1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

88 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ Đồ án trình bày các bước hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính theo đề án 513 của chính phủ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của bản thân em Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khách quan Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả đồ án tốt nghiệp

Trần Thị Hường

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hường

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

GIỚI THIỆU CHUNG 1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

1.3.2 Phương pháp chọn lọc 4

1.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp 4

1.4 Mục tiêu nghiên cứu và tính chất mới của đề tài 6

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.4.2 Tính chất mới của đề tài 6

1.5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 6

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 6

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH 7

2.1 Yêu cầu, nhiệm vụ 7

2.2 Quy trình thực hiện 10

2.2.1 Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có 10

2.2.2 Thiết kế lưới, ước tính độ chính xác, lập lịch đo, lập kế hoạch đo đạc 11

2.2.3 Tổ chức đo đạc 19

2.2.4 Xử lý số liệu đo đạc 21

2.2.5 Biên

Trang 4

2.2.5.1 Biên tập bản đồ địa giới hàn tập bản đồ địa giới hành chính, xây dựng cơ sở

dữ liệu về địa giới địa chính 26

2.2.5.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính trên phần mềm Arcgis 35

2.3 Yêu cầu về sản phẩm kết quả, quản lý và khai thác sử dụng sản phẩm 38

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 40

3.1 Khái quát về khu vực thực nghiệm 40

3.2 Thực trạng về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 42

3.3 Kết quả thực nghiệm 42

3.3.1 Kết quả ước tính lưới 42

3.3.2 Kết quả xử lý số liệu đo đạc lưới 43

3.3.4 Hồ sơ địa giới, biên bản bàn giao mốc giới H Quế Võ – T Bắc Ninh 50

3.3.5 Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính H Quế Võ – T Bắc Ninh 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

1.Kết luận 55

2 Kiến nghị 55

PHỤ LỤC 57

1 Phụ lục về kết quả ước tính lưới 57

2 Phụ lục tọa độ các điểm địa giới hành chính huyện Quế Võ- Tỉnh Bắc Ninh 57

3 Phụ lục về bản đồ địa giới hành chính 64

5 Phụ lục về cơ sở dữ liệu dạng *.mdb 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG

Trang 6

GIỚI THIỆU CHUNG

Việt Nam là một trong những quốc gia đang trên con đường phát triển mạnh mẽ đilên hòa nhập với cộng đồng thế giới Nhà nước và nhân dân ta đã và đang không ngừngxây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hiện đại hóa hồ sơ quản lý đất đai nhằm đáp xâydựng một bản đồ địa giới hành chính và xây dựng CSDL địa giới hành chính hiện đại nhấtphù hợp nhất theo đề án 513 của chính phủ phê duyệt

Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữliệu về địa giới hành chính theo đề án 513 nhằm giải quyết dứt điểm các tranh chấp đấtđai liên quan đến địa giới hành chính, đồng thời xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giớihành chính các cấp, đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin tưliệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp

Khi thực hiện hiện địa hóa hồ sơ, thành lập bản đồ địa giới hành chính và xây dựngCSDL địa giới hành chính chúng ta cần đảm bảo tính chính xác trong đo đạc, đồng thời sửdụng phầm mềm chuyên dụng để hỗ trợ, thực hiện đúng quy định từ việc thiết kế, đo đạcđến bàn giao kết quả

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên Em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện, hiện đại hóa

hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Với tinh thần làm việc nghiêm túc và nỗ lực phấn đấu

của bản thân và dưới sự hướng dẫn của các Thầy Cô trong Trung tâm Địa Tin học, naybản đồ án đã hoàn thành đúng thời hạn Nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nênbản đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo trong trung tâm Địa tin học cùng các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Để đảm bảo tính thống nhất của bản đồ địa giới hành chính đã có với bản đồ địa giớicủa thời kì hiện tại của các xã trong một huyện hoặc các huyện trong một tỉnh; cập nhật,

bổ sung thực hiện theo đề án chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo việc quy hoạch cũngnhư phân bố lại địa giới hành chính giữa các xã, huyện và cả nước

Giúp các cơ quan chức năng trong quản lý hành chính, thực các hiện nhiệm vụ vàcác công tác quản lý khác

1.2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Mục đích

- Hoàn thiện hồ sơ địa chính giữa các xã trong huyện Quế Võ nhằm thống kê diệntích đất đai từng khu vực trong các xã của huyện, xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng đất trên từng lô đất cụ thể của nhà nước và mọi công dân

