1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với hạt điều Ấn Độ

47 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 12,5 MB

Nội dung

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HẠT ĐIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ SO VỚI HẠT ĐIỀU ẤN ĐỘ Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế GVHD: TS.. Hồ Chí Minh Khoa: Quản trị

Trang 1

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HẠT ĐIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ SO VỚI HẠT ĐIỀU ẤN ĐỘ

Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: TS Đinh Thị Thu Oanh

Nhóm sinh viên thực hiện:

7 Nguyễn Quỳnh Phương (STT: 73)

8 Dương Tấn Thiện Phước (STT: 75)

9 Trần Công Quang (STT: 78)

10 Dương Hữu Tính (STT: 96) Tháng 11/2018

Trang 2

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Khoa: Quản trị

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HẠT ĐIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ SO VỚI HẠT ĐIỀU ẤN ĐỘ

Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế

GVHD: TS Đinh Thị Thu Oanh

Nhóm trưởng: Ngụy Gia Hân Thông tin liên lạc:

 Lớp: DH42AD002

 Số điện thoại: 0384269777

 Email: giahan06021998@gmail.com Nhóm sinh viên thực hiện:

7 Nguyễn Quỳnh Phương (STT: 73)

8 Dương Tấn Thiện Phước (STT: 75)

9 Trần Công Quang (STT: 78)

10 Dương Hữu Tính (STT: 96)

Tháng 11/2018 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Trang 4

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU: 5

I Lời nói đầu: 5

II Cơ sở lý thuyết: 5

III Phương pháp thu thập dữ liệu: 6

B NỘI DUNG CHÍNH: 6

I Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ: 6

1 Tổng quan về ngành hạt điều Việt Nam: 6

1.1 Sự hình thành và phát triển ngành: 6

2 Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ: 9

2.1 Tình hình xuất khẩu chung: 9

2.2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ: 14

II Tình hình nhập khẩu hạt điều của Mỹ: 16

1 Nhập khẩu từ các quốc gia khác: 16

2 Nhập khẩu từ Việt Nam: 17

III Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, so với hạt điều Ấn Độ 18

1 Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam 18

1.1 Các yếu tố về nguồn lực: 18

1.2 Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ 20

1.3 Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan 23

1.4 Các chiến lược, cơ cấu ngành, tính cạnh tranh của các công ty thu mua và chế biến điều ở VN 27

2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Ấn Độ 29

2.1 Các yếu tố về nguồn lực 29

2.2 Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ 32

2.3 Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan 33

2.4 Các chiến lược, cơ cấu ngành, tính cạnh tranh của các công ty thu mua và chế biến điều ở Ấn Độ 35

3 So sánh lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam so với hạt điều Ấn Độ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 38

C KẾT LUẬN: 45

PHỤ LỤC 47

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU:

I Lời nói đầu:

Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra mộtcách nhanh chóng Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanhnghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều đe dọa và thách thức, cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nướcngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước và nhu cầu ngày càng khốc liệt Các danhnghiệp Việt Nam được biết đến trên trường quốc tế như một niềm tự hào của nền kinh

tế Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là một con số ít ỏi trong số những ngành nghề kinhdoanh cũng như những doanh nghiệp tạo được vị thế trên thị trường Ngành Hạt điềuViệt Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, ngoài ra đây cũng được coi là mộtngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây và được quan tâm đầu tư,

mở rộng sản xuất Việt Nam hiện đang là một trong những nước hàng đầu thế giới vềxuất khẩu hạt điều Sản phẩm hạt điều của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy tíntrên thị trường quốc tế

Vì vậy nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cái nhìn tổngquát nhất về ngành Hạt điều Việt Nam thông qua việc phân tích mô hình Kim cươngcủa Michael Porter chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội và thách thức mà Việt Namphải đối mặt trong quá trình hội nhập và phát triển sản phẩm này

II Cơ sở lý thuyết:

Lợi thế cạnh tranh quốc gia - Mô hình kim cương của Michael Porter

Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thànhnên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, và những thuộc tính này thúcđẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó Những thuộc tính đólà:

