1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụng minh họa

80 1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 9,27 MB

Nội dung

Bảo đảm cung cấp dịch vụ hành chính công là một chức năng quan trọng của nhà nước. Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển hết sức mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu về cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến có hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung giải quyết được đặt ra như một ưu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững và vì con người. Để có thể giải quyết nhiệm vụ xây dựng dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử của Việt Nam và xu hướng phát triển cần phải có nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện các mặt kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn triển khai liên quan tới hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến. Cùng với đó, thông tin về thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin, cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin tại một số cơ quan nhà nước được thu thập, cho phép việc phân loại, đánh giá nhu cầu phát triển dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp được thực hiện. Căn cứ trên thông tin bài học kinh nghiệm và các đánh giá thực trạng, các yêu cầu chung về hệ thống thông tin để đảm bảo tính khả thi, phù hợp và giảm thiểu chi phí khi xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến được xác định. Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công công nghệ đặc biệt là ngành công nghệ thông tin thì việc sử dụng và khai thác hơn nữa thế mạnh của ứng dụng công nghệ trên toàn quốc, tạo một phương thức mới trong quan hệ giữa chính quyền với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Với nhu cầu ngày một tăng mạnh về các dịch vụ hành chính thì việc triển khai dịch vụ hành chính công “một cửa điện tử”, đây là một hình thức mới được chính phủ triển khai bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất. Người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ. Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”. Dịch vụ công trực tuyến giúp làm thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực hiệu quả của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân, chính phủ và doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi thông tin và cộng tác với nhau dễ dàng, hiệu quả. Từ những vấn đề cấp thiết nói trên em đã chọn “Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụng minh họa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành tại Trường đại học Hùng Vương Trongquá trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ đểhoàn tất khóa luận

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kỹ thuật – Công nghệ,Trường đại học Hùng Vương, những người đã truyền đạt kiến thức quý báucho em suốt trong thời gian học tập vừa qua Đặc biệt em xin trân thành cảm

ơn thầy giáo Đinh Thái Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quátrình làm khóa luận Thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báucũng như các nhận xét, góp ý để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốtnghiệp của mình

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viênlớp k12 đại học công nghệ thông tin đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quátrình làm khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếunhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏinhững thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy côcùng toàn thể các bạn sinh viên để báo cáo này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Tô Anh Diễm

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

A MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 4

1.1 Giới thiệu chung về dịch vụ công 4

1.1.1 Khái niêm dịch vụ công 4

1.1.2 Đặc điểm của các dịch vụ công 6

1.1.3 Các loại dịch vụ công 7

1.2 Dịch vụ công trực tuyến 9

1.2.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến dịch vụ công trực tuyến 9

1.2.2 Ưu điểm của dịch vụ công trực tuyến 10

1.2.3 Cổng thông tin điện tử - Portal 10

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TỈNH 18

PHÚ THỌ NÓI RIÊNG 18

2.1 Đặc trưng của dịch vụ hành chính công Việt Nam 18

Trang 3

2.2 Các loại hình cơ bản của dịch vụ hành chính công Việt Nam 19

2.3 Thực trạng dịch vụ hành chính công Việt Nam 19

2.4 Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở các cơ quan nhà nước 22

2.5 Tổng thể tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 27

2.6 Giải pháp thúc đẩy dịch vụ hành chính công Việt Nam 29

2.7 Hiện trạng phát triển dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Phú Thọ 35

2.8 Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2012 40

2.8.1 Mục tiêu 40

2.8.2 Tiêu chí lựa chọn thủ tục hành chính công ưu tiên cung cấp dịch vụ hành chính công cấp độ 3,4 40

2.8.3 Nội dung 41

2.8.4 Giải pháp thực hiện 42

2.8.5 Kinh phí 44

2.8.6 Tổ chức thực hiện 44

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 47

3.1 Mô hình xây dựng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa47 3.1.1 Khái niệm phần mềm một cửa điện tử 47

3.1.2 Mô hình hệ thống một cửa điện tử 48

3.1.3 Mô hình triển khai 49

3.1.4 Đặc điểm nổi bật 49

3.2 Cài đặt các phần mềm cần thiết và xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng phần mềm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 49

3.3 Phần mềm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 53

C KẾT LUẬN CHUNG 68

1 Kết quả đạt được 68

2 Tồn tại, hạn chế 68

Trang 4

3 Hướng phát triển 68

D TÀI KIỆU THAM KHẢO 69

Trang 5

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ST

1 HTML: HyperText Markup

Language

Là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản,đây là một ngôn ngữ đánh dấu đượcthiết kế ra để tạo nên các trang web vớicác mẩu thông tin được trình bày trênWorld Wide Web

2 HĐND: Hội đồng nhân dân

Là cơ quan quyền lực nhà nước tại địaphương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

3 LAN: Local Area Network

Là mạng nội bộ, giao thức này có thểcho phép các thiết bị kết nối với nhau

để làm việc, chơi game, hay chia sẻ gửi

dữ liệu với nhau

4 NITF: National Imagery

Transmission Format Là định dạng truyền hình ảnh quốc gia.

Là máy tính cá nhân, đây là một thiết

bị điện tử thực hiện các thao tác toánhọc, logic học và đồ hoạ

7 PDA: Personal Digital

Assistant

Là các thiết bị cầm tay vốn được thiết

kế như một cuốn sổ tay cá nhân vàngày càng tích hợp thêm nhiều chứcnăng

8 RDF: Resource Description

Framework

Là một nhóm các đặc tả của tổ chứcWorld Wide Web Consortium cónguồn gốc được thiết kế như là môhình dữ liệu siêu liên kết

9 RSS: Really Simple

Syndication

Là một định dạng tập tin thuộc họXML dùng trong việc chia sẻ tin tức

Trang 6

Web (Web syndication) được dùng bởinhiều website tin tức và weblog.

