Câu hỏi THPT 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh phổ thông 1)Động cơ thúc đẩy học sinh học tập là gì? 2) Giáo viên cần làm gì để tạo dựng động cơ học tập cho học sinh? Nêu phương pháp cụ thể mà quí thầy cô đã thực hiện với bộ môn mình đang giảng dạy. THPT 7:Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông 1)Tại sao có thể nói: tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là một chúc năng quan trọng của người giáo viên? 2)Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục?
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC: 2018 – 2019
Họ và tên giáo viên: - Tổ: Sinh – CN
Câu hỏi
THPT 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh phổ thông
1)Động cơ thúc đẩy học sinh học tập là gì?
2) Giáo viên cần làm gì để tạo dựng động cơ học tập cho học sinh? Nêu phương pháp cụ thể mà quí thầy cô đã thực hiện với bộ môn mình đang giảng dạy
I Động cơ thúc đẩy học sinh học tập là gì?
Phát triển môi trường học tập là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để kích thích các động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện hoạt động học tập của bản thân nhằm hoàn thành mực tiêu học tập dã để ra
Biện pháp này nhằm giúp giáo viên tìm kiếm các tiêu chí xác lập môi trường học tập thuận lợi kích thích học sinh tích cực học tập trên cơ sở trả lời các câu hỏi: Động cơ thúc đẩy học sinh học tập là gì? Giáo viên cần làm gì để tạo dựng môi trường học tập?
1 Nhận diện động cơ học tập của học sinh:
Trong quá trình tạo lập môi trường học tập, giáo viên cần quan tâm thích đáng tới động
cơ, như cầu học tập của học sinh Động cơ học tập là điều kiện tiền quyết dể học sinh học tập có hiệu quả và thách thức lớn nhất mà nhiều giáo viên phải đối mặt là làm cho học sinh muốn học
Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu động cơ học tập của học sinh, sinh viên ở 4 thành phổ lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 931 học sinh phổ thông, 322 sinh viên cao đẳng và 697 sinh viên đại học Kết quả đuợc xếp theo mức độ từ cao đến thấp như sau: có việc làm tốt trong tương lai (95%), có sự hiểu biết rộng (94%), tự khẳng định mình (01,5%), phục vụ cho đất nước (74,7%), được mọi người kính trọng (71,9%), trờ nên giàu có (69,1%), làm vui lòng gia đình (66,0%), không thua kém bạn bè (62,9%), trở thành lãnh đạo (50,2%), thoả mãn ý thích cá nhân (46,7%),
có thể đi du học (44,7%), trở nên nổi tiếng (23,2%)
Theo cuốn tài liệu Hướng dẫn thực hành: Dạy và học ngày nay, GoeArey Petty chỉ ra những lí
do để học sinh muốn học là:
- Những gì mình muốn học là có lợi cho mình
- Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt đuợc sẽ có lợi cho mình
- Mình thấy mình thường thành đạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm tăng sự tự trọng của mình
- Mình sẽ được thầy cô hoặc bạn bè chấp nhận nếu mình học tốt
- Mình thấy trước hậu quả cửa việc không học sẽ chẳng dễ chịu
- Những điều mình học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò của mình, các hoạt động học tập thật
là vui
2 Tạo dựng động cơ học tập cho học sinh:
2.1 Những gì mình muốn học là có lợi cho mình:
Trang 2Lựa chọn các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy có lợi ích trực tiếp với học sinh, cũng giống như việc dạy xây gạch cho người đang muốn xây tường quanh vườn hay dạy thiên văn cho người đang “xin chết" để được sử dựng chiếc kính viễn vọng mới
2.2 Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt được sẽ có lợi cho mình:
Bản thân giáo viên có thể hiểu rất rõ những lợi ích truớc mắt cũng như những lợi ích lâu dài của học sinh khi học tập môn học của mình Nhưng không phải tất cả học sinh đều biết được điều đó vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài của những mực tiêu học tập cần đạt đuợc khi học tập môn học Giáo viên cần “chào bán" những gì muốn dạy cho học sinh Nghĩa là giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy những lợi ích trong hiện tại cũng như trong tương lai của việc học tập môn học mà mình đang giảng dạy Trên cơ sở giáo viên tìm hiểu, nắm bất đuợc mục tiêu trước mắt và mực tiêu lâu dài sau này của học sinh, gắn kết nội dung dạy học của mình với quá trình hoàn thành mực tiêu của học sinh
