1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

204 162 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áplực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến quátrình ổn định và phát triển của các đô thị.Trước th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ đÀO TẠO TRƯỜNG đẠI

HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

PHAN đÌNH HÀ

GIẢI PHÁP đẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN đỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 60.34.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CAM đOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2011

Tác giả

Phan đình Hà

Trang 3

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâmgiúp đỡ rất nhiệt tnh và có hiệu quả của Viện sau đại học – Trường đại họcnông nghiệp Hà nội và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, đảng ủy và Ủyban nhân dân các xã và đông đảo bà con nhân dân của huyện Thanh Chương

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Bộmôn Phân tích định lượng, Viện đào tạo sau đại học, Trường đại học Nôngnghiệp Hà Nội, đặc biệt là Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Sơn, người đãnhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban củaHuyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện ThanhChương; xin cản ơn các đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân

đã giúp đỡ, cộng tác cùng cúng tôi để đề tài được thực hiện kịp tiến độtheo kế hoạch

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2011

Tác giả

Phan đình Hà

Trang 4

1 MỞ ðẦU 1

CỨU

5

4.1.1 Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến

4.1.2 Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

MỤC LỤC

Lời cam đoan i Lờicảm ơn ii Mục lụciii Danh mục các chữ viết tắt vDanh mục bảng vi

Trang 5

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

4.1.3 Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương

trình mục têu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –

4.2 Những thuận lơi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở

4.2.2 Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa

4.3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

4.3.1 Phương hướng, mục têu xây dựng nông thôn mới của huyện

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XHCN Xã hội chủ nghĩa BCH

Ban chấp hành NTM Nông

thôn mới UBND Ủy ban

nhân dân HđND Hội đồng

Trang 7

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong 33

4.6 Tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa

bàn

Trang 8

1 MỞ đẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựngnước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từngdòng họ và theo phạm vi làng, xã Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản,thôn, xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muônđời nay đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưngvẫn còn hơn

70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn

Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quátrình dựng nước và giữ nước Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộcxâm lược của ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của để chiếnthắng quân thù Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hìnhthành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc Ngày nay, nông thônvừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệucho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lựccho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hànghóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra

Trong thời kỳ nào đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội

ở nông thôn Sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước tabước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn vớikinh tế thế giới Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm nhưgiải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tuy vậy, bên cạnh những ưuđiểm thì nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều khuyết tật Do việc phân bổ

Trang 9

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận động của hệ thống thị trường, chonên, những

Trang 10

vùng, địa phương khó khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí địa lýthuận lợi thì vẫn phát triển chậm, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khókhăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu,vùng xa Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áplực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến quátrình ổn định và phát triển của các đô thị.

Trước thực trạng nêu trên, đảng và Nhà nước ta đã có nhiềuchủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động têu cực của kinh tế thịtrường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xãđặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện nghèotheo Nghị quyết

30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương cũng đã

có nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta cóphạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệpnên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo Cùng với đặc điểm địahình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từlâu đời nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách,chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nôngdân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia

về nông thôn mới” (Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/Qđ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mớitrên cả nước Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới chưa lâu nhưng các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiềulúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện

Trang 11

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

Huyện Thanh Chương là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cáchThành phố Vinh 54 km về phía Tây Nam Trong những năm qua, huyện

Trang 12

Thanh Chương đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nôngthôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm đường nhựa, xây dựngtrường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạtchuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làngnghề…theo hướng xây dựng nông thôn mới Mặc dầu đã có nhiều cố gắngnhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyệncòn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Thanh Chương vẫn là mộthuyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần nông, sản xuất hàng hóachưa phát triển, đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn.

Triển khai thực hiện Quyết định số 491/Qđ-TTg ngày 16/4/2009 củaThủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới,huyện Thanh Chương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giảiquyết như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũcán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn để góp phần côngsức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chúng tôi chọn

đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục têu

chung

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nôngthôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếuđẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương thời gian tới

1.2.2 Mục têu cụ

thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới

và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Trang 13

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

- đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua

Trang 14

- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nôngthôn mới ở địa bàn nghiên cứu.

- đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới

1.3 đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 đối tượng nghiên cứu

đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể thamgia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ cáccấp, các tổ chức đoàn thể thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc xâydựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương, Nghệ An(1) Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận vàthực tễn nào?

(2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng

mô hình nông thôn mới ở địa phương?

(3) Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phương?

(4) Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện

mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian tới?