- Điều kiện về các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất

ví dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trongmột ngành cụ thể

- Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ củamột ngành

Trang 6

- Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện hoặc không sẵn có của cácngành hỗ trợ và liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành – các điều kiện quản

lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủcạnh tranh trong nước

III Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của doanh nghiệp, thống kê của các cơ quan chức năng, báo chí, bản tin,…

A NỘI DUNG CHÍNH:

I Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:

1 Tổng quan về ngành hạt điều Việt Nam:

1.1 Sự hình thành và phát triển ngành:

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậucủa Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều Thấy được giá trị kinh tế của

Trang 7

cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâmđến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoạithương tổ chức tại tỉnh Sông Bé vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạocho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều Tuy nhiên thời

kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên

bị ép giá ở nước ngoài

Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc Ngày29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v thànhlập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam CashewAssociation (VINACAS)

Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt – Trung, hạtđiều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất thế giới này Ngày nay, TrungQuốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam Đặc biệt hơn là ngay từ khiViệt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã

có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ – đó

là năm 1994

Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vàichục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 ViệtNam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàntấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD Công nghiệp chế biến điều phát triểnmạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệpchế biến và xuất khẩu

Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách cácquốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi Để động viên một ngành công nghiệpnon trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhà nước cần có định hướng phát triển.Hiệp hội điều Việt Nam – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủtướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000 –

Trang 8

2010 Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số120/1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010.

Về chế biến: Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơgiới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làmthủ công Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn mộttrăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh Điều đó lý giải vì sao,tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng công nghiệp chế biến hạt điềuphát triển rất nhanh Nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến hạt điều cócông suất 14.000 tấn điều thô thì nay cả nước có 219 cơ sở chế biến, với công suấtthiết kế 674.200 tấn/năm 10 công ty, nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhậnchất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, 7 doanh nghiệp đạt tiêuchuẩn HACCP Trước đó, ngành chế biến điều của Việt Nam chủ yếu là tách vỏ và vỏlụa bằng tay nên năng suất thấp, một số doanh nghiệp có máy tách hạt nhưng cũng có

tỷ lệ hao hụt cao Nhưng từ giữa năm 2008, được sự hỗ trợ của VINACAS, máy bóc

và tách vỏ lụa đã được chế biến thành công với tỷ lệ sạch đến 87% và tỷ lệ hạt vỡ chỉchiếm 6-7% Hiện ngành điều Việt Nam đang dẫn đầu về kỹ thuật chế biến so với cácđối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Brazil Tuy vậy, việc chế biến hạt điều là sự kết hợpgiữa máy móc và lao động chân tay, nhưng hiện ngành đang thiếu lao động làm việcnghiêm trọng Đại bộ phận các cơ sở sản xuất điều của chúng ta ở mức vừa và nhỏ,nhận gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô lớn Nhiều doanh nghiệpnhỏ đã mạnh dạn đầu tư cơ cấu lại sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư ở vùng sâu,vùng xa để tận dụng lao động nông nhàn thế nhưng hiệu quả đạt được chưa cao

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện cácmục tiêu đã đề ra Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dântrồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồngđiều Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thânthiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thựcphẩm được đảm bảo

Cho đến nay, ngành điều vẫn không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh quacác năm Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận

Trang 9

công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sươngtrồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển Ngành điều cũng không thểkhông ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học, những kỹ sư nông học đangngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượng hạt ngày càng cao.Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhânchế biến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bámmáy, lao động sáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển Đó còn là công sứclao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩuhạt điều Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinh xinh của ViệtNam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.

2 Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:

2.1 Tình hình xuất khẩu chung:

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu điều nhân số 1,chế biến đứng thứ 2 và đứng thứ 3 thế giới về năng suất và sản lượng

Sau 28 năm tham gia xuất khẩu (1988-2016), ngành điều Việt Nam không ngừng pháttriển lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường thế giới Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay ViệtNam luôn giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới

Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25%, caohơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích:

– Sản lượng điều thô trong nước: 350.000 tấn

– Nhập khẩu: 200.000 tấn

– Sản lượng chế biến: 550.000 tấn

– Sản lượng nhân xuất khẩu: khoảng 152.000 tấn

– Kim ngạch xuất khẩu: khoảng 650 triệu USD Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạttrên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%…

