1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx

90 460 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 281,74 KB

Nội dung

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để tạo ra nhữngsản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp,nguyên vật liệu (NVL) là một yếu tố ban đầu quan trọng không thể thiếu đượctrong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm Vật liệu, công cụ dụng

cụ còn là một phần tài sản lưu động mà phần lớn nguồn vốn lưu động đượcđầu tư vào đó Nguồn tài sản này vận động không ngừng để đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì liên tục Mặc dù đặcđiểm tính chất của quá trình chuyển hóa giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ vàosản phẩm có khác nhau, song chúng đều được coi là sản phẩm lưu động củadoanh nghiệp và chính là khoản mục cơ bản nhất tạo lên giá thành của sảnphẩm

Nếu hạch toán là công cụ quản lý kinh tế thì kế toán NVL là công cụ đắclực cho công tác quản lý Khi kế toán NVL phản ánh đầy đủ, kịp thời và chínhxác thì nó có tác dụng rất lớn đến chất lượng quản lý của doanh nghiệp Vìvậy để tăng cường cải tiến công tác NVL cần phải tiến hành và hoàn thiệncông tác hạch toán Như vậy quản lý NVL rầt cần thiết đòi hỏi phải được tổchức tốt và đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản của hạch toán là chính xác, kịp thời vàtoàn diện

Chính vì những lý do trên em đã đi sâu nghiên cứu chọn đề tài “ Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái” Đề tài được kết cấu gồm 2 phần chính:

Phần I: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.

Phần II: Phương hướng hoàn thiện hạch toán công cụ, dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.

Trang 2

PHẦN I THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY THAN HỒNG THÁI

I KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY THAN HỒNG THÁI

Công ty Than Hồng Thái tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư làmnhiệm vụ cung ứng vật tư tới tận chân công trình cho Công ty xây dựng Than

và Điện Bộ Điện và Than từ năm 1970 trên địa bàn toàn Miền Bắc

Trụ sở Xí nghiệp là thôn Cống Thôn - Thị trấn Yên Viên Hà Nội

Tháng 9 năm 1971 do lụt vỡ đê Cống Thôn Trụ sở Công ty qua từngthời kỳ cũng nhiều biến đổi có thể tóm tắt như sau:

Ngày 1/5/1973 Xí nghiệp cung ứng vật tư được tách ra làm hai Xí nghiệp

đó là: Xí nghiệp Vật tư và Xí nghiệp Vận tải Xí nghiệp vật tư chuyển trụ sởxuống thôn Tân Lập xã Phương Đông - Uông Bí - Quảng Ninh ( Chính là khuvực kho vật tư xăng dầu hiện nay) Xí nghiệp vận tải trụ sở vẫn ở tại ThôngThượng xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội, chỉ có đội xe ba được biệt phái đóngtrụ sở tại đồi ông Chiu Tân Lập - Phương đông - Uông Bí - Quảng Ninh làmnhiệm vụ vận chuyển vật tư thiết bị vật liệu cho các Xí nghiệp trong Công tyxây dựng mỏ Than tại vùng Quảng Ninh

Ngày 1/4/1978 Xí nghiệp vận tải chuyển toàn bộ xuống Uông Bí cùngvới tổng kho vật tư, cùng với đội xe của Xí nghiệp Xây lắp 5 thành lập ngànhvật tư Vận tải, làm nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Công ty Xây lắp Uông Bí,sau là Công ty than Uông Bí, trụ sở của Công ty bây giờ

Từ đó đến nay trụ sở chính vẫn ở đây, còn tên thì được thay đổi nhiều lầncho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng thời kỳ

Năm 1980 ngành vật tư vận tải được đổi tên thành Xí nghiệp vận tải.Năm 1983 Xí nghiệp Vận tải được đổi tên thành Xí nghiệp vật tư

Năm 1988 Xí nghiệp vật tư được đổi thành Xí nghiệp vận tải.

Trang 3

Năm 1992 Xí nghiệp Vận tải được đổi thành Xí nghiệp sản xuất than vàvận tải.

Ngày 1/8/1996 Tổng Công ty than Việt Nam có quyết định chuyển đổi

Xí nghiệp sản xuất than và Vận tải thành Mỏ Than Hồng Thái Với nhiệm vụchính là: Khai thác than hầm lò và lộ thiên vùng chủ yếu là vùng Tràng Bạch,bao tiêu than xuất khẩu cho toàn Công ty Với nhận thức nhiệm vụ khai thácthan hầm lò là chính và bền vững lâu dài với nguồn tài nguyên giầu có củavùng Tràng Bạch, Tràng Khê, nên Công ty đã chọn ngày 1/8/1996 là ngàythành lập Công ty

Nhiệm vụ cung ứng vật tư thiết bị, nhiệm vụ vận tải là những nhiệm vụtrọng tâm của Công ty trong những năm trước đây đều hoàn thành xuất sắc,không những thế Công ty còn hoàn thành rất xuất sắc những nhiệm vụ ngoàichức năng khi được cấp trên tin tưởng giao cho như: Quý IV/ 1980 Công tyhoàn thành nhiệm vụ khai thác nạo vét 3 vạn tấn than bùn biển Cửa Ông để

bù cho chỉ tiêu kế hoạch của Công ty, năm 1996 Công ty lại hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ khai thác 5 vạn tấn than lộ vỉa 1A Tràng Bạch bù cho kế hoạchcông ty, năm 1989 -1990 Công ty làm nhiệm vụ cung ứng toàn bộ lương thựccho toàn Công ty Đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp và vất vả, nhưng đãhoàn thành xuất sắc đảm bảo chủ động hoàn toàn về lương thực, không đểthiếu và chất lượng kém như ngành lương thực tỉnh cung cấp lúc bấy giờ

Từ 1/8/1996 Công ty có tên mới, nhiệm vụ mới, nhận thức được nhiệm vụ chính trị từ đây về sau là khai thác than Trong sự nghiệp công nghiệp hoá xây dựng lại đất nước nên các thế hệ cán bộ và thợ mỏ Công ty đã xây dựng cho mình từng bước đi thích hợp trong công tác đầu tư SXKD và phát triển lâu dài.

Từ ngày 1/6/2006 Xí nghiệp than Hồng Thái chuyển sang hoạt động theo

mô hình mới từ hạch toán phụ thuộc Công ty than Uông Bí chuyển sang hạchtoán độc lập và được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

Trang 4

viên Than Hồng Thái (là Công ty con của Công ty than Uông Bí) theo Quyếtđịnh số 1086/QĐ-BCN ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp.

