1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

167 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạtđộngGDNGLL ở trường tiểu học .... Nội dung của giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua tổ chức hoạt

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––

HOÀNG THỊ HẢI

GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH

TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––

HOÀNG THỊ HẢI

GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH

TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN ANH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào kh ác

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hải

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cán bộ giáo viên và các em học sinhcác trường Tiểu học Huyện Đồng Hỷ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quátrình khảo sát và khảo nghiệm.

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người luônđộng viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hải

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Giới hạn nghiên cứu 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 4

1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

4 1.1.1 Thế giới 4

1.1.2 Trong nước 5

1.2 Một số khái niệm công cụ

8 1.2.1 Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống 8

1.2.2 Tai nạn thương tích và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

10 1.2.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

12 1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

13 1.3.1 Định nghĩa 13

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học 13

Trang 6

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học 141.4 Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạtđộng

GDNGLL ở trường tiểu học 1414.1 Ý nghĩa, mục tiêu của giáo GD KNPT - TNTT cho học sinh tiểu học 141.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng PTTNTT thông qua HĐGDNGLL ở trường tiểu học15

Trang 7

1.4.3 Phương pháp GDKNPT-TNTT thông qua HĐGDNGLL 17

1.4.4 Hình thức tổ chức GDKN phòng tránh tai nạn thương tích 20

1.4.5 Nội dung của giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học 20

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KN phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh thông qua HĐGDNGLL

29 1.5.1 Các nguyên nhân từ người học 29

1.5.2 Các nguyên nhân từ nhà trường 29

1.5.3 Các nguyên nhân từ phía gia đình 30

Kết luận chương 1 32

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN 33

2.1 Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh tiểu học trên địa bàn 33

2.1.1 Khái quát về khách thể nghiên cứu 33

2.1.2 Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh tiểu học 34

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống ở các trường TH Huyện Đồng Hỷ 37

2.2.1 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37

2.2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở ba trường Tiểu học 39

2.3 Thực trạng giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

40 2.3.1 Thực trạng nhận thức về giáo dục KNPT- TNTT 40

2.3.2 Thực trạng về Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDPTTNTT cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trường Tiểu học huyện Đồng Hỷ 47

2.3.3 Kết quả đánh giá về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của các học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 51

2.3.4 Các nguyên nhân của thực trạng giáo dục kĩ năng PTTNTT 53

Trang 8

– ĐHivTN

2.4 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 55Kết luận chương 2 56

Trang 9

Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG

TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

57

3.1 Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng PTTNTT cho học sinh thông qua HĐGDNGLL 57

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích của quá trình giáo dục 57

3.1.2 Tiếp cận hoạt động và nhân cách 57

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 58

3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống 58

3.1.5 Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh

58 3.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 59

3.2.1 Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng PTTNTT với một số chủ đề HĐGDNGLL 59

3.2.2 Thiết kế bài tập thực hành Case study gắn với tình huống thực tế PTTNTT 60

3.2.3 Đa dạng hóa chủ đề và hình thức tổ chức GDNGLL 64

3.2.4 Ứng dụng CNTT, các PPDH phát huy tính tích cực HS vào trong dạy học PTTNTT 66

3.2.5 Đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá kết quả HĐGDNGLL gắn liền với đánh giá KNS nói chung và KNPT- TNTT của học sinh 67

3.2.6 Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện KNS PTTNTT 68

3.2.7 Thống nhất giữa các lực lượng trong việc triển khai nội dungGD KNPT-TNTT thông qua HĐGDNGLL 70

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 71

3.4.1 Tính khả thi của các biện pháp 71

Kết luận chương 3 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

Trang 10

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

Trang 11

12 Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thực trạng TNTT ở học sinh Tiểu học trong năm học 2013- 2014 34

