1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên vovinam tỉnh đồng nai

248 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 2,91 MB
File đính kèm luan van full.zip (4 MB)

Nội dung

16 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai17 Chương trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ KIM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ KIM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CHÚ Ý CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN VOVINAM TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Giáo dục học

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ huớng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Trần Hồng Quang

2 TS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trang 4

Tôi xin cam đoan, đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận án là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào.

Tác giả luận án

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1.Đặc điểm hoạt động đặc trưng của VĐV Võ Vovinam: 4

1.1.1 Đặc điểm chuyên môn của Vovinam 4

1.1.2 Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Vovinam 8

1.2 Đặc điểm chung về tâm lý 13

1.2.1 Khái niệm chung về phát triển tâm lý 13

1.2.2 Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân 14

1.2.3 Đặc điểm tâm lý trong môn Võ Vovinam 15

1.3 Cơ sở lý luận của chú ý 17

1.3.1 Khái niệm chú ý 17

1.3.2 Cơ sở sinh lý của chú ý 19

1.3.3 Các loại chú ý 21

1.3.4 Những thuộc tính của chú ý 22

1.3.5 Các yếu tố liên quan tới năng lực chú ý 26

1.3.6 Vai trò của chú ý với thể thao 30

1.4 Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện đối với VĐV Võ Vovinam 38

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên 42

1.5.1 Đặc điểm phát triển sinh lý học: 42

1.5.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên 45

1.5.3 Cơ sở sinh lý của huấn luyện thể thao thanh thiếu niên: 48

1.6 Tổng quan về bài tập thể dục thể thao 49

1.6.1 Khái niệm về bài tập 49

1.6.2 Đặc điểm các bài tập 49

1.6.3 Bài tập tâm lý 50

Trang 6

1.6.5 Bài tập chuyên môn 51

1.7 Những nghiên cứu có liên quan 51

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 55

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 55

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 55

2.1.2 Khách thể nghiên cứu: 55

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 55

2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu 55

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn điều tra 55

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 56

2.2.4 Phương pháp kiểm tra tâm lý 56

2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 56

2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 63

2.2.7 Phương pháp toán thống kê 63

2.3 Tổ chức nghiên cứu: 66

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 67

3.1 Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 67

3.1.1 Cơ sở khoa học của quy trình lập test 67

3.1.2 Tổng hợp các test đánh giá năng lực chú ý cho VĐV Vovinam 67 3.1.3 Sàng lọc để xác định những test được nhiều người sử dụng 71

3.1.4 Đánh giá độ tin cậy và tính thông báo của các test được lựa chọn 74

3.1.5 Thực trạng năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 77 3.1.6 Phân loại tiêu chuẩn đánh giá năng lực chú ý của nam vận động

Trang 7

3.1.7 Bàn luận về Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực

chú ý đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 85

3.2 Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 89

3.2.1 Tổng hợp và hệ thống hóa các bài tập phát triển chú ý 89

3.2.2 Lựa chọn các bài tập qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tâm lý và võ thuật 90

3.2.3 Tổ chức thực nghiệm 91

3.2.4 Bàn luận về các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 94

3.3 Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm 100

3.3.1 So sánh năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai sau 6 tháng đầu năm 100

3.3.2 So sánh năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai sau 1 năm 107

3.3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập thực nghiệm nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 114

3.3.4 Bàn luận về đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129

KẾT LUẬN 129

KIẾN NGHI 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Bản tin KHKT TDTT Bản tin khoa học kỹ thuật thể dục thể thao

Trang 10

1.1 Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện (theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996) Sau 40

3.1 Tổng hợp các test đánh giá chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai. 71

3.2 Thành phần khách thể 2 lần phỏng vấn 72

3.3 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 72

3.5 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chuyênmôn 74

3.6 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test chú ý chung 75

3.7 Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý chuyên môn 76

3.8 Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test chú ý chung 76

3.10 Thực trạng năng lực chú ý chuyên môn 78

3.11 Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chung của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 79

3.12 Bảng điểm các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai Sau 79

3.13 Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test chú ý chung 80

3.14 Bảng tính chỉ tiêu W (Shapyro – Winki) của Test chuyên môn. 81

3.15

Đánh giá sự phù hợp với phân bố chuẩn của các chỉ

tiêu kiểm tra đối với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng

3.16 Bảng phân loại đánh giá năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 833.17 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao năng Sau 90

Trang 11

3.18 So sánh năng lực chú ý chung sau 6 tháng 1003.19 So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 6 tháng 1033.20 So sánh năng lực chú ý chung sau 1 năm 1083.21 So sánh năng lực chú ý chuyên môn sau 1 năm 111

3.22 Tương quan giữa kết quả thực hiện test chú ý chung và test chú ý chuyên môn lần kiểm tra sau 1 năm 121

3.23 Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chung sau 1 năm thực nghiệm 123

3.24 Đánh giá độ tăng trưởng các test chú ý chuyên môn sau 1 năm thực nghiệm 124

3.25 Thành tích thi đấu và kết quả tổng hợp điểm kiểm tra của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 126

Trang 12

3.1 Thành phần khách thể hai lần phỏng vấn 723.2 Thực trạng phân loại chú ý của nam VĐV Vovinam

3.3 Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm

tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 103

3.4

Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần

kiểm tra I và II của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng

Nai

107

3.5 Tăng trưởng các năng lực chú ý chung sau lần kiểm

tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai 111

3.6

Tăng trưởng các năng lực chú ý chuyên môn sau lần

kiểm tra II và III của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng

Nai

114

3.7

Tỷ lệ % xếp loại sự phát triển năng lực chú ý của

nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai sau 1 năm tập

luyện

116

Trang 13

PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC

1 Phiếu phỏng vấn test

2 Phiếu phỏng vấn bài tập

3 Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chuyên môn cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

4 Kết quả kiểm tra sau 7 ngày năng lực chú ý chuyên môn cho

nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

5 Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chuyên môn cho

nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

6 Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chuyên môn cho

nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

7 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn ban đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

8 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn sau 6 tháng của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

9 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chuyên môn sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

10 Kết quả kiểm tra ban đầu năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

11 Kết quả kiểm trasau 7 ngày năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

12 Kết quả kiểm tra sau 6 tháng năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

13 Kết quả kiểm tra sau 01 năm năng lực chú ý chung cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

14 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung ban đầu của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

15 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau

Trang 14

16 Bảng điểm cá nhân các test đánh giá năng lực chú ý chung sau 1 năm của nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