Trang 15

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN đỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

2.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới

đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thônmới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ;

đó là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống Nếu so sánhgiữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải baohàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006)

Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 800/Qđ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Tại quyết định này, mục têu chungcủa Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nôngthôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh tháiđược bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hộidân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tnh thầnđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữvững

2.1.1.2 Khái niệm xây dựng nông thôn mới:

Trang 16

Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Qđ-TTg của Thủ tướngChính phủ thì “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu

Trang 17

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”

2.1.2 đơn vị nông thôn mới

Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 8năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫnthực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nôngthôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh

để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnhđạt nông thôn mới

Như vậy đơn vị nông thôn mới có 3 cấp:

- Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới);

- Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);

- Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới)

2.1.3 Chức năng của nông thôn mới

2.1.3.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Sản xuất nông nghiệp cần diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọtnhư sản xuất lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng Do đó, nông thôn lànơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia

“Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn Chức năng cơbản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượngcao Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nôngthôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuấtnông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến vàxây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại” (Cù Ngọc Hưởng, 2006)

2.1.3.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống

Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, các làng xóm ở nông thôn

Trang 18

thường được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tậpquán, họ tộc Người dân trong các làng xóm thường cư xử với nhau dựa trênquan hệ huyết thống và phong tục, tập quán “Cũng chính văn hoá quêhương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòngkính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thàđáng tin, yêu quý quê hương.vv , tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xãhội nông thôn đặc thù Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phảiđược giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù Môi trường thànhthị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế vănhoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục Do vậy, chỉ có nông thôn vớiđặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môitrường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương Ngoài ra,các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màusắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đấtgiao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu pháttriển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc” (CùNgọc Hưởng, 2006).

2.1.3.3 Chức năng sinh thái

Nói đến nông nghiệp là nói đến cây trồng Cây trồng, một mặt cung cấpcho con người những nông sản cần thiết, một mặt có tác dụng cải tạo môitrường, làm đẹp cảnh quan… do đó, nông nghiệp nói riêng và nông thôn nóichung có chức năng sinh thái

“Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nôngnghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái đất đai canh tác nôngnghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên vv phát huy các tác

Trang 19

dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tếng ồn, cải thiện nguồnnước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất vv (Cù Ngọc Hưởng,2006).

Trang 20

2.1.4 Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân phải tham gia từkhâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tếp lao độngsản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gì bản sắc văn hóa dântộc… đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới,chính vì vậy, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới

“Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền.Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựngnông thôn đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế đểđóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước cómạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tíchcực của chính tầng lớp nông dân Hiển nhiên nói người nông dân ở đâykhông phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổchức nông dân” (Cù Ngọc Hưởng, 2006)

2.1.5 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới

2.1.5.1 động lực từ đô thị hóa

Nông thôn là một phần của các quốc gia, do đó, không thể giải quyếtcác vấn đề của nông thôn nếu như tác riêng nó với các khu vực khác củaquốc gia Trong các hoạt động kinh tế - xã hội của nông thôn bao giờ cũng

có mối liên hệ mật thiết với đô thị và ngược lại Chính vì vậy, “xây dựng nôngthôn mới nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhà nước hay chỉ tiến hành trongnội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực cũng như tính linh hoạt,

mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn đồnghành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống Thực tế, các vấn đề vềnông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp,

Trang 21

các vấn đề về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triểnnông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).

Trang 22

2.1.5.2 động lực từ công nghiệp hóa

“Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trìnhchuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồngthời cũng là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi thân phận của mình.Trong quá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nôngnghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũngchính là quá trình phi nông hóa người nông dân Giải phóng thân phận phinông hóa của nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng lànhu cầu tất yếu của chính bản thân người nông dân” (Cù Ngọc Hưởng, 2006).Việc lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các lĩnh vực phi nôngnghiệp sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp ở nông thôn chuyển từ sản xuất

tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa Mặt khác, quá trình này sẽ giúp chonhững người nông dân ở lại sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có điều kiệntích tụ ruộng đất, từ đó phát triển kinh tế theo hướng trang trại, chuyêncanh, đưa cơ giới, khoa học kỹ thuật cao áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệuquả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp Như vậy, sự nghiệp côngnghiệp hóa là động lực to lớn để thúc đẩy nhanh quá trinh xây dựng nôngthôn mới

2.1.5.3 động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các

tổ chức hợp tác

Sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ từng bước xóa bỏ sản xuất đơn lẻ củacác hộ nông dân, tiến tới hình thành sự liên kết giữa các hộ và phát triển cácdoanh nghiệp, hợp tác xã… “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sựnghiệp xây dựng nông thôn mới là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp Hiệnđại hóa nông nghiệp ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuấthiện đại như thủy lợi, làm đất, đường sá giao thông, viễn thông thông