- Là công cụ giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ, công việc có liên quan đến đất đai:thu thuế, giải quyết tranh chấp, quy hoạch đất đai, đền bù…

- Cung cấp các thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho hoạt động dân sự như : thừa

kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản…

- Thống kê, thu thập các mốc địa giới hành chính, các điểm đã có sẵn đồng thời bổsung thêm các mốc các điểm mới để hoàn thiện quá trình cấp giấy quyền sử dụng đất đốivới các xã

- Thành lập lại bản đồ địa giới hành chính phù hợp với các văn bản quy định của nhànước

- Cung cấp cho người đọc về thủy văn, dáng đất, kinh tế - xã hội, giao thông và ranhgiới khu vực thực hiện đề tài

Trang 8

- Xây dựng CSDL như một công cụ trực quan nhất phản ánh các đặc trưng hànhchính của một lãnh thổ như ranh giới hành chính, hệ thống các điểm dân cư các cấp, hệthống hạ tầng cơ sở giao thông qua việc trình diễn dữ liệu bằng ngôn ngữ bản đồ.Xâydựng CSDL địa giới hành chính giúp cho việc phân cấp quản lý, phân cấp sử dụng được

dễ dàng và tiện dụng

b Đối tượng

- Đối tượng thực hiện trên khu vực huyện Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh nhằm phânchia lại, cập nhật, giải quyết các tranh chấp còn tồn tại về ranh giới giữa các xã tronghuyện Quế Võ thành lập lại bản đồ địa giới hành chính theo quy định của đề án của ThủTướng chính phủ

- Tất cả phải thực hiện đo đạc lại diện tích của 22 xã để xác định rõ, cập nhật, xácđịnh lại diện tích, ranh giới rõ ràng giữu các xã, dân cư, giao thông, quy hoạch đất đaibằng thông tư mới của Thủ tướng chính phủ

c Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thực hiện trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từnhững tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết

b Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm

Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạcqua các thí nghiệm Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹthuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới,

Trang 9

ngoài đồng và cộng đồng xã hội Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu khoa học thườngđặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu) Các nghiệm thức trong thí nghiệm(có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập sốliệu.

1.3.2 Phương pháp chọn lọc

- Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của đề án, thời gian tiến hành đề án và các kinh phí dành cho đề án mà ta chọn những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các thông tư, nghị định được sử dụng trong đồ án:

- Quyết định phê duyệt dự án: “ Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giớihành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” được thủ tướng chính phủphê duyệt

+ Luật Tổ chức chính phủ

+ Căn cứ vào luật đất đai

1.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những

bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát triển ratừng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đốitượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố

bộ phận ấy

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiềuhiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó Vậy muốn hiểuđược bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông quahiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến

Trang 10

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung chonhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bảnthan sự vật Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ

sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụthể từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiềukhía cạnh định lượng khác nhau

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định mặt phân tíchđịnh lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu Qúa trình tổng hợp, định tính ởđây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặcgiả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu

lệ thuộc rất nhiền vào tổng hợp, định tính Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quảnghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan dụng ý chí

1.4 Mục tiêu nghiên cứu và tính chất mới của đề tài

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Quy trình thành lập bản đồ địa giới hành chính theo đề án mới

Trang 11

Thành lập bản đồ địa giới hành chính thời điểm hiện tại dựa vào bản đồ địa giớihành chính đã có sẵn qua các thời kì, bổ sung thêm nhưng cái đã mất và thiếu sót để hoànthiện bản đồ địa giới hành chính tuân thủ theo các thông tư hiện hành của nhà nước.

- Phân cấp quản lý dữ liệu địa giới hành chính

Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, cập nhật tất cả các mốc, điểm địagiới hành chính cũ và thêm mới để hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa chính

1.4.2 Tính chất mới của đề tài

- Ứng dụng công nghệ mới trong đo đạc, xác định lại địa giới hành chính

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính dưới dạng số

1.5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

- Nắm được quy trình thành lập bản đồ địa giới hành chính

- Nắm được quy trình thành lập cơ sở dữ liệu địa giới hành chính dạng số

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Dựa vào những điểm ranh giới đã có, thực hiện đo đạc lại xác định lại ranh giớicủa các xã tránh tình trạng tranh chấp đất đai Bổ sung thêm một số điểm ranh giới để đạtđược độ chính xác nhất trong quá trình thành lập bản đồ địa giới hành chính và xây dựng

cơ sở dữ liệu

Kết quả nghiên cứu là sản phẩm của đề án 513 áp dụng trong huyện Quế Võ – BắcNinh

