1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx

79 535 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 274,31 KB

Nội dung

Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với mỗi doanh nghiệp TSCĐ là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh, là hìnhthái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ côngnghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất KD thương mại, đồngthời là phương tiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao sức lao động.TSCĐ gắn liền với DN trong thời kỳ phát triển của kinh tế, đặc biệt trong điều kiệnKHKT trở thành năng lực sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ ngày càng quantrọng

Trong nền kinh tế hiện nay là việc hoạt động kinh doanh cần phải có hiệu quả.Vấn đề này có 1 phần liên quan tới việc hoạch toán và quản lý TSCĐ Hiệu quả sửdụng TSCĐ quyết định vốn của doanh nghiệp Vì vậy , điều kiện cần thiết là phải xâydựng quy trình quản lý TSCĐ 1 cách khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ Hạch toán KT với chức năng và nhiệm vụ của mình là 1 công cụ đắc lực củaquản lý, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho quản lý Tổ chức hạch toánTSCĐ là 1 khâu của hạch toán kế toán và là yếu tố quan trọng, góp phần nâng caohiệu quả sử dụng TSCĐ

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với thời gian tìm hiểuthực tế tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Cường phát cùng với sự hướng

dẫn tận tình của Cô giáo Trần Thị Kim Oanh em lựa chọn đề tài “ Hạch toán tài sản

cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH SX Và TM Cường Phát” cho Luận văn tốt nghiệp Luận văn này gồm

các phần chính sau:

Chương I: Lý luận chung về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng tổ chức hạch toán tại TSCĐ tại Công ty TNHH Sản

Xuất Và Thương Mại Cường Phát.

Chương III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty

TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát

Trang 2

CHƯƠNG I

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TRONG DOANH NGHIỆP

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1 Khái niệm về tài sản cố định

TSCĐ là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.Theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính, các tàisản được ghi nhận là TSCĐ phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy

- Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm trở lên

- Có giá trị 10.000.000 đồng trở lên

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộphận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng

do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phậntài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tàisản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập

2 Đặc điểm của tài sản cố định

Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,TSCĐ có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng vẫn giữ nguyênhình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu cho đến lúc hư hỏng

- Giá trị của TSCĐHH bị hao mòn dần song giá trị của nó lại được chuyển dịchtừng phần vào giá trị sản phẩm xản xuất ra

- TSCĐHH chỉ thực hiện được một vòng luân chuyển khi giá trị của nó đượcthu hồi toàn bộ

3 Phân loại tài sản cố định hữu hình.

Trang 3

Sự cần thiết phải phân loại tài sản cố định nhằm mục đích giúp cho các doanhnghiệp có sự thuận tiện trong công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định Thuậntiện trong việc tính và phân bổ khấu hao cho từng loại hình kinh doanh TSCĐ đượcphân loại theo các tiêu thức sau:

3.1 Phân loại TSCĐHH theo kết cấu.

Theo cách này, toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được chia thành các loạisau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trìnhthi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào,… phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh

- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động củadoanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dâychuyền công nghệ…

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tảiđường sắt, đường bộ, đường thuỷ… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện,nước, băng truyền tải vật tư, hàng hoá…

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công việcquản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử,dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng…

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâunăm như cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc như trâu, bò…; súcvật chăn nuôi để lấy sản phẩm như bò sữa…

3.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.

TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồnvốn tự có của doanh nghiệp như được cấp phát, vốn tự bổ sung, vốn vay…

- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của đơn vị, cá nhânkhác, doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng trong suốt thời gian thuê theo hợpđồng, được phân thành:

+ TSCĐHH thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê củacông ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn

Trang 4

mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợpđồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tàichính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

+ TSCĐ thuê hợp đồng: mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãncác quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động

3.3 Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng.

- TSCĐHH đang dùng

- TSCĐHH chưa cần dùng

- TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng tài sản

cố định để có biện pháp tăng cường TSCĐ hiện có, giải phóng nhanh chóng cácTSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý để thu hồi vốn

3.4 Phân loại TSCĐHH theo mục đích sử dụng.

- TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh: là TSCĐ đang sử dụng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đối với những tài sản này bắt buộc doanh nghiệp phải tính

và trích khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh

- TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi: là TSCĐ mà đơn vị dùng cho nhucầu phúc lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, xe ca phúc lợi…

- TSCĐ chờ xử lý: TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhucầu hoặc không thích hợp với sự đổi mới công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý TSCĐtranh chấp chờ giải quyết Những tài sản này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sửdụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ

II NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ TOÁN TSCĐ

TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán củadoanh nghiệp vì nó là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp nóichung cũng như TSCĐ nói riêng Cho nên để thuận lợi cho công tác quản lý TSCĐtrong doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1 Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐHH

hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐHH trong phạm vi toàn đơn vị, cũngnhư tại từng bộ phận sử dụng TSCĐHH, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra,

Trang 5

giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐHH và kế hoạch đầu

tư đổi mới TSCĐHH trong từng đơn vị

2 Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất

kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định Tham gia lập kếhoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐHH

về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa

3 Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi

mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐHH cũng như tìnhhình quản lý, nhượng bán TSCĐHH

4 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh

nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở các sổ, thẻ kế toáncần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định

III ĐÁNH GIÁ TSCĐ

Mục đích của đánh giá TSCĐ là nhằm đánh giá đúng năng lực SXKD củadoanh nghiệp, thực hiện tính khấu hao đúng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để tái sảnxuất TSCĐ khi nó hư hỏng và nhằm phân tích đúng hiệu quả sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp

Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị TSCĐHH bằng tiền theo những nguyêntắc nhất định TSCĐHH được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình

sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại

1 Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ghi sổ ban đầu )

Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào địa điểm sẵn sàng sử dụng

TSCĐHH được hình thành từ các nguồn khác nhau, do vậy nguyên giáTSCĐHH trong từng trường hợp được tính toán xác định như sau:

1.1 Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm.

- TSCĐ mua sắm: nguyên giá TSCĐHH mua sắm bao gồm giá mua ( trừ các

khoản chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế ( không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếpban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử ( trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu dochạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Trang 6

- Trường hợp TSCĐHH được mua sắm theo phương thức trả chậm: Nguyên

giá TSCĐHH đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoảnchênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán và chi phítheo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHHtheo quy định chuẩn mực chi phí đi vay

- Trường hợp TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐHH hình thành do đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực

tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

Trường hợp mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụngphải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình

1.2 TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế.

Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây hoặc tựchế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm domình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là giá thành sản xuất sảnphẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng tháisẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tínhvào nguyên giá của tài sản đó Các khoản chi phí không hợp lệ như nguyên liệu, vậtliệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bìnhthường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ

1.3 TSCĐ thuê tài chính.

Trường hợp đi thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐđược xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán

1.4 TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tựhoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về, hoặc giá trịhợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đươngtiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ tương tự hoặc

có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sảntương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trịtương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi

Trang 7

4nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị cònlại của TSCĐ đem trao đổi.

