1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu và xây DỰNG hệ THỐNG hỗ TRỢ QUẢN lý DỊCH vụ DU LỊCH sử DỤNG CÔNG NGHỆ GPS

110 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 14,39 MB

Nội dung

Các hệ thống này đa phần chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin mô tả về các tour du lịch, hiển thị thông tin các địa điểm du lịch ở địa phương và cung cấp chức năng đặt vé trực truyến ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ, KHÓA LUẬN CAO HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Lê Hoài

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy TS Đàm Quang Hồng Hải Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi ngày một say mê hơn trong công việc nghiên cứu của mình Thầy cũng chính là người đã tin tưởng, trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành Luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô ĐH Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ và và động viên tinh thần tôi lúc khó khăn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin dành lời cảm ơn đến gia đình tôi Họ luôn là điểm tựa vững chắc của tôi trong những lúc khó khăn nhất

Vì thời gian để thực hiện luận văn này hạn hẹp nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót Tôi kính mong sự thông cảm và chỉ bảo từ Quý Thầy Cô Cuối cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô, gia đình và các bạn một lời chúc sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống

TP Hồ Chí Minh, Ngày 7 tháng 5 năm 2017

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan về hệ thống hỗ trợ dịch vụ du lịch 5

1.1.1 Nội dụng nghiên cứu: 5

1.1.2 Hướng giải quyết: 5

1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 6

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu: 8

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu: 8

1.3 Phương pháp nghiên cứu 9

1.4 Kết luận 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ DU LỊCH 11

2.1 Khảo sát các hệ thống du lịch trên Internet 11

2.1.1 Công ty du lịch Vietravel 11

2.1.2 Công ty Du Lịch Việt 12

2.1.3 Công ty du lịch Viettourist 12

2.1.4 Ưu điểm của hệ thống được đề xuất so với những hệ thống đã có 13

2.2 Xác định yêu cầu, đối tượng trong hệ thống hỗ trợ quản lý du lịch 13

Trang 5

2.4 Mô tả ứng dụng Android của Hệ Thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch 19

2.4.1 Thiết kế Web Service 19

2.4.2 Ứng dụng Android cho khách du lịch 22

2.4.3 Ứng dụng Android cho tài xế 24

2.5 Kết luận 26

CHƯƠNG 3 TÌM HÀNH TRÌNH DU LỊCH TỐI ƯU 27

3.1 Công nghệ định vị GPS, Google Map 27

3.1.1 Công nghệ GPS 27

3.1.2 Công nghệ Google Map 28

3.3 Các thuật toán xây dựng hành trình tối ưu 30

3.3.1 Thuật toán 2-opt và 3-opt 30

3.3.2 Tabu-Search 30

3.3.3 Lin-Kernighan 31

3.3.4 Branch and Bound 31

3.3.5 Ant colony optimization 31

3.3.6 So sánh tabu-search với các thuật toán tìm kiếm 32

3.4 Xây dựng hành trình du lịch tối ưu với giải thuật Tabu Search 34

3.4.1 Tabu Search cho bài toán tìm hành trình tối ưu 34

3.4.2 Quy trình xử lý tìm hành trình tối ưu 37

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ DỊCH VỤ DU LỊCH 40

4.1 Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch 40

4.2 Mô tả chi tiết thuộc tính các bảng cơ sở dữ liệu 41

4.3 Xây dựng Web Service 47

4.3.1 Đăng nhập 48

Trang 6

4.3.2 Đăng ký thành viên 48

4.3.3 Tìm kiếm Tour 49

4.3.4 Đặt vé 49

4.3.5 Khách du lịch xem thông tin tour đã đặt 50

4.3.6 Khách du lịch xem vị trí, tìm các địa điểm xung quanh mình 51

4.3.7 Hiển thị thông tin các tour cho tài xế 52

4.3.8 Hiển thị thông tin lịch trình du lịch 52

4.3.9 Hiển thị thông tin lịch trình đón khách 53

4.3.10 Thông tin trạng thái ghế ngồi 53

4.3.11 Thông tin trạng thái ghế của khách 54

4.3.12 Cập nhật trạng thái khách 54

4.3.13 Cập nhật trạng thái xe 55

4.3.14 Khách du lịch lên lịch trình chuyến đi qua các điểm mà mình chọn 55

4.4 Kết luận 56

CHƯƠNG 5 HIỆN THỰC CÁC ỨNG DỤNG CHO HỆ THỐNG HỖ TRỢ DỊCH VỤ DU LỊCH 57

5.1 Tài nguyên hỗ trợ cho các ứng dụng của hệ thống 57

5.2 Sơ đồ chức năng người dùng 57

5.3 Chức năng tìm hành trình du lịch tối ưu 58

5.3.1 Chạy thực nghiệm chức năng tìm hành trình du lịch tối ưu 59

Trang 7

5.4.3 Chức năng cho tài xế 76

5.4.4 Chức năng cho người quản lý 80

5.5 Chức năng ứng dụng android của hệ thống 85

5.5.1 Chức năng cho khách du lịch 86

5.5.2 Chức năng cho tài xế 90

5.6 Kết luận 94

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng so sánh thuật toán Tabu-search với các thuật toán tìm kiếm…………33

Bảng 4.1 Bảng thuộc tính wp_user 41

Bảng 4.2 Bảng thuộc tính wp_ usermeta 41

Bảng 4.3 Bảng thuộc tính wp_posts 42

Bảng 4.4 Bảng thuộc tính wp_ postmeta 43

Bảng 4.5 Bảng thuộc tính wp_ terms 43

Bảng 4.6 Bảng thuộc tính wp_term_relationships 44

Bảng 4.7 Bảng thuộc tính wp_term_ taxonomy 44

Bảng 4.8 Bảng thuộc tính wp_tour_schedule 44

Bảng 4.9 Bảng thuộc tính wp_ booking_detail 45

Bảng 4.10 Bảng thuộc tính wp_car 46

Bảng 4.11 Bảng thuộc tính wp_ eventmeta 47

Bảng 4.12 Bảng thuộc tính wp_ comments 47

Bảng 5.1 Kết quả tổng hợp chạy thử nghiệm 66

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Màn hình hiển thị thông tin một địa điểm 12