17 Chương trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

18 Tiến trình huấn luyện tâm lý chú ý năm 2017 cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

19 Tổng hợp kết quả điểm sau 1 năm và phân loại xếp thứ hạng

20 Các Bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

21 Biểu mẫu và cách thực hiện các test chú ý chung

22 Hệ số phụ αnk để kiểm định phân bố chuẩn theo chỉ tiêu

w – Sapir – Winki

23 Giá trị chỉ tiêu – W Sapyro – Winki

24 Hình ảnh minh họa các test chuyên môn

Trang 15

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, trong xu thế phát triển ngàycàng cao, cả kinh tế xã hội và chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của nhândân được nâng cao Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 đã chỉ rõ công tác thểdục thể thao (TD-TT) trong giai đoạn mới: “Mục tiêu lâu dài của công tácTD-TT là hình thành nền TD-TT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sứckhỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấuđạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TD-TT quốc tế và trước hết là khuvực Đông Nam Á” Thực hiện chỉ thị trên, ngành TD-TT cũng có những đổimới để nâng cao thành tích thể thao trên đấu trường quốc tế từ khu vực Châulục đến Thế giới Với nhiều tấm huy chương gắn liền các tên tuổi như: TrầnHiếu Ngân HCB môn Taewondo, Nguyễn Hoàng Ngân môn Karatedo,Nguyễn Thúy Hiền môn Wushu, Lý Đức – Phạm Văn Mách môn Thể hình,Nguyễn Hữu Việt môn Bơi lội, Đoàn Kiến Quốc môn Bóng bàn, Nguyễn TiếnMinh môn Cầu lông, Vũ Thị Hương - Trương Thanh Hằng môn Điền kinh…Bên cạnh các môn thể thao trên Vovinam tuy sinh sau đẻ muộn trong thể thaothành tích cao cũng đã giúp cho Việt Nam giành những tấm huy chương Khuvực, Châu lục và Thế giới

Thi đấu thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, các môn thể thaokhác nhau có nội dung, hình thức và đặc điểm thi đấu khác nhau, nhưng trong

đó có một số điểm chung như: tính đối kháng, tính lâu dài, tính căngthẳng, để dành chiến thắng trong thi đấu thể thao, con người phải luôn đốimặt với những khó khăn, những căng thẳng đến giới hạn về tinh thần và thểchất

Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển vềchính trị, kinh tế, xã hội do vậy người dân Đồng Nai trong những năm gầnđây cũng phát triển mạnh về các hoạt động văn hóa tinh thần, thể dục thể

Trang 16

thao, các hình thức vui chơi lành mạnh, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệthuật ngày càng cao Do vậy, hòa với xu thế chung thì ngành VHTTDL ĐồngNai cũng hòa nhập theo xu hướng đổi mới, đặc biệt về lĩnh vực TD-TT tỉnhĐồng Nai cũng đã gặt hái được những thành công tại các giải thi đấu quốcgia, khu vục, châu lục: Cầu mây, Karate, Điền kinh, Thể dục thể hình, vàVovinam với 2 HCV Thế giới hạng cân <75kg nam.

Nghiên cứu tâm lý trên đối tượng các vận động viên các môn Võ ởnước ta khá mới mẻ, một vài nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một sốphẩm chất tâm lý của các vận động viên như: trạng thái tâm lý xấu trước thiđấu ở VĐV Karatedo của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2001) Phẩm chất ýchí của vận động viên Karatedo Trẻ của Nguyễn Nam Hải (2017) Điềuquan trọng là chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực chú ý củavận động viên Vovinam, năng lực rất quan trọng để nâng cao thành tích tậpluyện và thi đấu Hướng nghiên cứu năng lực chú ý là một trong những vấn

đề cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong thi đấu đối với vậnđộng viên Vovinam - Việt Võ Đạo của tỉnh Đồng Nai Trong thi đấu thể thaocác môn Võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng có tính chất đối khángtrực tiếp, động tác của VĐV rất đa dạng, phong phú, yêu cầu xử lý tìnhhuống đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, việc phát triển Năng lực chú ýcho VĐV rất cần thiết và phải áp dụng thường xuyên trong giáo án tậpluyện, đặc biệt thể hiện trong các động tác kỹ chiến thuật chuyên môn đểđạt được hiệu quả cao nhất

Bản thân từng là VĐV và hiện nay là HLV của tỉnh, nhận thức đượcvai trò ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc phát triển môn Vovinam của tỉnhnhà với mong muốn góp phần xây dựng hệ thống test, bài tập ứng dụng dụngnâng cao năng lực chú ý góp phần cải thiện thành tích thi đấu cho các VĐVVovinam nói riêng và võ thuật nói chung Trong những năm gần đây, lĩnh vựcthể dục thể thao trong nước cũng có các công trình nghiên cứu về năng lực

Trang 17

chú ý tác giả Trần Hồng Quang (2011) trên khách thể VĐV bóng bàn nam,trên khách thể Vovinam bậc tiến sĩ chỉ có nghiên cứu của tác giả Nguyễn

Thành Tuấn (2002) với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả phát triển các tố chất thể

lực ở người tập Vovinam - Việt Võ Đạo lứa tuổi 14 và 17” Đó là lý do chọn

nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam vận động viên Vovinam tỉnh Đồng Nai”.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý củanam VĐV Vovinam, luận án lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao năng lực chú

ý cho khách thể nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả huấnluyện cùng thành tích thi đấu cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Xác định các test và đánh giá thực trạng năng lực chú ý đối

với nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu 2: Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực chú ý cho nam

VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của các bài tập nâng cao năng lực chú ý

cho nam VĐV Vovinam tỉnh Đồng Nai đã được ứng dụng thực nghiệm

Giả thuyết khoa học của đề tài

Các bài tập được nghiên cứu, sau khi thực nghiệm sẽ có tác động ảnhhưởng tới việc nâng cao năng lực chú ý của nam VĐV Vovinam tỉnh ĐồngNai; năng lực chú ý sẽ được hình thành và phát triển tốt hơn, tạo điều kiệnnâng cao thành tích thi đấu thông qua các bài tập tâm lý và những bài tập kỹchiến thuật chuyên môn có định hướng phát triển về mặt chú ý

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm hoạt động đặc trưng của VĐV Võ Vovinam:

1.1.1 Đặc điểm chuyên môn của Vovinam

Vovinam được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập và được công nhận chínhthức năm 1938 Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứutinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, sử dụng và hóa giải,nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phốitriển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của môn phái Vovinam kháphong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng [1], [61],[72]

1.1.1.1 Tính thực dụng

“Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam Thay vì phải mất một thời

gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấnluyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay,bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song songvới những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên.Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập

kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay Tính thực dụng đókhông những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và cógiá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian choviệc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏithêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…) cũng như giải trí, làmviệc để mưu sinh” [61 trang 8]

1.1.1.2 Tính liên hoàn

Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn “Một đòn thế Vovinam tung raluôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tayphải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng

Trang 19

tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cáchdùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phảivào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm

cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vàobụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đốiphương Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém,xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay

đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…) Lối ra đòn này nhằm chiếm thếthượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh

lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích” [61 trang 9]

1.1.1.3 Nguyên lý cương nhu phối triển

Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phốitriển Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công(cương) Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫnđảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặcphản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ

hạ bộ để thủ (nhu) Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã (không nguyhiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau

đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đốiphương và sức rơi của trọng lượng cơ thể Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tậpluyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm [1]

Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhunhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứađựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dươngtrong thiên nhiên và xã hội Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự baohàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa Có lúc cương nhiều,

Trang 20

nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từnghoàn cảnh cụ thể Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cáchhành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắtthép, lòng cương quyết và đức dũng của con nhà võ Nhu biểu tượng tính nhuhòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ Có cương mà thiếu nhu sẽkhông biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, có nhunhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa” [61]

