Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hồng Phong.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lượng lao động nhất định, tuỳ theo qui mô, yêu cầu sản xuất cụ thể Lao động là yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình hoạt động Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp, việc nâng cao năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao đồng nâng cao năng suất lao động Việc gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là vấn đề không thể thiếu được Từ đó sẽ phục vụ cho mục đính cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để nâng cao đời sống lao động và hoàn thiện xã hội loài người.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp em đã chọn
đề tài "Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hồng Phong".
Kết cấu của bài bao gồm 3 phần:
- Phần I: Những vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương.- Phần II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Hồng Phong.
- Phần III: Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
Trang 2PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
I KHÁI NIỆN, BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN.
1 Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương.
- Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao đông.
- Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của sức lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.
Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp, tiền lương được hiểu là một bộ phận thu thập quốc dân dùng để bù đắp hao phí lao động tất yếu do nhà nước phân phối cho công nhân viên chức bằng hình thức tiền tệ phù hợp với qui luật phân phối lao động Hiện nay theo Điều 55- bộ luật lao động Việt Nam qui định tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả theo năng xuất lao đông, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương tối thiểu do nhà nước qui định là 350.000đ/ tháng được thực hiện từ ngày 1/10/2005.
- Tiền lương (hay tiền công) là phần thù lao lao đông được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã trả cho người lao động căn cứ vào khối lương và chất lượng công việc Bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Tiền lương gắn liền với thời gian, và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia để tái sản xuất sức lao động bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động.
Ngoài tiền lương, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Các khoản thuộc phúc lợi xã hội như BHYT, BHXH, KPCĐ…… Chúng được trả cho người lao động, hoặc do người lao động tự đóng góp nhằm chi tiêu trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao đông, bệnh
Trang 3nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, các khoản viện phí khám chữa bệnh, các khoản chi phí cho hoạt động lao động khác.
Kinh phí công đoàn để phục vụ cho hoạt động chi tiêu của tổ chức giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Các loại bảo hiểm và kinh phí này được hình thành theo cơ chế tài chính nhất đinh.
2 Các hình thức trả lương.
Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương:
Áp dụng trả lương ngang nhau cho lao động cùng đơn vị sản xuất kinh doanh bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động có ý nghĩa khi quyết định các chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt tuổi tác, dân tộc, giới tính.
+ Đảm bảo tốc độ tăng ngân sách lao động lớn tốc độ tăng tiền lương, đảm bảo cho việc giảm giá thành tăng tích luỹ vì năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của người lao động.
+ Phải đảm bảo mối tương quan về tiến lương giữa những người làm nghề khác nhau trong xã hội, đòi hỏi độ phức tạp về kỹ thuật giữa các ngành nghề về trình độ lành nghề của người lao động là khác nhau.
Người làm trong môi trường độc hại, nặng nhọc, hao tổn nhiều sức lao động phải được trả công cao hơn so với người lao động bình thường, Hình thức tiền lương phải xét đến điều kiện lao động bằng việc thiết kế các hệ số lương, quy định mức phụ cấp ở các nghề, ngành khác nhau.
Hiện nay ở nước ta tiền lương cơ bản được áp dụng rộng rãi, có 2 hình thức trả lương:
+ Trả lương theo thời gian + trả lương theo sản phẩm
2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc kỹ thuật để tính lương cho công nhân viên (người lao động).
Trang 4Tiền lương trả theo thời gian được phân thành 4 loại.
+ Tiền lương tháng là tiền lương được trả theo cố định là 1 tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Trả lương theo thời gian = thời gian làm việc x đơn giá tiền lương
Lương ngày: Đối tượng áp dụng chủ yếu như lương tháng khuyến khích người lao động đi làm đều.
Mức lương = lương tháng 26 ngày làm việc thực tế x Số ngày làm việc thực tế
+ Trả lương theo thời gian có thưởng: Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu số lương và chất lượng đã qui định.
Hình thức này được áp dụng cho công nhân phụ (công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị) hoặc công nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Mức lương = Mức tính theo thời gian đơn giản + Tiền thưởng
- Ưu điểm: Phản ánh trình độ thành thạo, khuyến khích được người lao động có trách nhiệm với công việc.
- Nhược điểm: Xác định tiền lương bao nhiêu là hợp lý là rất khó khăn.Vì vậy nó chưa đảm bảo phân phối theo lao động.
2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Là hình thức tiền lương được trả căn cứ vào chất lượng, số lượng sản phẩm do người lao động
Việc xác định tiền lương sản phẩm dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động (phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành) và đơn giá tiến lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng.
Trang 5Tiến lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp năng suất chất lượng sản phẩm mà có đơn giá khác nhau.
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định thường được gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn.
2.3 Hình thức tiền lương khoán
Chế độ trả lương khoán: được áp dụng cho những công việc nếu giao chi tiết bộ phận sẽ không có lợi bằng giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định Chế độ lương này sẽ được áp dụng trong xây dựng cán bộ, và áp dụng cho những công nhân khi làm việc đột xuất như sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để nhanh chóng đưa vào sản xuất, áp dụng cho cá nhân và tập thể.
Ưu điểm: Đảm bảo được nguyên tắc phương pháp số lượng chất lượng lao động, khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm.
3 Nguồn hình thành và mục đích sử dụng các khoản trích theo lương.3.1 Quỹ tiền lương:
Là số tiến lương doanh nghiệp có thể có để trả lương cho người lao động (tất cả các nhân viên mà doanh nghiệp quản lý).
Thành phần quỹ tiền lương: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương (ví dụ tiền làm thêm giờ……)
Quỹ tiền lương bao gồm:
* Tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương tính theo thời gian, tiền lương khoán.