Bằng những kinh nghiệm thực tế, giáo viên chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của môn học, không chỉ học sinh của mình mà mọi người đều cần biết đuợc tri thức của môn học mình đang giảng dạy Có những học sinh sẽ chăm học hơn khi giáo viên đặt vấn đề điểm số hoặc đánh giá kết quả học tập cuối kì đối với từng nội dung cự thể cho học sinh biết
Hãy cho học sinh thường xuyên được kiểm nghiệm những nội dung bài học bằng chính cuộc sống thường ngày của các em, thông qua các buổi thực hành, thí nghiệm, tham quan, du lịch, các bài lập thực tiến, các cuộc nói chuyện, giao lưu và có những môn học, giáo viên hãy chỉ cho học sinh thấy sự quan trọng của môn học đối với những nghề nghiệp trong tương lai mà học sinh sẽ chọn
Điều quan trọng đem lại hiệu quả cao nhất của biện pháp này là giáo viên giúp học sinh kết nối được lợi ích trước mất với lợi ích lâu dài của họ khi hoàn thiện mực tìêu học tập của mình
2.3 Mình thãy mình thường thành đạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm tăng
sự tự trọng cùa mình:
Động cơ này giữ vai trò chủ đạo, được coi là đầu tàu học tập, lôi kéo, thúc đẩy quá trình đạt mực tiêu học tập của học sinh ngay cả những khi những động cơ khác cùng tồn tại
Trong cuộc sống, chúng ta nhận thấy một điều, người ta thường thích làm những gì mà họ cho là mình giỏi và không thích làm những gì mà người ta kém Nếu nấu ăn vài lần đầu và được thừa nhận là ngon thì họ sẽ tin vào khả năng của mình, thấy việc nấu nướng thật lí thú và từ đó họ liên tục thử thách bản thân theo những bài nấu ăn khó hơn Lòng tự tin đem lại cho họ sự kiên trì
và lòng quyết tâm mà thành công đòi hỏi, và sẽ mang cho họ niềm tin để vượt qua những thất bại này hay thất bại khác Trái lại, nếu người nào vừa mới nấu thì đã gặp phải những kết quả không tốt, những món ăn khó nuốt, rồi những cái nhăn mặt, những lời nhận xét không tốt thì họ sẽ tìm cách tránh nấu ăn bất kì lúc nào Sự kiên trì, nỗ lực, quyết tâm không ở lại với họ và làm cho họ
dễ dàng bị đánh bại bởi những khó khăn nho nhỏ Và cuối cùng là “tôi không thể nấu ăn được"
Học sinh cũng vậy trong quá trình học tập, nếu hoàn thành được những nhiệm vụ học tập đặt ra và nhận đuợc sự biểu dương, ghi nhận những kết quả đó từ người khác, như những gia vị làm món ăn thêm ngon, thì học sinh sẽ tự tin trong quá trình hoàn thành những nhiệm vụ học tập tiếp theo Niềm tin vào khả năng thành công trong học tập của bản thân học sinh được nuôi dưỡng, nâng cao và là động lực thúc đẩy học sinh học tập tích cực, tạo ra sự quyết tâm, nỗ lực và ham thích đạt được mục tiêu học tập của bản thân
Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy đuợc sự thành công của việc học tập Chú ý sự vận hành của chiếc đầu tàu học tập này
Chiều hướng thứ nhất:
Trang 3Chiều hướng thứ hai:
Vì vậy, giáo viên cần:
- Đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết rõ mình phải làm gì và làm thế nào, và sẵn sàng giúp
đỡ các em khi cần
- Một số bài tập phải có tính trực tiếp, nhanh chóng đạt được kết quả đi kèm với việc thực hành có hiệu chỉnh đủ mức, sao cho mọi học sinh đều có cơ hội thành công trong loại bài này Các bài tập khác có thể cân đối với những học sinh có học lực khá hơn
- Hào phỏng trong việc biểu dương và các hình thức ghi nhận khác với bất kì thành công nào trong học tập của học sinh và làm việc đó một cách đều đặn đối với những thành công thường ngày
2.4 Mình sẽ được thầy cô hoặc bạn bè chấp nhận nếu mình học tốt:
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều học sinh học tập môn học không chỉ bởi lí do nào khác