Bảng 2.2 Thực trạng xử lý TNTT của học sinh 35

Bảng 2.3 Thực trạng kỹ năng xử lý TNTT của học sinh 3 trường Tiểu học 36

Bảng 2.4 Thực trạng HĐGDNGLL của học sinh TH Huyện Đồng Hỷ 38

Bảng 2.5 Thực trạng giáo dục KNS của học sinh Tiểu học Huyện Đồng Hỷ 39

Bảng 2.6 Nhận thức của giáo viên về giáo dục KNPT-TNTT 41

Bảng 2.7 Thái độ của học sinh khi tham gia HĐGDNGLL 43

Bảng 2.8 Mức độ học sinh khi tham gia xử lý tình huống TNTT 44

Bảng 2.9 Thái độ của học sinh tham gia xử lý các tình huống nguy hiểm 45

Bảng 2.10 Mức độ tham gia xử lý tình huống tai nạn thông qua HĐGDNGLL 46

Bảng 2.11 Những KNS được giáo viên thực hiện trong quá trình giáo dục KNPT- TNTT 48

Bảng 2.12 Thực trạng sử dụng hình thức giáo dục KNPTTNTT 49

Bảng 2.13 Hình thức được sử dụng trong giáo dục KNPTTNTT cho học sinh thông qua HĐGDNGLL 50

Bảng 2.14 Thực trạng kỹ năng ra quyết định xử lý tình huống TNTT của học sinh trong giờ HĐGDNGLL 51

Bảng 2.15.Thực trạng về tính tự chủ của học sinh khi xử lý tình huống TNTT 52

Bảng 2.16 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kỹ năng PTTNTT 53

Bảng 2.17 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục KNPT- TNTT 54

Bảng 3.1 Khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp 72

Bảng 3.2 Khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp 74

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết cuộc sống ngày nay đã và đang làm thay đổi con người,nhiều vấn đề phức tạp đang dần nảy sinh trong cuộc sống Nếu mỗi con người,đặc biệt là trẻ em, thiếu những kiến thức cần thiết và thiếu các kỹ năng ứng phó vớicác vấn đề của cuộc sống… thì các em sẽ gặp phải nhiều trở ngại, rủi ro không thểlường trước được

Năng lực thực tiễn là nguồn vốn quan trọng nhất cho trẻ trên hành trình đếnthành công của mình, trong đó, kỹ năng sống (KNS) là thứ mà mỗi người cần dùngmọi lúc, mọi nơi, với mọi người, suốt đời và với chính mình Chính vì vậy, ngay từđầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hợp Quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO),Quỹ cứu trợ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức Giáo dục Văn hóa và Khoa học

(UNESCO) và nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã cùng nhau tìm cách đưa giáo dục

kỹ năng sống (GDKNS) vào các trường học, giúp trẻ em phát triển năng lực xã

hội-tâm lý ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đưa GDKNS vào trường học nhưmột môn học chính thức, trong đó có các kỹ năng ứng phó với những rủi ro thương

tích ở trẻ em Việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (PTTNTT)

cho trẻ em đang dần trở thành nhiệm vụ quan trọng của học đường nói chung vàcác trường tiểu học nói riêng

Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) không thể hình thành trong ngày một ngàyhai mà phải hình thành theo thời gian, thông qua các hoạt động trải nghiệm thựchành từ đó đi vào thực tế cuộc sống GDKNS được đánh giá bằng việc mỗi cánhân sử dụng kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống GDKNS còn giúp cho trẻphát triển hài hòa, toàn diện về phẩm chất đạo đức, cung cấp cho các em nhữngkiến thức bổ ích, cần thiết giúp các em ứng phó, giải quyết các vấn đề mà các emgặp phải trong

cuộc sống

Trang 14

Ở độ tuổi học sinh tiểu học (7- 12) tuy các em có sự chuyển biến rõ rệt vềtâm lý các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, song bản tính

tò mò về mọi sự vật xung quanh, muốn khám phá và tìm hiểu thế giới… đã dẫn đếnnhiều

Trang 15

câu chuyện đáng tiếc xảy ra Ở lứa tuổi này các em cần sớm có được các kỹ năng cơ bản PTTNTT như là một loại KNS cần được ưu tiên hàng đầu.