* Tiến lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ qui định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học……
Ngoài ra tiền lương kế hoạch còn được tính:
Trang 6Các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ……
Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên………
Các khoản chi trợ cấp bảo hiểm Xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đâu, thai sản, tai nạn lao động…….
Tiền lương được chia làm 2 loại: lương chính + lương phụ
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp chức vụ, khu vực…….)
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên nghỉ được hưởng theo chế độ qui định của nhà nước (nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất) việc phân chia thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản phẩm từng loại sản phẩm.
Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải trong quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng thúc đầy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm sản xuất.
3.2 Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ:
* Bảo hiểm xã hội: Được hình thành do việc trích lặp và tính vào chi phí
sản xuất Theo qui định, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập qũi bảo hiểm xã hội theo tỉ lệ qui định (15%) trên tổng lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng.
Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nan lao động, mất sức, nghỉ hưu……… Trong đó người lao đông đóng góp 5% tiền lương tháng để chi các
Trang 7chế độ hưu trí và tử tuất Bên cạnh đó nhà nước đóng góp hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động.
Quỹ bảo hiểm hiểm xã hội được phân cấp quản lý sử dụng, một bộ phận được chuyển lên cơ quan quản lý chuyên ngành để chi trả cho các trường hợp qui định (nghỉ hưu, mất sức) Còn có bộ phận để chi tiêu trực tiếp tại doanh nghiệp cho những trường hợp nhất định (ốm đầu, thai sản…….) việc sử dụng chi quĩ bảo hiểm Xã hội dù ở cấp nào cũng phải thực hiện theo chế độ qui định.
* Bảo hiểm Y tế: Được trích lập từ hai nguồn:
+ Một phần do doanh nghiệp đóng góp sẽ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỉ lệ 2% trên tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên trong kỳ.
+ Bảo hiểm y tế do người lao động đóng góp thông thường trừ vào lương công nhân viên theo tỉ lệ 1% Bảo hiểm Y tế được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên (khám chữa bệnh………)
* Kinh phí Công đoàn:
Được hình thành do việc trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hàng tháng theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trả thực tế phải trả công nhân viên trong tháng Theo chế độ qui định, tỉ lệ kinh phí Công đoàn là 2 %, kinh phí Công đoàn do doanh nghiệp trích lập và được phân cấp quản lý chi tiêu theo chế độ qui định Một phần nộp cho cơ quan quản lý cấp trên, một phần chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả cho công nhân viên hợp thành loại chi phí về nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Quản lý việc tính toán, trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ tiền lương BHXH, BHYT,KPCĐ không những có ý nghĩa là đối với việc tính toán chi phí sản
Trang 8xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa với việc đảm bảo quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp.
+ BHXH do doanh nghiệp nộp = 15% x lương thực tế phải trả phát sinhBHXH do người lao động nộp = 5% x lương được trả thực tế
+ BHYTdo doanh nghiệp nộp = 1% x lương thực tế phải trả phát sinhBHYT do người lao động nộp = 1% x lương được trả thực tế
+ KPCĐ = 2% x lương thực tế phải trả phát sinh do doanh nghiệp nộp
4 Yêu cầu nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là việc theo dõi ghi chép phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và trích theo lương trong quá trình tái sản xuất kinh tế xã hội nhằm quản lý một cách hiệu quả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.
Ghi chép phản ánh kịp thời chính xác các khoản tiền lương về mặt số lượng lao động và chất lượng lao động phát sinh trong kỳ, về mặt này kế toán phải ghi chép đầy đủ thời lượng, biến động bổ sung hoặc đào thải về mặt số lượng trong doanh nghiệp, đồng thời phản ánh cả về mặt chất lượng của lao động trong doanh nghiệp thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành của sản phẩm Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ thương mại sản xuất kinh doanh có tính thời vụ cao, số lượng lao động không ổn định mang tính thời vụ và chất lượng lao động thì được qui định tính theo sản phẩm.
Tính toán kịp thời chính xác các khoản tiền lương và trích theo lương vào chi phí.
+ Đối với các doanh nghiệp phải dựa vào việc tuân thủ theo các qui định của bộ tài chính.
+ Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện tính toán tiền lương theo phương thức khoán tức là lương trả theo phần cứng, người lao động
Trang 9phải cam kết đảm bảo được nhiệm vụ của mình là phải đạt được mức tối thiểu qui định, và trong lương khoán còn có thêm 1 phần nữa gọi là phần mềm Đó là các khoản thưởng cho nhân viên do doanh nghiệp thu cao và do kết quả của nhân viên tăng vượt mức.
Như vậy tuỳ theo qui định của nhà nước thì kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, sẽ tiến hành tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động.
Việc tính toán chính xác hay không còn ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của người lao động.
+ Nếu không tính chính xác thì thủ quỹ chi lương ra sẽ sai ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, điều này làm giảm độ nhiệt tình của người lao động nghĩa là năng suất lao động giảm.
+ Tính chính xác sẽ là động lực khuyến khích người lao động làm việc và dẫn đến năng suất lao động cao.
+ Việc tính toán không chính xác, còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi đó ảnh hưởng tới việc tính toán lợi nhuận không chính xác, việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước không được chính xác.
- Phải phản ánh kịp thời tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động
II HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1 Chứng từ kế toán:
_ Bảng chấm công: ( phụ biểu 1)
Mục đích được lập riêng cho từng bộ phận , đơn vị sản xuất kinh doanh , trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của từng lao động, và do trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và để ở nơi công khai để ngưòi lao động giám sát thời gian lao động của họ
Trang 10Bảng chấm công được tính từ ngày 1đến 31 cuối tháng ( trừ chủ nhật và các ngày lễ được nghỉ trong năm)
Cuối tháng bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động tính lương cho từng bộ phận, đơn vị sản xuất kinh doanh khi các bộ phận đó hưỏng lương theo thời gian Các bộ phận phụ trách xem xét ký duyệt rồi chuỷên các chứng từ liên quan sang phòng kế toán.Để tính trả lương số công trong tháng tính theo ngày , trong ngày tính theo giờ ( 8 giờ)
_Bảng thanh toán tiền lương: (Phụ biểu 2)
Căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tạm ứng lương, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý phục vụ và bộ phận sản xuất.
