Các sản phẩm điện của Công Ty cổ phần công nghiệp Tri Thức đều đạt tiêuchuẩn chất lượng TCVN do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cấp,đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy đị
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Điện năng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày củachúng ta Ngành công nghiệp điện từ khi được khai thác và sử dụng đã mở ra nhiều cơhội và thách thức cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho các doanh nghiệp chuyênhoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị điện nói riêng Nhận thức được tầm quan
trọng của ngành công nghiệp điện, em đã xin vào thực tập tại Công ty Cổ phần công
nghiệp Tri Thức Đây là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận
tình của cô giáo ThS Nguyễn Thanh Hương và sự giúp đỡ của các anh chị trong
phòng Hành chính - Nhân sự, phòng Kế toán của Công ty để em có thể hoàn thành tốtbáo cáo thực tập
Nội dung báo cáo của em gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần công nghiệp Tri Thức.
Chương 2: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
Chương 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển trong tương lai.
Với một khoảng thời gian thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế của em,bản báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong được các thầy cô giáonhận xét và đóng góp để em hoàn thiện tốt hơn báo cáo thực tập
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHIỆP TRI THỨC1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Tên công ty : Công Ty cổ phần công nghiệp Tri Thức.
- Tên giao dịch : TRI THUC INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : TTC.CO.,JSC
- Địa chỉ: số 231, bãi Lư Xá, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Số điện thoại : 04.38769701
- Email : trithuc.jsc@gmail.com
- Mã số thuế: 0101531247
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng ( Năm tỷ đồng Việt Nam)
Công ty cổ phần công nghiệp Tri Thức được thành lập và đi vào hoạt động
kinh doanh từ năm 2004 với số đăng ký kinh doanh 0101531247 do Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/06/2004 Công ty do giám đốc Nguyễn VănThức điều hành và quản lý Công ty là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnhvực thiết bị điện, cung cấp các giải pháp thích hợp với cấu hình tối ưu, phù hợp chomọi dạng lưới cung cấp điện, các hệ thống điện công nghiệp Với đội ngũ kỹ sư, côngnhân kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, được kế thừa và tiếp thu những thành tựu khoahọc tiên tiến hiện đại Kể từ khi thành lập với sự phấn đấu và quyết tâm cao độ củacán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước mở rộng và phát triển sản xuất mộtcách vững chắc, tạo được nhiều uy tín với người tiêu dùng và các đối tác trong vàngoài nước
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Sản xuất thiết bị điện
- Bán buôn tư liệu sản xuất
- Bán buôn tư liệu tiêu dùng
Trang 3- Thi công đường dây và trạm điện từ 35 kv trở xuống.
- Sản xuất dây cáp điện và thiết bị điện tử khác
- Lăp đặt hệ thống điện
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Sản xuất các sản phẩm khác từ plastic
- Sản xuất đồ điện dân dụng
Ngoài sản phẩm chính là sản xuất dây cáp điện, công ty còn sản xuất: Tụ điện
hạ thế, vỏ tủ điện, tủ tụ bù , chống sét ống PT, chống sét van, Cầu chì tự rơi SI , Cầudao cách ly trung thế, dây và cáp điện lõi nhôm A, dây cáp điện lõi thép AS, cáp bọcnhựa PVC, XLPE, cáp vặn xoắn, lõi nhôm bọc XLPE, thiết bị đường dây: đầu cốtđồng, đầu cốt xử lý, ghíp đụi cáp vặn xoắn, ghíp đơn cáp vặn xoắn, kẹp xiết cáp vặnxoắn, kẹp treo cáp, móc ốp cột, kẹp bổ trợ đơn, kép, ống nối dây, dây đai thộp INOX.v.v Các sản phẩm điện của Công Ty cổ phần công nghiệp Tri Thức đều đạt tiêuchuẩn chất lượng TCVN do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cấp,đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước và đã được nhiều khách hàngtrong nước tin tưởng tín nhiệm lựa chọn tiêu thụ từ nhiều năm qua
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty:
1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần công nghiệp Tri Thức được tổchức theo kiểu trực tuyến – chức năng:
Trang 4ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Xưởng sản xuất
Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Kỹ thuật công nghệ an toàn Phòng Kế hoạch - Vật tư
Phòng Đầu tư thị trường Phòng Tài chính - Kế toán
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty
Đại hội đồng cổ đông:
- Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Phê chuẩn
việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty
không quy định một tỷ lệ khác
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty; tổ chức lại và giải thể
(thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý
Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Giám đốc theo đúng qui định
Trang 5Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổsung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Giám đốc và quyết định mức lương của họ Đồng thời quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, quyết định cơ
cấu tổ chức của Công ty Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lýcũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quantới các thủ tục pháp lý