Từ các lò than, vỉa than khai thác lộ vỉa, khu vỉa 7 Than Thùng, ĐồngVông, vỉa 35A Tràng Bạch Doanh nghiệp từng bước mở rộng sản xuất tiếnsâu vào khu vỉa 46 Tràng Bạch mở các lò mức +350, +390, +250, +300 Gầnđây là vỉa 45, 47 lò 410, 475

Đến năm 2002 Công ty được nhận lại vùng than Tràng Khê với dự ánTràng Khê II, III do Công ty Than Mạo Khê bàn giao Nguồn tài nguyên rấtlớn, tương lai đầy hứa hẹn Tuy nhiên khó khăn không phải ít hầu hết các lò

do dừng thi công đã lâu nên sụp đổ, mất mát thiết bị tài sản, đường xá hầunhư hỏng hoàn toàn, đường sắt mặt bằng sân công nghiệp gia công chế biếnthan lại mức +24 cũng chỉ còn lại bãi đất trống được đào bới lung tung, dongười ta lạo vét tận dụng than còn tồn đọng, các trạm điện, đường dây, nhàgiao ca tất cả không còn gì, cho nên khi tiếp quản trở lại Công ty Mạo Khêcoi như phải làm lại từ đầu

Mặt khác là đơn vị mới làm than hầm lò ( Mười năm đối với một mỏ hayCông ty hầm lo chưa phải là dài), chưa có nhiều kinh nghiệm, thêm vào đóđiều kiện khách quan cũng vô cùng phức tạp khó khăn đó là Vùng tài nguyênchất lượng xấu, không ổn định, hiện trường sản xuất phân tán trải dài từ xãThượng Yên Công Uông Bí đến Hoàng Quế - Mạo khê- Tràng Lương - ĐôngTriều Nên khó khăn cho việc chỉ đạo kiểm tra đôn đốc, hệ thống phục vụ vàbảo vệ tài sản tài nguyên cung cấp điện và điều kiện trang bị đồng bộ cơ giớihoá, tự động hoá, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tiên tiến như một số đơn vịtrong ngành không phải dễ

Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Giám đốc và phòng banCông ty than Uông Bí của Tổng giám đốc và các phòng ban Tập đoàn than -Khoáng sản Việt Nam, về đường lối chiến lược, về đầu tư chiều sâu, về việc

sử dụng các thiết bị cơ giới hoá hiện đại hoá có hiệu quả cao Nên trong mấy

Trang 5

năm gần đây Công ty đã mạnh dạn đầu tư thiết bị như: Đưa cột chống thủy

lực vào tất cả các lò chợ lắp đặt dây truyền vận tải liên tục, máng cào, băng tải

thay cho kéo goòng, đẩy goòng bằng tay và bằng tầu điện ở những gương lò

có thể thay thế được Tốc độ đầu tư mới mấy năm gần đây tăng bình quân

hàng năm là 52% so với năm trước Nên sản lượng các lò chợ tăng từ 50.000T

- 70.000T lên 100.000T-120.000T và đến nay có lò chợ đạt 140.000T

Từ tháng 7 năm 2005 Công ty đã tổ chức đưa máy Com Bai đào lò AM -

50Z của Ba Lan vào đào lò tại đường lò + 190 và + 126 Tràng Khê II Nhằm

đẩy nhanh tiến độ đào lò an toàn và hiệu quả Đến nay phải khẳng định máy

làm việc rất khoẻ, rất năng suất, tiến độ có tháng đã đạt tới 300m nếu điều

kiện khác đồng bồ máy sẽ đạt tới 350m/tháng Nhờ vậy tăng trưởng bình

quân những năm gần đây đạt 24 đến 25%/năm.

*Sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Sản lượng than khai thác qua các năm:

Trang 6

thuế XK, thuế GTGT theo P

Doanh thu thuần về bán

8

178.009.098.43

7 Lợi nhuận gộp về bán

hàng c c d/ vụ ( 10 - 11)

20 25.031.381.252 46.938.208.528 14.762.121.242 Doanh thu hoạt động tài

chính

21 4.206.700 19.237.180 752.955.109

Chi phí tài chính 22 2.565.232.788 2.863.817.360 6.211.848.221 Trong đó: Lãi vay phải

( 20 + 21 - 22) - ( 24 + 25)

30 15.930.279.724 28.755.147.232 1.856.868.897

Thu nhập khác 31 565.511.664 1.774.777.896 840.099.778 Chi phí khác 32 28.019.456 144.607.436 573.730.557 Lợi nhuận khác ( 31 - 32) 40 537.492.208 1.630.170.460 266.369.221 Tổng lợi nhuận trước

thuế ( 30 + 40)

50 16.467.771.932 30.385.317.692 2.123.238.118 Thuế thu nhập DN phải

Trang 7

* Sơ đồ 1: Khái quát quy trình công nghệ sản xuất:

1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty than Hồng Thái:

* Mô hình tổ chức bộ máy:

Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất cứ mộtDoanh nghiệp nào, nó thực sự cần thiết và không thể thiếu được Bộ máyquản lý bảo đảm giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của Doanh nghiệp Đểphù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như quy mô và quy trình sản xuất kinhdoanh, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 8

* Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:

- Phòng ĐTXDCB

Các đơn vị

- PXPVĐS

- Phòng TTBV

- Phòng

Y tế

- Phòng TTKCS

Trang 9

13 phân xưởng sản xuất chính và phụ trợ

* Giám đốc Công ty:

Phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, chịutrách nhiệm trước Công ty than Uông Bí và Nhà nước về mọi hoạt động sảnxuât kinh doanh của Công ty, trực tiếp phụ trách các công tác sau:

- Kế hoạch vật tư, hợp đồng kinh tế

- Tổ chức lao động tiền lương khen thưởng

- Đầu tư và phát triển Công ty

- Tài chính, kế toán, kiểm toán

- Giá thành, khoán chi phí sản xuất

- Đối nội, đối ngoại

- Chủ tịch Hội đồng giá, Hội đồng tuyển dụng lao động, Hội đồng xétnâng lương, Hội đồng xét khen thưởng, kỷ luật cấp trưởng các đơn vị

- Điều hành các cuộc họp giao ban tuần của Công ty

Giúp Giám đốc Công ty quản lý và chỉ đạo các công tác sau:

- Kỹ thuật sản xuất than ngắn hạn, dài hạn, các dự án phát triển Công ty

- Đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng nội bộ

- Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng các công nghệ mới

- Đào tạo, kèm cặp, nâng bậc

- Phụ trách công tác khoan nổ mìn, các công đoạn kỹ thuật , an toàn khithiết kế các đường lò, quản lý vật liệu nổ công nghiệp

- Chủ tịch hội đồng kỹ thuật, hội đồng sáng kiến

Trực tiếp phụ trách các đơn vị:

Trang 10

- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản

- Phòng kỹ thuật công nghệ

- Phòng trắc địa - địa chất

* Phó Giám đốc phụ trách điều hàng sản xuất :

Giúp Giám đốc Công ty quản lý và chỉ đạo công tác sau:

- Sản xuât than, đào lò, tận thu than

- Bốc xúc, vận chuyển

- Nghiệm thu sản phẩm hàng tháng các đơn vị

- Công tác vật tư nội bộ Công ty, quyết toán chi phí tháng, quý, năm

- Điều hành họp sản xuất, họp giao Kế hoạch các phân xưởng hàng tuầnTrực tiếp phụ trách các đơn vị:

Các phân xưởng đào lò và khai thác than

- Phân xưởng vận tải

- Phân xưởng xây dựng

* Phó Giám đốc phụ trách an toàn:

Chuyên trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác

an toàn, BHLĐ, vệ sinh môi trường trong Công ty bao gồm:

- An toàn trong sản xuât than và đào lò

- Đo khí mỏ - gác cửa lò

- Phòng chống mưa bão, thủ tiêu sự cố

- Vận tải trong hầm lò, bốc xúc vận chuyển than, chở công nhân

- Huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm

- An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

- Hoàn huyên môi trường

Trực tiếp phụ trách các đơn vị:

Phòng kỹ thuật an toàn

- Chủ tịch Hội đồng giám sát an toàn BHLĐ từ Công ty đến phân xưởng

- Bộ phận đo khí thuộc phân xưởng thông gió, đo khí

* Phó Giám đốc phụ trách đời sống - tiêu thụ:

Trang 11

Giúp việc Giám đốc Công ty, quản lý và chỉ đạo các công tác sau:

- Công tác đời sống: ăn, ở, tắm, giặt, sấy quần áo cho cán bộ CNVCthuộc bộ phận của phân xưởng phục vụ đời sống

- Công tác xây dựng các khu tập thể văn minh xanh, sạch đẹp

- Công tác văn hoá, văn nghệ - TDTT

- Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ CNVC

- Công tác thi đua, tuyên truyền

- Bảo vệ quân sự Công ty

- Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty

* Phó Giám đốc Cơ điện:

Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo các công tác sau:

- Chủ trì công tác Cơ điện ở phòng Cơ điện và các Phân xưởng

- Quản lý, sửa chữa xe máy thiết bị

Trực tiếp phụ trách :

- Phòng Cơ điện

- Phân xưởng Cơ khí

- Phân xưởng Ô tô

* Kế toán trưởng Công ty:

- Giúp Giám đốc Công ty điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giámđốc Công ty về các công việc thuộc lĩnh vực kế toán trưởng quản lý, gồm:

- Công tác thống kê, kế toán tài chính

Trang 12

- Thực hiện đầy đủ pháp lệnh kế toán trưởng, pháp lệnh thống kê và chứcnăng giám sát Nhà nước tại Công ty.

- Giúp Giám đốc Công ty công tác quản trị chi phí

- Trực tiếp phụ trách phòng tài chính - kế toán - thống kê

* Các phòng:

- Phòng kỹ thuật công nghệ: + Với chức năng và nhiệm vụ chính là chịu

trách nhiệm lập các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, biện pháp thi công…Các hạng mục công trình

+ Phòng trắc địa - địa chất: Với chức năng và nhiệm vụ chính là chịu

trách nhiệm dẫn hước và cập nhật các đường lò, các diện sản xuất của Công

ty, quản lý tài nguyên, môi trường, danh giới mỏ

+ Phòng đầu tư XDCB: Với chức năng và nhiệm vụ chính là chịu trách

nhiệm lập các Kế hoạch đầu tư, các dự án ngắn và dài hạn của Công ty, lập dựtoán các chi tiết các công trình hầm lò, mặt bằng theo hạng mục các côngtrình đầu tư…

+ Phòng thông gió : Với chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty

trong công tác quản lý thông gió mỏ đảm bảo vi khí hậu mỏ cho hoạt độngsản xuất của tất cả các phân xưởng hầm lò theo đúng quy phạm an toàn, quyđịnh của tập đoàn than - khoáng sản Việt nam, các quy định của Công ty thanUông Bí và của Công ty để thực hiện sản xuất an toàn và hiệu quả

Nhiệm vụ: Lập trình duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thông gió dài

hạn, hàng năm, hàng quý của Công ty, thường xuyên kiểm tra giám sát việcthực hiện Kế hoạch đó trong quá trình khai thác và đào lò ở các đơn vị củaCông ty Tổ chức thực hiện lấy mẫu khí, tính toán xếp hạng mỏ, quản lý khí

mỏ cuả tất cả các phân xưởng trong hầm lò Lập công tác chống bụi trong cáckhu vực sản xuất , hướng dẫn, kiểm tra phân xưởng thông gió trong việc đogió, đo khí ở các điểm trong sơ đồ thông gió…

+ Phòng Cơ điện: Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác quản lý và

vận hành các thiết bị cơ điện Lập Kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị,

Trang 13

mua sắm đổi mới các trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu qua sản xuất kinhdoanh của Công ty tổ chức nghiên cứu xây dựng các định mức tiêu hao nhiênliệu cho máy móc thiết bị, kiểm tra giám sát tình trạng kỹ thuật của hệ thiết bị

và lập các sơ đồ về cung cấp điện sử dụng, tổ chức nghiệm thu các công trìnhliên quan đến cơ điện trong toàn Công ty

+ Phòng điều hành sản xuất: Có chức năng thừa lệnh Giám đốc chỉ đạo

điều hành các hoạt động sản xuất trong toàn Công ty, đảm bảo tiến độ thựchiện theo kế hoạch của cấp trên giao và kế hoạch điều hành của Công ty

+ Phòng an toàn: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty đảm bảo tiến độ

thực hiện các chế độ về vệ sinh và an toàn trong lao động và phòng chốngcháy nổ, tham mưu cho Giám đốc các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo về mặt

an toàn, bảo hộ lao động cho người công nhân, hướng dẫn thực hiện các quytrình quy phạm để phòng tránh và cả khi sảy ra sự cố

+ Phòng tiêu thụ - KCS: Phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản

phẩm, cùng với phòng điều hành chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm của Công tytheo đúng kế hoạch tiêu thụ của Công ty đảm bảo đúng số lượng và chấtlượng hàng theo yêu cầu

+ Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Giám đốc về việc tuyển chọn

bố trí lao động hợp lý trong quá trình sản xuất, lập đơn giá tiền lương phù hợpcho từng công việc cụ thể, lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đáp ứngyêu cầu sản xuất mới, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động

+ Phòng y tế: Với chức năng chính tham mưu giúp Giám đốc về công

tác chăm lo sức khoẻ cho người lao động, bằng cách theo định kỳ hàng tháng,hàng quý, tổ chức kế hoạch khám sức khoẻ thường xuyên và cho đi nghỉ điềudưỡng đối với các trường hợp có thời gian lao động trong Công ty từ 05 nămtrở lên Thực hiện việc Kế hoạch khám chữa bệnh và cấp phát thuốc chữ bệnhcho người lao động

+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp và xây dựng kế hoạch

sản xuất tiêu thụ từng tháng, từng quý, lập kế hoạch mua sắm vật tư trang

Trang 14

thiết bị, phối hợp với phòng chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành từngtháng, từng quý và cả năm Tham mưu với Giám đốc xây dựng quy chế khoán chiphí sản xuất cho từng đơn vị mục đích tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí và tiến hànhgiảm giá thành sản phẩm hàng tháng của các đơn vị trong toàn Công ty.

