1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh kế người khmer tại xã vĩnh hải, huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

91 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

[5] Ngoài ra còn có các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa của người Khmer dành riêng cho người Khmer ở Tây Nam bộ, các nộidung thực hiện chính sách về bảo tồn, phát triển

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu nêutrong luận văn được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, các số liệu này làthực tế Số liệu tôi sử dụng được sự đồng ý của TS Võ Công Nguyện chủ

nhiệm đề tài Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững

vùng Tây Nam Bộ” Thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ

phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.

Học viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh

Trang 4

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Xã HộiHọc đã trang bị những kiến thức hữu ích, phương pháp nghiên cứu khoahọc để tôi áp dụng vào luận văn.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên giúp đỡ chia sẻ công việc với tôi, để tôi có thời gian đi học vàhoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Học viên

Nguyễn Ngọc Minh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 19

1.1 Các khái niệm 19

1.2 Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID 21

1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 24

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG. 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của hộ gia đình dân tộc Khmer 29

2.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Hoạt động kinh tế 31

2.2.1 Hoạt động kinh tế của hộ gia đình dân tộc người Khmer 31

2.2.2 Việc làm cụ thể của từng thành viên trong hộ dân tộc Khmer 32

2.3 Các nguồn lực tác động đến sinh kế của hộ dân tộc Khmer 33

2.3.1 Nguồn vốn con người 33

2.3.2 Nguồn vốn tự nhiên 38

2.3.3 Nguồn vốn vật chất 41

2.3.4 Nguồn vốn tài chính 46

2.3.5 Nguồn vốn xã hội 49

2.4 Hoạt động hỗ trợ của chính quyền và quan điểm về những điều kiện đang có tại địa phương hiện nay 51

2.4.1 Hoạt động hỗ trợ của chính quyền 51

2.4.2 Vấn đề quan tâm của hộ dân tộc Khmer 53

Chương 3: KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1 Bản đồ Huyện Vĩnh Châu 28

Bảng 2.1 Đặc điểm chung của hộ dân tộc Khmer 29

Bảng 2.2 Các hoạt động kinh tế của hộ dân tộc Khmer 31

Bảng 2.3 Việc làm của thành viên trong hộ dân tộc Khmer 32

Bảng 2.4 Độ tuổi lao động 33

Bảng 2.5 Trình độ học vấn 34

Bảng 2.6 Tình trạng sức khỏe và Bảo hiểm y tế 36

Bảng 2.7 Nguồn gốc đất ở và đất canh tác 38

Bảng 2.8 Nguồn nước và chất lượng nước tưới tiêu 39

Bảng 2.9 Diện tích đất và tình trạng nhà ở 41

Bảng 2.10 Tài sản sinh hoạt trong gia đình 43

Bảng 2.11 Nguồn năng lượng sử dụng và cách xử lý chất thải 45

Bảng 2.12 Chi phí sinh hoạt hàng tháng 46

Bảng 2.13 Chi tiêu của gia đình so với thu nhập 47

Bảng 2.14 Các nguồn vay vốn của hộ 48

Bảng 2.15 Sự tham gia vào họp tổ chức đoàn thể tại địa phương 49

Bảng 2.16 Mối quan hệ với các dân tộc khác 51

Bảng 2.17 Hoạt động hỗ trợ của chính quyền 51

Bảng 2.18 Vấn đề quan tâm của hộ gia đình 53

Bàng 2.19 Mức đánh giá của hộ gia đình về điệu kiện địa phương 55

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế ổn định đang là một trong những mối quan tâm hàng đầuhiện nay của con người Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển vànâng cao đời sống của con người Hiện nay với 1,3 triệu đồng bào Khmerđang sinh sống chủ yếu ở Tây Nam Bộ [1]

Trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Trà Vinh trên 318.000 người,chiếm 31,58% dân số tỉnh, Sóc Trăng trên 397.000 người, chiếm 30,71%,Kiên Giang trên 213.000 người, chiếm 12,5%, Bạc Liêu trên 66.000 người,chiếm 7,66%, An Giang trên 91.000 người, chiếm 4,24% [3] Từ lâu Đảng vàchính phủ ta đã thông qua và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ quan tâmchăm lo đến đời sống của các đồng bào dân tộc người Khmer hướng tới mụcđích đại đoàn kết dân tộc thể hiện rõ thông qua nhiều chính sách như: Chươngtrình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình 134, Chương trình 135;Quyết định 54/QĐ-TTg; Quyết định 74/QĐ-TTg; 29/ QĐ-TTg [5]

Ngoài ra còn có các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa của người Khmer dành riêng cho người Khmer ở Tây Nam bộ, các nộidung thực hiện chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa đối với đồng bàoKhmer, được bổ sung và cụ thể hóa thêm trong Chỉ thị 14/2003/CT-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sôngCửu Long, thời kỳ 2001 – 2010.[2]

Cùng với đó là các chính sách về trợ giá, trợ cước, hỗ trợ nhà ở, đất

ở, đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đểgiúp hộ nghèo làm ăn, mua bán phát triển kinh tế gia đình, miễn giảm họcphí, hỗ trợ học bổng, dành cho gia đình dân tộc Khmer

Trang 9

Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ tuy nhiên đời sống đồngbào dân tộc Khmer nhìn chung vẫn còn khó khăn Trong giai đoạn 2006 -

2010 đã giảm được 42.352 hộ Khmer nghèo từ 103.170 hộ của đầu giaiđoạn xuống còn 60.818 hộ vào cuối giai đoạn Xét về tỷ lệ so với tổng số

hộ Khmer, trong 5 năm các địa phương trong vùng giảm được 17,11%,trung bình mỗi năm giảm được 3,42%, tỷ lệ hộ nghèo còn lại cuối giai đoạn

so với tổng số hộ Khmer là 24,57% Giai đoạn 2011 – 2015 số lượng hộKhmer giảm nghèo 9.352 hộ nhưng cũng có số hộ nghèo mới tăng là do cácthành viên sinh sống trong hộ nghèo tiếp tục tách, lập thành hộ mới Tronggiai đoạn này, trung bình mỗi năm, các địa phương vùng Tây Nam Bộ giảmtrung bình 3% hộ nghèo dân tộc Khmer, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trongđồng bào giảm xuống còn khoảng 25% [3] Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộnghèo trong đồng bào dân tộc theo chuẩn cũ giai đoạn 2011-2015 của toànkhu vực chiếm trên 13% [14]

Có thể thấy rằng những chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với đồngbào dân tộc khmer khá toàn diện về mọi mặt và đã đem lại nhiều chuyển biếntích cực cho đời sống của họ Trong đó đối với hoạt động sinh kế của đồngbào dân tộc Khmer ở các địa phương là một lĩnh vực được nhận nhiều sự hỗtrợ từ chính sách nhà nước và thực tế đã cho thấy rằng việc lựa chọn nhữnghoạt động sinh kế của người đồng bào dân tộc Khmer chịu ảnh hưởng rất lớn

từ các yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, đất đai, vật chất, cơ sở hạtầng Trong thời đổi mới như hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và hội nhập kinh tế quốc tế, vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng sinhsống đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển vì vậy cần có nhữngcuộc điều tra nghiên cứu xã hội học về hoạt động sinh kế của đồng bào Khmerhiện nay là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về vấn đề này Xuất phát từ lý do trên

tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sinh kế người Khmer ở xã Vĩnh Hải,

Trang 10

huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn Cao học Từ kết quả của

cuộc nghiên cứu này sẽ cơ sở giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp

hỗ trợ chính sách hiệu quả cho hoạt động sinh kế của đồng bào Khmer gópphần từng bước cải thiện đời sống của họ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sinh kế nói chung

