Ngày 30 tháng 5 năm 2002, NHNN đưa ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín d
Trang 1Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
BÁO CÁO NHÓM
LÃI SUẤT
Học phần: Thị trường và định chế tài chính Giảng viên: Hà Lê Hồng Ngọc
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - Lớp: 43K28
Trần Hoàng Anh
Huỳnh Thị Cẩm Chướng
Lê Thị Phượng Hằng
Đào Thị Na
Huỳnh Thị Thanh Nhi
Nguyễn Ngọc Thiện
Vũ Thị Khánh Vân
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bài báo cáo này, Nhóm 2 xin được trình bày diễn biến biến động của lãi suất ở Việt Nam từ năm 2000-2018 Phần phân tích chia thành
4 giai đoạn: 2000-2004; 2005-2009; 2010-2014 và 2015-2018 Trong quá trình trình bày các phân tích, nhóm cũng đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khiến lãi suất thay đổi, đồng thời ảnh hưởng của các chính sách của Nhà nước lên lãi suất.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
I Giai đoạn từ 2000-2004 4
II Giai đoạn 2005-2009 5
III Giai đoạn 2010-2014 8
IV Giai đoạn từ 2015–2018 10
Trang 4I Giai đoạn từ 2000-2004
Lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm theo quyết định 242/2000/QĐ - NHNN Đến ngày 02/08/2000 thay thế cơ chế lãi suất: tăng lãi suất cơ bản công bố lần đầu ngày 30/05/2000 là 7,2%/năm lên 9%/năm ngày 05/08/2000 Thời kỳ này, nền kinh tế đi vào thời kỳ giảm phát: Giá cả liên tục giảm, tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản suất cầm chừng đặc biệt là khu vực nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,75%/năm, tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng lớn
Lãi suất cơ bản năm 2001 thay đổi 4 lần từ 9%/năm xuống còn 7,2%/năm
Tháng 5-2001, ngân hàng nhà nước áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ Và cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng
Tháng 06/ 2001: trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung – cầu vốn trên thị trường trong từng thời kỳ Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ
ra nước ngoài
Với những biện pháp đã áp dụng đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế; mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh đã được phục hồi nhanh chóng
Tháng 6/2002, NHNN đã cho phép áp dụng cơ chế lãi su ất thỏa thuận trong cả huy động và cho vay vốn nước ta vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu á chỉ sau có Trung Quốc (8%)
Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9% Trước tình hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trưòng một cách hợp lý, trong đó ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản từ 7.2%/năm lên 7.44%/năm từ ngày 01/08/2002
Nhờ các chính sách đó đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%
Ngày 30 tháng 5 năm 2002, NHNN đưa ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng NHNN không quy định biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường
Lãi suất đã được tự do hóa hoàn toàn Lãi suất cơ bản tăng nhẹ từ 7.44% (1/8/2002) đến 8.25% (12/2007)
Trang 5Lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn được duy trì tương đối ổn định Lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 5 lần từ năm 2003 dến năm 2005, lần lượt là 3%/năm – 3.5% 4%/năm – 4.5%/năm Lãi suất tái cấp vốn, sau khi nâng mức lãi suất từ 4.8% năm lên 6.6%/năm vào
2003, lãi suất tái cấp vốn chỉ dao động trong khoảng 5-6.5%/năm trong cả giai đoạn
Kể từ năm 2004, do biến động theo chiều hướng tăng mạnh của giá nguyên vật liệu trên thế giới khiến chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá cả tang nhanh chóng, mức lãi suất không theo kịp để bù đắp cho lạm phát
II Giai đoạn 2005-2009
Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế cũng tăng, Ngân hàng nhà nước không tăng lãi suất, chủ trương giữ nguyên mức lãi suất cơ bản, lãi suất cấp vốn và lãi suất chiết khấu
Bước sang giai đoạn 2005-2009, trong năm đầu tiên Lãi suất tiền gửi và huy động vốn nội tệ của các ngân hàng thương mại bình quân tăng 0,48% /năm- 0,63% /năm của mỗi kỳ hạn so với năm 2004 Lãi suất trung bình là 8,4% /năm và có
xu hướng tăng tuy còn biến động
Ngày 1/11/2005, là thời điểm gần đây nhất Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất chủ đạo USD lên 4,0%/năm Đây là lần thứ 12 kể từ tháng 6/2004 đến nay FED liên tục tăng lãi suất và cũng là mức lãi suất cao nhất của FED trong 4 năm qua Còn tính riêng từ đầu năm 2005 đến nay thì đâylà lần thứ 5 Việc điều chỉnh lãi suất của FED đã làm cho lãi suất trên các thị trường chủ chốt của thế giới cũng tăng lên, kể cả Việt Nam
Năm 2006, trước những diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới và tác động của yếu tố giá cả, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh
tế do Quốc hội đề ra, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua các công cụ lãi suất đề ổn định thị trường tiền tệ bằng sự ổn định các mức lãi suất được công bố áp dụng từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006 như sau: Lãi suất cơ bản 8,25%/năm Lãi suất chiết khấu 4,5%/năm, Lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm
Biểu đồ 1 Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2005
Biểu đồ 2 Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2006
Trang 6Kết quả trong năm 2016 so với cuối năm 2005: lãi suất huy động VNĐ tăng khoảng 0,4-0,8% /năm; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng nhẹ chủ yếu trong
4 tháng đầu năm, sau đó tăng nhanh trong 4 tháng tiếp theo, lãi suất tăng đến đỉnh điểm là 12,4% (tháng 8)
Sang đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất cơ bản 4,5%/năm Và từ ngày 1/3/2007, lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng
sẽ do chính tổ chức tín dụng ấn định theo cơ chế thỏa thuận, phù hợp với nhu cầu vốn kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trường trong nước và lãi suất thị trường quốc tế1
Lãi suất các năm đầu tăng do theo lộ trình giảm thuế được cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp tăng nhận hàng
và cần một lượng lớn USD để thanh toán Chính tín hiệu vui
từ thị trường này đã khiến đồng USD từ mức dư thừa trở nên có giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động
Đến cuối năm, lãi suất lại có xu hướng tăng do trong quý III 2007 lãi suất tiết kiệm đã
bị cắt giảm do các ngân hàng buộc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên bây giờ tăng lãi huy động cũng là cách bù vào Cuối năm thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng đã ký, chuẩn bị nguồn lực tích trữ hàng hóa mà giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào năm sau thường cao hơn năm trước nên nhu cầu vốn thường cao hơn Có lẽ đây cùng
là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng chuẩn bị một lượng vốn lớn để giải ngân vào thời điểm này
Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính:
1 Theo báo Enternews ngày 12/2/2007.
Biểu đồ 3 Lái suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2007
Trang 7 6 tháng đầu năm, lãi suất tăng mạnh:
Từ mức lãi suất tháng 1 là 9,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường… do lạm phát trong nước cao 19,39% vào 1/2008 Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các ngân hàng không muốn đẩy mạnh chú trọng cho vay mà chú trọng việc bảo đảm an toàn hoạt động
6 tháng cuối năm, lãi suất giảm mạnh:
Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% bà bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2018
Nguyên nhân đầu tiên là do các ngân hàng sau 6 tháng đầu năm đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay
để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư Thứ hai, do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND
dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND Từ 16,5%-17,5%/năm giảm về
từ 10,5%-14,5%/năm
Bước vào năm cuối giai đoạn, năm 2009, diễn biến lãi suất diễn ra như sau
Đầu năm 2009, ngày 23/1/2009, NHNN có Thông tư số 01/2009/TT về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Như vậy, tuy NHNN chưa thể tự do hóa lãi suất hoàn toàn, hoạt động cho vay trong giai đoạn này được áp dụng song song hai cơ chế trần và
Hình 1 Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ năm 2009
Trang 8thỏa thuận cho các đối tượng khác nhau Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 về việc hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng ngắn hạn, vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất- kinh doanh Trong bối cảnh
đó, lãi suất cơ bản không còn là công cụ được sử dụng thường xuyên nữa và được giữ ổn định
ở mưc 7% trong suốt năm 2009 Cuối 2009, lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên 8% và ổn định
ở mức này đến tháng 11/2010 thì được điều chỉnh lên mức 9% Một cuộc đua lãi suất mới dự đoán sẽ diễn ra vào năm 2010.2
III Giai đoạn 2010-2014
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009 Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát
Chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cân đối nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay của bản thân ngân hàng, bên cạnh đó còn chịu sự chi phối bởi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN (ĐVT: %)
Thời gian l/s cơ bản L/s tái cấp
vốn
l/s tái CK l/s cho vay
qua đêm
NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư 07/2010/TT-NHNN, Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD vay bằng VNĐ theo cơ chế lãi suất thỏa thuận (nhằm tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường, có sự quản lý của Nhà nước).3