10 SAP: Specialized portals Là cổng thông tin ứng dụng chuyên

12 URL: Uniform Resource

Locator

Là định vị tài nguyên thống nhất, đượcdùng để tham chiếu tới tài nguyên trênInternet

13 UBND: Uỷ ban nhân dân

Là một cơ quan hành chính nhà nướccủa hệ thống hành chính Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam Đây là cơquan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh,huyện và xã

14 WML: Wireless Markup

Language

Đó là một ngôn ngữ đánh dấu kế thừa

từ HTML, nhưng WML được dựa trênXML, do đó nó có cấu trúc chặt chẽhơn HTML

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Hệ thống cổng thông tin điện tử 11YHình 2 1 Các mức độ cung cấp dịch vụ công 29Hình 2 2 Quy trình sử lý hồ sơ 34

Trang 7

Hình 2 3 Giao diện cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ 42

Hình 2 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa UBND thành phố Việt Trì 44

Hình 2 5 Trang thông tin cung cấp dịch vụ hành chính công tại tỉnh Phú Thọ .46

YHình 3 1 Quy trình sử lý của hệ thống một cửa 48

Hình 3 2 Mô hình triển khai tại một đơn vị 49

Hình 3 3 Cửa sổ Setup 1 50

Hình 3 4 Cửa sổ Setup 2 51

Hình 3 5 Cửa sổ Setup 3 51

Hình 3 6 Cửa sổ Xampp control panel 52

Hình 3 7 Đường dẫn localhost/phpmyadmin 52

Hình 3 8 Trang chủ cổng thông tin điện tử UBDN tỉnh Phú Thọ 53

Hình 3 9 Mục giới thiệu trong cổng thông tin điện tử 54

Hình 3 10 Các mục con trong mục giới thiệu 54

Hình 3 11 Mục cơ cấu tổ chức 55

Hình 3 12 Các mục con trong phần tin tức 55

Hình 3 13 Trang tin tức 56

Hình 3 14 Trang văn bản 57

Hình 3 15 Trang giới thiệu dịch vụ hành chính công 57

Hình 3 16 Các mục con trong dịch vụ công 58

Hình 3 17 Trang lấy ý kiến người dân 58

Hình 3 18 Mục các câu hỏi thường gặp 59

Hình 3 19 Trang liên hệ 59

Hình 3 20 Bộ thủ tục sở Tư Pháp 60

Hình 3 21 Lĩnh vực nuôi con nuôi trong bộ thủ tục 61

Hình 3 22 Thông tin chung của thủ tục 61

Hình 3 23 Trình tự thực hiện của thủ tục 62

Hình 3 24 Thành phần hồ sơ của thủ tục 62

Hình 3 25 Trang văn bản cung cấp các file mẫu cho thủ tục 63

Trang 8

Hình 3 26 Đăng nhập hệ thống - admin 63

Hình 3 27 Truy cập quản trị hệ thống, truy cập phần mềm 64

Hình 3 28 Phần quản trị hồ sơ 64

Hình 3 29 Bước tiếp nhận hồ sơ 65

Hình 3 30 Bước tại văn phòn tư pháp 65

Hình 3 31 Bước ký duyết, thu phí và trả kết quả 65

Hình 3 32 Cửa sổ thay đổi tên cán bộ 66

Hình 3 33 Sửa quy trình qua giao diện 66

Hình 3 34 Cửa sổ sao chep phân công 67

Hình 3 35 Cửa sổ sao chêp phân công 67

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Bảo đảm cung cấp dịch vụ hành chính công là một chức năng quantrọng của nhà nước Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển hếtsức mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu về cungcấp dịch vụ hành chính công trực tuyến có hiệu quả là một nhiệm vụ quantrọng cần phải tập trung giải quyết được đặt ra như một ưu tiên quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững và vì con người Để cóthể giải quyết nhiệm vụ xây dựng dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả,phù hợp với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử của Việt Nam và xu hướngphát triển cần phải có nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và toàndiện các mặt kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn triển khai liên quan tới hoạtđộng cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến

Cùng với đó, thông tin về thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin, cảicách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin tại một số cơ quan nhànước được thu thập, cho phép việc phân loại, đánh giá nhu cầu phát triển dịch

vụ hành chính công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp được thựchiện Căn cứ trên thông tin bài học kinh nghiệm và các đánh giá thực trạng,các yêu cầu chung về hệ thống thông tin để đảm bảo tính khả thi, phù hợp vàgiảm thiểu chi phí khi xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến được xácđịnh

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công công nghệđặc biệt là ngành công nghệ thông tin thì việc sử dụng và khai thác hơn nữathế mạnh của ứng dụng công nghệ trên toàn quốc, tạo một phương thức mớitrong quan hệ giữa chính quyền với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xãhội Với nhu cầu ngày một tăng mạnh về các dịch vụ hành chính thì việc triểnkhai dịch vụ hành chính công “một cửa điện tử”, đây là một hình thức mớiđược chính phủ triển khai bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tạo

Trang 10

điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tụchành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất Ngườidân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết

hồ sơ Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các

cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môitrường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liênthông” Dịch vụ công trực tuyến giúp làm thay đổi phương thức làm việc,nâng cao hiệu lực hiệu quả của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện dễ dàngcho người dân, chính phủ và doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi thông tin

và cộng tác với nhau dễ dàng, hiệu quả Từ những vấn đề cấp thiết nói trên

em đã chọn “Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụngminh họa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân

và doanh nghiệp là mục tiêu đầu tiên khi xây dựng chính phủ điện tử Đảmbảo luông thông tin thông suốt là vấn đề ưu tiên hàng đầu để chính phủ hoạtđộng một cách hiệu lực, hiệu quả Như vậy, các quy chuẩn kỹ thuật cũng cầnđược nghiên cứu ban hành nhằm đảm bảo tính liên thông, tính tích hợp dữliệu, tốc độ kết nối các dịch vụ trực tuyến, cơ chế hoạt động v.v

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quannhà nước xây dựng nền tảng phục vụ chính phủ điện tử của trong đó có nộidung xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về côngnghệ thông tin áp dụng trong các cơ quan nhà nước

Đề tài nghiên cứu xây dựng triển khai dịch vụ hành chính công trựctuyến tại Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Phú Thọ nói riêng là hết sức cầnthiết và đóng góp một phần cho những nỗ lực thúc đẩy xây dựng chính phủđiện tử của nước ta trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 11

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụng minhhọa

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Có cái nhìn tổng quan về dịch vụ công trực tuyến

- Nghiên cứu các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạngthông tin điện tử hành chính nhà nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng

- Xây dựng ứng dụng minh họa dịch vụ công trực tuyến về lĩnh vựchành chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung căn bản về dịch vụcông trực tuyến Tìm hiểu phân tích hiện trạng và nhu cầu phát triển của các

hệ thống dịch vụ công đã được triển khai tại một số tỉnh thành của nước ta

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh phúthọ và một số tỉnh lận cận

4 Phương pháp nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau.Trong đề tài này em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết: Đọc vànghiên cứu tài liệu, các thông tư văn bản pháp lý của nhà nước có liên quanđến việc triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến

• Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua việc triển khai dịch vụ hànhtrính công trực tuyến đã được thực hiện ở một số tính thành của nước ta đưa

ra những ưu điểm hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vàoviệc nghiên cứu

• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của giảng viên trựctiếp hướng dẫn, các giảng viên khác để hoàn thiện về mặt nội dung và hìnhthức của khóa luận