Bài viết khoa học “Documenting livelihood trajectories in the context

of development interventions in northern Burkina Faso” của tác giả Colin

Thor West đã nghiên cứu sinh kế của người dân tại phía bắc của Burkina Faso,

tác giả đưa ra kết luận là : " Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận sinh

kế bền vững, các quỹ đạo sinh kế tập trung, tuy nhiên, một bức tranh khácxuất hiện Cải thiện SWC không liên quan đến những thay đổi tích cực trongcác loại sinh kế khác So sánh dữ liệu cấp hộ gia đình từ 1984–1985 với sốliệu thực địa gần đây năm 2004 cho thấy lợi nhuận tài chính khá khiêm tốn.Các hộ nghèo vẫn nghèo An ninh lương thực, một khía cạnh của vốn tự nhiên,

đã được cải thiện phần nào chứ không phải cho các hộ nghèo Sự gắn kết xãhội, một chỉ số về vốn nhân lực, mặt khác, đã được củng cố và tăng cường Nhìn chung, các dự án SWC đã tạo ra một quỹ đạo tích cực cho các

hệ thống sinh kế Mossi trên cao nguyên phía bắc Trung tâm Burkina Fasotrong hai hoặc ba thập kỷ qua Những can thiệp này có thể được coi là một câuchuyện thành công phát triển đủ điều kiện cho vai trò của họ trong việc cảithiện vốn tự nhiên của các hộ gia đình, cộng đồng và toàn vùng Sử dụngphương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằngnhững cải tiến trong các hình thức vốn khác được pha trộn nhiều hơn Các hộgiàu đã tích lũy tài sản tài chính và duy trì mức độ sản xuất đủ cao trong ngũcốc Tuy nhiên, các hộ nghèo đã trở nên kém bền vững hơn hai mươi năm qua.Tài sản tài chính và an ninh lương thực của họ đã giảm theo thời gian và

Trang 11

quỹ đạo của họ vẫn tiêu cực ” [28]

Bài nghiên cứu “Resilience and Livelihood Dynamics of Shrimp Farmers and Fishers in the Mekong Delta, Vietnam” của tác giả Tran Thi

Phung Ha cùng các cộng sự, qua nghiên cứu sinh kế tại đồng bằng sông CửuLong, các tác giả đã đưa ra nhận định “ Sự can thiệp của các chính sách,trước hết cần chú ý đến việc cân bằng giữa hai mục tiêu: cải thiện kinh tế ở hộgia đình và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Kinh tế hộ gia đình được cải thiệnthông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đối với những người

có thu nhập thấp bởi vì chỉ những hộ có thu nhập trung bình mới có khả năngbảo tồn tài nguyên, trong khi các nghèo thì không thể Mặc dù các chính sáchquản lý rừng-tôm và đánh bắt nhằm tăng khả năng phục hồi sinh thái-xã hộicủa hệ thống, chính sách này lại không quan tâm đến kích thích tăng trưởngkinh tế của hộ gia đình, đó là lí do các chính sách không thành công trong việcphục hồi sinh thái của hệ thống Vì vậy, chỉ nhấn mạnh vào tăng cường nănglực của chính quyền trong kiểm soát, quản xuất hợp tác và tăng cường kỹthuật nuôi tôm Ngoài ra, quan trọng nhất vẫn là phải phân cấp trách lí và épbuộc nông dân và ngư dân thực hiện các quy định để bảo tồn các nguồn tàinguyên là không đủ, mà đồng thời cần phải thúc đẩy việc cải thiện kinh tế - xãhội ở cấp hộ gia đình Một trong những giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ

có thể là đa dạng hóa sinh kế phi nông nghiệp, thúc đẩy sản nhiệm và quyềnquản lý rừng ngập mặn và tài nguyên ven biển cho người dân địa phương, cánhân và cộng đồng” [23]

Bài viết khoa học “Livelihood adaptation to climate variability and change in drought - prone areas of Bangladesh” của nhóm tác giả R.

Selvaraju A.R Subbiah S Baas,I Juergens tiến hành nghiên cứu taiBangladesh đã đưa ra khuyến nghị “ Hạn hán tấn công thường xuyên, nhưngkhả năng thích ứng của địa phương còn hạn chế và việc thiếu sử dụng

Trang 12

các loại nguồn lực khác nhau làm cho sinh kế của người dân ngày càng dễ

• Điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội - như đa dạng hóa sinh

kế, tạo thuận lợi cho thị trường, các ngành tiểu thủ công nghiệp nhỏ, tíchhợp kiến thức truyền thống ” [26]

Tạp chí nghiên cứu “Compensation and Livelihood Restoration at Nam Theun 2 Hydropower Project” của nhà xuất bản GIZ (Đức) thực hiện nghiên

cứu tác động của đâp thủy điện đến sinh kế người dân tại Lào đã đưa ra kếtluận “ Trên thực tế, do quy mô lớn NT2 có một số tác động tiêu cực và tíchcực đến các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn của đập Hơn 6.300 ngườidân bản địa sống trên cao nguyên Nakai bị ảnh hưởng cũng như 100.000người sống ở hạ lưu của dự án dọc theo Xe Bang Fai và Nam Theun Nhữngnhóm người này dựa vào những con sông này cho cá, nước uống và nôngnghiệp Hầu hết những người bị ảnh hưởng là những người nông dân sống phụthuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế của họ Dự án đã thựchiện một số chương trình để giảm nhẹ và bù đắp các tác động tiêu cực do dự

án gây ra Các chương trình này bao gồm việc tái định cư những người

đang sống ở cao nguyên Nakai, việc đền bù cho các tài sản mà họ bị mất vàphát triển sinh kế dựa trên chính sách của dự án, quốc gia và quốc tế Ngoài

Trang 13

ra, điều này bao gồm chương trình hạ nguồn, đặc biệt tập trung vào các làngnằm dọc theo Xe Bang Fai Việc thực hiện các chương trình này tiếp theo từthỏa thuận nhượng quyền đã được ký kết giữa dự án và Dự án ” [27]

Bài nghiên cứu “Livelihoods and Welfare Impacts of Forest Comanagement” của Linda Chinangwa, Andrew S Pullin, Neal Hockley.Trong kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra như sau : “Kết quả của nghiên cứunày cho thấy các chương trình quản lý rừng có thể cải thiện sinh kế hộ giađình bằng cách giới thiệu các hoạt động tạo thu nhập có lợi nhuận; tạo điềukiện cho vay và tiết kiệm địa phương; tăng vốn xã hội; và phát triển vốn nhânlực thông qua đào tạo Hiệu quả tích cực đối với khả năng tiếp cận nguồn thunhập mới của hộ gia đình khi hộ gia đình là thành viên ủy ban, kết hợp với tácđộng tích cực đến WTP của hộ gia đình theo quy mô hộ gia đình và tình trạnggiàu có, cho thấy việc tiếp cận và phân phối lợi ích của chương trình có thể bịảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình Đa dạng sinh kế từnông nghiệp truyền thống thông qua tiếp cận các nguồn thu nhập từ rừng vàphi lâm nghiệp mới có thể làm giảm tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình vàcuối cùng dẫn đến bảo vệ tài nguyên rừng thông qua áp lực giảm và tăngcường hoạt động quản lý và bảo tồn ” [9]

Đề tài nghiên cứu “Household Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in Rural Areas of Central Nepal” của nhóm tác giả

Shanta Paudel Khatiwada , Wei Deng, Bikash Paudel , Janak Raj Khatiwada ,Jifei Zhan and Yi Su Thực hiên nghiên cứu tại Nepal đã đưa ra kết luận “ Kết quả tiếp tục cho rằng giáo dục, đào tạo, giữ đất, tiếp cận tín dụng, gầnđường và thị trường, và vị trí nông nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng lớntrong việc áp dụng các chiến lược trả về cao hơn Do đó, các chương trìnhmục tiêu hỗ trợ các hộ nghèo cần nhấn mạnh xây dựng nguồn nhân lực thôngqua giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng cùng với việc tăng cường