GDKNS nói chung, GD KNPT- TNTT nói riêng cần phải thực hiện sớm, liên tụcngay từ khi trẻ em mới vào trường tiểu học và thông qua tất cả các loại hình hoạtđộng học tập, rèn luyện của học sinh, tuy nhiên thông qua các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp (GDNGLL) là một con đường phù hợp đặc điểm lứa tuổi và có thểcoi đó là con đường hiệu quả cao nhất ở trường tiểu học

Mặt khác, hiện nay các HĐGDNGLL ở trường tiểu học vẫn còn chưa thể hiệnđược vị trí, vai trò của nó và chưa đạt được mục đích đề ra Do đó, nếu có thể lồngghép, tích hợp GD KNPT- TNTT vào trong các HĐGDNGLL sẽ không chỉ là con đườnggiúp học sinh trải nghiệm, hình thành KNS, mà còn là một giải pháp tăng cườnghiệu quả giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học

Với những suy nghĩ và ý tưởng trên đây, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài

“Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp GD KNPT-TNTT vào quá trình giáo dục, từ đó gópphần GDKNS và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểuhọc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - TỉnhThái Nguyên

3.2 Đối tượng nghiên cứu

GD KNPT-TNTT trong các hoạt động GDNGLL cho học sinh tiểu học HuyệnĐồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

4 Giả thuyết khoa học

Kỹ năng PTTNTT là một loại kỹ năng sống thiết yếu cần được giáo dục cho họcsinh tiểu học Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp GD KNPT- TNTT lồng ghép với

Trang 16

các hoạt động giáo dục – dạy học trong các trường tiểu học phù hợp các cơ sở lýluận

Trang 17

GDKNS và giải quyết được các vấn đề thực tiễn thì sẽ nâng cao chất lượng các hoạtđông GDKNS và góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDKNS và GD KNPT-TNTT cho học sinhTiểu học

- Khảo sát thực trạng TTNTT và GD KNPT-TNTT cho học sinh tiểu học trên địabàn Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất biện pháp GD KNPT-TNTT cho học sinh tiểu học trên địa bànHuyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

6.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp phỏng vấn

6.2.2 Phương pháp quan sát

6.2.3 Dùng phiếu hỏi……

6.3 Các phương pháp thống kê toán học

7 Giới hạn nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu các biện pháp GD KNPT - TNTT thông quacác hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ - tỉnhThái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu là 3 trường tiểu học : TH Núi Voi, Sông Cầu, Nam Hòa

- Đối tượng nghiên cứu: 180 học sinh khối 5 của 3 trường tiểu học

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG

TÍCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Thế giới

1.1.1.1 Về kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống

Kỹ năng sống (KNS) và vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho con người

đã xuất hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa KNS vốn là những kỹ năngđơn giản nhất mang đậm tính chất kinh nghiệm phù hợp với đời sống thực, đã đượcnhắc đến từ những năm 1980, chủ yếu trong các chương trình hành động củaUNESCO, WHO, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), cũng như trong cácchương trình hành động của các tổ chức xã hội trên thế giới

KNS và GDKNS là vấn đề mà có rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm Tuynhiên cách nghiên cứu và tiếp cận của các tác giả lại có sự khác nhau Một số tác giảthì nghiên cứu một cách khái quát và một số tác giả nghiên cứu theo các hướng cụthể Một số nước châu Á [4], như CHDCND Lào thì GDKNS được bắt đầu quantâm từ năm 1997 với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống

HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình giáo dục chính quy Năm 2001 giáo dụcKNS ở Lào được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau

Ở Campuchia GDKNS được xem xét dưới góc độ năng lực sống của conngười, kỹ năng làm việc, giúp cho con người thích nghi được với cuộc sống hàngngày và kỹ năng nghề nghiệp

Ở Malaysia GDKNS được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kỹ năngthao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, KNS trong đời sống gia đình

Ở Bangladesh: Giáo dục KNS được khai thác dưới góc độ các kỹ năng hoạtđộng xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tương lai

Trang 19

Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp cho conngười sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triểnnăng lực người.