Chương 2

Trang 12

QUY TRÌNH HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH

- Xác định rõ phạm vi quản lý theo địa giới hành chính các cấp đối với các bãi bồicửa sông, các đảo, đá bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biểnViệt Nam

- Đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ,bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp làm cơ sở xác định các giải pháp vềkinh tế, kỹ thuật và công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Dự án

- Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và

xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồđịa chính , xác định tọa độ vị trí mốc địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địagiới hành chính các cấp

b Nhiệm vụ

- Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giáhiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; hiệntrạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đốitượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định , Nghị

Trang 13

quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vịhành chính và hồ sơ, bản đồ địa giói hành chính các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phânđịnh biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng Xây dựng vàbáo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa cácđịa phương có liên quan.

Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và các hội nghị hiệp thương, xây dựngphương án xác định địa giới hành chính giữu các địa phương tại khu vực tranh chấp;phạm vi quản lý các bãi bồi , cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượngđịa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp

có thẩm quyền xem xét, quyết đinh

- Xác định địa giới hành chính trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trênbiển theo kết quả hiệp thương thảo thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN

2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lýđịa giới hành chính cuả các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hànhchính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính

- Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia

án cập nhật bổ sung khép kín đường địa giới hành chính đến biên giới quốc gia và chuyển

vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính

Trang 14

- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000,1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.Riêng đối với huyện đỏa Hoàng Sa và Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là

sơ đồ thuyết minh

- Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000

- Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ,bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định

- Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dự liệu về địa giới hành chính

- Xây dựng phầm mền ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giớihành chính

-Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hànhchính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, phát

lý và thống nhất

- Cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nềnbản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung cácthông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp

- Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian , xử lý các tồn tạiphát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian vàcập nhật vào cơ sở dữ liệu

- Tập huấn, chuyển giao công ngheeh quản lý , khai thác sử dụng phần mền cơ sở

dữ liệu về địa giới hành chính đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấpchính quyền địa phương

Trang 15

- Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định của

Dự án

=> Trên đây là mục tiêu tổng quát của Đề án 513 áp dụng trên cả nước, tuy nhiêntrong đồ án chúng ta chỉ thực hiện cho khu vực huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh

2.2 Quy trình thực hiện

2.2.1 Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có

- Thu thập toàn bộ các văn bản pháp luật của chính phủ về công tác địa giới hànhchính

- Thông tư số : 25/2014/TT-BTNMT : Quy định về bản đồ địa chính

- Thông tư số : 48/2014/TT-BTNMT : Quy định kỹ thuật về xác định đường địagiới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp

- Thông tư số 513 : Về việc phê duyệt dự án “ Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản

đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”

- Toàn bộ các tư liệu về địa giới hành chính hiện có tại khu vực:

+ Bản đồ địa giới hiện có

+ Điểm tọa độ địa chính quốc gia tại khu vực

+ Các mốc địa giới trong khu vực hiện còn

+ Toàn bộ biên bản bàn giao, quản lý mốc giới

2.2.2 Thiết kế lưới, ước tính độ chính xác, lập lịch đo, lập kế hoạch đo đạc

a Thiết kế lưới

Nguyên tắc thiết kế lưới

Trang 16

Lưới khống chế trắc địa: là một hệ thống các điểm được xác định tọa độ (x, y) và

độ cao (H) với một độ chính xác cần thiết, các điểm này được đánh dấu trên mặt đất bằngtiêu và mốc

Lưới khống chế trắc địa thường được xây dựng theo nguyên tắc: Từ toàn thể đếncục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp, đủ mật độ điểm phủ trùm toàn khu đo,bảo đảm độ chính xác Theo nguyên tắc này thì lưới khống chế tọa độ được phát triểnthành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với một cấp hạng lưới có chỉ tiêu kỹ thuật

và yêu cầu độ chính xác khác nhau

Lưới tọa độ đo bằng công nghệ GNSS có thể bố trí dưới dạng lưới tam giác dàyđăc, chuỗi tam giác, lưới đa giác

Thành lập lưới GPS

 Trước khi thiết kế mạng lưới GPS cần phải thu thập các tài liệu sau:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ đã có trong khu vực xây dựng công trình;