Trang 14

nguồn vốn tài chính bằng cách tăng cường tiếp cận tín dụng Các dự án pháttriển nên đưa ra các chính sách tín dụng nông thôn nhằm vào các hộ giađình nghèo có thể thúc đẩy đa dạng hóa các hoạt động sinh kế truyền thốngcho các chiến lược định hướng kinh doanh có lợi hơn Tuy nhiên, những nỗlực này nên đi cùng với đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là cáccon đường nông nghiệp và các trung tâm thị trường nhằm tăng khả năng kếtnối của người nghèo nông thôn với thị trường toàn cầu.” [24]

Nghiên cứu “Livelihoods and Rural Poverty Reduction in Tanzania”

của Frank Ellis and Ntengua Mdoe đã đưa ra nhận định sau: “ các nhómnghèo ở nông thôn Tanzania phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trồng câylương thực và thu nhập tiền lương theo mùa cho sinh kế của họ; trong khinông nghiệp trồng cây lương thực kết hợp tốt hơn với sự gia tăng chăn nuôigia súc và sự tham gia rộng rãi trong các hoạt động phi nông nghiệp PRSP vàcác tài liệu chiến lược gần đây ở Tanzania nhấn mạnh vào việc nâng cao năngsuất trong nông nghiệp như một mục tiêu phát triển nông thôn chính Cácbằng chứng tóm tắt trong bài báo này cho thấy giảm nghèo nông thôn đòi hỏimột điểm khởi đầu rộng hơn so với điều này, và là nhiều hơn để làm với tạođiều kiện đa dạng hơn so với thúc đẩy một ngành nói riêng Vì người nghèo ít

có quyền tiếp cận đất, nỗ lực chủ yếu là cải thiện năng suất cây trồng sẽ manglại lợi ích cho họ tốt hơn họ nghèo, và thậm chí có thể có kết quả sai, ví dụbằng cách giảm thị trường cho thuê đất người nghèo dường như phụ thuộc vàoviệc tăng nhu cầu lương thực sinh hoạt của họ Hơn nữa, không có nghi ngờ từcác bằng chứng cho thấy rằng sẽ trở nên tốt hơn ở nông thôn Tanzania liênquan đến việc trở nên ít phụ thuộc vào nông nghiệp và sự đa dạng các ngànhnghề việc tạo ra một môi trường tạo điều kiện khuyến khích sự phát triểncủa các hoạt động nông thôn phi nông nghiệp đa dạng ở Tanzania phải là trungtâm của tư duy giảm nghèo ở nông thôn ” [22]

Trang 15

2.2 Nghiên cứu trong nước liên quan đến sinh kế người Khmer

Bài báo cáo “ Sinh kế trồng cây của người Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” của tác giả Phan Anh Tú đã đưa ra kết luận

“Sinh kế trồng cây được hình thành từ tư duy sáng tạo của cộng đồng ngườiKhmer trong quá trình lao động sản xuất và cải thiện đời sống kinh tế Bằngkinh nghiệm dân gian và tri thức bản địa, người Khmer đã tận dụng điều kiệnsinh thái tự nhiên của xã Ngọc Biên để xây dựng nên một mô hình trồng câytrên những giồng đất khô cằn, không thể canh tác lúa hay hoa màu được.Trong đó, việc trồng cây dầu đã góp phần tạo nên nguồn lợi kinh tế cho các hộgia đình, đồng thời góp phần bảo tồn những hình thái tín ngưỡng cổ truyềncủa người Khmer theo đúng quy chuẩn Tuy nhiên, nguồn gỗ ngày càng trởnên khan hiếm đã tác động chi phối đến sinh kế trồng cây theo truyền thốngcủa người Khmer tại xã Ngọc Biên Nguồn lợi kinh tế cấp bách đã làm thayđổi nhận thức về sinh kế trồng cây Từ đó, xuất hiện những giống cây mới dunhập từ nơi khác về Ngọc Biên, hệ giá trị văn hóa tinh thần liên quan đến câycối, phương thức mua bán, trao đổi và quan hệ tình cảm giữa những ngườiláng giềng với nhau cũng dần thay đổi theo dòng chảy của nền kinh tế thịtrường hiện nay Sinh kế trồng cây của người Khmer hiện tồn tại song hànhhai mặt tích cực và tiêu cực; nó góp tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ gia đìnhnhưng cũng hủy diệt dần những giá trị văn hóa của một vùng làng quê

Nghiên cứu “Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồngbằng sông Cửu Long” của Ngô Phương Lan thực hiện và đưa ra nhận định: “Bất ổn sinh kế, lực đẩy quan trọng của di cư lao động là một thách thức quantrọng cho sự phát triển của vùng nông thôn, nơi sinh sống chủ yếu của cộngđồng người khmer Các nguyên nhân của sự bất ổn kinh tế hiện nay là do diệntích đất sản xuất nông nghiệp ít, rủi ro trong nông nghiệp cao và không có sẵnviệc làm trong nông nghiệp và phi nông nghiệp tại địa phương Chính các yếu

Trang 16

tố này đã làm tăng cường độ cho các lực hút lao động ở các địa phương khác.Tuy nhiên với đặc thù của lực lượng lao động người Khmer vốn không có taynghề và trình độ học vấn thấp, di cư lao động của cộng đồng người Khmer cótính chất tạm thời, chủ yếu để giải quyết nhu cầu cấp bách sinh tồn hiện tại.Giáo dục thường được xem như những phương cách quan trọng để đào tạonguồn nhân lực cho sự phát triển của địa phương nhưng vòng luẩn quẩn bất ổnsinh kế - nghèo – thất học đã khiến cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồnnhân lực người Khmer dựa trên giáo dục còn nhiều bất cập Hiện nay, ngônngữ vẫn là một rào cản quan trọng đối với trẻ em Khmer trong hệ thống giáodục phổ thông Do ngôn ngữ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và quá trình

xã hội hóa trong cộng đồng đều bằng tiếng Khmer nên khi đến tuổi đi học,nhiều trẻ em người Khmer không theo kịp chương trình ở các lớp học căn bản

và aanhr hưởng đến các cấp học sau đó Hiện tượng bỏ học thường xuyên diễn

ra ở các cấp tiểu học và trung học phổ thông Bên cạnh đó, tuy các chươngtrình phát triển kinh tế cho người Khmer ở vùng nông thôn vùng ĐBSCL nhưcác chương trình khuyến nông và đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hay chovay vốn được triển khai đa dạng và rộng khắp nhưng hiệu quả còn thấp, thểhiện qua việc người Khmer chưa tiếp cần được nguồn vốn vay hay sử dụngnguồn vốn vay chưa hiệu quả Thậm chí có hiện tượng di cư lao động củangười Khmer hiện nay là giải pháp để giải quyết “hậu quả” của các chươngtrình phát triển này [17]

Qua phân tích vấn đề di cư lao động từ góc nhìn bất ổn sinh kế,chúng tôi thấy rằng việc phát triển vùng nông thôn người Khmer ở ĐBSCLcòn nhiều thách thức, trong đó giáo dục và thực thi các chính sách pháttriển nông nghiệp nổi lên như những việc làm quan trọng

Bài báo khoa học “Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại quận ven đô: Điển cứu tài phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quân