Trang 20

GDKS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm mục đích hình thànhcho các em những kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống tuy nhiên việc giáo dục

kỹ năng PTTNTT chưa được nhắc đến nhiều như các kỹ năng khác nên trong chươngtrình này chỉ giới thiệu những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng ra quyết đinh, kỹ năng PTTNTT

1.1.1.2 Về giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

Theo WHO thì TNTT là nguyên nhân hang đầu gây ra tàn tật và tử vong Mỗingày trên thế giới có 16.000 người chết do TNTT (theo WHO) Kèm theo tai nạn tửvong thì có vài ngàn người bị thương tật vĩnh viễn Có khoảng 40% trường hợp trẻ tửvong từ 1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương Hàng năm có 2300trẻ em này tử vong là chấn thương do TNGT, ngã, bỏng, chết đuối,… Tuy nhiên tỉ lệ

tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cách rấtlớn Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong doTNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn Bên cạnh đó ở mọi quốcgia trẻ em, người già, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị TNTT cao Đặc biệt tỉ lệnày ở trẻ em nghèo cao gấp 3 - 4 lần trẻ sống trong gia đình khá giả Tỷ lệ củanhững TNTT chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu, và là một mối đe dọa cho sức khỏecộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới Đối với mỗi ca tử vong, WHO ước tính rằng

có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lượt khám tại khoa cấp cứu và hàng ngàn cuộchẹn gặp bác sĩ điều trị Trong khi đó, mỗi ngày có 1.000 trẻ em tử vong do một chấnthương hoặc nhiều hơn, hoặc có thể để lại khuyết tật suốt đời, tuy nhiên điều này cóthể ngăn chặn bằng các biện pháp phòng chống chấn thương

Chính vì những lý do này mà việc giáo dục KNPTTNTT cho trẻ em được chútrong hơn, nhiều hội nghị, dự thảo đã được đưa ra, như Hội nghị quốc tế khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương về phòng chống tai nạn thương tích hay các biện phápphòng tránh TNTT do WHO và các tổ chức xã hội khác đưa ra để giảm thiểu tai nạnthương tích cho trẻ

1.1.2 Trong nước

1.1.2.1 Về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

Thuật ngữ KNS được biết đến ở Việt Nam bắt đầu từ chương trình của

Trang 21

UNICEF “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho

Trang 22

thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” Khi đó, quan niệm về KNS được giớithiệu trong chương trình chỉ bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhậnthức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đặtmục tiêu Tuy nhiên, khái niệm “Kỹ năng sống” chỉ thực sự được quan tâm nhiều ởViệt Nam sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện chiếnlược và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội.

Từ năm học 2002-2003, chương trình Tiểu học đổi mới đã hướng đến GDKNSthông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng như: Giáo dục đạo đức, Tự nhiên-

Xã hội (ở lớp 1-3), HĐGDNGLL và môn Khoa học (ở lớp 4-5) KNS được giáo dụcthông qua một số chủ đề: “Con người và sức khoẻ” Đề tài cấp Bộ của PGS.TS.Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực trạng KNS cho học sinh và đề xuất một sốgiải pháp về GDKNS cho học sinh

Rèn luyện KNS cho học sinh là một trong năm nội dung của phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thônggiai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo phát động

Từ năm học 2010 - 2011, Bộ giáo dục và đào tạo đưa nội dung GDKNS đại tràvào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lênlớp (NGLL)

GDKNS giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế đểtrải nghiệm trong đời sống Giáo dục cho các em cách ứng phó với những thử tháchnhư: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chốngcác tệ nạn xã hội… và mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cáchcho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử vănhóa

1.1.2.2 Về giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương

tích

TNTT ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và

nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ TNTT đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta

Trang 23

Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về TNTT ở trẻ em Việt Nam được tiếnhành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) và trường Đại học Y tếcông cộng Những kết quả nghiên cứu về TNTT ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng

Trang 24

cùng với những nghiên cứu gần đây và dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006

đã giúp cho cộng đồng xã hội thấy một bức tranh toàn cảnh về quy mô, mô hình vànguyên nhân TNTT trẻ em ở Việt Nam