Từ năm 2009 đến 2012, toàn ngành điều xuất khẩu khoảng 750.000 tấn nhânđiều các loại và 110.000 tấn dầu vỏ hạt điều Trong đó sản lượng xuất khẩu tăng dần

Trang 10

166.000 tấn Kim ngạch xuất khẩu riêng sản phẩm nhân điều trong 4 năm đạt kỷ lụcvới giá trị hơn 4,6 tỷ USD Trong đó năm 2012 ước đạt 1,45 tỷ USD Như vậy, trongvòng 7 năm liên tục, từ 2006 đến 2012, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩuđiều nhân lớn nhất thế giới, vượt cả Ấn Độ và Brazil.

Từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các nước tăng cả

về lượng và giá trị Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 300 nghìn tấn, thu vềtrên 1 tỷ USD Riêng năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 353,27 nghìn tấn, ứng với 3,52

tỷ USD, tăng 1,89% về lượng và 23,77% về giá trị, giá xuất bình quân tăng 21,47% sovới năm 2016 Theo báo cáo của Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), năm 2017 cácdoanh nghiệp ngành điều Việt Nam chế biến xuất khẩu được 350.000 tấn điều nhâncác loại, với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD; trong đó xuất khẩu điều nhân đạtkhoảng 2,85 tỷ USD, còn lại là các sản phẩm phụ của điều Ngành điều Việt Nam tiếptục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu (khoảng 5,5

tỷ USD)

Trang 11

Bảng: Số liệu xuất khẩu hạt điều qua các thị trường năm 2017

Thị trường Cả năm 2017 (%) Năm 2017 so với

năm 2016

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Tây Ban Nha 2.781 29.408.295 22,03 48,36

Các tiểu Vương Quốc Ả

Trang 12

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều nhất các loạihạt điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2017, với 120.761 tấn, trị giá 1,22 tỷ USD,chiếm trên 34% thị phần xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 2,8% về lượng và tăng25,7% về trị giá so với năm 2016 Giá xuất khẩu sang Mỹ tăng 22,3%, đạt 10.097USD/tấn.

Hạt điều xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt 52.767 tấn, tương đương 541,81triệu USD, chiếm 15% thị phần, tăng 13,7% về lượng và tăng 41,6% về kim ngạch.Giá xuất khẩu đạt 10.268 USD/tấn, tăng 24,6%

Xuất sang Trung Quốc giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 11,2% về trị giá, đạt48.064 tấn, trị giá 469,38 triệu USD, chiếm 13% thị phần Giá xuất khẩu sang TrungQuốc tăng 19,8%, đạt 9.766 USD/tấn

Nhìn chung xuất khẩu hạt điều trong năm 2017 sang đa số các thị trường đềutăng kim ngạch so với năm 2016; trong đó xuất sang Bỉ đạt mức tăng trưởng mạnhnhất, tăng 142% về lượng và tăng 203% về kim ngạch, mặc dù kim ngạch chỉ đạt2.662 tấn, tương đương 28,45 triệu USD Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ởmột số thị trường Pháp, Ấn Độ và Tây Ban Nha, với mức tăng tương ứng 53%, 61%

và 48% về kim ngạch so với năm trước đó

Ngược lại, xuất khẩu hạt điều sang Pakistan sụt giảm rất mạnh 70% về lượng

và 63% về kim ngạch; xuất sang Hy Lạp cũng giảm mạnh 45% về lượng và giảm 33%

về kim ngạch so với năm 2016

Trang 13

Hoa Kỳ

Hà Lan Trung Quốc Canada Anh Các nước khác

Tháng 6 năm 2018, theo báo cáo VINACAS, kim ngạch này đạt 175.017 tấn,ứng với giá trị 1,7 tỷ USD, tăng 15,77% về lượng và 29,52% về giá trị Tính chung 2tháng năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 32.331 tấn hạt điều, thu về 473,41 triệu USD,tăng 47,7% về lượng và 66,2% về giá trị