Trang 17

Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Thu Trang cùng cộng sự

đã đưa ra kết luận chung : “Di dân là một hệ quả tất yếu của quá trình công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, những dòng di dân từ nông thôn lên đô thị củađối tượng dân Khmer chủ yếu nhằm giải quyết những khó khăn cho cuộcsống ở quê nhà Thiếu đất, không có việc làm và thu nhập thấp tại nôngthôn là những nguyên nhân chính thúc đẩy họ rời làng quê đến thành phố.Với nguyện vọng trở về quê nên mục đích chính của họ là làm việc và tíchgóp tiền đề xây nhà và trở về quê.Từ các hoạt động chính ở quê nhà là nôngnghiệp thì dân nhập cư Khmer thích ứng với môi trường sống mới ở đô thịvới những hoạt động sinh kế rất đa dạng bằng cách tự phát là chủ yếu Dânnhập cư Khmer chịu thương, chịu khó đảm đương các công việc khác nhau

Họ thay đổi để thích ứng với điều kiện sống mới Mạng lưới xã hội từnhững người nhập cư này giúp cho họ thích ứng tốt với điều kiện sống vàlàm việc tại TP.HCM Các thích ứng có kế hoạch lâu dài ít được thể hiện,hiện tại chính quyền địa phương chưa có những chính sách hỗ trợ giành chonhóm đối tượng này Tuy nhiên, về tầm nhìn ngắn hạn, dân nhập cư Khmerthích nghi khá tốt các hoạt động sinh kế tại khu vực ven Bình Tân Đối với

họ mức thu nhập cao tại đây giúp họ giải quyết được nợ nần và cải thiệncuộc sống tại quê nhà

Các phum sóc của đồng bào dân tộc Khmer vẫn luôn trong trái tim

họ với các mối quan hệ họ hàng, hàng xóm và hai từ “quê nhà” luôn thôithúc họ trở về, họ mong mỏi được trở về mặc dù họ đã hài lòng với điềukiện thu nhập tại đây và họ cũng có thời gian cư trú lâu năm

Nhìn chung các đối tượng dân nhập cư Khmer đóng góp rất lớn trongviệc cung ứng nguồn nhân lực cho các khu ven đô, nơi có tốc độ đô thị hóamạnh mẽ và đòi hỏi lớn về nguồn lao động 3D Họ còn là những đối tượng didân góp phần làm cải thiện đời sống ở quê nhà Với tình hình biến đổi khí

Trang 18

hậu, sự cạn kiệt tài nguyên đất và thất mùa do thiên tai, các dòng di dân,trong đó có dân nhập cư Khmer ngày càng tăng là điều không thể tránhkhỏi Do đó cần thiết để có những chính sách hổ trợ cho họ thích nghi dễdàng hơn với các hoạt động sinh kế, tránh bấp bênh trong thời gian đầu vànhất là giúp họ có thể phần nào thỏa mãn được đời sống tinh thần tại nơiđến thông qua ngôi chùa và các hoạt động cộng đồng.” [16]

Bài viết khoa học “Khả năng tiếp cận tài sản sinh kế của hộ nông dân Khmer vùng ven đô trong chiến lược sinh kế bền vững: trường hợp tại quận Ô Môn – TP.Cần Thơ”của Hồ Kim Thi đã đưa ra kết luận “Bức tranh

về sinh kế của các hộ nông dân Khmer tại một vùng ven đô như quận Ô

Môn cũng đã cho thấy nhiều yếu tố đặc trưng cho người nghèo vẫn thể hiện

rõ nét nhưng mấu chốt vẫn là vốn con người thấp: hạn chế về trình độ họcvấn và kỹ năng việc làm Việc chuyển đổi việc làm ở vùng ven đô tại quận

Ô Môn, TP.Cần Thơ là không thể tránh khỏi nhưng cần đa dạng sinh kế vớinhững nghề nghiệp ổn định hơn để các hộ nông dân vẫn có thể duy trì sảnxuất nông nghiệp từ sự hỗ trợ của lao động phi nông ” [13]

Bài viết khoa học “Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ trong thời gian tới”của tác giả

Bạch Thanh Sang đã đưa ra nhận định " vấn đề phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào Khmer không tách rời và không nằm ngoài chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội chung của đất nước Song song với việc thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, đồng bào người Khmer cần nỗ lực rất lớn trong việc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, qua đó đã giúp đồng bàoKhmer từng bước hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước, nhưngvẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Tây Nam Bộ là vùng trọng điểmsản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng kết quả khảo sát của các nhà khoahọc gần đây lại cho thấy vùng đất này lại nghèo nhất, lạc hậu, trình độ

Trang 19

và học vấn thấp, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội cũng kém hơn nhiều so vớicác vùng khác, với đa số dân cư làm nông nghiệp nên tỷ trọng nông nghiệpchiếm phần lớn trong nền kinh tế Cơ cấu kinh tế của đồng bào dân tộc Khmerphản ánh về tình trạng cơ cấu lao động Lao động có trình độ thấp, nguồnnhân lực chưa được đào tạo còn cao, lao động thiếu kiến thức, kỹ năng làmkinh tế Đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Khmer Tây Nam Bộnói riêng với một lực lượng lao động trẻ, dồi dào có kinh nghiệm sản xuấtnông nghiệp lâu đời Đây là một tiềm năng lớn giúp đồng bào dân tộc có thểphát triển nền kinh tế hàng hóa nếu được khai thác một cách hợp lý [11]

Đề tài nghiên cứu “ Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang gai đoạn 2011 – 2015 và đến 2020” của tác giả

Võ Công Nguyện với nội dung: “tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh

An Giang hiện nay, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm và giảipháp phát triển kinh tế - xã hội; lựa chọn các dự án ưu tiên phát triển kinh tế -

xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm giai đoạn 2011 - 2015 và đếnnăm 2020 Bài viết phân tích các yếu tố và điều kiện nội sinh về thiên nhiên,môi trường, dân cư, dân số và nguồn nhân lực, những vấn đề lịch sử, kinh tế,

xã hội và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm có ảnhhưởng, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer, Chămtỉnh An Giang Qua đó cũng nói lên thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùngđồng bào dân tộc Khmer, Chăm về lao động, việc làm, đất sản xuất, cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, mức sống cư dân, tình trạng thiếu lươngthực; về tổ chức quản lý xã hội truyền thống, vấn đề nghèo đói, phân hóa giàunghèo và phân tầng xã hội trong đồng bào dân tộc Khmer, Chăm; về thựctrạng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trườngvùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.” [9]

Trang 20

Bài viết: “Đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long” của nhóm tác giả Diệp Thanh Tùng,

Lâm Thị Mỹ Lan, Dương Thị Tuyết Anh, Phạm Vũ Bằng với nội dung “NgườiKhmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đặc điểm dễ tổnthương là vấn đề thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ Các kết quả nghiên cứucho thấy mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL vẫncòn rất thấp so với bình quân cả nước; đồng thời, phụ thuộc rất nhiều vàonguồn thu nhập từ việc làm công, làm thuê vốn Ngoài ra, chỉ số đa dạng hóa

về thu nhập của hộ tương đối thấp đã thể hiện mức độ dễ tổn thương cao, đồngnghĩa với việc khi xuất hiện các biến cố không mong đợi có thể làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến thu nhập của hộ Khi đánh giá các yếu tố tác độngđến mức độ đa dạng hóa trong thu nhập của hộ, nhìn chung, những hộ có điềukiện kinh tế phát triển thường gắn liền với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập.Ngoài ra, việc tiếp cận các chính sách tín dụng, khuyến nông và tham gia cáchoạt động tôn giáo mang lại tác động tích cực đến việc đa dạng hóa thu nhậpcủa hộ - mặc dù tất cả các tác động này có thể có sự khác biệt giữa ba địaphương được lựa chọn trong vùng nghiên cứu.” [18]

Qua phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài có thể thấy rằng việcnghiên cứu về sinh kế được thực hiện khá nhiều ở mọi ngành học Nội dungchủ yếu tập trung về sinh kế hiện tại của người dân và những yếu tố tác động

