cải thiện
ở một số mặt Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về sốlượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn tương đối cao,với cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về trình độ, thâm niên, vùng miềnvv…ngày càng hợp lý
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêucầu, nội dung và phương pháp giáo dục còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Do
đó năng lực học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp hạn chế về năng lực và kĩnăng sống
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưatheo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, một bộ phận nhỏ cán bộ giáoviên thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp Đầu tư cho giáodục và đào tạo chưa hiệu quả Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đàotạo chưa phù hợp Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu nhất là ở vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vv…
Để khắc phục những vẫn đề yếu kém bất cập nêu trên cần quán triệt tinhthần của Nghị quyết Trung ương 2 (NQTW 2), Nghị quyết Đại hội XI (NQĐHXI), Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW 4) và tinh thần cải cách hành chính để
Trang 14GD&ĐT), yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục và côngtác quản lý giáo dục.
Nghị quyết TW 29 tháng 8 năm 2013 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8
BCH TW Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Trong đó đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục Việt Nam khâu đột phá đầu tiên là đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giákết quả học tập của học sinh, đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thôngchuyển từ chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung sang chương trình theotiếp cận năng lực, tích hợp ở lớp dưới, phân hóa sâu ở lớp trên, đổi mới quản lýgiáo dục các cấp nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trongquản lý giáo dục vv
Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi hoc sinh học để biế,t học để làm,học để chung sống, học để tự khảng định Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải được bổsung về năng lực chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình sáchgiáo khoa sau năm 2015
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: "Bồi dưỡng
năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015".
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng năng lực chuyênmôn cho giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một sốbiện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên tiểu học đáp ứngyêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Trang 15Khách thể điều tra, khảo sát: Thực trạng bồi dưỡng, giáo viên tiểu học,
cán bộ quản lý giáo dục huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phụ thuộc vào nănglực của giáo viên, nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ,năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu của đổimới chương trình và sách giáo khoa thì sẽ thực hiện có hiệu quả việc đổi mớichương trình-sách giáo khoa sau năm 2015, góp phần nâng cao chất lượng giáodục Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ cở lý luận của hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
- Khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnhTuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa saunăm 2015
- Đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáoviên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mớichương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi đối tượng khảo sát
Khảo sát đội ngũ giáo viên Tiểu học, cán bộ quản lý giáo dục đang côngtác tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
6.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học, giáo dục cho đội ngũgiáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mớichương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
Trang 167 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tàiliệu và các văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu xâydựng cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác nhữngkhía cạnh mà đã được đề cập đến trước làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát, điều tra bằng anket về thực trạng đội ngũ giáoviên tiểu học và thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học huyện YênSơn, tỉnh Tuyên Quang
- Phương pháp khảo nghiệm: Kiểm nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thicủa các biện pháp đã đề xuất
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng caotrình độ, năng lực giáo viên của Phòng và một số đơn vị
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.3 Phương pháp bổ trợ
Được sử dụng trong quá trình phân tích, xử lý các số liệu điều tra, thuthập được
8 Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận của bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáoviên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa saunăm 2015
Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viênTiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáoviên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mớichương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
Trang 171.1.1 Lịch sử nghiên cứu về việc bồi dưỡng năng lực giáo viên ở nước ngoài
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng Giáo viên(GV) là nhân tố phát triển cơ bản trong phát triển Giáo dục Triết lý giáo dụccác các Quốc gia, nhà trường, ngành Giáo dục theo đuổi là học tập thườngxuyên và học tập suốt đời nhằm bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháphoạt động phù hợp với sự phát triển Kinh tế - xã hội (KT-XH)
Pakistan, quốc gia có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do Nhà nướcquy định trong thời gian 3 tháng, gồm các nội dung như bồi dưỡng năng lựcdạy học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xéthọc sinh, đối với đội ngũ GV mới vào nghề chưa quá 3 năm
Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và cán bộ quản lýgiáo dục (QLGD) là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tuỳtheo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp QLGD đề ra các phương thứcbồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định Cụ thể là mỗitrường cử từ 03 đến 05 GV được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới vàtập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học
Tại Thái Lan, bắt đầu từ năm 1998 việc bồi dưỡng GV được tiến hành ởtrung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện Giáo dục (GD) cơ bản, huấnluyện kĩ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội
Triều Tiên là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồidưỡng (BD) và đào tạo lại đội ngũ giáo viên (ĐNGV) Tất cả GV đều phảitham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ và
Trang 18được thực thi hiệu quả trong thập kỉ vừa qua, đó là: “Chương trình BD GV