Hình 2.2 Luồng tương tác dữ liệu trên web 18

Hình 2.3 Màn hình chức năng của tài xế xe 18

Hình 2.4 Màn hình chức năng khách du lịch 19

Hình 2.5 Luồng tương tác dữ liệu trên ứng dụng Android 20

Hình 2.6 Mô hình xử lý Web service cho người dùng là khách du lịch 21

Hình 2.7 Mô hình xử lý Web service cho người dùng là tài xế 22

Hình 2.8 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của khách và Google Map Service 23

Hình 2.9 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của khách và Web Service của hệ thống 24 Hình 2.10 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của tài xế và Google Map Service 25

Hình 2.11 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của tài xế và Web Service của hệ thống 26

Hình 3.1 Các vệ tinh nhân tạo xung quanh trái đất 27

Hình 3.2 Một số địa điểm café được hiển thị trên Google Map 28

Hình 3.3 Trò chơi Hamilton's Icosian Game 29

Hình 3.4 Giải pháp đại diện 35

Hình 3.5 Giải pháp vùng lân cận bằng cách trao đổi trật tự node 2 với node 5 36

Hình 3.6 Cấu trúc Tabu 36

Hình 3.7 Quy trình xử lý hành trình đường đi ngắn nhất 37

Hình 3.8 Hành trình đường đi qua các điểm khách đã lựa chọn 39

Hình 4.1 Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống 40

Hình 5.1 Sơ đồ chức năng người dùng 58

Hình 5.2a Hành trình qua 5 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 1.82 km 59

Hình 5.2b Hành trình qua 5 điểm với khoảng cách trung bình mỗi điểm là 1.02 km 59

Hình 5.2c Hành trình qua 5 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 1.98 km 60 Hình 5.3a Hành trình qua 10 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.82 km 61 Hình 5.3b Hành trình qua 10 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 1.01 km 61

Trang 10

Hình 5.4a Hành trình qua 15 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.8 km 62

Hình 5.4b Hành trình qua 15 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 1.04 km 62 Hình 5.4c Hành trình qua 15 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.97 km 63 Hình 5.5a Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.86 km 64 Hình 5.5b Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.834 km64 Hình 5.5c Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.82 km 64 Hình 5.6a Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.86 km 64 Hình 5.6b Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.834 km64 Hình 5.6c Hành trình qua 20 điểm với khoảng cách trung bình các điểm là 0.82 km 64 Hình 5.7 Kết quả chạy thực nghiệm 67

Hình 5.8 Màn hình hiển thị các điểm du lịch xung quanh vị trí khách du lịch 68

Hình 5.9 Màn hình chức năng xây dựng hành trình chuyến đi 69

Hình 5.10 Giao diện trang tìm kiếm tour 71

Hình 5.11 Giao diện chi tiết thông tin một tour 72

Hình 5.12 Giao diện bước 1 trang đặt vé cho khách 73

Hình 5.13 Màn hình thông tin đặt tour của khách 74

Hình 5.14 Màn hình quản lý thông tin đặt vé 75

Hình 5.15 Màn hình thêm đặt vé cho khách hàng 76

Hình 5.16 Màn hình quản lý của tài xế 77

Hình 5.17 Màn hình quản lý thông tin tour 77

Hình 5.18 Màn hình hành trình chuyến đi 78

Hình 5.19 Màn hình hành trình đón khách 79

Hình 5.20 Màn hình quản lý bài viết 80

Hình 5.21 Màn hình quản lý người dùng 81

Hình 5.22 Màn hình thêm mới tour 81

Trang 11

Hình 5.27 Màn hình giám sát hành trình đón khách của một xe 85

Hình 5.28 Màn hình đăng nhập và thông báo đăng nhập thành công 86

Hình 5.29 Màn hình đăng ký thành viên 87

Hình 5.30 Màn hình chi tiết thông tin tour 87

Hình 5.31 Màn hình đặt tour bước 1 88

Hình 5.32 Màn hình xem lịch sử đặt tour 88

Hình 5.33 Màn hình hành trình chuyến đi và thông tin điểm du lịch 89

Hình 5.34 Màn hình chức năng hiển thị vị trí và tìm địa điểm xung quanh 90

Hình 5.35 Màn hình đăng nhập và thông báo đăng nhập thành công 90

Hình 5.36 Màn hình hiển thị các tour của tài xế 91

Hình 5.37 Màn hình thông tin, cập nhật trạng thái của khách 92

Hình 5.38 Màn hình hiển thị hành trình đón khách và cập nhật trạng thái cho xe 93

Hình 5.39 Màn hình hiển thị hành trình đi tour và cập nhật trạng thái cho xe 94

Trang 12

MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi cuộc sống của chúng ta đã được nâng cao đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần thì nhu cầu đi du lịch sẽ nảy sinh, việc đi du lịch sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui, đồng thời làm giảm stress Để có được chuyến đi du lịch thuận lợi, thỏa mái thì những thông tin liên quan đến những địa điểm du lịch, thông tin về dịch vụ do các công ty du lịch cung cấp là điều mà bất cứ người đi du lịch nào cũng cần quan tâm[3]

Để đáp ứng nhu cầu này một số hệ thống phục vụ du lịch đã ra đời bao gồm các website và các ứng dụng trên điện thoại, chẳng hạn như ở Việt Nam có các website như vietnamtourism.net.vn, travel.com.vn, vietravel.com, ở ngoài nước thì có các trang web như statravel.com, gate1travel.com, taketours.com/usa Ngoài ra còn có một

số ứng dụng trên smart phone hỗ trợ cho du lịch như TripAdvisor, mTrip, TripIt, Travelmod, Các hệ thống này đa phần chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin mô tả về các tour du lịch, hiển thị thông tin các địa điểm du lịch ở địa phương và cung cấp chức năng đặt vé trực truyến chứ vẫn chưa kết hợp bản đồ động về những địa điểm du lịch

và sử dụng công nghệ định vị để phụ vụ nhu cầu du lịch của khách cũng như phục vụ cho hệ thống quản lý du lịch