1.1.1.4 Vận dụng các nguyên lý khoa học

Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lýkhoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá,đánh chỏ…theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ,khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sứcbật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sứclực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao Đặc biệt, các đòn chémquét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều),triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp

cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đònchân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹthuật quan trọng của Vovinam [38]

1.1.1.5 Nguyên tắc “một phát triển thành ba”

“Một điểm đáng chú ý khác là các bài đơn luyện (quyền tay không,quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thếtay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liêntục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nốihợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho

võ sinh ôn luyện.Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba”trong hệthống kỹ thuật của bộ môn” [15 trang 23]

Trang 21

Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí côngquyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người

có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã [72]

Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bàibản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đạiđao…) của Vovinam đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừamang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại

Vovinam là môn đối kháng cá nhân trực tiếp nên yêu cầu các VĐVVovinam phải có kỹ thuật cơ bản điêu luyện để điều chỉnh chính xác nhằmphối hợp chiến thuật biến hóa, phức tạp trong tấn công và phòng thủ để giànhđiểm Các kỹ thuật Vovinam chủ yếu được thực hiện bởi chân và tay (các vậnđộng viên dùng chân để đá, tay để đấm đỡ gạt, thực hiện đòn chân tấn côngquy định trong thi đấu) [1], [72]

Trong hoạt động thi đấu Vovinam chủ yếu là các đòn đánh diễn ra với tốc

độ rất nhanh với các kỹ thuật tay và chân luân phiên nên sức mạnh tốc độđóng vai trò rất quan trọng Bởi vậy, có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất thểlực đặc thù của môn võ này và nó cho phép VĐV có đủ khả năng để thực hiện

kỹ thuật, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu Khi sức mạnh của VĐV đượccải thiện VĐV có thể thực hiện các kỹ thuật một cách hoàn thiện, hiệu quảhơn, ít bị chấn thương, thành tích thi đấu tốt hơn [31] [62]

Muốn đạt được thành tốt nhất trong quá trình huấn luyện thể thao, cầnphải luôn luôn kết hợp các nhân tố cấu tạo thành trình độ vận động nhằmnâng cao lên một trình độ tương ứng mới, làm cho hiệu quả huấn luyện thuđược luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau Huấn luyện thể lực phải lấyhuấn luyện kỹ thuật, chiến thuật làm cơ sở, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến là tiền

đề phát huy trình độ huấn luyện thể lực.Huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹthuật là sự kết hợp trên hình thức biểu hiện của động tác kỹ thuật Ngoài ra

Trang 22

còn phải tiến hành xem xét các mặt khác như: Vận động học, đặc điểm độnglực học, các chức năng sinh lý Có như vậy mới làm cho kỹ thuật môn chuyênsâu luôn được củng cố và nâng cao, làm cho hiệu quả của sự huấn luyện thểlực thông qua sự chuyển hóa từ kỹ thuật chuyên sâu sang thành tích thể thao.[31], [61]

1.1.2 Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV Vovinam.

Sức mạnh: “Là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề

kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp” [75]

Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp:

- Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)

Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực.Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học

có trị số khác nhau, cho nên có thể xem chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phânbiệt các loại sức mạnh cơ bản Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học,người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sứcmạnh [75]

Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt vớicác trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường Trong chế độ nhượng bộ,khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần lực phát huy trong điềukiện tĩnh Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc

độ Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năngsinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quanvới nhau Trên cơ sở đó có thể phân chia năng lực phát huy lực của con ngườithành các loại: sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tácchậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác

Trang 23

nhanh) Nhóm sức mạnh tốc độ lại được phân nhỏ tùy theo chế độ vận độngthành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung [44]

Trong hoạt động thể thao, tố chất sức mạnh luôn có quan hệ với các tốchất thể lực khác, cụ thể là sức nhanh và sức bền Do đó năng lực sức mạnhđược phân thành ba hình thức: Năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnhnhanh (sức mạnh – tốc độ), năng lực sức mạnh bền Đồng thời các năng lựcsức mạnh này rất có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động TD-TT, có vai tròquyết định đến thành tích của hoạt động [33]

Sức nhanh: Là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Nó

quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gianphản ứng vận động

Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau:

- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động

- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ)

- Tần số động tác

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau Đặcbiệt, những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quanvới tần số động tác Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độkhác nhau

Sức nhanh được thể hiện trong môn Vovinam là tốc độ ra đòn, khả năngphản ứng với tình huống bất ngờ trong trận đấu, là tố chất thể lực cơ sở đểVĐV có thể tiến hành các hành vi vận động: đấm, đá, tránh né đòn… trongthời gian ngắn nhất với các điều kiện qui định Trong suốt trận đấu VĐVVovinam phải thực hiện các động tác di chuyển, đấm, đá, phòng thủ, tấncông… những hoạt động này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trongnhững khoảng thời gian rất ngắn Mặt khác, đặc trưng hoạt động của các môn

võ nói chung và môn Vovinam nói riêng là những tình huống xuất hiện bất

Trang 24

ngờ, luôn thay đổi Vì thế đòi hỏi VĐV phải có tốc độ phản ứng nhanh đểnhận biết chính xác và đáp ứng kịp thời với những tình huống xuất hiện bấtngờ trong thi đấu, nhờ đó VĐV có thể tấn công, phản công hoặc phòng thủđúng lúc, đúng chỗ [61], [76]

Sức bền: “Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho

trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà

cơ thể có thể chịu đựng được” [75]

Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏicủa cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao Sức bền đảm bảo cho VĐV đạtđược một cường độ tốt nhất (tốc độ, dung lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sửdụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng khảnăng huấn luyện của mình Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao vàgiải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc đối đầu và khivượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện Do đó sức bền khôngnhững là một nhân tố xác định và ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu màcòn là một nhân tố xác định khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV.Sức bền phát triển tốt cũng là một điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh Đểtạo thành năng lực sức bền cần phải chú ý hai yếu tố chính của lượng vậnđộng là huấn luyện sức bền chung và sức bền chuyên môn [31]

Sức bền chuyên môn: “Là khả năng duy trì hoạt động cao trong những

bài tập chuyên môn nhất định” [75]

Huấn luyện sức bền chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc hình thành

và thể hiện thành tích thể thao Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trongtập luyện và thi đấu Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp củachúng hướng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân vàcác kỹ thuật thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuậtcũng như các tố chất thể lực và các cách điều khiển, thích nghi với tính chất

Trang 25

sinh vật học tương ứng Đặc trưng của huấn luyện sức bền chuyên môn là tất

cả các chỉ số của lượng vận động gần giống hoặc có thể cao hơn các điều kiệnthi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và phù hợp với một vài nhân tố điềukiện bên ngoài [12]