Có thể nói, TNTT đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ emViệt Nam từ 1 tuổi trở lên Năm 2006 có 7.198 trẻ trong độ tuổi từ 0-19 tử vong từnhững TNTT có thể phòng chống được Một bản điều tra theo vùng do Liên minh Vì

sự an toàn của trẻ em (TASC) tiến hành năm 2007 cho biết, tương ứng với một trẻ tửvong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tếhoặc không thể đi học, đi làm do tai nạn thương tích

Trước những hậu quả đáng báo động về TNTT ở trẻ em Việt Nam, Nhà nước

đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểuTNTT ở trẻ: Chính sách quốc gia về phòng chống TNTT ở trẻ em (2001-2010); Quyếtđịnh của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng ăn toàn trẻn toàn quốc (2006); Quyếtđịnh của Bộ Giáo dục về việc triển khai chương trình trường học an toàn (2007);Nghị quyết

32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ

em mới được ký năm 2010); Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng antoàn sinh mạng và sức khỏe” bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và

Bộ LĐ-TB-XH (2008); Kế hoạch hành động liên ngành về Phòng chống đuối nướctrẻ em của Bộ LĐ-TB-XH (2009) Đến nay đã có 43 tỉnh, thành phố lập Ban điềuhành thực hiện chính sách quốc gia về phòng chống TNTT, trên 50 Sở LĐ-TB-XH đãxây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng chống TNTT ở trẻ…

Những nỗ lực trên của Nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ

em Tuy nhiên, cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựngchiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng chống TNTT cho trẻ em Việt Nam tronggiai đoạn từ 2010 - 2020 Đây sẽ là một bước đệm giúp cho hành động phòngchống TNTT ở trẻ em được thực hiện thành công

Trang 25

Nhìn chung GDKNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng đã đượccác nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độkhác nhau, nhưng với vấn đề GD KNPT-TNTT cho học sinh tiểu học thông qua

Trang 26

HĐGDNGLL ở các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ-Thái Nguyên thìchưa có đề tài nào nghiên cứu.

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

1.2.1.1 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống (KNS) là một vấn đề phức tạp, chính vì vậy khi quan niệm vềKNS có rất nhiều quan niệm khác nhau Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra những địnhnghĩa và khái niệm KNS như sau:

Theo (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân thực hiện đầy đủ cácchức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày [16]

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng: Kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và những kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết

có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày [24].

Theo (UNICEF): Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thànhhành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hìnhthành thái độ và kỹ năng [24]

Có thể thấy, mỗi định nghĩa về KNS được thể hiện dưới những góc nhìn khác

nhau, song đều thống nhất trên nội dung cơ bản Là những kỹ năng thực hành mà

con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao;hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong nhữnghành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng

1.2.1.2 Phân loại kỹ năng sống

* Các nhóm KNS từ góc độ xã hội

Trang 27

- Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duysáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định hướng giátrị.

Trang 28

- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết,kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…

- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ chối,hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác

* Các nhóm KNS từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)

- Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức, kỹnăng tự trọng, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng xử với cảm xúc, kỹ năng đương đầuvới căng thẳng)

- Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác (kỹ năng quan hệ/tương tácliên nhân cách, kỹ năng cảm thông, kỹ năng đứng vững trước áp lực một cách nhanhchóng nhất, kỹ năng thương lượng)

- Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán, tư duysáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)

- …

Nhìn chung, việc phân loại KNS chỉ mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào khíacạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia Qua một số cách phân loại trên thấyrằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) dễ hiểu hơn

Trang 29

GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằmgiúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xửđúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá

Trang 30

nhân với lao động, của cá nhân với mọi người và của cá nhân với chính mình, giúpcho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhấtvới môi trường sống.