mà chính sự tôn trọng, quý mến và muốn đuợc giáo viên thừa nhận đã thúc đẩy các em học tập
Sự quan tâm, khích lệ, động viên thông qua những cuộc chuyện trò, những câu hỏi thăm, những lời nhận xét tích cực trước mọi người nhiều khi có sức mạnh không ngờ, có khả năng thúc đẩy học sinh tích cực học tập Vì vậy, giáo viên hãy thiết lập những quan hệ tốt đẹp với học sinh
Học sinh còn muốn được bạn bè đồng lứa chấp nhận, thậm chí sung sướng khi thành công nếu đem so với bạn bè đồng lứa Giáo viên nên tạo dựng việc thi đua và thách thức trong lớp mình dạy sẽ có khả năng đem lại động cơ mạnh mẽ trong lớp học Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý không được biến việc đó thành sự ganh đua giữa các học sinh, kẻo cái “đuợc" trong động cơ và lòng tự trọng của “kẻ thắng" lai chẳng bu được cho cái “mất" trong động cơ và lòng tự trọng của
“kẻ thua" Giáo viên cần chú ý không để xảy ra hiện tương học sinh thích thú khi chỉ ra lỗi hay giếu cợt những thất bại của bạn bè đồng lứa tồn tại trong học sinh ngay cả khi vui đùa
2.5 Mình thấy trước hậu quả cùa việc không học sẽ chằng dễ chịu:
Giáo viên nên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhờ việc học tập của học sinh Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đo và xếp loại kết quả học tập của học sinh đã đạt được so với mực
Trang 4tiêu học tập, mà nó còn là một động lực thúc đẩy học sinh tiến hành hoạt động học tập của bản thân Kết quả của kiểm tra, đánh giá là biểu hiện của sự thành công hay chưa thành công, thoả mãn hay chưa thoả mãn so với mực tìêu học tập đặt ra của học sinh Nó còn là cái để học sinh khẳng định mình trước giáo viên, với bạn cùng trang lứa Những học sinh có kết quả kiểm tra, đánh giá tốt sẽ tạo ra sự tôn trọng với chính bản thân và việc học tập của mình cũng như tạo ra được sự tôn trọng từ người khác Những học sinh có kết quả kiểm tra, đánh giá thấp thì đó là cơ
sở để cho học sinh điều chỉnh lại hoạt động học tập của bản thân cho phù hợp, và giáo viên cần phải chú ý giúp đỡ những học sinh này để những lần kiểm tra sau có kết quả tốt hơn, nếu không
nó sẽ trờ thành yếu tố triệt tiêu động cơ học tập của những học sinh này
2.6 Những điều mình học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò cùa mình, các hoạt động học tập thật là vui:
Để làm đuợc điều này, vai trò của người giáo viên rất lớn Giáo viên hãy:
- Thể hiện sự quan tâm của mình với các nhiệm vụ học tập của học sinh, nhiệt tình cùng tham gia với học sinh để giải quyết các nhiệm vụ đó
- Dạy học không phải là đưa ra những dữ liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa buộc học sinh phải ghi nhớ mà quan trọng hơn là cách đua ra những gợi mở thông qua những tình huống
có vấn đê, những câu đố, những điều tranh cãi tạo sự tò mò và mối quan tâm thực sự của học sinh tới nội dung giáo viên dạy vì nếu chỉ nêu ra dữ liệu và bắt học sinh phải ghi nhớ
mà không có sự quan lâm thích đáng của học sinh thì dữ liệu đó nhanh chóng bị lãng quên Khi học sinh đã quan tâm thực sự sẽ tạo ra được những ghi nhớ dài hạn và học sinh
sẽ vận dụng đuợc những điều đã học vào thực tiễn
- Thể hiện tính thích ứng của những gì giáo viên đang dạy đối với thế giới hiện thực, như đem tới những vật thật, cho xem Video về ứng dụng, đi tham quan, những tình huống thực tế, những thông tin đã phát trên đài, ti vi
- Tận dựng khả năng sáng tạo và tự biểu đạt của học sinh
- Đảm bảo cho học sinh đuợc chủ động
- Thường xuyên thay đổi hoạt động của học sinh
- Tận dụng những điều ngạc nhiên và các hoạt động mới lạ
- Sử dựng thi đua và thách thức giữa các tổ
- Làm cho việc học thích ứng trực tiếp với cuộc sống của học sinh
- Tạo mối quan tâm của con người đối với chủ đề
II Giáo viên cần làm gì để tạo dựng động cơ học tập cho học sinh? Nêu phương pháp cụ
thể mà quí thầy cô đã thực hiện với bộ môn mình đang giảng dạy.
