1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc

110 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

TRÍCH YẾU LUẬN VĂNTên tác giả: Nguyễn Văn Bộ Tên luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnhVĩnh Phúc Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Cơ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiêncứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả Các số liệu và kết quả trìnhbày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trìnhnào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bộ

Trang 3

ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá trình thực hiện.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinhnghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và các phòng chuyên môn củahuyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, phòng Tài nguyên và Môitrường, Chi cục Thống kê Tôi xin cảm ơn các cán bộ, nhân dân và chủ các trang trại địaphương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã ủng hộ, khích lệ, động viên tôi trong quá trình học tập nghiên cứu

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bộ

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn

ii Mục lục

iv Danh mục chữ viết tắt

vii Danh mục các bảng

viii Danh mục hình, sơ đồ, hộp ix Trích yếu luận văn x Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Những đóng góp mới của luận văn

3 Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

4 2.1.2 Vai trò phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 6

2.1.3 Đặc điểm của trang trại chăn nuôi lơn thịt

10 2.1.4 Nội dung phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 12

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

17 2.2 Cơ sở thực tiễn 21

Trang 5

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại Việt Nam 23

2.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 28Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 29

Trang 6

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Yên Lạc 29

3.1.2 Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu 36

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 38

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43

4.1 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 43

4.1.1 Quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 43

4.1.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng trang trại chăn nuôi lợn thịt 44

4.1.3 Các nguồn lực trong phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt của các trang trại điều tra 45

4.1.4 Thực trạng sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn thịt 49

4.1.5 Vấn đề môi trường trong chăn nuôi lợn thịt trang trại điều tra ở huyện Yên Lạc 59

4.1.6 Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt 60

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc 63

4.2.1 Nhóm yếu tố bên ngoài 64

4.2.2 Nhóm yếu tố bên trong 67

4.2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc 70

4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 74

4.3.1 Giải pháp về mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn thịt 74

4.3.2 Giải pháp về nâng cao trình độ cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt 74

4.3.3 Giải pháp về tăng cường các nguồn lực trong phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 75

4.3.4 Giải pháp về tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm 77

4.3.5 Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường 78

Trang 7

4.3.6 Giải pháp về ổn định thị trường tiêu thụ cho các trang trại chăn nuôi lợn thịt

79

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Kiến nghị 82

Tài liệu tham khảo 84

Phụ lục 87

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lạc 31

Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Lạc theo khu vực kinh tế 32

Bảng 3.3 Tình hình dân số lao động của huyện Yên Lạc 34

Bảng 3.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Yên Lạc 35

Bảng 3.5 Ma trận SWOT 40

Bảng 4.1 Cơ sở vật chất trong các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Lạc 45

Bảng 4.2 Nguồn lực về đất đai của các trang trại chăn nuôi lợn thịt điều tra 46

Bảng 4.3 Nguồn lực về lao động của các trang trại chăn nuôi lợn thịt điều tra 47

Bảng 4.4 Nguồn lực về vốn của các trang trại chăn nuôi lợn thịt điều tra 48

Bảng 4.5 Thông tin chung về các trang trại chăn nuôi lợn thịt điều tra 50

Bảng 4.6 Quy mô của các trang trại lợn trên địa bàn huyện Yên Lạc 51

Bảng 4.7 Sản lượng và GTSX của các trang trại chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Lạc 52

Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi lợn thịt của các trang trại điều tra 52

Bảng 4.9 Các lớp tập huấn kỹ thuật cho các chủ trang trại 54

Bảng 4.10 Hỗ trợ kỹ thuật cho trang trại chăn nuôi lợn thịt điều tra 54

Bảng 4.11 Lịch trình tiêm phòng dịch bệnh cho lợn thịt tại huyện Yên Lạc 55

Bảng 4.12 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt 56

Bảng 4.13 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn thịt 58

Bảng 4.14 Xử lý chất thải trong chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn thịt 59

Bảng 4.15 Hạch toán giá thành cho 1kg thịt hơi xuất chuồng của các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc 61

Bảng 4.16 Hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn thịt của các trang trại trên địa bàn huyện Yên Lạc 63

Bảng 4.17 Ma trận SWOT 70

Trang 10

Hộp 4.1 Chính sách hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển

trang trại chăn nuôi lợn thịt

65

Hộp 4.2 Chủ trương lập quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ảnh hưởng lớn đến phát

triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

Hộp 4.6 Chất lượng thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt và sự

phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn thịt

69

Hộp 4.7 Công tác thú y ảnh hưởng lớn đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt 69

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Văn Bộ

Tên luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnhVĩnh Phúc

Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong những năm qua huyện Yên Lạc đã có những thành tựu nhất định trongphát triển kinh tế nông thôn Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷtrọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt Trong đó, ngành chăn nuôichiếm trên 50% giá trị ngành nông nghiệp, đạt được kết quả đó có sự đóng góp của cáctrang trại chăn nuôi lợn thịt Tuy nhiên, việc phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trênđịa bàn còn mang tính tự phát, quy mô đàn trên địa bàn còn nhỏ, việc áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá trong chăn nuôi lợn chưa cao, chất thải trong chănnuôi nhìn chung còn chưa được xử lý tốt, vẫn gây ô nhiễm môi trường, chất lượng congiống chưa đáp ứng yêu cầu, việc kiểm soát dịch bệnh còn khó khăn, thị trường tiêu thụkhông ổn định

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hànhnghiên cứu đề tài: “Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc,tỉnh Vĩnh Phúc” Với mục tiêu nhằm: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thựctiễn về phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt; ii) Đánh giá thực trạng phát triển trangtrại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; iii) Phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện YênLạc, tỉnh Vĩnh Phúc; iv) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ổn địnhtrang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa

ra các phân tích nhận định Trong đó có sử dụng các tài liệu từ từ sách, tạp chí, báo,internet, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo, văn bản của UBND vàmột số đơn vị của huyện Yên Lạc như Chi cục Thống kê, phòng Tài chính – Kế hoạch,phòng NN&PTNT Để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đềtài sử dụng phương pháp điều tra 60 trang trại ở 3 xã trên địa bàn huyện, gồm: TamHồng, Yên Phương, Nguyệt Đức; phỏng vấn cán bộ cấp xã và huyện, gồm: lãnh đạo Ủyban nhân dân xã, cán bộ Khuyến nông, Thú y xã; cán bộ phòng NN&PTNT, TrạmKhuyến nông, Trạm Thú y huyện Số liệu, thông tin được xử lý, phân tích bằng phương

Trang 12

pháp Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT và phươngpháp chuyên gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trang trại chăn nuôi lợn thịt là một hình thức tổchức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích sản xuất hàng hoá, sản phẩm chủyếu là lợn thịt Công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trạiđược quan tâm, cơ sở vật chất các trang trại cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất, giốnglợn đã được cải tiến một bước về chất lượng, tư duy của chủ trang trại chăn nuôi cónhiều thay đổi Nhu cầu về thực phẩm đang ngày càng tăng, các trang trại chăn nuôi lợnthịt có xu hướng phát triển tăng cả về quy mô và số lượng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồntại cản trở việc phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt như: khả năng tiếp cận vốn khókhăn, cơ sở hạ tầng chắp vá chưa đồng bộ, chăn nuôi không gắn với giết mổ, chế biến,đầu ra khó khăn Bên cạnh đó, dịch bệnh trong chăn nuôi hiện nay đang diễn biến phứctạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi của các trang trại

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địabàn huyện, để khắc phục những tồn tại, cản trở trong phát triển trang trại chăn nuôi lợnthịt đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu gồm: i) Giải pháp về mở rộng quy mô trangtrại chăn nuôi lợn thịt; ii) Giải pháp về nâng cao trình độ cho các chủ trang trại chănnuôi lợn thịt; iii) Giải pháp về tăng cường các nguồn lực trong phát triển trang trại chănnuôi lợn thịt; iv) Giải pháp về tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và vệ sinhthực phẩm; v) Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường; vi) Giải pháp về ổn định thịtrường tiêu thụ cho các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Author: Nguyen Van Bo

Thesis title: Development on pig farm in Yen Lac district, Vinh Phuc province

Major: Economics management Course code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture

In recent years, Yen Lac district have been certain achievements in thedevelopment of the rural economy The economic structure shifted towards positive,increasing the proportion of the livestock sector, reducing the proportion of the cropsector In particular, the livestock sector accounts for over 50% of the agriculturalsector, achieving results that the contribution of the pig farms However, thedevelopment of pig breeding farms in the province was spontaneous, locality herd sizewas small, the application of scientific and technical progress, industrialization in thepig production is not high, livestock waste in general, has not been handled well, stillpolluting the environment, the quality of seeds did not meet the requirements, thedisease control difficult, markets unstable

Starting from these theoretical issues and practical above we studied the topic:

"Development of pig breeding farms in Yen Lac district, Vinh Phuc province." With theaim to: i) contribute to the basis of theoretical and practical development of pig breedingfarms; ii) Assessment of the situation developing pig breeding farms in Yen Lac district,Vinh Phuc province; iii) Analysis of the factors affecting the development of pigbreeding farms in Yen Lac district, Vinh Phuc province; iv) propose some solutionsdeveloped primarily to stabilize pig farms Yen Lac district, Vinh Phuc province

In this study I use the flexibility between the primary and secondary data tomake the analysis, point of view I collect secondary data from books, magazines,newspapers, internet, research projects that related topic, The report, written by YenLac District People's Committee and a number of agencies such as the Sub-DistrictBureau of Statistics, Division of Finance – division of Planning and developmentDivision of Agriculture rural development To collect primary information service ofthe study, study using the investigation method with 60 farms in three communes in theYen Lac district, including Hong Tam, Yen Phuong, Nguyet Duc; and district levelofficials, including leaders of the People's Committees of communes, extension staff,commune Animal Health staff; officers of Agriculture and Rural Development division,Agricultural Extension Station, District Veterinary Station Data, information isprocessed, analyzed using descriptive statistic method, comparative method, SWOTanalysis method, expert method

The study results showed that pig farms as a form of organization of production

in the agricultural base for the purpose of producing goods, products mainly pork

Trang 14

Planning livestock development focus towards the farm is concerned, the facilities werebasic farms meet the requirements of production, pig breeding has been further improvequality, thinking livestock ranchers have changed Demand for food is increasing, thepig farms tend to develop increased in both size and number However, there are stillmany problems that hindering the development of pig breeding farms such as difficultaccess to capital, patchwork infrastructure is not uniform, not tied to livestock slaughterand processing, output difficult Besides, livestock epidemics in the currentlycomplicated direct influence on the production of farm livestock.

Based on the development of a stitutation of pig farms in the district, in order toovercome these problems, hindering the development of pig breeding farms, the studygive some key measures include: i) Solutions to expand the scale of pig farms; ii)solutions to improve farm owners porker; iii) Solutions to enhance the development ofresources in pig breeding farms; iv) Solutions to strengthen veterinary services, diseaseprevention and food hygiene; v) solutions reduce environmental pollution; vi) Solutions

to stabilize markets for pig breeding farms in Yen Lac district

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trụ cột quan trọngcủa nền kinh tế Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2015), cơ cấukhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm tỷ trọng 18,12% Trongnông nghiệp, chăn nuôi là ngành không thể thiếu và đóng vai trò ngày càng quantrọng Sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho công nghiệp chế biến, là thị trườngtiêu thụ các chế phẩm từ trồng trọt và các sản phẩm chế biến, ngoài ra chănnuôi phát triển còn thúc đẩy ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi phát triển

Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn là phổ biến cả trong nước và trên thếgiới Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là ngành sản xuất chính chiếm 75-80% tổng sảnphẩm chăn nuôi Hiện nay, trên thế giới, trung bình mỗi người tiêu thụ gần 42kgthịt/năm, người dân các nước đang phát triển tiêu thụ khoảng 30kg/năm trong khi

ở những nước công nghiệp tiêu thụ hơn 80kg/năm Thịt lợn là thực phẩm truyềnthống và thường xuyên trong bữa ăn của người dân Việt Nam Sản phẩm từ lợnhiện chiếm đến 70% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của cả nước mỗi năm (Công ty

CP Việt Nam, 2013) Ở Việt Nam chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung phát triển ởquy mô hộ gia đình, trang trại Chăn nuôi lợn quy mô trang trại đã có bước pháttriển nhất định, góp phần quan trọng vào việc khai thác tiềm năng, lợi thế trongsản xuất; là bước tiến quan trọng chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang sảnxuất hàng hóa, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất Đồng thời vớiphát triển kinh tế trang trại, vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất chănnuôi vẫn luôn được coi trọng, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địaphương, tạo nền móng ban đầu để thúc đẩy phát triển ở quy mô trang trại Vì vậy,phát triển sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại là xu hướng tất yếu ở Việt Namhiện nay

Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc Diện tích tựnhiên là 107,7 km2, chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc, dân số

157 nghìn người và chủ yếu làm nông nghiệp (theo số liệu thống kê của Chi cụcThống kê huyện Yên Lạc năm 2015) Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-HĐND tỉnhVĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dângiai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020, trong những năm qua huyệnYên Lạc đã có những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế nông thôn Sảnxuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 từng bước phát triển theo hướng công

Trang 16

nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 35,1% lên 50,6%, tỷ trọngtrồng trọt giảm từ 60% xuống còn 47,4% (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện khóa XX trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXInhiệm kỳ 2015-2020), đặc biệt là sự phát triển của các trang trại chăn nuôi lợnthịt Tuy nhiên, việc phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt còn mang tính tự phát,quy mô đàn trên địa bàn còn nhỏ, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghiệp hoá trong chăn nuôi lợn chưa cao, chất thải trong chăn nuôi nhìn chungcòn chưa được xử lý tốt, vẫn gây ô nhiễm môi trường, chất lượng con giống chưađáp ứng yêu cầu, việc kiểm soát dịch bệnh còn khó khăn.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài: “Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bànhuyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trênđịa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmphát triển ổn định trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc

(1) Phát triển là gì? Trang trại là gì? Trang trại chăn nuôi lợn thịt là gì?Phát triển trang trại chăn nuôi gồm những nội dung gì?

(2) Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn huyện YênLạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua như thế nào?

(3) Những chính sách nào hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịttrên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc?

Trang 17

(4) Những yếu nào ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ởhuyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc?

(5) Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển trang trại chăn nuôi lợnthịt ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềtrang trại và phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc,tỉnh Vĩnh Phúc

- Chủ thể nghiên cứu: Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến trang trại.Các chủ thể nghiên cứu gồm các chủ trang trại, trang trại, khu chăn nuôi lợn trênđịa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triểntrang trại chăn nuôi lợn thịt và đề xuất giải pháp phát triển trang trại chăn nuôilợn thịt trên địa bàn huyện Yên Lạc

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện YênLạc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập

từ năm 2013 đến năm 2015 Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềtrang trại và phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên thế giới và ở Việt Nam;thực trạng phát triển trang trại lợn thịt ở Việt Nam thời gian qua, những thànhcông và những thách thức đặt ra trong phát triển trang trại lợn thịt ở Việt Nam;kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên thế giới và Việt Nam,đưa ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cógiá trị tham khảo cho huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển chăn nuôi trang trại lợnthịt trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua Luậnvăn cũng đã chỉ ra được nguyên nhân hạn chế của việc phát triển trang trại chănnuôi của địa phương và rút ra các bài học kinh nghiệm của việc phát triểntrang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn Từ đó đề xuất các định hướng và giải phápphát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh

Trang 18

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vậnđộng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới

sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển

là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, làquá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như

sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cs., 2009)

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực Bất

cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên về

cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay đổi

về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Nguyễn Phúc Thọ và ChuThị Kim Loan, 2013)

2.1.1.2 Khái niệm trang trại

Trang trại ban đầu là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư cơ sở, docác chủ trại gia đình và chủ trại tư nhân trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trênmột khu đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụngnhững công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường vàquản lý sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí sản xuất Như vậy, ngày naytrang trại phải hiểu đầy đủ là kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là một hình thức

tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh

tế hộ gia đình nông dân, có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về các điều kiệnsản xuất như đất đai, vốn, lao động kỹ thuật Nhằm tạo ra khối lượng hàng hóanông sản lớn hơn, với lợi nhuận thu được cao hơn trong nền kinh tế thị trường, có

sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trương Thị MinhSâm, 2002)

Trang trại theo nghĩa tiếng Việt là nông trại có giá trị hàng hóa lớn Trangtrại có điểm giống và khác nhau so với hộ nông dân Sự giống nhau là ở chỗ cùngtham gia vào sản xuất nông nghiệp cùng được gọi là nông trại (Farms) Nét khác

Trang 19

nhau là ở chỗ, trong khi nông hộ thì sử dụng nguồn lực chủ yếu của gia đình vàtham gia từng phần vào thị trường thì trang trại sử dụng nguồn lực chủ yếu từ thịtrường, tham gia toàn bộ vào thị trường (nghĩa là cả thị trường đầu vào và đầura) Trang trại có quy mô sản xuất kinh doanh, hiệu quả và giá trị hàng hóa lớn.