1.2.2 Tai nạn thương tích và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

1.2.2.1 Tai nạn thương tích

“Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và

khó lường trước được

“Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp

tính với các tác động gây hại không mong muốn (do vô ý, hoặc cố ý, hoặc do cácnguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ)với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơthể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ như thiếu ô xy trong trường hợpđuối nước, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh) Thương tích gây ra thiệt hại

về thể

chất và tinh thần cho một người nào

đó

1.2.2.2 Phân loại tai nạn thương tích

Theo tài liệu tập huấn PTTNTT cho trẻ em của sở y tế Hà nội thì TNTT đượcchia ra làm hai loại

a Thương tích không chủ định, không chú ý

Thương tích không chủ định (thường hiểu là tại nạn) là hậu quả của tai nạngiao thông, đuối nước, bỏng và ngã Thương tích không chú ý cũng có thể do nghẹn,ngộ độc, bom mìn và các vật liệu cháy, nổ…gây ra Hầu hết các thương tích khôngchú ý đều có thể phòng tránh

được

b Thương tích có chủ định, có chú ý

Thương tích có chủ định gây nên bởi sự chủ quan của con người, tự thương, tự

tử, thương tật do bạo lực, bị lạm dụng hoặc bỏ rơi

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc phân loại TNTT vào nhóm chủ địnhhoặc không chủ định cũng không thể đạt mức tuyệt đối Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻnhỏ và thanh thiếu niên bị thương tích và tử vong phần lớn do TNTT không chủ định(90%)

Trang 31

1.2.2.3 Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

a Kỹ năng

Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau, về vấn đềnày Theo quan điểm của K.K.Platônôp thì kỹ năng là khả năng của con người thực

Trang 32

hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm

cũ Còn theo L.Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng kỹ năng: là sự thực hiện

có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đ n, có tính đến những điều kiện nhất định Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải n m được và vận dụng đúng đ

n các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người

có kỹ năng không chỉ n m lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế

[4]

Ở Việt Nam, theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [3]; Theo tác giả Thái Duy Tuyên, kỹ năng là sự ứng dụng kiến

thức trong hoạt động Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thựchành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt

ra cho hoạt động Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểmtra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào mộtmục đích nhất định

Từ những khái niệm trên cho thấy rằng:

+ Tri thức giữ vai trò quan trong nó là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹnăng Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đốitượng hành động

+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất địnhnhằm đạt được mục đích đã đặt ra

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng lànăng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn vàvận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra

b Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

Trong cuộc sống hàng ngày con người thường gặp phải những tình huống cóthể gây nguy hiểm cho mình ở mọi lúc , mọi nơi, chính vì vậy mà cuộc sống đòi hỏi

Trang 33

con người cần phải có kiến thức, hiểu biết để ứng phó với những tình huốngnguy hiểm ấy để có thể giúp bản thân mình cũng như những người xung quanh tránhđược những mối nguy hiểm đấy để làm giảm bớt những hậu quá đáng tiếc xảy ra.

Trang 34

Mỗi con người luôn luôn được đưa ra quyết định và thực hiện quyết định

để giải quyết tình huống Chất lượng và kết quả xử lý tình huống của con người cótốt hay không là phụ thuộc vào hiểu biết và kỹ năng sử lý tình huống của người đócho nên điều chủ yếu là mỗi người phải biết tối đa hóa khả năng xủa lý các tìnhhuống nguy hiểm của mình và nhận thức được những hậu quả trước khi xử lý ,phải biết cách xử lý, ứng phó trước mọi tình huống nguy hiểm khi gặp phải

Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích là

(KNPT-TNTT) một loạt các thao tác và hành động của bản thân để xử lý các tình huống nguyhiểm khi gặp phải nhằm mục đích đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theomong muốn của bản thân

1.2.2.4 Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

Giáo dục trong nhà trường Tiểu học là một quá trình dưới tác động sư phạmcủa người giáo viên, người học tự giác tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động tựgiáo dục nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành vi phù hợp với yêu cầucủa

xã hội

Giáo dục kỹ năng PTTNTT: Là giáo viên sử dụng các tình huống mang tínhgiả định hoặc có thật nhằm đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề buộcngười học phải lựa chọn và đưa ra những quyết định để giải quyết tình huốnggặp phải nhằm kịp thời phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra gâythiệt hại về người và của Thông qua đó nhằm rèn cho các em các kỹ năng cơbản đặc biệt là KNPT- TNTT tích cho bản thân