Để hình thành động cơ học tập cho học viên,vai trò của giảng viên rất quan trọng Thật vậy, cùng với sự hấp dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của giảng viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập
Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học viên Điều này, sẽ cuốn hút học viên vào bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý lắng nghe của họ đối với những vấn đề mà họ quan tâm, họ cần Giảng viên chia sẻ cùng học viên những kinh nghiệm làm tốt, làm hay của cá nhân, tập thể Người học rất muốn nghe những kinh nghiệm này Họ muốn được chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tình huống của bạn học, giảng viên Họ cũng muốn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình trong công việc để giảng viên và lớp cùng tháo gỡ
Nội dung bài giảng thể hiện ở những line của giáo án điện tử Do vậy, trong thiết kế giáo
án điện tử cũng cần chú ý: ở mỗi slide bài giảng không quá nhiều chữ, màu sắc đơn giản để tập trung sự chú ý của người học và tiện việc ghi chép những nội dung mà họ thấy cần Kích cỡ chữ, cách dòng phù hợp giúp cho việc tri giác được dễ dàng… Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong bài giảng làm nổi bật thông điệp người dạy muốn truyền tải
Trang 5Trong giảng dạy giảng viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù hợp với lớp đông học viên Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý tới âm lượng, nhịp điệu trong giọng nói; nên có những ví dụ, liên hệ thực tế, giúp người học liên hệ được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ động phát huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học
Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với phương pháp vấn đáp bằng hệ thống câu hỏi linh hoạt sẽ tạo được hứng thú cho học viên trong lớp học Người học với đặc điểm tâm lý là ngại giơ tay phát biểu ý kiến, vì sợ sai, bị đánh giá nên khi xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý tới nguyên tắc dạy học “sát đối tượng” Giảng viên có thể tăng dần mức độ khó của các câu hỏi, tùy từng lớp học, từng học viên mà có những câu hỏi vừa sức, khuyến khích học viên trả lời bằng lời nói, điểm số…kích thích học viên trong học tập
Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp tích cực có thể áp dụng trong giảng dạy học viên như thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình qua câu chuyện kể, đoạn clip, trò chơi ô chữ, những trò chơi phá “tảng băng” Những phương pháp này sẽ góp phần tạo sự hào hứng, tạo ấn tượng cho người học nhằm truyền tải nội dung giảng dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
Giảng viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết
bị dạy học mà lựa chọn, phối hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới mục tiêu hình thành năng lực cho người học
Tóm lại, động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học Đối với giảng viên có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội dung bài giảng,
sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học viên để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người học
THPT 7:Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông
1)Tại sao có thể nói: tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là một chúc năng quan trọng của người giáo viên?
2)Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục?
I Tại sao có thể nói: tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là một chúc năng quan trọng của người giáo viên?
Sự nghiệp “trồng người" cao cả này được toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy giáo Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù do mục đích, đổi tượng và công cụ lao động sư phạm quy định Thầy cô giáo chính là lực luợng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao cho xã hội Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình
- Chức năng đầu tiên phải kể đến trong nghề nghiệp của người thầy giáo chính là chức năng giảng dạy Căn cứ vào mục tìêu, chương trình, nội dung môn học, thầy giáo bằng năng lực của mình xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học sinh và tổ chúc cho các em lĩnh hội tri thức khoa học Ngày' nay cỏ rất nhìều phương tiện kĩ thuật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người thông qua rất nhìều hình thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thúc trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng Tuy nhìên tất cả những cái đỏ đều không thay thế được vai trò của người thầy Tất nhiên về sau này, khi đã trưởng thành mọi người sẽ làm giàu vốn tri thức của mình chủ yếu bằng con đường tự học, nhưng những kiến thức đầu tiên
mà mọi người có được đều in đậm bóng dáng của người thầy và cũng chính thầy giáo là