mới” để GV thực hiện trong 10 năm và “Chương trình trao đổi” để đưa GV đi
tập huấn tại nước ngoài
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên ở trong nước
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về các lĩnhvực văn hóa - giáo dục, bồi dưỡng GV Các tạp chí, tập san, chuyên san, báoGiáo dục thời đại xuất hiện ngày càng nhiều và càng phong phú về nội dung,vấn đề bồi dưỡng GV, phát triển đội ngũ GV Có thể nêu ra một số tác giả sauđây mà công trình nghiên cứu của họ đã góp phần mạnh mẽ nâng cao chấtlượng đội ngũ GV như: tài liệu của tác giả Nguyễn Minh Đường (1996) “Bồi
dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình khoa học
công nghệ cấp nhà nước”, tác giả Trần Bá Hoành (2002) “Bồi dưỡng tại chỗ
và bồi dưỡng từ xa”, tác giả Nguyễn Tấn Phát (2000) "Tự học, tự bồi dưỡng suốt đời trở thành một quy luật", Tạp chí Tự học tháng 8/2000 Tuy vậy, với
đặc trưng của từng vùng miền, việc ứng dụng các vấn đề lý luận về bồi dưỡng
GV vẫn chưa được thể hiện rõ nét, ít có các công trình nghiên cứu thực tế vềcông tác bồi dưỡng năng lực thiết kế bài giảng cho GV, đây là một vấn đề cầnphải được làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn
Luật GD năm 2005 là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước ta, quyđịnh sự hoạt động thống nhất, toàn diện trong hệ thống GD quốc dân, nhằmtăng cường hiệu lực QL Nhà nước về GD Đối với các trường TH, “Điều lệtrường tiểu học” là cẩm nang trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu GD và địnhhướng cho việc xây dựng ĐNGV Tiểu học theo phương châm ĐT kết hợp với
sử dụng; bồi dưỡng GV trên cơ sở đề cao việc tự học và tự BD của GV
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
"Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dụcquốc dân" và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng khoá IX về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD" đã định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, bồi
Trang 19dưỡng GV trong đó có GV TH theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bướchiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Ngày 11/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ QL GD giai đoạn 2005 - 2010” Mục tiêu tổng quát của
Đề án là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QL GD theo hướng chuẩn
hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 04/5/2007, Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT
về việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV TH Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá,xếp loại GV TH Quy định này áp dụng đối với mọi loại hình GV TH tại các cơ
sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
Ngày 08/8/2011, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 32/2011/TT-BGD&ĐT,ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên Tiểu học
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Ðảng khóa XI về "Ðổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ
nhà giáo Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từÐảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mớigiáo dục sắp tới
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy GV là người tham gia quyếtđịnh chất lượng GD của nhà trường Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV sẽ gópphần quan trọng cho sự phát triển của GD, phục vụ CNH-HĐH đất nước
Trang 20Nghị quyết 29 TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, đã
đề ra những phương pháp đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 và định hướngđổi mới giáo dục tiểu học, từ đó đặt ra những yêu về về đội ngũ giáo viên tiểuhọc sau 2015 làm tiền đề để xác định nội dung bồi dưỡng
Trong những năm gần đây có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiêncứu về bồi dưỡng giáo viên nhưng chủ yếu là nghiên cứu tiếp cận theo hướngđạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đềcập rất nhiều đến vai trò và tầm quan trọng của việc BD ĐNGV, đồng thờicũng đưa ra được nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tácbồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên vấn đề bồi dưỡng năng lực (NL) cho độingũ Giáo viên Tiểu học (GV TH) đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sáchgiáo khoa sau 2015 vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có
hệ thống Vấn đề này một lần nữa cũng khẳng định tính cấp thiết của đề tàinghiên cứu
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ đểnâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạtđộng mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định quamột hình thức đào tạo nào đó
Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượngđược giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩmchất và phát triển theo chiều hướng tốt hơn
Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật kiến thức mớitiến bộ hoặc nâng cao trình độ giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩm chất theoyêu cầu của từng bậc học Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng cácloại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồi dưỡng là việc làm
Trang 21thường xuyên, liên tục cho mỗi giáo viên, cấp học, ngành học, không ngừngnâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội.Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từngđối tượng cụ thể [15]
Bồi dưỡng là quá trình giáo dục có kế hoạch nhằm tăng giá trị con người,làm biến đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lý thông tinthực tế trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằm nâng cao giátrị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khi được bồidưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhânlực trong hiện tại và trong tương lai của tổ chức [22]
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụngkiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu pháttriển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ Do đó bồi dưỡng cónhững yếu tố cơ bản là:
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độtrong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó
- Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phươngthức thực hiện cụ thể:
- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định,cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoạingữ … để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa(CNH - HĐH) đất nước
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn đểngười lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
để đạt được hiệu quả công việc đang làm
Tóm lại, khái niệm "bồi dưỡng" thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm
bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học Xét
về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì
Trang 22thể có giấy chứng nhận đã học xong khoá bồi dưỡng Tuy nhiên khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối.
Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biếnđổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập.Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáo dục và quá trìnhlĩnh hội kinh nghiệm từ sách vở
1.2.2 Năng lực
Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnhvực mà khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau:
- Dưới góc độ triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát
triển xã hội: “sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình
thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội Vì vậy năng lực của con người không những do hoạt động bộ não của nó quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được” (M.M Rozental - Từ điển triết học, 1986, tr397)
- Dưới góc độ Tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy Các nhà nghiên cứuTâm lý học khẳng định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt độngcủa chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nộidung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn Vì vậy, khi nói đếnnăng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năngtri giác, khả năng ghi nhớ, ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cánhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kếtquả mong muốn
- Theo từ điển GDH: Năng lực, khả năng, được hình thành hoặc pháttriển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trílực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạtđộng, thực hiện một nhiệm vụ
Trang 23Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ýniệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuấtphát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:
Các định nghĩa mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một
số quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ haycác đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công Bêncạnh đó, những yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sự phân biệt
giữa người có năng lực và người không có năng lực Năng lực thể hiện tính chủ
quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm Về bản chất năng lực là tổ hợp của kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả Khi năng lực phát triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau.
Năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân
và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công Năng lực đượchiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm chất cánhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thựchiện…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thành nhữngsản phẩm đầu ra
1.2.3 Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học
1.2.3.1 Năng lực chuyên môn
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, muốn đánh giá một chủ thể có nănglực chuyên môn thì cần đánh giá trong việc hoàn thành một nhiệm vụ, một tìnhhuống nghề nghiệp thông qua những kỹ năng, thao tác mà chủ thể đó thực hiệntrên thực tế
Một số khái niệm về năng lực chuyên môn nghề nghiệp của các tác giảtrên thế giới:
G.Debling nêu định nghĩa năng lực chuyên môn hay năng lực nghề
Trang 24đạt tới các trình độ, mức độ thực hiện mong đợi cần thiết Đó là một quan niệmrộng bao gồm cả khả năng truyền tải kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào các tìnhhuống mới trong phạm vi nghề đó, bao gồm cả sự tổ chức, kế hoạch làm việc,
cả hoạt động mới nảy sinh có liên quan đến chất lượng công việc và các cánhân làm việc có hiệu quả với đồng nghiệp, với cán bộ lãnh đạo, quản lý, Một cá nhân biết thành thạo giỏi nghề là người biết thực hiện được một nhiệm
vụ cụ thể hay một chức trách cụ thể trong một khoảng thời gian xác định, cókhả năng xử lý một cách hiệu quả các sự cố bất thường trong các môi trườnghay điều kiện khác
Theo B.Mansfield thì năng lực chuyên môn của cá nhân được hiểu là khảnăng chủ thể biết thực hiện được toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi côngviệc Tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng, biết thực hiệntrọn vẹn vai trò lao động hay phạm vi công việc chứ không phải từng kỹ năng,từng công việc riêng rẽ, theo các tiêu chuẩn mong đợi của công việc đó chứkhông phải là các tiêu chuẩn về đào tạo hay các tiêu chuẩn tách rời thực tế côngviệc, trong các môi trường làm việc thực, điều kiện thực tế để đạt hiệu quả côngviệc
Các định nghĩa về năng lực chuyên môn nghề nghiệp gắn với sự thựchiện thành công các công việc cụ thể của một nghề theo các chuẩn được quyđịnh Do vậy, năng lực nghề nghiệp có thể đánh giá và lượng hóa được
Chúng tôi quan niệm năng lực chuyên môn nghề nghiệp là tổ hợp củacác thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đảm bảo cho chủ thể thựchành tốt công việc theo chuẩn đầu ra quy định trong những tình huống hoặcnhiệm vụ nghề nghiệp nhất định Trong đó, thành tố kỹ năng là yếu tố quantrọng của năng lực nghề nghiệp
Người có năng lực lĩnh vực nào đó, tất nhiên có kỹ năng thực hiện tốtcác hoạt động Tuy nhiên, người có kỹ năng chưa chắc hẳn là có năng lực
Khác với kỹ năng là chú ý đến yếu tố “làm”, “thao tác” thì năng lực thể hiện
Trang 25sự bền vững hơn về khả năng thực hiện hành động và ít bị chi phối bởi yếu tốkhách quan.