Mục đích của bảng này là chứng từ căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho ngưòi lao động trong công ty.
2 Tài khoản hạch toán: Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương kế toán sử dụng các tài khoản sau:
*TK 334: “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương phụ cấp lương, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
Trang 11Dư nợ (nếu có) : số trả thừa Dư có: Tiền lương, tiền công và các cho CNV khoản khác còn phải trả cho CNV
*TK 338: “ phải trả và phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản phải trả , phải nộp khác cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức , đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, doanh thu nhận trước của khách hàng, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án( tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí ), giá trị tài sản thừa chờ sử lý, các khoản vay mượn tạm thời , các khoản nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn của phía đối tác , các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản vay mượn tạm thời.
Dư nợ ( nếu có ) : Số trả thừa, Dư có: số tiền còn phải trả , phải nộp và nộp thừa, vượt chi chưa được giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
thanh toán
Tài khoản 338 chi tiết làm 6 tiểu khoản:
_ 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết _ 3382: KPCĐ
_3383: BHXH
Trang 12_ 3384: BHYT _3387: Doanh thu nhận trước
_3388: Phải nộp 3387: Doanh thu nhận trước
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138
3.Phương pháp hạch toán :
_Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên ( bao gồm tiền lương, tiền công , phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ, tiền ăn giữa ca, tiền thưởng trong sản xuất ) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Nợ TK 627 (6271) Nợ TK 641 (6411) Nợ TK 642 ( 6421) Có TK 334
_ Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng ( thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm )
Nợ TK 431 ( 4311) Có TK 334
_ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ :
Nợ TK 622, 627(6271), 641(6411), 642(6421) (19%) Nợ TK 334 (6%) Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
_Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ( ốm đau, thai sản, tai nạn )
Nợ TK 338 (3383)
Trang 13Có TK 334
_ Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV theo quy định sau khi đóng BHXH,BHYT, và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vựơt quá 30% số còn lại:
Nợ TK 334
Có Tk 333(3338) Có TK 141
+ Nếu thanh toán bừng vật tư hàng hoá :
BT1: Ghi nhận giá vật tư hàng hoá : Nợ TK 632
Có TK liên quan ( 152, 153, 154, 155 )BT2: Ghi nhận giá thanh toán :
Nợ TK 334 (cả thuế VAT) Có TK 512
Có TK 3331(33311) _ Nộp BHXH, BHYT,KPCĐ: Nợ TK 338( 3382)
Có TK 111, 112
_Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh
Trang 15141, 138, 338 TK 334 TK 622 Các khoản khấu trừ vào
CNTT sản xuất thu nhập của CNV( tạm ứng, )
TK 3383, 3384 TK 6271 Nhân viên phân xưởng Phần đóng góp quỹ BHXH,BHYT
TK 111, 152 TK 641, 642
Thanh toán lưong thưởng và các Nhân viên BH, QLDN
khoản khác cho CNVC
TK 6431 Tiền thưởng
TK 3383
BHXH phải trả trực tiếpTiền
tiền thưởng,
Trang 16*Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 334 TK 338
TK 622, 627,641, 642 Số BHXH phaỉ trả trực tiếp cho Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
công nhân viên theo tỷ lệ quy định vào CPKD
TK 111,112 TK 334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ
quan quản lý quy định trừ vào thu nhập CNV
chi tiêu KPCĐ tại cơ sở TK 111, 112 Số BHXH, KPCĐ chi vượt
Trang 17
Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương phép kế hoạch của CNSX ở những DNSX thời vụ:
TK 335 TK 622 Tk 334
Tiền lương thực tế phải trả Trích trước tiền lưong phép theo kế hoạch của CNTTSX
cho công nhân viên
Phần chênh lệch giữa tiền lương phép thực tế phải trả CNTTSX lớn kế hoạch ghi tăng chi phí
Số liệu ghi trên NK_ SC dùng để lập các báo cáo tài chính.
4.1.2 Kết cấu và phương pháp ghi sổ :
*Kết cấu : NK_ SC là sổ kế toán tổng hợp duy nhất gồm hai phần: nhất ký và sổ cái
+ Phần nhật ký: gồm các cột ; cột “ngày tháng ghi sổ”, cột “số hiệu”, cột “ngày tháng của chứng từ” , cột “ diễn giải” nội dung nghiệp vụ và cột “ số phát
Trang 18sinh” Phần nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.
+ Phần sổ cái: có nhiều cột, mỗi tài khoản ghi hai cột: cột “Nợ”, cột “Có” Số lưọng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào các tài khoản sử dụng ở đơn vị kế toán Phần sổ cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán)
* Phương pháp ghi sổ:
+ Ghi chép hàng ngày : Hàng ngày mỗi khi nhận được chứng từ kế toán, người giữ nhật ký sổ cái phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ để xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có Sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ vào nhật ký sổ cái
Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào nhật ký sổ cái trên một dòng , đồng thời cả hai phần : phần nhật ký và phần sổ cái Trước hết ghi vào phần nhạt ký ở các cột: cột “ số hiệu”, cột “ ngày tháng của chứng từ” vào cột “diễn giải” nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào số tiền ghi trên chứng từ để ghi vào cột số tiền phát sinh.