5 Bố cục đề tài

Trang 12

Bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến

- Chương 2: Hiện trạng và nhu cầu phát triển dịch vụ công trực tuyếntại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng

- Chương 3: Xây dựng ứng dụng minh họa về dịch vụ công trực tuyến

Trang 13

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 1.1 Giới thiệu chung về dịch vụ công

1.1.1 Khái niêm dịch vụ công

Dịch vụ công có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng.Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như:

1 Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai rakhỏi việc sử dụng nó

2.Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng củangười khác

3.Và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thìhàng hóa công cộng vẫn tồn tại

Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tínhtrên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào khôngthỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy

Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chínhcho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việcthực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng cáchàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội Cách hiểunày nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt độngcung cấp hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công làhoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiếnhành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm

Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnhcủa mỗi quốc gia Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi làdịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế –

xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế,giáo dục, văn hóa, bảo hiểm xã hội,…) Trong đó, Pháp và Italia đều quanniệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người

Trang 14

dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thựchiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước Ở Pháp, khái niệm dịch

vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần

và sức khỏe của người dân (như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao,… thườngđược gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cưmang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môitrường,… thường được coi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chínhcông bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu,

hộ tịch,… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng,…; còn ởItalia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáodục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) vàcác hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhànước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hànhpháp, tư pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nướctrong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng Điều quan trọng là chúng taphải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) rakhỏi hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của chính phủ đã đề ranhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọinguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ côngphục vụ người dân Điều 22 của luật tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ,

cơ quan ngang bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhànước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực v.v ” Điều này không có nghĩa

là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàntoàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứngmột phần của một số dịch vụ, như y tế, giáo dục, cấp thoát nước v.v cho khuvực phi nhà nước thực hiện

Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù đượctiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằmphục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội Ngay cả khi nhà

Trang 15

nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhânthì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phânphối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.

Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng

và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà chínhphủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng Theo

đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn

có của chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật,toà án,… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụphục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệpvào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng

1.1.2 Đặc điểm của các dịch vụ công

- Là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cảcộng đồng Đây là những dịch vụ phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội

để bảo đảm cuộc sống được b́ình thường và an toàn

- Là những hoạt động do các cơ quan công quyền hay những chủ thể đượcchính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện

- Việc trao đổi dịch vụ công thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Thôngthường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay nói đúnghơn là đã trả tiền dưới h́ình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước để nhànước tổ chức việc cung ứng một cách đều đặn như một sự "thỏa thuận trước".Nhưng cũng có những dịch vụ mà người sử dụng vẫn phải trả thêm một phầnhoặc toàn bộ kinh phí Tuy nhiên, đối với các loại dịch vụ này, nhà nước vẫn

có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không nhằm vào mục tiêu thu lợinhuận

Trang 16

- Để cung ứng các dịch vụ công, các cơ quan nhà nước và tổ chức được ủynhiệm cung ứng có sự giao tiếp với người dân ở những mức độ khác nhau khithực hiện cung ứng dịch vụ.

- Mọi người dân (bất kể đóng thuế nhiều hay ít, hoặc không phải đóngthuế) đều có quyền hưởng sự cung ứng dịch vụ công ở một mức độ tối thiểu,với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền Lượng dịch vụ công cộng

mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đónggóp

- Khác với những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt độngphục vụ không tạo ra sản phẩm mang h́ình thái hiện vật, dịch vụ công lànhững hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xãhội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có h́ình thái hiện vật hay phi hiện vật

- Xét trên góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho

xã hội những hàng hóa công cộng Theo nghĩa hẹp, hàng hóa công cộng làloại hàng hóa mà khi nó đă được tạo ra th́ì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc

sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùngcủa người khác Hàng hóa công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho nhữngngười mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này

Đó là nguyên nhân dẫn đến chỗ chính phủ trở thành người sản xuất hoặc bảođảm cung cấp các loại hàng hóa công cộng

Theo nghĩa rộng, hàng hóa công cộng là "những hàng hóa và dịch vụ đượcNhà nước cung cấp cho lợi ích của tất cả hay đa số nhân dân" Dịch vụ công

là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng xét theo nghĩa rộng,bao gồm cả những hàng hóa có tính cá nhân thiết yếu được nhà nước bảo đảmcung ứng như điện, nước sinh hoạt,

1.1.3 Các loại dịch vụ công

Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tiêuchí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành 3 loại, như sau:

Trang 17

- Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch

vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp Thí dụ, an ninh,giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội,…

- Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp,gồm những dịch vụ mà nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không trựctiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện,dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước Thí dụ các công trình công cộng dochính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng

- Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tưnhân phối hợp thực hiện Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nênphổ biến ở nhiều nước Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật

tự phối hợp thực hiện

Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch

vụ công thành các loại sau:

- Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năngquản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân

Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là

cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyềnthực hiện cung ứng dịch vụ hay dịch vụ công Đây là một phần trong chứcnăng quản lý nhà nước, để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hànhnhững hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng

ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…(Ở một số nước, dịch vụ hành chính côngđược coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công

Ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy) Người dânđược hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trênthị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho cơ quan hành chínhnhà nước Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ ngân sách nhà nước

- Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xãhội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sứckhỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…

Trang 18

Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện nhữngdịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm nênnhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này chokhu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.

- Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơbản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Vệ sinh môi trường, xử lý rácthải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai,… chủyếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện Có một số hoạt động ở địa bàn

cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thugom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một sốvùng nông thôn

1.2 Dịch vụ công trực tuyến

1.2.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt độngthực thi pháp luật, không nhằm mục đích lợi nhuận, do cơ quan nhà nước(hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức,

cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực

mà cơ quan nhà nước đó quản lý

Dịch vụ công trực tuyến: là dịch vụ hành chính công và các dịch vụkhác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môitrường mạng

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủcác thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ, thời hạn, phí và lệ phí thực hiện dịchvụ

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1

và cho phép người sử dụng tải về các biểu mẫu văn bản và khai báo để hoànthiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặcqua được bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ

Trang 19

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tiếp các mẫu văn bản đến cơquan, tổ chức cung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ vàcung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệphí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chứccung cấp dịch vụ

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trựctuyến Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặcqua đường bưu điện đến người sử dụng

Qua đó, với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và dịch

vụ công trực tuyến mức 4 người dân và doanh nghiệp có thể làm việc với các

cơ quan hành chính nhà nước ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có kết nối internet.Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thựchiện trên môi trường mạng Người dân chỉ cần đến duy nhất 1 lần để nhận kếtquả và thanh toán lệ phí tại cơ quan cung cấp dịch vụ