Trong thi đấu Vovinam, thời gian thi đấu kéo dài 3 hiệp mỗi hiệp 2 đến

3 phút (tuỳ theo tính chất mỗi giải) nghỉ giữa hiệp 1 phút , các VĐV Vovinamphải liên tục tiếp nhận và đánh giá tình huống, tốc độ di chuyển, tốc độ ra đòncủa đối phương, để đưa ra quyết định nhanh Vì vậy, môn Vovinam đòi hỏiVĐV phải có sức bền chuyên môn cao mới có thể hoạt động liên tục vớicường độ cao để duy trì được thể lực cho đến giây cuối cùng của trận đấu.Trong khi thi đấu tính hưng phấn, tính khẩn trương cũng như sự mệt mỏi luônđồng hành và tồn tại, tổng lượng vận động rất lớn Vì vậy chỉ có thể dựa vàosức bền mới bảo đảm được khả năng thi đấu cho VĐV Có sức bền tốt cònđảm bảo duy trì và tăng thêm số lượng động tác thi đấu hiệu quả trong quátrình thi đấu, tạo ra hiệu quả cho VĐV Vovinam hồi phục nhanh sau nhữnglần gắng sức chống lại những lần phòng thủ trước loạt tấn công của đốiphương trong trận đấu

Ngoài ra, sức bền có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khácnhư sức nhanh, sức mạnh… Những mối quan hệ này thể hiện khá nổi trộitrong môn Vovinam bằng các tố chất như: Sức mạnh – nhanh, sức bền – tốc

độ [61]

Năng lực phối hợp vận động: «Năng lực phối hợp vận động là một

phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợimột hoạt động thể thao nhất định Năng lực này được xác định trước hếtthông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được vận độngviên hình thành và phát triển trong tập luyện Năng lực phối hợp vận động cóquan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh,

Trang 26

sức nhanh và sức bền» [75]

Năng lực phối hợp của VĐV được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanhchóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng các kỹxảo về kỹ thuật thể thao Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹxảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản Trong khi kỹ xảo về kỹthuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể thì năng lựcphối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác.[13]

Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động thể thao và yêu cầu riêng củachúng về phối hợp vận động, người ta phân thành bảy loại năng lực phối hợpvận động:

- Năng lực liên kết vận động: Đó là năng lực nhằm liên kết các hoạtđộng vận động của từng bộ phận cơ thể, các phần của động tác trong mốiquan hệ với hoạt động chung của cơ thể theo mục đích hành động nhất định

Nó thể hiện sự kết hợp các yếu tố về không gian, thời gian và dùng sức trongquá trình vận động

- Năng lực định hướng: Đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạtđộng của cơ thể trong không gian và thời gian

- Năng lực thăng bằng: Đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằngcủa cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khithực hiện động tác (thăng bằng động)

- Năng lực nhịp điệu: Đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển cácđặc tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khithực hiện động tác

- Năng lực phản ứng: Đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thựchiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tínhiệu (đơn giản hoặc phức tạp)

- Năng lực phân biệt vận động: Đó là năng lực thực hiện động tác một

Trang 27

cách chính xác cao và kinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quátrình đó Năng lực này thể hiện qua sự phân biệt có ý thức và chính xác cácthông số về thời gian, không gian và dùng sức trong biểu tượng vận động củaVĐV.

- Năng lực thích ứng: Đó là năng lực chuyển chương trình hành độngphù hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phươngthức khác dựa trên các cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dựđoán các thay đổi đó

Khả năng phối hợp vận động của VĐV trong môn Vovinam được xácđịnh bằng khả năng nhanh chóng thực hiện những chuyển động mới hay nóicách khác, đó là khả năng điều tiết sự thay đổi vận động của cơ thể một cáchnhanh chóng, chính xác trong các điều kiện thay đổi phức tạp Trong mônVovinam do đặc điểm hoạt động kỹ thuật động tác tương đối phức tạp nên cần

sự phối hợp động tác rất cao Một VĐV có trình độ tốt về khả năng phối hợpvận động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững cácbài tập vô cùng phức tạp, cho phép lĩnh hội hợp lý hơn các bài tập thể chất,đồng thời có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện kỹ thuật động tác Mức

độ hoàn thiện khả năng phối hợp trong môn Vovinam được hình thành theocác hướng khác nhau như: Hoàn thiện độ chính xác khi di chuyển tấn công vàphòng thủ, độ chính xác khi ra đòn đấm, khả năng phối hợp di chuyển tấncông giữa tay – chân… VĐV cần phải thực hiện nhiều lần trong các tìnhhuống khác nhau và ở các khoảng cách, cự ly khác nhau Giúp cho VĐV thíchnghi nhanh có những phản xạ hợp lý phù hợp với hoàn cảnh và tình huốngtrong thi đấu [31] [61]

1.2 Đặc điểm chung về tâm lý.

1.2.1 Khái niệm chung về phát triển tâm lý.

Sự phát triển của tâm lý cũng như của bất kỳ một hiện tượng nào khác

Trang 28

trong thiên nhiên và xã hội, mang tính chất tăng tiến và có những sự chuyểnbiến theo quy luật từ các hình thức cao hơn, hoàn thiện và phức tạp hơn Cóthể xem sự phát triển tâm lý về mặt phát sinh cá thể là sự phát triển xảy ratrong cuộc sống của cá nhân riêng lẻ và mặt phát sinh chủng loại là sự pháttriển xảy ra trong quá trình thay đổi của các loài sinh vật khác nhau, bắt đầu

từ sinh vật đơn giản nhất và kết thúc bằng con người

Không nên coi sự phát triển của tâm lý là tự lập và tuân theo các quy luậtbên trong của chính các hiện tượng tâm lý

Tâm lý bao giờ củng biểu lộ trong hoạt động, do cách sinh sống của độngvật và con người trong các điều kiện cụ thể của môi trường chung quanhquyết định

Ở con người, hoạt động tâm lý có những đường nét mới khác với tâm lýcủa động vật Trong khi phát triển, tâm lý của con người tuân theo các quyluật cuộc sống và xã hội Tâm lý đó có liên quan đến sự phát triển của laođộng, của các hình thức sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau Ở con người,tâm lý phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người qua các giaiđoạn lịch sử Mức độ tâm lý phát triển cao nhất, mà ở con người mới có, đượcgọi là ý thức [57]

1.2.2 Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân.

Trong thể dục thể thao có rất nhiều môn, trong đó các môn thể thao đều cónhững đặc điểm riêng Nhưng thể dục thể thao chia làm 2 loại hình: các mônthể thao cá nhân và các môn thể thao tập thể Do vậy các môn thể thao đều cóyêu cầu riêng về tâm lý, sinh lý

Môn thể thao cá nhân là những môn đòi hỏi vận động viên phải có sức tậptrung chú ý cao và luôn ồn định, biết tự kiểm tra cơ bản và biết nắm vữngnhững thủ pháp thực hiện và các biện pháp khắc phục yếu tố tác động từ bênngoài Phải có sự chính xác về cảm giác phân phối lực cơ bắp, có nỗ lực ý chí

Trang 29

cao để điều khiển tập trung chú ý và duy trì kỹ thuật trong thời gian dài đểchống lại sự mệt mỏi thần kinh do hoạt động đơn điệu kéo dài cũng như khắcphục cảm giác bực tức do những lần làm sai Đòi hỏi vận động viên phải có