Công nghệ trên thiết bị di động ngày càng được phát triển, việc phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động được xem như là một xu hướng và được sự quan tâm của các ông lớn công nghệ như Uber, Facebook,Apple Theo như phát biểu của ông Phí Anh Tuấn- Phó chủ tịch Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh trong Lễ hội công nghệ Design and Dev Festival có nói “Phát triển ứng dụng di động là xu hướng không thể chối cãi” Với sự phát triển này làm cho số lượng người sử dụng di động ngày một tăng theo Theo thống kê của "We are Social", tính đến ngày 1/1/2015 số người sử dụng

Trang 13

Hiện nay các hệ thống định vị trên thế giới gồm có : GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), GALILEO (Châu Âu), IRNSS (Ấn Độ), BEIDOU của (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản.Tuy nhiên phổ biến nhất là GPS (Global Positioning System) Nó là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km vàđược Bộ Quốc phòng Mỹ xây dựng, triển khai rộng rãi vào năm 1980 Hệ thống này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thể giới, và ở Việt Nam thì không còn xa lạ với công nghệ này nhờ khả năng định vị chính xác và được cung cấp miễn phí Nó được sử dụng trong một số lĩnh vực như: quản lý điều hành xe, du lịch, thiết lập bản đồ, khảo sát tuyến đường…

Có thể nói việc tích hợp công nghệ định vị vào trong hệ thống hỗ trợ du lịch là rất hữu ích cho việc điều hướng hoặc tìm kiếm các địa điểm du lịch như mong muốn Bên cạnh đó, việc quản lý hành trình của phương tiện di chuyển sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng theo dõi, ghi nhận hành trình đi lại, vị trí dừng đỗ, trạng thái phương tiện và nhiều thông tin khác Từ đó, Mức độ an toàn, an tâm trong khi di chuyển được nâng cao Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng Smartphone để xem thông tin các địa điểm trong chuyến đi và sử dụng khả năng định vị được tích hợp sẵn trên thiết bị để xác định vị trí các địa điểm này trên bản đồ hay sử dụng nó trong quản lý điều hành phương tiện di chuyển vẫn chưa được triển khai Nếu có sự hỗ trợ việc đưa đón khách du lịch đến nơi xuất phát hoặc khi khách du lịch muốn tự tìm các địa điểm

du lịch mà không có trong lịch trình để có thể tự đi thăm quan trong thời gian cho phép

mà điều này hệ thống nếu có hỗ trợ thì sẽ làm tăng chất lượng phục vụ và đem lại một

sự yên tâm cho khách du lịch

Từ thực tế trên, tôi đã đưa ra giải pháp tận dụng khả năng định vị GPS được tích hợp trên hầu hết các Smartphone sử dụng hệ điều hành Android vào việc quản lý hệ thống hỗ trợ du lịch Vấn đề chính của giải pháp này là kết nối Smartphone, sử dụng GPS để truyền tải thông tin về vị trí, trạng thái hoạt động của xe, và thông tin các địa điểm xung quanh

Trang 14

Về vấn đề tìm hành trình đừng đi ngắn nhất, chúng ta nghĩ đến việc sử dụng chức năng tìm đường do Google Maps cung cấp Chức năng này được sử dụng rộng rãi không chỉ được áp dụng trên Website mà còn được tích hợp trên hầu hết các Smartphone Tuy nhiên, với chức năng tìm đường chỉ có thể xử lý được với hai tọa độ địa điểm, trong khi số lượng tọa độ địa điểm trong hệ thống thực tế nhiều hơn hai tọa

độ địa điểm thì Google Maps không được hỗ trợ Để khắc phục cho trường hợp này có thể áp dụng bài toán Traveling Salesman Problem (TSP) cổ điển (hay còn gọi là bài toán người đi du lịch) Bài toán được đưa ra để tìm lời giải về hành trình đường đi ngắn nhất qua tất cả các địa điểm, và đã có nhiều giải thuật để giải bài toán này có độ chính xác cao với lượng vừa đủ các địa điểm Dựa vào danh sách khoảng cách được thiết lập

từ Google Maps và áp dụng giải thuật của bài toán TSP, ta có thể xây dựng được chức năng thiết lập hành trình đón khách và hành trình qua những điểm du lịch mà khách lựa chọn

Tổng hợp vấn đề trên, luận văn có cấu trúc như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong chương này tôi sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống cần nghiên cứu, quan trọng là:

+ Nghiên cứu về chức năng tìm đường đi ngắn nhất dựa trên API của Google Maps để tìm khoảng cách giữa hai địa điểm và áp dụng giải thuật giải bài toán TSP

+ Nghiên cứu về chức năng hỗ trợ tìm kiếm các địa điểm xung quanh vị trí của khách du lịch thông qua GP , đồng thời hỗ trợ tư vấn thời gian tham quan tại các điểm

du lịch cũng như tổng khoảng cách đi lại và hiển thị đường đi ngắn nhất qua những điểm du lịch mà khách lựa chọn

Trang 15

Chương 2: Phân tích – thiết kế hệ thống

Chương này tôi sẽ làm rõ những yêu cầu, khó khăn đặt ra cho bài toán quản lý

du lịch trong thực tế để từ đó tiến hành phân tích những yêu cầu, chức năng cần thiết phải đáp ứng khi xây dựng hệ thống này

Chương 3: Tìm hành trình du lịch tối ưu

Trong chương này tôi sẽ giới thiệu công nghệ GPS và công nghệ Google Map được áp dụng trong hệ thống Bên cạnh đó, tôi sẽ giới thiệu một số thuật toán được áp dụng vào bài toán TSP cổ điển Sau đó, phân tích và xây dựng chức năng tìm hành trình tối ưu trong hệ thống hỗ trợ quản lý du lịch dựa trên bài toán này

Chương 4: Hiện thực hệ thống

Ở chương này tôi sẽ trình bày thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng các web service được sử dụng trong hệ thống

Chương 5: Xây dựng ứng dụng web

Trong chương này tôi sẽ giới thiệu các tài nguyên hỗ trợ cho ứng dụng này đồng thời đưa ra sơ đồ chức năng người dùng Cuối cùng tôi sẽ trình bày các giao diện, chức năng được hỗ trợ cho hệ thống du lịch và quan trọng hơn là nói về về giao diện chức năng tìm hành trình du lịch tối ưu có trong hệ thống này