1.5 TSCĐ tăng từ các nguồn khác.

- Nguyên giá TSCĐ thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị khác gồm: Giátrị TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có )

- Nguyên giá TSCĐ được cấp gồm: giá ghi trong “ Biên bản giao nhận TSCĐ”

của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử ( nếu có )

- Nguyên giá TSCĐ được tài trợ, biếu tặng: Được ghị nhận ban đầu theo giá

trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp đồng ban đầu thìdoanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp dếnviệc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá có tác dụng trong việc đánh giá năgn lực, trình

độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp,đồng thời làm cơ sở cho việc tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình chỉ thay đổi trong các trường hợp:

+ Đánh giá lại TSCĐ

+ Xây lắp, trang bị thêm TSCĐ

+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng củaTSCĐ

+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ

2.Giá trị hao mòn của TSCĐ.

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giátrị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấuhao Thực chất khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ

đã hao mòn Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồivốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng

3 Xác định giá còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấuhao luỹ kế

Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế

Trang 8

Giá trị còn lại của TSCĐ

sau khi đánh giá lại

Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại

Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ

cố định

IV KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP.

1 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ

1.1 Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản.

Để quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng người ta mở “ sổ TSCĐ theođơn vị sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận Sổ ngày dùng để theo dõi tình hình tănggiảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc vềtăng, giảm TSCĐ

1.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán.

Tại phòng kế toán ( kế toán TSCĐ) sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết chotừng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đãtrích hàng năm của từng TSCĐ Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượngghi TSCĐ

Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào:

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

* Thẻ TSCĐ được lập một bản và lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sửdụng Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại phòng thẻ, trong đó chia làm

Trang 9

nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ Mỗi ngăn dùng để xếp thẻ củamột nhóm TSCĐ, chi tiết theo đơn vị và số hiệu TSCĐ Mỗi nhóm này được tập trungmột phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm Thẻ TSCĐ sau khi lập xongphải được đăng ký vào sổ TSCĐ.

* Sổ TSCĐ : Mỗi loại TSCĐ ( nhà cửa, máy móc, thiết bị… ) được mở riêngmột số hoặc một số trang trong sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu haocủa TSCĐ trong từng loại

2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.

Kế toán tổng hợp nhằm ghi chép phản ánh về giá trị các TSCĐ hiện có, phảnánh tình hình tăng giảm, việc kiểm tra và giữ gìn, sử dụng, bảo quản, TSCĐ và kếhoạch đầu tư đổi mới trong doanh nghiệp, tính toán phân bổ chính xác số khấu haoTSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh,tình hình sử dụng vốn và TSCĐ thể hiện trên bảng cân đối kế toán cũng như căn cứ đểtính hiệu quả kinh tế khi sử dụng TSCĐ đó

2.1 Tài khoản kế toán sử dụng.

Theo chế độ hiện hành việc hạch toán TSCĐ được theo dõi chủ yếu trên tàikhoản 211 - TSCĐ : Tài khoản (TK) này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biếnđộng tăng giảm của TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá

Tài khoản 211 có các TK cấp 2 sau:

TK 2111 - Nhà cửa vật kiến trúcTK2113 - Máy móc thiết bị

TK 2114 - Phương tiện vận tải truyền dẫn

TK 2115 - Thiết bị dụng cụ quản lýNgoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác

có liên quan như tài khoản 11, 112, 214, 331 …

2.2 Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ.

Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, TSCĐ tăng lên do nhiều nguyênnhân như: Mua sắm trực tiếp, do nhận bàn giao công trình xây dựng cơ bản hoànthành, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn đem đi liên doanh trước đây bằngTSCĐ, tăng TSCĐ do được cấp phát, viện trợ, biếu tặng …

Trình tự hạch toán tăng TSCĐ được thể hiện trên sơ đồ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,

10, 11

Trang 10

2.3 Kế toán TSCĐ thuê ngoài.

Do nhu cầu của sản xuất kinh doanh, trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp

có nhu cầu sử dụng thêm một số TSCĐ Có những TSCĐ mà doanh nghiệp không cónhưng lại có nhu cầu sử dụng và buộc phải thuê nếu chưa có điều kiện mua sắm,TSCĐ đi thuê thường có hai dạng:

212-TK 212 có kết cấu như sau:

- Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ

- Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả lại khi kết thúchợp đồng

- Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có tại doanh nghiệp

2.3.2 Kế toán TSCĐ thuê hoạt động.

Khi thuê TSCĐ theo phương thức hoạt động, doanh nghiệp cũng phải ký hợpđồng với bên cho thuê, ghi rõ TSCĐ thuê, thời gian sử dụng, giá cả, hình thức thanhtoán … doanh nghiệp phải theo dõi TSCĐ thuê hoạt động ở tài khoản ngoài bảng:TK001 - TSCĐ thuê ngoài

Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động ( không bao gồm chi phí dịch vụ, bảohiểm và bảo dưỡng ) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phươngpháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thứcthanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn

2.5 Kế toán cho thuê TSCĐ.

2.5.1 Kế toán cho thuê TSCĐ tài chính.

Trang 11

Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản thu trênBảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính, cáckhoản thu về cho thuê tài chính phải đựơc ghi nhận lại các khoản thu vốn gốc vàdoanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê

Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trênlãi suất thuê định kỳ cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính Các khoảnthanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán ( không bao gồm chi phí cung cấpdịch vụ) được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chínhchưa thực hiện

Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng vàchi phí pháp lý phát sinh như đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chitrả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dầnvào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu

2.5.2 Kế toán cho thuê TSCĐ hoạt động.

Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kếtoán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiêp Doanh thu cho thuê hoạt động phảiđược ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, khôngphụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp hợp lý hơn

Chi phí cho thuê hoạt động, bao gồm cả khấu hao tài sản cho thuê, được ghinhận là chi phí trong kỳ phát sinh

Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt độngđược ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trongsuốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động

Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên một cơ sở nhất quản với chính sáchkhấu hao của bên cho thuê áp dụng đối với những tài sản tương tự, và chi phí khấuhao được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định”

Bên cho thuê là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại ghi nhậndoanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng thời gian cho thuê

V KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ.

1 Khái niệm về khấu hao TSCĐ

Hao mòn tài sản cố định là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sửdụng của TSCĐ Để thu hồi được vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng

Trang 12

nhằm mở rộng sản xuất phục vụ kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành trích khấuhao và quản lý khấu hao TSCĐ bằng cách tính và phản ánh vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ.

Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

có hao mòn mới dẫn tới khấu hao Nếu hao mòn mang tính tất yếu khách quan thìkhấu hao mang tính chủ quan vì do con người tạo ra và cũng do con người thực hiện.Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của TSCĐ khi đưa vào sửdụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của con người

Hao mòn TSCĐ có 2 loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

- Hao mòn hữu hình : là sự hao mòn về mặt vật chất do quá trình sử dụng, bảoquản, chất lượng lắp đặt tác động của yếu tố tự nhiên

- Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về mặt giá trị do tiến bộ của khoa học kỹthuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho những tài sản trước đó bị mất giámột cách vô hình

2 Các phương pháp khấu hao.

Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau Việclựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước vàchế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tàichính “về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” Cónhững phương pháp trích khấu hao như sau:

2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng (bình quân, tuyến tính, đều).