+ Phòng tài chính - kế toán - Thống kê: Chịu trách nhiệm về mọi mặt

hoạt động tài chính, công tác hạch toán kế toán thống kê trong toàn Công tynhư: Xây dựng quy chế tài chính của Công ty dựa trên quy chế tài chính củaCông ty than Uông Bí, tổ chức ghi chép và hạch toán kế toán các nghiệp kinh

tế phát sinh hàng ngày, phản ánh trung thực kịp thời và đầy đủ Kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, năm… theo đúngpháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, tham mưu giúp Giám đốc Công ty

về các vấn đề tài chính như: Đầu tư, vay các khoản công nợ phải thu, phải trả,kiểm kê tài sản, kế hoạch về sản lượng, doanh thu, tiền lương…

+ Văn phòng Giám đốc: Quản lý điều hành các công việc của văn phòng,

đảm bảo liên tục các thông tin đa chiều và các loại công văn giấy tờ đến tậncác phòng ban, Phân xưởng Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hoá,thể dục thể thao, thông tin, tuyên truyền… nâng cao đời sống văn hoá tinhthần cho người lao động

+ Phòng thanh tra bảo vệ: Có nhiệm vụ thanh tra, giải quyết các tranh

chấp khiếu nại trong Công ty, bảo vệ tài sản cơ sở vật chất, an ninh ranh giới

mỏ, trật tự an toàn trong toàn Công ty, lập và kiểm tra các phương án phòngchống cháy nổ, tổ chức huấn luyện tự vệ hàng năm Thực hiện tốt công tác kếhoạch khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho các đối tượng trong tuổi sẵn sàngnhập ngũ

* Khối sản xuất trực tiếp ( Thể hiện qua sơ đồ sau)

Gồm 13 phân xưởng

Bộ phận sản xuất chính gồm 8 phân xưởng

Bộ phận sản xuất phụ trợ 5 phân xưởng

Trang 15

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty than Hồng Thái.

Theo nhiệm vụ kế hoạch Công ty than Uông Bí giao cho Công ty thanHồng Thái về sản xuất than nguyên khai năm 2006 là 774.000 tấn thannguyên khai, đào mới 8.220 mét lò và đào 3.779m lò cơ bản sản xuất thì đốivới các phân xưởng của Công ty phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Phân xưởng khai thác 1: Tổ chức đào lò khai thác than tại vỉa 47, từ

mức + 410 - 475 khu vực Hồng Thái Theo kế hoạch sản xuất của Công tygiao cho phân xưởng khai thác 132.000 tấn than nguyên khai, đào lò cơ bảnsản xuất là 685m … Thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của khai thácthan hầm lò

- Phân Xưởng khai thác 2: Tổ chức đào lò khai thác than lò chợ từ mức +

215 - 300 tại khu vực Hồng Thái theo kế hoạch của Công ty giao cho phân

CÔNG TY THAN HỒNG THÁI

Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính

PX KT 2

PX KT 3

PX KT 4

PX KT 5

PX ĐL 1

PX ĐL 2

PX ĐL 3

PX KT 1

Trang 16

xưởng khai thác 184.800 tấn than nguyên khai, đào 960 mét lò cơ bản sảnxuất … Thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của khai thác hầm lò.

- Phân xưởng khai thác 3: Tổ chức đào lò khai thác than tại khu vực vỉa

43, từ mức + 250 - 280 Khu vực hồng Thái theo kế hoạch của Công ty giaocho phân xưởng khai thác 80.400 tấn than nguyên khai, đào 417mét lò cơ bảnsản xuất Thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của khai thac hầm lò

- Phân xưởng khai thác 4: Tổ chức đào lò khai thác than tại khu vực vỉa

46, từ mức + 251 - 300 Khu vực Hồng Thái theo kế hoạch của Công ty giao chophân xưởng khai thác 192.000 tấn than nguyên khai, đào 997 mét lò cơ bản sảnxuất Thực hiện theo đúng quy trình quy phạm của khai thac hầm lò

- Phân xưởng khai thác 5: Tổ chức đào lò khai thác than tại khu vực vỉa

18 và vỉa 24 , từ mức + 126 - 200 Khu vực Tràng Khê theo kế hoạch năm củaCông ty giao cho phân xưởng khai thác 184.800 tấn than nguyên khai, đào

720 mét lò cơ bản sản xuất Thực hiện theo đúng quy trình quy phạm củakhai thac hầm lò

- Phân xưởng đào lò 1: Chịu trách nhiệm chuẩn bị ruộng mỏ vỉa 10, vỉa

12 từ mức + 200 - 280 Khu vực Tràng Khê Đào các đường lò cơ bản ( Lò cáichân, lò cái Đầu, Thượng Thông gió song song chân lò, song song đầu và một

số đường lò cơ bản khác) theo kế hoạch năm của Công ty gia cho phân xưởngkhai thác là đào mới 2.760 mét lò Đảm bảo đúng quy trình đào lò chuẩn bịsản xuất

- Phân xưởng đào lò 2: Chịu trách nhiệm đào các đường lò chuẩn bị

ruộng mỏ từ mức + 215 - 350 vỉa 45 khu vực Hồng Thái, theo kế hoạch nămCông ty giao cho phân xưởng là đào mới 2.340 mét lò Đảm bảo đúng quytrình đào lò chuẩn bị sản xuất

- Phân xưởng đào lò 3: Chịu trách nhiệm đào các đường lò chuẩn bị

ruộng mỏ từ mức + 325 - 410 vỉa 47 khu vực Hồng Thái, theo kế hoạch nămCông ty giao cho phân xưởng là đào mới 3.120 mét lò Đảm bảo đúng quytrình đào lò chuẩn bị sản xuất

Trang 17

- Phân xưởng vận tải lò 1: Chịu trách nhiệm vận tải toàn bộ than sản

xuất trong hầm lò ra ngoài cửa lò tại khu vực vỉa 46 phụ trợ cho các phânxưởng: KT2, KT4

- Phân xưởng xây dựng: chịu trách nhiệm gia công các tấm chèn bê tông

trong hầm lò, xây dựng và sửa chữa các công trình nhà ở phục vụ đồi sốngCBCNVC … bốc xếp vật tư phục vụ các phân xưởng sản xuất

- Phân xưởng ô tô: Có nhiệm vụ chính là vận chuyển than nguyên khai

từ các cửa lò các khu vực sản xuất …về kho than mặt bằng + 24 để giao cho

Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng và chở vật tư từ kho của Công ty phục vụ cácđơn vị sản xuất

Hiện nay theo mô hình quản lý của Công ty than Uông Bí, toàn bộ cáccông tác gia công chế biến và tiêu thụ than do Xí nghiệp sàng tuyển & Cảngđảm nhận, các Công ty con chỉ khai thác than và vận chuyển về kho cho Xínghiệp sàng tuyển & Cảng giao nhận, cuối tháng, quý các Công ty đối chiếuxác nhận số lượng, chất lượng xản phẩm cấp than và từ đó xác định doanh thutiêu thụ của từng Công ty

- Phân xưởng gia công cơ khí: Chịu trách nhiệm gia công các sản

phẩm có khí phục vụ sản xuất như: Vì sắt chống lò, gông, giằng, láp… Thicông, lắp đặt sửa chữa các thiết bị xe máy, quản lý các công trình điện…

- Phân xưởng Thông gió - Đo khí: Với nhiệm vụ đo và cảnh báo khí

mê tan ( CH4) tại các gương lò của phân xưởng sản xuất để đề phòng cháy nổtrong hầm lò, đảm bảo các trường hợp không có chức năng nhiệm vụ vào lò

và kể cả đối tượng CBCNVC vào lò mang theo các vật dụng rễ gây cháy nổkhí và các nguy cơ đến công tác an toàn bảo hộ lao động

- Phân xưởng phục vụ đời sống: Với chức năng nhiệm vụ phục vụ ăn

uống cho toàn thể CBCNVC, quản lý hệ thống nhà tắm, giặt, sấy quần áo bảo

hộ lao động, hệ thống nồi hơi và quản lý các khu tập thể công nhân…

Là đơn vị chuyên sản xuất và khai thác hầm lò, do đó kết cấu sản xuấtcủa Công ty được chia làm hai bộ phận chính

Trang 18

- Bộ phận sản xuất chính.