Ta vẫn có thể thấy được Mỹ tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất mặt hàng hạtđiều của Việt Nam, với kim ngạch 6 tháng đầu năm 2018 đạt 646,82 triệu USD, tăng21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều củaViệt Nam Đứng thứ 2 là Hà Lan, với kim ngạch nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt218,37 triệu USD, giảm 6,4% so với tháng 6 năm 2017 Thay vào đó, Hà Lan là nướcnhập khẩu lớn thứ 3, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, ứng với178,03 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng 6 năm 2017

Nhìn chung, so với 6 tháng năm 2017, hầu hết các thị trường đều tăng trưởng về kimngạch Đáng chú ý nhất là Đài Loan, kim ngạch nhập khẩu hạt điều gấp gần 4 lần sovới 6 tháng năm 2017, ứng với kim ngạch 3,07 triệu USD Italia, Hồng Kông là hai thịtrường có triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới, kim ngạch tháng 6 năm 2018 tănggấp 3,6 lần và 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2017

Trang 14

2.2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ:

Mỹ là 1 quốc gia đa chủng tộc, sắc tộc, với hơn 1000 dân tộc từ khắp nơi trênthế giới hợp thành, là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới Với diệntích khoảng 9 triệu 500 km2, gấp 30 lần nước Việt Nam, dân số 307.481.000 người.Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế của Mỹ đã làm cho Mỹ trở thành thị trường nhập khẩulớn nhất thế giới: Dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông nghiệp 2%.Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006 Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới Riêng GDP củamột bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP củatất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào năm đó Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu,khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai làĐức Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại

sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ ChíMinh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997 Năm

2000, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết, hàng hóaViệt Nam bắt đầu có mặt nhiều ở thị trường Hoa Kỳ và hạt điều Việt Nam được người

Mỹ ưa chuộng rất nhiều Năm 2007 đến nay, Mỹ là thị trường tiêu thu hạt điều lớnnhất cửa nước ta

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu hạtđiều Việt Nam sang Mỹ đã đạt 25,12% so với năm 2007 với kim ngạch đạt 249,57triệu USD Với những thành tích trên, hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ 3 trongcác mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ năm

2008 Và đồng thời với tốc độ tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt điều cũng lọt vào top

15 các mặt hàng có tăng trưởng nhập khẩu sang Mỹ lớn nhất năm 2008 Tuy nhiên,tốc độ tăng trưởng khả quan như trên là do sự gia tăng đột biến về giá trong 7 thángđầu năm 2008 Tổng kết cả năm, giá hạt điều xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 32,74%.Thực tế năm 2008, hạt điều Việt Nam đang vấp phải những khó khăn do khách quanlẫn những vấn đề nội tại trong ngành Giá xuất khẩu hạt điều đã giảm mạnh do suy

Trang 15

thoái kinh tế

Từ năm 2009 đến 2013, hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ khôngchỉ tăng về sản lượng mà cả kim ngạch cũng liên tục tăng, ngoại trừ xuất khẩu sụtgiảm trong năm 2011 thì nhìn chung, xuất khẩu hạt điều năm sau đều luôn cao hơnnăm trước đó, giá xuất khẩu bình quân cũng được điều chỉnh tăng đều qua các năm

Năm 2014, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất, với kim ngạch635,94 triệu USD, chiếm 31,88% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng17,97% so với cùng kỳ năm 2013 Năm 2015, Mỹ tiêu thụ 111.681 tấn điều Việt Nam,trị giá 825 triệu USD Năm 2016, với kim ngạch 970 triệu USD, chiếm 34% tổng kimngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước; tăng 17,6% so với năm 2015 Năm 2017, Mỹtiêu thụ 120.176 tấn điều Việt Nam, với kim ngạch 1,2 tỷ USD, chiếm 38% tổng kimngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 25,74% so với năm 2016

Gần đây nhất, trong 6 tháng đầu năm 2018, Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhấtcác loại hạt điều của Việt Nam chiếm 38% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất

Trang 16

khẩu hạt điều của cả nước, đạt 66.416 tấn, tương đương 646,82 triệu USD, tăng 21,5%

về lượng và tăng 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017

=> Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 có

xu hướng tăng về giá trị xuất khẩu nhưng ngày càng giảm đi về tỷ trọng song vẫnchiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chứng tỏ thịtrường Mỹ vẫn là thị trường quan trọng cần quan tâm tới và còn rất nhiều tiềm năngtrong thời gian tiếp theo