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanhnhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng

để nhanh chóng đổi mới công nghệ TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đượctrích khấu hao nhanh là máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm,thiết bị và phương tiện vân tải, dụng cụ quản lý, súc vật , vườn cây lâu năm Khi thựchiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi

Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thờigian sử dụng hữu ích của tài sản và được tính theo công thức:

M k=

NG T

Trang 13

Mức khấu hao trung bình

Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ

T : Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH, cần cân nhắc các yếu tố sau:

- Thời gian dự tính mà daonh nghiệp sử dụng TSCĐHH

- Sản lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thuđược từ việc sử dụng tài sản

- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐHH

- Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản cùng loại

- Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ

2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

TSCĐ tham gia vào hoạt dộng kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng)

- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối vớidoanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thứcdưới đây :

MK = GH x TKH

Trong đó : MK : Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ

Gd : Giá trị còn lại của TSCĐ

TKH : Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng công thức:

TKH = TK * HS

Trang 14

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ

theo phương pháp

đường thẳng(%) =

1Thời gian sử dụng của TSCĐ x 100

Trong đó : TK : Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

HS : Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau :

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tạibảng dưới đây :

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)Đến 4 năm ( t=< 4 năm)

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t =< 6 năm)

Trên 6 năm ( t > 6 năm)

1,52,02,5Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dầnnói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và sốnăm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12tháng

2.3 Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công thứcthiết kế của TSCĐ

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn50% công suất thiết kế

Nội dung của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng sốlượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế cấu TSCĐ, gọi tắt là sảnlượng theo công suất thiết kế

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượngsản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ

Trang 15

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:Mức trích khấu hao Số lượng sản Mức trích khấu hao

trong tháng của = phẩm SX x bình quân tính cho 1

TSCĐ trong tháng đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ

Bình quân tính cho =

1 đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thết kế

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của

12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao = Số lượng SP * Mức trích khấu hao bình quânnăm của TSCĐ SX trong năm tính cho 1 đơn vị SP

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanhnghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ

3 Tài khoản kế toán sử dụng

Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụngtài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn củatoàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp ( trừ TSCĐ thuê ngắn hạn)

Tài khoản 214 có kết cấu như sau:

Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm( nhượng bán, thanh lý…)

Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng( do trích khấu hao, đánh giá tăng…)

Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có

TK 214 được mở 3 tài khoản cấp 2:

TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính

TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng Tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản Tài

khoản này để theo dõi tình hình thanh lý và sử dụng vốn khấu hao cơ bản TSCĐ

TK 009 có kết cấu như sau:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản ( tríchkhấu hao, điều chuyển nội bộ, thanh lý, nhượng bán …)

Trang 16

Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn khấu hao ( nộp cấp trên, chovay, đầu tư, mua sắm TSCĐ …)

Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn

VI KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ

TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khácnhau Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thànhTSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau Do vậy để khôi phục khả năng hoạt độngbình thường của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, cần thiết phải tiếnhành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng Căn

cứ vào mức độ hỏng hóc của TSCĐ mà doanh nghiệp chia công việc sửa chữa làm 2loại:

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: là việc sửa chữa những bộ phận chi tiết nhỏcủa TSCĐ TSCĐ không phải ngừng hoạt động để sửa chữa và chi phí sửa chữakhông lớn

- Sửa chữa lớn TSCĐ: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết nhỏ củaTSCĐ, nếu không sửa chữa thì TSCĐ không hoạt động được Thời gian sửa chữa dài,chi phí sửa chữa lớn

Công việc sửa chữa lớn TSCĐ có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặcgiao thầu

1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ.

Khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, qui mô sửa chữa nhỏ, chi phí ítnên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụngTSCĐ được sửa chữa

2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.

Sửa chữa lớn TSCĐ là loại hình sửa chữa có mức độ hư hỏng nặng nên kỹthuật sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt động,chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí của đốitượng sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng Do đó kế toán tiến hành trích trướcvào chi phí sản xuất đều đặn hàng tháng

VII CÔNG TÁC KẾ TOÁN KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ.

Trang 17

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyênnhân Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạchtoán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể.

- Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghităng TSCĐ tuỳ theo trường hợp cụ thể

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phảibáo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết Nếu chưa xác định được chủ tài sản trongthời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh tàikhoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ

- TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân xác địnhngười chịu trách nhiệm và sử lý đúng theo quy định hiện hành của chế độ tài chínhtuỳ theo từng trường hợp cụ thể

Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời diểm đánhgiá lại theo quyết định của nhà nước Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, doanh nghiệpphải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phải xác định nguyên giá mới,giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng( giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi

sổ Chứng từ kế toán đánh giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ

Trang 18

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG PHÁT I- Khái quát chung về công ty tnhh sx và tm cường phát.

Tên công ty: Công ty TNHH SX và TM Cường Phát.

Tên giao dịch: Cuong Phat Trading and Production co , ltd.

Tên viết tắt: Cuong Phat co, ltd.

Địa chỉ trụ sở chính: Số 6 ngõ 823-Đường Hồng Hà - Hoàn Kiếm - Hà nội

1 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại cường phát được thành lập theo giấy

phép số: 1371/ GP – UB, ngày 18/7/1995 do UBTP Hà Nội cấp – Giấy phếp đăng kýkinh doanh: 010200375 của UBKH Thành Phố Hà Nội cấp ngày 24/5/1997

Ban đầu thành lập, Công ty TNHH sản xuất và thương mại cường phát chỉ có

hơn 20 cán bộ công nhân, hầu như chưa có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành,vốn liếng cơ sở vật chất, kỹ thuật buổi ban đầu rất nhỏ bé, hạn hẹp Là một doanhnghiệp mới được thành lập nên công ty gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, đội ngũcán bộ công nhân viên chưa có tay nghề và kinh nghiệm

Ngành nghề chính của công ty là kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị phục vụngành xây dựng; Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoảntại ngân hàng Thực hiện chế độ hạch toán độc lập, được phép liên doanh, liên kết vớicác tổ chức kinh trong nước trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trải qua gần 10 năm hoạt động, cùng với sự phát triển chung của cả nước cũngnhư của ngành, công ty đã lớn mạnh không ngừng về doanh số, cơ sở vật chất, tài sản

và nhân sự Hiện nay công ty đã tạo được vị trí vững chắc của mình từ chỗ bắt đầuthành lập công ty chỉ có địa điểm giao dịch nhỏ tại số 6- Ngõ 823 Đường Hồng Hà -

Hà Nội nay công ty đã có một nhà máy sản xuất lớn có diện tích 5.000 m2 với đầy đủtrang thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đạt tại đông anh- hà nội Nhân sự công ty phát

Trang 19

triển từ 20 người nay lên tới 120 người, thu nhập bình quân hàng tháng theo đầungười đạt 850.000 đồng / người Doanh thu và nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nướcngày càng tăng.

Công ty hoạt động trên khắp cả nước, cung cấp sản phẩm cho hầu hết các côngtrình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Trong vài năm gân đây, Công ty TNHH Cường phát hoạt động có hiệu quả vàđạt được một số thành tựu sau:

2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.

Trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý và địnhhướng của nhà nước, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi tổ chức

bộ máy của công ty phải được củng cố và kiện toàn với cơ cấu đơn giản, hiệu quả cao.Mặt khác để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, buộc công ty phải có một bộmáy quản lý hợp lý

Các tổ sản xuất Kể từ khi thành lập cho tới nay, nhất là từ khi có chính sách đổimới kinh tế của Nhà nước, Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát đã

có những bước tiến đáng kể, mới đầu công ty có vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng.nguồn vốn tăng lên không ngừng qua các năm, tới nay số vốn của công ty là 7 tỷ

Từ những yêu cầu và đòi hỏi như vậy, công ty đã cố gắng điều chỉnh và kiện toàn

cơ cấu tổ chức, các lực lượng lao động, sắp xếp được hợp lý theo từng công việc phùhợp trình độ của mỗi người

Trang 20

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Cường Phát ( Phụ lục 01)

Đứng đầu công ty là giám đốc công ty, giám đốc là người đại diện cho quyền lợi

và nghĩa vụ của toàn thể công ty trước pháp luật Giám đốc chịu trách nhiệm chung vềtình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách khâu tổ chức lao động

kế hoạch, tài chính kế toán, giám đốc là người quyết định mọi phương thức kinhdoanh hoạt động của công ty

Các phòng chức năng thực hiện các chức năng chính của mình đồng thời là bộphận tham mưu giúp ban giám đốc diều hành quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh

+ Phòng hành chính: Có trách nhiệm tổ chức và quản lý về vấn đề nhân sự

+ Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật để nghiệm thu côngtrình, cấp giấy xác nhận đủ diều kiện nghiệm thu chuyển giao cho cho phòng kếhoạch

+ Phòng kế hoạch : Có nhiệm vụ lên kế hoạch công việc sao cho hợp lý, kịp thời + Phòng tài chính, kế toán: Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, phương hướng,

kế hoạch và chuẩn bị kịp thời, chính xác cho các quyết định quản lý thuộc lĩnh vực tàichính kế toán cho giám đốc

Tổ chức kiểm tra, giám sát hạch toán, quyết toán và phân tích kết quả thực hiệncác quy định quản lý tài chính kế toán của giám đốc giao

Đảm bảo kịp thời các điều kiện về vốn, số liệu tài chính kế toán theo đúng tráchnhiệm đã phân công để đảm bảo phục vụ tốt nhất việc sản xuất kinh doanh Kịp thời

đề xuất các biện pháp quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính Báocáo tổng kết rút kinh nghiệm công tác quản lý tài chính, kế toán

+ Các tổ sản xuất: Tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty.

3.1- Bộ máy kế toán.

Trang 21

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường phát là một doanh nghiệp tưnhân, thực hiện chế độ kinh tế độc lập và áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập chung.Trong số các phòng ban chức năng thuộc bộ máy quản lý của công ty, phòng tài chính

kế toán có vị trí trung tâm quan trọng, nó đảm bảo tài chính, giám sát toàn bộ quátrình kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về mọi mặtcủa quá trình kinh doanh Tất cả các công tác kế toán như thu nhận chứng từ, hạchtoán,lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đều do phòng kế toán đảm nhận

Sơ đồ bộ máy kế toán ( Phụ lục 02 )

*Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng: là người phụ trách và quản lý

chung về toàn bộ tài chính, phân công công tác cho từng phần hành kế toán của công

ty, có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mọi mặt trong hoạt động quản lý tàichính

* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế: là người có trách nhiệm giúp việc cho kế

toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu làm báo cáo tổng hợp theo định kỳ theoyêu cầu quản lý mà bộ tài chính qui định, phản ánh giá thành tiêu thụ, lỗ, lãi và tổngkết tài sản, đổng thời theo dõi các khoản thu

* Kế toán thanh toán kiêm kế toán tập tập hợp chi phí: Là người có nhiệm vụ

ttheo dõi thu, chi tiền mặt, tiền gửi, thanh toán công nợ tạm ứng và phản ánh kịp thờichính xác theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán Đồng thời có nhiệm vụ xácđịnh đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tưọng cụ thể

* Kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ:

- Về tiền lương có nhiệm vụ chấm công, ghi rõ ngày công làm việc, nghỉ việccủa từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo chấp hành chế độ đối với lao động, cungcấp thông tin về sử dụng lao động, về chi phí tiền lương và các khoản trích nộp bảohiểm Cuối kỳ tổng hợp thời gian lao động và tính lương, thực hiện các khoản nộp bảohiểm cho từng bộ phận công ty

- Về vật tư: phản ánh tình hình hiện có, biến động từng loại vật liệu và toàn bộvật liệu Chấp hành dầy đủ thủ tục về nhập, xuất, bảo quản vật liệu Nắm vững

Trang 22

phương pháp tính giá vật liệu và phân bổ vật liệu cho các đối tượng sử dụng vật liệu.Hàng tháng lập bản kê tổng hợp nhập, xuất tồn vật liệu bảo đảm đúng khớp với chitiết và tổng hợp với the kho, cuối kỳ lập báo cáo kiểm kê.

- Về công cụ dụng cụ, TSCĐ: theo dõ vào sổ sách tình hình tải sản phát sinhtrong tháng, quý năm

* Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, vào sổ quỹ

hàng tháng, cuối ngày phải báo cáo số tiền tồn két cho giám đốc Đồng thời có nhiệm

vụ giao dịch với ngân hàng theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng làm thủ tục, lậpphiếu chi, ghi séc, uỷ nhiệm chi công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường

Phát hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Trình tự ghi chép và xử lý

số liệu được thực hiện như sau

3.2- Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán.

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát có niên độ kế toán bắt đầu

từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm đơn vị tiền tệ sử dụng trong nghi chép kếtoán là đồng việt nam (VND)

Sổ kế toán là phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghichép phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng nhưtheo đối tượng Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm tổchức quản lý và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đối

với Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát thì hình thức sổ sách được

sử dụng là hình thức " Chứng từ ghi sổ", công tác kế toán được kết hợp vừa làm thủcông vừa được thực hiện bằng máy vi tính

1 Định khoản cho chứng từ gốc

2 Từ chứng từ gốc vào sổ quỹ

3 Từ chứng từ gốc vaò chứng từ ghi sổ

4 Từ chứng từ gốc vào sổ chi tiết

5 Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

6.Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái

Trang 23

7.Từ sổ chi tiết lập bảng tổng hợp

8.Đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp

9.Lên báo cáo kế toán

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Tất cả các loại báo cáo tài chính đều được lập theo biểu mẫu và gửi đúng kỳ hạnquy định

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng lưu chuyển tài sản

- Bảng cân đối tài khoản

Ngoài ra công ty còn sử dụng một số báo cáo nội bộ:

- Báo cáo các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ của công ty

- Báo cáo quỹ, thủ quỹ lập hàng ngày và gửi tới giám đốc

5 Đặc điểm Tài sản cố định tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát.