- Bộ phẩn sản xuất phụ trợ

* Chức năng, nhiệmvụ của từng phần hành: Thống kê - Kế toán:

1 Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung công tác tài chính, kế

toán, thống kê theo chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao và theo

sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Kế toán trong Công ty và Luật

kế toán, Lụât thống kê và các quy định liên quan đến kế toán, tài chính, thống

kê, trực tiếp phụ trách công tác tài chính

2 Phó phòng phụ trách công tác kế toán: Giúp kế toán trưởng chỉ đạo

trực tiếp công tác kế toán, trực tiếp làm các công việc chủ yếu như sau:

Trang 19

+ Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành xác định kết quả kinh doanh, kếtoán thu nhập khác ( TK 139,154, 155 ,156, 157, 158, 159, 421, 621, 622,

627, 632, 641, 642, 711, 811, 911,…)

+ Kế toán doanh thu ( TK 511, 512)

+ Kế toán các quỹ của Xí nghiệp ( TK 413, 415, 416, 431,…)

+ Kế toán công nợ phải trả cho người bán ( TK 331)

+ Trực tiếp làm kế toán thuế ( TK 133,333)

+ Trực tiếp ký phiếu xuất kho vật tư hàng ngày cho các phânxưởng

+ Chịu trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toánliên quan đến nhiệm vụ được giao

3 Phó phòng phụ trách công tác thống kê: Chịu trách nhiệm công

tác thống kế tổng hợp và chỉ đạo toàn bộ thống kê

4 Kế toán tổng hợp vật liệu và công dụng cụ.

- Trực tiếp làm kế toán nguyên vật liệu, nhiên liệu, công dụng cụlao động ( TK 152,153,155 ( Gia công cơ khí), 002)

- Chịu trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo cáo kếtoán

liên quan đến nhiệm vụ được giao

5 Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ phần hành liên quan đến (TK112,113 tiền vay ngắn hạn ( TK 311,315) vay dài hạn ngân hàng ( TK341), TK 111, TK 141,Tk138.)

- Theo dõi việc thanh quyết toán các chế độ ăn hàng tháng với.Phân

xưởng phục vụ đời sống, nhà ăn cơ quan, nhà ăn Tràng Khê và nhà ăn tựchọn vỉa 35

- Chịu trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo cáo kếtoán

liên quan đến nhiệm vụ được giao

Trang 20

6 Kế toán tài sản có định:

Chịu trách nhiệm theo dõi đầu tư XDCB quyết toán ĐTXDCB sửa chữalớn tài sản cố định,… ( TK 211,212,213,214,411,412,414,441,001,009.)

- Kế toán theo dõi tài khoản 142,242,335

* Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty than Hồng Thái là một doanh nghiệp sản xuất có quy môlớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, có nhiều trang thiết bị kỹ thuật tính toán

và thông tin cao Do đó đơn vị đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Sổnhật ký chứng từ Ưu điểm của hình thức này có tình chuyên môn cao,lại giảm được khối lượng ghi chép đảm bảo cung cấp thông tin và lậpbáo cáo kịp thời

+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi hàng tháng Đối chiếu

* Trình tự ghi sổ kế toán được tiến hành qua các bước sau:

Chứng từ kế toán vàcác bảng phân bổ

Nhật ký chứng từ

Sổ, thẻ kế toánchi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợpchi tiếtBảng kê

Trang 21

Bước 1: Lập hoặc thu các chứng từ gốc.

Chứng từ kế toán vừa là phương tiện thông tin kiểm tra, là những minh chứng bằng văn bản hợp pháp của việc hình thành tài sản của đơn vị trong quá trình sau khi được lập hoặc tiếp nhận chứng từ sẽ được phân loại sử lý luân chuyển đúng chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán

Bước2 : Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách trên cơ sở

chứng từ đã được phân loại xử lý, kế toán tiến hành định khoản và phản ánh các bút toán vào sổ chi tiết - Chứng từ ghi sổ tuỳ theo trường hợp cụ thể

Bước3: Khoá sổ kế toán khi kế thúc kỳ kế toán cần tiến hành lập bút toán

khoá sổ và ghi các bút toán này vào sổ sách có liên quan Đồng thời tính và ghi số dư cuối tháng và tài khoản trên cơ sở đó lập bảng cân đối kế toán

Bước 4: Lập báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính được lập sau kỳ kết thúc kinh doanh ( quý, năm)

- Bảng cân đối kế toán ( quý, năm)

- Báo cáo kết quả kinh doanh ( quý, năm)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( quý, năm)

- Bản thuyết minh báo cáo( năm)

II Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán nguyên liệu vật liệu

1 Nguyên vật liệu (NVL)

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động cần thiết tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh, cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm

- Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Trong quá trình sử dụng giá trị của NVL được chuyển một lần vào giátrị sản phẩm

- Hình thái bên ngoài của NVL thay đổi hoàn toàn trong quá trình sảnxuất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm

- Nguyên vật liệu thuộc loại tài sản lưu động do đã được quản lý lànhập kho và xuất kho

Trang 22

2 Quản lý nguyên vật liệu

Quản lý là một yêu cầu tất yếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,

vì vậy việc quản lý nguyên vật liệu là một trong những khâu hết sức quantrọng trong sản xuất

Để sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thìdoanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên vật liệu chosản xuất Mỗi sản phẩm sản xuất ra được sử dụng nhiều chủng loại nguyênvật liệu khác nhau, được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau và giá cả cũngthường xuyên biến động Do vậy cần phải tăng cường công tác quản lý theodõi chặt chẽ ở tất cả các khâu

Thu mua: Mỗi loại NVL có công dụng riêng do đó phải quản lý qúa

trình thu mua, quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, chất lượng và giá

cả, chi phí thu mua, phương tiện vận chuyển hợp lý, địa điểm thu mua cànggần nơi sản xuất càng tốt nhằm giảm bớt chi phí NVL góp phần hạ giá thànhsản phẩm

Bảo quản: Bảo quản nguyên vật liệu theo đúng chế độ quy định, tổ chức

tốt hệ thống kho tàng, bến bãi để NVL tránh không gây thất thoát, hư hỏng,kém phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Sử dụng: Phải sử dụng NVL tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở các định mức

và dự toán chi phí góp phần quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sảnphẩm Đồng thời phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thựchiện các định mức tiêu hao NVL trong sản xuất Do vậy phải tổ chức ghichép, phản ánh đúng, đủ và kịp thời tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệutrong sản xuất kinh doanh