Do đó, trang trại còn được hiểu theo từ tiếng Anh là Commericialized Farm (ĐỗKim Chung, 2009)

Kinh tế trang trại đang là một xu thế tiến bộ và tích cực Với mục đích sảnxuất chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa Quy mô sản xuất của các trang trại

về ruộng đất, tiền vốn được tập trung ở mức độ nhất định theo yêu cầu của sảnxuất hàng hóa (Hoàng Việt, 2000)

Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm,ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộcquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập Sản xuất được tiến hànhtrên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, vớicách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: hoạt động tự chủ vàluôn gắn với thị trường (Uông Thị Phượng, 2009)

2.1.1.3 Khái niệm trang trại chăn nuôi

- Trang trại chăn nuôi là một tổ chức sản xuất cơ sở nền sản xuất kinh tếtrong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc,gia cầm… Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạtđộng kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi Bao gồm các hoạt độngtrước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệthống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau (Lê Trọng, 2006)

- Trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá, quátrình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệphoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sảnxuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá nhưthịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiệnnay (Lê Trọng, 2006)

- Trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trangtrại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với cácngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay Thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiệnđất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng

Trang 20

tác động đến vật nuôi, nó phụ chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của cáctrang trại Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại

đa số nguời dân trong cả nước (Lê Trọng, 2006)

- Trang trại chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của quy luật sản xuất hànghoá, trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, do vậycác yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ, cũng như cácsản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa đều là hàng hoá (Lê Trọng, 2006)

- Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của BộNN&PTNT quy định: Cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại là cơ sở đạt giá trịsản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên Trang trại chăn nuôi là trang trại có

tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chăn nuôi chiếm trên 50%

cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm

2.1.1.4 Khái niệm trang trại chăn nuôi lợn thịt và phát triển trang trại chănnuôi lợn thịt

Từ khái niệm về trang trại chăn nuôi có thể đúc kết lại khái niệm về trangtrại chăn nuôi lợt thịt nó là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nôngnghiệp với mục đích sản xuất hàng hoá, sản phẩm chủ yếu là lợn thịt Với quy

mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức vàquản lý tiến bộ

Phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt nhằm khai thác, sử dụng có hiệuquả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệpbền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đóigiảm nghèo, phân bố lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới và là mộttrong những loại hình kinh tế trang trại chiếm tỷ trọng tương đối lớn và đang có

xu hướng phát triển ngày càng mạnh ở các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước

Nó có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, quản lý, nên đã thu hút sự quantâm nghiêm cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm góp phần thúc đẩyphương thức chăn nuôi quan trọng này phát triển có hiệu quả và bền vững(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006)

2.1.2 Vai trò phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

2.1.2.1 Vai trò của trang trại chăn nuôi

Trang trại chăn nuôi nói riêng và trang trại nói chung là hình thức tổ chứcsản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá Vì vậy trang trại có vai

Trang 21

trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất lương thực thực phẩm cung cấp cho xãhội Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thônthực hiện sự phân công lao động xã hội (Nguyễn Điền, 1994).

Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với điểm xuất phát thấp từ nềnsản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp lên nền sản xuất hàng hoá Bởi thế sự gianhập của hình thức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi nó sẽ góp phần tích cựctới sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá chung Nông nghiệp theo nghĩa hẹpthì chăn nuôi chiếm 29,2% trong tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp Chănnuôi đã và ngày càng góp phần quan trọng như một lĩnh vực mang lại giá trị kinh

tế cao, cung cấp sức kéo, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho

xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình

Nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây.Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại chăn nuôi đã thể hiệnkhá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội và môi trường

Kinh tế các trang trại chăn nuôi góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, pháttriển các vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạonên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệpchế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khaithác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệpnông thôn so với kinh tế nông hộ Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phầntích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nôngthôn (Nguyễn Điền, 1994)

Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần quan trọnglàm tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêmthu nhập cho lao động Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động

và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước tahiện nay Mặt khác phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi còn góp phần thúc đẩyphát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân

về cách thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong đó có phát triển kinh

tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới

bộ mặt xã hội nông thôn nước ta (Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 1996)

Trang 22

Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ vì lợi ích thiết thực vàlâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quantâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinhthái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.

Phát triển trang trại như một tất yếu khách quan để tạo ra một nền sản xuấtnông nghiệp bền vững

2.1.2.2 Vai trò của chăn nuôi lợn thịt hiện nay

a Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn

ở cả trên thế giới (Vũ Đình Tôn, 2009) Các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng,sữa là sản phẩm có hàm lượng protein cao, nó rất cần cho đời sống con người,làm tăng thể lực, tăng sức làm việc của con người Trong điều kiện nước ta, laođộng thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếutrong các bữa ăn Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển,dân số ngày càng đông thì phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọn quantrọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội (Vũ Đình Tôn, 2009) Như vậy, đẩymạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ chonhu cầu đời sống con người là hết sức cần thiết

b Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt

Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phânbón đáng kể được dẫn một cách trực tiếp từ trại nuôi lợn ra đồng mía để vừa cóchức năng tưới tiêu và chức năng nâng cao độ màu mỡ cho đất Chăn nuôi lợnthịt không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội mà còn cung cấp mộtlượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng (Vũ Đình Tôn, 2009) Trên các diệntích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trongđất Nếu đất đai không được bồi dưỡng thường xuyên thì độ phì của đất ngàycàng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất Mặt khác, nếuchúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mật độ tơi xốp củađất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của câytrồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽcung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài

c Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:

Trang 23

thịt, da, xương, Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng hoáxuất khẩu có giá trị Số lượng ngoại tệ thu về thông qua quá trình xuất khẩu lợnthịt sẽ góp phần tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH.Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triểnnhư Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệcủa ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển

sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia (Trần Đình Thao, 2013)

d Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồngtrọt, của công nghiệp chế biến

Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụcho chăn nuôi Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt cho phép tận dụng hết các sảnphẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sảnphẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội (Vũ Đình Tôn, 2009)

đ Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần tăng thu nhập cho người lao động

Ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thunhập của mình, bởi chăn nuôi không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiệnquanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệuquả cao Tuy nhiên, người chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chănnuôi quy mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thunhập cao (Nguyễn Đình Chính, 2004)

e Phát triển ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triểntoàn diện mạnh mẽ và vững chắc

Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc kếthợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sảnxuất nông nghiệp phát triển tốt Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi

về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn nuôi chỉ mangtính chất nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặcnuôi để kinh doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán Như vậy sẽ gây lãng phítrong việc sử dụng các nguồn lực Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cânđối trong nông nghiệp, làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc

Sự phát triển các ngành hàng nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉtrong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá

rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định (Lê Quốc Doanh, 2005)

Trang 24

2.1.3 Đặc điểm của trang trại chăn nuôi lơn thịt

Một xu hướng không thể tránh khỏi là các giống lợn nội đang dần đượcthay thế bởi các lợn ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trang trại quy mô lớn có trình

độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao Hiện những giống lợn ngoại xâm nhậpvào Việt Nam khá nhiều nhưng có một số giống chính: Lợn Yorkshire (lợn trắng

to hay gọi là lợn đại bạch), Lợn Landrace nhập ngoại từ Đan Mạch, Lợn Durocnhập khẩu từ Mỹ, Lợn Bietrain nhập ngoại từ Bỉ Có thể nói bốn giống lợn nhậpngoại này được lai tạo tương đối phổ biến

Theo Đặng Vũ Bình (2007): “Giống lợn Việt Nam được coi là mắn đẻ, đẻnhiều con tương đương với các giống nhập ngoại.” Sử dụng các giống lợn thuầnchất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường nhiệt đới nước ta làđiều kiện tiên quyết để tối ưu lợi nhuận trong chăn nuôi lợn tập trung Do vậy,các giống lợn nội cần được bảo tồn và cải thiện tiềm năng di truyền để lai tạo vớicác giống nhập nội cung cấp con lai phù hợp với điều kiện sản xuất trong từngvùng đất nước

2.1.3.2 Về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn

Quản lý dinh dưỡng và thức ăn phù hợp là rất quan trọng cho các hoạtđộng chăn nuôi lợn, quản lý thức ăn, dự trữ an toàn, pha chế khẩu phần ăn tối ưu

và phân phát kịp thời gian là quyết định quản lý mà có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnsức khỏe tài chính của hoạt động

Trên các hoạt động chăn nuôi lợn hiện đại, quản lý thức ăn được sử dụngkhông chỉ để làm tối ưu năng suất lợn, mà còn để đề phòng và điều trị bệnh cholợn, làm giảm lãng phí dinh dưỡng và các mùi khó chịu, làm giảm rủi ro do vi

Trang 25

khuẩn Salmonella trong sản phẩm thịt lợn sử dụng cuối cùng.

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 63 - 67% giá thành sản phẩm chănnuôi, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng Thức ăn dùng cho chănnuôi lợn có rất nhiều loại, nhưng có thể phân làm 4 nhóm thức ăn chủ yếu sau:Nhóm thức ăn giàu năng lượng (Nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượngcao từ 2.500 - 3.000 Kcal/kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cungcấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn và góp phầnvào việc tạo nên các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, tinh dịch, thai, );nhóm thức ăn giàu đạm (Nhóm thức ăn có hàm lượng đạm cao chủ yếu tổng hợpthành đạm của cơ thể); nhóm thức ăn giàu khoáng (Nhóm nguyên liệu thức ăn cóhàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các

bộ phận khác); nhóm thức ăn giàu vitamin (Nhóm nguyên liệu thức ăn có hàmlượng vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể) (Vũ DuyGiảng và cs., 1997)

Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau Vì vậyngười chăn nuôi cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn ởcác giai đoạn phát triển khác nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần cholợn phát triển tốt Ngoài ra nước uống cũng là nhu cầu rất cần thiết cho đời sốngcủa sinh vật nói chung, "đói vài ngày không chết được chứ khát thì hãy coichừng"! Vì vậy cũng cần quan tâm đến lượng nước uống hàng ngày của lợn.Chất lượng nước uống phải sạch, mát, đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm vi sinhvật hay các ký sinh trùng gây bệnh (Vũ Duy Giảng và cs., 1997)

2.1.3.3 Về chuồng trại và chăm sóc

Cho tới nay việc thiết kế xây dựng chuồng trại cho lợn ở nước ta còn phụthuộc vào tình hình thực tế của các cơ sở, thường chưa tuân thủ nghiêm ngặt cácquy định có tính khoa học

Trong chăn nuôi lợn tập trung có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầuhết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảmchi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý củatừng loại lợn

Dựa trên quy mô cơ cấu đàn lợn, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) đểxác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý củatừng loại lợn, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch.Đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

Trang 26

(1) Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được nhữngcơn bão giông có thể hất nước vào chuồng Đặc biệt là phải phù hợp với đặcđiểm sinh lý của lợn.

(2) Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uốngcho lợn, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng

(3) Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảmbảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động vànguyên vật liệu)

(4) Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để cónhững kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khảnăng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương

Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho conngười Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán, kiểm tra, kiểm soátthật chặt chẽ và chính xác Bao gồm một số yếu tố như: Nhiệt độ, nước uống,mật độ chăn nuôi, các khu nuôi khác nhau Công tác thú y cũng cần phải đượccoi trọng, đặc biệt là từ thú y cấp cơ sở Chăm sóc và phòng bệnh cho lợn bằngqui trình vắc xin và qui trình thuốc kháng sinh Về hai qui trình này tùy thuộcvào áp lực của từng trại và từng vùng khác nhau để áp dụng cho phù hợp (VõTrọng Hốt và Nguyễn Thiên, 2009)

2.1.4 Nội dung phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

2.1.4.1 Quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt phải phù hợp với quy hoạch chung

về phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy hoạch chung phát triển ngànhchăn nuôi Quy hoạch góp phần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện pháttriển chăn nuôi theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống vớichăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ chănnuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theohướng công nghiệp, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tậptrung Do đó, lập các dự án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung đối với cácđịa phương là cần thiết nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững(Phạm Văn Khiên, 2003)

Trong quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, vấn đề xử lý chất thải chănnuôi cần phải đặt ra ngay từ đầu, bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp để

Trang 27

tháo gỡ cho các khu dân cư có quy mô chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao Điềunày phù hợp tiến trình thực hiện phát triển của Việt Nam, trong đó có vai trò củaNhà nước và các tổ chức, các ngành và sự tham gia của người dân (Mai ThanhCúc, 2006).

2.1.4.2 Phát triển cơ sở hạ tầng chăn nuôi lợn thịt trang trại

Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong chín vấn đề quan tâm hàng đầu củangười chăn nuôi (Lương Tất Nhợ, 2003) Phát triển chăn nuôi lợn thịt đòi hỏi các

cơ sở chăn nuôi phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sảnxuất như (chuồng trại, kho chứa, hầm Biogas, đường giao thông, nguồn nước, hệthống điện…)

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu chănnuôi, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt,giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Một khu chuồng trạixây dựng ở nơi có đường giao thông thủy hoặc đường bộ thuận tiện sẽ tiết kiệmđược rất nhiều chi phí và thời gian vận chuyển (Tuy nhiên cũng cần cách đườnggiao thông chính từ 100 - 150m để tạo sự yên tĩnh cũng như tránh lây lan dịchbệnh) (Vũ Đình Tôn, 2009)

Nguồn lực cần để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất trênquy mô lớn rất cần có vai trò hỗ trợ chủ đạo của Nhà nước Trong đó, Nhà nướccần tăng cường hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nhưchợ đầu mối, chợ bán buôn để việc giao lưu, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn được dễdàng, thuận tiện (Phạm Văn Khiên, 2003)

2.1.4.3 Nguồn lực trong phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt

Các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn có ý nghĩa quan trọng vàmang tính quyết định trong phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợnthịt nói riêng Ở mỗi địa phương các nguồn lực này có sự khác biệt đáng kể, do

đó đã tạo nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh trong phát triển chăn nuôi lợn thịtgiữa địa phương này với địa phương khác

- Đất đai: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp nóichung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian,đồng thời là đối tượng lao động trong chăn nuôi Thực tế cho thấy trong quá trìnhphát triển chăn nuôi lợn thịt, sự hình thành và phát triển của ngành và các thànhtựu khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản

Trang 28

sử dụng đất Như vậy, đất đai không những là đầu vào quan trọng đối với pháttriển chăn nuôi lợn thịt mà còn đối với nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là nôngnghiệp (Nguyễn Văn Song, 2009).

- Lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trongcác hoạt động kinh tế nói chung và của quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt nóiriêng (Nguyễn Mậu Dũng, 2011) Do đó, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt vớiquy mô lớn, đòi hỏi người lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật

- Vốn: Vốn có vai trò quyết định trong quá trình phát triển chăn nuôi lợnthịt Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt Là yếu tố quyết địnhđến mức đầu tư, quy mô trong chăn nuôi lợn thịt Trong chăn nuôi lợn thịt,nghiên cứu vấn đề vốn bao gồm: năng lực vốn, nguồn hình thành, hiệu quả củavốn đầu tư trong chăn nuôi Bên cạnh đó, nghiên cứu vốn trong chăn nuôi lợn thịtcũng đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn cho phát triểnchăn nuôi lợn thịt

2.1.4.4 Quá trình sản xuất trong trang trại chăn nuôi lợn thịt

- Giống: Chăn nuôi lợn không chỉ phát triển rất sớm mà còn là nghề rấtphổ biến ở mọi vùng miền của Việt Nam, do đó đã dẫn đến có sự phong phú rấtlớn về các giống lớn Ngoài những giống lợn phổ biến có quy mô phân bổ rộngthì gần như mọi địa phương vùng miền đều có những giống hay nhóm giống địaphương (Vũ Đình Tôn, 2009) Do đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt cần phát triểncác giống lợn thịt theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triểncác giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao như các giống lợn ngoại, lợnlai, lợn siêu nạc…

- Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh: Lợn là sinh vật sống, chịu ảnh hưởng rấtnhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Xuân Bình và cs.,2006) Phát triển chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn, nếu khi dịch bệnh xảy ra thìthiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôicủa đơn vị chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của tỉnh nói chung Do đó, để thúcđẩy chăn nuôi lợn thịt thì một trong những nội dung quan trọng cần phải thựchiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn để hạnchế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn lợn, giảm rủi ro cho người chănnuôi Biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác vệsinh thú y và tiêm phòng cho đàn lợn

Trang 29

- Quản lý và phát triển thức ăn chăn nuôi: Mức độ chi phí thức ăn trongtổng giá thành chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng rất cao và tùy thuộc một phần vàođàn lợn chăn nuôi (Vũ Đình Tôn, 2009) Như vậy có thể thấy chăn nuôi lợn thịt

có quy mô lớn nên cần khối lượng thức ăn chăn nuôi lớn để đáp ứng nhu cầudinh dưỡng của đàn lợn sinh trưởng và phát triển Do đó, nâng cao công tác quản

lý thức ăn (quản lý về chất lượng, số lượng thức ăn…) và phát triển nguồn thức

ăn, đảm bảo nguồn dự trữ thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển chănnuôi lợn thịt

- Tiêu thụ lợn thịt: Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sảnxuất Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động rất lớn, một phần phụ thuộc vào thịtrường quốc tế, một phần phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi trong nước nhất làkhi có dịch bệnh hoặc diễn ra ở lợn hay ở các loại gia súc, gia cầm khác Sự biếnđộng mạnh về giá cả đã làm chùn bước các nhà đầu tư vào phát triển chăn nuôinói chung và chăn nuôi lợn nói riêng (Vũ Đình Tôn, 2009)

- Liên kết giữa các tác nhân trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

Khi tổ chức chăn nuôi lợn thịt cần có đầu ra ổn định, các địa phương cần

tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc "Từ chăn nuôi -> giết mổ sạch - > thịtrường” theo chuỗi dọc này người chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, người phân phốiđều yên tâm về số và chất lượng sản phẩm kể cả giá cả mua bán khi họ liên kếtlại với nhau Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chănnuôi; giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trong cáchợp tác xã kiểu mới thông qua sự phát triển các hiệp hội chuyên môn nhằm ổnđịnh sản xuất, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng (Lê ThanhHải, 2008)

2.1.4.5 Giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi lợn thịt trang trại

Quy mô chăn nuôi trong các hộ nông dân và các trang trại ngày càng tăng,nhờ đó đã đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của hộ nông dân Chăn nuôi pháttriển, đó là dấu hiệu rất đáng mừng nhưng việc các làng nghề tham gia chế biếnnông sản thực phẩm phát triển mạnh, lò giết mổ gia súc, gia cầm của tư nhânmọc lên khắp nơi, thường đan xen với khu dân cư lại là những nguyên nhânchính gây ra ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sinh thái, ở nhiều nơi đã đếnmức báo động nghiêm trọng Việc xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải lò mổ, chấtthải sinh hoạt là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ô

Trang 30

nhiễm nguồn nước và nguồn dịch bệnh gây ra cho con người và động vật (Tổng cục Thống kê, 2013).

Chất thải chăn nuôi bao gồm chất khí như: mùi khai (NH3), mùi thối(H2S); các vi sinh vật độc hại, chất thải rắn như phân và các chất độn chuồng,đang là một vấn đề khá bức xúc trong tất cả các phương án phát triển chăn nuôi

từ quy mô nông hộ vừa đến chăn nuôi công nghiệp trang trại lớn Chất thải chănnuôi có thể làm nguy hại tới độ phì đất, nếu không quản lý tốt có thể gây ô nhiễmđất do nhiễm các kim loại nặng, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm; chất thải chănnuôi còn phát thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính như CO2, NH3, N2, Songchất thải vật nuôi lại có thể trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng ta biếttái sử dụng chúng làm vật tư cho ngành trồng trọt và thủy sản Điều này làm tănghiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và giảm giá thành nông sản phẩm, tăng thunhập, mặt khác nhờ được quản lý tốt nên nguồn ô nhiễm môi trường do chất thảivật nuôi gây ra được giảm thiểu tối đa

Tuy nhiên, quản lý chất thải trong chăn nuôi như thế nào hiện vẫn là vấn

đề nóng bỏng, phức tạp và rất nhiều khó khăn Chăn nuôi theo phương thức đacon, chăn nuôi còn lẫn trong khu dân cư và hệ thống xử lý chất thải còn khá thô

sơ, thậm chí nhiều hộ chăn nuôi còn chưa thực sự chú ý đến xử lý chất thải từđàn vật nuôi của mình để giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa bệnh tật cho đàn giasúc, chứ còn chưa nói đến việc tái sử dụng chúng để tăng thu nhập và hiệu quảsản xuất nông nghiệp (Mai Thế Hào, 2015)

Quản lý tốt vấn đề môi trường cũng là góp phần vào sự tăng trưởng vàphát triển nói chung (Lưu Đức Hải và cs., 2000) Trong chăn nuôi lợn thịt phátsinh một lượng lớn nước thải với thành phần giàu nitơ, phốt pho là tác nhânchính gây ra hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước tiếp nhận, ngoài ra trongnước thải còn có các vi sinh vật gây bệnh Đặc biệt trong nước thải còn tiềm ẩncác bệnh truyền nhiễm như: Cúm gia cầm, lợn tai xanh, bệnh lở mồm longmóng Đặc biệt là phát triển chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn đồng nghĩa vớiviệc lượng chất thải thải ra môi trường lớn Do đó đi đôi với phát triển chăn nuôilợn thịt cần phải phát triển công nghệ xử lý chất thải bảo về môi trường bằng việcứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất như công nghệhầm Biogas, công nghệ sử dụng men vi sinh phối trộn trong thức ăn nhằm giảmmùi hôi thối từ chất thải… Bởi vậy, vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ vốn thôngqua các dự án đầu tư phát triển để các hộ có điều kiện đầu tư chăn nuôi lợn kếthợp xử lý chất thải chăn nuôi là hết sức cần thiết (Phạm Văn Khiên, 2003)

Trang 31

2.1.4.6 Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt

Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau đã lựa chọn sử dụng cácyếu tố đầu vào (giống, thức ăn, chuồng trại, công tác thú y ) khác nhau và đạtđược kết quả, hiệu quả khác nhau (Nguyễn Ngọc Xuân và Nguyễn Hữu Ngoan,2014) Đi đôi với phát triển về quy mô chăn nuôi, phát triển về các khâu trongquá trình sản xuất để thúc đẩy các đơn vị chăn nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộngquy mô chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thìkết quả và hiệu quả chăn nuôi cần phải được nâng lên Kết quả, hiệu quả chănnuôi được nâng lên thể hiện qua việc tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập, hiệuquả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động tăng lên Ngoài ra yếu tố khác cũngảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi lợn thịt như trình độ chủ hộ, khoảng cách thịtrường (Lương Tất Nhợ và Đinh Xuân Tùng, 2001)