Trang 23

tin vv., nó còn bao hàm chuyên nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sảnxuất nông nghiệp Một khi đã thực hiện kinh doanh gia đình và phát triểnkinh tế thị

Trang 24

trường trong nông nghiệp, thì nhất định cũng phải thực hiện chuyênnghiệp hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đây còn là cơ

sở để gia tăng sức cạnh tranh quốc tế cho nông nghiệp Ngoài ra, trong điềukiện thị trường, thì chỉ có sự tham gia của các tổ chức nông dân mới có thểnâng cao giá trị nông sản phẩm, đây cũng chính là chức năng cũng như tráchnhiệm của các tổ chức hợp tác nông dân Trong quá trình đẩy mạnh ứngdụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ chức các hệ thống dịch vụ

xã hội hóa cũng như tham gia vào gia công sản xuất nông sản phẩm, tổchức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nông dân vv trong tất

cả các quá trình này, tổ chức hợp tác nông dân phát huy vai trò không thểthay thế (Cù Ngọc Hưởng,

- đại hội đảng lần thứ III (năm 1960): Trong bối cảnh đất nước ta

đang tạm bị chia cắt thành 2 miền, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước đang ngày càng ác liệt, đại hội đảng toàn quốc lần thứ III đã xácđịnh: đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệusản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên sở hữu toàn dân và

sở hữu tập thể từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thànhmột nền kinh tế cân đối và hiện đại Chủ trương của đảng là: “ xây dựngmột nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệpvới nông nghiệp và lấy công n ghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển

Trang 25

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp

và công nghiệp nhẹ ” (Văn kiện đại hội, Ban chấp hànhTrung ương đảngLao động Việt Nam, xuất bản tháng 9 – 1960, tr.182-183)

Trang 26

Tiếp theo, Hội nghị Trung ương 5 khóa III (năm 1961) đã ra Nghịquyết về vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cảitến công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961-1965).

- đại hội IV (năm 1976): Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải

phóng, đảng ta đã chủ trương: “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủnghĩa, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thànhmột cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp” (Báo cáo chính trị của BCH Trungương đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12 năm 1976,

tr 68) đại hội đã xác định kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 là: “Tập trung cao

độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước pháttriển vượt bậc về nông nghiệp nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của

cả nước về lương thực, thực phẩm và một phần hàng tiêu dùng thôngthường ”

- đại hội V: Từ thực tễn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc và những năm sau thống nhất đất nước, đảng ta ngày càng thấy rõ vaitrò của sản xuất nông nghiệp đại hội V đã chỉ rõ: “Trong 5 năm 1981 – 1985

và những năm 80 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng têu dùng và tiếp tụcxây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nôngnghiệp, công nghiệp hàng têu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấucông – nông nghiệp hợp lý”

Như vậy, từ đại hội III đến đại hội IV và đại hội V của đảng, chúng

ta có thể khẳng định rằng, tuy chưa chưa đề cập đến cụm từ “Nông thôn

Trang 27

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

mới” nhưng đảng ta luôn xác định nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng,

là mặt trận hàng đầu, đồng thời đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối đểphát triển

Trang 28

nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.

2.2.2 Các quan điểm của đảng về xây dựng NTM từ đại hội VI đến nay

- đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI: đại hội VI đã đề ra những quan

điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; phấn đấu đưa nôngnghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa; thừanhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa lànhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội; xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chếmới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế

đại hội chỉ rõ: “ nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của nhữngnăm còn lại của chặng đường đầu tên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế

- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” (Văn kiện đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1987, tr 20)

Từ những tư tưởng chỉ đạo trên và rút kinh nghiệm từ khoán theoChỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóaVI) đã thổi vào nông nghiệp, nông thôn nước ta một luồng gió mới, cuộc sốngcủa người dân đã được cải thiện nhanh chóng

- đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII:

đại hội VII đã chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với côngnghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nôngthôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xãhội” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội,1991,

tr 67)

Trang 29

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ 5 (khóa VII) đã xácđịnh một hệ thống quan điểm nhằm tếp tục đổi mới và phát triểnnông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn mới là:

Trang 30

- đặt sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sảnxuất hàng hóa

- Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần

- Gắn sản xuất với thị trường; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ mới

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí,đào tạo nhân tài; bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trườngsinh thái, xây dựng nông thôn mới đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệthống chính trị trong nông thôn

- đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII:

đại hội VIII đã khẳng định: “Mục têu của công nghiệp hóa, hiện đạihóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹthuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1996, tr 80)

Nghị quyết đại hội VIII cũng chỉ rõ phải đặc biệt coi trọng công nghiệphóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chỉ rõ nội dung côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là:

+ Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tậptrung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩmhàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lươngthực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thịtrường trong, ngoài nước

+ Thưc hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa

Trang 31

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

+ Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày

Trang 32

càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.

+ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngànhnghề mới bao gồm tểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyênliệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhândân

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thànhnông thôn mới văn minh, hiện đại” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 87)

Tiếp theo, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương đảng khóaVIII đã xác định các những nội dung cần đẩy mạnh trong phát triển nôngnghiệp và nông thôn, đó là: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếgắn với phân công lao động ở nông thôn; giải quyết vấn đề thị trường tiêuthụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới cáchoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn,phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa

Ngày 10 tháng 11 năm 1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Nghị quyết

số 06 – NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn

- đại hội IX của đảng: đại hội IX đã chủ trương phải rút ngắn thời

gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước

ta trở thành một nước công nghiệp, đồng thời chỉ rõ phải ưu tên phát triểnlực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển vắn hóa– xã hội, tăng cường các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóanông nghiệp, nông thôn

Trang 33

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Nghịquyết về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônthời kỳ 2001 – 2010” Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung tổng quát công nghiệp

Trang 34

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là: “ là quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với côngnghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủylợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệsinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuấtnông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nông sản hàng hóa trên thị trường”

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã đề ra 5 quan điểm trong xây dựngnông thôn đó là:

+Coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụquan trọng hàng đầu;

+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất ; thúc đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiêntai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

+ Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từbên ngoài

+ Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ; giữ gìn, phát huy truyềnthống văn hóa và thuần phong mỹ tục

+ Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận anninh nhân dân

- đại hội X của đảng:

Nghị quyết đại hội X đã xác định: “Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Gắn phát triển kinh

tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông

Trang 35

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

Trang 36

ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chếtrong vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới,đồng thời nêu 4 quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân vànông thôn, đó là:

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở

và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổnđịnh chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyếtđồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân vànông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nôngthôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đôthị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp

+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tình thần yêunước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nôngthôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà

Trang 37

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nôngthôn mới, nâng cao đời sống nhân dân”

Trang 38

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnhxây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thờiphát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với pháttriển các đô thị

+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất làvùng khó khăn

+ đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ởnông thôn

+ Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoahọc, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nôngnghiệp, công nghiệp hóa nông thôn

+ đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồnlực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân

+ Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, quản lý của Nhà nước, phát huysức của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân

Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đãban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/Qđ-TTg,ngày 16/4/2009 và Chương trình mục têu Quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010 – 2020 tại Quyết định 800/Qđ-TTg, ngày 04/6/2020

- đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng: đại hội XI đã

thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác địnhnhững định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng,

Trang 39

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

an ninh, đối ngoại là: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng,công nghiệp chế

Trang 40

tạo có tính nền tàng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông,lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng caogắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới (Văn kiện đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011

tr 75)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã xác định rõ địnhhướng trong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôngắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh côngnghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Triển khaichương trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước

đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét vănhóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vàonông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghềcho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm Thực hiện tốt các chương trình hỗtrợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà

ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ởnhững vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển (Văn kiện đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.123)

Như vậy, kể từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, quanđiểm, chủ trương, biện pháp về xây dựng nông thôn mới của đảng ta ngàycàng rõ và đến đại hội X thì hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vitoàn quốc

2.2.3 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn

mới

Ngày đăng: 19/12/2018, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tuyên giáo Trung ương: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động – xã hội, 2008 Khác
2. Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ huyện Thanh Chương khóa XXVIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010) trình đại hội khóa XXIX (nhiệm kỳ 2011 – 2015) Khác
3. Báo cáo tổng kết việc thực hiện đề án “đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 (số 1195/BC-UBND.VX, ngày 23 tháng 6 năm 2011) của UBND huyện Thanh Chương Khác
4. Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ năm 2011 (số 1968/BC-UBND.KH, ngày 30 tháng 11 năm 2010) của UBND huyện Thanh Chương Khác
5. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm 2010, Phương hướng, nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2011, phương án phân bổ ngân sách huyện năm 2011 (số 2038/BC-UBND.TCKH, ngày 01 tháng12 năm 2010) của UBND huyện Thanh Chương Khác
6. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 (số 2133/BC-UBND.KH, ngày 09 tháng 12 năm 2010) của UBND huyện Thanh Chương Khác
7. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2010, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 (số 2119/BC-UBND.CT, ngày 08 tháng 12 năm 2010) của UBND huyện Thanh Chương Khác
8. Bộ Lao động Thương Binh và xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục têu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 Khác
9. đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà nội, 1994 Khác
10. đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, BCH Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
11. Lịch sử đảng bộ huyện Thanh Chương 1930 – 2010, Nxb Khoa học xã hội, 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w