Qua nhiều năm hoạt động từ công ty nhỏ đến nay công ty đã có cơ ngơi khangtrang, máy móc thiết bị tương đối hiện đại, cùng với quá trình hiện đại hóa sản xuấtcông ty đã sử dụng bộ máy kế toán của mình ngày càng hữu hiệu để quản lý chặt chẽTSCĐ trên mọi mặt nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp thông tin, để tiếp tục đổimới TSCĐ, đưa công nghệ vào sản xuất

Trang 24

Mặc dù công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát không phải là một

công ty lớn, nhưng địa bàn hoạt động của công ty rộng, vì vậy khả năng quản lý tậptrung TSCĐ là rất khó khăn Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định đối vớihiệu quả sử dụng TSCĐ mà điều quyết định là công ty có được biện pháp quản lýTSCĐ đúng đắn

Trước hết, TSCĐ được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hoặc khi xây dựng

cơ bản bàn giao Đây là bước khởi đầu quan trọng để công ty hạch toán chính xácTSCĐ theo đúng giá trị của nó Sau đó mọi TSCĐ được quản lý theo hồ sơ ghi chéptrên sổ sách cả về số lượng và giá trị TSCĐ không chỉ theo dõi trên tổng số mà cònđược theo dõi riêng từng loại, không những thế mà còn được quản lý theo địa điểm sửdụng, thậm chí giao trực tiếp cho nhóm đội sản xuất TSCĐ khi có sự điều chuyểntrong nội bộ đều có biên bản giao nhận rõ ràng Để sản xuất tốt hơn công ty luôn kịpthời tu bổ sửa chữa những tài sản đã xuống cấp

Trong thời gian sử dụng, một mặt TSCĐ được tính và trích khấu hao đưa vào giáthành theo tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được theo dõi xác định mức haomòn giá trị còn lại thực tế để có kế hoạch đổi mới Hàng năm công ty đều tổ chứckiểm kê vào cuối năm, vừa để kiểm tra TSCĐ, vừa để xử lý trách nhiệm vật chất vớitrách nhiệm hư hỏng, mất một cách kịp thời Định kỳ công ty có tổ chức đánh giá lạiTSCĐ

Đối với việc quản lý vốn, công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phátluôn quan tâm quản lý các nguồn vốn Vì vậy, ngoài các biện pháp quản lý TSCĐ vềmặt hiện vật và giá trị, công ty còn có biện pháp bảo tồn nguồn vốn cố định

Tuy nhiên trong cơ chế thị trường không cho phép đợi đến khi trượt hệ số giá do

cơ quan thẩm quyền công bố mới tính toán Vì vậy công ty luôn chủ động việc thựchiện bảo tòan vốn để phân bổ vào giá thành kế hoạch Sau khi có hệ số trượt giá donhà nước công bố Công ty lấy đó làm căn cứ điều chỉnh lại mức vốn đã tự bảo toàn

Trang 25

Có thể nói qua nhiều năm hoạt động, công ty đã thực hiện tốt vốn bảo toàn, tạođiều kiện để duy trì, phát huy hết năng suất của mình, tăng cường hiệu quả thiết bịthông qua quá trình quản lý TSCĐ

Tính đến thời điểm cuối năm 2005, tài sản cố định của công ty đạt mức trên 2 tỷđồng, về nguyên giá gồm nhiều loại do nhiều nước sản xuất như : Anh, úc, Pháp.Trong đó thiết bị máy móc chủ yếu là của Việt Nam

Công ty có rất nhiều TSCĐ như thông qua bảng sau ta cũng thấy phần nào TSCĐcủa công ty

Bảng cơ cấu tài sản cố định

-Theo tình hình sử dụng TSCĐ được chia làm 3 loại:

+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh

+ TSCĐ ngoài sản xuất

+ TSCĐ chưa dùng

- TSCĐ bao gồm: thiết bị công tác, phương tiện vận tải, dụng cụ văn phòng, nhàcửa, vật kiến trúc, thiết bị chưa sử dụng, thiết bị không dùng thanh lý Để xác địnhchính xác giá trị ghi sổ cho TSCĐ công ty đánh giá TSCĐ khi đưa vào sử dụng và có

Trang 26

đánh giá lại khi càn thiết trên cơ sở nguyên giá và giá trị hao mòn, công ty xác địnhgiá trị còn lại cho TSCĐ theo công thức sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn

Như vậy toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ với 3 loại giá:Nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn Nhờ đó mà phản ánh được tổng số vốnđầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ và trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật chosản xuất

II- Hạch toán tăng, giảm tscđ tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát

1 Hạch toán tăng TSCĐ

TSCĐ ở công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát nói chung có ítbiên động, các trường hợp tăng TSCĐ chủ yếu là do công ty mua sắm bằng nguồnvốn tự có Xuất phát từ nhu cầu cần thiết của các bộ phận, căn cứ vào kế hoạch đầu

tư, tình hình TSCĐ hiện có của công ty, công ty đã có kế hoạch mua sắm TSCĐ chomỗi năm mà công ty có quyết định mua sắm mới TSCĐ Bộ phận có nhu cầu sử dụngTSCĐ và kế toán trưởng lập tờ trình gửi Giám Đốc xét duyệt và cho lập kế hoạchmua sắm khi tài sản mà bên bán giao cho công ty, căn cứ vào hoá đơn bán hàng hayhoá đơn GTGT và các chứng từ gốc cần thiết kế toán hạch toán nghiệp vụ mua sắmTSCĐ

Hồ sơ TSCĐ bao gồm :

* Quyết định cấp phát hoặc điều chuyểnTSCĐ giữa các bộ phận trong công ty

* các tài liệu kỹ thuật kèm theo

- Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản này được thành lập 3 bản:

+ 01 bản được lưu ở kế toán công ty để làm hồ sơ gốc để ghi sổ kế toán

+ 01 bản được giao cho bên giao tài sản

+ Phiếu thu của bên giao nhận tài sản giữ

+ Phiếu chi của đơn vị

+ Phiếu bảo hành < nếu có>

Trang 27

* Ngày 24 tháng 4 năm 2005 công ty mua thêm 1 máy vi tính và 1 máy inCanon.

Hồ sơ lưu ở phòng kế toán gồm có:

- 01 phiếu thu tiền mặt của công ty TNHH Sao Nam ở 63 Ngọc Hà - Hà Nội.-01 phiếu chi tiền mặt của Công ty Sản Xuất và Thương Mại Cường Phát -01phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng

Căn cứ vào nhu cầu quản lý kinh doanh Giám Đốc công ty quyết định đầu tưthêm 1 máy vi tính và 1 máy in canon và làm thủ tục chi tiền mặt cho Bà nguyễn thị

khanh đi mua: (Phụ lục 04)

Khi nộp tiền mua hàng công ty TNHH Sao Nam đã ghi phiếu thu xác nhận việctrả tiền hàng của bà Nguyễn Thị Khanh Đồng thời ghi hoá đơn bán hàng như sau:

(Phụ lục 05)

Căn cứ vào chứng từ trên kế toán phản ánh tăng TSCĐ và tiến hành ghi sổ,trước tiên kế toán lập chứng từ ghi sổ,vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cáighi:

Nợ TK 211: 16.350.000

Có TK 111 : 16.350.000

Kế toán tiến hành ghi sổ: (Phụ lục 06), (Phụ lục 07)

Đồng thời ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn và kế toán tiến hành ghi sổ cái 411

Trang 28

ty Từ đó cho phép nhượng bán thanh lý, thủ tục thanh lý bao gồm: Lập bản thanh lýTSCĐ để xem xét đánh giá hiện trạng của TSCĐ cần thanh lý và giá trị TSCĐ thanh

lý cần thu hồi, lập biên bản thanh lý TSCĐ

* Ngày 18 tháng 06 năm 2005 công ty thanh lý xe cẩu, biên bản thanh lý được

III Kết quả thanh lý TSCĐ

-Chi phí về thanh lýTSCĐ là 720.000 đ ( bằng chữ: bảy trăm hai mươi ngàn đồng ) -Giá trị thu hồi: 65.000.000 đ ( bằng chữ: sáu mươi năm triệu đồng )

*Việc xác định kết quả về thanh lý TSCĐ được tính như sau: (Phụ lục 10), (Phụ lục 11), (Phụ lục 12), (Phụ lục 13), (Phụ lục 14).