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về hệ thống hỗ trợ dịch vụ du lịch

1.1.1 Nội dụng nghiên cứu:

Tích hợp các địa điểm du lịch trên bản đồ vào trong hệ thống và sử dụng công nghệ định vị GPS vào trong việc quản lý du lịch Bên cạnh đó, hệ thống hỗ trợ việc xây dựng lộ trình đường đi ngắn nhất cho việc đón khách, hỗ trợ chức năng tìm kiếm các địa điểm du lịch, tư vấn thời gian tham quan, tư vấn đường đi ngắn nhất qua các địa điểm mà khách lựa chọn

1.1.2 Hướng giải quyết:

Để tích hợp các địa điểm du lịch trên bản đồ vào trong hệ thống ta có thể xây dựng cơ sở dữ liệu về các địa điểm trong tour du lịch, từ đó sử dụng Google Map API

để tích hợp các địa điểm đó lên trên bản đồ nhằm phục vụ cho hệ thống

Đối với việc áp dụng công nghệ định GPS vào trong việc giám sát vị trí ta tận dụng khả năng định vị GPS được tích hợp trên hầu hết các Smartphone sử dụng hệ điều hành Android vào việc quản lý hệ thống hỗ trợ đón khách du lịch, bởi vì hiện nay Smartphone khá phổ biến và giá thành để có được một chiếc Smart phone không quá cao Vấn đề chính của giải pháp này cài đặt ứng dụng Client trên Smartphone để thực hiện việc cập nhật thông tin về vị trí, trạng thái hoạt động của xe, và thông tin đón khách về trung tâm điều khiển thông qua Web Service

Đối với việc xây dựng hành trình đón khách và đường đi qua những điểm du lịch mà khách lựa chọn ta sử dụng chức năng do Google Maps API cung cấp, đồng thời kết hợp với bài toán TSP để xây dựng hành trình đường đi ngắn nhất Sau đây là giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề này như sau:

Trang 17

- Dựa vào thuật toán giải bài toán TSP để tìm hành trình đi qua tất cả các tọa

độ địa điểm và trở về vị trí xuất phát sao cho quãng đường đi được là ngắn nhất Các tọa độ địa điểm này được đánh số thứ tự và được lưu trữ trong một mảng địa điểm

- Để hiển thị đường đi ngắn nhất trên bản đồ ta dựa vào mảng địa điểm được lưu trữ ở bên trên, sử dụng Google Maps API để tạo các marker địa điểm đồng thời vẽ đường đi ngắn nhất cho từng cặp địa điểm trên bản đồ, lần lượt theo thứ tự cho đến hết và quay trở về vị trí ban đầu

Đối với việc hỗ trợ chức năng thông minh lên lịch trình tham quan cho khách du lịch thì ta sử dụng công nghệ GPS tích hợp trên Smartphone để lấy tọa độ vị trí hiện tại khách du lịch đồng thời gởi tọa độ vị trí về Web Service để lấy danh sách địa điểm du lịch gần vị trí khách du lịch đang đứng Sau đó, ta sử dụng Google Maps API hiển thị các vị trí điểm du lịch trên bản đồ đồng thời hiển thị thời gian tham quan, chiều dài đường đi và hiển thị hành trình đường đi ngắn nhất đến những địa điểm mà khách du lịch lựa chọn

1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quan:

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch, cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ Bên cạnh đó, hệ thống cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp việc quản lý

du lịch một cách tốt hơn chẳng hạn trong quản lý việc đặt vé, quản lý phương tiện di chuyển

- Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống sẽ gồm 2 phần, phần website và phần mobile Mỗi phần có được những mục tiêu nghiên cứu cơ bản như sau:

Trang 18

Nghiên cứu, xây dựng các chức năng mà hệ thống cần cung cấp, các chức năng được hỗ trợ cho 4 đối tượng:

- Khách du lịch: Cho phép xem thông tin về các địa danh nổi tiếng và các tour

du lịch, các sự kiện nổi bật trong tour, đăng ký các tour trực tuyến, xem thông tin phương tiện di chuyển, đặt vị trí chỗ ngồi trong phương tiện di chuyển

- Tài xế xe: Cho phép xem thông tin các tour mà mình phải tham gia, theo dõi lịch khởi hành và kết thúc tour, xem thông tin lịch trình đón khách và lịch trình chuyến

đi trên bản đồ

- Nhân viên bán vé: Cho phép nhân viên bán vé quản lý việc đặt vé của khách, theo dõi lịch khởi hành và kết thúc tour, xem giá vé, tình trạng chỗ ngồi, đặt vé theo yêu cầu của hàng khách

- Người quản lý: Cung cấp các tiện ích để người quản lý quản lý thông tin website, Quản lý các tour, thống kê số lượng tour, số lượng khách trong một khoảng thời gian, quản lý và giám sát phương tiện di chuyển

+ Phần mobile: cung cấp 2 ứng dụng riêng biệt cho 2 đối tượng chính:

- App cho khách du lịch: Cung cấp chức năng tương tự như trên web, đặc biệt nhờ vào công nghệ GPS trên mobile, hàng khách có thể theo dõi vị trí của mình trong quá trình di chuyển trên phương tiện, hỗ trợ tìm kiếm các địa điểm như ăn uống, khách sạn, rạp chiếu phim xung quanh bán kính 500 m,1 km, 5 km Bên cạnh đó app còn hỗ trợ chức năng tự lập hành trình tham quan, tư vấn thời gian đi qua các địa điểm du lịch khách lựa chọn

- App cho tài xế: Cung cấp tiện ích giúp tài xế quản lý thông tin hàng khách đã đặt trên từng ghế, dựa vào công nghệ GPS, tài xế dễ dàng biết được vị trí cần đón

Trang 19

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Tìm hiểu các yêu cầu, chức năng cần có trong hệ thống quản lý dịch vụ du lịch

- Tìm hiểu kỹ thuật định vị người dùng bằng GPS

- Tìm hiểu, ứng dụng Google Map API v2 vào hệ thống trên Website và Mobile

- Tìm hiểu các thuật toán tìm hành trình đường đi ngắn nhất qua các điểm dựa trên bài toán Traveling salesman problem (TSP)