Từ những kết quả có được các tác giả đều đưa ra các khuyến nghị nhằm cảithiện tốt hơn cho sinh kế người dân Dù vậy nghiên cứu về sinh kế của ngườiKhmer dưới góc độ xã hội học số lượng còn hạn chế Vì vậy nhằm góp phầnđưa ra những giải pháp để cải thiện sinh kế của người Khmer ở từng địaphương cụ thể thì rất cần có những cuộc nghiên cứu xã hội học về vấn đề này

Trang 21

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích thực trạng sinh kế - đời sống hiện nay của người Khmer tại

xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Phân tích các nguồn lực: vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người,vốn tài chính, vốn vật chất (đất đai, cơ sở hạ tầng…) tác động đến hoạtđộng sinh kế của người Khmer

Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ cho người Khmer mà họ tiếp cậnđược và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan về sinh kế - đời sống của người Khmer hiện nay

- Phân tích ảnh hưởng tác động của các nguồn lực: vốn tự nhiên, vốn

xã hội, vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất (đất đai, cơ sở hạ tầng…)đến sinh kế của người dân tộc Khmer

4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của người dân tộc Khmer Khách thể nghiên cứu là người dân Khmer sinh sống tại xã Vĩnh Hãi,huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Trang 22

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nguồn lực: vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người, vốn tàichính, vốn vật chất (nhà cửa, tài sản hộ gia đình, cơ sở hạ tầng của địaphương) có tác động như thế nào đến hoạt động sinh kế của người dân tộcKhmer?

- Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước có tác động như thế nào đếnsinh kế của người dân tộc Khmer tại địa phương?

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Các nguồn lực hiện có của người Khmer còn hạn chếdẫn đến hoạt động sinh kế chưa có hiệu quả cao dẫn đến tỷ lệ hộ dân tộcKhmer nghèo còn cao

Giả thuyết 2: Các chính sách của nhà nước chưa hỗ trợ nhiều chosinh kế của người dân tộc Khmer tại địa phương

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích cáctài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế của người dân nói chung và củangười Khmer nói riêng

6.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Đối với hộ dân: chọn 100 mẫu là 100 hộ dân tộc Khmer trong tổng sốhơn 1000 hộ dân tộc Khmer đang sinh sống tại các ấp trong xã Vĩnh Hải,huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, chọn chọn ngẫu nhiên hệ thống

6.3 Phương pháp thu điều tra chọn mẫu định lượng

6.3.1 Cỡ mẫu

Đề tài sử dụng mẫu của đề tài “Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc

trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” Thuộc Chương trình Khoa học

Trang 23

và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ (chủ nhiệm

đề tài TS Võ Công Nguyện)

Với tổng thể là 100 mẫu, tương đương với 100 hộ dân tộc người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

6.3.2 Bảng hỏi

Bảng câu hỏi gồm các phần chính sau:

Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu;

Phần 2: Hoạt động kinh tế của hộ và việc làm của các thành viên gia đìnhPhần 3: Bao gồm các câu hỏi tập trung vào các nguồn lực có tác độngđến sinh kế như sau:

- Nguồn lực con người

- Nguồn lực tài chính

- Nguồn lực tự nhiên

- Nguồn lực xã hội

- Nguồn lực vật chất

- Hoạt động hỗ trợ và điều kiện của địa phương

Bảng hỏi mới được xây dựng dựa trên nền bảng hỏi của đề tài “Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”

Thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ (chủ nhiệm đề tài TS Võ Công Nguyện)

6.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 20, các thuật toán tính tần

số, tỷ lệ phân trăm, cho các dữ liệu định lượng Phân tích mối liên quangiữa tác động của các nguồn lực với sinh kế của người dân tộc Khmer

6.5 Ý nghĩa khoa học

Vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệmvào khảo sát thực tế yếu tố tác động đến sinh kế của người dân tộc Khmer

Trang 24

Kết có được tại thời điểm nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo chocác cuộc nghiên cứu xã hội học về sinh kế của các tộc người.

6.6 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ ra những khó khăn hiện có trongvấn đề sinh kế của người dân tộc Khmer tại địa phương và đưa ra nhữngkhuyến nghị cho cơ quan quản lý để góp phần cải thiện tốt hơn nữa sinh kếcủa người dân tộc Khmer tại địa phương, cũng như làm tài liệu tham khảocho các địa phương khác

7 Cơ cấu luận văn

Đề tài gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận- kiến

nghị 7.1 Phần mở đầu

- Lý do chọn đề tài

- Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Khung phân tích nghiên cứu

7.2 Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng các nguồn lực tác động đến sinh kế của người dân tộc Khmer

Chương 3: Kết luận và khuyến nghị

7.3 Phần kết luận và kiến nghị

Tóm tắt các kết quả nghiên cứu, nhận xét chung dựa trên các thông tin thu thập được, qua đó đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý

Trang 25

chính sách và hộ dân tộc người Khmer trên địa nhằm cải thiện các nguồn lực để nâng cao hiệu quả sinh kế của người Khmer.

Ngoài ba phần chính trên trong luận văn còn có thêm các phần phụ như:biểu đồ, bảng biểu, hình ảnh, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo./

7.3 Khung phân tích

Vốn conngười

Sinh kế ngườiKhmer

Chính sách

hỗ trợ

Trang 26

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm

Sinh kế :

Khái niệm: Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers

với nghĩa như sau “Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tàinguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộcsống” 11 Theo Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền TrungViệt Nam) khi triển khai hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh

kế là “Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kếthợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sốngcũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” Trong khung phântích sinh kế bền vững của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) thì “ Sinh kế baogồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội)

và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [10]

Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:

Theo Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID[20], Để duy trì sinh

kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau Chiến lượcsinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) sau:

Nguồn lực con người: Gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và

sức khoẻ con người Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổinhững chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kếsinh nhai của họ Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng

và chất lượng nhân lực có sẵn

Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì

mà conngười đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ Chúng bao

gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ

Trang 27

Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của

cộngđồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai,nguồn nước, địa hình, khí hậu, vật nuôi, cây trồng Trong thực tế, sinh kế củangười dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tựnhiên Trong các chương trình giải tỏa mặt bằng, di dân, việc mất đất hay dichuyển dân đến nơi ở mới đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên ở một nơi cụ thể(nơi đến) của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ

Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin

Nguồn lực tài chính: Là những liên quan đến tài chính mà con người có

được như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khácnhư lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và chocộng đồng Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đangsống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lựccủa cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng

và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng

Sinh kế bền vững

Khái niệm

Định nghĩa: sinh kế bền vững được Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải

rằng “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên”[20] Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là “Một sinh kế phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động, và tồn tại được

Trang 28

hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường”[22].

Sinh kế bền vững là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu vềsinh kế của người dân tộc Khmer, và hiện nay việc mưu sinh của ngườiđồng bào dân tộc Khmer tai địa phương có thật sự là bền vững hay không?Hay gặp phải những vấn đề khó khăn, hay gặp những tổn thương nào khác?