ổn định cảm xúc cao, có ý chí để suy trì và điều khiển kỹ thuật của mình.Môn thể thao cá nhân không có sự góp sức của đồng đội, đòi hỏi vận độngviên phải tự chiến thắng chính bản thân mình về tư tưởng Phải tự tin vào bảnthân mình, không tự ti, không nản chí, đa số tất cả các vận động viên đềumong đạt được mục đích là đạt thành tích cao, chiến thắng đối phương Do đóvận động viên không chỉ luôn cố gắng thể hiện trình độ của mình về kỷ thuật,thể lực mà còn phải nổ lực về tâm lý Nếu vận động viên ít được rèn luyện vềtâm lý, kém tập trung chú ý sẽ ảnh hưởng nhiều đến thành tích, vì đó là nhân

tố quyết định cho dù vận động viên rất ổn định về kỹ thuật và thể lực [42][53], [57]

1.2.3 Đặc điểm tâm lý trong môn Võ Vovinam

Vovinam là môn thể thao cá nhân đối kháng trực tiếp, là một trong nhữngmôn thể thao mà yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến kếtquả thi đấu của vận động viên Thực tiễn đã cho thấy sự ảnh hưởng của tâm lýcòn phụ thuộc vào tuổi đời, tuổi nghề, vào tính chất cấp độ của từng giải đấu.Điều này đã cho thấy vận động viên khi tập luyện, biểu diễn và thi đấu giaohữu ở tại đơn vị thì đạt kết quả rất tốt nhưng đến khi tham gia các cuộc thi đấulớn, nhất là thi đấu quan trọng như ở giải Vô địch quốc gia, Cup quốc gia, Đạihội TD-TT, Đông Nam Á, châu Á và thế giới thì thành tích lại kém đi rấtnhiều Điều này xảy ra không những như dày dạn kinh nghiệm: NguyễnHoàng Ngân (karatedo tại Asiad 16 và 17) ở các VĐV trẻ ít kinh nghiệm thiđấu mà ngay cả các VĐV đã tập luyện lâu năm

Sự đối kháng cá nhân trực tiếp, hoạt tính tâm lý hai chiều được thể hiện

rõ nét trong môn Vovinam nói riêng và võ thuật nói chung Nét tiêu biểu của

Trang 30

hoạt tính tâm lý này là phải chống lại những hành động đa dạng và luôn biếnhoá về lực cũng như biến hoá về hình thức của đối phương, do đó VĐV phảitính toán rất cẩn thận về kỹ thuật, chiến thuật của từng hành động để thíchứng với hoạt động thi đấu VĐV không chỉ nâng cao hiệu quả thi đấu củamình, mà còn phải luôn coi trọng năng lực khống chế và điều khiển bản thânứng biến trước tình huống thay đổi khác nhau, chống đỡ làm giảm khả năngghi điểm của đối phương Trong thi đấu các quá trình cảm xúc, ý chí, hànhđộng luôn thay đổi và tri giác các tình huống thi đấu trong khoảng thời gianrất ngắn thông qua các giải pháp chiến thuật trong thi đấu.[33]

Sự đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập và mâuthuẫn giữa ý nghĩ của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin về kết quảhành động (mối liên hệ phản hồi) Các thể loại và mức độ không phù hợp giữamối liên hệ trực tiếp và phản hồi tạo nên những đối lập khác nhau trong việcđiều hòa tâm lý hoạt động Trong quá trình tư duy, các hình thức đối lập đãtạo nên các tình huống và mang tính xung đột Trong tình huống khi sức ép vềtâm lý nặng nề căng thẳng một giải pháp chiến thuật có hiệu quả có thể đượcthông qua và thực hiện với điều kiện VĐV phải có thể lực và tâm lý tốt Bêncạnh những tri giác có độ nhạy bén cao, yêu cầu chính xác về tư duy, tốc độ

và sự phán đoán các hành động đối thủ có thể xảy ra ở cuối trận đấu, hoặc ởnhững trận đấu cuối cùng trận chung kết.[33], [37], [61]

Để phát triển các tố chất thể lực chuyên môn trong hoạt động tập luyện

và thi đấu thì VĐV Vovinam phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích,tính mục đích (hay động cơ tập luyện) cùng với những phẩm chất ý chí khácnhư: tính chủ động, tính kiên trì, mức độ nỗ lực, tính ổn định tâm lý, khả năngchú ý Như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc phục, chống lại mệt mỏitrong các hoạt động tập luyện và thi đấu Mặt khác VĐV phải có tính cần cùchăm chỉ tập luyện và sẵn sàng chịu đựng lượng vận động lớn của bài tập; nếu

Trang 31

không có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác vận động với khối lượng lớntrong thời gian dài thì thể lực sẽ không phát triển được đặc biệt là sức bền.[4],[12], [43]

Trong tập luyện, người tập phải gánh chịu lượng vận động rất lớn dotính đối kháng cao đặc biệt là sự va chạm về thể chất mạnh nên hiện tượngmệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi ý chí diễn ra thường xuyên Vì vậy, phải biết tựđộng viên và tập trung phát huy năng lực dự trữ của cơ thể, một trong nhữngđặc điểm quan trọng để phát triển sức bền là VĐV vẫn phải tiếp tục duy trìhoạt động mặc dù cơ thể mệt mỏi hoặc có cảm giác mệt mỏi Biện pháp duytrì hoạt động trong tập luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tựđộng viên như sau: Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ Bên cạnh đóVĐV phải biết điều khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thựchiện động tác của bài tập cho hợp lý [79]

Với tính chất đối kháng cá nhân và sự quyết liệt trong hoạt động thi đấuđòi hỏi VĐV môn Vovinam này phải có sự nỗ lực ý chí và ganh đua thể thaocao Tất cả những điều đó phản ánh sự cần thiết phải chuẩn bị thể lực tốt, đặcbiệt là thể lực chuyên môn trong đó sức bền tâm lý, có như vậy mới đảm bảocho VĐV Vovinam duy trì cường độ thi đấu tốt nhất trong thời gian thi đấukéo dài, đồng thời đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảocác hoạt động kỹ chiến thuật tới cuối trận đấu.[10]

1.3 Cơ sở lý luận của chú ý.

1.3.1 Khái niệm chú ý.

Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng “Phương pháp dạy học đại học theo

định hướng phát triển năng lực” thì năng lực là sự huy động tổng hợp các

kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí… để thực hiện một loạt công việc trong một bối cảnh nhất định Vậy nănglực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân nhằm đáp ứng những yêu

Trang 32

cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quảcao.[28]

Chú ý được đặt ngang hàng với các quá trình phản ánh như cảm giác,tri giác, tư duy vì chú ý là một mặt của các quá trình đó nên chú ý vô cùngcần thiết cả khi tri giác, khi tư duy và khi hoạt động [55]

Xung quanh có vô số sự vật và hiện tượng tác động vào mỗi người,nhưng nó không phản ánh đối với tất cả sự vật và hiện tượng ấy đều nhưnhau Một số sự vật và hiện tượng tạo nên ở mỗi người phản ứng định hướngnhất định [86] Lúc đó sẽ có sự chăm chú xem xét, sờ mó, ngắm nhìn, lắngnghe…nhờ đó con người đã tri giác được sự vật ấy rõ ràng, đầy đủ và chínhxác, còn những sự vật khác chỉ được tri giác một cách lờ mờ Nói cách kháctrong cùng một lúc chúng ta thường chú ý đến những sự vật này mà khôngchú ý đến sự vật khác [77]

