BÀI 6 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẢY XA 1. Hướng dẫn chung Học sinh lớp 8 và lớp 9, mỗi lớp có 8 tiết học nhảy xa kiểu “Ngồi”. Phương pháp giảng dạy nhảy xa cho HS THCS sẽ được trình bày thành 2 phần, tương ứng với hai đối tượng đó trên cơ sở các yêu cầu mà chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định. Nhảy xa là môn khá hấp dẫn với HS, do đặc điểm phải dùng sức tích cực (cả khi chạy đà và khi giậm nhảy) nên cần chú ý an toàn tập luyện thông qua khởi động kỉ; đường chạy đà bằng phẳng, không trơn trượt, hố nhảy phải đủ các và được xới thường xuyên. Không xếp học nhảy xa cùng một nội dung cũng đòi hỏi dùng sức hai chân. Để nâng cao thành tích nhảy xa, ngoài việc dạy kĩ thuật, cần chú ý phát triển tốc độ chạy đà và sức mạnh giậm nhảy. 2. Khắc phục khó khăn về điều kiện giảng dạy nhảy xa Do ít hố nhảy, nên chia thành các nhóm để khi không được nhảy ở hố cát HS vẫn được tập, không phải chờ đợi thụ động. Nếu cát trong hố không đủ, có thể vun vào một khu và điều chỉnh điểm giậm nhảy để rơi đúng khu đó. Do lực giậm nhảy yếu nên thời gian bay trên không của HS thường ngắn, không đủ để thực hiện kĩ thuật. Để khắc phục nên làm bục (như bục giậm nhảy của môn Thể dục dụng cụ) vừa tăng lực giậm vừa cho HS được nhảy từ trên cao nên thời gian bay được lâu. Chỉ cần chú ý sao cho khi giậm nhảy bục không bị lật. Nếu không có bục, có thể đắp đất hoặc bao cát thay thế. Cần tạo và sử dụng các mốc để HS phấn đấu (treo bóng ở độ cao mà sau khi giậm nhảy HS phải chạm được bộ phận nào đó của cơ thể vào), nhưng phải đảm bảo các vật chuẩn không gây ức chế hoặc nguy hiểm cho HS. 3. Tiến trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa Tiến trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” cho HS lớp 8, 9 Theo định hướng của chương trình, 8 tiết học nhảy xa, HS phải biết: Xác định chân giậm nhảy. Biết cách đo và điều chỉnh đà. Biết kĩ thuật bay trên không kiểu “Ngồi”. Bước đầu hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Ôn và học mới một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật bật nhảy xa. Khi tiến hành dạy kĩ thuật một kiểu nhày nào đó, giáo viên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Xây dựng khái niệm kỹ thuật. Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ. Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ trên không. Dạy kỹ thuật bay trên không kiểu “ngồi” và rơi xuống cát. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa. Nhiệm vụ 1 : Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: Giới thiệu, làm mẫu, phân tích cho xem ảnh kỹ thuật, xem phim (nếu có điều kiện) kiểu nhảy và làm quen. Cho học sinh nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy và nắm đặc điểm của từng học sinh (mỗi HS nên thực hiện từ 35 lần). Tập chạy tăng tốc độ 3050m. Nhiệm vụ 2 : Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ trên không thông qua các biện pháp sau: Làm mẫu và phân tích kỹ thuật. Tại chỗ tập đặt chân giậm và giậm nhảy. Đi 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy bước bộ. Chạy đà 1 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (36 lần liên tục). Chạy đà 3 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (23 lần liên tục). Chạy đà 3 5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao (bóng, lưới bóng chuyền hoặc cành lá). Chạy đà 35 bước giậm nhảy bước bộ qua xà thấp cao 40cm – 50cm đặt cách ván giậm một nửa đường bay. Nhiệm vụ 3 : Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ thông qua các biện pháp sau: Làm mẫu, phân tích kĩ thuật đo đà và chạy đà. Tập đo đà 57 bước. Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (24 lần liên tục). Chạy đà 7 – 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố. Chạy đà 13 – 15 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm nhảy đúng ván giậm nhảy). Nhiệm vụ 4 : Dạy kỹ thuật bay trên không kiểu “ngồi” và rơi xuống cát thông qua các biện pháp sau: Làm mẫu, phân tích kĩ thuật. Tại chỗ giậm nhảy – rơi xuống bằng hai chân. Chạy đà 35 bước giậm nhảy qua bục cao 4050cm đặt nửa đoạn đường bay; thu chân giậm hợp với chân lăng rơi xuống hố cát bằng hai chân (chú ý thu chân giậm). Chạy đà 79 bước giậm nhảy qua bục cao 4050cm đặt nửa đoạn đường bay; thu chân giậm hợp với chân lăng; nâng cao đùi về sát ngực rơi xuống hố cát bằng hai chân (chú ý nâng đùi sát ngực). Nhảy xa với đà ngắn đến quá nửa đường bay thu chân giậm về trước, cùng với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước (chú ý lăng duỗi cẳng chân). Nhảy xa kiểu ngồi với đà ngắn và trung bình. Nhiệm vụ 5 : Dạy kỹ thuật nhảy kiểu “ưỡn thân” thông qua các biện pháp sau: Làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác. Tại chỗ, từ tư thế bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) sau đó bật về trước, rơi xuống bằng hai chân. Chạy đà 13 bước giậm nhảy bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) rơi xuống bằng chân lăng. Chạy đà 13 bước giậm nhảy bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) rơi xuống bằng chân lăng liên tục (24 lần). Đứng trên bục cao làm động tác ưỡn thân rơi xuống hố cát. Chạy đà 35 bước, giậm nhảy bước bộ ưỡn thân – rơi xuống cát bằng 2 chân. Chạy đà 79 bước giậm nhảy bước bộ, miết gót chân lăng chạm vào vật chuẩn đặt cách ván giậm 1,5 – 1,8m. Nhảy xa ưỡn thân với chiều dài đà tăng dần. Nhiệm vụ 6: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy quy định, xác định cự ly đà chính thức. Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định. Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả. 4. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực Nhảy xa cũng là một môn nhấp dẫn HS của điền kinh. Để động viên tinh thần học tập của HS khi tập nhảy xa, GV có thể sử dụng các biện pháp sau: Dùng bục giậm nhảy hoặc cho giậm nhảy từ trên cao để thời gian bay trên không lâu, vừa dễ thực hiện kĩ thuật, vừa gây hưng phấn tập cho HS. Hướng dẫn HS chuẩn bị hố nhảy sạch đẹp, đúng quy cách; nếu hố nhảy ít cát, phải có biện pháp giải quyết trước. Thường xuyên xác định các “đích” để HS phấn đấu hoặc thi đua giữa từng cá nhân hoặc tổ, nhóm (nhảy xa hơn, kĩ thuật chính xác hơn…). Cho HS tham gia đánh giá những lần nhảy “đúng”, “sai”, “xấu”, “đẹp”… Chú ý nêu gương các HS có tinh thần thái độ và kết quả học tập tốt (tự giác xới cát, quan tâm sửa kĩ thuật sai của bạn, cố gắng tập thêm và có kết quả rõ ràng…) cho làm mẫu để cả lớp học tập. Giao nhiệm vụ giúp các bạn chậm tiến… Nếu có thể, nên có những lần kiểm tra thử (không cần kiểm tra nhiều, chỉ lấy các điển hình tốt và chưa tốt để HS có mốc phấn đấu cụ thể). Nêu các câu hỏi buộc HS phải tư duy, suy nghỉ, tập trung tư tưởng.