II Tình hình nhập khẩu hạt điều của Mỹ:

1 Nhập khẩu từ các quốc gia khác:

Mỹ là một trong những thị trường quan trọng đối với ngành điều cả khu vựctrên thế giới Nước này nhập khẩu hạt điều phụ thuộc vào châu Phi, Brazil, Việt Nam

và Ấn Độ Mỹ luôn là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Ấn Độ và Việt Nam.Brazil là một nước xuất khẩu lớn khác cũng cung cấp hạt điều cho Hoa Kỳ nhưng sảnlượng nhập khẩu còn khá thấp Các nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho thị trường Hoa

Kỳ năm 2009 là Việt Nam (50%), Ấn Độ (27%), Brazil (7%), Côte d'Ivoire (2%),Mozambique (2%) và tất cả các nhà nhập khẩu khác ( 5%) Cho đến năm 2017 đã có

sự thay đổi khá rõ rệt, qua đó cho thấy rằng Việt Nam vẫn là nước đứng đầu về xuấtkhẩu hạt điều cho Mỹ

Trang 17

Mỹ chủ yếu nhập khẩu hạt điều đã được chế biến và là nhà nhập khẩu lớn nhấtduy nhất trên thị trường này trong năm 2013, chiếm 27% nhập khẩu hạt điều của thếgiới Nhập khẩu trung bình của Mỹ đã tăng trưởng rất mạnh trong 5 năm 2009-2013,tăng 13% lượng nhập khẩu hạt điều và tăng 56% về giá trị trong giai đoạn 2009-2013.

Và tăng liên tục từ 2013 đến 2016, thể hiện ở bảng sau:

2 Nhập khẩu từ Việt Nam:

Trong nửa đầu tháng 6, giá điều xuất khẩu của Ấn Độ giao tại cảng Delhi lêntới 16 USD/kg (loại WW180) và 14,5 USD/kg (loại WW210); điều nhân vỡ 2 mảnhcũng đạt mức 10,9 USD/kg Còn giá điều Việt Nam tiếp tục giảm chỉ còn 9,07USD/kg, giảm 3,5% nửa đầu tháng 5.2018 và giảm đến 11,5% so với cùng kỳ năm2017

Mỹ là khách hàng chính của hạt điều Việt Nam, chiếm tới 36,4% thị phần điềuxuất khẩu Từ đầu năm đến nay Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu điều Việt Nam vì giá rẻ Ủyban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biết: Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập 41.392 tấnđiều, tăng 5% về lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 Trong đó, lượngđiều nhập khẩu từ Việt Nam tăng tới 30,3% về lượng, giảm nhập khẩu từ Ấn Độ đến

Trang 18

66,6% Nhờ vậy mà thị phần của hạt điều Việt Nam tại Mỹ tăng từ 65,5% 4 tháng đầunăm 2017 lên tới 81,3%

III Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu vào thị

trường Mỹ, so với hạt điều Ấn Độ.

1 Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam

1.1 Các yếu tố về nguồn lực:

Yếu tố tự nhiên

Cây điều có thể sống từ 5 oC – 45 oC nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất

là khoảng 270C Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400

mm – 5000 mm, thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm Do cây điều cần ít nhất 2tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa Do đó khí hậu hai mùa mưa và khôhạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự rahoa đậu quả của cây điều Ở nước ta cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnhphía Nam nhưng cho sản lượng nhất là các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Trong đó, phải đề cập đến tỉnh Bình Phước và Đồng Nai là những tỉnh thuộcvùng Đông Nam Bộ, có năng xuất trồng điều vào bậc nhất nước ta Sự phong phútrong địa hình của các tỉnh này là một lợi thế để phát triển cây công nghiệp, là nơi cónhững dòng sông lớn lưu thông, hệ thống hồ chứa xây dựng một cách có hiệu quả,nhằm đảm bảo lượng nước dùng cho nông nghiệp suốt quanh năm Và hầu như khi nóiđến Bình Phước thì thường song hành cùng danh xưng xứ điều Theo một tiến trìnhnghiên cứu thì tỉnh Bình Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển cây điều, với khíhậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô rõrệt, tạo điều kiện để cây điều sinh trưởng và phát triển Bên cạnh đó, thổ nhưỡngphong phú, tầng đất đỏ bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ là hai loại đất tiêubiểu giúp nâng cao sản lượng điều trên hết, trên địa cả nước vẫn đang sử dụng giốngđiều ghép, nhưng tại Bình Phước việc trồng điều từ cây con thực sinh (trồng từ hạt) đãdiễn ra thành công và phát triển thuận lợi, giống điều thực sinh cho hiệu quả cao hơnnhiều so với những cây điều ghép