2 Các thông tin được lấy từ các Trang thông tin Lãi suất, tapchitaichi.vn.
3 Theo trang thuvienphapluat.vn
Trang 9Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện tổng quát lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại VN
ở giai đoạn 2010-2014
Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20% trong 2 tháng đầu năm
Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%
4Về điều hành lãi suất huy động, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/3/2011 qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14% Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND Qua các đợt điều chỉnh, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm
Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ưu tiên Hiện nay, lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực này dao động trong khoảng 9%/năm từ mức cho vay 13%/năm trước đây
Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất như trên, mặt bằng lãi suất huy động
và cho vay đã giảm đáng kể, gây tác động tích cực cho nền kinh tế, cụ thể là:
4 Theo Vietstock.vn ngày 30/9/2013
Trang 10(i) Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011
xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013;
(ii) Đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương
tiện thanh toán giảm từ 18% cuối năm từ cuối năm 2011 xuống còn 12% năm 2012
(iii) Nhờ giám sát và xử lý cương quyết những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy
động, đồng thời với các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM yếu kém, tình trạng một số NHTM phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng đã được khắc phục;
(iv) Giảm nhanh lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất,
đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái lạm phát
5Trong năm 2014, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nghiệp vụ phát hành tín phiếu để điều tiết thanh khoản thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát; công cụ lãi suất cũng được NHNN điều hành hiệu quả để điều tiết thanh khoản, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản suất, tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn theo sát diễn biến lạm phát và đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã phối hợp điều hành, hài hòa lãi suất theo cả hai biện pháp gián tiếp và trực tiếp trên cơ sở thống nhất nguyên tắc đảm bảo lãi suất thực dương và đảm bảo lợi ích của người gửi tiền
Cùng với việc điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành của NHNN, hoạt động điều tiết thanh khoản trên thị trường OMO và thị trường liên ngân hàng đã giúp mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nền kinh tế bằng tiền đồng trong năm 2014 đã giảm 1-1,5%
so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
5 Thông tin lấy từ các trang Thông tin Lãi suất và tapchitaichinh.vn
Trang 11IV Giai đoạn từ 2015 – 2018
2015, lãi suất huy động bằng VNĐ giảm nhẹ với mức giảm từ 0,1-0,5% tuỳ từng kỳ hạn Mặt bằng lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2014 Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên về cơ bản giữ nguyên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, còn đối với trung và dài hạn ở mức 9-10%/năm tại các NHTM nhà nước và cao hơn khoảng 0,5-1% tại các Ngân hàng TMCP Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường giảm nhẹ 0,2-0,5%, ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn, 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn
Năm 2016, lãi suất huy động tăng khoảng 0,5-1% ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng để đáp ứng Thông tư 06 yêu cầu tỷ lệ VNH cho vay TDH hạ từ mức 60% trong năm 2016 xuống còn 50% trong năm 2017 Lãi suất có hai đợt điều chỉnh tương đối rõ vào Quý I và cuối Quý
IV Đến cuối năm, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,5-5,4%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,4-6,5%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,4-7,2%/năm
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ khá ổn định và ít biến động Lãi suất
cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giữ nguyên so năm 2014, ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường giảm nhẹ khoảng 0,2%/năm, xuống mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn, và 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay có thể từ 4-5%/năm
Đến năm 2017 thì mặt bằng lãi suất tương đối ổn định, lãi suất cho vay giảm dần, góp phần giảm chi phí, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ ngày
10/07/2017, lãi suất điều hành đã giảm thêm 0,25%; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm; lãi suất áp dụng cho các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh giảm 0,5-1%/năm; đồng thời lãi suất một số chương trình cho vay trung và dài hạn
6 Các thông tin được lấy từ các tapchitaichinh.vn và các bài báo về Thông tin lãi suất.
Biểu đồ 5 Lãi suất huy động vốn trong giai đoạn 2015-2017