Cùng lúc từ thế giới bên ngoài và bên trong có rất nhiều yếu tố tác độngvào con người gây ra các hiện tượng tâm lý, nhưng con người chỉ có thể tiếnhành có hiệu quả ở một vài hoạt động tâm lý Để hoạt động tâm lý có hiệu quảtrong từng thời điểm, con người cần biết hướng các hoạt động tâm lý củamình vào một hoặc một nhóm đối tượng nhất định, chính là hiện tượng chú ý

Khái niệm về chú ý được rất nhiều tác giả đề cập đến như :

Theo P.A.Rudick: “chú ý là xu hướng và tính tập trung của hoạt độngtâm lý nhằm vào một đối tượng nào đó” [57]

Tác giả Hoàng Xuân Việt “chú ý là tập trung tinh thần trên một sự vật,một tư tưởng hay một người nào đó” [91]

Tác giả Bùi Văn Huệ: “chú ý là một trạng thái tâm lý tham gia vào mọiquá trình tâm lý tạo điều kiện cho một đối tượng (hay một số đối tượng) đượcphản ánh một cách tốt nhất” [29]

Theo KK Platonop: “chú ý là sự tập trung ý thức vào một số đối tượng

Trang 33

tri giác hoặc đối tượng ghi nhớ, đồng thời tách những đối tượng ấy khỏinhững đối tượng khác, là một hành động của ý thức hướng vào một đối tượngnhất định” Trong chú ý thể hiện tính lựa chọn của ý thức [36]

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ: chú ý là sự tập trungcủa ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạtđộng, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành

có hiệu quả [83] [84]

Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý “đi kèm” các hoạt độngtâm lý khác giúp các hoạt động tâm lý đó có kết quả Chú ý không có đốitượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lý mà nó

“đi kèm”, vì thế chú ý được coi là cái nền, cái phông, là điều kiện của hoạtđộng có ý thức

Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực hay không tùythuộc vào việc vận dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo yêucầu của hoạt động [28]

*Như vậy: chú ý là sự tập trung ý thức vào một đối tượng hoạt động, sự

vật hiện tượng nào đó, đồng thời “thoát ly” một cách tương đối khỏi nhữngđối tượng khác Trên cơ sở hiểu biết những thuộc tính cơ bản của chú ý, đặcđiểm tâm lý lứa tuổi của VĐV thì HLV sẽ có những tác động phù hợp để rènlyện năng lực chú ý nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện

1.3.2 Cơ sở sinh lý của chú ý.

Cơ sở sinh lý của chú ý là phản xạ định hướng có lựa chọn

Vỏ não chia thành các miền các khu rất khác nhau nhưng không có

“trung tâm” riêng của từng chức năng tâm lý mà nhiều trung khu thần kinh,nhiều miền của vỏ não tham gia vào một hiện tượng tâm lý: tưởng tượng, chú

ý, ghi nhớ, tư duy, tính cách [55]

Về mặt sinh lý học chú ý là hoạt động thần kinh của một vùng nhất

Trang 34

định và trong điều kiện xác định đang có sự hưng phấn tối ưu, khi đó cácvùng còn lại của vỏ bán cầu đại não lại đang ở trong trạng thái giảm thấphưng phấn [49]

Theo quy luật cảm ứng, khi một trung tâm hưng phấn mạnh sẽ gây ra

ức chế ở những trung tâm lân cận Quy luật tính trội cũng góp phần làm tănghưng phấn ở vùng có hưng phấn mạnh, làm cho ổ hưng phấn đã mạnh lạicàng mạnh thêm Do vậy khi con người tập trung chú ý vào hoạt động nào đóhầu như người ta không còn biết gì xảy ra xung quanh nữa [85]

Nhóm nghiên cứu gồm Hopfinger và Buonocore thuộc Đại họcCalifornia ở Davis và giáo sư về tâm lý khoa thần kinh Mangun thuộc Đại họctổng hợp Duke xác định vùng chú ý bằng cách yêu cầu các đối tương hướng

sự tập trung chú ý của họ vào vùng không gian đặc biệt nào đó và đồng thờikiểm tra chụp cắt lớp bằng máy quét MRI, các nhà nghiên cứu đã lập đượcbản đồ các vùng não hoạt động khi điều khiển thần kinh bậc cao sự tập trungchú ý Một số vùng não riêng biệt của vỏ não hoạt động khi tập trung chú ý,các vùng chủ yếu này là vỏ não trên trán, dưới đỉnh, trên thái dương [52]

Cơ sở sinh lý thần kinh của chú ý do các kích thích làm các trung khutương ứng trên vỏ não hưng phấn ưu thế, cùng lúc ức chế các vùng khác trên

vỏ não theo quy luật cảm ứng đồng thời Như vậy chú ý không có một trungtâm thần kinh riêng mà chú ý diễn ngay trong các trung tâm hưng phấn.[41]

Hưng phấn thần kinh ở một vùng ưu thế đạt đến mức tối đa và chi phốicác phần còn lại của vỏ não Trong một số trường hợp vùng hưng phấn chiếm

ưu thế tăng lên nhờ có các xung động thần kinh khác thường gây nên cácphản ứng nào đó Khi sự hưng phấn thần kinh ở vùng ưu thế đó đạt đến mứctối đa thì các xung động phụ không những không làm tăng sự hưng phấn đó,

mà ngược lại gây nên ở đó sự ức chế cận sinh và dẫn đến giảm tập trung chú

ý [39], [50]

Trang 35

Các tế bào thần kinh gọi là cấu tạo lưới nằm sâu trong não xung quanhbuồng não có mang “cơ quan chú ý” Trung tâm hưng phấn trên vỏ não cócường độ hưng phấn và độ bền vững cao hơn các trung tâm khác, vì thế chúng

ức chế những phần còn lại của vỏ não, thu hút sự hưng phấn của các trungkhu khác về mình là cơ sở tạo ra sự tập trung chú ý.[60]

1.3.3 Các loại chú ý

Có 3 loại chú ý là chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủđịnh

Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích tự giác…

không có ý định dùng một biện pháp nào mà vẫn chú ý được, do đặc điểm củabản thân đối tượng và quan hệ của nó đối với xu hướng của cá nhân

Chú ý không chủ định có ưu điểm không gây căng thẳng thần kinh vìkhông đòi hỏi một sự cố gắng, một nỗ lực chú ý nào Tuy nhiên nó cũng cónhược điểm là kém bền vững, vì thế cần chú ý có chủ định trong mọi hoạtđộng.[48]

Chú ý có chủ định: loại chú ý có mục đích tự giác, có kế hoạch, có

biện pháp để hướng chú ý vào đối tượng cần thiết, đòi hỏi một sự nỗ lực nhấtđịnh.[48]

Khi con người đặt ra cho mình những nhiệm vụ nhất định, có ý thức vềmục đích, đưa ra những sự vật riêng rẽ như những đối tượng chú ý Khi đóphương hướng và sự tập trung chú ý không phụ thuộc vào chính những đặcđiểm của đối tượng mà phụ thuộc vào mục đích dự định đặt ra trước [56]