Nguồn nhân lực

Trang 19

Nguồn lực của nước ta vô cùng đa dạng từ việc ngày càng có nhiều hộ gia đình

mở rộng diện tích trồng điều nhờ vào việc tạo ra các giống điều mới cho năng suấtcao, đến việc cơ sở vật chất hỗ trợ cho người dân cũng được nâng cao Bảng dưới đâycho thấy các hộ gia đình đang mở rộng và tăng điện tích, sản lượng cây điều

Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng diện tích cây trồng, ta còn có thêm ngàycàng nhiều nhà xưởng công ty sản xuất và chế biến hạt điều ở các tỉnh thành để đápứng nhu cầu xuất khẩu như:

- Công ty TNHH Hạt Việt ( Vietnuts)

- Công ty sản xuất hạt điều Phú Quang

- Công ty TNHH TM DV Xuất Nhập Khẩu Vinacashew)

Bên cạnh đó lượng công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất ngày càngtăng, lương lao động tăng từ 500 cho đến 1000 công nhân mỗi năm để đáp ứng chocác công ty tuyển công nhân tách vỏ, phân loại hạt và đóng gói

Yếu tố tăng cường

Bộ nông nghiệp &PTNT đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển câyĐiều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đang tập trung nghiêncứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác điều có năng suất cao từ 3 tấn

Về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu giống:

Cơ sở hạ tầng máy mọc thiết bị ngày càng được đầu tư với công nghệ tiên tiếnnhư máy đập hạt, máy tách hột, máy làm nóng, máy sấy khô, máy trôn nguyên liệu đãthay thế các hoạt động thủ công của công nhân Các cơ sở công nghiệp chế biến điềuhiện có đủ năng lực chế biến 100% sản lượng điều trong nước và hàng năm có thểnhập khẩu hàng trăm nghìn tấn hạt điều để sử dụng hết công suất thiết kế Những kết

Trang 20

quả nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết bị chế tạo trong nước, cho phép ngành điều

cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên các

cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận nhanh thị trường thế giới

Quy trình kỹ thuật thâm canh điều cao sản đạt từ 3- 5 tấn/ha đã được kiểmchứng trên một số nông hộ tại Bình Phước và Đồng Nai được phát huy và nhân rộngtrong sản xuất, với việc nghiên cứu giống điều thực sinh( trồng bằng hạt), PN1 đã giúpnâng cao sản lượng khán dịch bệnh

1.2 Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ

Chất lượng

Thích nghi hóa và đa dạng hóa sản phẩm: Vì lí do thị trường Mỹ có vị trí địa lýkhá xa so với Việt Nam, nên việc bảo quản hạt điều là rất quan trọng Nhân hạt điềuđược vận chuyển bằng các phương tiện khô, sạch, kín, không có mùi lạ Bốc xếp phảicẩn thận, nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh để hạn chế nhân hạt điều bị vỡ và hỏng bao

bì Nâng cao chất lượng sản phẩm: Vì Mỹ là thị trường có những yêu cầu rất cao vềtiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng Nên doanh nghiệp Việt đã cải tiến khâu sản xuất,trang bị máy móc, thiết bị hiện đại theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, chế biến bằngmáy móc thay vì thủ công bằng tay như hiện nay, để đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chấtlượng trong từng khâu sản xuất Đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật sảnxuất Cải tiến để sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng đượccông nhận ở Mỹ