Trang 26- Năng lực chuyên môn nghề nghiệp của cá nhân có thể nhận biết đượcthông qua các đặc trưng sau:
+ Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các nguyên tắc cần thiết của người laođộng để thực hiện toàn bộ một hoặc một số nội dung lao động nghề nghiệp cụthể
+ Thể hiện thông qua việc đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩnđầu ra đó là sản phẩm lao động mà người lao động tạo nên
+ Sự thực hiện phải đánh giá và xác định được
- Các mức độ của năng lực nghề nghiệp:
Theo Var gas Zuxni ga, F có 5 mức NLTH như sau:
+ Mức 1: Thực hiện tốt các hoạt động thông thường, quen thuộc
+ Mức 2: Thực hiện tốt các hoạt động quan trọng trong những hoàn cảnhkhác nhau Có thể tự mình thực hiện một số hoạt động tương đối phức tạp hoặccác công việc ít gặp Có khả năng làm việc hợp tác, tham gia nhóm làm việc
+ Mức 3: Thực hiện các hoạt động phức tạp, ít gặp, trong nhiều hoàncảnh khác nhau Có khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng kiểm soát vàhướng dẫn người khác
+ Mức 4: Có khả năng thực hiện một cách chắc chắn và độc lập các hoạtđộng chuyên môn phức tạp trong những tình huống khó Có khả năng tổ chức
và quản lý công việc của nhóm và điều phối các nguồn tài nguyên
+ Mức 5: Ứng dụng các nguyên tắc trọng yếu và kỹ thuật phức tạp trongnhiều tình huống nghề nghiệp khác nhau Đảm đương những công việc thườngxuyên đòi hỏi tính tự chủ cao, điều hành công việc của những người khác vàkiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng Ngoài ra cũng có khả năng chuẩnđoán, thiết kế, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và đánh giá công việc
Năng lực chuyên môn nghề nghiệp được coi là sự tích hợp giữa ba thành
tố kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành được những công việc
và nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp
Trang 271.2.3.2 Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học
Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học là sự tổ hợp giữa kiến thức
và kỹ năng, thái độ của giáo viên về dạy học,giáo dục mà giáo viên đảm nhận nhằm giúp cho giáo viên có thể tổ chức thành công, hiệu quả các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục học sinh tiểu học thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đặt ra.
Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học được tạo bởi từ các thành
tố sau: Kiến thức, kỹ năng về nghề dạy học, hệ thống kỹ năng mềm và năng lực phẩm chất cá nhân của người giáo viên.
Kiến thức về nghề dạy học lại bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: Kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên môn sâu
và kiến thức liên môn
- Kiến thức nghiệp vụ sư phạm: Kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học,
Lý luận dạy học bộ môn, Lý luận giáo dục, kiến thức về dạy học tích hợp vv…
- Kiến thức về xã hội và những thông tin về nghề
- Kiến thức công cụ: Tin học và Ngoại ngữ
Kỹ năng về chuyên môn của giáo viên tiểu học bao gồm:
- Kỹ năng giảng dạy: kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức dạy học, kỹ năngkiểm tra, đánh giá, kỹ năng dạy học tích hợp, kỹ năng quản lý dạy học vv…
- Kỹ năng phân tích môi trường giáo dục: kỹ năng nhận diện môi trườnggiáo dục, kỹ năng tạo môi trường giáo dục, phân tích những tác động của môitrường giáo dục đến học sinh và quá trình phát triển nhân cách học sinh vv…
- Kỹ năng nhận diện đối tượng giáo dục: kỹ năng nắm đặc đặc điểm tâm
lý học sinh tiểu học, nắm hoàn cảnh của từng học sinh, nắm năng lực nhậnthức, cá tính của từng học sinh vv…
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng tiếp cận đối tượng giao t iếp, kỹ nănglắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình, kỹ năngchia sẻ thông tin, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng xử lý tình huống tronggiao tiếp vv…
Trang 28- Kỹ năng giáo dục: Kỹ năng hiểu đối tượng giáo dục, kỹ năng thiết kếhoạt động giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá hoạt động giáo dụcvv
- Kỹ năng hoạt động xã hội như kiến thức hiểu biết về xã hội và cuộcsống, hiểu biết về con người, làm việc cùng người khác và nhiều kỹ năng bổ trợkhác
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học là thông qua hoạtđộng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng, giúp giáo viên Tiểu học thực hiện mục tiêu,nội dung bồi dưỡng để phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạtđộng dạy học, giáo dục ở trường tiểu học theo định hướng đổi mới chươngtrình sách giáo khoa tiểu học sau 2015, nhằm hình thành kỹ năng, nghiệp vụmột cách thuần thục, hiệu quả thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo định hướngđổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tiểu học sau 2015 cần phảiđảm bảo sự thống nhất giữa các thành tố sau trong quá trình bồi dưỡng:
- Mục tiêu bồi dưỡng: Mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chogiáo viên tiểu học về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục sau 2015 đểgiáo viên có thể đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học về chươngtrình sách giáo khoa tiểu học sau 2015, phương pháp giảng dạy, giáo dục họcsinh tiểu học theo mô hình trường học mới và phát triển giáo dục cộng đồng ởđịa phương
- Nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Nội dung chương trình bồidưỡng phải cụ thể hóa được mục tiêu bồi dưỡng đã xác định qua chương trìnhbồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng Nội dung bồi dưỡng hướng tới hình thành vàphát triển ở giáo viên tiểu học các năng lực dạy học đơn môn và liên môn, biếtchuyển đổi phương thức sư phạm trong tổ chức dạy học theo yêu cầu mới ởtrường tiểu học Ngoài nội dung bồi dưỡng về chuyên môn cần tăng cường bồidưỡng các kiến thức kĩ năng sư phạm, kiến thức, kĩ năng quản lý dạy học, quản
Trang 29lý hội đồng tự quản của học sinh, phát triển chương trình giáo dục nhà trường,huy động nguồn lực để giáo dục học sinh, kiến thức, kĩ năng về đổi mới đánhgiá kết quả dạy học, giáo dục học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực vv…
Trang 30- Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phải phù hợp với đặc điểmhọc tập của giáo viên, phù hợp với đặc điểm, phong cách học tập của ngườilớn, vì vậy cần đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng, nâng caovai trò tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên, tăng cường phản hồi thông tin về kếtquả bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng nhằm nângcao hiệu quả bồi dưỡng.