Dự trữ: Xác định được định mức tối đa, tối thiểu trong dự trữ NVL để

không gây ứ đọng hoặc thiếu nguyên vật liệu trong sản xuất

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm Muốnsản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao và tạo được uy tín trên thị trường,nhất thiết phải tổ chức tốt việc quản lý NVL

Trang 23

để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kiểm kê phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng NVL, lập đầy đủ kịpthời các báo cáo về nhập, xuất, tồn và sử dụng NVL

III Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1 Phân loại nguyên vật liệu

Để có thể quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý, bảo đảm sử dụngNVL có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại NVL theo những tiêu thức nhấtđịnh Việc phân loại này cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và từng loạihình sản xuất Song nhìn chung trong các doanh nghiệp sản xuất NVL đượcchia thành nhiều loại Trước hết căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò củachúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệpthì NVL được chia thành:

Trang 24

Là những vật liệu dùng phụ trợ trong sản xuất được kết hợp với NVLchính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, phục vụ choquá trình sản xuất bảo quản và bao gói sản phẩm:

- Nhóm vật liệu phụ làm tăng chất lượng vật liệu chính

c Nhiên liệu: Dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất

kinh doanh Nhiên liệu là một loại vật liệu phụ nhưng do tính chất lýhóa học nên nó được xếp vào một loại riêng để có chế độ quản lý phùhợp

d Phụ tùng thay thế: Bao gồm các chi tiết, phụ tùng dùng để thay thế,

sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

e Thiết bị sử dụng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp

đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp

f Phế liệu thu hồi: Là các loại vật liệu thu hồi từ quá trình sản xuất

kinh doanh để sử dụng lại hoặc bán ra ngoài

VD: Gỗ, sắt thép vụn hay phế liệu thu hồi từ quá trình thanh lý TSCĐ.

g Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các loại vật liệu

đã nêu trên

VD: Bao bì đóng gói, các loại vật liệu đặc chủng

2 Tính giá nguyên vật liệu

Là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo nhữngnguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất

Xác định giá trị ghi sổ kế toán NVL theo quy định chung của chuẩn mực

kế toán Kế toán hạch toán, nhập, xuất, tồn kho NVL phải phản ánh theo đúng

Trang 25

giá thực tế Giá trị của NVL được phản ánh trên sổ sách kế toán tổng hợp,trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.

Giá trị thực tế của NVL bao gồm cả thuế hoặc không bao gồm thuế giátrị gia tăng tùy thuộc vào doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp thì giá thực tế NVLbao gồm thuế GTGT ( tính cho số lượng NVL mua vào và cả chi phí thu muanếu có)

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thì giá trị thực tế NVLkhông bao gồm thuế GTGT

Tính giá NVL có thể chia làm 2 trường hợp:

- Giá NVL nhập kho

- Giá NVL xuất kho

a Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Căn cứ nguồn nhập kho NVL để xác định giá thực tế

- Đối với NVL mua ngoài, giá thực tế xác định theo công thức:

Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viênthu mua, chi phí của bộ phận mua độc lập, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt lưukho và số hao hụt trong định mức

- Đối với vật liệu gia công chế biến xong nhập kho, thì giá thực tế baogồm giá vật liệu xuất kho và chi phí gia công chế biến

+

Chiphíthumua

giá hàngmua(Nếucó)

Trị giáthực tếcủa vật

liệu tựchế biến

= Giá thực

tế củavật liệuxuất chếbiến

+ Chi phí

chế biến

Trang 27

- Đối với các NVL do các bên cổ đông, các bên góp vốn liên doanh gópvốn khi thành lập doanh nghiệp thì giá thực tế của NVL được tínhtheo giá do hội đồng định giá quyết định.

- Đối với NVL biếu, tặng, thưởng: Giá thực tế của NVL được tính theogiá trị tặng thưởng hoặc biếu tặng, nếu không có thì tính theo giáNVL tương đương trên thị trường

- Đối với NVL là phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất có thể tínhtheo hai cách:

+ Giá tạm tính: Phương pháp này đơn giản nhưng không chínhxác

+ Giá thực tế trên thị trường: Phương pháp này chính xác nhưngphức tạp

b Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Trong quá trình hạch toán NVL tùy từng trường hợp cụ thể của từngdoanh nghiệp như lượng danh điểm, số lần nhập, xuất mỗi danh điểmnhiều hay ít, giá NVL ở doanh nghiệp biến động thường xuyên hay ổnđịnh Các doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương pháp sau:

- Phương pháp xác định hệ số giá:

Giá hạch toán là giá doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định và nóchỉ sử dụng để kế toán ghi sổ hàng ngày, chứ không có ý nghĩa trongviệc thanh toán và hạch toán tổng hợp về NVL Nói một cách khác, giáhạch toán là giá tạm tính khi chưa biết giá chính thức của NVL

thực tếNVLxuấtchếbiến

+ Chi phí

thuê ngoài gia côngchế biến

Chi phí vận chuyên bốc dỡ+

Giá hạch

toán NVL

xuất kho

= Số lượngNVL xuấtkho

hạch toán

Trang 28

Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thànhgiá thực tế theo hệ số giá của NVL.

Tính theo phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính kịp thời của côngtác kế toán, từ đó tăng cường công tác quản lý vật liệu Mặt khác giảm bớtđược khối lượng tính toán cho kế toán vật liệu

- Phương pháp xác định giá thực tế: Phương pháp tính giá bình quân

cả kỳ dự trữ Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít danh điểmNVL số lần nhập, xuất nhiều, tổ chức kho tàng tốt, giá tương đối ổn định.Công thức tính như sau:

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:

Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có điều kiện bảo quảnriêng từng lô hành NVL nhập kho Vì vậy, khi xuất lô hàng nào sẽ tính theo

Hệ

số

Giá thực tếNVL tồn đầu kỳ + Giá thực tếNVL nhập

trong kỳGiá hạch toán

NVL tồn đầu kỳ

Giá hạch toán NVLnhập trong kỳ+

X Hệ số giá

Đơn giáthực tếbìnhquân

bình quân

Trang 29

giá thực tế đích danh của lô hàng đó Nếu á dụng phương pháp này doanhnghiệp sẽ tính được giá thực tế NVL xuất kho tương đối sát với giá thị trường,thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm Song có nhiều hạn chế làNVL phải được theo dõi chi tiết từng lô hàng, từng lần nhập mà trên thực tếkhông phải doanh nghiệp nào cũng làm được Phương pháp này áp dụng chodoanh nghiệp có số danh điểm NVL ít, số lần nhập xuất ít.