Thông tin trên nhãn hàng (Điều luật 21CFR101): Luật quy định rằng các thôngtin trên nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để người tiêu thụ bình dân có thể đọc và hiểuđược trong điều kiện mua và sử dụng thông thường Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếngnước ngoài thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theoqui định Đặc biệt là tên nước xuất xứ, phải được đánh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ

dễ thấy và không thể tẩy xóa được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tayngười mua cuối cùng

Thông tin về dinh dưỡng (Điều luật 21CFR phần 101): Nhãn hàng thực phẩmphải có

Trang 21

thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩmphù hợp và tốt cho sức khỏe của mình

Điều kiện vệ sinh: FDCA quy định thực phẩm phải được chế biến tại các cơ sởđảm bảo vệ sinh, không nhiễm bẩn Người nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm củamình phải được đóng gói và vận chuyển sao cho không bị giảm chất lượng do bị hưhỏng hoặc bị ô nhiễm trên đường vận chuyển Thực phẩm chế biến có chứa bất kỳ dưlượng thuốc trừ sâu nào không được loại trừ hoặc chưa có giới hạn nào được quy địnhđều bị coi là hàng phẩm chất Luật pháp không cho phép lưu thông các loại hàng bấthợp pháp bất kể nguồn gốc từ đâu

Từ đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nổ lực để đạt được tất cả cáctiêu chuẩn mà thị trường khắc khe của Mỹ đưa ra, và chiếm lĩnh được thị trường ởmức cao khi xuất khẩu đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng

Thị hiếu khách hàng

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1ounce (28,35 g) hạt điều chứa:157 calo; 8,56g carbohydrat; 1,68g đường;0,9g chất xơ;5,17g protein Một phần ăn của hạt điều sống (28,35g) sẽ cung cấp tỷ lệ các chất dinhdưỡng theo khẩu phần khuyến nghị hàng ngày như sau: 31% đồng, 23% mangan, 20%magiê, 17% phospho, 10% sắt, 8% selen, 5% vitamin B6

Hạt điều giàu chất béo không no chuỗi đơn và chuỗi đa và là một nguồn proteintốt Đối với người tiêu dùng Mỹ với tiêu chí thức ăn nhanh bình dân Vì người tiêudùng sẽ trực tiếp sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến Đặcbiệt, thức ăn này chứa ítchất béo có hại nhưng lại kết hợp được rất nhiều trong các món ăn ở Mỹ, các mónbành ngọt Các mặt hàng này công ty có thể trực tiếp sản xuất tại Việt Nam nên giáthành sẽ rẻ, ở mức bình dân đối với người tiêu dùng Mỹ điều này rất kích thích tiêuthụ trong họ, so với giá thành của các loại hạt như hạnh nhân, mat-ca, … thì hạt điềurất có ưu thế trong lòng người tiêu dùng Ngoài ra, so với hạt hạnh nhân thì hàm lượngdinh dưỡng trong hạt điều tương tự có thể giảm các bệnh tim mạch

Vì vậy, khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ trực tiếp: sản phẩmchủ yếu là hạt điều rang vàng, tẩm muối hay trộn với đường mạch nha… Bên cạnh đócác nhà nhập khẩu hạt điều cho chế biến, cụ thể hơn là cho ngành công nghiệp sản

Trang 22

xuất bánh kẹo chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu là nhân hạt điều là những nguồn thuhạt điều lớn.

Khả năng thanh toán

Vinanet -Hạt điều xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và EU chiếm gần 64%trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 thángđầu năm 2017 cả nước xuất khẩu 225.248 tấn hạt điều, trị giá 2,23 tỷ USD (giảm0,14% về lượng nhưng tăng 26,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016); trong đóriêng tháng 8/2017, lượng hạt điều xuất khẩu đạt 37.467 tấn, thu về 379,81 triệu USD(tăng 1,8% về lượng nhưng giảm nhẹ 0,15% về kim ngạch so với tháng 7)

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2017 đạt 10.317 USD/tấn (giảm1,92% so với tháng trước đó); trong đó, xuất khẩu sang các thị trường như: Pakistan,

Bỉ, Hồng Kông, Pháp đạt mức giá cao trên 11.000 USD/tấn Ngược lại, xuất khẩusang Italia, Philipines, Tiểu vương Quốc Ả Râp chỉ được giá thấp, khoảng 8.000 USD/tấn