- Thời gian bồi dưỡng phải phù hợp với điều kiện và quỹ thời gian côngtác của giáo viên, tránh gây áp lực về thời gian cho giáo viên làm ảnh hưởng tớihiệu quả bồi dưỡng và chất lượng công tác của giáo viên
- Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng: Hoạt động bồidưỡng cho giáo viên trước hết phải được cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, cácsách hướng dẫn thực hành, thực tế, các điều kiện khác phục vụ cho hoạt độngbồi dưỡng Các chế độ hỗ trợ về tài chính cho giáo viên cần được quan tâmđúng mức nhằm tạo động lực cho giáo viên tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ
- Chủ thể tham gia bồi dưỡng: Chủ thể tham gia bồi dưỡng là nhữngchuyên gia chuyên môn về giáo dục Tiểu học am hiểu nội dung chương trìnhsách giáo khoa mới, am hiểu về những vấn đề mới trong giáo dục tiểu học saunăm 2015, giảng viên bồi dưỡng phải có nghiệp vụ sư phạm tập huấn bồidưỡng giáo viên
- Tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng của giáo viên tiểuhọc: Giáo viên tiểu học phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạtđộng bồi dưỡng, có thái độ, động cơ đúng đắn trong quá trình tham gia bồidưỡng và tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ bồidưỡng đặt ra
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải chỉ ranhững kết quả đã đạt được hay chưa đạt được so với mục tiêu bồi dưỡng đề ra
và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo.Cần phát huy vai trò tự đánh giá của giáo viên tiểu học về hoạt động bồi dưỡngcủa bản thân để tự hoàn thiện năng lực cá nhân
Trang 31Các yếu tố quản lý hoạt động bồi dưỡng bao gồm từ khâu lập kế hoạchbồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng vàkiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, những chính sách hỗ trợ đối với người dạy
và người học có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao
1.3 Định hướng chương trình - sách giáo khoa tiểu học sau năm 2015 và yêu cầu đặt ra đối với năng lực chuyên môn của giáo viên
1.3.1 Những định hướng của chương trình - sách giáo khoa tiểu học sau năm 2015
Giáo dục có chức năng thúc đẩy xã hội nhưng đồng thời giáo dục chịu sựchế ước của xã hội, khi xã hội phát triển, giáo dục cần phát triển và tạo độnglực cho xã hội phát triển Thực tế cho thấy hiện nay giáo dục tiểu học ở ViệtNam đang chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực Vìvậy đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học là một tất yếu, cần thiết hiệnnay, theo chỉ đạo của Nghị quyết sô 29/NQ-TW, chương trình giáo dục tiểu họcđược phát triển theo hướng tiếp cận năng lực và theo hướng tích hợp nhằm tạomôi trường cho học sinh phát triển trên nền tảng học vấn rộng, đáp ứng yêu cầucủa cuộc sống thực tế
Để thực hiện mục tiêu trên , Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết :
“Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức , giai đoạn giao duc cơ bản (từ lớp 1- lớp 9) đủ trang bị nền tảng học vấn phổ thông
để HS có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề , lao động Tăngcường tích hợp một số môn học ở tiểu học và đầu cấp trung hoc cơ sơ , nhằm hình thành năng lực tổng hợp và cách giải quyết các vấn đề, đồng thời tránh sựtrùng lặp Theo đó một số môn học như Vật Lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn Khoa học; tương tự các môn Sử, Địa tích hợp thành môn Khoa học xã hội” Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với giáo viên tiểu học phải có nền tảnghọc vấn rộng, có năng lực dạy học tích hợp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không
Trang 32chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiếnthức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ… vào giải quyết các tình huống trongcuộc sống hàng ngày Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi hoc sinh làm ,vậndụng được gì hơn là hoc sinh biết những gì Tránh được tình trạng biết rấtnhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết những điều rất cao siêu,nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sốngthường nhật…”.