- Tài liệu về lưới khống chế mặt bằng và độ cao đã có trong khu đo, kèm theo báocáo tổng kết về kỹ thuật thành lập lưới;

 Nguyên tắc chọn điểm lưới:

- Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá để tránh cản tín hiệu GPS

- Không quá gần các bề mặt phản xạ như cấu kiện kim loại, các hàng rào, mặtnước vì chúng có thể gây hiện tượng đa đường dẫn

- Không quá gần các thiết bị điện (như trạm phát sóng, đường dây cao áp ) có thểgây nhiễu tín hiệu

 Khi thiết kế lưới, để tận dụng các tư liệu trắc địa, bản đồ đã có, nên sử dụng hệ tọa

độ đã có của khu đo Các điểm khống chế đã có nếu phù hợp với yêu cầu của điểmlưới GPS thì tận dụng các mốc của chúng

Trang 17

 Lưới GPS phải được tạo thành một hoặc nhiều vòng đo độc lập, tuyến phù hợp Sốlượng cạnh trong vòng đo độc lập, tuyến phù hợp trong các cấp lưới GPS phải tuântheo quy định nêu trong bảng 1.

Bảng 1 - Quy định về số lượng cạnh trong vòng đo độc lập hoặc tuyến phù hợp đối với

số điểm đo nối từ 23

 Để tính độ cao thường của các điểm GPS cần dẫn độ cao tới các điểm GPS theoquy định sau:

- Để đo nối độ cao cần phải dùng phương pháp thuỷ chuẩn hình học có độ chínhxác từ hạng IV trở lên hoặc dùng phương pháp đo cao khác có độ chính xác tươngđương

- Độ cao thường của các điểm GPS, sau khi tính toán và phân tích, nếu phù hợp vớiyêu cầu về độ chính xác có thể dùng để đo vẽ bản đồ và các dạng trắc địa côngtrình nói chung (yêu cầu độ chính xác không cao)

b Ước tính độ chính xác

Cơ sở lý thuyết

Trang 18

Có 2 phương pháp ước tính độ chính xác lưới là ước tính gần đúng và ước tính chặtchẽ Cả hai phương pháp ước tính đều có thể dựa trên cơ sở bình sai điều kiện hoặc bìnhsai gián tiếp Ngày nay các máy tính điện tử được sử dụng rất rộng rãi nên thường ướctính độ chính xác của lưới theo phương pháp chặt chẽ dựa trên cơ sở của bài toán bình saigián tiếp Lưới GPS ứng dụng trong trắc địa công trình thường cần phải ước tính độ chínhxác vị trí mặt bằng điểm lưới Trong trường hợp này, phương pháp ước tính dựa trên cơ

sở bình sai gián tiếp lại càng có lợi, vì trong phương pháp bình sai này thường chọn tọa

độ điểm là ẩn số

Vì vậy ta chọn phương pháp ước tính chặt chẽ dựa trên cơ sở bài toán bình sai giántiếp

Mục đích ước tính độ chính xác:

- Đánh giá khả năng đảm bảo độ chính xác yêu cầu xây dựng lưới

- Xác định được độ chính xác yêu cầu đo đạc các đại lượng đo trong lưới

Quy trình ước tính:

Để ước tính lưới GNSS ta coi trị đo của máy là trị đo cạnh và trị đo phương vị

Bước 1: Lập hệ phương trình số hiệu chỉnh

Phương trình có dạng: V= A.X + L

Trong đó: A: ma trận hệ phương trình sai số

X: ma trận ẩn sốL: ma trận số hạng tự doPhương trình số hiệu chỉnh phương vị :

V αijij i = d ij δx i - c ij δy id ij δx j+c ij δy j + l αijij

Bước 2: Tính trọng số

Trang 19

P là ma trận đường chéo chỉnh có thành phần trên đường chéo chính tính

theo công thức : P ij = c

m i2 tương ứng lấy với độ chính xác dự kiến ở trên

+ Với m là sai số đo cạnh:

m D = √a2+b2 D2 ( D tính bằng kilomet )

Trong đó: a, b lấy theo catalog của máy

D là khoảng cách giữa 2 điểm đo+ Với m là sai số đo phương vị: (m lấy theo catalog của máy)

A T.P.A.X + A T.P.L = 0

Bước 4: Nghịch đảo R

Q = N−1

=¿ (A T P A¿ ¿−1

Bước 5: Đánh giá độ chính xác

Tính sai số trung phương vị trí điểm :

m xi = m αij.√Q xx

m yi =m αij.√Q yy

Trang 20

- Nếu lưới không đạt độ chính xác thì tiến hành thiết kế lại và ước tính lại lưới.