Chú ý chủ định nảy sinh theo ý định của con người, hay nói cách khác

là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể của hoạt động đặt ra Chú ý

có chủ định đòi hỏi sự nỗ lực chú ý nhằm đạt được mục đích đã xác định và

có tính bền vững cao

Chú ý sau chủ định: loại chú ý xuất hiện khi chú ý có chủ định đã

Trang 36

được gây ra Chú ý sau chủ định liên quan tới những mục đích, nhiệm vụ có ýthức, được đưa ra do dự định trước, do đó không thể như chú ý không chủđịnh Mặt khác, nó không giống như chú ý có chủ định vì không đòi hỏi sứclực ý chí và cố gắng duy trì ý chí.[48]

Như vậy chú ý không chủ định và chủ định đều cần cho cuộc sống conngười, chúng đều mang ưu điểm và nhược điểm riêng trong quá trình hoạtđộng Hai loại chú ý này đều dễ chuyển hoá cho nhau từ chú ý chủ định đếnchú ý không chủ định và ngược lại [23], [63], [69]

Tập trung chú ý là một trong những quá trình tâm lý cơ bản trong hoạtđộng thể thao VĐV tập trung chú ý trên cơ sở của các quá trình tri giác đểquan sát không gian, thời gian, sự vật và hiện tượng trong môi trường hoạtđộng cụ thể.[60]

1.3.4 Những thuộc tính của chú ý

Luận án thấy có 5 thuộc tính cơ bản là tập trung chú ý, di chuyển chú ý,phân phối chú ý, khối lượng của chú ý và bền vững của chú ý được các tác giảxác định cơ bản (trên 6 tác giả đã xác định) Tuy nhiên qua nghiên cứu cácthuộc tính thấy có 3 tác giả đưa ra thuộc tính cường độ tập trung chú ý, đâycũng là thuộc tính quan trọng của chú ý [87]

Cường độ chú ý là tính tập trung của chú ý vào một công việc nhất địnhcho phép đạt chất lượng cao hơn trong các họat động

Còn lại thuộc tính đãng trí, thuộc tính tích cực và thuộc tính lựa chọncủa chú ý chỉ được số tối thiểu xác định Từ đó luận án xác định thuộc tínhcủa chú ý có 6 thuộc tính cơ bản:

Tập trung chú ý: là tính chất xác định cường độ chú ý cao vào một đối

tượng chủ yếu, là sự tách ra một phạm vi hẹp các đối tượng để chú ý vào

Trang 37

Phạm vi các đối tượng chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung Sức chú ýcàng tập trung thì cường độ chú ý càng lớn.

Cơ sở sinh lý của tập trung chú ý là cường độ tối ưu của các quá trìnhhưng phấn ở các vùng vỏ não có liên quan đến hoạt động cần tiến hành vàđồng thời phát triển các quá trình ức chế mạnh ở các phần còn lại của vỏ não

Tính tập trung chú ý biểu hiện ở chỗ biết huy động sức làm việc củacác giác quan và của các quá trình tâm lý vào một đối tượng nhất định Tậptrung cao độ có thể dẫn tới hiện tượng đãng trí [54]

“Tập trung chú ý là một trong những quá trình tâm lý cơ bản trong hoạtđộng thể thao VĐV tập trung chú ý trên cơ sở của các quá trình tri giác vàquan sát không gian, thời gian, sự vật và hiện tượng trong môi trường hoạtđộng cụ thể”.[86]

Cường độ chú ý: Biểu hiện ở sự tăng tính tập trung của chú ý vào một

việc nhất định cho phép đạt chất lượng cao hơn trong các hoạt động, là khảnăng thể hiện sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện một hoạt độngnào đó Sự tập trung chú ý càng cao, năng lượng thần kinh tiêu hao càng lớn,các quá trình tâm lý tham gia hoạt động càng được tích cực hóa nhiều hơn,nên hiệu quả hoạt động cao hơn, tích cực hơn

Cơ sở sinh lý thần kinh của của cường độ chú ý thể hiện ở mức hưngphấn các trung khu tương ứng, liên quan chặt chẽ tới khối lượng chú ý.Cường độ chú ý càng cao thì khối lượng chú ý càng thu nhỏ, ngược lại khốilượng chú ý càng lớn thì cường độ chú ý càng giảm xuống thấp.[85]

Phân phối chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng

hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định Thực tế đã chứng minhchú ý chỉ tập trung vào một số đối tượng chính còn các đối tượng khác chỉ cần

sự chú ý tối thiểu não Cơ sở sinh lý của phân phối chú ý là các quá trìnhhưng phấn cùng lúc xuất hiện trong các trung khu khác nhau trên vỏ não Các

Trang 38

quá trình thần kinh xảy ra đồng thời với cường độ khá cao trong các bộ phậnchức năng khác nhau của vỏ não.[57]

Phân phối chú ý vân đòi hỏi con người phải có nỗ lực lớn hơn và tiêuphí năng lượng thần kinh nhiều hơn so với khi tập trung chú ý

Phân phối chú ý là một điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quảnhiều loại hoạt động phức tạp với cấu trúc đòi hỏi phải có sự tham gia đồngthời của các chức năng và các thao tác khác nhau Một VĐV có thể tập trungvào một số yêu cầu khác nhau, sự tập trung chú ý của họ cùng một lúc có thểhướng vào bóng, vào đối thủ, vào một động tác riêng, vào kỹ thuật của đốiphương hoặc cùng một lúc hướng vào tất cả các yếu tố đó

Phân phối chú ý xác định khả năng con người cùng lúc thực hiện nhiềuhành động và phân chia chú ý cho chúng Mức độ phân chia chú ý phụ thuộcvào một loạt các điều kiện như tính phối hợp dạng hoạt động (có thể đồngnhất hoặc không cùng loại) Độ phức tạp của chúng (liên quan đến mức độphải căng thẳng về tâm lý), mức độ quen thuộc hay hiểu biết về chúng (mức

độ nắm bắt các biện pháp cơ bản của hoạt động) Các dạng hoạt động phốihợp càng phức tạp chú ý phân phối càng khó [18], [63]

Di chuyển chú ý (hay còn được gọi là luân chuyển chú ý): Là khả

năng lần lượt tập trung chú ý vào những phạm vi của đối tượng “hành động”hay những đối tượng “hành động” kế tiếp nhau, nói cách khác là sự tập trungnhanh chóng thay đổi đối tượng chú ý một cách có chủ định Di chuyển chú ýdao động giữa hai cực nhanh và chậm Chú ý sẽ được tổ chức lại chuyển dời

từ đối tượng này sang đối tượng khác do thay đổi nhiệm vụ hoạt động Sự dichuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý cũng không phải làphân tán chú ý Sự di chuyển chú ý là sức chú ý được thay thế có ý thức

Sự chuyển hướng chú ý có thể xuất hiện khi chuyển từ một đối tượngcủa một hoạt động nhất định sang một đối tượng khác, hoặc từ thao tác này

Trang 39

sang thao tác khác Sự chuyển hướng này trong một hoạt động sẽ ngăn chặn

sự mệt mỏi nhanh và tăng tính bền bỉ của chú ý Tuy nhiên nếu chuyển hướngchú ý quá thường xuyên có thể làm sự mệt mỏi kéo tới nhanh do đó phải chọnphương án tối ưu nhất [56]