1.2 Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID

Nguồn: khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999)

Trong khung phân tích này, đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thànhsinh kế gồm: (i) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (ii) Cácchiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (iii) Các thể chế, chínhsách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay

cơ hội và các kết quả mà họ thu được; (iv) Các tiếp cận của họ đối với

5 loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; (v) Bối cảnh

Trang 29

sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các

cú sốc và mùa vụ

Khung sinh kế bền vững Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững:

Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của

5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạtđộng sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách, và (v) bốicảnh bên ngoài Và khung sinh kế bền vững cũng liên quan tới khung lýthuyết phục hồi sinh kế cũng là các nguồn lực, cụ thể là:

+ Nguồn lực sinh kế:

Có 5 loại nguồn lực sinh kế:

-Nguồn lực tự nhiên: Gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường

tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế,

ví dụ: Đất đai, rừng, tài nguyên nước, không khí, đa dạng sinh học,…

- Nguồn lực vật chất: Gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, ví dụ: đườnggiao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượ ng (điện), thông tin,…

- Nguồn lực tài chính: Gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người

sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiếtkiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…

- Nguồn lực con người: Gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khảnăng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục, … giúp con người thực hiện cáchoạt động sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn

- Nguồn lực xã hội: Gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con ngườidựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xãhội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộngđồng, …[12]

+ Hoạt động sinh kế: Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụngcác nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong

Trang 30

cuộc sống Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặcđiểm KT-XH và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn vềhoạt động sinh kế khác nhau Các hoạt động sinh kế có thể thực hiện là: sảnxuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệpqui mô nhỏ, buôn bán, du lịch,…

+ Kết quả sinh kế: Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ giađình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện cáchoạt động sinh kế Kết quả sinh kế chủ yếu gồm: tăng thu nhập, cải thiệnphúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sửdụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

+Thể chế, chính sách Các thể chế và luật pháp, chính sách đóng vai tròquan trọng đối với việc thực hiện thành công các sinh kế Các thể chế vàchính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đìnhđến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế Các thể chế vàchính sách quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thựchiện các hoạt động sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đốitượng khác nhau

+ Bối cảnh bên ngoài Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi ba yếu tố thuộcbối cảnh bên ngoài là (i)các xu hướng (về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạtđộng kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, sự thay đổi công nghệ), (ii)các cú sốc(về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên do thời tiết và thiên tai, về kinh tế

do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi) và (iii) tính mùa vụ (sự thay đổigiá cả, hoạt động sản xuất, các cơ hội việc làm có tính thời vụ)

+ Nguồn vốn (capital) sinh kế Là những nguồn lực sinh kế của mộtvùng dùng để quay vòng sản xuất ra của cải vật chất một cách có hiệu quả đểphát triển sinh kế cộng đồng một cách bền vững Nguồn vốn sinh kế càng

Trang 31

được sử dụng hiệu quả thì tính bền vững của sinh kế hộ gia đình/cộng đồngcàng cao [8]

1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý

Vĩnh Châu là một trong những thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng đượcthành lập theo Nghị quyết số 90/NQ-CP Ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chínhphủ Phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phíaBắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề ( thuộc tỉnh Sóc Trăng); là một thị xãnằm ven biển có 43km chiều dài bờ biển; tổng diện tích tự nhiên 473,13 km2,dân số có 165.687 người, mật độ dân số 350 người/km2 gồm các dân tộc: Kinhchiếm 29,29%, Khmer chiếm 52,80%, Hoa chiếm 17,90% và dân tộc khácchiếm 0,01% (số liệu Niên giám thống kê năm 2014) Đơn vị hành chính có

04 phường và 06 xã, gồm: Phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phườngKhánh Hòa, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hiệp, xã Hòa Đông, xã LạcHòa, xã Vĩnh Hải với 97 ấp, khóm

Riêng xã Vĩnh Hải có diện tích 73,2 km2 với dân số là 22.569 người,trong đó đồng bào Khmer chiếm 47,97% gồm các xã: Âu Thọ A, Âu Thọ B,Vĩnh Thạnh A, Vĩnh Thạnh B, Huỳnh Kỳ, Giồng Nổi, Trà Sết, Mỹ Thanh

Tình hình kinh tế xã hội

Vĩnh Châu sở hữu tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, do đó cơcấu kinh tế chủ đạo của Thị xã được xác định là nông nghiệp và thủy sản 6tháng đầu năm 2017, diện tích thả nuôi thủy sản các loại trên địa bàn Thị xã là12.303 ha với các đối tượng nuôi chính như tôm, Artemia mang lại lợi nhuậncao cho người nông dân Về sản xuất màu cơ bản đạt tiến độ thời vụ; diện tíchgieo trồng toàn Thị xã là 10.198 ha, đạt 96,21% NQ (so cùng kỳ năm trướccao hơn 71 ha); diện tích đã thu hoạch 9.552 ha, tổng sản lượng 188.256

Trang 32

tấn Đặc sản nổi bật nhất của nông nghiệp huyện Vĩnh Châu là cây hành tímvới diện tích trồng hằng năm trên 6.000 ha, sản lượng 120.000 tấn.

Cùng với trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục được duy trì pháttriển Do thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ nên tình hình dịch bệnhtrên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra Thực hiện chương trình MTQG xâydựng Nông thôn mới có nhiều khởi sắc Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đãđược đẩy mạnh triển khai gắn với phong trào xây dựng Nông thôn mới vàtái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phát huy tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp - TTCN, thươngmại - dịch vụ, những năm qua TX.Vĩnh Châu đã chủ động kêu gọi các nhàđầu tư cùng chung tay phát triển ngành công nghiệp địa phương Trong 6tháng đầu năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn Thị

xã là 237,42 tỷ đồng, tăng cao hơn so với cùng kỳ 2016 Tổng mức lưuchuyển hàng hóa bán ra và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 3.840 tỷ đồng trong

đó tổng mức bán lẻ hàng hóa là 3.070 tỷ đồng, Lĩnh vực thương mại vàdịch vụ có chiều hướng phát triển tốt, hệ thống siêu thị, chợ, cơ sở hạ tầnggiao thông từng bước được đầu tư nâng cấp đã tạo điều kiện cho giaothương hàng hàng hóa thuận lợi Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị

xã theo phân cấp là 25 tỷ 753 triệu đồng, đạt 62,51% NQ Con số thu ngânsách ấn tượng này cũng đã phần nào phản ánh được những chuyển độngtích cực và khả quan của nền kinh tế Vĩnh Châu

Chính sách an sinh xã hội cũng được UBND TX.Vĩnh Châu tập trungchỉ đạo đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng; đã tổ chức chi trợ cấp cho các đốitượng chính sách với kinh phí trên 6 tỷ 379 triệu đồng Ngoài ra Thị xã còn ràsoát, thiết lập hồ sơ trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời; kiểm tra, xácminh đối tượng chi trả chính sách trợ giúp xã hội thông qua hệ thống bưuđiện Công tác giảm nghèo được triển khai bằng nhiều biện pháp và chính

Trang 33

sách hỗ trợ thiết thực đã thực sự phát huy hiệu quả Đã mở 6 lớp đào tạonghề cho 120 lao động và đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề cho1.424 lao động, nâng tổng số lao động qua đào tạo 1.544 lao động tư vấn,giới thiệu việc làm cho 2.327 lao động Đặc biệt, đã xây dựng 26 chươngtrình văn nghệ và 56 tiết mục văn nghệ phục vụ các ngày lễ, tết; tổ chứcthành công hội thi Ngoài ra, hỗ trợ các ngành tham dự các hội thi cấp tỉnh;

mở lớp tập huấn biên tập chương trình văn nghệ; lớp múa - đàn organ cơbản; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện; xây dựng chương trình văn nghệ có

12 học viên tham gia., lĩnh vực thể dục, thể thaocũng phát triển khá mạnh,trong năm Trung tâm TDTT thị xã đã ký kết liên tịch với các ngành, đoànthể như: Phụ nữ, Thị đoàn, Người cao tuổi… tham dự 18 giải, hội thao cấptỉnh, thành tích đạt được: 25 giải I, 23 giải II, 25 giải III

Lực lượng Công an tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ chophát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thực hiện hiệu quả các biện phápphòng, chống tội phạm và triệt xóa tệ nạn xã hội Kết quả đã làm rõ 56 vụ, với

67 đối tượng phạm pháp hình sự; triệt phá 51 điểm đánh bạc, xử phạt hànhchính 264 đối tượng với số tiền 449 triệu đồng Bắt 5 vụ và 11 đối tượng tàngtrữ, mua bán ma túy Phối hợp kiểm tra 50 cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đóphát hiện 32 cơ sở vi phạm; công tác cải cách thủ tục hành chính được nângcao; phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố; công tác xâydựng Đảng, xây dựng lực lượng có những chuyển biến tích cực