- Phương pháp nhập trước, xuất trước:

Phương pháp này số NVL nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhậptrước mới đến số nhập sau theo giá trị thực tế của từng lô hàng xuất Nói cáchkhác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế NVL mua trước sẽ dùng làmgiá để tính giá xuất trước và giá thực tế tồn kho cuối kỳ chính là giá mua vàosau cùng

- Phương pháp tính theo giá nhập sau xuất trước:

Khi tính giá xuất kho NVL trên cơ sở giả định lô nào nhập sau thì được xuất trước, vì vậy việc tính giá NVL xuất ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước Nếu xu hướng giá cả tăng dần thì số xuất kho giá cao, bời vìgiá NVL tính theo giá mỗi lần nhập cuối, khi đó hàng giảm xuống Ngược lại,nếu giá cả có xu hướng giảm thì NVL xuất kho tính theo giá mới sẽ thấp, giá thành snả phẩm hạ, hàng tồn kho trong kỳ sẽ có giá cao, mức lãi trong kỳ sẽ tăng

- Phương pháp tính giá bình quân liên hoàn:

Sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định đơn vị bình quân cuả từng danh điểm vật liệu Căn cứ vào giá đơn vị bình quân của hai lần nhập kế tiếp nhau

để xác định giá thực tế của NVL xuất kho Phương pháp này tính toán rất phức tạp vì vậy chỉ nên sử dụng ở những doanh nghiệp thực hiện kế toán bằngmáy vi tính

- Phương pháp tính giá thực tế NVL theo giá của lần nhập cuối cùng:

Trang 30

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL với quy cách mẫu mã khác, giá trị thấp và xuất dùng thường xuyên, các doanh nghiệp có thị trường cung ứng NVL tương đối ổn định trong cuối kỳ hạch toán hoặc các doanh nghiệp không có điều kiện kiểm kê từng đợt xuất kho.

+ Nếu giá của lần nhập cuối cùng là thấp:

Giá tồn cuối kỳ = Số lượng tồn X giá lần nhập cuối cùng

+ Nếu giá của lần nhập cuối cùng là cao nhất:

Việc lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp có ý nghĩa quan trọng trongcông tác quản lý và hạch toán

IV Tổ chức kế toán NVL trong các doanh nghiệp

1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu:

Vật liệu là một trong những đối tượng kế toán, các loại tài sản cần phảiđược tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, khôngchỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng nhóm, thứ Hạch toán và theo dõihạch toán phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán, dựa vàocác chứng từ kế toán

a Chứng từ kế toán sử dụng:

Giáhàngxuất

tồn cuốikỳ

Giáhàngtồnđầu kỳ

+ Giá hàng

nhậptrong kỳ

Đơn giá lần nhập cuối cùng

Trang 31

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định

1141 TCQĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, cácchứng từ kế toán về NLV, CCDC bao gồm:

- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01 - VT )

- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT )

- Phiếu xuất kho kèm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03 - VT )

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( Mẫu 08 - VT )

- Hoá đơn bán kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - BH )

- Hoá đơn cước phí vận chuyển ( Mẫu 03 - BH )

- Hoá đơn thuế GTGT

Các chứng từ kế toán thống nhất theo quy định của Nhà nước phảiđược lập kịp thời, đầy đủ, đúng quy định, mẫu biểu, nội dung, phươngpháp lập

Ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định trên thì các doanhnghiệp còn có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( Mẫu 04 - VT )

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu 05 - VT )

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07 - VT )

b Tổ chức hạch toán ban đầu:

Khi tổ chức hạch toán ban đầu, kế toán trưởng cùng các bộ phận cóliên quan phân công trách nhiệm cho từng bộ phận

- Hạch toán các nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật tư cho sản xuất:

tổ chức phương thức mua hàng và theo dõi thực hiện hợp đồng với từngkhách hàng, cụ thể như vận chuyển để lập chứng từ gốc phản ánh vật tưmua vào, các phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, biên bản thừa thiếu

và ghi sổ kế toán dựa vào chứng từ gốc

Trang 32

- Hạch toán vật tư kho: Hình tahnhf chế độ kiểm nhận vật tư nhậpkho và trách nhiệm lập chuyển chứng từ mua, nhập kho giữ nhân viêncung ứng, thủ kho và kế toán kho tổ chức ghi sổ vật tư và sổ kế toán vật

tư thích hợp với điều kiện cụ thể về loại vật tư, đặc điểm bố trí kho tàngtheo không gian, trình độ nghiệp vụ về kho và kế toán kho Tổ chức kiểm

kê và điều chỉnh vật tư dự trữ trên sổ kho, sổ kế toán

- Hạch toán vật tư: Xác định vật tư và đối tượng tập hợp chi phíNVL xuất dùng, làm cơ sở cho việc thiết kế chứng từ, sổ sách hạch toánNVL xuất dùng

- Tổ chức việc nghi chép NVL xuất dùng, còn lại chưa dùng tại các

bộ phận sản xuất, NVL thừa không cần dùng trả lại cho kho Số lượng thuhồi… Mục đích nội dung của tổ chức này là nhằm tính chính xác mức chiphí thực tế đã xuất và sử dụng Được thực hiện trên hệ thống sổ chi tiết,nguyên vật liệu xuất dùng, sổ chi tiết về sản xuất kinh doanh, chi tiết chotừng phân xưởng tổ, đội, chi tiết trên từng sản phẩm, nhóm sản phẩm đểtập hợp chi phí

2 Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:

Doanh nghiệp NVL có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếuloại nào đó có thể gây ngừng sản xuất Điều này ảnh hưởng rất lớn đếndoanh nghiệp Một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với hạch toán là phải theodõi sự biến động của từng loại NVL Như vậy hạch toán chi tiết NVL đảmbảo ghi chép kịp thời, chính xác tình hình nhập - xuất - tồn về mặt giá trị

và mặt số lượng ở từng kho của doanh nghiệp, là cơ sở để so sánh đốichiếu với hạch toán tổng hợp Hạch toán chi tiết NVL được tiến hành ở cảhai nơi kho và phòng kế toán

Trang 33

Hiện nay ở nước ta nói chung và ở các doanh nghiệp công nghiệpnói riêng đang áp dụng 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL Đối chiếuthẻ song song, đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư.

a Phương pháp thẻ song song:

Phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu Tuynhiên việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lập về mặt sốlượng, ngoài ra việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng,

do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán

Ở phòng kế toán: Kế toán vật liệu mở thẻ kế toán chi tiết vật liệucho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho đã mở ở kho, thẻ này

có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị hàngngày, hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ khochuyển tới, nhân viên kế toán phải kiểm tra đối chiếu ghi đơn giá hoặchtoán vào và tính ra số tiền Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuấtvào các thẻ kế toán các chi tiết nguyên vật liệu có liên quan Cuối thángtiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho

Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán căn

cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng cân đối nhập, xuất, tồn kho vềmặt giá trị của từng loại nguyên vật liệu Số liệu của bản này được đối

Trang 34

chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp Ngoài ra để quản lý chặt chẽthẻ kho, nhân viên kế toàn vật liệu còn mở sổ đăng ký thẻ kho Khi giaothẻ kho thì kế toàn phải ghi vào sổ.