2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt2.1.5.1 Các yếu tố khách quan

a Điều kiện tự nhiên

Mỗi sự biến động của môi trường tự nhiên đều tác động và ảnh hưởng trựctiếp tới các hoạt động sản xuất của con người, trong đó có hoạt động chăn nuôilợn thịt (Vi Văn Năng và cs., 2014) Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng pháttriển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luậtnày lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp Nhiệt độ và ẩm độảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt, ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đếnphẩm chất thịt khi lợn được nuôi ở nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp (Vũ ĐìnhTôn, 2009) Do vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả

về số lượng lẫn chất lượng Đất, nước, khí hậu và thời tiết - cây trồng - vật nuôi

có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp;chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trongsản xuất

b Đất đai và cơ sở hạ tầng

Muốn chuyển hướng, đưa chăn nuôi từ quy mô nhỏ sang tập trung quy môlớn thì trước hết phải có một diện tích đất cần thiết và đủ để xây dựng hệ thốngchuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải… Việc chăn nuôi nhỏ lẻ gặp rấtnhiều bất cập, không đảm bảo vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng đến các hộ liền

kề, không đảm bảo vệ sinh thú y, làm tỷ lệ vật nuôi ốm chết cao Chăn nuôi lợntheo hướng trang trại tập trung yêu cầu quỹ đất lớn nên việc quy hoạch thu hồi

Trang 32

thời gian thuê đất ở nhiều nơi còn ngắn nên chưa thúc đẩy được người dân đầu tưtham gia vào mô hình (Vũ Đình Tôn, 2009).

c Cơ chế chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

Thông qua các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởngtới cung và cầu của sản phẩm hàng hóa như các chính sách về giá cả, thuế, tíndụng, xuất nhập khẩu, đầu tư Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủyếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng như tỷ lệlạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua(Trần Đình Thao, 2013)

Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi lợn nên Chính phủ đã cónhững chính sách cụ thể hướng tới sự phát triển của ngành này Nghị Quyết257/CP do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 10/7/1979 được coi là văn bảnpháp luật đầu tiên định hướng trực tiếp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn

ở Việt Nam Cùng với sự phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế và hình thức sảnxuất, các văn bản quy phạm pháp luật sau này đã có những quy định hết sức cụthể và bao phủ nhiều đối tượng liên quan, đồng thời bám sát thực trạng phát triểnchăn nuôi của ngành chăn nuôi lợn (Trần Đình Thao, 2013)

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra thực thi chính sách của nhà nước vàchính quyền địa phương: Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra trong nội

bộ bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cánhân cấp dưới thuộc quyền quản lý trực tiếp; là thanh tra của chủ thể quản lý nàyvới chủ thể quản lý khác Như vậy, thanh tra hành chính mang tính giám sát nội

bộ của bộ máy nhà nước hay bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước

Qua thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắcphục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (LuậtThanh tra năm 2010)

Trang 33

biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm thịt lợn người tiêu dùng ưa chuộng làsản phẩm thịt lợn tươi sống chưa qua chế biến Ngoài ra, những hộ chăn nuôi lợnthịt rất dễ gặp khó khăn giá cả tăng, tăng ngay quy mô sản xuất thì giá lại đixuống, trong tình huống này hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đốiphó Điều này cũng được giải thích do đối tượng sản xuất là những sinh vật sốngvới những đặc thù nhất định, không giống sản xuất kinh doanh những hàng hóakhác (Lê Ngọc Hướng, 2005).

2.1.5.2 Các yếu tố chủ quan

a Nguồn vốn

Vốn đầu tư và cơ sở vật chất: Trong việc chuyển chăn nuôi sang tập trungthì vốn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu Có vốn mới xây dựng được chuồngtrại, đồng thời thực hiện các bước tiếp theo cho hoạt động kinh doanh có hiệuquả Các hộ gia đình, các trang trại sẽ dùng vốn này để mua sắm các các yếu tốđầu vào cho quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệulao động Có vốn các hộ gia đình, các trang trại có điều kiện đầu tư mở rộng quy

mô chăn nuôi, đầu tư trang thiết bị Ngoài nguồn vốn của các chủ hộ, Nhà nướcdùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông,

hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước Tuy nhiên việc vay vốn, huy động vốncủa các hộ nông dân rất khó khăn; nếu có vay được thì tỷ lệ số hộ có nhu cầuđược vay cũng rất hạn chế và số lượng vốn vay cũng không đáp ứng đủ nhu cầu

mở rộng sản xuất Vì vậy, một trong những vấn đề phải giải quyết đó là nguồnvốn hỗ trợ cho các cơ sở

b Giống lợn

Con giống, có thể nói giống là tiền đề cho sự phát triển của đàn lợn nuôi,

là điều kiện quan trọng để hộ gia đình tăng quy mô cả về số lượng và chất lượngcủa đàn Giống có vị trí đặc biệt quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹthuật và hiệu quả kinh tế chăn nuôi Trong chăn nuôi yếu tố giống chiếm tới 22%giá thành Nhưng việc kiểm soát chất lượng giống vật nuôi hiệu quả thấp và đang

bị thả nổi Tình trạng nhập giống lợn thịt về nuôi thành lợn giống bố mẹ lànguyên nhân khiến đàn lợn giống trong nước thoái hóa nhanh, chất lượng kém,làm giảm năng suất trong chăn nuôi đã góp phần đẩy giá thành tăng lên Ở nước

ta hiện nay, tùy điều kiện tự nhiên của từng địa phương, khả năng của chủ hộ màcác giống lợn với đặc điểm của mình sẽ được chọn nuôi khác nhau (Vũ ĐìnhTôn, 2009)

Trang 34

c Thức ăn chăn nuôi

Về thức ăn chăn nuôi, trong chăn nuôi thức ăn được coi là nền tảng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của đàn lợn Thức ăn là điều kiện nuôi dưỡng, là cơ

sở nâng cao năng lực sản xuất của đàn lợn nuôi Hiệu quả kinh tế của chăn nuôilợn phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức ăn Vì vậy, việc xây dựng khẩuphần ăn đáp ứng nhu cầu của đàn lợn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽmang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi

d Dịch bệnh và công tác thú y

Lợn là sinh vật sống có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trườngsống Trong môi trường chăn nuôi có rất nhiều mầm mống dịch bệnh gây hại chosức khỏe đàn lợn, làm hạn chế sự phát triển của đàn, ảnh hưởng tới năng suất,chất lượng chăn nuôi Chính vì thế cần coi trọng công tác thú y, đặc biệt từ thú ycấp cơ sở, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thú y

đ Trình độ kiến thức

Chăn nuôi tập trung đòi hỏi người chăn nuôi phải có nhận thức cao về kỹthuật chăn nuôi, về thị hiếu thị trường, người dân phải là người sáng suốt, quyếtđoán, dám thử sức và chấp nhận Có như vậy, họ mới dám đầu tư, mới chủ độngtrong sản xuất kinh doanh Phần lớn chăn nuôi sử dụng lao động nông hộ, nhânlực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởngtrực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ Đặc biệt là tuổi,giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết địnhđến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạnđầu tư sản xuất kinh doanh Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ nhằm phát triển chăn nuôilợn theo hướng trang trại tập trung

e Khoa học kỹ thuật

Về khoa học công nghệ, tiến bộ trong khoa học công nghệ sẽ làm tăngnăng suất trong chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho ngườisản xuất dẫn đến tăng cung hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng

đa dạng của người tiêu dùng không chỉ trong mà còn cả ngoài nước

ê Phương thức chăn nuôi lợn thịt

Có 3 phương thức chăn nuôi cơ bản hiện nay, bao gồm: Chăn nuôi côngnghiệp, bán công nghiệp và tận dụng Quyết định lựa chọn phương thức chăn

Trang 35

nuôi lợn thịt có quan hệ mật thiết với tính công nghiệp hóa, trình độ sản xuấthàng hóa trong lĩnh vực chăn nuôi, nếu tỷ lệ người dân quyết định lựa chọnphương thức nuôi công nghiệp tăng lên điều đó đồng nghĩa với tính chuyên mônhóa, khả năng sản xuất hàng hóa sẽ tăng và ngược lại (Phạm Xuân Thanh và MaiThanh Cúc, 2014) Phương thức chăn nuôi tận dụng, manh mún, phụ thuộc lớnvào nguồn thức ăn, lao động dư thừa và có sẵn thường thấy ở hình thức chăn nuôi

hộ nhỏ lẻ Do phương thức chăn nuôi mang tính tận dụng nên các biện phápphòng dịch thông qua thức ăn, con giống ít được chú ý (Trần Đình Thao, 2013)