- Tìm hiểu Web Application trong xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ du lịch

- Tìm hiểu kỹ thuật lập trình trên thiết bị di động nền tảng Android

- Tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình PHP, JSON, HTML, CSS, Javascript, jQuery, Ajax

- Tìm hiểu về mã nguồn mở Wordpress

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trong giới hạn đề tài này, tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Phạm vi địa lý: Việc xây dựng hệ thống phục vụ du lịch có thể áp dụng trên các địa phương khác nhau Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển có bờ biển dài khoảng 129 km, nguồn hải sản dồi dào với nhiều bãi biển đẹp Bên cạnh đó với quyết tâm xây dựng, phát triển Quảng Ngãi trở thành đô thị “năng động và thân thiện” Tỉnh quảng Ngãi đã đẩy mạnh phát triển

du lịch thông qua các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử (văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa) mà nơi này đem lại (Núi Thiên Ấn, Biển

Mỹ Khê, Biển Lệ thủy, Đảo lý Sơn,…) Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, Quảng Ngãi được chọn để xây dựng thí điểm

- Phạm vi ngôn ngữ : Sử dụng ngôn ngữ tiếng việt

- Nghiên cứu phát triển ứng dụng trên Google Map API v2 trên nền tảng Android kết hợp định vị GPS

Trang 20

- Phát triển PHP Web Application với PHP version 5.5.11 , Xampp 1.8.3, Apache 2.4.9 và MySQL 5.6.16

- Ứng dụng Google Map Javascript API vào việc hiển thị dữ liệu trong hệ thống

- Ứng dụng thuật toán Tabu Search – một trong những thuật toán giải bài toán TSP để xây dựng chức năng định tuyến hành trình tối ưu hỗ trợ hệ thống

du lịch

- Tạo Web Service để trao đổi dữ liệu giữa Client và Server

- Xây dựng, phát triển website bằng Wordpress Framework và ứng dụng trên mobile với chức năng tương tự như web kết hợp với định vị GPS, Google Maps API

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin :

Thu thập thông tin liên quan đến dự án thông qua internet, các bài báo, luận văn, tài liệu liên quan,…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Luận văn nêu rõ mục tiêu rõ ràng là xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý du lịch Luận văn đã chia nhỏ từng vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng quát đến cụ thể và giải quyết từng vấn đề một Từ việc giải quyết các vấn đề nhỏ, luận văn sẽ tổng hợp để đưa ra những cái nhìn chung và mô tả rõ ràng từng chức năng trong hệ thống để đạt được mục tiêu ban đầu

- Phương pháp mô hình hóa

Nghiên cứu các chức năng hoạt động trong hệ thống để từ đó xây dựng

Trang 21

Trong thời gian làm luận văn, phương pháp này giúp ta đánh giá và kiểm tra mức độ hoàn thành mục tiêu trong kế hoạch đưa ra, xem xét những vấn đề nào đã giải quyết xong rùi hay chưa giải quyết và giải quyết được bao nhiêu phần trăm trong kế hoạch để từ đó đưa ra kế hoạch tốt hơn để hoàn thành đúng

kì hạn mà kế hoạch đưa ra

- Phương pháp so sánh và đối chiếu:

Trong quá trình phân tích và tổng hợp cho từng vấn đề, phương pháp luận văn cần đối chiếu với những vấn đề, phương pháp khác để thấy rõ bản chất cũng như điểm mạnh điểm yếu của chúng, từ đó có thể chọn lựa phương pháp tối ưu nhất

1.4 Kết luận

Thông qua những vấn đề trình bày trên ta xây dựng được đề tài “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch sử dụng công nghệ GPS” Để hiểu được chi tiết hơn ta sẽ phân tích, thiết kế mô hình hoạt động của hệ thống và điều này được trình bày trong chương 2

Trang 22

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN

LÝ DỊCH VỤ DU LỊCH

2.1 Khảo sát các hệ thống du lịch trên Internet

Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch đa phần đều thông qua thương mại điện

tử để quảng bá các địa điểm du lịch và hỗ trợ bán vé trực tuyến chẳng hạn như ở Việt Nam các công ty như Vietravel, Du Lịch Việt, Viettourist,… trong số các công ty này chỉ có Vietravel là có hỗ trợ ứng dụng trên Smartphone Tuy nhiên các hệ thống này

đa phần chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tra cứu thông tin mô tả về các tour du lịch, hiển thị thông tin các địa điểm du lịch ở địa phương và cung cấp chức năng đặt vé trực truyến chứ vẫn chưa kết hợp bản đồ động về những địa điểm du lịch và sử dụng công nghệ định vị để phục vụ nhu cầu du lịch của khách cũng như phục vụ cho hệ thống quản lý

du lịch

2.1.1 Công ty du lịch Vietravel

Vietravel là công ty du lịch được hình thành và phát triển trên 20 năm, là một trong những công ty du lịch hàng đầu hiện nay ở Việt Nam Vietravel cung cấp một hệ thống quảng bá hình ảnh các địa điểm du lịch, cung cấp các tour du lịch, hỗ trợ đặt vé trực tuyến Tuy nhiên, khách du lịch chỉ có thể đặt vé chứ không chọn được chỗ ngồi cũng như chưa kết hợp bản đồ để hiển thị các địa điểm du lịch một cách trực quan và quan trọng hơn là vẫn chưa sử dụng công nghệ định vị trong việc hỗ trợ khách du lịch tìm kiếm địa điểm du lịch cũng như trong việc quản lý phương tiện di chuyển

Mặc dù Vietravel còn hỗ trợ một ứng dụng được cài đặt trên Smartphone chạy

hệ điều hành Android nhưng ứng dụng này chỉ hỗ trợ người dùng xem thông tin các địa điểm, tìm tour du lịch và đặt tour