Sau đó ghi só tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột ghi nợ , cột ghi có của các tài khoản liên quan tỏng phần sổ cái.
+ Tổng hợp và kiểm tra đối chiếu số liệu cuối tháng :
Cuối tháng, cuối quý sau khi phảna ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký sổ cái , nhân viên giữ sổ tiến hành khoá sổ, cộng tổng số tiền ở phần nhật ký Cộng tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và tính số dư cuối tháng ( hoặc cuối quý) của từng tài khoản ở phần sổ cái Đồng thời kiểm tra, đối chiếu số liệu trên nhật ký sổ cái, bằng cách lấy tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản ở phần sổ caí đối chiếu với tổng số tiền ở phần nhật ký Và lấy tổng số dư nợ của tất cả các tài khoản đối chiếu với tổng số dư có của tất
Trang 19cả các tài khoản trên nhật ký sổ cái Khi kiểm tra đối chiếu các số liệu nói trên, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối sau đây:
Tổng cộng số Tổng số tiền phát Tổng số tiền phát sinh có của tất tiền ở phần = sinh nợ của tất cả = cả các tài khoản (ở phần sổ cái) nhật ký các tài khoản (ở phần
sổ cái)
Tổng số dư nợ cuối kỳ của tất cả Tổng số dư có cuối kỳ của tất cả các các tài khoản = tài khoản
4.2 Nhật ký chung :
4.2.1 Nội dung: Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép
các nghiệp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian Bên chạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản ( định khoản kế toán ) đẻ phục vụ cho việc ghi sổ cái.Số liệu ghi trên nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái
4.2.2 Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Kết cấu sổ nhật ký chung được quy
định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này :Cột 1: ghi ngày tháng ghi sổ
Cột 2+3: Ghi số và ngày tháng lập của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ.Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Cột 5: Đánh dấu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để được ghi vào sổ cái
Cột 6: Ghi số liệu các tài khoản ghi nợ , ghi có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh Tài khoản ghi nợ được ghi trước , tài khoanả ghi có được ghi sau, tài khoản đựoc ghi một dòng riêng
Cột 7: Ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi nợCột 8: ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi nợ
Cuối trang sổ cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau
Trang 20Đầu trang sổ ghi số cột trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc , tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào nhật ký chung Tuy nhiên , trong trưòng hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, đơn vị có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó
Các sổ nhật ký đặc biệt là một phần cuả sổ nhật ký chung nên phải nghi chép tưong tự như sổ nhật ký chung Song để tránh sự trùng lắp các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào soỏ nhật ký chung Trong trường hợp này, căn cứ để ghi vào sổ cái là sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt.
* Nội dung : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Sổ này vừa dùng đẻ đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , quản lý chứng từ ghi sổ , vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
* Kết cấu và phương pháp ghi chép :
Cột 1: ghi số hiệu của chứng từ ghi sổ Cột 2: ghi ngày tháng lập chứng từ ghi sổ Cột 3: ghi số tiền của chứng từ ghi sổ
Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau.
Trang 21Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang Cuối tháng, cuối năm kế toán cộng tổng số tiền kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
4.3.2 Sổ cái :
* Nội dung: Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các số liệu hoặc thẻ kế toán chi tiết dùng để lập các báo cáo tài chính.
* Kết cấu và phương pháp ghi sổ : Sổ cái của hình thức chứng từ nghi sổ
được mở riêng cho từng tài khoản , mỗi tài khoản đựoc mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng tài khoản Sổ cái có hai loại: sổ cái ít cột và sổ cái nhiều cột.
_ Sổ cái ít cột : Thường được áp dụng đối vơí những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh , hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản
Kết cấu của sổ cái loại ít cột:+ Cột 1: ghi ngày tháng ghi sổ
+ cột 2: ghi số hiệu , ngày tháng của chứng từ ghi sổ + cột 3: ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ ghi sổ+ cột 4: ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh + cột 5: ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ cột 6+7: ghi số tiền ghi nợ , ghi có của tài khoản này
_ Sổ cái nhiều cột: Thưòng được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết, có thể kết hợp mở riêng cho từng trang sổ trên sổ cái và đựoc phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.
Kết cấu sổ cái loại nhiều cột:
Trang 22+cột1: ghi ngày tháng ghi sổ
+cột 2,3,12,13: ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ ghi sổ
+ cột 4,14: ghi ghi tổng số tiền phát sinh có , phát sinh nợ của tài khoản + côt 5 đến cột 8: ghi số tièn phát sinh có của tài khoản đối ứng bên nựo của các tài khoản liên quan
+ cột 9, 19: ghi số hiẹu tài khoản đối ứng khác + cột 10, 20: ghi số tiền của tài khoản đối ứng khác
+ từ cột 15 đến cột 18: ghi số tiền phát sinh bên nợ của tài khoản đối ứng có từng taì khoản liên quan
+ cột 11: ghi ngày tháng ghi sổ
* Phương pháp ghi sổ cái : Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ sau đó chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái ở các cột phù hợp Cuối mỗi trang phải cọng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
Cuối kỳ ( tháng , quý ), cuối niên độ kế toán phải khoá sổ , cộng số phát sinh nợ và số phát sinh có , tính ra số dư của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính
4.3.3.Sổ thẻ kế toán chi tiết:
*Nội dung : Sổ thẻ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng đối tưọng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phán ánh được.