Phương thức chăn nuôi công nghiệp thể hiện quá trình chăn nuôi ở trình

độ cao hơn, tuy nhiêu đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư lớn hơn Phương thức chănnuôi bán công nghiệp là sự kết hợp của phương thức chăn nuôi công nghiệp vàtận dụng Phương thức chăn nuôi công nghiệp có vai trò quan trọng trong quátrình phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng (Phạm XuânThanh và Mai Thanh Cúc, 2014)

Quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi nóichung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau với mức độ cũng rất khác nhau.Điều đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định của các cơ sở chăn nuôi đó là vốn đầu

tư, đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu cho xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi.Thứ hai là diện tích đất sản xuất (phục vụ phát triển chăn nuôi) Trình độ nhậnthức của người chăn nuôi, thu nhập bình quân, tình trạng tham gia liên kết cũng

có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi của hộ Đâycũng là những yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt trên thế giới

Do nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từ lợn tăng nên chăn nuôi lợn trênthế giới phát triển nhanh chóng Theo thống kê năm 2005 của Tổ chức LươngNông thế giới (FAO), các nước phát triển chăn nuôi lợn đứng đầu thế giới (tínhtheo số lượng) bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Thái Lan, Đan Mạch, ViệtNam, Đức, Nga, Canada, Bỉ Những nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất là Mỹ,Canada

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo tổng sản lượng thịt của các nước sản xuất chủyếu trên thế giới năm 2014 sẽ đạt 260,04 triệu tấn, tăng 1,6% so với 256,06 triệutấn ước tính đạt trong năm 2013, và tiếp tục tăng so với 251,89 triệu tấn của năm

2012 Trong đó, tổng sản lượng thịt lợn thế giới sẽ đạt 108,92 triệu tấn, tăng

Trang 36

1,3% so với 107,51 triệu tấn ước đạt trong năm 2013, và tăng so với 105,65 triệutấn của năm 2012 Tổng mức tiêu dùng thịt trên thế giới năm 2014 dự báo đạt255,92 triệu tấn, tăng 1,5% so với 252,19 triệu tấn ước tính đạt trong năm 2013.Trong đó, tổng mức tiêu dùng thịt lợn dự báo đạt 108,67 triệu tấn, tăng 1,3% sovới 107,24 triệu tấn ước đạt trong năm 2013 Tổng xuất khẩu thịt trên thế giớinăm 2014 dự báo đạt 27,90 triệu tấn, tăng 3,2% so với 27,03 triệu tấn ước tínhđạt trong năm 2013 Trong đó, tổng xuất khẩu thịt lợn dự báo đạt 7,24 triệu tấn,tăng 2,6% so với 7,06 triệu tấn ước đạt trong năm 2013 (Bộ NN&PTNT, 2014).2.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt của Trung Quốc

Tổng đàn lợn thịt của Trung Quốc năm 2009 đạt 450,98 triệu con, tăng4% so với 433,46 triệu con năm 2008 Đến năm 2013, con số này tăng lên đến482,25 triệu con, nâng mức tăng bình quân trong 5 năm lên 11,26%/năm Sảnlượng tăng nhờ hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ nhằm nhanh chóng kích thích sảnxuất và hạ giá thịt lợn tiêu dùng

Tổng mức tiêu dùng thịt lợn ở Trung Quốc dự báo tăng nhờ giá thịt lợngiảm, kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng Ở Trung Quốc, nước chiếm gần 50%sản lượng thịt lợn thế giới, sản lượng đã tăng đáng kể trong mấy năm qua và dựbáo sản lượng năm 2014 sẽ đạt kỷ lục mới 54,70 triệu tấn nhờ chi phí đầu vàođược kỳ vọng sẽ giảm và nhu cầu giá tăng Chính phủ trợ cấp cho lợn nái đãkhuyến khích người chăn nuôi lợn duy trì đàn lợn bất chấp lợi nhuận thấp trongnăm 2013 do giá vật tư đầu vào tăng cao và tốc độ tăng trưởng nhu cầu yếu đi(Bộ NN&PTNT, 2014)

2.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt của các nướctrong liên minh Châu Âu

Sản lượng thịt lợn năm 2015 của các nước trong liên minh Châu Âu dựbáo sẽ vẫn ở mức 22,45 triệu tấn, mặc dù giá thức ăn chăn nuôi giảm và số lượnggiết mổ giảm được bù lại nhờ trọng lượng lợn khi giết mổ tăng Xuất khẩu thịtlợn của liên minh Châu Âu dự báo sẽ vẫn ở mức 2,20 triệu tấn của năm 2014 (BộNN&PTNT, 2015)

Để có bước phát triển lớn trong chăn nuôi lợn thịt nói trên, các nước liênminh Châu Âu tập chung các chính sách ưu tiên chăn nuôi theo quy mô lớn, hìnhthành các chuỗi tiêu thụ chặt chẽ Đặc biệt quan tâm vào khoa học, công nghệtrong chăn nuôi, chọn và tạo giống mới có năng suất và phẩm chất tốt, đáp ứngđược nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp chế biến cũng

Trang 37

được khuyến khích phát triển nhằm đưa lợn thịt trở thành đầu vào quan trọng chongành chế biến.

2.2.1.3 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt của Hàn Quốc

Sản lượng thịt lợn của Hàn Quốc năm 2009 đạt khoảng 1 triệu tấn, giảm

so với 1,056 triệu tấn của năm 2008 chủ yếu do giá thức ăn chăn nuôi lợn vẫn ởmức cao Giá thức ăn tổng hợp trong chăn nuôi lợn tiếp tục tăng cho tới tháng12/2008 làm cho trên 1000 hộ nuôi lợn phải từ bỏ chăn nuôi lợn trong quí4/2008 do chi phí quá cao Thuế suất hải quan giảm ở Hàn Quốc được kỳ vọng

sẽ giúp tăng nhu cầu nhập khẩu, nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ tăng, đạt 425 ngàntấn Sản lượng của Hàn Quốc sẽ giảm vừa phải, xuống còn 1,16 triệu tấn (BộNN&PTNT, 2014)

Giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, kết hợp với ảnh hưởng của bối cảnhkinh tế suy thoái và bùng phát dịch lở mồm long móng năm 2011 khiến sảnlượng tiêu thụ lợn thịt có xu hướng giảm và đó cũng chính là nguyên nhân khiếnsản lượng lợn thịt ở Hàn Quốc giảm mạnh trong năm 2011, xuống còn 8,17 triệucon (thấp nhất từ năm 2007 đến nay) Với những bất lợi ngành chăn nuôi lợn thịtđang đối mặt trong giai đoạn này, Hàn Quốc đã thúc đẩy tái cơ cấu ngành chănnuôi theo hướng gắn sản xuất với ngành công nghiệp chế biến và hướng đến xuấtkhẩu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, khuyến khích chăn nuôi theo quy

mô lớn Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế đồng thời những nỗ lực trongphục hồi chăn nuôi lợn sau dịch lở mồm long móng cũng đã đem lại cho ngànhchăn nuôi lợn ở Hàn Quốc những kết quả quan trọng (Bộ NN&PTNT, 2013) Sảnlượng lợn đã tăng đột biến từ 8,17 triệu con năm 2011 lên 9,92 triệu con năm

2012 và giữ ở mức 9,91 triệu con năm 2013

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại Việt Nam2.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Bắc Kạn

Chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, gia trại đang trở thành xu hướngđược nhiều hộ gia đình lựa chọn Xét về điều kiện chăn nuôi, tỉnh Bắc Kạn cónhiều lợi thế để nhân rộng các mô hình chăn nuôi lợn với quy mô lớn, tập trungbởi quỹ đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, thị trường đầu ra ngày càng mở rộng