Trang 6người đã làm cho học trò của minh thấy được ý nghĩa của việc học, hứng thú học hỏi và giúp cho mọi người có được cách học để tiếp tục tự học trong suổt cuộc đời
- Chức năng quan trọng hơn cả của người thầy giáo là chức năng giáo dục Mục đích lao động
sư phạm của người giáo viên là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hoà, chuẩn bị cho họ moi mặt thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực cần thiết để họ tham gia tích cực vào đời sống xã hội Nói cách khác, lao động sư phạm của ngựời thầy' giáo góp phần sáng tạo ra những cá nhân biết làm chủ bản thân và xã hội, biết sáng tạo và huởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần , sản phẩm của hoạt động sư phạm chính là nhân cách phát triển toàn diện của học sinh - tổ hợp của những phẩm chất và năng lục theo một cấu trúc nhất định, đáp ứng những yêu cầu của xã hội Căn cứ vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo, thầy giáo sẽ hình dung trước cần phẳi giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới Thầy cô giáo không chỉ đóng vai là nguời truyền đạt tri thức khoa học, kỹ thuật mà phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi bảo đảm cho người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí những tri thức đó Quan trọng hơn cả là người giáo viên phải quan tâm phát triển ờ người học
ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần thẩm mỹ , tạo nên bản sắc tài trí của loài người, vừa kế thừa phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại Bên cạnh đó việc giáo dục hướng nghiệp cũng được nhìn nhận như một phần của giáo dục toàn diện học sinh Nhiệm vụ của giáo vĩên trong việc giáo dục hướng nghiệp bao gồm phát triển những thái độ tích cực và sự tôn trọng đối với mọi công việc chân chính, có thái độ học tập tích cực để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai cũng như biết cách đương đầu với những khó khăn và đưa ra được quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn nghề nghiệp của minh
- Thầy giáo dù ờ bất cứ cấp bậc nào cũng là người đảm nhận chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh và cha mẹ của các em Vì sao người thầy' lại phải thực hiện chức năng này? Như đã nói ở trên, con người không được sinh ra để phẳn ứng một cách hữu hiệu với môi trường xung quanh một cách tự nhiên, bằng tiến trình trưởng thành thông thường và quá trình đó diễn ra một cách nhẹ nhàng Trái lại đây là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp
và sự hình thành nhân cách của mọi người chịu ảnh huờng sâu sắc của kinh nghiệm mà người
đó trải qua, mặt khác trong quá trình này mọi người đều phẳi đối diện với không ít nguy cơ Chính vì vậy có lẽ hầu như không có người nào không một lần bị tổn thương trong cuộc hành trình này, thậm chí một số người còn chịu tổn thương quá nặng đến mức mất đi cá tính của mình Học sinh của chúng ta, dù là những học sinh nhỏ nhất cũng đã là những người đã trải qua kinh nghiệm cuộc sống cho đến thời điểm đó và có thể trong các em đã hằn đầy thương tích từ chính trong quá trình sống của mình, với những tổn thương này, phản ứng của các em với các tác động giáo dục nhìều khi là đi ngược lại với mong muổn của các nhà sư phạm Do
đó, nhận diện được những khó khăn này và trợ giúp để các em phát triển một cách lành mạnh chính là chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của các thầy cô giáo, xét trong một khía cạnh khác, trong tiến trình trưởng thành, có nhìều lúc học sinh cảm thấy có nhu cầu mãnh liệt là nói chuyện với một người ở ngoài gia đình của mình Đó là một khía cạnh của sự khám phá “tôi
là ai" và cũng là một nhu cầu bình thường của giới trẻ Thầy cô giáo cũng thường là sự lựa chọn của học sinh khi muốn giải bày tâm sự Tuy nhiên người thầy giáo cũng cần thận trọng
để không làm giảm đi sự kính trọng những người thân trong gia đình của học sinh
- Cuộc sống tuổi học đường với các mối quan hệ thầy trò, bè bạn, quan hệ gia đình cũng giống như một xã hội thu nhỏ với tính chất vô cùng phức tạp Có những học sinh rơi vào hoàn cảnh khó khăn như: cha mẹ quá bận rộn với công việc, cha mẹ bất hòa hoặc ly dị, cha mẹ đi làm än Thiếu sự quan tâm của cha mẹ, các em dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ vào con đường
hư hỏng, phạm pháp, có em sớm vướng vào chuyện yêu đương, khiến việc học hành bị sao nhãng, sa sút có em mâu thuẫn gay gắt với giáo vĩên, bất bình vì thầy cô giáo đốii xử không công bằng hoặc thầy cô không tôn trọng các em Nhìều em học kém vì không có phương pháp hoặc chịu áp lục nặng nề từ cha mẹ, thầy cô trong vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp
Trang 7Các em còn gặp nhìều lúng túng, vướng mắc trong cách cư xử với bạn bè, đặc biệt là với bạn khác giới, thắc mắc về sức khỏe giới tính, về sự phát triển cơ thể Những khó khăn tâm lí trên rất dễ tạo ra tâm trạng bi quan, chán nản, tự ti về bản thân hoặc mất nìềm tin vào người khác Nếu không được giải quyết kịp thời, những khó khăn tâm lí có thể dẫn các em đến hành
vi tìêu cực hoặc gây ra trạng thái stress kéo dài, dẫn đến trầm cảm ảnh hưởng không tốt đến
sự phát triển nhân cách của các em Như vậy, học sinh trong tiến trình được giáo dục sẽ luôn luôn cần một người nào đó để chuyện trò Như sự tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của thầy giáo, học sinh sẽ đối diện được với vấn đề của mình, tìm kiếm được cách thức giải quyết hợp lí và
có cơ hội học hỏi để trưởng thành
Thầy cô giáo có một vị thế lí tưởng để đắp ứng nhu cầu tham vấn, hướng dẫn cho học sinh nhờ chính vào các đặc điểm trong nghề nghiệp của họ Trước hết là ở khía cạnh thời gian, theo tác giả Robert L Gibson và Marianne H Mitchell hầu hết các giáo vĩên tiếp xúc với học sinh của họ hàng ngày, vì vậy chính thầy cô là người hiểu học sinh nhất, có khả năng thiết lập những quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng chung; giáo viên trở thành sợi dây đầu tiên trong việc kết nối học sinh với chương trình tâm lí học đường Giáo viên cũng là người mà học sinh luôn ngưỡng
mộ về sự hiểu biết của họ bởi thầy cô giáo không chỉ nắm vững và có hiểu biết rộng những kiến thức thuộc lĩnh vục chuyên môn mình phụ trách mà còn có hiểu biết về nhìều lĩnh vực trong cuộc sổng, chính nhờ vổn kiến thức này, thầy cô giáo luôn là đối tượng mà các em học sinh lựa chọn khi gặp khó khăn
II Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn trong nhà trường phổ thông có
ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục?
1 Đặt vấn đề:
Học sinh THPT nằm ở giai đoạn giữa và cuổi của tuổi vị thành niên- giai đoạn phát triển đánh dấu sụ chuyển tiếp giữa thế giới trẻ em và thế giới người lớn Do tính chất phúc tạp cửa lứa tuổi nên đã cỏ rất nhiều quan điểm, lí thuyết khác nhau bàn về tính chất cửa thời thanh niên Điều
đỏ cũng cho thấy ở lứa tuổi này, thanh niên học sinh phải đổi mặt với rất nhiều thách thức cả về sinh học tâm lí và xã hội Để giúp học sinh đối mặt và vượt qua những thách thức này, cần xác định được những khó khăn mà các em cỏ thể gặp phải và từ đó xây dựng những chương trình tham vấn, tư vấn, hướng dẫn phù hợp
Nhà trường bố trí giáo viên tâm lý hoặc cán bộ Đoàn có khả năng giải đáp, hoặc mời chuyên gia theo định kỳ thực hiện công tác tư vấn theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực
Nhà trường cần quan tâm định hướng để học sinh có cách hiểu tích cực, hiểu đúng về những lợi ích từ các trang mạng xã hội cũng như những hạn chế, tiêu cực của nó đối với xã hội nói chung và học sinh nói riêng Hướng dẫn học sinh ý thức được việc đưa các nội dung thông tin
cá nhân lên mạng xã hội dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy nhân phẩm, danh dự và uy tín của bản thân, gia đình và nhà trường
2 Tác động đến chất lượng giáo dục
2.1 Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục
- Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học
- Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân
- Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ của các em
2.2 Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp:
- Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục
- Cho học sinh: Hướng nghiệp
2.3 Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng:
Trang 8- Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình
- Có kỹ năng sống chung với người khác
- Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực
2.4 Các tác động khác mà giáo viên cân lưu ý:
- Giúp học sinh biết cách điều chỉnh thói quen, hành vi trong cuộc sống
- Động viên học sinh tham gia vào các hoạt động trong nhà trường nhằm phát huy năng lực của họ trong các hoạt động cá nhân và cộng đồng
- Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ học sinh trong việc lập kế hoạch học tập, phát triển mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
- Giúp học sinh trong việc tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng, tạo cho họ khả năng đưa
ra các quyết định phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài
- Giúp học sinh phát triển sức khoẻ cũng như thái độ và các giá trị tích cực
- Giúp học sinh thu được sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực học tập, hoạt động thông qua việc thu lượm kỹ năng và thái độ làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động của nhà trường, cộng đồng
- Khuyến khích học sinh lập kế hoạch và sử dụng tốt các hoạt động giải trí
- Giúp học sinh hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, các giá trị, tiềm năng và những hạn chế của bản thân