1.2.2 Ưu điểm của dịch vụ công trực tuyến

Việc áp dụng các dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp các đơn vị, cơ quannhà nước giảm thiểu được các áp lực công việc, giải quyết được các công việcnhanh hơn, thuận tiện hơn và khoa học hơn Qua đó, người dân có thể tiếtkiệm được thời gian và chi phí đăng ký, làm các thủ tục hành chính Đặc biệtviệc áp dụng các dịch vụ công trực tuyến sẽ tránh được những tệ nạn thamnhũng, quan liêu từ những cán bộ công quyền Người dân có thể thông quamạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ Hệ thống cungcấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chínhnhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng mộtcách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông” Công dân, tổchức chỉ phải đến duy nhất 1 lần để thanh toán lệ phí và nhận kết quả đượcthực hiện trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của cơ quan, đơn vị Từ kết quả ứng

Trang 20

dụng, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc mọi nơi và được hỗtrợ, thông tin trực tuyến (hệ thống tổng đài tin nhắn, hệ thống hỗ trợ kỹthuật, ) Việc đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến còn giúp khai thác tối đa dữliệu dân cư trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến công dân, doanhnghiệp Thông qua đó, giảm bớt các thông tin, dữ liệu cần phải cung cấp khilàm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp Đồng thời,làm cơ sở để hình thành công dân điện tử và hồ sơ, dữ liệu điện tử của côngdân.

1.2.3 Cổng thông tin điện tử - Portal

1.2.3.1 Khái niệm

Cổng thông tin điện tử - Portal là điểm truy cập tập trung và duy nhất;tích hợp các kênh thông tin dịch vụ, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thốngphần mềm được phát triển dựa trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (portalcore) thực hiện trao đổi thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp trao đổi vớingười sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng web tạibất kì thời điểm nào và bất kỳ đâu

Hình 1 1 Hệ thống cổng thông tin điện tử.

1.2.3.2 Các tính năng cơ bản của cổng thông tin điện tử

Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch

vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung

Trang 21

một số tính năng cơ bản Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêuchuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin với một website tổng hợp tin tức, vớiứng dụng quản trị nội dung web, hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảngweb.

Các tính năng cơ bản của cổng thông tin điện tử:

a Khả năng cá nhân hoá:

Cổng thông tin điện tử - Web Portal hiển thị hay thể hiện theo nhiềucách khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm người sử dụng

Mỗi cá nhân có thể tự chỉnh sửa, tái lập lại các hiển thị thông tin, ứngdụng, nội dung theo sở thích hoặc để phù hợp với công việc của mình

b Khả năng phân loại nội dung:

Cho phép tổ chức nội dung và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau đểđáp ứng những yêu cầu không giống nhau của các nhóm bên trong một tổchức

c Khả năng tìm kiếm và chỉ mục:

Portal cung cấp hoặc tích hợp được các hệ thống tìm kiếm và đánh chỉmục các văn bản, tài liệu để giúp người sử dụng có thể nhanh chóng truy xuấtđến những thông tin họ cần

d Khả năng quản lý nội dung:

Là một tính năng hữu hiệu cho phép người sử dụng không cần hiểu biết

về kỹ thuật có thể tạo lập được nội dung

Portal cũng phải kiểm soát được các truy xuất đến từng nội dung đểđảm bảo chỉ những người có quyền mới có thể truy nhập được các văn bản

mà họ được cấp phép

e Tích hợp nhiều loại thông tin:

Cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau chonhiều đối tượng sử dụng

Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữcảnh hoạt động của người dùng

Trang 22

Ví dụ như: Đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trìnhxác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thôngtin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin.

Các tính năng của một ứng dụng lớn: Portal đáp ứng được các tínhnăng chuẩn của một phần mềm ứng dụng lớn như: Khả năng đáp ứng được dưthừa dữ liệu, khả năng chịu lỗi, khả năng cân bằng tải (chia luồng xử lý), khảnăng sao lưu

h Xuất bản thông tin:

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùngthông qua các phương pháp hoặc giao thức một cách thích hợp

Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuấtbản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF, RSS,NITF và NewsXML Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được

áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốttrong quá trình xuất bản thông tin

Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanhnhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Website khác nhau thông quaquá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn

i Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin:

Trang 23

Portal phải có khả năng vận hành đa nền, đa phương tiện Cho phépngười sử dụng có thể sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau, thông qua cáctrình duyệt web khác nhau để truy xuất vào Portal.

Portal cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loạithiết bị khác nhau như màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobilephone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax,… một cách tựđộng bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau

Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sửdụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết bị hiển thị là PDA haymobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự độngchuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) đểphù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động

k Khả năng đăng nhập một lần:

Cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portallấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùngphải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu

Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trongportal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứngdụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuấtthông tin người dùng

l Khả năng bảo mật:

Portal cung cấp được các hệ thống xác thực và cấp phép mạnh Bất kỳ

sự tích hợp các hệ thống nào, với khả năng nhập một lần, đều phải được bảomật và ngăn chặn các giao dịch không hợp lệ của người sử dụng trên các ứngdụng khác nhau

Trang 24

thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm ngườidùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.

Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò được sửdụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin phân quyền sử dụng cho cácđối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web

1.2.3.3 Phân loại cổng thông tin điện tử

Các trang web cổng thông tin điện tử thường được sử dụng cho các cơquan hành chính nhà nước, các cơ quan trực thuộc chính phủ Hiệnnay, website cổng thông tin điện tử được mở rộng sang thị trường các doanhnghiệp, tổ chức lớn, thậm chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng,trường học,… Dựa vào các loại dịch vụ và nhu cầu sử dụng khác nhau

để phân loại các dạng cổng thông tin điện tử đang có hiện nay Cổng thông tin

cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầukhác nhau, có thể phân loại các dạng cổng thông tin điện tử (portal) như sau:

Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Yahoo, loại cổngthông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từnhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hoá(personalization) các website theo tuỳ từng đối tượng sử dụng

Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “CorporateDesktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử

Trang 25

dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp củadoanh nghiệp.

Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ nhưSAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khácnhau

Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): cổng thông tin liên kếtgiữa người bán và người mua Ví dụ: các trang webeBay, ChemWeb

a Cổng thông tin điện tử:

Khái niệm này tự nó giải thích, nghĩa là một dạng website tổ chức theohướng portal và sử dụng công nghệ portal, chủ yếu mang tính chất thông tin.Đây là bước phát triển đầu tiên của quá trình xây dựng cổng giao tiếp điện tử

và cổng giao dịch điện tử sau này

b Cổng giao tiếp điện tử:

Là bước kế thừa của một cổng thông tin điện tử, nhưng giàu dịch vụhơn, và điều căn bản là cung cấp các khả năng giao tiếp 2 chiều giữa ngườicung cấp và người sử dụng Bên trong của hình thức này là các khả năng giaotiếp ngang có tính chất liên thông và tự động cao

c Cổng giao dịch điện tử:

Là bước kế thừa của một cổng giao tiếp điện tử, nhưng giàu dịch vụthương mại, dịch vụ trực tuyến hơn, hướng tới một “cuộc sống trực tuyến”cho mỗi người

Ngày càng nhiều dịch vụ được ghép thêm vào cổng, kể cả các ứng dụngthương mại điện tử hay chính phủ điện tử của địa phương

Trang 26

Cổng giao dịch còn thực hiện các chức năng giao dịch với các nhà cungcấp dịch vụ khác, các cổng khác, một cách tự động thông qua các dịch vụcông nghệ bên dưới hệ thống mà người dùng không cần quan tâm.

Portal cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet trên cùng mộttrang chủ, sử dụng mô hình cổng, ngoài nhiệm vụ chính còn cung cấp một sốdịch vụ miễn phí như công cụ tìm kiếm, tin tức trong và ngoài nước, nơi truytìm hàng bán, thư điện tử hay phòng thoại (chat room) và các diễn đàn Đây làmột mô hình tổng hợp nhiều chức năng, ngày càng được ưa chuộng vì sự đadạng của nó Mô hình này có nhiều ưu điểm, nhưng cũng đòi hỏi phải đầu tưrất lớn và quản lý chuyên nghiệp để có thể là một “khu phố” trên mạng củamọi người

1.2.3.5 Sự khác biệt giữa website thông thường và Portal

Cổng thông tin điện tử là một phương tiện để truy cập đến số lượng lớndịch vụ Trong khi đó, website là một điểm đến tham khảo thông tin.Thuật ngữ website thường ám chỉ đến một vị trí trên mạng toàn cầu (Internet)duy nhất và có thể truy cập đến thông qua một địa chỉ (thuật ngữ tin học gọi làURL) Với định nghĩa này, cổng thông tin điện tử thực tế cũng là một website

mà thôi Có thể xem đây là điểm giống nhau cơ bản của hai sản phẩm này

Sự khác biệt chính giữa cổng thông tin điện tử khác với Website là:

Website được xây dựng như một đơn vị thông tin độc lập, còn cổngthông tin được thiết kế để trở thành trung tâm tích hợp thông tin, ứng dụng vàdịch vụ mạng

Với cổng thông tin điện tử người dùng có thể tìm được mọi dịch vụ cầnthiết để khai thác và xử lý thông tin chỉ cần đăng nhập một lần theo cơ chếmột cửa

Phân tích điểm khác biệt của Website và cổng thông tin điện tử theonhững tiêu chuẩn sau:

 Tính xác thực:

Cổng thông tin điện tử :

Trang 27

Cung cấp đặc tính Logging-In Từ đó, cổng thông tin điện tử sẽ cungcấp những thông tin tương ứng với việc xác thực bạn là ai.

Rõ ràng, nếu một doanh nghiệp thành lập một cổng thông tin điệntử: Khách hàng, đối tác sẽ nhận những thông tin khác nhau

Ví dụ: gmail.com

Website :

Không cần thiết phải có chức năng login

 Tính cá nhân hóa:

Cổng thông tin điện tử:

Nội dung hạn chế và tập trung Cắt giảm nhu cầu truy cập đến nhiềuwebsite khác Chỉ tập trung vào nội dung của cổng thông tin điện tử đó

Khi chúng ta đăng nhập vào hòm thư gmail, chúng ta chỉ nhận và nhìnthấy các thư của chúng ta mà thôi

Website:

Nội dung mở rộng và không tập trung, viết cho tất cả mọi người

 Tính tùy biến :

Cổng thông tin điện tử:

Được phép tổ chức và chọn lựa những nội dung mà bạn cần muốn sửdụng cũng như truy cập

Website:

Vì nội dung dàn trải nên được cung cấp thêm tính năng tìm kiếm nhưngkhông tùy chỉnh theo mong muốn của bản thân được tốt nhất Nội dung dànhcho tất cả người truy cập

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TỈNH

PHÚ THỌ NÓI RIÊNG 2.1 Đặc trưng của dịch vụ hành chính công Việt Nam

Dịch vụ hành chính công Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt, đểphân định nó với các loại dịch vụ công khác, thì cần căn cứ vào những đặctrưng cơ bản sau:

Trang 28

Thứ nhất, việc cung ứng dịch vụ hành chính công luôn gắn với thẩmquyền mang tính quyền lực pháp lý, gắn với các hoạt động của các cơ quanhành chính nhà nước trong việc cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, chứngminh thư nhân dân; công chứng, xử lý và xử phạt hành chính, kiểm tra, thanhtra hành chính,… Do dịch vụ hành chính công gắn liền với thẩm quyền hànhchính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thể do các cơquan hành chính nhà nước thực hiện.

Thứ hai, phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước Dịch vụ hànhchính công bản thân nó không thuộc về chức năng quản lý nhà nước, song lại

là những hoạt động nhằm phục vụ cho chức năng quản lý dịch vụ hành chínhcông là những dịch vụ mà nhà nước bắt buộc và khuyến khích người dân phảilàm để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Nhu cầu được cấp các loại giấy tờ trênkhông xuất phát từ nhu cầu tự thân của họ, mà xuất phát từ những quy định cótính chất bắt buộc của nhà nước Càng nhiều người sử dụng dịch vụ hànhchính công thì càng tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước được thựchiện tốt hơn

Thứ ba, dịch vụ hành chính công là những hoạt động không vụ lợi, nếu

có thu tiền thì thu dưới dạng lệ phí để nộp ngân sách nhà nước Lệ phí khôngmang tính chất bù đắp hao phí lao động cho bản thân người cung cấp dịch vụ,

mà chủ yếu là nhằm tạo ra sự công bằng giữa người sử dụng dịch vụ vớingười không sử dụng dịch vụ

Thứ tư, mọi người dân có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sửdụng các dịch vụ này với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền Nhànước có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp dịch vụ để phục vụ cho mọi ngườidân, không phân biệt đó là người như thế nào

2.2 Các loại hình cơ bản của dịch vụ hành chính công Việt Nam

Dịch vụ hành chính công Việt Nam có những đặc trưng riêng gắn vớitừng loại hình riêng biệt, cụ thể như sau:

- Các hoạt động cấp các loại giấy phép Giấy phép là một loại giấy tờ

do các cơ quan hành chính nhà nước cấp cho các tổ chức và công dân đề thừa

Trang 29

nhận về mặt pháp lý, thể hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành mộthoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đượccấp phép.