1.2.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

1.2.3.1 Biện pháp

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Biện pháp phối hợpcác yếu tố khác nhau trong hoạt động như kỹ thuật, phương tiện, công cụ, tìnhhuống, môi trường, thời gian, công nghệ, các yếu tố tâm lý, xã hội và con người…

Biện pháp là cấu trúc vi mô của phương pháp và do đó, một biện pháp có thểtồn tại trong nhiều phương pháp

Trang 35

Biện pháp là sản phẩm của sự suy nghĩ tìm tòi của cá nhân, của sự trao đổikinh nghiệm,từ sự học hỏi trực tiếp lẫn nhau, có một số đặc điểm sau: Có tính kinhnghiệm và chủ quan; Có tính linh hoạt tuỳ điều kiện và hoàn cảnh, tính tình huống;

Trang 36

Biện pháp được phân thành các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điểm tựa đặc thù

riêng, tức là mỗi biện pháp có cái lõi chủ yếu hay then chốt của nó

Các biện pháp chuyên biệt, nhằm thực hiện một hoạt động cụ thể với nhữngnhiệm vụ và điều kiện chuyên biệt

1.2.3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích

Biện pháp GD KNPT-TNTT là loại biện pháp chuyên biệt, được giáo viên sửdụng (cùng với các yếu tố kỹ thuật, các phương tiện, các tình huống cụ thể) nhằm tạomôi trường giả định, an toàn cho người học, thông qua đó thực hiện giáo dục kỹ nănggiúp người học rèn luyện kỹ năng PTTNTT

Các yếu tố kỹ thuật sử dụng trong biện pháp: Công não, nêu vấn đề, làm việctheo nhóm, phiếu học tập, đóng kịch, phản hồi nhanh…

1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

1.3.1 Định nghĩa

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trongtoàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu họcnói riêng

Hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học là những hoạt động được tổ chức ngoàigiờ học các môn học Đó là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học,tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện của học sinh tiểu học

Thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học làmột nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên tiểu học

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

nghiệm thực tế, phát triển các khả năng của mình trong Củng cố, khắc sâunhững kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp

Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống

xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em

Trang 37

Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phùhợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt độngtập thể, kĩ năng nhận thức,…)

Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trongviệc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ

Trang 38

thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung.

1.3.3 Nội dung hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học

Hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học phản ánh cuộc sống học tập, sinhhoạt và rèn luyện của học sinh tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng.Đồng thời, tạo cơ hội để học sinh tiểu học trải HĐGDNGLL

Nội dung của HĐGDNGLL trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hìnhhoạt động sau:

- Hoạt động văn hóa - nghệ thuật (VH-NT);

- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao;

- Hoạt động thực hành khoa học- kĩ thuật;

- Hoạt động lao động công ích;

- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh;

- Các hoạt động mang tính xã hội

1.4 Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

* Khái niệm GD KNPT-TNTT thông qua HĐGDNGLL: Là giáo viên thông quanội dung, kế hoạch của HĐGDNGLL tổ chức chức GD KNPT-TNTT lồng ghép với cácchủ đề, chủ điểm khác nhau như hoạt động văn hóa-văn nghệ, hoạt động đoàn đội…thông qua các hoạt động đó nhằm đưa ra các tình huống mang tính giả địnhhoặc có thật để học sinh tham gia vào những tình huống có vấn đề buộc ngườihọc phải lựa chọn và đưa ra những quyết định để giải quyết tình huống gặp phải,nhằm giúp các em kịp thời phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra gâythiệt hại về người và của Thông qua đó nhằm rèn cho các em các kỹ năng cơ bảnđặc biệt là KNPT- TNTT tích cho bản thân

14.1 Ý nghĩa, mục tiêu của giáo GD KNPT - TNTT cho học sinh tiểu học

Mục tiêu của GDKNS nói chung và giáo GD KNPT- TNTT nói riêng nhằm mụcđích làm thay đổi hành vi, thói quen sống thụ động, không có hiểu biết về các kỹnăng cũng như cách PTTNTT cho bản thân thành những thói quen , hành vi tốt mang

Trang 39

tính chất xây dựng , tích cực có hiệu quả để năng cao chất lượng cược sống cho bảnthân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.