- Xoá sổ TSCĐ, kế toán ghi:

Trang 29

IV Hạch toán khấu hao tscđ.

Trong quá trình sử dụngTSCĐ cùng với sự tác động của thiên nhiên và sự tiế bộcủa khoa học kỹ thuật thì TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị theo thời gian Do vậy kếtoán phải làm công tác khấu hao TSCĐ theo định kỳ, hàng tháng kế toánTSCĐ tạicông ty phải tiến hành tính và khấu hao TSCĐ theo từng đối tượng sử dụng Việckhấu hao TSCĐ là quá trình chuyển dần giá trị TSCĐ đang sử dụng vào chi phí kinhdoanh, cụ thể là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Việc xác định thời gian khấu hao TSCĐ dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐtheo thiết kế đặc tính hao mòn của TSCĐ, đặc điểm nguồn vốn hình thành TSCĐ vàđiều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp tính khấu hao: TSCĐ trong công ty được tinh khấu hao theophương pháp khấu hao đường thẳng, việc tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng,đối với TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng thì giá trị còn lại phải thu hồi một lần, đóivới những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn sử dụng được thì không trích khấu hao nữa

Từ đây xác định được mức KH của mỗi tháng là :

Mức KH tháng này = mức KH tháng trước + mức KH tăng trong tháng từ mức

KH giảm trong tháng Việc tính và phân bổ KH được xác định theo từng tháng, nóđược thể hiện trên bảng tính và phân bổ KH

* VD trong tháng 3 năm 2005 thì việc thanh toán khấu hao như sau :

Trang 30

Trong tháng 02: sốTSCĐ tăng lên 31.932.248 đ làm cho số KH trong tháng 03tăng là 530 537đ Số TSCĐ giảm 36.560.000đ làm số KH trong tháng 03 giảm253.889đ Từ bảng tính và phân bổ KH kế toán tiến hành ghi sổ và ghi nợ TK 009-nguồn vốn KH.

Sổ theo dõi khấu hao TSCĐ: (Phụ lục 15)

Để cung cấp thông tin chi tiết cho nhà quản lý tại phòng kế toán của công ty mở

sổ chi tiết TK 214, sổ chi tiết này mở chi tiết theo từng loại TSCĐ

Căn cứ vào số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 214 của từng tháng, kế toántập hợp KH trích theo quý và lập ra bảng KH của mỗi quý để cung cấp cho nhà quản lý

V Hạch toán sửa chữa TSCĐ.

TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, vì vậy đểTSCĐ của công ty hoạt động tốt, hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn thì phải luônquan tâm đến sửa chữa TSCĐ Việc sửa chữa TSCĐ tại công ty có thể sửa chữa lớnthường xuyên huặc sửa chữa lớn TSCĐ

1 Sửa chữa thường xuyên.

Loại hình sửa chữa này có tính chất bảo quản, bảo dưởng thường xuyênTSCĐ,

kỹ thuật sửa chữa đơn giản thường do công nhân của công ty làm, thời gian sửa chữadiễn ra ngắn, chi phí phát sinh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanhnghiệp, chi phí này được đưa vào chiphí kinh doanh trong kỳ

*VD: tháng 3 quý I năm 2005 trong công ty có sửa chữa nhỏ như sau: tại công ty cósửa chữa nền nhà của một số phòng với tổng chi phí là: 4.342.000đ Nghiệp vụ nàyđược hạch toán như sau :

Căn cứ vào chứng từ có liên quan: Hoá đơn xuất vật liệu, phiếu chi tiền mặt chosửa chữa, kế toán ghi

Trang 31

Tại công ty thì loại hình sửa chữa này có tính chất khôi phục năng lực hoạt dộngcủa TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa phức tạp có thể do công nhân của công ty đảm nhận huặcthuê ngoài thời gian sửa chữa thường kéo dài và phải ngừng hoạt động đối với TSCĐ.Chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty.Sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty có thể ngoài kế hoạch hoặc theo kế hoạch.

*Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch

Khi TSCĐ không thể hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả mà cần sửachữa thì bộ phận sử dụng đề nghị cần sửa chữa TSCĐ Giám đốc công ty duyệt và chotiến hành sửa chữa

Khi sửa chữa xong công ty tiến hành quyết toán công trình bộ phận sửa chữa xâydựng kế hoạch giải trình Căn cứ vào bảng quyết toán công trình và các chứng từ liênquan kế toán tiến hành hạch toán, chi phí cuả nghiệp vụ này được tập hợp vào TK 142

và tiến hành phân bổ vào chi phí kinh doanh của các kỳ sau khi sửa chữa hoàn thành

- VD: Trong tháng 2 năm 2005 công ty tiến hành SCL một số phương tiện vậntải theo phương thức tự làm với tổng chi phí : 17.794.872đ

Trong đó CP về vật tư là : 11.235.271đ, số công là : 1.534 ; tiền lương là :5.594.200đ khi tiến hành sửa chữa các CP được tập hợp theo các chứng từ gốc ( chiphí khác : 965.401đ )

Kế toán tiến hành vào sổ cái TK241, TK 142: (Phụ lục 19)

Khi công trình được quyết toán, kế toán còn ghi sổ cái: (Phụ lục 20)

Loại hình sửa chữa này ít xảy ra, phần lớn các nghiệp vụ SCL xảy ra đã có kếhoạch định trước

*Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch

Tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát cùng với định kỳ kiểm kêTSCĐ là 6 tháng hoặc 1 năm thì bộ phận bảo dưỡngTSCĐ của công xem xét tình hìnhthực tế TSCĐ tại từng bộ phận sử dụng quản lý TSCĐ Đến cuối mỗi năm, căn cứ ràsoát những tài sản trang thiết bị cần sửa chữa, bảo dưỡng thay thế Từ đây cùng vớiphòng kế toán lập văn bản và lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trình lên Giám đốc.VD: công ty có dự định sửa 1 chiếc ô tô biển số 29H 97.38 và xe cẩu biển số29H 61.38 kế toán có kế hoạch trích trong 3 tháng ( 1,2,3 ), khi trích trước kế toán

Trang 32

hạch toán tại thời điểm tháng 01 năm 2004 và tháng 02.03 năm 2005 và tiến hành ghi

VI Hạch toán kiểm kê TSCĐ

Tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát, công tác kiểm kê được tiếnhành đều đặn mỗi năm một lần vào cuối năm Trước mỗi đợt kiểm kê, công ty lập banchỉ đạo kiểm kê, ban này sẽ lập phương án kiểm kê, đánh giá TSCĐ, xác định phạm

vi kiểm kê, xác định đói tượng chính xác , chẩn bị kiểu mẫu báo cáo, dự chù kinhphí Phòng kế toán có nhiệm vụ cung cấp chứng từ, sổ sách và các tài liệu có liênquan để tổng hợp sau khi đã tiến hành kiểm kê đánh giá TSCĐ cùng hệ thống chỉ tiêu

kiểu mẫu báo cáo Quá trình kiểm kê sử dụng các phiếu sau : (Phụ lục 25)

Sau khi kiểm kê kết thúc ngoài biên bản kiểm kê ban kiểm kê đánh giá TSCĐcòn lập bảng tổng hợp

Thực tế kết quả kiểm kê năm 2005 của Công ty Sản Xuất Và Thương Mại CườngPhát không thừa thiếu so với sổ sách Nếu thấy thừa, thiếu so với chế độ sau :