- Các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực, bao gồm: Côngchứng, cấp chứng minh thư nhân dân, cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấyđăng ký kết hôn, cấp giấy phép lái xe, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền,

- Các hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hànhnghề, Giấy đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh khi chủthể này thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình Giấy phéphành nghề là một loại giấy tờ chứng minh chủ thể này có đủ khả năng và điềukiện hoạt động theo quy định của pháp luật đối với một nghề nhất định nàođó

Ví dụ: Giấy phép hành nghề luật sư, hành nghề khám chữa bệnh,…

- Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của nhànước Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà nhà nước yêu cầu các chủ thểtrong xã hội phải thực hiện

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hànhchính Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mốiquan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân

2.3 Thực trạng dịch vụ hành chính công Việt Nam

Trong nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của chính phủtrong chương trình hành động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ V banchấp hành trung ương đảng về đẩy mạnh cải cách nền hành chính, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước là một chủ trương được đảng

và nhà nước ta chỉ đạo quyết liệt trong giai đoạn gần đây Việt Nam chuẩn bịđánh giá 10 năm thực hiện cải cách hành chính nhà nước, trong quá trìnhhướng tới xây dựng mô hình cải cách hành chính phục vụ khách hàng, cán bộ,công chức trong khu vực công và các bên kinh tế, xã hội liên quan cần thamgia đầy đủ hơn nữa vào quá trình đánh giá này Việc tự đánh giá kết quả côngviệc và sự tham gia của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ

Trang 30

chức xã hội dân sự trong việc theo dõi, đánh giá vai trò của hành chính côngtrong phát triển kinh tế là việc làm rất cần thiết.

Trong những năm qua, nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chấtlượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đó là một khâu quan trọng trongthực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng hiệnđại, chuyên nghiệp Nhiều nơi đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử,tin học hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ công như trong hoạt động cấpgiấy chứng đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký xe máy, giấychứng minh thư nhân dân, ; tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công; rà soát

để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, các giấy phép còn gâyphiền hà cho người dân khi tiếp cận dịch vụ hành chính công, rút ngắn thờigian cung ứng dịch vụ Đặc biệt là sáp nhập các đơn vị hành chính theohướng tinh gọn, ví dụ như việc tinh giảm biên chế tại các cơ quan hành chínhnhà nước, việc sáp nhập một số cơ quan hành chính tại bộ công thương, việcsáp nhập các phòng đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư thành phố

Hà Nội

Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hành chính nhà nước đangthực hiện chuyển chức năng quản lý nhà nước sang các hình thức hoạt độngcung cấp dịch vụ công Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi, sự kết hợp giữanhà nước với các thành phần kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ đangtrở nên phổ biến Hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí vốn nằm trong tay nhànước đang được chuyển dịch dần sang khu vực tư (ví dụ: các văn phòng côngchứng tư), nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tiến Trong điều kiện chung hiệnnay, hoạt động cung cấp dịch vụ công đang được nhà nước thực hiện bằngnhiều biện pháp khác nhau Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ tập trungvào những loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, nhưng thiếu người cungcấp hoặc không muốn cung cấp và trong nhiều trường hợp cung cấp khônghiệu quả

Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng cung cấp dịch vụ công từphía cơ quan nhà nước ngày càng trở nên quan trọng Tuy nhiên, trong nền

Trang 31

kinh tế thị trường, việc cung cấp dịch vụ công thỏa mãn nhu cầu của ngườidân không chỉ do nhà nước đảm nhiệm, mà nó còn dần được xã hội hóa vớivai trò tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của nhànước Về mặt nguyên tắc, nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp cung cấpcác dịch vụ công mà có trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ đó được cungcấp trên thực tế.

Song hành với những cải cách về kinh tế và những đổi mới quan trọngtrong hệ thống chính trị, thì vấn đề cải cách hành chính luôn được đảng vànhà nước ta xác định là một khâu quan trọng mang tính đột phá, nhằm thựchiện chủ trương của đảng và nhà nước trong việc xây dựng nền hành chínhcông vững mạnh, chuyên nghiệp hóa, muốn đạt được mục tiêu đó phải cảicách nền hành chính quốc gia, được phản ánh khá rõ nét qua “Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, trong suốt giaiđoạn này, nền hành chính công Việt Nam đã được triển khai toàn diện trênnhiều nội dung cơ bản: Từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, xâydựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đến cải cách tàichính công và hiện đại hóa nền hành chính công

Tuy nhiên, bên cạnh đó, dịch vụ hành chính công Việt Nam cũng còntồn tại nhiều hạn chế, bất cập như:

- Dịch vụ hành chính công hoạt động kém hiệu quả do chịu sự cản trở

và tác động của chính các yếu tố của bộ máy quan liêu chậm được đổi mới,chẳng hạn như: Thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà; quy trình cung ứngdịch vụ qua nhiều tầng nấc, phòng ban, các quy trình khác nhau; sự cửaquyền, nhũng nhiễu, quan liêu của những người trực tiếp cung ứng dịch vụ

- Các thông tin cần thiết về thủ tục cũng như cách thức và quy trình thựchiện dịch vụ hành chính công, các thông tin về quy hoạch, đất đai, tàinguyên chưa được công khai rõ ràng, minh bạch, nên dễ bị những ngườicung ứng dịch vụ lợi dụng để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà Các đơn vị,

tổ chức và người dân chưa thực sự dễ dàng, thuận tiện khi tiếp cận các thôngtin trên và tiếp cận dịch vụ hành chính công

Trang 32

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các

cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương còn quá rườm rà, phức tạp vàchồng chéo, thậm chí khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau làm chongười cung ứng dịch vụ lúng túng, bị động; tổ chức, công dân tốn nhiều côngsức khi thực hiện và vô hình trung sẽ dẫn đến đẩy người dân đứng về phía đốilập với chính quyền bằng cách trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ của mình đốivới cơ quan nhà nước

- Sự phân công, phân cấp trong việc cung ứng dịch vụ công chưa thực sựđược đẩy mạnh theo hướng một công việc chỉ do một cơ quan giải quyết vàchịu trách nhiệm mà vẫn còn tình trạng cấp trên ôm đồm, chưa muốn giaohoặc chưa tin tưởng vào khả năng của cấp dưới

- Tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong việc tiếp cận dịch vụhành chính công còn khá phổ biến: Doanh nghiệp nhà nước được ưu ái hơn sovới doanh nghiệp ngoài quốc doanh; người có chức quyền hoặc thân quen dễtiếp cận các dịch vụ hơn người dân bình thường

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người cung ứng dịch vụ còn nhiềubất cập, hạn chế; đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức nhất là ngườitrực tiếp giải quyết các nhu cầu về dịch vụ hành chính công của tổ chức, côngdân sa sút, biến chất; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa được siết chặt

2.4 Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở các cơ quan nhà nước

Hiện nay, dịch vụ hành chính công trực tuyến ở nước ta được chia thành 4mức độ sau:

Trang 33

Hình 2 1 Các mức độ cung cấp dịch vụ công.

- Dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 là dịch vụ hành chính côngbảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thông tin hành chính và các vănbản có liên quan quy định về thông tin hành chính đó;

- Dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2 là dịch vụ hành chính côngtrực tuyến đảm bảo yêu cầu ở mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về cácmẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khihoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chứccung cấp dịch vụ;

- Dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 là dịch vụ hành chính côngtrực tuyến đảm bảo mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trựctuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; các giao dịchtrong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môitrường mạng; việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiệntrực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ;

- Dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ hành chính côngtrực tuyến đảm bảo mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí(nếu có) được thực hiện trực tuyến; việc trả kết quả có thể được thực hiện trựctuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng

Trang 34

Như vậy, mức độ 1 là mức độ đơn giản nhất của dịch vụ hành chính trựctuyến, mức độ 4 là mức độ hoàn chỉnh nhất của dịch vụ hành chính công trựctuyến Ở mức độ 4, người dùng được cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh mà khôngcần đến gặp trực tiếp cơ quan, tổ chức Như vậy, khi triển khai các dịch vụhành chính công trực tuyến thì người dân, doanh nghiệp có thể kết nối dễdàng với cơ quan nhà nước thông qua môi trường mạng Qua đó, người dânđược thụ hưởng dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng

ký, làm các thông tin hành chính đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu,quan liêu, phiền hà từ những công chức giải quyết thông tin hành chính Đồngthời, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến giúp cơ quan nhà nước giảm tảiđược áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa họchơn

Trong giai đoạn hiện nay, việc cung ứng dịch vụ hành chính công trựctuyến cho tổ chức và cá nhân được xác định là một trong những mục tiêutrọng tâm để hiện đại hóa nền hành chính, tiến tới xây dựng chính phủ điện

tử Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện tại các cơ quan nhà nước vẫn cònmột số hạn chế sau đây:

- Thứ nhất, các dịch vụ hành chính công chủ yếu được cung ứng ở mức độ

thấp

Hiện nay, tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 ở các

bộ, cơ quan ngang bộ và ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vẫn cònthấp Theo đó, tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến ở các bộ, cơ quanngang bộ mới đạt 75,3%, trong đó 96% là dịch vụ hành chính công trực tuyếnmức độ 1 và 2, chỉ có khoảng 4% là dịch vụ hành chính công trực tuyến mức

độ 3 và 4; tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến ở các tỉnh, thành phốthuộc trung ương là 84,1%, trong đó hơn 97% là dịch vụ hành chính công trựctuyến mức độ 1 và 2, mức độ 3 và 4 chỉ chiếm gần 3% so với dịch vụ hànhchính công đã công bố

Như vậy có thể thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ hành chính công trựctuyến hiện nay thì dịch vụ hành chính công mức độ 1 và mức độ 2 vẫn chiếm

Trang 35

số lượng rất lớn Trong khi đó, “các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức

độ 3, 4) cung cấp cho người dân và doanh nghiệp còn chưa nhiều; còn ít

hồ sơ, thông tin hành chính được nộp, xử lý trực tuyến” Báo cáo của ban chỉđạo cung cấp hành chính của chính phủ tại Hội nghị sơ kết công tác cung cấphành chính giai đoạn 2011 - 2015 và triển khai Kế hoạch cung cấp hành chínhgiai đoạn 2016 - 2020 cũng khẳng định: “Số lượng dịch vụ công cung cấptrực tuyến mức độ 3, 4 còn hạn chế”

- Thứ hai, việc xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử phục vụ cung

ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến còn hạn chế

Hiện nay, tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử (cổngthông tin điện tử) chính thức Chương trình tổng thể cung cấp hành chính giaiđoạn 2011 - 2020 xác định mục tiêu là “100% cơ quan hành chính nhà nước

từ cấp huyện trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tửcung cấp đầy đủ thông tin theo quy định; cung cấp tất cả các dịch vụ côngtrực tuyến ở mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ

3 tới người dân và doanh nghiệp” Tuy nhiên, nhiều trang thông tin điện tử(cổng thông tin điện tử) của các cơ quan nhà nước còn thiếu tính cập nhật vàkhông đầy đủ dữ liệu về hồ sơ, thủ tục liên quan đến dịch vụ hành chính công

Do đó, việc cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến vẫn còn gặp nhiềukhó khăn, chưa hiệu quả và việc giải quyết thông tin hành chính, cung ứngdịch vụ hành chính công trực tuyến lại càng khó khăn, “ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế Cơ sở dữ liệutại các cơ quan hành chính hiện nay có rất nhiều nhưng để trích xuất, chia sẻ

thông tin còn gặp nhiều vướng mắc”.

Bên cạnh đó, do chúng ta còn thiếu cơ sở dữ liệu liên quan đến tổ chức vàcông dân nên khi thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến, các

cơ quan nhà nước không đủ cơ sở để kiểm tra xem người gửi yêu cầu thựchiện dịch vụ hành chính công đó có phải là người có nhu cầu và đủ điều kiện

để giải quyết thông tin hành chính hay không Vì vậy, có thể làm lãng phí thời

Trang 36

gian của người thụ lý hồ sơ khi phải nhận các hồ sơ không có thực, giải quyếtcác thông tin hành chính cho cá nhân không đủ điều kiện.

- Thứ ba, các thông tin, thông tin hành chính liên quan đến dịch vụ hành

chính công trực tuyến chưa được cập nhật đầy đủ

Trên cổng thông tin điện tử, các cơ quan nhà nước đã công bố côngkhai thông tin hành chính để phục vụ việc thực hiện cung ứng để phụ vụ hànhchính công trực tuyến cho tổ chức, công dân Tuy nhiên, việc thống kê, ràsoát, phân chia lĩnh vực thông tin hành chính của các địa phương còn rất khácnhau, chưa thống nhất Mặt khác, nhiều quy định của pháp luật đã thay đổinhưng các thông tin hành chính để thực hiện các dịch vụ hành chính công trựctuyến vẫn chưa được cập nhật, sửa đổi, “công bố, công khai thông tin hànhchính trong thời gian qua còn chậm, còn tình trạng công khai thông tin hànhchính đã hết hiệu lực”