Tình hình đời sống người Khmer

Vĩnh Châu là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, chiếm 52,96%dân số toàn thị xã Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoànthể chính trị - xã hội đã tích cực triển khai đầy đủ và kịp thời nhiều chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng với ý chí tự lực vươn lên, màđời sống của bà con được cải thiện Hằng năm, tỉ lệ hộ Khmer nghèo giảm từ

Trang 34

3-4%, hộ sử dụng điện đạt trên 90%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên95%, lắp điện kế sinh hoạt cho 3.800 hộ Khmer Năm 2016 Vĩnh Châu cótrên 1.000 hộ Khmer thoát nghèo trong tổng số 1.796 hộ thoát nghèo của thị

xã Đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc ngày một nâng cao, góp phầncho làng quê thêm đổi mới

Công tác dạy và học vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thì

xã được thực hiện tốt, đảm bảo chính sách đối với giáo viên tham gia giảngdạy tiếng dân tộc Toàn thị xã có 36 điểm trường dạy song ngữ Việt –Khmer và một trường THCS – THPT dân tộc nội trú với 474 học sinh làngười Khmer Năm học 2016 – 2017, toàn thị xã có 20.782 học sinh dân tộcthiểu số ra lớp (trong đó học sinh Khmer chiếm 44,60%)

Công tác chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàncũng được đảm bảo Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố vàtăng cường; các xã, phường có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sốngđều có trạm y tế Công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn vệ sinh thựcphẩm; công tác phòng, chống dịch bệnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo muabảo hiểm y tế được thực hiện, đã cấp phát bảo hiểm y tế cho hộ đồng bàodân tộc thiểu số được 115.698 thẻ, với kinh phí gần 71 tỉ đồng Về mặt côngtác chính trị việc phát triển đảng viên là người Khmer ngày càng được nânglên về số lượng và chất lượng Hiện, thị xã có 1.049 đảng viên dân tộcKhmer, chiếm 30,05% đảng viên của Đảng bộ thị xã

Tại xã Vĩnh Hải - địa phương có khoảng 50% dân tộc Khmer sinh sống,thời gian qua, người dân trên địa bàn Vĩnh Hải được thụ hưởng các chính sách

hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó,đáng quan tâm là Dự án ổn định dân cư các dân tộc thiểu số ấp Trà Sết với

200 căn nhà Dự án này, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xãhội và công tác giảm nghèo ở địa phương Đến cuối năm 2016, toàn

Trang 35

xã có 230 hộ thoát nghèo (đạt 100,4% chỉ tiêu nghị quyết) Kết quả tổngđiều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiếp cận đa chiều, đến nay hộnghèo toàn xã còn 980 hộ (chiếm 20,10% tổng số hộ), hộ cận nghèo 667 hộ(chiếm 13,68% tổng số hộ).

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục được phát huy hiệu quả Kết quả công nhận gia đình văn hóa

có 3.463 hộ, chiếm 70,4% tổng số hộ và có 8/8 ấp văn hóa, 1 cơ quan vănhóa

Hình 1 Bản đồ huyện Vĩnh Châu

(Chấm xanh: Vị trí xã Vĩnh Hải)

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH

KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của hộ gia đình dân tộc Khmer

2.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của hộ dân tộc Khmer thamgia nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thực hiện tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu,tỉnh Sóc Trăng với 100 hộ gia đình dân tộc người Khmer với tổng số 483nhân khẩu tham gia nghiên Chủ yếu ở các ấp Âu Thọ B, Trà Sết và VĩnhThạnh B, vì những ấp này là nơi tập trung đông những hộ dân tộc Khmersinh sống, các ấp còn lại số hộ Khmer không nhiều, mà chủ yếu là ngườiKinh và người Hoa sinh sống

Bảng 2.1 Đặc điểm chung của hộ dân tộc Khmer

Trang 37

Nguồn: số liệu khảo sát năm 2016

Kết quả bảng 2.1 cho thấy trong tổng số 483 nhân khẩu tham gianghiên cứu thì tỷ lệ phần trăm cách biệt giữa nam và nữ không quá cao vớinam giới (52%) và nữ giới (48%) Điều này cũng cho thấy một điều là cácthành viên của gia đình có nhiều người thực sự không nhiều, như vậy thì tỷ

lệ con đông của gia đình cũng ở mức thấp

Về tôn giáo thì có (96,5%) nhân khẩu theo Phật giáo và (3,5%) ngườikhông theo tôn giáo

Còn mức sống của các hộ gia đình thì có (29,6%) hộ thuộc diện hộnghèo, (64,8%) hộ không thuộc diện nghèo và có (5,6%) thuộc diện hộ cậnnghèo

Tình hình hôn nhân thì có (53,8%) người đã kết hôn, người dưới 15tuổi chiếm tỷ lệ (23,4%) nhưng có đến (22,8%) người còn độc thân

Có thể thấy rằng tỉ lệ người còn độc thân chiếm tỉ lệ khá cao Phật giáo

là tín ngưỡng truyền thống của người Khmer và vẫn được phần đông ngườitheo đạo, mỗi người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long từ khi chào đời

đã được xem là một tín đồ Phật giáo Theo quan niệm của người Khmer tạitỉnh Sóc Trăng, đi tu không phải để trở thành Phật mà để tu thành người cónhân cách, là cơ hội tốt để học chữ nghĩa, đạo lý, đức hạnh, tu để làm ngườitốt và là một cách tích phước cho gia đình, cha mẹ và bản thân Ngôi chùaPhật giáo Tiểu thừa mang một tình cảm hết sức sâu sắc với đồng bào dân tộc

Trang 38

Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, không những đây là nơidiễn ra các lễ nghi tôn giáo, mà còn là nơi biểu hiện sự gắn bó tình cảm, sự

cố kết cộng đồng ngay từ buổi đầu khai hoang, lập địa

Về mức sống của hộ gia đình thì số hộ cận nghèo và hộ nghèo cònkhá cao mặc dù các chương trình hỗ trợ như 134, 135 tuy đã được thực hiệnkhá lâu tuy nhiên vẫn chưa đủ sức kéo giảm tỉ lệ hoàn toàn hộ nghèo tại địaphương

2.2 Hoạt động kinh tế

2.2.1 Hoạt động kinh tế của hộ gia đình dân tộc người Khmer

Bảng 2.2 Hoạt động kinh tế của các thành viên trong hộ dân tộc người Khmer

Hoạt động kinh tế của hộ Tần số Tỷ lệ (%)

Nguồn: số liệu khảo sát năm 2016

Trong lĩnh vực nông nghiệp có 28% người hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, tỷ lệ 4,3 % người tham gia đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, bên

Trang 39

cạnh đó số người đi làm ăn xa chỉ tỷ lệ (11,4%) và làm thuê (phi nông) vàlao động phổ thông ở mức (23,7%) Nhìn chung sinh kế của người dân tộcKhmer chủ yếu vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê và đilàm ăn xa, các lĩnh vực khác như buôn bán, dịch vụ, công nhân, viên chứcchiếm tỷ lệ khá thấp.