Trang 33

- Nếuphát hiện thiếu : căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyếtđịnh sử lý của Giám đốc, kế toán ghi:

- Mặt khác phân tích đẻ phục vụ cho công tác quản lý

+ Phân tích TSCĐ đã kiểm kê theo các loại giá

+ Phân tích khấu hao và quỹ khấu hao, mức hao mòn

+ Phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng TSCĐ qua các chỉ tiêu cơ bản

Trên đây là công tác hạch toán các nghiệp vụ cơ bản về TSCĐ của Công ty SảnXuất Và Thương Mại Cường Phát Tuy nhiên công việc không chỉ dừng lại ở các búttoán định khoản mà kế toán TSCĐ còn có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ này và hệthóng sổ kế toán thống nhất của công ty

Trang 34

CHƯƠNG III NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY

I Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Sản Xuất

Và Thương Mại Cường Phát

Có thể nói cho đến nay Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát đã cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp vật tư, các thiết bị cho ngành xây dựng lớntrên khắp các tỉnh miền Bắc Công ty không ngừng lớn mạnh, sự lớn mạnh này thểhiện ở đội ngũ công nhân viên trình độ cao, cơ sở vật chất không ngừng được nângcấp, cũng như trình độ quản lý đang từng bước được hoàn thiện

Hiện nay công ty không ngừng khẳng định tính độc lập, tự chủ trong kinh doanhkhai thác nguồn hàng mới và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước Công

ty đã biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có củamình, mà trong đó TSCĐ là yếu tố quan trọng Nhận thức được điều này ban lãnh đạoCông ty đã có những biện pháp quan trọng, tích cực tới quản lý và sử dụng TSCĐCông ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ như phâncông, phân cấp quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng TSCĐ đúng côngxuất cố gắng đảm bảo hiệu quả sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất

Công ty đẵ đưa máy vi tính vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung

và công tác kế toán nói riêng, nhờ đó hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, giảmbớt nhân lực

Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố chí nhân lực ở các phân xưởng vàphòng ban song song với việc tổ chức gọn nhẹ ở các bộ phận ở phòng kế toán chỉ với

6 nhân viên nhưng đã tỏ ra làm việc rất hiệu quả Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xáctình hình biến động tài sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí phất sinh và kết quả kinhdoanh cũng như quản lý các nguồn vốn của công ty Trong đó phải kể đến sự đóng gópkhông nhỏ của kê toán TSCĐ, kế toán TSCĐ đã phản ánh tương đói đầy đủ, chính xác

Trang 35

kịp thời tình hình biến động tăng , giảmTSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu haoTSCĐ.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát,vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác hạch toán TSCĐ, tôi rút ra một số nhận xét cụthể về công tác hạch toánTSCĐ tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát nhưsau:

1 Các ưu điểm.

1.1- Sổ sách hạch toán.

Với đặc điểm kinh doanh và sản xuất của Công ty Sản Xuất Và Thương MạiCường Phát, với khối lượng TSCĐ tương đói lớn Do đó lượng thông tin cho ngườiquản lý là rất nhiều và cần thiết Vì vậy kế toán tổng hợp áp dụng hình thức chứng từghi sổ là phù hợp, sổ sách kế toán tổng hợp được thực hiện theo đúng quy định của

Bộ tài chính và kế toán viên ghi đúng theo quy định

1.2-Về hệ thống quản lý của công ty và các yếu tố có ảnh hưởng tới công tác hạch toán TSCĐ.

Hệ thống quản lýTSCĐ tập trung đã giúp công ty quản lý tương đối tốt TSCĐ

Từ công nhân, trưởng phòng kế toán ,kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán tổng hợp , Giámđốc đều có mối quan hệ chặt chẽ trong vấn đề quản lý sử dụng

1.3- Về hạch toán TSCĐ.

Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi tình hinh tăng, giảm, khấu hao và sửa chữaTSCĐ theo đúng quy định, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện cócũng như mức tính khấu hao

Các bước trong quá trình hạch toán đã tuân theo đúng quy định của Bộ tài chính.Hiện nay công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo đúng quyết định 166 /1999/ QĐ- BTC ngày 30/ 12 /2001 Hàng tháng công ty lập tính và phân bổ khấu haotheo quy định

Qua việc phân tích những ưu điểm trên cho phép rút ra kết luận : nhìn chungcông tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát được

Trang 36

thực hiện khá tốt đảm bảo việc tuân thủ các quy định hiện hành của BTC về cácnghiệp vụ hạch toán TSCĐ và việc ghi sổ sách kế toán Tuy nhiên bên cạnh đó công

ty vẫn còn một số tồn tại và thiếu sót sau:

2 Một số tồn tại.

2.1- Về kiểm kê đánh giá TSCĐ.

Theo quy định 6 tháng huặc 1 năm công ty tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐxem xét hiện trạng TSCĐ Nhưng tại Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phátchỉ diễn ra kiểm kê hoặc xem xét hiện trạng tình hình TSCĐ cần bảo dưỡng mà khôngđánh giá lại giá trị hiện thời của TSCĐ Điều này dẫn tới việc xem xét giá trị củaTSCĐ hiện có không đúng với thực tế mà chỉ theo sổ sách Từ đây làm cho nhà quản lýđưa ra các quyết định không sát với thực tế, đầu tư và sử dụng TSCĐ kém hiệu quả hơn

2.2- Về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán.

Phòng kế toán đã áp dụng máy vi tính nhưng một số thành phàn kế toán viên chưa

có khả năng áp dụng, khai thác phần mềm hiện có, mặt khác số lượng người biết sử dụngmáy vi tính vẫn ít ( 4/6 ) Do đó khối lượng công việc làm thủ công vẫn còn nhiều

2.3- Về việc sửa chữa TSCĐ.

Việc sủa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch khá chặt chẽ và chủ động còn việc sửachữa lớn ngoài kế hoạch diễn ra chậm, điều này dẫn đến tình trạng bị động trong quátrình kinh doanh tại công ty

2.4- Về việc khấu hao TSCĐ.

Hiện nay công ty thực hiện tính khấu hao nhanh nhằm đổi mới công nghệ mứckhấu hao này đối với công ty còn quá cao làm tăng giá thành một cách giả tạo gâykhó khăn cho công ty khi quyết toán vì theo quy định 507/DT/ XD ngày 22/ 7/ 1986của BTC đã quy định về mức khấu hao nên công ty cũng phải bỏ ra 1 khoản chi phí

để bù đắp số thiếu Như vậy việc tính khấu hao của công ty không những không chínhxác mà còn không có cơ sở khoa học cho phương pháp tính

2.5 - Phương pháp đánh giá lại TSCĐ.

Trang 37

Chưa phù hợp với thực tế nên việc xác định giá trị còn lại của máy móc thiết bịcao hơn nhiều so với giá cả thực mà nó có thể làm được Vì vậy công ty có nhiềumáy móc thiết bị hư hỏng cần thanh lý nhưng không bán được vì bán không thu đượcvốn, vậy là cứ để đó, tiếp tục khấu hao mặc cho vốn không phát huy được hiệu quả.

II Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Phát.