Trang 23

Hình 2.1 Màn hình hiển thị thông tin một địa điểm

2.1.2 Công ty Du Lịch Việt

Du Lịch Việt là công ty thực hiện các tour du lịch tham quan, tour hành hương, nghỉ dưỡng kết hợp thăm thân nhân trong và ngoài nước Du lịch việt cũng chỉ cung cấp một hệ thống quảng bá hình ảnh các địa điểm du lịch, cung cấp các tour du lịch, hỗ trợ đặt vé trực tuyến Tuy nhiên, khách du lịch chỉ có thể đặt vé chứ không chọn được chỗ ngồi, chưa kết hợp bản đồ để hiển thị các địa điểm du lịch một cách trực quan, đồng thời cũng không hỗ trợ ứng dụng trên Smartphone để phục vụ khách du lịch và chưa sử dụng hệ thống định vị để hỗ trợ cho hệ thống du lịch

2.1.3 Công ty du lịch Viettourist

Viettourist là công ty du lịch phục vụ các tour du lịch, hiện nay có trên 70 tour du lịch tại hơn 30 quốc gia Viettourist cũng chỉ cung cấp một hệ thống quảng bá hình ảnh các địa điểm du lịch, cung cấp các tour du lịch, hỗ trợ đặt vé trực tuyến Tuy nhiên,khách du lịch chỉ có thể đặt vé chứ không chọn được chỗ ngồi, chưa kết hợp bản đồ để hiển thị các địa điểm du lịch một cách trực quan, đồng thời cũng không hỗ trợ ứng

Trang 24

dụng trên Smartphone để phục vụ khách du lịch và cũng vẫn chưa sử dụng hệ thống định vị để hỗ trợ cho hệ thống du lịch

2.1.4 Ưu điểm của hệ thống được đề xuất so với những hệ thống đã có

Thông qua việc tìm hiểu các hệ thống hỗ trợ dịch vụ du lịch đã được triển khai ở một số công ty du lịch ở trên, tôi đưa ra những ưu điểm của hệ thống hỗ trợ quản lý du lịch của mình so với các hệ thống ở trên như sau :

- Dễ triển khai, nâng cấp phần mềm

- Hệ thống cho phép hiển thị thông tin trạng thái chỗ ngồi trên phương tiện và cho phép khách lựa chọn ghế ngồi theo yêu cầu trong khi đặt vé trực tuyến

- Hỗ trợ dịch vụ đón khách du lịch đến vị trí xuất phát đồng thời hiển thị lộ trình đường đi ngắn nhất qua các địa điểm

- Hệ thống sử dụng Smartphone có tích hợp GPS để phục vụ cho khách du lịch trong việc xem vị trí và tìm kiếm các địa điểm xung quanh mình, hỗ trợ lịch trình đường đi ngắn nhất qua các địa điểm mà khách lựa chọn bao gồm tư vấn chiều dài và tổng thời gian tham quan tại các địa điểm đó Bên cạnh đó việc

sử dụng Smartphone trong hệ thống nhằm để hỗ trợ việc giám sát các phương tiện di chuyển

- Chi phí thấp: chi phí bỏ ra để trang bị một Smartphone thay cho một thiết bị định vị GPS chênh lệch không nhiều trong khoảng từ 1.5 đến 5 triệu

Tôi sẽ phân tích những yêu cầu cần thiết đối với hệ thống này trong phần tiếp theo

2.2 Xác định yêu cầu, đối tượng trong hệ thống hỗ trợ quản lý du lịch

Sau đây, tôi sẽ tiến hành xác định các yêu cầu và các đối tượng người dùng cần

có đối với hệ thống hỗ trợ dịch vụ du lịch

Trang 25

- Cho phép người dùng tìm kiếm các tour trong khoảng thời gian từ ngày cho đến ngày, số lượng người tham gia Người dùng có thể xem chi tiết về các lịch trình chuyến đi, giá thành, ngày khởi hành, ngày kết thúc chuyến đi,…

- Cho phép khách du lịch đặt vé trực tuyến thông qua website và trên ứng dụng được cài đặt trên Smartphone chạy hệ điều hành Android Người dùng có thể lựa chọn số ghế chọn mình, hệ thống sẽ gởi thông tin đặt vé đến địa chỉ email mà khách du lịch

đã cung cấp Trong phần đặt vé này khách du lịch còn có thể đăng ký dịch vụ đưa đón mà hệ thống cung cấp Tuy nhiên, nếu trong 24 giờ khách du lịch đặt vé mà chưa thanh toán tiền, hệ thống sẽ tự động hủy bỏ thông tin đặt vé của khách Lưu ý là đối với việc đặt vé trên SmartPhone khách du lịch phải đăng ký một tài khoản để có thể

sử dụng ứng dụng Thông qua tài khoản này khách du lịch có thể xem thông tin về lịch sử đặt vé của mình cũng như sử dụng một số chức năng mà hệ thống hỗ trợ

- Cho phép khách du lịch sử dụng ứng dụng cài đặt trên SmartPhone để xác định vị trí của mình, xem vị trí của phương tiện di chuyển Mặc khác người dùng có thể tìm kiếm các địa điểm, các sự kiện đang diễn ra trong vòng bán kính 500m,1 km hay 5

km hoặc là tìm kiếm các điểm du lịch ở gần mình để từ đó có thể tự lên lịch trình qua các điểm mà mình lựa chọn, ở đây hệ thống sẽ tư vấn về thời gian đi lại, tổng chiều dài và hiển thị đường đi ngắn nhất qua các địa điểm đó

- Cho phép người quản lý thấy được tổng thể toàn bộ xe đang hoạt động bao gồm : + Trạng thái hiện hành của mỗi xe: xe đang chờ nhận nhiệm vụ, xe gặp sự cố, xe đang đón khách, xe đang đi tour

Trang 26

- Cập nhật trạng thái của xe với Server như: xe đang đón khách, xe đang về vị trí xuất phát hành trình, xe đang chờ nhận nhiệm vụ, xe gặp sự cố

- Cập nhật vị trí và tốc độ xe

- Cập nhật trạng thái của khách du lịch: lên xe, xuống xe

- Hiển thị danh sách vị trí khách du lịch trên bản đồ, thông tin về khách du lịch