Số liệu trên sổ kế toán chi tiết về tình hình tài sản vật tư, tiền vốn tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập báo cáo tài chính Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ , có thể mở sổ thẻ ké toán chi tiết chủ yếu sau:
Trang 23_Sổ tài sản cố định
_ Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hóa
_ Thẻ kho (ở kho vật liệu sản phẩm hàng hoá) _Sổ chi phí sản xuất
*Kết cấu và phương pháp ghi chép : Mỗi đối tượng kế toán có yêu cầu
quản lý và phân tích khác nhau, do đó nội dung kết cấu các loại sổ và thẻ kế toán chi tiết được quy định mang tính hướng dẫn Tuỳ theo yêu cầu quản lý và phân tích , từng doanh nghiệp có thể mở và lựa chọn các mẫu sổ kế toán chi tiết và chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp.
Cuối tháng hoặc cuối quý phải lập bảng tổng hợp chi tiết trên cơ sở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để làm căn cứ đối chiếu với sổ cái.
4.4.Nhật ký chứng từ :
Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế tóan sau: _ Nhật ký chứng từ
_ Bảng kê _ Sổ cái
_ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết+ Nhật ký chứng từ:
Trang 24Trong hình thức nhật ký chứng từ có 10 nhật ký chứng từ , được đánh số từ 1 đến 10 NKCT là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tàon bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của tài khoản Một nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc có thể mở cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau Khi mở nhật ký chứng từ dùng chung cho nhiều tài khỏan được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột dành cho mỗi tài khoản Trong mọi trưòng hợp số phát sinh bên có của mỗi tài khoản chỉ tập chung phản ánh một nhật ký chứng từ và từ nhật ký chứng từ này ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng Số phát sinh nợ của một số tài khoản được phản ánh trên các nhật ký chứng từ khác nhau , ghi có các tài khoản có liên quan đối ứng nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái từ các nhật ký chứng từ đó.
Để phục vụ yêu cầu phân tích và kiểm tra, ngoài phần chính dùng để phản ánh số phát sinh bên có, một số nhật ký chứng từ có bố trí thêm các cột phản ánh số phát sinh nợ , số dư đầu kỳ , số dư cuối kỳ của tài khoản , số liệu của các cột phản ánh số phát sinh bên nợ các tài khoản trong trường hợp này chỉ dùng cho mục đích kiểm tra, phân tích không dùng để ghi sổ cái.
Căn cứ để ghi chép các nhật ký chứng từ là chứng từ gốc, số liêu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một , hết mỗi tháng phải khoá sổ NKCT cũ và NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản.
+ Bảng kê: trong hình thức nhật ký chứng từ có 10 bảng kê được đánh số thứ tự từ số1 đến số 11 ( không có bảng kê số 7) Bảng kê được sử dụng trong những trưòng hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên nhật ký chứng từ được Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê Cuối tháng số liệu tổng cộng của các được chuyển vào nhật ký chứng từ có liên quan Bảng kê có thể mở theo vế có hoặc vế nợ của các tài khoản , có thể kết hợp cả số dư đầu tháng, số phát sinh nợ, số phát sinh có trong tháng và số dư cuối tháng phục vụ cho việc kiểm tra đối
Trang 25chiếu số liệu và chuyển số dư cuối tháng Số liệu của bảng kê không được dùng để ghi sổ cái.
* Kết cấu và phưong pháp ghi chép :
Sổ cái : Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý Số phát sinh có của các tài khỏan được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ nhật ký chứng từ có liên quan Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ
-Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết : Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ, các doanh nghiệp có thể mở các sổ, thẻ chi tiết sau để làm căn cứ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan là :
Sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản 521, 531, 532, 632,711, 721, 821, 811, 911, 128, 129,139, 161, 159, 228,229,411, 412, 413,414, 415,421,431, 441,451,461, 641, 642.
Sổ theo dõi dùng chung cho các tài khoản 131, 136, 138, 141, 144, 222, 331, 333, 336, 344.
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán ( dùng cho các tài khoản 121,221)
Trang 26PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY TNHH HỒNG PHONG
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG PHONG
1 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: 1.1 Lịch sử hình thành:
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thành phần kinh tế theo định hướng XHCN.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ V của ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam về “ Sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nướcvà đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế ”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh giai đoạn trước mắt và lâu dài Việc đầu tư mở rộng và phát triển hạ tầng cơ sở đối với tỉnh Lạng Sơn đã được các nhà hoạch định chiến lược xác định: Đã đến lúc quan tâm ưu tiên Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Là Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Có nhiều cửa khẩu giao lưu với Trung Quốc Có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng về ý nghĩa ninh Quốc gia và sự phát triển kinh tế đất nước.
Nhưng hầu hết các cơ sở hạ tầng này đều không đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện tại.
Trước những đòi hỏi đó Công ty TNHH Hồng Phong đã được thành lập theo Quyết định số 561QD/UB – SXKD, ngày 09/08/1993 của UBND tỉnh Lạng Sơn Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau:
Khai thác khoáng sản.
Sản xuất vật liệu xây dựng (các loại đá thông thường) phục vụ cho xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông, cầu đường.
Trang 27Kinh doanh vận tải phục vụ vận chuyển vật liệu đến tận chân công trình cho các đơn vị có nhu cầu.
Hiện nay Công ty có 03 mỏ khai thác đá:
Mỏ số 01: xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.Mỏ số 02: xã Cai Kinh , huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.Mỏ số 03: xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng số vốn đầu tư tính đến tháng 10 năm 2005 là 15 376 782 147 đồng.Trong đó:
* Vốn của Công ty: 11 556 782 147 đồng.
* Vốn huy động các đội sản xuất đầu tư vào để làm ra sản phẩm bán cho Công ty: 3 820 000 000 đồng.
Về mặt năng lực xe máy, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh hiện nay Công ty có:
+ Máy nghiền đá có 2 bộ.+ Máy xúc các loại có 08 máy.+ Ô tô vận tải có 18 xe.
