Các Anh Chị sẽ thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm này vào đầu và cuối môn học (sau khi kết thúc môn học). Bảng câu hỏi trắc nghiệm này chỉ nhằm giúp các Anh Chị (và tôi) xác định mức độ kiến thức và sự hiểu biết của các Anh Chị về SXSH cũng như chất lượng giảng dạy của môn học. Các Anh Chị hãy thực hiện bảng câu hỏi trắc nghiệm này trong vòng 30 phút: Câu 1: Phát triển bền vững có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không: a. Ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai b. Tạo ra các vấn đề ô nhiễm cho những người trên 60 tuổi c. Gia tăng dân số d. Tạo ra các khí hiệu ứng nhà kính Câu 2: Quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp đã phát triển và hình thành thông qua trình tự sau: a. Kiểm soát – ngăn ngừa – pha loãng b. Ngăn ngừa – pha loãng – kiểm soát c. Pha loãng – kiểm soát – ngăn ngừa
Trang 11
TRẮC NGHIỆM VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
HỌ TÊN & MSSV:
MỤC TIÊU CỦA ANH/ CHỊ KHI ĐĂNG KÝ MÔN HỌC SXSH LÀ GÌ?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Các Anh/ Chị sẽ thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm này vào đầu và cuối môn học (sau khi kết thúc môn học) Bảng câu hỏi trắc nghiệm này chỉ nhằm giúp các Anh/ Chị (và tôi) xác định mức độ kiến thức và sự hiểu biết của các Anh/ Chị về SXSH cũng như chất lượng giảng dạy của môn học Các Anh/ Chị hãy thực hiện bảng câu hỏi trắc nghiệm này trong vòng 30 phút:
Câu 1: Phát triển bền vững có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không:
a Ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai
b Tạo ra các vấn đề ô nhiễm cho những người trên 60 tuổi
c Gia tăng dân số
d Tạo ra các khí hiệu ứng nhà kính
Câu 2: Quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp đã phát triển và hình thành thông qua trình tự sau:
a Kiểm soát – ngăn ngừa – pha loãng
b Ngăn ngừa – pha loãng – kiểm soát
c Pha loãng – kiểm soát – ngăn ngừa
Câu 3: Để đối phó với ô nhiễm công nghiệp, cách lựa chọn giải pháp quản lý mang tính hiệu quả về chi phí là:
a Ngăn ngừa
b Pha loãng
c Không làm gì cả
d Kiểm soát
Trang 22
Câu 4: Sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm phát thải tại nguồn và hiệu quả sinh thái là…
a Những khái niệm tương tự nhau
b Những cách thức khác nhau để quản lý môi trường
c Những bước liên tiếp nhằm xử lý ô nhiễm
d Những cụm từ mô tả các hoạt động môi trường tại các nước phát triển
Câu 5: Sản Xuất Sạch Hơn là
a Một thuật ngữ mang tính học thuật mà không phù hợp đối với công nghiệp
b Một khái niệm do các nhà quản lý đề xướng nhằm thay đổi các quy định về môi trường
c Một khái niệm chỉ phù hợp cho các nhà tư vấn
d Một khái niệm về ngăn ngừa ô nhiễm có thể áp dụng cho tất cả các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ
Câu 6: Bước đầu tiên trong việc thực hiện 1 dự án sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp là những thay đổi trong các phạm vi sau:
a Công nghệ
b Các hệ thống khách hành ưa chuộng
c Thái độ, nhận thức
d Cơ sở pháp lý về tái chế chất thải
Câu 7: Khái niệm Sản Xuất Sạch Hơn bao gồm
a Làm sạch chất thải sau khi sản xuất
b Làm sạch nhà xưởng sau mỗi ca sản xuất
c Thải bỏ các chất thải một cách an toàn tại những khu vực được chấp nhận
d Tái chế các chất dư thừa trong quá trình sản xuất
Câu 8: Tất cả những giải pháp sau đây đều được gọi là các kỹ thuật SXSH, ngoại trừ
a Tái chế tại chỗ
b Điều chỉnh quy trình sản xuất
c Thay thế các nguyên liệu đầu vào
d Xử lý nước thải
Câu 9: Tất cả các khía cạnh sau đây đều rất quan trọng đối với SXSH, ngoại trừ:
a Đảm bảo quản lý nội vi tốt một cách liên tục
b Thuê các nhà thầu phụ thực hiện các công đoạn có gây ô nhiễm
c Tuyên truyền khái niệm về SXSH đến tất cả các nhân viên
d Đảm bảo SXSH luôn được lồng ghép và xuyên suốt trong công tác quản
lý doanh nghiệp
Trang 33