Từ kết quả này đã phản ánh rằng ở xã Vĩnh Hải trước đến nay hoạtđộng sản xuất nông nghiệp là thế mạnh, tuy nhiên hiện nay với chủ trươngphát triển kinh tế đô thị, du lịch biển và sinh thái, công nghiệp của chínhquyền từ năm 2010 đã dẫn đến sự chuyển biến nghề nghiệp của hộ gia đìnhngười Khmer tại địa phương, nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệptại địa phương dần giảm để chuyển sang các lĩnh vực nghề nghiệp khác đểphù hợp với tình hình phát triển của địa phương

2.2.2 Việc làm cụ thể của từng thành viên trong hộ dân tộc Khmer

Bảng 2.3 Việc làm của thành viên trong hộ dân tộc Khmer

Việc làm của từng thành viên Tần số Tỷ lệ (%)

Làm thuê (phi nông nghiệp và nông nghiệp) 101 20.0

Nguồn: số liệu khảo sát năm 2016

Từ bảng 2.3 phản ánh công việc của những thành viên trong hộ gia đìnhtập trung nhiều vào làm nông ngiệp cho gia đình chiếm 27,3 % ngoài ra

Trang 40

họ còn làm thuê bao gồm những công việc nông nghiệp và phi nông nghiệp

có mức 20 %, ngoài ra có 18,5 % người đi làm ăn xa, công việc của nhữngngười đi làm ăn xa đa phần làm những công việc như: công nhân, thợ thủcông…Bên cạnh đó có một lực lượng số người phụ thuộc không tạo ra thunhập đó là: học sinh, người già yếu và phụ nữ nội trợ chăm sóc con cái Từbảng kết quả nhìn chung phần lớn các thành viên trong hộ gia đình hoạtđộng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Mặc dù có một bộ phận tham giavào các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhưng không nhiều Trước nay ở xãVĩnh Hải nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất, vìvậy việc phần lớn người dân tham gia sản xuất nông nghiệp là điều hiểnnhiên cùng với quan tâm đầu tư của nhà nước việc sản xuất nông nghiệp tạiđịa phương có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao đời sống của

hộ dân tộc Khmer

2.3 Các nguồn lực tác động đến sinh kế của hộ dân tộc Khmer

2.3.1 Nguồn vốn con người

2.3.1.1 Nhân lực lao động

Bảng 2.4 Độ tuổi lao động

Trong tuổi lao động (nam: 15-60, nữ: 15-55) 319 66.0

Nguồn: số liệu khảo sát năm 2016

Trong bảng 2.6 này đã thể hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá lớn (66%), người dưới tuổi lao động là (23,4%) và trên tuổi

Ngày đăng: 19/12/2018, 22:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lan Anh (2015) “Dân tộc Khmer ở Việt Nam”,Ban đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam vov5.vn, < http://vovworld.vn/vi-VN/sac-mau-cac-dan-toc-viet-nam/dan-toc-khmer-o-viet-nam-397169.vov>, (29/12/2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Khmer ở Việt Nam”,Ban đối ngoại – Đàitiếng nói Việt Nam "vov5.vn
2. Hà Thị Thùy Dương (2013) “Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer ở Tây Nam Bộ”, Tạp chí Dân Tộc,<http://tapchidantoc.ubdt.gov.vn/2013-11- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer ở Tây Nam Bộ”, Tạp chí
3. Anh Đức (2015) “Mỗi năm giảm 3,42% số hộ nghèo Khmer Nam Bộ”, Báo điện tử Tin tức, <https://baotintuc.vn/dan-toc-mien-nui/moi-nam-giam-342-so-ho-ngheo-khmer-nam-bo-20150122111022724.htm>,(22/01/2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi năm giảm 3,42% số hộ nghèo Khmer NamBộ”, Báo điện tử "Tin tức
4. Bùi Thị Minh Hà và cộng sự “Sử dụng khung sinh kế bề vững để phân tích sinh kế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 62(13), tr. 145-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng khung sinh kế bề vững để phân tích sinh kế”, Tạp chí "Khoa học và Công nghệ
5. Huỳnh Hiếu (2017) “Chăm lo đời sống gia đình chính sách Khmer nghèo”, Báo điện tử Bạc Liêu Online, < http://baobaclieu.vn/chinh-tri/cham-lo-doi-song-gia-dinh-chinh-sach-khmer-ngheo-45565.html>, (26/07/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm lo đời sống gia đình chính sách Khmernghèo”, Báo điện tử "Bạc Liêu Online
6. Ngô Phương Lan (2012) “Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí "Nghiên cứu con người
9. Võ Công Nguyện (2010) Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và đến 2020, Đề tài Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bàodân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và đến 2020
10. Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) “Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên”, Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Nai, số 02 - 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận lý thuyết khung sinh kếbền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc giaCát Tiên”, Tạp chí "khoa học
11. Bạch Thanh Sang (2017) Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ trong thời gian tới , Kỷ yếu hội thảo khoa học tại TP.Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xãhội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ trong thời gian tới
12. Nguyễn Văn Sửu (2010) “Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tíchtoàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, số 2/2010, tr.3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khung sinh kế bền vững: Một cách phântíchtoàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí "Dân tộc học
13. Hồ Kim Thi (2008) Khả năng tiếp cận tài sản sinh kế của hộ nông dân Khmer vùng ven đô trong chiến lược sinh kế bền vững: trường hợp tại quận Ô Môn – TP.Cần Thơ, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tiếp cận tài sản sinh kế của hộ nôngdân Khmer vùng ven đô trong chiến lược sinh kế bền vững: trường hợp tạiquận Ô Môn – TP.Cần Thơ
14. Ngọc Thiện (2016) “Nhiều chính sách nâng cao đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ”, Công an nhân dân online, <http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Nhieu-chinh-sach-nang-cao-doi-song-dong-bao-Khmer-Nam-Bo-388703/>, (11/04/2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều chính sách nâng cao đời sống đồng bàoKhmer Nam Bộ”, "Công an nhân dân online
15. Bùi Kiều Thơ, Trần Khánh (2017) Sóc Trăng thực hiện tốt dạy học tiếng Khmer cho học sinh trong các trường phổ thông, Trang thông tin Bộ trưởng – Bộ Giáo dục và Đào tạo, < https://www.moet.gov.vn/ttbt/Pages/lich-su-truyen-thong-bo-giao-duc.aspx?ItemID=5085>, (03/10/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang thông tin Bộtrưởng – Bộ Giáo dục và Đào tạo
16. Ngô Thị Thu Trang, Hồ Kim Thi, Châu Thị Thu Thủy, Ngô Hoàng Đại Long (2016) “Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại quận ven đô: Điển cứu tài phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quân Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát phát triển khoa học và công nghệ, tập 10, số X2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại quậnven đô: Điển cứu tài phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quânBình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí "Phát phát triển khoa học vàcông nghệ
17. Phan Anh Tú (2017) “Sinh kế trồng cây của người Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 (170) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế trồng cây của người Khmer ở xãNgọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí "Văn hóa dân gian
18. Diệp Thanh Tùng, Lâm Thị Mỹ Lan, Dương Thị Tuyết Anh, Phạm Vũ Bằng (2017) Đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo tại Cần Thơ tháng 3/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở vùngnông thôn Đồng bằng sông Cửu Long
21. DFID (2007), Land: Better access and secure rights for poor people, at (http://www.dfid.gov.uk/pubs/files/LandPaper2007.pdf), ngày 4/09/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land: Better access and secure rights for poor people
Tác giả: DFID
Năm: 2007
22. Frank Ellis and Ntengua Mdoe (2002) “Livelihoods and Rural Poverty Reduction in Tanzania”, Sokoine University of Agriculture Sách, tạp chí
Tiêu đề: Livelihoods and RuralPoverty Reduction in Tanzania”
23. Tran Thi Phung Ha (2012) “Resilience and Livelihood Dynamics of Shrimp Farmers and Fishers in the Mekong Delta, Vietnam”, Wageningen University Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Resilience and Livelihood Dynamics ofShrimp Farmers and Fishers in the Mekong Delta, Vietnam”
24. Linda Chinangwa, Andrew S. Pullin, Neal Hockley (2016)“Livelihoods and Welfare Impacts of Forest Comanagement, International Journal of Forestry Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Livelihoods and Welfare Impacts of Forest Comanagement

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w