Do vậy, chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, gia trại đang là hướng đi cần đượcquan tâm phát triển

Vài năm gần đây, cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có

sự chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức chăn

Trang 38

nuôi bán công nghiệp tiến lên phương thức chăn nuôi công nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa Xét về điều kiện chăn nuôi, tỉnh Bắc Kạn có nhiều quỹ đất tựnhiên có thể quy hoạch thành những vùng chăn nuôi lợn, nguồn thức ăn cho lợndồi dào, khả năng tiêu thụ sang các tỉnh bạn cũng như xuất khẩu là rất lớn ÔngNguyễn Đình Điệp, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Kạn cho biết: Ngành đãxây dựng trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó lĩnh vực chănnuôi tập trung đưa chăn nuôi trở thành ngành chính Đối với chăn nuôi lợn, làđiểm ưu tiên, ngành nông nghiệp khuyến khích theo hướng trang trại, gia trại,ngoài ra cũng khuyến khích chăn nuôi hộ gia đình Mặc dù vậy, việc phát triểnchăn nuôi lợn theo quy mô trang trại hay gia trại trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫncòn gặp không ít khó khăn do người dân thiếu vốn mở rộng sản xuất, tâm lý sợrủi do và chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi Mặt khác, tỉnh BắcKạn vẫn chưa ban hành được các cơ chế hỗ trợ phù hợp để giúp người chăn nuôi

mở rộng sản xuất Theo thống kê, thời điểm này tỉnh Bắc Kạn có khoảng trên200.000 con lợn, trong đó chủ yếu vẫn là lợn thịt Việc phát triển chăn nuôi lợntheo hướng trang trại, gia trại hầu hết là tự phát tại các hộ gia đình Qua đánh giácủa ngành nông nghiệp, các trang trại nuôi lợn bước đầu đã thu được những kếtquả tích cực, làm thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân Với những tiềmnăng thế mạnh của mình, tỉnh Bắc Kạn hoàn toàn có thể mở rộng các mô hìnhchăn nuôi lợn quy mô lớn, tập trung, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi(Trung Đoàn, 2015)

2.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa

Ngoài những chính sách của tỉnh, nhiều địa phương còn có chính sáchkhuyến khích, kích cầu riêng, như: Huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 300triệu đồng/trang trại có quy mô vừa, huyện Quảng Xương hỗ trợ 100 triệuđồng/trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn

Để chăn nuôi lợn phát triển theo hướng bền vững, phát huy tối đa hiệu quảkinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, tỉnh đã ban hànhnhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triểnchăn nuôi lợn theo hướng tập trung, quy mô lớn, như: Hỗ trợ 200 triệuđồng/trang trại miền xuôi và 250 triệu đồng/trang trại miền núi đối với trang trạichăn nuôi lợn ngoại có quy mô 100 nái ngoại hoặc 750 con lợn thịt trở lên; hỗ trợ

100 triệu đồng/trang trại miền xuôi và 120 triệu đồng/trang trại miền núi đối vớitrang trại chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 50 đến 100 con lợn nái sinh sản hoặc

350 đến dưới 750 con lợn thịt ngoại

Trang 39

Ngoài những chính sách của tỉnh, nhiều địa phương còn có chính sáchkhuyến khích, kích cầu riêng, như: Huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 300triệu đồng/trang trại có quy mô vừa, huyện Quảng Xương hỗ trợ 100 triệuđồng/trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo cùng những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đãtạo động lực cho nhiều hộ dân phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi Riêng năm

2014, toàn tỉnh đã phát triển được 113 trang trại lợn có quy mô lớn và vừa

Mặc dù ngành chăn nuôi tỉnh ta những năm gần đây đã có bước phát triểnmới Song, những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năngcủa địa phương Vì vậy, để tạo ra bước đột phá trong phát triển chăn nuôi nóichung và chăn nuôi lợn nói riêng, tỉnh sẽ cho xây dựng và hình thành các vùngchăn nuôi lợn ngoại trang trại tập trung có tỷ lệ nạc cao theo hướng chăn nuôicông nghiệp khép kín, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Với mục tiêu xây dựng được 5 trang trại quy mô lớn từ 1.000 đến 5.000nái ngoại hướng nạc/trang trại trong năm 2015 và đến năm 2020 xây dựng được

38 trang trại, ngành nông nghiệp đã và đang xây dựng kế hoạch và bố trí quỹ đất

để phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung Trong đó, vùng thành phố, ven thànhphố, khu công nghiệp sẽ được phát triển chăn nuôi lợn chất lượng cao phục vụcông nghiệp chế biến xuất khẩu, chủ yếu chăn nuôi lợn 3 máu ngoại, dự kiến tỷ

lệ trang trại chăn nuôi lợn chiếm 30% trong tổng số trang trại chăn nuôi lợn trênđịa bàn tỉnh Vùng đồng bằng ven biển và trung du sẽ được chăn nuôi lợn 3/4máu ngoại hoặc lợn 7/8 máu ngoại, với tỷ lệ trang trại chăn nuôi lợn chiếm 55%tổng số trang trại chăn nuôi lợn Vùng núi sẽ được bố trí để nuôi lợn thịt máungoại, dự kiến tỷ lệ trang trại ở vùng này sẽ chiếm 15% trong tổng số trang trạichăn nuôi lợn

Được biết, năm 2014 vừa qua, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dươngđầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 7.000 con tại xãMinh Tiến (Ngọc Lặc), tổng vốn đăng ký 800 tỷ đồng và diện tích được bố trí đểthực hiện dự án dự kiến là 411 ha; trong đó, 10 ha sẽ được sử dụng để xây dựngnhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 100.000 tấn/năm, 61 ha dùng đểxây dựng trang trại chăn nuôi lợn có quy mô 7.000 con và diện tích còn lại sửdụng để trồng cỏ, ngô, sắn là thức ăn cho lợn và nguyên liệu để sản xuất thức ănchăn nuôi

Tin rằng, với định hướng đúng đắn cùng những giải pháp phù hợp, chăn

Trang 40

nuôi lợn của tỉnh sẽ có bước phát triển vượt bậc, hình thành và phát triển đượcvùng chăn nuôi lợn tập trung như mục tiêu đã đề ra (Hương Thơm, 2015).

2.2.2.3 Bài học Kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyệnYên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt luôn đóng vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Yên Lạc Trong giai đoạn 2010 –

2015, sản xuất nông nghiệp của huyện từng bước phát triển vững chắc Các nghịquyết, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nôngdân được thực hiện hiệu quả Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản hàngnăm đạt mục tiêu đề ra; cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng sảnxuất hàng hóa; nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao được đưavào sản xuất; các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được tăng cường

áp dụng

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển chăn nuôi song hiệnnay tổ chức sản xuất chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hướng côngnghiệp, công nghệ cao còn hạn chế… Để khắc phục những hạn chế đó, huyệnxác định cần tăng cường đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tậndụng lợi thế vốn có về điều kiện tự nhiên, huyện chỉ đạo các địa phương bám sátcác chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về tái cơ cấu ngành Nôngnghiệp; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp dựatrên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường; tăngcường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi; khuyến khích các tổchức, cá nhân áp dụng công nghiệp hóa, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nângcao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành một số trang trại chăn nuôi quy

mô lớn, tuy nhiên, số lượng còn ít, các trang trại hiện đại, đảm bảo vệ sinh môitrường chưa nhiều Vì vậy, giai đoạn 2016 – 2020, huyện Yên Lạc đề ra mục tiêutiếp tục vận động bà con nông dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theohướng công nghiệp, đưa sản xuất ra xa khu dân cư; phát triển nhanh đàn lợn.Riêng năm 2016, huyện quy hoạch thêm 45 ha chăn nuôi tập trung; gắn chănnuôi với chế biến, hình thành liên kết chuỗi

Các yếu tố tích cực trong chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Lạc

- Lợn lai, lợn ngoại chiếm tỷ lệ cao, do đó năng suất, sản lượng thịt hơixuất chuồng tăng; một số giống mới cao sản được đưa vào lai tạo cải tạo đàn lợnbằng tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

Ngày đăng: 26/12/2018, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w