- Nếu kết quả ước tính đạt chúng ta tiến hành lựa chọn thiết bị máy móc và phương

án đo đạc

Yêu cầu độ chính xác đo đạc trong xây dựng bản đồ đại giới hành chính

Tọa độ, độ cao của mốc địa giới hành chính cấp xã được đo trực tiếp ở thực địabằng các thiết bị đo đạc thông dụng như máy thu GPS, máy toàn đạc điện tử Các điểmkhống chế tọa độ, độ cao dùng để khởi tính là các điểm tọa độ, độ cao nhà nước có trongkhu vực đo Trường hợp sử dụng công nghệ GPS, tùy theo khoảng cách từ các điểmkhống chế đến mốc địa giới hành chính cần xác định tọa độ mà chọn thời gian quan trắccho phù hợp nhưng không được ít hơn 60 phút

Quy trình tính toán bình sai xác định tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính đượcthực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp Tọa độ các mốcđịa giới hành chính cấp xã được tính toán bình sai trong hệ VN-2000, múi chiếu 3° phùhợp với kinh tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ địahình được sử dụng làm nền để thành lập bản đồ địa giới hành chính cấp xã khu vực đó

Trang 21

Sai số trung phương tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính cấp xã sau bình saikhông được phép vượt quá 0.3m đối với mặt phẳng và 0.5m đối với độ cao Ở khu vực ẩnkhuất, khó khăn các sai số này được phép năng lên 0.5m đối với mặt phẳng và 0.7m đốivới độ cao.

Từ yêu cầu độ chính xác thành lập bản đồ địa giới hành chính chúng ta sẽ quyếtđịnh loại máy đo phù hợp nhất

c Lập lịch đo

- Sau khi thiết kế đồ hình lưới chúng ta sẽ tiến hành thiết kế ca đo

- Thiết kế ca đo là khâu quan trọng để thi công lưới đạt được các yêu cầu kinh

tế-kỹ thuật Với số lượng điểm đã xác định (bao gồm các điểm cần xác định và các điểmkhởi tính) và tùy thuộc vào số lượng máy thu GPS sử dụng, chúng ta sẽ có phương án tạocác ca đo phù hợp Có thể thiết kế ca đo trên sơ đồ (hay bản đồ) đã có vị trí sơ bộ của cácmốc

Để tính số ca đo ta sẽ áp dụng theo công thức sau:

n = (m.S)/rTrong đó:

S là tổng số điểm trong lưới

r là số máy thu sử dụng để đo

m là số lần đặt máy lặp trung bình tại điểm

- Để thiết kế các ca đo cần có sơ đồ vị trí các mốc lưới, gồm cả mốc mới (cần xácđịnh) và mốc khởi tính (mốc gốc) Căn cứ vào số lượng máy thu để thiết kế các ca đo theotrình tự, từ ngoài vào trong và phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật

- Sau khi đã thiết kế ca đo xong thì chúng ta sẽ tiến hành đo đạc lưới ngoài thựcđịa Sau khi đo đạc lưới ngoài thực địa sau đó chúng ta sẽ tiến hành trút số liệu vào máytính để sử dụng các phần mền để tiến hành bình sai lưới bằng phần mền DP Survey 2.9

Trang 22

Sau khi sử lý số liệu GPS bằng phần mền DP Survey 2.9 chúng ta tiến hành biên tập báocáo 7 bảng biểu theo mẫu của Bộ TN&MT quy định.

d Lập kế hoạch đo

- Dựa vào số lượng máy, thời gian đo đạc, phương tiện vận chuyển và hệ thốnggiao thông từ đó chúng ta quyết định phương án di chuyển, đo đạc và nghỉ ngơi

-Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để lậplịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được Trong bảng có: Số hiệu

vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất để quan sát nhóm vệtinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3 chiều, SV  6 Khi xungquanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch đo theo điều kiện che chắn thực tếtại các điểm đo

-Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là độ kinh, độ vĩ trung bình củakhu đo Thời gian dự báo nên dùng thời gian trung bình khi đo ngắm Khi khu đo lớn thờigian đo kéo dài thì cần lập bảng dự báo cho từng phân khu với thời gian đo khác nhau vàdùng lịch vệ tinh quảng bá có tuổi không quá 20 ngày

-Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới GPS đã thiết kế và bảng dự báo vệtinh Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo,

số liệu máy thu…

- Độ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều kiện số vệ tinh quan sát không ít hơn

6 và PDOP không lớn hơn 5 Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với cạnh dài hoặc điềukiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt Thời gian tối thiểu của ca đo nên tham khảo sốliệu ở bảng 5

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp

Hạng mục

Cấp hạng Phương pháp đo

Hạng

I

Hạng III

Hạng IV

Cấp 1

Cấp 2

Trang 23

Góc cao của vệ

tinh (0)

Đo tĩnhtĩnh nhanh

1.6Thời gian quan

trắc: Độ dài thời

gian thu tín hiệu

ngắn nhất (phút)

Đo tĩnhtĩnh nhanh

Trang 24

Bảng 3 - Thời gian tối thiểu ca đo

 Địa hình khu vực đo đạc và triển khai

Từ thực tế địa hình, tình trạng giao thông của khu vực mà quy định cách thức dichuyển cho phù hợp

-Các dây dẫn nối từ ăngten đến máy thu và các thiết bị phụ trợ được kiểm trakhông có sai sót, mới được tiến hành thu tín hiệu

Trang 25

-Trước khi mở máy cho một ca đo chiều cao ăngten bằng thước chuyên dung đọc

số đến 1mm, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số hiệu ca đo, chiều cao ăng ten

+ Đo chiều cao ăng ten từ mặt mốc đến tâm

+ Đo chiều cao ăng ten từ mặt mốc đến viềm ăngten

-Khi cân bằng máy đưa logo mang về hướng Bắc ( sai số ≤ 10°)

- Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao ăngten để kiểm tra, chênh lệch chiều cao

- Ăngten giữa 2 lần đo không được vượt qúa 2mm và lấy trung bình ghi vào sổ đo

- Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đềxuất ý kiến xử lý và ghi vào cột ghi chú trong sổ đo

-Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhận số liệu, người đo có thể sử dụng các chức năngcủa bàn phím, chọn menu, tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín hiệu, số hiệu vệtinh, tỷ số nhiễu tín hiệu, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi, giữ số liệu (đối với máythu có bàn phím điều khiển), ngoài ra người nhận cũng cần phải ghi số liệu ra ngoài sổ đo

để so sánh với giá trị trong máy đo

-Khi máy thu đang ghi kết quả, thông thường người đo ghi lần lượt các nội dụngtheo quy định trong sổ đo Khi thời gian đo quá 60 phút thì cứ 30 phút lại ghi một lần

-Trong quá trình đo của một ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt máythu và khởi động lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc cao của

vệ tinh; thay đổi rần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị tró ăngten; ấn phím đóng và xóa thôngtin

-Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tìnhtrạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồngthời đề phòng máy bị chấn động làm chuyển dịch, đề phòng người và vật thể khác gầnăngten che chắn tín hiệu vệ tinh

Trang 26

-Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại diđộng ở gần máy thu Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu ăngten đềphòng sét đánh, trường hợp mưa nhỏ có thể che ô hoặc bọc bằng túi nilong tránh máymóc bị ướt.

-Trong khi đo phải đảm bảo máy thu hoạt động bình thường ghi số liệu chính xác.Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy tính để tránhmất số liệu

2.2.4 Xử lý số liệu đo đạc

Hiện nay có rất nhiều phầm mềm xử lý số liệu đo GPS tuy nhiên trong đồ ánhướng dẫn sử dụng phần mền Compass để xử lý số liệu đo GPS và DP Survey để biên tập

7 bảng

Phần mềm Compass là phần mềm xử lý số liệu GPS do Trung Quốc sản xuất, đượccài đặt và sử dụng trên môi trường hệ điều hành Window có giao diện bằng Tiếng Anh

Các bước xử lý số liệu đo GPS:

Bước 1: Định nghĩa hệ tọa độ VN2000

Tạo hệ VN 2000:

Trên thanh menu vào: Tools  Coordinate System Manager  Add

Hình 2.1 Định nghĩa hệ tọa độ VN-2000

Xuất hiện bảng Modify Datum chọn tab Datum Convent Tại đây nhập tên hệ tọa

độ và chọn elipsoid (VN-2000, WGS 84)

Trang 27

Chuyển sang tab Datum Convert :