Tính trung bình trong cả 8 tháng đầu năm 2017, giá xuất khẩu hạt điều đạt9.891 USD/tấn tăng 26,5% so với 8 tháng đầu năm 2016; trong đó, xuất khẩu sangHồng Kông, Israel đạt mức giá cao nhất trên 11.000 USD/tấn, còn sang Italia vàU.A.E đạt mức thấp nhất, giá trung bình chỉ trên 7.000 USD/tấn

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều của Việt Nam, chiếm36,6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 81.163tấn, tương đương 815,1 triệu USD (tăng 7,2% về lượng nhưng tăng 37% về kim ngạch

so với cùng kỳ năm 2016)

Thị trường lớn thứ 2 là EU chiếm 27% trong tổng lượng và tổng kim ngạchxuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 61.297 tấn, tương đương 608,3 triệu USD (tăng5,8% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch so với cùng kỳ)

Với lợi thế về giá trị đồng tiền, tính sinh lợi và khả năng thanh toán nhanh, Mỹluôn là một mục tiêu mang lại nguồn cung ngoại tệ và lợi nhuận cho nước ta từ việcxuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng

Trang 23

1.3 Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan.

Để đứng trong hàng top những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN, hạt điều

VN đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn gian khổ để có thể có mặt trên một đất nướckhác, để đáp ứng được vô vàn yêu cầu khắt khe của những nước nhập khẩu thì buộccác ngành công nghiệp hỗ trợ phải xuất hiện Hạt điều thô từ vườn của người nôngdân phải qua tay các thương lái, sau đó được thu mua bởi các công ty sản xuất chếbiến, đi qua hàng loạt dây chuyền công nghệ hiện đại và rất nhiều bước kiểm định rồimới được bước lên chuyến tàu xa xứ Nhờ tiềm lực xuất khẩu mạnh mẽ, rất nhiềudoanh nghiệp trong ngành hỗ trợ mọc lên, điều này giải quyết một phần lớn nhu cầuviệc làm, cụ thể là cho một triệu lao động Tất cả điều này cho thấy ngành sản xuấtnông sản nói chung và ngành xuất khẩu hạt điều nói riêng đang nhận được sự đánh giácao, đặc biệt còn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài a) Loại hạt điều

Là một nước đứng đầu về xuất khẩu hạt điều (nhân điều), ngang hàng với cáccường quốc khác như Ấn Độ, nhưng 70% hạt điều thô của VN phải nhập tư các nướckhác như: Châu Phi, Cambodia…VN chỉ sản xuất được 25-30% lượng hạt điều thô đểcung ứng cho nguồn nguyên liệu trong nước, đây là một sự thật phũ phàng rất đángbuồn Như vậy, về xuất xứ của hạt điều thô chúng ta có thể chia chúng làm hai loại:

Hạt điều thô sản xuất trong nước

Trong khi nhu cầu là quá lớn mà chúng ta lại không có khả năng đáp ứng, đó làmột câu chuyện đáng buồn cho ngành điều VN Tính đến cuối năm 2017, diện tíchtrồng điều trên cả nước xấp xỉ 338.000ha và tập trung ở vùng Đông Nam bộ, nhưngđiều đáng nói ở đây là năng suất vẫn còn quá thấp, chỉ hơn một tấn trên một hecta vànăng suất là không đồng đều ở các vùng khác nhau Nguyên nhân của việc này nằm ởkhông có một giống điều chính thức và trồng đồng bộ trên diện rộng, chúng ta đã chotrồng thử rất nhiều giống điều mới với những đặc tính như: năng suất cao; chất lượngtốt; kháng sâu bệnh tốt; thích nghi tốt với thời tiết thay đổi…nhưng vẫn chưa chọn rađược giống điều tốt nhất và đưa vào sản xuất đại trà

Chất lượng hạt điều trong nước cũng chưa cao, kích cỡ không đồng đều và tìnhtrạng sâu bệnh, điều này khiến cho sản lượng được xuất khẩu giảm đi đáng kể Những

Ngày đăng: 14/12/2018, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w