Nội dung , cấu trúc của chương trinh giao duc đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực, xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa chọn các nôi dung dạy học ; ưu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, tránh hàn lâm/kinh viện
Ưu tiên thực hành/vận dụng, tránh lý thuyết suông; tăng cường hứng thú, hạn chế quá tải
Phương pháp dạy học phải đổi mới, giáo viên quan tâm đến dạy cáchhọc, cách tìm kiếm và vận dụng kiến thức cho học sinh, dạy cách phát hiện vàgiải quyết vấn đề; đề cao sự hợp tác và sáng tạo của học sinh… không nhồinhét, chạy theo khối lượng kiến thức
Kiểm tra - đánh giá cũng thay đổi theo hướng: xác nhận đúng năng lựccủa người học; đánh giá khả năng và hiệu quả vận dụng tổng hợp… do vậyphải coi trọng đánh giá trong suốt quá trình dạy - học và bằng nhiều hình thức;tập trung đổi mới thi, kiểm tra, đối với học sinh tiểu học kết hợp đánh giá bằngnhận xét với thi đánh giá bằng điểm số ở giữa kỳ và cuối kỳ, mục tiêu đánh giáphản ánh được năng lực và sự tiến bộ của học sinh tiểu học
Theo định hướng giáo dục sau 2015, một số môn học ở tiểu học chuyểnsang hoạt động giáo dục và theo hướng tích hợp như các môn: Giáo dục đạođức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Thủ công, vì vậy yêu cầu mới về tổ chứcdạy học là phải tiến hành dạy học và giáo dục theo chủ đề tích hợp
Sau năm 2015, trường tiểu học tự chủ về chương trình nhà trường vì vậynhững yêu cầu đặt ra đối với giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý trường học là
Trang 33phải có năng lực phát triển chương trình nhà trường và quản lý phát triểnchương trình giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu của ngành và giáo dụccủa địa phương cũng như năng lực học tập của học sinh vùng miền vv…
Sau năm 2015 chương trình giáo dục tiểu học được tiếp cận theo mô hìnhtrường học mới VNEN, do đó đòi hỏi giáo viên phải có khả năng tổ chức dạyhọc theo các dự án học tập trong trường và ngoài trường, có kỹ năng quản lýhội đồng tự quản của học sinh, có kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dụctrong và ngoài trường để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh tự quản, kĩ năngnghiên cứu bài học Đồng thời phải có khả năng đánh giá học sinh theo tiếp cậnnăng lực, có kỹ năng quản lý trường học, quản lý học sinh vv…
1.3.2 Những yêu cầu về năng lực dạy học, giáo dục đối với giáo viên tiểu học sau năm 2015
Dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, những yêu cầu mới vềchương trình sách giáo khoa tiểu học sau 2015, tác giả luận văn xác định nhữngyêu cầu về năng lực cần có của giáo viên tiểu học sau 2015 như sau:
i Năng lực dạy học:
- Năng lực dạy học đơn môn, dạy học tích hợp liên môn và dạy học tíchhợp giữa kiến thức khoa học với kiến thức giáo dục đạo đức, kĩ năng sống chohọc sinh tiểu học
- Năng lực dạy học phân hóa ở tiểu học: Năng lực dạy học sát với từngđối tượng trình độ của học sinh, phù hợp với năng lực cá nhân của từng học sinh
- Năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở cấp độ môn học
và các chủ đề học tập
ii.Năng lực giáo dục học sinh
- Năng lực giáo dục toàn diện học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học
- Năng lực tổ chức các loại hình trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểuhọc đó là các loại hình sau đây:
+ Trải nghiệm sáng tạo gắn với khám phá tri thức mới của học sinh tiểu
Trang 34+ Trải nghiệm sáng tạo gắn với việc hình thành các phẩm chất đạo đức,lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày.