Công ty TNHH Hồng Phong sau khi được thành lập đã chính thức sản xuất kinh doanh từ tháng 7 năm 1994 Là cơ sở sản xuất đá của tỉnh Lạng Sơn Sản phẩm của Công ty đã và đang cung cấp hầu hết cho các Công trình xây dựng, giao thông cầu đường, thuỷ lợi,và các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn toàn Tỉnh.
Trữ lượng tài nguyên mỏ rất dồi dào.
Năng lực sản xuất tính đến thời điểm tháng 10 năm 2005: 300.000 m3/năm Dây truyền sản xuất cơ giới hoá đồng bộ để sản xuất đá Base và đá Subbase.
Trang 28Dây truyền sản xuất bán cơ giới chuyên để sản xuất các loại đá đòi hỏi độ sạch cao như: đá 20 m m.x 40 m m ; 10 m m.x 20 m m ; 5 m m.x 10 m m ; 0 m m.x 0,475 m m
Sản phảm của Công ty đa dạng về chủng loại Đã được Viện Khoa học và Công nghệ – Bộ GTVT kiểm tra cho thử nghiệm đạt tiêu chuẩn về cỡ hạt, thành phần hạt và tính chất cơ lý.
Việc Công ty TNHH Hồng Phong được thành lập đã góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung.
Nó phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.Về ý nghĩa sự ra đời của Công ty cụ thể như sau:
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vật liệu đá xây dựng các loại cho các dự án của TW cũng như của Tỉnh Góp phần vào việc thi công các công trình đúng tiến độ, giảm đáng kể cự ly vận chuyển Chính đã làm hạ giá thành công trình, tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước.
Về ý nghĩa chính trị là đi đúng chủ trương đường lối của Đảng đã được xác
định tại Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “ Thực hiện nhất quán chính sách của
phát triển kinh tế nhiều thành phần Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
* Với tính chất công việc của ngành khai thác lộ thiên Cùng với những khó khăn ban đầu do mới thành lập Công ty Công ty cũng không tránh khỏi một số khó khăn cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn hạn chế.- Trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân chưa cao.
Trang 29- Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanhcòn hạn chế Từ thực tế khó khăn của Công ty cơ sở ban đầu xây dựng ở vùng xa vào diện khó khăn, ngành nghề được Nhà nước khuyến khích Căn cứ vào nghị định số 07/NĐCP năm 1998 của chính phủ Công ty đã được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp giấy phép ưu đãi kinh doanh và được Nhà nước giải quyết cho vay nguồn vốn ưu đãi
- Cơ sở hạ tầng của Công ty còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.
- Đặc thù khai thác mỏ lộ thiên, sản xuất làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cộng với sự vất vả do phải làm việc ngoài trời.
- Cơ sở sản xuất của Công ty ở địa bàn thuộc diện vùng xa Đã khó khăn lại càng khó khăn hơn như:
+ Đường xã đi lại khó khăn, điện nước chưa có Điều kiện dân trí còn nhiều hạn chế Khắc phục những vấn đề này Công ty phải vừa đầu tư XDKTCB vừa sản xuất Có thể nói đay là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với Công ty Nó kéo dài từ ngày thành lập cho đến nửa đầu năm 1995 sau đó mọi việc đã được dần ổn định, sản xuất kinh doanh từng bước phát triển.
*Từ năm 1995 cho đến nay Công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đề ra Kết quả sản xuất kinh doanh bao giờ năm sau cũng cao hơn năm trước Đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước (thuế) Ngoài ra Công ty còn tạo được việc làm có thu nhập ổn định cho 281 lao động.
Trong đó: Có 81 lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn và 200 lao động ký hợp đồng thời vụ Đây là điều đã làm giảm bớt 1 phần nhỏ khó khăn tiêu cực góp phần làm ổn định xã hội.
* Những năm qua Công ty đã không ngừng đàu tư khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất.
Đặc biệt từ ngày thành lập Công ty cho đến nay, sản phẩm của Công ty đã cung cấp ra thị trường Nên đã làm ổn định già vật liệu XD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trang 30Trước ngày Công ty chưa thành lập Giá VLXD trên thị trường thay đổi từng quý Nhất là cao điểm vào mùa XD Nguyên nhân chủ yếu ngày đó là thiếu hàng hoá.
Quá trình hoạt động Công ty là một đơn vị luôn chấp hành các chính sách của Nhà nước thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động ) chế độ BHXH, BHYT, trích nộp kinh phí Công đoàn).
Cán bộ công nhân viên của Công ty được học tập nâng cao nhận thức về tư duy chính trị và tư duy kinh tế Thông qua các hoạt động của chính quyền và các tổ chức đoàn thể như : Công đoàn dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ chi bộ Công ty đã hoạt động một cách đồng bộ thường xuyên và có chất lượng.
Về công tác chất lượng sản phẩm, từ năm 1995 sản xuất của Công ty đi vào ổn định Công tác chất lượng sản phẩm Công ty đã xác định đây là 1 chính sách cực kỳ quan trọng Nên sản phẩm của Công ty luôn được bạn hàng đánh giá cao và tin tưởng Điều đó thể hiện sự cố gắng không ngừng của Công ty Song cũng có thể ở một vài lần riêng sản phẩm đá 40x60 sản xuất tại khu vực 1 mỏ I về chất lượng chưa được mỹ mãn Chủ yếu là độ mài mòn và cường độ kháng nén.
Để chủ động khắc phục Công ty đã chuyển mặt hàng đá 40x60 sang sản xuất ở khu vự 2 mỏ số I, sản phẩm đã đạt yêu cầu về chất lượng.
Từ những bài học và kinh nghiệm trên Công ty đã sớm có các biện pháp về chính sách chất lượng sản phẩm Một quy trình giám sát chặt chẽ nghiêm ngặt đựơc gắn kết trách nhiệm và quyền lợivật chất từng khâu, từng bộ phận và từng người lao động.