Hình 2.2 Cài đặt tham số tính chuyển

Nhập các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000

1 Tham số dịch chuyển gốc tọa độ:

Trang 28

Hình 2.3 Cài đặt hệ số biến dạng múi chiếu và kinh tuyến trục Bước 2: Tạo project

Chọn File  New Project, sau đó chọn đường dẫn lưu dữ liệu:

Trong cửa sổ Obs.File Property tiến hành đổi tên điểm, chiều cao ăngten

Trang 29

Hình 2.6 Đổi tên điểm, chiều cao ăngten Bước 5: Giải cạnh

Để xử lý toàn bộ cạnh chọn Baseline  Process All

Hình 2.7 Xử lý cạnh

Sau khi xem các giá trị của các chỉ số RATIO và RMS ( RATIO ≥ 2, RMS < 0.01)nếu cạnh nào chưa đạt thì chúng ta tiến hành xử lý cạnh nâng cao bằng cách cài đặt cácgiá trị góc ngưỡng và cắt hoặc bỏ các tín hiệu vệ tinh xấu

Trang 30

Hình 2.8 Xử lý cạnh nâng cao Bước 6: Bình sai

Trên thanh menu chọ Adjustment  Run để bắt đầu bình sai tự do lưới Sau đó Fixđiểm gốc để bình sai lưới

Hình 2.9 Fix điểm gốc

Vào phần Report lấy giá trị Reference factor để cài đặt vào phần trọng số

Hình 2.10 Kết quả sau bình sai

Trang 31

Chọn thanh Free Adjustment chỉnh sửa : 2.85

Hình 2.12 Biên tập 7 bảng

Trang 32

Theo thông tư của Bộ TN&MT, khi bình sai lưới GPS cần trình bày kết quả kếtquả bình sai lưới theo 7 bảng :

Bảng 1: Gia số tọa độ cà chỉ tiêu sai sốBảng 2 : Sai số khép hình

Bảng 3: Trị bình sai, số hiệu chỉnh, sai số đoBảng 4: Tọa độ vuông góc không gianBảng 5: Tọa độ trắc địa

Bảng 6: Tọa độ phẳng, độ caoBảng 7: Chiều dài, phương vị và sai số tương hỗ

2.2.5 Biên tập bản đồ địa giới hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới địa chính

2.2.5.1 Biên tập bản đồ địa giới hành chính

Dựa theo thông tư 48/2014 TT-BTNMT quy định việc biên tập bản đồ địa giớihành chính dạng số tuân thủ theo quy định về biên tập bản đồ địa hình dạng số hiện hànhcùng tỉ lệ có bổ sung các yếu tố địa giới hành chính vào nhóm đối tượng biên giới, địagiới

Các yếu tố địa giới hành chính được tổ chức, tách lớp riêng biệt và biên tập theođơn vị hành chính cấp huyện (xã) Các yếu tố địa lý khác được giữ nguyên theo đơn vịmảnh bản đồ nền Tuy nhiên trong đồ án chỉ thể hiện các yếu tố ranh giới, địa giới hànhchính không thể hiện các yếu tố địa hình địa vật khác

Trường hợp có sự mâu thuẫn về vị trí của mốc ĐGHC so với các yếu tố địa lý lâncận, phải tiến hành biên tập lại các yếu tố địa lý trên bản đồ cho phù hợp

Tại các khu vực có mật độ địa vật quá dày, khi mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trùngvới yếu tố địa lý trên bản đồ thì ưu tiên thể hiện các yếu tố địa giới, các yếu tố địa lý cótrong mô tả ĐGHC và các yếu tố địa lý lân cận có tính định hướng

Trang 33

Trường hợp đường ĐGHC đi trùng đối tượng hình tuyến trên bản đồ, căn cứ vàobản mô tả tiến hành chuẩn hóa lại đối tượng hình tuyến và các đối tượng có liên quan theođúng tương quan hình học trên cơ sở giữ nguyên các điểm mốc ĐGHC, các điểm đặctrưng Sau khi chuẩn hóa, đối tượng đường ĐGHC được sao chép trùng khít từ đối tượnghình tuyến đó.