Nhiều năm qua Công ty Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát luôn quan tâmđến việc đổi mới TSCĐ đồng thời hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hiệu quả

sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Một trong những việclàm cần thiết để quản lý và tìm ra hướng đầu tư đúng đắn

Sau đây là bảng hiệu quả sử dụngTSCĐ tại công ty: (Phụ lục 26 )

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm 2005 có tăng lên so với năm 2004điều này thể hiện ở chỗ sức sản xuất của TSCĐ tăng lên, mỗi đồng giá trị của TSCĐ (theo nguyên giá ) không chỉ sản xuất ra 9,336 đồng giá trị sản lượng, sản phẩm nhưnăm 2004 mà là 10,038 đ, tăng 1,702 đ Sức sinh lời của TSCĐ cũng tăng từ 0,330 lên0,662 trên một đồng nguyên giá Xét ngược lại để tạo ra 1 đồng lợi nhuận chỉ mất1,508 đ nguyên giá TSCĐ giảm 0,799 so với năm 2004 Kết quả này có được donhiều nguyên nhân: Do cơ cấu TSCĐ có sự thay đổi hợp lý do việc sử dụng vận hànhmáy móc khoa học hơn, hiệu quả này chưa phải thật là cao, vì vậy Công ty Sản Xuất

Và Thương Mại Cường Phát vẫn có biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ hoàn thiên hơn.

Đầu năm 2004 vốn cố định của công ty là : 2.552.981.357 đ, đến cuối năm vốnnày tăng lên : 3.614.204.508 đ, ta có

3.083.592.93384.779.695.30027,49

Trang 38

Như vậy TSCĐ không chỉ tăng lên về giá trị tuyệt đối mà hiệu quả sử dụng vốncủa công ty càng tăng lên

III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán tscđ tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cường phát.

Căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của công ty, căn cứ vào chế độquy định của nhà nước và BTC em xin có 1 số ý kiến sau đây hy vọng sẽ góp phầnnâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Sản Xuất VàThương Mại Cường Phát

1.Về việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐ.

Công việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐ của bất kỳ 1 doanh nghiệp nào cũng làviệc làm cần thiết, qua đó xác định số lượng thừa thiếuTSCĐ, thực trạng TSCĐ cầnsửa chữa bảo dưỡng cũng như đánh giá được giá trị hiện tại của TSCĐ thực tế củadoanh nghiệp trên thị trường từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp cho quá trình sửdụng và quản lý nên khi doanh nghiệp tiến hành kiểm kê thì cần đi đôi với đánh giálại TSCĐ sẽ được thể hiện trên biên bản đánh giá lại TSCĐ

*Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Mục đích của biên bản này nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ

để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan số chênh lệch ( tăng, giảm ) do đánh giá lạiTSCĐ

Sau đây là mẫu biên bản đánh giá lại: (Phụ lục 27)

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nộidung và các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên và biên bản đánh giá lạiTSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1lưu lại phòng kế toán để ghi

sổ kế toán, 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ

2 Về việc hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ.

Trang 39

*Công việc sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch: Việc sửa chữa lớn TSCĐ ngoài

kế hoạch trong công ty còn diễn ra chậm, mất nhiều thời gian

* Biên bản giao nhận SCL hoàn thành: như đã trình bày phần hạch toán sửa chữalớn TSCĐ, công ty không sử dụng biên bản này trong hạch toán , mà bộ phận SCLcủa côngty chỉ lập biên bản giao khối lượng công việc hoàn thành Việc sử dụngchứng từ này sẽ không khoa học và không đúng quy định của BTC Vì vậy đối vớiviệc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành thì cần lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữalớn hoàn thành việc SCL giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện sửa chữa Đây

là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ

Giả sử với ví dụ trong phần hạch toán SCL ngoài kế hoạch thì khi hoàn thànhcông việc quyết toán công trình và giao cho đơn vị sử dụng thì hội đồng giao nhận

TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành sẽ được lập như sau : (Phụ lục 28)

* Phương pháp và trách nhiệm ghi:

- Khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành phải tiến hành lập ban giao nhận gồmđại diện bên thực hiện việc sửa chữa

Nơi quản lý sử dụg TSCĐ và ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thànhviệc sửa chữa TSCĐ

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, lập thành 2 bản, 2 bêngiao nhận cùng ký và mỗi bên giữ 1 bản, sau dó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vịmình duyệt và lưu tại phòng kế toán

3 Về việc trang bị hiện đại cho phòng kế toán góp phần nâng cao năng lực TSCĐ.

Trong hạch toán kế toán cần áp dụng tin học hoá nhằm hoà nhập với sự phát triểnKHCN kỹ thuật , hoà nhập với su hướng tiến bộ trên toàn thế giới công ty nên trang

bị máy vi tính cho phòng kế toán đầy đủ hơn, đồng thời cần có chính sách thích hợp

dể các kế toán viên đều có khả năng sử dụng máy vi tính thành thạo Việc này ban đầu

sẽ gặp khó khăn nhưng đảm bảo được tính nhất quán và chính xác trong công tác kếtoán Hơn nữa việc cập nhập thông tin diễn ra thường xuyên nhanh chóng đáp ứngkịp thời thơng tin , phục vụ đắc lực trong công tác quản lý mọi mặt hoạt động của

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Côngty có rất nhiều TSCĐ như thông qua bảng sau ta cũng thấy phần nào TSCĐ của công ty. - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
ngty có rất nhiều TSCĐ như thông qua bảng sau ta cũng thấy phần nào TSCĐ của công ty (Trang 26)
Bảng cơ cấu tài sản cố định - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
Bảng c ơ cấu tài sản cố định (Trang 26)
Bảng cân đối kế toán Báo cáo kế toán tài chính  - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
Bảng c ân đối kế toán Báo cáo kế toán tài chính (Trang 44)
Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kế toán tài chính - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
Bảng c ân đối kế toán Báo cáo kế toán tài chính (Trang 44)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO MUA SẮM Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
i với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (Trang 63)
SƠ ĐỒ 01 - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 01 (Trang 63)
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO ĐƯỢC BIẾU TẶNG, VIỆN TRỢ. - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO ĐƯỢC BIẾU TẶNG, VIỆN TRỢ (Trang 65)
SƠ ĐỒ 03 - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 03 (Trang 65)
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO ĐƯỢC  BIẾU TẶNG, VIỆN TRỢ. - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO ĐƯỢC BIẾU TẶNG, VIỆN TRỢ (Trang 65)
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO NHẬN LẠI VỐN GÓP LIÊN DOANH TRƯỚC ĐÂY - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO NHẬN LẠI VỐN GÓP LIÊN DOANH TRƯỚC ĐÂY (Trang 66)
SƠ ĐỒ 06 - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 06 (Trang 66)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN MUA TSCĐ HỮU HÌNH DƯỚI HÌNH THỨC TRAO ĐỔI  TƯƠNG TỰ - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN MUA TSCĐ HỮU HÌNH DƯỚI HÌNH THỨC TRAO ĐỔI TƯƠNG TỰ (Trang 68)
SƠ ĐỒ 10 - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 10 (Trang 68)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH (Trang 72)
SƠ ĐỒ 16: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 16 (Trang 72)
SƠ ĐỒ 18: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 18 (Trang 74)
SƠ ĐỒ 19: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 19 (Trang 75)
SƠ ĐỒ 21: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 21 (Trang 76)
SƠ ĐỒ 24: - Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát Cường Phát.docx
SƠ ĐỒ 24 (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w