Trang 1BÀI 6 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẢY XA
1 Hướng dẫn chung
- Học sinh lớp 8 và lớp 9, mỗi lớp có 8 tiết học nhảy xa kiểu “Ngồi” Phương pháp giảng dạy nhảy xa cho
HS THCS sẽ được trình bày thành 2 phần, tương ứng với hai đối tượng đó trên cơ sở các yêu cầu mà chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định
- Nhảy xa là môn khá hấp dẫn với HS, do đặc điểm phải dùng sức tích cực (cả khi chạy đà và khi giậm nhảy) nên cần chú ý an toàn tập luyện thông qua khởi động kỉ; đường chạy đà bằng phẳng, không trơn trượt, hố nhảy phải đủ các và được xới thường xuyên
- Không xếp học nhảy xa cùng một nội dung cũng đòi hỏi dùng sức hai chân
- Để nâng cao thành tích nhảy xa, ngoài việc dạy kĩ thuật, cần chú ý phát triển tốc độ chạy đà và sức mạnh giậm nhảy
2 Khắc phục khó khăn về điều kiện giảng dạy nhảy xa
- Do ít hố nhảy, nên chia thành các nhóm để khi không được nhảy ở hố cát HS vẫn được tập, không phải chờ đợi thụ động
- Nếu cát trong hố không đủ, có thể vun vào một khu và điều chỉnh điểm giậm nhảy để rơi đúng khu đó
- Do lực giậm nhảy yếu nên thời gian bay trên không của HS thường ngắn, không đủ để thực hiện kĩ thuật
Để khắc phục nên làm bục (như bục giậm nhảy của môn Thể dục dụng cụ) vừa tăng lực giậm vừa cho HS được nhảy từ trên cao nên thời gian bay được lâu Chỉ cần chú ý sao cho khi giậm nhảy bục không bị lật Nếu không
có bục, có thể đắp đất hoặc bao cát thay thế
- Cần tạo và sử dụng các mốc để HS phấn đấu (treo bóng ở độ cao mà sau khi giậm nhảy HS phải chạm được bộ phận nào đó của cơ thể vào), nhưng phải đảm bảo các vật chuẩn không gây ức chế hoặc nguy hiểm cho HS
3 Tiến trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa
* Tiến trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” cho HS lớp 8, 9
Theo định hướng của chương trình, 8 tiết học nhảy xa, HS phải biết:
- Xác định chân giậm nhảy
- Biết cách đo và điều chỉnh đà
- Biết kĩ thuật bay trên không kiểu “Ngồi”
- Bước đầu hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”
- Ôn và học mới một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật bật nhảy xa
Khi tiến hành dạy kĩ thuật một kiểu nhày nào đó, giáo viên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng khái niệm kỹ thuật
- Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ
- Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ trên không
- Dạy kỹ thuật bay trên không kiểu “ngồi” và rơi xuống cát
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa
Nhiệm vụ 1 : Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:
- Giới thiệu, làm mẫu, phân tích cho xem ảnh kỹ thuật, xem phim (nếu có điều kiện) kiểu nhảy và làm quen
- Cho học sinh nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy và nắm đặc điểm của từng học sinh (mỗi HS nên thực hiện từ 3-5 lần)
- Tập chạy tăng tốc độ 30-50m
Nhiệm vụ 2 : Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ trên không thông qua các biện pháp sau:
- Làm mẫu và phân tích kỹ thuật
- Tại chỗ tập đặt chân giậm và giậm nhảy
- Đi 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy bước bộ
- Chạy đà 1 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (3-6 lần liên tục)
- Chạy đà 3 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (2-3 lần liên tục)
- Chạy đà 3 -5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao (bóng, lưới bóng chuyền hoặc cành lá)
- Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ qua xà thấp cao 40cm – 50cm đặt cách ván giậm một nửa đường bay
Nhiệm vụ 3 : Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ thông qua các biện pháp sau:
- Làm mẫu, phân tích kĩ thuật đo đà và chạy đà
Trang 2- Tập đo đà 5-7 bước
- Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (2-4 lần liên tục)
- Chạy đà 7 – 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố
- Chạy đà 13 – 15 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm nhảy đúng ván giậm nhảy)
Nhiệm vụ 4 : Dạy kỹ thuật bay trên không kiểu “ngồi” và rơi xuống cát thông qua các biện pháp sau:
- Làm mẫu, phân tích kĩ thuật
- Tại chỗ giậm nhảy – rơi xuống bằng hai chân
- Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy qua bục cao 40-50cm đặt nửa đoạn đường bay; thu chân giậm hợp với
chân lăng - rơi xuống hố cát bằng hai chân (chú ý thu chân giậm).