Đến nay Công ty xin cam kết đảm bảo với các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các bạn hàng:
HÃY YÊN TÂM SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨMCỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI VỀ CHẤT LƯỢNG
Vì quan điểm nhất quán của lãnh đạo, CBCNV Công ty luôn lấy chữ tín làm đầu Nó đồng nghĩa với mục tiêu phấn đấu toàn Công ty được thể hiện 5 chữ:
Trang 31PHẨM CẤP TẠO THỊNH VƯỢNG
Cùng với kết quả sản xuất kinh doanh công tác BHLĐ Công ty luôn được coi trọng Nên suốt từ năm thành lập cho đến nay chưa để xảy ra vụ tai nạn nặng nào Giảm tối thiểu số vụ TNLĐ nhẹ Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho những giải pháp, biện pháp đảm bảo về an toàn lao động Nên điều kiện làm việc của người lao động đã dần dần được cải thiện Đặc biệt ở đây không có lao động nữ làm việc ở điều kiện nặng nhọc, hoặc ở môi trường độc hại Phân loại sức khoẻ hàng năm thấy loại 1, loại 2 tăng lên Đây cũng có 2 nguyên nhân:
- Nguyên nhân cơ bản là đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc của công nhân đã được cải thiện.
- Nguyên nhân thứ 2: Lao động được tuyển dụng qua khám tuyển chặt chẽ Đây cũng là lực lượng bổ sung làm trẻ hoá đội ngũ.
Vượt qua tất cả các khó khăn Trong những năm qua kết quả SXKD của Công ty đã được những thành tích sau:
SẢN LƯỢNG SX- KD M3 THỰC HIỆN
DOANH THU (ĐỒNG)
NỘP THUẾ (Đ)
Đ/NGƯỜI/THÁNG
Trang 32Ngoài ra Công ty đã trích từ quỹ phúc lợi để ủng hộ các quỹ các đợt quyên góp do cơ quan ban ngành của Tỉnh và địa phương phát động Như quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ ngày thương binh liệt sỹ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và ủng hộ phong trào xây dựng nhà tình nghĩa.
Những năm gần đây đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty ngày càng cao về trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ ùng với cơ chế quản lý đổi mới đưa vào vận có hiệu quả.
Tất cả những điều đó là yếu tố quyết định đưa Công ty không ngừng phát triển, đồng thời cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Để tiếp tục hoàn thiện đổi mới công nghệ SX, nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác quản lý để không bị tụt hậu trước sự đổi mới về KH- KT và sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Hiện nay về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý từ Công ty xuống các mỏ đã được quan tâm sắp xếp và kiện toàn lại.
Đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng được sự phát triển của Công ty.
Sau đay là bảng kê trình độ chuyên môn và kỹ thuật của CBCNV Công ty.
TTrình độ chuyên môn & kỹ thuật.Số lượng 2 năm 5 nămThâm niên10 Ghi chúnăm
15 năm
Trang 332.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:
2.1 Cơ cấu giám đốc, các phòng ban và các bộ phận sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hồng Phong:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Giám đốc
Phó giám đốc Phòng kế hoạch Phòng tài chính
- kế toán
Phòng TCHC - LĐTL
(1) Giám đốc:*Nhiệm vụ:
Trang 34- Tổ chức điều hành hoạt động của công ty.
- Trực tiếp quản lý công tác tài chính và đầu tư phát triển.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với các cơ quan quản lý có thẩm quyền
*Quyền hạn :
- Đổi mới công nghệ trang thiết bị.
- Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.
_ Quyết định giá mua giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ sản phẩm và dịch vụ do nhà nứoc định giá.
- Ban hành các quy chế , quy định quản lý nội bộ phù hợp pháp luật và xây dựng , áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiềng lưong trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ trong khuôn khổ định mức, đơn giá của nhà nước.
- Tuyển chọn thuê mướn bố trí , sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lưong khen thưởng và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
(2): Phó giám đốc:
Phó giám đốc đựoc giám đốc uỷ quyền phụ trách công tác điều hành sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công uỷ quyền Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được phân công uỷ quyền.
Trang 35_Chỉ đạo đơn vị lập kế hoạch tiến độ và kế hoạch bảo đảm Chỉ huy chỉ đạo việc hợp đồng thực hiện tiến độ và kế hoạch.
_ Tham mưu cho giám đốc trong việc mở rộng thị trường, xây dựng chiến lựoc phát triển và kế hoạch của từng thời kỳ.
_Thực hiện công tác báo cáo kịp thời *Quyền hạn:
_ Thực hiện quyền hạn theo uỷ quyền Đối với nhiệm vụ được phân công chủ động triển khai ra chỉ thị mệnh lệnh về điều hành, sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trứoc giám đốc về các quyết định đó.
_Ký các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền.
_Về tài chính : được ký duyệt chi trong phạm vi uỷ quyền *Mối quan hệ:
_ Thừa uỷ quyền của giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
(3): Phòng kế hoạch:
*Chức năng : Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc tổng hợp lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và thừa lệnh giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được phê duyệt.
*Nhiệm vụ:
_ Cùng các bộ phận khác tổng hợp, xây dựng quản lý điều hành kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh tháng, quý , năm và kế hoạch dài hạn Tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo từng thời kỳ , từ đó tham mưu cho giám đốc các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, phối hợp cùng các phòng tài chính , tổ chức lao động đưa ra phương thức tổ chức hạch toán phù hợp.
Trang 36_ Tổ chức giao dịch, tiếp xúc với khách hàng của công ty để thu thập các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời cùng các bộ phận liên quan lập các hợp đồng khoán.