Trang 40

Cụ thể, GD KNPT- TNTT cho học sinh tiểu học nhằm: trang bị cho các emnhững kiến thức cơ bản về những loại tai nạn thương tích, cung cấp cho các emnhững nguyên nhân dẫn tới TNTT và giúp các em nắm được cách xử lý khi gặp phảicác tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, lúc ở nhà, ở trường học hay ngoài xã hộicho chính bản thân mình cũng như giúp đỡ những người xung quanh khi gặp vấn đềnguy hiểm.

Giáo dục KNPT- TNTT giúp các em có những kỹ năng cơ bản để xử lý từngtrường hợp, hay tình huống nguy hiểm cụ thể mà các em phải trong đời sống

Giáo dục KNPT- TNTT còn giúp các em có thái độ trách nhiệm với những hànhđộng việc làm của mình để các em không gây ra những việc làm nguy hiểm cho bảnthân và những người xung quanh mình, giúp các em phát triển toàn diện mộtcách khỏe mạnh và an toàn

Giáo dục KNPT- TNTT giúp các em phát triển kỹ năng cho bản thân , hìnhthành lối sống an toàn khỏe mạnh, là hành trang để để các em ứng xử trong cuộcsống, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình Việc hình thành kỹ năngPTTNTT sẽ giúp các em tự tin trong cuộc sống không bị sợ hãi hay lúng túng gkhi gặpphải các vấn đề nguy hiểm đểcác em sống tự tin và có trách nhiệm với mình và xãhội

1.4.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng PTTNTT thông qua HĐGDNGLL ở trường tiểu học

1.4.2.1 Nguyên t c bảo đảm tính mục đích

Đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt, nó chỉ đạo mọi hoạt động của giáo dục KNS

nói chung và GD KNPT- TNTT, bao gồm mục đích ngắn hạn và mục đích dài hạn

Mục đích trước mắt, trong GDKNS nói chung và KNPT- TNTT nói riêngthường hướng tới cách làm, cách ứng phó với những thách thức, những mối nguy hạitrong cuộc sống tương lai của người học; Mục đích ngắn hạn là cơ sở, phương tiện đểđạt được mục đích dài hạn

Ngày đăng: 26/12/2018, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Như An
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1996
2. Chương trình thực nghiệm (2006), GDKN sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS. NXB Bộ GD&ĐT và UNICEF Sách, tạp chí
Tiêu đề: GDKN sống khỏe mạnh và kỹ năng sống chohọc sinh THCS
Tác giả: Chương trình thực nghiệm
Nhà XB: NXB Bộ GD&ĐT và UNICEF
Năm: 2006
3. Vũ Dũng (chủ biên), (2006), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học và Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học và Xã hộiHà Nội
Năm: 2006
4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2009) (luận văn thạc sĩ), Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, ĐHSP - ĐHTN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp giáo dục kỹ năngsống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh TháiNguyên
5. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
6. Nguyễn Hữu Hợp (2012), Giáo trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp ở trường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2012
7. Nguyễn Hữu Hợp (2013), Giáo dục học Tiểu học , NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2013
8. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện dại, lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXBĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện dại, lý luận, biện pháp, kỹ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXBĐHQG HN
Năm: 2002
9. TS. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Tác giả: TS. Vũ Thị Nho
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2008
10. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
11. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005
12. Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Hữu Hợp (2005), Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thựchiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2005
13. Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng (2010), Tài liệu tập huấn bổ xung và cập nhật kiến thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn bổ xung và cậpnhật kiến thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2010
14. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình kỹ năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía b c trong bối cảnh hiện nay, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ năng sống cho học sinh THPT khu vựcmiền núi phía b c trong bối cảnh hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Năm: 2014
15. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2014), Tâm lý học đại cương, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
Năm: 2014
16. UNESCO (2001), Tuyên bố toàn cầu về sự đa dạng văn hóa, Hội nghị quốc tế do UNESCO tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố toàn cầu về sự đa dạng văn hóa
Tác giả: UNESCO
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w