iii Năng lực tổ chức, quản lý hội đồng tự quản của học sinh:
- Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động của hội đồng tự quản của học sinh
- Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động của hội đồng tự quản
- Năng lực quản lý hoạt động của hội đồng tự quản của học sinh
iv.Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh và tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
- Năng lực làm việc với cha mẹ học sinh và các lực lượng liên đới
- Năng lực thuyết phục, huy động nguồn lực giáo dục ngoài trường đểgiáo dục học sinh
v Năng lực phân tích môi trường giáo dục, tiếp cận đối tượng giáo dục vi.Năng lực giao tiếp, hoạt động xã hội
vii.Năng lực quản lý và phát triển nhà trường
viii.Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục
ix.Năng lực ngoại ngữ, tin học để khám phá kiến thức, kĩ năng, vận dụngvào quá trình dạy học, giáo dục, quản lý lớp học, quản lý nhà trường
x Năng lực phát triển nghề nghiệp
Các năng lực bổ trợ khác: Kĩ năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kĩ năng tưduy sáng tạo, vv…
1.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
1.4.1 Xác định mục tiêu bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầuchương trình sách giáo khoa mới nhằm giúp giáo viên tiểu học sẵn sàng triểnkhai thực hiện chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới sau năm 2015, đápứng yêu cầu về năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dụctheo chương trình, sách giáo khoa mới Trang bị cho giáo viên những kiến thức,
kĩ năng mới về dạy học, giáo dục về phát triển chương trình giáo dục, các kỹ
Trang 35năng tổ chức, quản lý lớp học, quản lý nhà trường và các kỹ năng bổ trợ khác.Trên cơ sở đó hình thành ở giáo viên tính sẵn sàng tham gia hoạt động đổi mớigiáo dục tiểu học ở địa phương Phòng Giáo dục - Đào tạo đơn vị tổ chức bồidưỡng phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng trong suốt quá trình bồi dưỡng nhằmđảm bảo tính mục đích trong quá trình bồi dưỡng và đem lại hiệu quả cho hoạtđộng bồi dưỡng Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên tham gia nhằm đạtđược mục tiêu bồi dưỡng từ việc biên soạn tài liệu đến soạn giáo án, tổ chứctập huấn đến kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng đềuphải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
1.4.2 Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên Tiểu học
Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo dựa trên những yêu cầu của chươngtrình giáo dục tiểu học sau năm 2015 và yêu cầu về mục tiêu giáo dục tronggiai đoạn mới, khảo sát năng lực hiện có của giáo viên tiểu học trên địa bàn, từ
đó xác định các nội dung bồi dưỡng xoay quanh các nội dung cơ bản sau đây:
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học tích hợp và dạy học theo chủ đề
- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường ởtrường tiểu học
- Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng địaphương và các tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng, tạo, hoạtđộng giáo dục học sinh và quản lý học sinh
- Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lý hội đồng tự quản của học sinhtrong mô hình trường học mới VNEN
- Bồi dưỡng các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong dạyhọc, giáo dục và quản lý trường học
- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học cho giáo viên
- Bồi dưỡng phương pháp “kỷ luật tích cực” trong dạy học và trong
Trang 36- Bồi dưỡng năng lực chuyển hóa từ dạy học môn học sang các chủ đềgiáo dục ở các môn: Giáo dục Đạo đức, Giáo dục Thẩm mỹ, Giáo dục thể chất.
- Bồi dưỡng kĩ năng hoạt động xã hội cho giáo viên tiểu học
- Bồi dưỡng kĩ năng chăm sóc tâm lý học sinh, hướng dẫn tư vấn họcsinh tiểu học trong học tập, sinh hoạt
1.4.3 Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học
1.4.3.1 Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thứcnghe giảng, thảo luận và thực hành Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theonhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới
Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiếtdạy minh hoạt sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung vàphương pháp
Tùy theo đặc điểm đối tượng người học và tình hình thực tế ở địaphương, nhà quản lý có thể chỉ đạo giảng viên tham gia bồi dưỡng có thể lựachọn các phương pháp bồi dưỡng sau đây:
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học bằng tình huống
- Phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp cùng tham gia
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học viên và nhiều phương phápbồi dưỡng khác Trong đó phát huy vai trò tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên vàtăng cường phương pháp phản hồi thông tin từ đối tượng được bồi dưỡng đểđiều chỉnh quá trình bồi dưỡng cho hiệu quả
1.4.3.2 Các hình thức tổ chức bồi dưỡng
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổnhóm chuyên môn; thông qua cách tự học Tự học, tự nghiên cứu là cách thức
Trang 37bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác; Bồi dưỡng
từ xa bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các hình thức hỗ trợ băng hình,băng tiếng, dạy học từ xa
1.4.3.3 Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trongtất cả chương trình học tập Kết quả của công tác bồi dưỡng cũng cần được sửdụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của công tác bồi dưỡngmới đích thực có giá trị
Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác,phản ánh đúng thực trạng bồi dưỡng, nâng cao vai trò tự đánh giá của giáo viêntham gia bồi dưỡng để giáo viên tự hoàn thiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm của mình
Nội dung đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng
Nhà quản lý cần phải xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đánh giáXây dựng bộ công cụ đánh giá
Chuẩn bị lực lượng tham gia đánh giá
1.4.3.4 Xây dựng các lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng
- Đội ngũ giảng viên của trường sư phạm có chuyên môn hiểu biết vềgiáo dục tiểu học sau năm 2015, có trình độ chuyên môn vững, có năng lực sưphạm trong tổ chức bồi dưỡng
- Đội ngũ giáo viên cốt cán của Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo đãđược trang bị kiến thức, kỹ năng về đổi mới giáo dục tiểu học sau năm 2015, có
kỹ năng tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên
- Tổ chuyên môn Tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học cốt cán trên địa bàn huyện
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên, học sinh của trường được chọn làm địađiểm tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học
1.4.3.5 Chuẩn bị các điều kiện tổ chức bồi dưỡng
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: phòng học, máy chiếu, thiết
bị âm thanh, ánh sáng,
Trang 38Cơ sở vật chất và thiết bị trường học là điều kiện không thể thiếu đượccho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động học tậptích cực, chủ động của học sinh Nó không chỉ đơn thuần là dụng cụ để giáoviên minh hoạ cho bài giảng mà còn là điều kiện để học sinh thực hiện các hoạtđộng học tập độc lập hoặc theo nhóm, lĩnh hội tri thức một cách chủ động vàsáng tạo.