Trang 35

Thẻ kho

Phiếu xuấtSổ(thẻ)kế

toán chi tiết vật liệuPhiếu nhập

Bảng tổng hợpN-X-T vật liệu

Kế toán tổng hợp

Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú:

Ghi hàng ngày hoặc định kỳ

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra số liệu

- Ưu nhược điểm phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trung lặp vềchỉ tiêu số lượng Ngoài việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuốitháng do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán

- Phạm vi áp dụng: thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loạiNVL, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, không thường xuyên và trình độnghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế

b Phương pháp đối chiếu luân chuyển:

- Nguyên tắc: kế toán theo dõi về mặt số lượng và giá trị của từng thứvật liệu trên sổ theo dõi đối chiếu luân chuyển

- Nội dung:

Ở kho: Việc ghi chép ở kho của chủ kho cũng được thực hiện trên thẻkho giống nhu phương pháp ghi thẻ song song

Trang 36

Thẻ kho

Chứng từ nhập

số lượng và chỉ tiêu giá trị Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệugiữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp

- Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp số đối chiếu luân chuyển

có thể khái quát như sau:

Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo P pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày hoặc định kỳ

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra số liệu

- ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: Phương pháp này đã giảm bớt khối lượng ghi chép của kếtoán do chỉ ghi một lần vào cuối tháng

Trang 37

- Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữ kho và phòng kế toán

về chỉ tiêu vật liệu, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũngchỉ tiến hành vào cuối tháng mà hạn chế tác dụng kiểm tra

- Phạm vi áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có ítnghiệp vụ nhập - xuất không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu

Do vậy khong có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày

- Ở phòng kế toán: nhân viên kế toán phải xuống kho theo định kỳ đểhướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và thu nhận chứng từ Khinhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ ( giáhạch toán ) tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhậnchứng từ đồng thời gho số tiền vừa tính được của từng nhóm NVL ( nhậpriêng, xuất riêng vào bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho NVL ) Bảng này được

mở cho từng kho, mỗi kho một tờ được ghi trên cơ sở phiếu giao nhận chứng

từ nhập - xuất NVL Tiếp đó cộng số tiền nhập - xuất trong tháng và dựa vào

số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm NVL, số dư nàyđược dùng để đối chiếu với số dư trên sổ số dư ( trên sổ số dư tính bằng cáchlấy số lượng tồn kho X giá hạch toán )

Trang 38

Bảng kê

nhập

Sổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kê

xuất

Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư:

Ghi chú: Ghi hàng ngày và định kỳ

Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra số liệu

- Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: Phương pháp này tránh được những trung lập giữa kho vàphòng kế toán, giảm bới khối lượng ghi chép, công việc tiến hàng đều trongtháng

- Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết sốliệu có và tình hình tăng, giảm phải xem số liệu thẻ kho Hơn nữa việc kiểmtra phát hiện sai sót, nhầm lẫn giữa kho và kế toán rất khó khăn

- Phạm vi áp dụng:

- Thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ xấutnhập nhiểu, thường xuyên, nhiều chủng loại NVL đã xây dựng được hệ thống

Trang 39

danh điểm vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày, yêu cầu trình

độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng

3 Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu:

Nguyên vật liệu là tà sản lưu động của doanh nghiệp được nhập xuấtthường xuyên tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp Hiện naytheo chế độ quy định của Bộ tài chính có hai phương pháp để hạch toán vậtliệu nói riêng và các loại hàng tồn khó nói chung là: kê kahi thường xuyên vàkiểm kê định kỳ Tuỳ thuộc vào yêu cầu công tác quản lý, trình độ cán bộ kếtoán mà doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp phù hợp

a Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến đọng tănggiảm một cách thường xuyên, liên tục, về việc nhập - xuất - tồn của vật tưhàng hoá Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu thực tế kiểm kê NVL tồn kho,

so sánh đối chiếu với số lượng NVL tồn kho trên sổ sách kế toán, nếu cóchênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp kịp thời Phương phápnày áp dụng trong các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh mặt hàng cógiá trị lớn

- Tài khoản kế toán:

Để hạch toán tổng hợp quá trình thu mua, nhập, xuất kho NVL theophương pháp kê khai thường xuyên, kế toán xử dụng các tài khảon sau:

* TK 151 " Hàng mua đang đi trên đường"

Số dư giá trị vật tư hàng hoá đang

đi trên đường cuối kỳ

* TK 152 " Nguyên liệu, vật liệu "

Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL theo giá trị thực tế kết cấu TK

152 như sau:

Trang 40

TK 152+ Giá trị thực tế NVL nhập kho

+ Giá trị NVL thừa phát hiện khi

kiểm kê

+ Trị giá thực tế NVL xuất kho+ Giảm giá hàng mua được hưởng+ Trị giá NVL thiếu hụt, hư hỏng pháthiện khi kiểm kê

Số dư : Trị giá thực tế NVL tồn

kho

Tài khoản này được chi tiết theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp:

+ TK 1521 " Nguyên liệu, vật liệu chính "

+ TK 1522 " Nguyên liệu, vật liệu phụ "

+ TK 411 " Nghuồn vốn kinh doanh "

TK 331 " Phải trả cho người bán "

- Hạch toán tình hình biến động tăng NVL đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ"

Đối với các cơ sở kinh doanh đã có đủ điều kiện để tính thuế giá trị giatăng theo phương pháp khấu trừ 9 Thực hiện việc mua, bán hàng có hoá đơn,chứng từ ghi chép đầy đủ ) thuế giá trị gia tăng đầu vào tách riêng, không ghivào giá trị thực tế của NVL Như vậy, khi mua hàng trong tổng giá thanhtoán phải trả cho người bán, phần giá mua chưa thuế được ghi tăng NVL, cònphần thuế giá trị gia tăng đầu vào đwocj ghi vào sổ cụ thể

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Mô hình tổ chức bộ máy: - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
h ình tổ chức bộ máy: (Trang 8)
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
r ình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ (Trang 22)
Bảng tổng hợp chi tiết - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 23)
c. Hình thức nhật ký chung: Hình thức này phù hợp với các doanh - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
c. Hình thức nhật ký chung: Hình thức này phù hợp với các doanh (Trang 62)
Sổ cái trong hình thức nhật ký chung có thể mở theo nhiều kiểu ( kiểu một bên hoặc kiểu hai bên) và ,ở cho cả hai bên nợ, có của tài khoản - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
c ái trong hình thức nhật ký chung có thể mở theo nhiều kiểu ( kiểu một bên hoặc kiểu hai bên) và ,ở cho cả hai bên nợ, có của tài khoản (Trang 64)
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ (Trang 65)
BẢNG KÊ NHẬP VẬT TƯ TK 152 - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
152 (Trang 82)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT VẬT LIỆU - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT VẬT LIỆU (Trang 84)
BẢNG KÊ SỐ 3: TÍNH GIÁ THỰC TẾ NGUYÊN LIỆU - VẬT LIỆU - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
3 TÍNH GIÁ THỰC TẾ NGUYÊN LIỆU - VẬT LIỆU (Trang 87)
Ví dụ: Tháng 8/2006 theo bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu là thuốc nổ kế toán ghi: - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
d ụ: Tháng 8/2006 theo bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu là thuốc nổ kế toán ghi: (Trang 88)
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 kế toán tập hợp chi phí ghi vào bảng " Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
n cứ vào bảng phân bổ số 2 kế toán tập hợp chi phí ghi vào bảng " Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Trang 89)
(Lấy số liệu tháng 8 vào bảng này) - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty than Hồng Thái.docx
y số liệu tháng 8 vào bảng này) (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w