Theo quy định hiện hành, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm đăngtải toàn bộ thông tin về dịch vụ hành chích công trực tuyến trên cơ sở dữ liệuquốc gia về thông tin hành chính Thông tin về dịch vụ hành chính công trựctuyến phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có sự thayđổi Đồng thời, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có mục

“Dịch vụ công trực tuyến” thông báo danh mục các dịch vụ hành chính côngtrực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của dịch vụ Các dịch vụ được tổchức, phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho việc khai thác sử dụng.Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các thông tin hồ sơ về dịch vụ hành chính côngtrực tuyến trên các cổng thông tin này cũng chưa thật sự đầy đủ

- Thứ tư, đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông

tin ở nhiều cơ quan nhà nước còn thiếu

Để thực hiện việc cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến thìcần phải phát huy vai trò của đội ngũ công chức chuyên trách công nghệthông tin Tuy nhiên, theo số liệu của báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển

và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam năm 2014, tỷ lệ này ở các bộ, cơquan ngang bộ mới chỉ là 3,6%, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là

Trang 37

1,1 % Với số lượng này, các cơ quan nhà nước không thể bảo đảm cung ứngđầy đủ dịch vụ hành chính công trực tuyến theo yêu cầu chính phủ đề ra.

2.5 Tổng thể tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Nhằm thúc đẩy việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyếnngày 13/06/2011, chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2011/NĐ-CP Quyđịnh về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thôngtin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước Cùng với đó,mục tiêu thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến đã được đưa vào các chương trìnhquốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước, chính phủ đã ban hành nghị quyết số 36a/NQ-CP về chính phủ điện tử.Tại nghị quyết số 36a/NQ-CP, chính phủ đã đặt mục tiêu: Phấn đấu đến hếtnăm 2016 các bộ, ngành trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấptrực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫuvăn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức

độ 3), một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanhnghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệphí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể được thực hiệntrực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụcông trực tuyến mức độ 4)

Hình 2 2 Quy trình sử lý hồ sơ.

Trang 38

Đến năm 2014, theo báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệthông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương năm 2013 (công bố tháng 7/2014) của bộthông tin và truyền thông: đối với khối bộ, cơ quan ngang bộ (trừ văn phòngchính phủ là đơn vị không có thủ tục hành chính cần cung cấp thành dịch vụcông trực tuyến) có 14/21 đơn vị đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức

độ 3, 4/21 đơn vị đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đối với cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có 53/63 tỉnh có cung cấp dịch vụcông trực tuyến mức độ 3, 6/63 tỉnh có cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức

độ 4 Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn rất ít

Việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn gặp một số khókhăn nhất định Hiện chưa có thống kê mới nhất để cập nhật số lượng ngườidân sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở các cơ quan, đơn vị Hiện có thực tếđáng ngại là tại nhiều nơi, dù các cơ quan nhà nước, địa phương trên toànquốc đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến online nhưng người dân vẫn không

“mặn mà” mà “chung thuỷ” với thói quen sử dụng văn bản thủ công Trongkhi đó, để đầu tư xây dựng một dịch vụ công trực tuyến, nhất là những dịch

vụ mức độ 3 việc đầu tư cho các dịch vụ này rất tốn kém chi phí, thời gian vàcông sức Vậy, chúng ta cần cùng nhau đi tìm nguyên nhân vì sao mà ngườidân còn chưa mặn mà với dịch vụ công này

Theo tìm hiểu thì có 1 số nguyên nhân chính như: Nhiều người dânchưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin, mà ở đây là máy vi tính, chưa biếtmáy vi tính, Internet là gì Một khi không có máy móc, thiết bị thì rất khó nóiđến chuyện dùng dịch vụ công trực tuyến Mặt khác một bộ phận dân cư làngười dân lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật Internet còn thấpnên đây là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ nàyđến người dân Bên cạnh đó, hệ thống mạng đôi khi còn gặp trục trặc trongviệc truyền tải dữ liệu nên đôi khi việc đăng ký hay cập nhật cũng còn gặpkhó Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: tâm lý lo ngại về sự khôngthuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên đa

Trang 39

số người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng

để thực hiện Một nguyên nhân cần được nói tới ở đây là việc tuyên truyền,phổ biến về lợi ích dịch vụ công này vẫn còn nhiều hạn chế Nhiều ngườikhác không biết phải tìm các dịch vụ công trực tuyến ở đâu, chỉ nghe mangmáng là có dịch vụ như thế

Số liệu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đến cuối năm

2013, đầu năm 2014 tại báo cáo như sau:

Sơ bộ theo kiểm tra, đến đầu năm 2016, số lượng dịch vụ công trựctuyến mức độ 3, mức độ 4 của các Bộ ngành, địa phương có tăng nhưngkhông nhiều Như vậy tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4 đạt đượccòn rất nhỏ so mới mục tiêu của nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015của chính phủ

2.6 Giải pháp thúc đẩy dịch vụ hành chính công Việt Nam

Để giải quyết những hạn chế, bất cập từ thực tiễn triển khai cung cấpdịch vụ hành chính công trong nền hành chính nhà nước, cần chú trọng tậptrung vào các giải pháp cơ bản, việc cải tiến các dịch vụ công trước hết phảixuất phát từ sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, chuyển từ tư duy “quản lý”, “ápđặt” sang tư duy “phục vụ”

Ngày 14/10/2015, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành nghị quyết36a/NQ - CP về chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chínhphủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhànước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn Công khai,minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng Trong

đó, tới năm 2017, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến Theo đó,trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn vớităng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụcông trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giảnhóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tụchành chính Hồi đầu đến hết năm 2016 các bộ, ngành trung ương có 100 cácdịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng

Trang 40

điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch

vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thựchiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quảđược thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3) Bên cạnh đó, một số dịch vụ công phổ biến, liên quannhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phépngười sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trảkết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưuđiện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4)

Để làm được điều nay cần khẩn trương triển khai các giải pháp để nângcao chất lương dịch vụ công trực tuyến:

- Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉđạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của bộ chính trị, cácchương trình, kế hoạch của chính phủ và các nghị quyết, quyết định của chínhphủ, Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệthông tin; tập trung vào giải pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giảiquyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với nhữnglĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp Từng bước triểnkhai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai - xây dựng, doanhnghiệp, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chứng từ, hồ sơđiện tử

- Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp công nghệ thựchiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: phần cứng,phần mềm, đường truyền, giải pháp để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụcông trực tuyến để bảo đảm an ninh thông tin, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương được chỉ định thầu; xác định giá thuê tạm thờingắn hạn (dưới 12 tháng) nếu chưa đủ điều kiện cần thiết để xác định giá thuê

ổn định

Ngày đăng: 12/12/2018, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w