- Chạy đà 7-9 bước giậm nhảy qua bục cao 40-50cm đặt nửa đoạn đường bay; thu chân giậm hợp với
chân lăng; nâng cao đùi về sát ngực - rơi xuống hố cát bằng hai chân (chú ý nâng đùi sát ngực).
- Nhảy xa với đà ngắn đến quá nửa đường bay thu chân giậm về trước, cùng với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước (chú ý lăng duỗi cẳng chân)
- Nhảy xa kiểu ngồi với đà ngắn và trung bình
Nhiệm vụ 5 : Dạy kỹ thuật nhảy kiểu “ưỡn thân” thông qua các biện pháp sau:
- Làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác
- Tại chỗ, từ tư thế bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) sau đó bật về trước, rơi xuống bằng hai chân
- Chạy đà 1-3 bước giậm nhảy bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) rơi xuống bằng chân lăng
- Chạy đà 1-3 bước giậm nhảy bước bộ làm động tác ưỡn thân (ép miết chân lăng và căng thân) rơi xuống bằng chân lăng liên tục (2-4 lần)
- Đứng trên bục cao làm động tác ưỡn thân rơi xuống hố cát
- Chạy đà 3-5 bước, giậm nhảy bước bộ - ưỡn thân – rơi xuống cát bằng 2 chân
- Chạy đà 7-9 bước giậm nhảy bước bộ, miết gót chân lăng chạm vào vật chuẩn đặt cách ván giậm 1,5 – 1,8m
- Nhảy xa ưỡn thân với chiều dài đà tăng dần
Nhiệm vụ 6: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:
- Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy quy định, xác định cự ly đà chính thức
- Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định
- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả
4 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực
Nhảy xa cũng là một môn nhấp dẫn HS của điền kinh Để động viên tinh thần học tập của HS khi tập nhảy
xa, GV có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Dùng bục giậm nhảy hoặc cho giậm nhảy từ trên cao để thời gian bay trên không lâu, vừa dễ thực hiện
kĩ thuật, vừa gây hưng phấn tập cho HS
- Hướng dẫn HS chuẩn bị hố nhảy sạch đẹp, đúng quy cách; nếu hố nhảy ít cát, phải có biện pháp giải quyết trước
- Thường xuyên xác định các “đích” để HS phấn đấu hoặc thi đua giữa từng cá nhân hoặc tổ, nhóm (nhảy
xa hơn, kĩ thuật chính xác hơn…) Cho HS tham gia đánh giá những lần nhảy “đúng”, “sai”, “xấu”, “đẹp”…
- Chú ý nêu gương các HS có tinh thần thái độ và kết quả học tập tốt (tự giác xới cát, quan tâm sửa kĩ thuật sai của bạn, cố gắng tập thêm và có kết quả rõ ràng…) cho làm mẫu để cả lớp học tập Giao nhiệm vụ giúp các bạn chậm tiến…
- Nếu có thể, nên có những lần kiểm tra thử (không cần kiểm tra nhiều, chỉ lấy các điển hình tốt và chưa tốt để HS có mốc phấn đấu cụ thể)
- Nêu các câu hỏi buộc HS phải tư duy, suy nghỉ, tập trung tư tưởng