Cơ sở sinh lý của di chuyển chú ý là vào mỗi thời điểm trong ý thứccon người luôn xảy ra nhiều quá trình tâm lý với mức độ rõ không giốngnhau Ngoài các hình ảnh rõ đang tập trung chú ý trong ý thức còn có các biểutượng và rung động mờ ảo là những cái liên quan đến những tác nhân kíchthích mà ở thời điểm đó con người không tập trung chú ý [63]

Hiệu quả của sự chuyển hướng phụ thuộc vào tính chất thực hiện cáchoạt động trước và sau đó Hoạt động trước càng thú vị mà hoạt động sau kémthú vị hơn thì càng khó chuyển hướng chú ý

Độ bền vững của chú ý: là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay

một số đối tượng của hoạt động, ngược lại là sự phân tán chú ý, phân tán chú

ý diễn ra theo chu kỳ gọi là sự dao động của chú ý

“Cơ sở sinh lý của chú ý bền vững do đã hình thành được các định hìnhđộng lực của các quá trình thần kinh mà các hoạt động sẽ được tiến hành mộtcách dễ dàng và không gò bó” [60 trang 19]

Tính bền vững của chú ý được xác định bởi thời gian duy trì sự tậptrung chú ý Chỉ số tính bền vững là tính hiệu quả cao của hoạt động (khốilượng, độ chính xác của công việc) trong một khoảng thời gian nào đó

Trong sức bền chú ý, giữa cường độ và thời gian tập trung chú ý cóquan hệ tỷ lệ nghịch Cường độ chú ý cao thì thời gian duy trì chú ý ngắn,ngược lại, cường độ chú ý thấp thì thời gian duy trì chú ý sẽ lâu hơn Sức bềnchú ý giao động giữa 2 cực bền vững và không bền vững

Thời gian tập trung cường độ chú ý phụ thuộc vào một loạt các điềukiện: tính chất và nội dung hoạt động, quan hệ với đối tượng chú ý Không thể

Trang 40

tập trung chú ý lâu lên một đối tượng hay thay đổi hay không thể xem xét từcác mặt khác nhau Mức độ chú ý bền bỉ tăng cùng với sự tăng dần tính phứctạp của đối tượng chú ý [66]

Sức bền vững của chú ý phụ thuộc vào động cơ của con người Duy trìchú ý bền vững đòi hỏi sự nỗ lực ý chí Sự bền vững của chú ý liên quan đếnhiện tượng sự dao động chú ý Sự dao động của chú ý thể thiện sự thay đổi cótính chất chu kỳ các đối tượng mà sự chú ý đang nhằm vào Sự dao động chú

ý còn biểu hiện ngay cả khi có sự tập trung cao độ vào một hoạt động nhấtđịnh thì trong thời điểm nhất định nào đó chú ý vẫn chuyển từ một đối tượngnày sang đối tượng khác để rồi sau một khoảng thời gian ngắn lại chuyển vềmột đối tượng thứ nhất [16]

Khối lượng chú ý: là khả năng mà con người có thể tri giác trong cùng

một lúc một số đối tượng tối đa Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tớigọi là khối lượng chú ý Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đặc điểm đối tượngcũng như nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động Nếu không tập trung chú ý sẽkhó có thể hoàn thành nhiệm vụ Khối lượng chú ý có thể lớn nhỏ khác nhautuỳ theo từng người Cơ sở sinh lý thần kinh của khối lượng chú ý là vùnghưng phấn được mở rộng hay thu hẹp [60]

Biểu đồ 1.1 Các thuộc tính của chú ý 1.3.5 Các yếu tố liên quan tới năng lực chú ý

Năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp

Ngày đăng: 21/12/2018, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. John Syre, Chirsttopher Connolly (1995), “Thư giãn và chú ý”, Nguyễn Thị Tuyết dịch từ Sporting Body, Sporting Mind Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư giãn và chú ý
Tác giả: John Syre, Chirsttopher Connolly
Năm: 1995
17. Nguyễn Nam Hải (2017), Nghiên cứu một số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số bài tập nâng cao phẩmchất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nam Hải
Năm: 2017
18. Phạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
19. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chínhtrị Quốc gia
Năm: 2004
20. Nguyễn Thành Trung Hiếu (2016), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển khả năng chú ý cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15-16 qua 6 tháng tập luyện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụngmột số bài tập phát triển khả năng chú ý cho nam VĐV Taekwondo lứatuổi 15-16 qua 6 tháng tập luyện
Tác giả: Nguyễn Thành Trung Hiếu
Năm: 2016
21. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NxbTDTT
Năm: 1994
22. Đặng Ngọc Hiệp (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Đặng Ngọc Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
23. Trần Hiệp (1996), Lý tưởng và nhân cách, Tạp chí Tâm lý học, số1/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý tưởng và nhân cách
Tác giả: Trần Hiệp
Năm: 1996
24. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1995
25. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Hữu Hưng (2000), Y học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học thể dụcthể thao
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Hữu Hưng
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2000
26. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), “Nâng cao năng lực tâm lý cho các VĐV võ bằng phương pháp thi đấu”, Thông tin khoa học TDTT, (số 5), tr 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực tâm lý cho các VĐV võbằng phương pháp thi đấu”", Thông tin khoa học TDTT
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2003
27. Lê Hữu Hưng (2013), Kiểm tra y học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra y học thể dục thể thao
Tác giả: Lê Hữu Hưng
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2013
28. Nguyễn Thị Bich Hồng (2017), Phương pháp giảng dạy đại học, Tài liệu bồi dưỡng thi Giảng viên chính, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Bich Hồng
Năm: 2017
29. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lý học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
30. Trần Thị Kim Hương (2007), Bước đầu nghiên cứu các biện pháp ổn định trạng thái tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo trẻ đội Công an nhân dân, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu các biện pháp ổnđịnh trạng thái tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo trẻ đội Công annhân dân
Tác giả: Trần Thị Kim Hương
Năm: 2007
34. Trần Thị Kim Hương (2015), “Nhà tâm lý học thể thao”, Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm, Trường Đại học CNTP TP.HCM, số 7/2015,Tr92-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà tâm lý học thể thao”, "Tạp chí khoahọc công nghệ và thực phẩm
Tác giả: Trần Thị Kim Hương
Năm: 2015
35. Phạm Thanh Huơng (2007), “Tập trung chú ý trong hoạt động thể thao”, Tạp chí Khoa học Thể thao, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập trung chú ý trong hoạt động thể thao”,"Tạp chí Khoa học Thể thao
Tác giả: Phạm Thanh Huơng
Năm: 2007
36. KK. PLA TO NỐP (2000), Tâm lý vui, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý vui
Tác giả: KK. PLA TO NỐP
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
37. Nguyễn Nghĩa Lân (2006), Sức mạnh của “tiềm ý thức”, Thông tin khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: tiềm ý thức”
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Lân
Năm: 2006
38. Võ Thành Lâm (2015), Vật lý học trong nguyên lý kỹ thuật Vovinam, Luận văn võ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lý học trong nguyên lý kỹ thuật Vovinam
Tác giả: Võ Thành Lâm
Năm: 2015

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w