*Quyền hạn:
Tham gia đàm phán quản lý các hợp đồng kinh tế, tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ đối với các đơn vị cơ sở về chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, vật tư kỹ thuật đồng thời truyền đạt chỉ thị mệnh lệnh hoặc kết luận của giám đốc, phó giám đốc đến các chi nhánh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Mối quan hệ:
_Chịu sự chỉ huy , chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.
_Phòng kế hoạch thực hiện chức năng đôn đốc và nắm kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của các chi nhánh trong công ty.
Quan hệ hiệp đồng với các chi nhánh trong công ty cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
*Cơ cấu tổ chức :
Gồm có trưởng phòng phụ trách quản lý chung, có phó trưởng phòng để giúp việc từng mặt công tác , trợ lý kế hoạch vật tư và nhân viên thống kê kế hoạch.
(4): Phòng tài chính : *Chức năng :
Tham mưu giúp ban giám đốc về công tác tài chính toàn công ty Thừa lệnh giám đốc điều hành, tổ chức quản lý mọi hoạt động tài chính của các chi nhánh Đồng thời thực hiện việc kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động tài chính.
*Nhiệm vụ:
_Phối hợp cùng các chi nhánh xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính quý năm.
Trang 37_ Đảm bảo tài chính kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển va xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống của công ty.
_Hướng dẫn các chi nhánh thực hiện đúng quy định, nguyên tắc chế độ tài chính nề nếp công tác quản lý tài chính và hạch toán
_Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chi nhánh thực hiện công tác tài chính, thanh quyết toán đúng quy định.
_Quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán đúng quy định *Quyền hạn :
_Thừa lệnh giám đốc quản lý hoạt động tài chính của các chi nhánh trong toàn công ty.
._Kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các chi nhánh của công ty về việc chấp hành và thực hiện công tác tài chính.
_Chịu sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của ban giám đốc.
_Quan hệ hiệp đồng với các chi nhánh trong công ty cùng thực hiện nhiệm vụ công tác tài chính
_ Là cơ quan chức năng cấp trên đối với các chi nhánh.
*Cơ cấu tổ chức : Gồm trưởng phòng phó phòng và các nhân viên kế toán (5): Phòng tổ chức hành chính & lao động tiền lương:
*Chức năng :
Trang 38Tham mưu đầu mối giúp việc ban giám đốc quản lý chỉ đạo và thừa lệnh giám đốc điều hành về các mạt công tác tổ chức biên chế, lao động tièn lương, chính sách xã hội đào tạo của công ty Giúp ban giám đốc và thừa lệnh giám đốc điều hành các công việc đối nội và đối ngoại với các cơ quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
*Nhiệm vụ:
Tham mưu giúp giám đốc trong việc tổ chức biên chế và quản lý lao động như: Xây dựng kế hoạch tổ chức lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương án sản xuất kinh doanh của công ty, xác định số lao động tăng giảm hàng năm và theo từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp, xây dựng quy chế tuyển dụng và tổ chức quản lý theo yêu cầu, ký kết các hợp đồng lao độngvà thực hiện một số nhiệm vụ khác về BHXH, về chế độ bảo hộ lao động, về đào tạo nghề quản lý tiền lương, quản lý BHXH,BHYT Thực hiện các nghiệp vụ: nghiệp vụ văn phòng- hành chính, nghiệp vụ văn thư , công tác tạp vụ, quản lý và sử dụng phương tiện.
Đồng thời tham mưu cho giám đốc: Đào tạo tập huấn cho cán bộ viên chức chuyên mnôn nghiệp vụ cũng như những người làm công tác lao động tiền lương để kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh bảo vệ quyền lợi người lao động.
*Quyền hạn:
_ Quan hệ với các cơ quan đơn vị trong và ngoài công ty, để thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng được giao, thừa lệnh giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao , đựoc kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác tổ chức lao động, tiền lương và thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động ở các chi nhánh và được quyền can thiệp và đình chỉ công việc khi xét thấy không đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về quyết định đó, sau đó báo cáo ngay với giám đốc công ty Thực hiện đúng chức năng văn phòng, giữ gìn quan hệ và quan hệ với chính quyền địa phương phục vụ cho nhiệm vụ, thừa lệnh giám đốc kiểm tra nhắc nhở các bộ phận , ký giấy giới thiệu liên hệ công tác, giấy công tác, sao các văn
Trang 39bản Đồng thời kiểm tra, quản lý việc sử dụng con dấu, soạn thảo các văn bản kèm theo quy chế văn thư đã được ban hành.
*Mối quan hệ:
Phòng tổ chức lao động chịu sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo của phòng kế hoạch, phối hợp với phòng kế hoạch tính toán, quản lý phần lương, tiền công Phòng chịu sự chỉ đạo của phòng tài chính về nghiệp vụ tài chính , phối hợp với phòng tài chính trong việc chi trả lương , tiền công thu nộp các loại bảo hiểm
_Với các phòng khác : Là quan hệ hợp đồng phối hợp cùng thực hiện.
_ Với các chi nhánh: phòng thừa lệnh giám đốc hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện các chế độ, quy định của nhà nước về tổ chức biên chế, lao động tiền lương và các chính sách xã hội.
II TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG PHONG.
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán.
Để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời , chính xác và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ của cán bộ nghiệp vụ kế toán thì tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào tình hình phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế- tài chính cũng như yêu cầu trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với hình thức tổ chức công tác kế toán
Tại Công ty TNHH Hồng Phong, các phòng ban chức năng thực hiện vai trò quản lý điều hành tập trung bên dưới là những đơn vị thực thi những nhiệm vụ cụ thể Từ đó kế toán với vai trò là công cụ đắc lực cung cấp thông tin tài chính cho