Giám đốc: Giám đốc làm nhiệm vụ quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh
doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ chocác bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phậntrong công ty
Phòng Đầu tư thị trường: Chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường, kế hoạch phát
triển tiêu thụ sản phẩm Quản lý theo dõi về mảng xuất nhập khẩu của công ty
Phòng Kế hoạch - Vật tư: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch sản xuất Khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kếhoạch cung cấp vật tư cho xưởng sản xuất
Phòng Hành chính – Nhân sự: Đứng đầu là trưởng phòng Hành chính – Nhân
sự và các nhân viên có nhiệm vụ tổ chức quản trị Bộ phận này có chức năng tuyểndụng nhân viên, xem xét cơ cấu của công ty có phù hợp không, đồng thời thực hiệnmột số chức năng nhiệm vụ hỗ trợ khác để đảm bảo cho quá trình hoạt động của công
ty được thuận lợi hơn Đây là bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với Giám Đốc trongcông tác quản trị nhân sự
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý sổ sách kế toán
cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định của Giám đốc, thườngxuyên báo cáo kịp thời tình hình hoạt động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tiết kiệmchi phí sản xuất của Công ty Quản lý việc sử dụng vốn của toàn Công ty và các đơn vịtrực thuộc, thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát và kiểm tra công tác tài chính
Trang 6kế toán để phát hiện ngăn chặn kịp thời khi các đơn vị có biểu hiện vi phạm nguyên tắctài chính, sử dụng vốn không đúng nguyên tắc chế độ Đồng thời cần phải giải quyếtvốn để phục vụ cho công tác kinh doanh của Công ty, của các đơn vị trực thuộc Công
ty sao cho kịp thời, thuận tiện, chính xác phù hợp với chế độ quy định
Phòng Kỹ thuật công nghệ an toàn: Theo dõi mọi quy trình hoạt động sản
xuất của các phân xưởng, đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn của ISO Đảm bảo an toàn cho
mọi hoạt động sản xuất của Công ty Là phòng có chức năng quản lý:
- Cơ sở hạ tầng và các thiết bị máy móc
- Quản lý công nghệ sản xuất của sản phẩm
- Vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm
- Nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới
- Phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao động của công ty
Xưởng sản xuất : Chuyên gia công các vật liệu, bán thành phẩm, thực hiện các
công đoạn ép, mạ, bào, tiện, phay tạo ra các chi tiết hoàn chỉnh của sản phẩm Nhận cácbán thành phẩm của xưởng cơ khí sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Đâycũng là nơi tiến hành các công đoạn của quá trình sản xuất dây cáp điện, tiến hànhhoàn tất quy trình của các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chuẩn về chất lượng sản phẩm
1.3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu:
Do Công ty cổ phần công nghiệp Tri Thức là một đơn vị hoạt động trong lĩnhvực thiết bị điện nên các sản phẩm của công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại khácnhau, mỗi sản phẩm cụ thể lại có một dây chuyền công nghệ sản xuất riêng Do vậy,
Trang 7Kho vật liệu, bán thành phẩm
Dây nhôm , đồng trần Xe bện dây gia côngBọc nhựa PVC, XLPE
Máy in cáp KCS
Nhập kho thành phẩm
dưới đây em xin trình bày về sơ đồ quy trình công nghệ của sản phẩm chính mà công
ty cung cấp đó là dây cáp điện:
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất dây cáp điện
Sản phẩm không đạt chất lượng
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ an toàn)
Các loại dây nhôm, dây đồng trần sau khi được nhập về sẽ giao cho bộ phậngia công để xe, bện dây tạo thành lõi cáp Mỗi lõi có thể có từ 5, 7, 9, 12 dây tuỳ theotừng loại cáp Lõi cáp sau khi đã được xe, bện xong sẽ chuyển sang dây chuyền bọcnhựa PVC, XLPE để làm vỏ cáp Công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất cáp làphần in chữ lên cáp được thực hiện bởi máy in cáp
Tất cả các phân xưởng sản xuất chính đều lấy vật liệu từ kho vật liệu, sau khisản xuất chế biến thành bán thành phẩm thì có loại nhập kho bán thành phẩm, có loạiđược chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến Thành phẩm sau khi lắp rápđược phòng kỹ thuật công nghệ kiểm tra, đủ điều kiện sẽ được nhập kho thành phẩm.Nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ được cho vào kho vật liệu, bán thành phẩm để làm lại
Trang 8CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHIỆP TRI THỨC2.1 Vốn
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2012 - 2014
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh tăng, giảm
2013/2012
So sánh tăng, giảm 2014/2013
Số lượng Tỷ trọng
(%) Số lượng
Tỷ trọng (%) Số lượng
Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 17.023 100 20.277 100 24.981 100 3.254 19,12 4.704 23,20
Chia theo sở hữu
Trang 9Qua bảng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần công nghiệp Tri Thức giai đoạn2012-2014, ta thấy tổng vốn của công ty tăng qua các năm Nguồn vốn năm 2013tăng 3.254 triệu đồng (tương ứng19,12%) so với năm 2012 Năm 2014, nguồn vốncủa công ty tăng 4.704 triệu đồng (tương ứng 23,20%) so với năm 2013 Điều nàychứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao.
Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 48,24% trong cơ cấu nguồnvốn Năm 2013, vốn chủ sở hữu chiếm 49,32% và đến năm 2014 đã có sự thay đổiđáng kể, chiếm tỷ trọng 60,97% trong tổng nguồn vốn Sự tăng này là do lợi nhuậnnăm 2014 của công ty thu được cao hơn năm 2012 và 2013 nên phần lợi nhuận bổsung vào nguồn vốn cũng tăng lên Điều này nói lên rằng công ty sẽ ít phụ thuộc dầnvào nguồn vốn vay bên ngoài.Vốn vay của công ty đang có chiều hướng giảm dần.Tỷtrọng vốn vay trong 3 năm 2012-2014 lần lượt là 51,76% ; 50,68% và 39,03% Điềunày cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay ngày càng hiệu quả Đây là thế mạnh cầnphát huy hơn nữa để từng bước đưa công ty ngày càng phát triển hơn
Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất: Vốn cố định của công ty tăng
dần qua các năm Năm 2013 tăng 19,35%, tương ứng 1.836 triệu đồng so với năm
2012, năm 2014 tăng 25,13% so với năm 2013, tương ứng với 2.846 triệu đồng Vốnlưu động của công ty cũng tăng lên từng năm, năm 2013 vốn lưu động tăng 18,82%tương ứng với 1.418 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 vốn lưu động tăng20,75% tương ứng với 1.858 triệu đồng so với năm 2013 Điều này là do công tyđang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đầu tư mua thêm máy móc,trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nên cần phải huy động cả 2 nguồn vốn
Qua xu hướng biến động tỷ trọng của nguồn vốn có thể thấy khả năng tự chủ vềtài chính của công ty ngày càng cao vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng lên
và chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó nguồn vốn vay thì lại ngày càng chiếm tỷ trọng ít
đi Các khoản nợ phải trả giảm cho thấy khả năng thanh toán hiện hành, và thanh toánnhanh của công ty được đảm bảo và ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng làcác nhà cung cấp Hơn nữa vốn lưu động của công ty cũng đều tăng qua các năm, cónghĩa là công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong mỗi năm một tốthơn Điều này cho thấy những bước phát triển vững chắc của công ty
Trang 10Số lượng Tỷ trọng
(%) Số lượng
Tỷ trọng (%) Số lượng
Phân theo giới tính
Trang 11Nhìn vào bảng cơ cấu nhân sự của công ty qua 3 năm 2012-2014 ta có thể thấytổng số lượng lao động của Công ty tăng dần lên qua các năm Số lượng lao độngnăm 2013 tăng 47,27% (tương ứng 78 người) so với năm 2012, năm 2014 tăng30.04% (tương ứng với 73 người) so với năm 2013 Sự gia tăng này là do công tyđang tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm nên cần một lực lượng lao động lớn.