- Cung cấp đường đi đón khách ngắn nhất hoặc đường đi ngắn nhất qua các địa điểm

du lịch

2.2.2 Các đối tượng trong hệ thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch

Sau khi phân tích các yêu cầu cần thiết của hệ thống hỗ trợ du lịch, tôi sẽ phân tích những đối tượng hoạt động chủ yếu trong hệ thống này bao gồm: nhân viên bán

vé, khách du lịch, tài xế, phương tiện,người quản lý Mỗi nhân viên và tài xế sẽ được cấp một tài khoản để thực hiện các công việc của mình đối với hệ thống hỗ trợ du lịch

2.2.2.1 Nhân viên bán vé

Là đối tượng trực tiếp bán vé cho khách du lịch Nhân viên bán vé phải đăng nhập vào hệ thống qua giao diện web Để thuận tiện cho nhân viên bán vé Hệ thống cung cấp giao diện trực quan, dễ nhìn với đầy đủ chức năng.Nhân viên bán vé quản lý việc đặt vé của khách, theo dõi lịch khởi hành và kết thúc tour, xem giá vé, tình trạng chỗ ngồi, đặt vé theo yêu cầu của hàng khách

2.2.2.2 Khách du lịch

Khách du lịch là đối tượng phục vụ chính Khách du lịch có thể sử dụng dịch vụ thông qua website hoặc trên ứng dụng android do hệ thống cung cấp :

+ Trên website :

Trang 27

lịch sử đặt vé, các tour đã và chuẩn bị tham gia, đồng thời có thể xem hành trình chuyến đi trên bản đồ

+ Trên ứng dụng android :

Khách du lịch phải đăng ký tài khoản để sử dụng Sau khi đăng nhập vào hệ thống khách du lịch sẽ có thể tra cứu các tour du lịch, xem thông tin tour và thực hiện việc đặt vé Khách du lịch sẽ biết được vị trí của chiếc xe mà mình đã đặt vé, từ đó có thể chủ động để thu xếp thời gian một cách hợp lý Bên cạnh đó khách du lịch có thể xem vị trí của mình và tìm kiếm địa điểm như ăn uống, khách sạn, bệnh viện, viện bảo tàng,…, ngoài ra khách du lịch có thể tự tạo lịch trình đi qua các điểm du lịch trong thời gian cho phép

và cập nhập trạng thái của xe lên server

2.2.2.4 Phương tiện

Trang 28

Phương tiện bao gồm các xe Xe được gán với những thông tin như vị trí, tốc

độ, trạng thái Vị trí và tốc độ xe sẽ được Smartphone ghi nhận lại bằng GPS trang bị trên điện thoại Vị trí là tọa độ bao gồm vĩ độ (Latitude) và kinh độ (Longitude), các tọa độ này sẽ được gửi về server để hiển thị vị trí xe trên bản đồ Trạng thái xe giúp cho người quản lý có thể giám sát hoạt động xe trên bản đồ Các trạng thái xe được quy định như: xe đang đón khách, xe đang về vị trí xuất phát, xe đang chờ nhận nhiệm vụ,

xe gặp sự cố

2.2.2.5 Người quản lý

Người quản lý sử dụng tài khoản của mình để đăng nhập vào hệ thống và hệ thống cung cấp một số chức năng như quản lý các tour, thống kê số lượng tour, số lượng khách trong một khoảng thời gian, quản lý và giám sát phương tiện di chuyển

2.3 Mô tả ứng dụng Web của hệ thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch

Giao diện trên ứng dụng web tương đối thân thiện và dễ dàng tương tác, giúp cho khách du lịch có thể dễ dàng tra cứu thông tin về tour, thông tin về các địa điểm, các sự kiện và dễ dạng sử dụng chức năng đặt vé để đặt tour cho mình Bên cạnh đó ứng dụng Web của hệ thống còn cung cấp 4 tài khoản quản trị cho khách du lịch, nhân viên bán vé, tài xế và người quản lý với đầy đủ chức năng, đơn giản, dễ sử dụng Chẳng hạn như người bán vé có thể sử dụng chức năng quản lý đặt vé khách du lịch hay tài xế có thể quản lý các tour mà mình tham gia,…Tuy nhiên, đối với khách du lịch phải đăng ký tài khoản mới được cung cấp chức năng mà hệ thống hỗ trợ

Trang 29

Hình 2.2 Luồng tương tác dữ liệu trên web

Hình 2.3 Màn hình chức năng của tài xế xe

Trang 30

Hình 2.4 Màn hình chức năng khách du lịch

2.4 Mô tả ứng dụng Android của Hệ Thống hỗ trợ quản lý dịch vụ du lịch

2.4.1 Thiết kế Web Service

Đối với ứng dụng trên android cho khách du lịch và tài xế, cần phải đảm bảo liên kết dữ liệu giữa server và người dùng Để giải quyết vấn đề này tôi sử dụng đối tượng Json để kết nối Web Server thông qua ngôn ngữ PHP để tương tác với dữ liệu, theo mô hình như sau:

Trang 31

Hình 2.5 Luồng tương tác dữ liệu trên ứng dụng Android

Dựa vào đối tượng Json và Web Server tôi sẽ xây dựng một hệ thống Web Service để đáp ứng các yêu cầu:

+ Đối với khách du lịch:

- Kiểm tra việc đăng ký, đăng nhập tài khoản người dùng

- Truy vấn dữ liệu, gởi thông tin về các tour, thông tin đặt vé cho khách

Trang 32

Hình 2.6 Mô hình xử lý Web service cho người dùng là khách du lịch

+ Đối với tài xế:

- Kiểm tra việc đăng nhập tài khoản người dùng

- Truy vấn dữ liệu để hiển thị vị trí và thông tin về khách du lịch

- Theo dõi hành trình ngắn nhất qua các địa điểm du lịch hay các địa điểm đón khách

- Cập nhật vị trí, trạng thái của xe

- Cập nhật trạng thái ghế ngồi của khách du lịch

Sau đây là mô hình xử lý của hệ thống đối với người dùng là tài xế:

Trang 33

Hình 2.7 Mô hình xử lý Web service cho người dùng là tài xế

2.4.2 Ứng dụng Android cho khách du lịch

Ứng dụng android cho khách du lịch, được kết nối 2 service là Google Map Service và Web Service của hệ thống Điều này cho phép khách du lịch có tìm kiếm tour, đặt vé, xem thông tin các địa điểm du lịch có trong tour, đồng thời cho phép khách du lịch hiển thị những địa điểm, khu du lịch, vị trí xe đang chạy, thiết lập hành trình qua các điểm du lịch mà mình lựa chọn được hiển thị trên bản đồ một cách trực quan nhất