Câu 10: Sản Xuất Sạch Hơn có thể bao gồm tất cả các khía cạnh sau, ngoại trừ
a Gia tăng lợi nhuận
b Giảm nguy cơ tiếp xúc chất độc của công nhân
c Giảm chi phí thải bỏ và xử lý chất thải
d Gia tăng các khoản chi tiêu đối với doanh nghiệp
Câu 11: Các cơ hội Sản Xuất Sạch Hơn có thể được nhận dạng tốt nhất thông qua
a Đánh giá tác động môi trường
b Kiểm toán việc giảm chất thải
c Kiểm tra các tuân thủ về môi trường
d Phân tích vòng đời sản phẩm
Câu 12: Việc thực hiện một đánh giá Sản Xuất Sạch Hơn là nhằm thực hiện việc phân tích chi tiết các quá trình sản xuất và các dòng thải nhằm mục đích
a Xử lý chất thải
b Loại bỏ chất thải một cách hoàn toàn
c Nhận dạng các dòng thải
d Che giấu các dòng thải
Câu 13: Một báo cáo về đánh giá Sản Xuất Sạch Hơn được xem là tốt nếu trong báo cáo mô tả được
a Đặc trung của nguyên liệu đầu vào
b Một bảng cân bằng vật chất
c Một bảng cân bằng tài chính của doanh nghiệp
d Một chương trình về sản phẩm ít chi phí nhất
Câu 14: Để thực hiện một đánh giá Sản Xuất Sạch Hơn, cần có được cam kết của
a Cấp lãnh đạo
b Các giám đốc bộ phận, quản đốc phân xưởng
c Các công nhân
d Tất cả các đối tượng trên
Câu 15: Tất cả các quan điểm sau đây có thể giúp tạo ra các ý tưởng hành động Sản Xuất Sạch Hơn, ngoại trừ
a Xem xét các công trình bản của UNEP và các tổ chức khác về SXSH
b Xây dựng một mối liên lạc với UNEP/ các trung tâm SXSH quốc gia hoặc các trung tâm SXSH của các quốc gia khác
Trang 44
c Tiếp tục hoạt động sản xuất bình thường trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường
d Tham khảo/ tra cứu các dữ liệu về SXSH của UNEP
Câu 16: Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện SXSH trong một quá trình sản xuất là nhằm
a Mua các công nghệ xử lý khí thải
b Huấn luyện nhân viên/ công nhân sử dụng thiết bị đúng cách
c Thuê các nhà tư vấn thực hiện SXSH
d Lắp đặt các thiết bị lọc tại các ống khói thải
Câu 17: Các giải pháp SXSH nên
a Thực hiện một lần
b Thực hiện một lần khi có sự cố môi trường được phát hiện
c Chỉ thực hiện khi quy định pháp lý về môi trường được thông qua
d Thực hiện liên tục
Câu 18: Theo quan điểm của kinh doanh, thực hiện dự án sản xuất sạch hơn được xem là
a Thường phải tốn tiền
b Không phải tốn tiền
c Thời gian hoàn vốn lâu
d Không thể thực hiện được
Câu 19: Thực hiện các giải pháp SXSH không cần thiết phải
a Huấn luyện nhân viên
b Có sự hợp tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp
c Thay đổi thái độ quản lý của cấp lãnh đạo
d Áp dụng kỹ thuật cao
Câu 20: “SXSH không thể khả thi đối với các nước đang phát triển có mức thu nhập đầu người dưới 1.000 USD” Nhận định này là
a Sai
b Đúng
c Thường là đúng
d Cần xem xét
Trang 55
Câu 21: Việc tuyên truyền SXSH cho một doanh nghiệp bao gồm các bước sau, ngoại trừ
a Sự tham gia và liên quan của tất cả nhân viên
b Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ
c Giám sát và đánh giá
d Thực hiện cân bằng vật chất
Câu 22: Trở ngại điển hình trong quá trình thực hiện SXSH trong một nhà máy
là
a Sự ù lỳ của lãnh đạo và công nhân trong việc thay đổi thái độ và thói quen hằng ngày của họ
b Thiếu các giải pháp SXSH
c Thiếu tiền
d Quy mô của nhà máy
Câu 23: Các yếu tố nào sau đây không phải là một rào cản của SXSH
a Thiếu nguồn lực tài chính
b Không có đầy đủ về thông tin và công nghệ
c Thái độ của nhân viên sợ sự thay đổi
d Các dự án trình diễn/ thử nghiệm
Câu 24: sản xuất sạch hơn chỉ phù hợp với
a Các nhà máy tại các nước đang phát triển
b Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia
c Tất các các nhà máy, không phụ thuộc vào qui mô, vị trí địa lý (ở các nước phát triển hay đang phát triển)
d Ngành công nghiệp dệt nhuộm
Câu 25: Khó khăn chính trong việc phân tích chi phí – lợi nhuận thường là
a Định lượng các tác động đến sức khỏe con người
b Ước lượng chi phí
c Xác định mức lợi nhuận
d Các phép tính số học