Mỗi đối tượng đường ĐGHC phải là một đường liên tục (Linestring) hoặc bao gồmnhiều đoạn tiếp nối với nhau với dung sai 0,001 m Tại những nơi đường ĐGHC các cấptrùng nhau phải thể hiện đầy đủ bằng cách sao chép trùng khít tuyệt đối

Khi biên tập bản đồ ĐGHC dạng số được phép sử dụng công cụ làm sạch tự độngvới dung sai 0,001m đối với các vị trí điểm mốc ĐGHC, điểm đặc trưng trên đườngĐGHC và điểm giao cắt giữa các tuyến ĐGHC; 0,1m đối với các đối tượng khác

Tỷ lệ bản đồ nền được sử dụng để thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấpđược quy định:

Cấp hành chính

Vùng đô thị, đồngbằng

Vùng trung du, miềnnúi

a Biên tập về khung bản đồ địa giới hành chính

Trang 34

Hình 2.13 Khung bản đồ địa giới hành chính

Trong đó:

+DP là danh pháp tờ bản đồ +(a): tên tỉnh, huyện

+(b): tên huyện, xã lập bản đồ +(c): chữ “ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH”

+(d): Ghi thứ tự mảnh, tổng số mảnh và sơ đồ ghép biên +(e): UBND sở tại ký và đóng dấu

+(f): UBND cấp trên kí và đóng dấuKhung bản đồ địa giới hành chính cũng giống như khung bản đồ địa hình được đặt

ở level 63

Hình 2.14 Biên tập khung bản đồ địa giới hành chính

Trang 35

b Biên tập về các đối tượng đường nét địa giới, mốc địa giới

Sử dụng bản đồ địa giới hành chính nền đã có kết hợp với tọa độ các điểm địa giới

đã đo đạc cập nhật để tiến hành biên tập

Bước 1: Triển điểm mốc địa giới lên bản vẽ

Từ file tọa độ sau bình sai mốc địa giới tiến hành tạo một file “*.txt” phục vụ mụcđích triển điểm lên bản vẽ có định dạng như sau:

Dùng phần mền DP survey để triển điểm lên bản vẽ

Mở phần mền DP survey  Tiện ích  Rải điểm đo

Hình 2.15 Rải điểm

Mở tệp tọa độ  Chọn Định dạng chuẩn pxyzc Ctrl+O

Trang 36

Hình 2.16 Mở file chứ điểm

Tìm đến file tọa độ vừa tạo rồi nhấn Rải điểm

Hình 2.17 Điểm được triên lên bản vẽ

Sau khi rải điểm sẽ thu được bản vẽ dưới dạng file “dwg” tiến hành Import file dwg này vào một file dạng dgn (dạng file của phần mềm Microsation)

Trang 37

Hình 2.18 Import file điểm đo lên file dgn Bước 2: Ghép bản đồ địa giới hành chính nền và bản vẽ mốc địa giới

Mở file bản đồ địa giới hành chính nền vào: File  Reference  Tools  Attach

 chọn đến file chứa điểm địa giới hành chính đã triển lên bản vẽ

Hìn

Trang 38

Hình 2.20 Chồng ghép 2 bản đồ

Sau khi đã Attach file điểm lên file địa giới tiến hành copy về file địa giới

Hình 2.21 Kết quả sau khi Attach file Bước 3: Chuẩn hóa các đối tượng bản đồ.

Tất cả các đối tượng được quy định phân lớp (level), màu sắc, đường nét giống bản

đồ địa hình

Để biên tập ta sử dụng một số công cụ của phần mền Microsation

Biên tập các yếu tố dạng vùng

Trang 39

Biên tập các yếu tố dạng đường

Biên tập các yếu tố dạng điểm

Công cụ thay đổi thuộc tính của các đối tượng

Nhóm công cụ về text

Lưu ý về việc biên tập các kí hiệu mốc địa giới hành chính Khi insert cell cần lưu

ý đặt tỉ lệ (scale) đúng với tỉ lệ bản đồ cần lập

Trang 40

Để xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính ta sử dụng phần mềm Arc catalog;

cơ sở dữ liệu được lưu dưới định dạng *GDB Định dạng này có thể chuyển đổi sangdạng cơ sở dữ liệu phổ thông *XML

Trên arccatalogue:

Vào Home-Documents\ArcGIS

Ngày đăng: 17/12/2018, 18:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Thông tư số 513 : Về việc phê duyệt dự án “ Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địagiới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính
1.Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: Quy định về bản đồ địa chính Khác
2.Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT : Quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp Khác
4. Bản đồ địa giới hiện có khu vực Quế Võ- Bắc Ninh Khác
5. Điểm tọa độ địa chính quốc gia tại khu vực Khác
6. Các mốc địa giới trong khu vực hiện còn Khác
7. Toàn bộ biên bản bàn giao, quản lý mốc giới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w