Để đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáoviên, cần tích cực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tr ường học theo cácyêu cầu như:
+ Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạođiều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiếnthức thông qua thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập
+ Đảm bảo để nhà trường được trang bị những thiết bị dạy học ở mức độtối thiểu, đó là những trang thiết bị cần thiết không thể không có Tăng cườngcác thiết bị tự làm của giáo viên để làm phong phú thêm thiết bị dạy học củanhà trường
+ Tăng cường các phòng học bộ môn, trước hết là phòng học cho các bộmôn thực nghiệm như: lý, hoá, sinh, tin, ngoại ngữ …
+ Cần lưu ý đến việc bảo quản, sử dụng, có quy định cụ thể để các điềukiện về cơ sở vật chất thiết bị được giáo viên sử dụng một cách tối đa
- Điều kiện về nguồn tài chính: Nguồn lực tài chính là điều kiện cần và
đủ để tiến hành hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả, nguồn lực tài chính phảiđược xây dựng cho mọi hoạt động bồi dưỡng từ khâu biên soạn tài liệu đếnchuẩn bị cơ sở vật chất và hỗ trợ giảng viên, học viên trong quá trình bồi dưỡngnhằm tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả
1.5 Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo với hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015
1.5.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng
Để đạt được mục tiêu và xác định được các bước đi, trưởng phòng Giáodục và Đào tạo, phải lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ
Trang 39giáo viên, gồm: Xây dựng các mục tiêu cần đạt được; xác định các bước đi đểđạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu Để bản
kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì trưởng phòng Giáo dục vàĐào tạo, hiệu trưởng phải thực hiện tốt chức năng dự báo Khi dự báo phải biết
rõ thực trạng của mình: Nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáoviên; Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo; Nguồn lựcđội ngũ giáo viên cốt cán; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chocông tác bồi dưỡng; năng lực tài chính
Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định rõ:
- Mục tiêu bồi dưỡng
- Nội dung bồi dưỡng
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng, cán bộ quản lý chỉ đạo bồi dưỡng
- Đối tượng tham gia bồi dưỡng
- Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Thời gian bồi dưỡng
- Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Tài chính, cơ sở vật chất khác, địađiểm bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng vv
1.5.2 Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêucầu về chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 do Trưởng phòng Giáo dục -Đào tạo làm trưởng Ban
- Thành lập tổ giáo viên cốt cán của Phòng đó là những cán bộ, giáo viên
có trình độ, năng lực chuyên môn sâu, nắm chắc về nội dung chương trình vàsách giáo khoa mới Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và cácnhiệm vụ phải đảm nhận Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc,
cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đề ra
- Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán nhằm
Trang 40- Phân công, phân nhiệm rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từngười chỉ huy đến người điều hành và các chuyên viên chịu trách nhiệm phục
vụ, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên
- Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, xây dựng các cơ chế phốihợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung
Như vậy, thực chất của việc tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quan hệ,liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệthống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất Tổ chức tốt sẽ khơi nguồncho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêuđộng lực và giảm sút hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng Trong quản lý giáodục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xácđịnh rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảomối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sựthống nhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong tổ chức bồidưỡng giáo viên của Phòng Giáo dục - Đào tạo
Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo phải chuẩn bị các nguồn lực bồidưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, giáo viên cốt cán, tàiliệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng Bởi chất lượng giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng bồi dưỡng do đó việc chuẩn bị báo cáo viên là khâu vôcùng quan trọng đòi hỏi trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo phải quan tâm đầu tưcông sức, trí tuệ và nguồn lực hỗ trợ Việc lựa chọn báo cáo viên tham gia bồidưỡng tập huấn cho cán bộ giáo viên phải có đủ các tiêu chí sau đây:
Nắm vững kiến thức chuyên môn và định hướng đổi mới giáo dục tiểuhọc sau năm 2015, nắm vững nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc
Là người có uy tín, có khả năng cảm hóa người khác
Có khả năng thuyết trình, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, có kĩ năng sưphạm tốt
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, dạy học