Trang 34

Hình 2.8 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của khách và Google Map Service

Trang 35

Hình 2.9 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của khách và Web Service của hệ thống

2.4.3 Ứng dụng Android cho tài xế

Đối với ứng dụng android cho tài xế ta cũng sử dụng 2 server là Google Map Service và Web Service của hệ thống để giải quyết một số chức năng được hỗ trợ cho tài xế bao gồm hiển thị thông tin các tour mà mình tham gia, cập nhật trạng thái xe, trạng thái ghế ngồi và hỗ trợ hiển thị các địa điểm, hành trình chuyến đi ngăn nhất trên bản đồ một cách trực quan

Trang 36

Hình 2.10 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của tài xế và Google Map Service

Trang 37

Hình 2.11 Quy trình giao tiếp giữa ứng dụng của tài xế và Web Service của hệ thống

2.5 Kết luận

Trong chương này tôi đưa những yêu cầu, khó khăn đặt ra cho bài toán quản lý

du lịch trong thực tế để từ đó tiến hành phân tích một cách chi tiết ,cụ thể những yêu cầu, chức năng của người dùng, mô tả ứng dụng trên web và ứng dụng trên android cần thiết mà hệ thống cần phải đáp ứng khi xây dựng Ở chương tiếp theo tôi sẽ phân tích

và tìm hành trình du lịch tối ưu được sử dụng trong hệ thống này

Trang 38

CHƯƠNG 3 TÌM HÀNH TRÌNH DU LỊCH TỐI ƯU

Chương này giới thiệu bài toán tìm hành trình tối ưu qua các địa điểm cho trước

để áp dụng trong việc tìm hành trình tối ưu cho khách du lịch Với việc xác định trước các địa điểm du lịch bằng công nghệ GPS và Google Map, ta có thể xác định khoảng cách di chuyển của du khách trên bản đồ Khi đó ta có thể áp dụng bài toán cổ điển TSP( Traveling Salesman Problem) trong việc phân tích, xây dựng chức năng tìm hành trình tối ưu qua nhiều địa điểm du lịch trong hệ thống hỗ trợ du lịch

3.1 Công nghệ định vị GPS, Google Map

Để áp dụng bài toán TSP trong một hệ thống du lịch, ta sử dụng công nghệ định

vi GPS để xác định vị trí du lịch và công nghệ Gooogle Map để tính khoảng cách đường đi giữa các điểm Các công nghê này dễ dàng được cài đặt trên các thiết bị di động thông minh như các điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, IOS

3.1.1 Công nghệ GPS

GPS thực chất là một hệ thống định vị vị trí thông qua mạng lưới các vệ tinh nhân tạo được bao xung quanh trái đất, GPS được phát triển bởi bộ quốc phòng Mỹ trong những năm đầu thập niên 70 Trong cùng một thời điểm, tại một vị trí trên mặt đất nếu thiết bị GPS xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được một vị trí tọa độ của thiết bị GPS đó GPS ban đầu chỉ dùng trong mục đích quân

sự Tuy nhiên, thời gian sau nó được sử dụng thêm vào mục đích dân sự

Trang 39

Với GPS chúng ta có thể lấy được thông tin về vị trí và thời gian bất kỳ nơi nào trên trái đất trong mọi điều kiện thời tiết Để làm được điều này chúng ta cần một thiết

bị được tích hợp chip GPS, thiết bị này sẽ truyền nhận dữ liệu với các vệ tinh để có thể lấy được vị trí tại một thời điểm nào đó Ngày nay GPS được phổ biến rộng rãi, ngoài các thiết bị GPS chuyên dụng (Garmin Nuvi 360, Mio DigiWalker C720, Alpine Electronics Blackbird PMD-B200,…), GPS còn đươc tích hợp vào trong điện thoại thông minh, máy ảnh hay hệ thống dẫn đường xe hơi

3.1.2 Công nghệ Google Map

Hiện nay, Google Map không còn xa lạ với mọi người bởi vì những lợi ích mà

nó đem lại Là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến miễn phí nên các trang web hay một số ứng dụng trên Smartphone đa phần sử dụng bản đồ để hỗ trợ người dùng Ta sử dụng chúng để hiển thị địa điểm, để tìm kiếm một vị trí nào đó theo địa chỉ, để được chỉ dẫn đường đi, và ngoài ra còn nhiều tiện ích khác nữa được bản đồ

hỗ trợ[27]

Hình 3.213 Một số địa điểm café được hiển thị trên Google Map

Google Map cung cấp các API nhằm hỗ trợ cho các nhà phát triển để phát triển

dự án của mình trên web và trên thiết bị di động

Trang 40

Theo như BuiltWith có hơn 1,920,657 website sử dụng Google Map Việc sử dụng API do Google Map cung cấp cho chép ta có thể chèn biểu tượng vào vị trí cụ thể trên bản đồ ( Markers), vẽ đường đi ngắn nhất qua 2 điểm, hiển thị hình ảnh trên bản

đồ và một số chức năng khác

3.2 Bài Toán Traveling Salesman Problem

Bài toán TSP là một trong những bài toán tìm đường đi tối ưu vào thế kỷ 18, với việc cho trước một danh sách các địa điểm và khoảng cách đường đi giữa chúng, ta cần tìm hành trình ngắn nhất thăm mỗi địa điểm đúng một lần Một ví dụ của bài toán này

là trò chơi “Hamilton's Icosian Game”, trò chơi này đòi hỏi người chơi phải hoàn thành các tour du lịch thông qua 20 điểm chỉ sử dụng một đường đi kết nối qua các điểm

Hình 3.3 Trò chơi Hamilton's Icosian Game Bài toán TSP được nghiên cứu đầu tiên trong năm 1930 bởi nhà toán học Kalr Menger, sau đó được tiếp tục bởi các nhà toán học Hassler, Whitney và Merrill 4 Bài

Ngày đăng: 23/12/2018, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w