Xét theo tính chất lao động: Tổng số lao động của công ty tăng dần qua 3 năm,
vì thế tỷ lệ lao động cũng thay đổi tương ứng Năm 2013, số lao động trực tiếp tăng
59 người tương ứng với 60,82%; số lao động gián tiếp tăng 19 người tương ứng với27,94% so với năm 2012 Năm 2014, số lao động trực tiếp tăng 68 người tương ứngvới 43,59% và lao động gián tiếp tăng 5 người tương ứng với 5,75% Tỷ lệ lao độngtrực tiếp trong 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp Đến năm 2014,
số lượng lao động trực tiếp chiếm khoảng 70% tổng số lao động của công ty, laođộng gián tiếp chiếm khoảng 30% Tỷ lệ này là khá hợp lý đối với một công ty sảnxuất do đặc thù của công ty cần sử dụng chủ yếu là lao động trực tiếp
Xét theo giới tính lao động: Lao động nam luôn chiếm tỷ trọng nhiều hơn lao
động nữ, trên70% tổng số lao động của công ty Năm 2013, số lượng lao động namtăng 45 người,tương ứng với 35,71% so với năm 2012 Năm 2014, số lượng lao độngnam tăng 69 người, tương ứng với 40,35% so với năm 2013 Số lượng lao động nữcũng tăng lên qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu lao động, dưới 30%tổng số lao động của công ty Nguyên nhân là do đặc thù công ty hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện công nghiệp nên cần nhiều lao động nam hơn laođộng nữ
Xét theo trình độ lao động: Số lượng lao động trình độ Đại học và trên đại học,
Cao đẳng và trung cấp, PTTH và THCS tăng lên qua các năm Tuy nhiên về tỷ trọnglao động có sự thay đổi là giảm tỷ trọng lao động có trình độ Đại học, tăng tỷ trọnglao động trình độ Cao đẳng và trung cấp, lao động PTTH và THCS Cụ thể, năm
2012, lao động trình độ Đại học và trên đại học chiếm 34,55%, lao động trình độ Caođẳng và trung cấp chiếm 21,82%, lao động trình độ PTTH và THCS chiếm 43,64%
Trang 12trong tổng cơ cấu lao động của công ty Đến năm 2014, tỷ trọng này lần lượt là29,11%; 24,05% và 46,84% Điều này cho thấy công ty chưa thực sự chú trọng đếncông tác nâng cao chất lượng và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực do đó đã làmgiảm tỷ trọng lao động có trình độ cao và tăng tỷ trọng lao động phổ thông Trongthời gian tới, Ban lãnh đạo công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực để công ty phát triển ngày một bền vững.
Xét theo độ tuổi lao động: Số lượng lao động độ tuổi trên 45tuổi tăng qua các
năm nhưng tỷ trọng trong cơ cấu lao động lại giảm dần Năm 2012, tỷ trọng lao độngtrên 45 tuổi chiếm 10,91% Năm 2013, tỷ trọng này giảm xuống còn 7,41% và đếnnăm 2014 chỉ còn 7,29% Số lượng lao động từ 25 đến 35 tuổi tăng dần qua 3 năm từ2012-2014 và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu lao động Năm 2012, lao động độtuổi 25-35 tuổi chiếm 50,91% cơ cấu lao động; năm 2013 chiếm 58,02% và đến năm
2014 chiếm 55,70% cơ cấu lao động Nguyên nhân là do hiện nay Công ty đang thựchiện chính sách tăng dần số lượng lao động trẻ nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả hơn Với nguồn lao động trẻ hóa, có sức khỏe tốt, có thể coi đây là
ưu điểm của Công ty trong việc đào tạo và trau dồi thêm kiến thức nghề nghiệp chonhân viên
Tóm lại, ta thấy cơ cấu nhân sự theo độ tuổi, trình độ, giới tính của công ty là
khá hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi và động lựccho công việc kinh doanh của công ty phát triển hơn
2.3 Máy móc, thiết bị:
Trong quá trình sản xuất Công ty phải có những bước đi đúng đắn trong quátrình đầu tư máy móc thiết bị để đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục,tiếp cận với những công nghệ mới nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công ty Vớichủ trương đưa tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, trong những năm vừa quacông ty đã tiến hành nhập khẩu nhiều máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại từcác nước tiên tiến trên thế giới đưa ngay vào sản xuất sản phẩm, được sắp xếp và bảodưỡng thường xuyên, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục
Trang 13Bảng 3 : Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất.
(Đơn vị: chiếc)
Tên lượng Số Công suất Năm sản xuất Nhãn mác Giá trị còn lại Máy cắt 5 30 mm 2014 Japan 95%
Máy cắt plasma 5 80 mm 2014 Japan 90%
Máy cắt CO2 3 2-50 mm 2012 Japan 80%
Máy khoan 5 80 mm 2014 Japan 95%
Dây chuyền mạ 1 12,5m 2014 Germany 90%
Dây chuyền sơn 1 2014 Thụy sỹ 90%
Nâng tay 10 1 tấn 2013 Taiwan 85%
Xe nâng 5 5 tấn 2013 Japan 80%
Cầu trục 2 40 tấn 2014 Huyndai 90%
(Nguồn:Phòng kế hoạch vật tư)