1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Có nên làm chuyên viên pháp chế doanh nghiệp hay không

2 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,4 KB

Nội dung

Có nên làm Chuyên viên Pháp chế doanh nghiệp hay không? Ở bài trước mình đã đề cập đến một số vấn đề mà mình rút ra được về nghề Luật sư tranh tụng. Cũng nhận được một số ý kiến phản hồi. Nay với kinh nghiệm thực tế mình từng kinh qua, mình xin chia sẻ một chút về những đặc điểm, tính chất công việc của một Pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhu cầu về pháp lý đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày một lớn, đặc biệt là với những doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam. Thay vì thuê Luật sư hay ký hợp đồng dịch vụ pháp lý tư vấn thường xuyên với các hãng Luật thì các doanh nghiệp đã lập cho mình riêng phòngban pháp lý nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho tất cả các hoạt động của mình. Nhiều người nghĩ rằng Pháp chế là một Luật sư của doanh nghiệp. Ý kiến này không sai nhưng chưa đầy đủ, bởi tính chất công việc khác rất nhiều so với công việc của một Luật sư. Khác như thế nào thì mời các bạn theo dõi hết bài viết này nhé. 1. Làm Pháp chế có tính chất đặc thù công việc: Đối với các nghề như Công chứng viên, Luật sư thì đi đâu các bạn cũng có công việc màng tính chất chung. Công chứng thì ký công chứng hợp đồng giao dịch… Luật sư thì đi bảo vệ quyền lợi, tư vấn cho khách hàng… Tuy nhiên riêng với Pháp chế thì không giống vậy. Tính chất công việc của một Pháp chế còn tùy thuộc vào loại hình công ty bạn làm việc, ngành nghề kinh doanh chính mà công ty bạn làm là gì và phạm vi công việc mà lãnh đạo giao cho pháp chế ra sao. Mình lấy ví dụ, pháp chế của một công ty kinh doanh bất động sản thì đòi hỏi nhiều về kiến thức pháp lý đầu tư, đất đai. Một pháp chế của một công ty kinh doanh FB thì đòi hỏi các một pháp chế phải hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm. Pháp chế của một doanh nghiệp sản xuất tính chất công việc khác rất nhiều với pháp chế của một doanh nghiệp thương mại… Chính vì vậy, khi nhảy việc từ một công ty này sang công ty khác có lĩnh vực kinh doanh khác, một người Pháp chế phải cần thời gian để thích nghi và làm quen với công việc chứ không thể bắt tay vào làm ngay như một Công chứng viên nhảy từ Văn phòng này sang Văn phòng khác. Mặc dù có những đặc thù công việc như mình đã nói ở trên, nhưng những Pháp chế làm việc có kinh nghiệm rồi thì việc bắt nhịp với công việc mới sẽ có những thuận lợi nhất định. Bởi đi sâu vào chi tiết thì công việc sẽ khác nhau. Nhưng suy cho cùng thì ở doanh nghiệp nào cũng vậy, người Pháp chế là người đảm bảo an toàn pháp ý một cách có lợi nhất cho công ty của mình, thậm chí là.. bất chấp hành vi, thủ đoạn. 2. Pháp chế làm những công việc của một Luật sư Doanh nghiệp càng lớn thì công việc này càng nhiều. Bởi doanh nghiệp lớn thì các hợp đồng mua bán, giao dịch nhiều, khả năng xảy ra tranh chấp, kiện tụng càng cao. Chính vì vậy những công việc của một Luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi… Pháp chế thường được tiếp cận và động tay vào làm trực tiếp. Chính vì vậy, với vị trí pháp chế nếu bạn trang bị cho minh kỹ năng, kiến thức và thẻ hành nghề Luật sư thì vô cùng lợi thế cho chính bạn cũng như lợi thế cho ông ty bạn làm. Tuy nhiên, những việc liên quan đến tranh tụng của một pháp chế phần lớn gói gọn trong các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, phần nào đó là tranh chấp lao động… phạm vi công việc không rộng giống một người hành nghề Luật sư. Nhưng không gói gọn chỉ là những công việc như trên đâu các bạn ạ. Như mình đã đề cập, tùy vào phạm vi công việc của ban lãnh đạo giao cho pháp chế là như thế nào thì mỗi pháp chế ở một công ty có đặt thù khác nhau. Và pháp chế không chỉ dừng lại ở việc review hợp đồng, soạn hợp đồng, tranh tụng tại tòa… mà nhiều nơi công ty còn phân công cho pháp chế kiêm luôn những công việc đối ngoại như đi giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với các cơ quan nhà nước để thuận tiện trong công việc. Cho nên việc có một “tí” tửu lượng, khôn khéo trong giao tiếp giúp bạn rất nhiều. 3. Làm pháp chế không “oai” như nhiều người vẫn nghĩ Có nhiều quan điểm cho rằng, một pháp chế trong công ty thường tiếng nói trong công việc rất có trọng lượng, bởi không ai muốn gặp phải rủi ro pháp lý cả, mỗi khi có bộ phận nào cần nhờ đến pháp chế thì chắc hẳn họ phải rất cần mình. Nhưng thực tế đôi khi lại phũ phàng. Đặc biệt là ở Việt Nam, trước đây đa số các doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn thường xuyên của các hãng Luật. Tuy nhiên thời gian gần đây nhận thức dần được thay đổi, suy cho cùng một Luật sư tư vấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn, hay là đi “giải quyết” hậu quả mà doanh nghiệp lỡ gây ra chứ không thể “nằm gai nếm mật” cùng doanh nghiệp để đạt được hiệu quả công việc tối đa được. Cho nên nhu cầu tuyển dụng pháp chế, một người biết Luật, am hiểu doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của riêng mình nở rộ trong những năm gần đây. Chính vì nở rộ trong những năm gần đây, cho nên nhiều doanh nghiệp mặc dù có pháp chế nhưng vẫn làm việc theo thói quen của mình từ trước đến nay. Như trải nghiệm thực tế của mình, làm việc tại một công ty sản xuất gạch men có tiếng và quy mô rất lớn ở Việt Nam. Theo nội quy công ty thì mọi hợp đồng mua – bán hàng hóa phải được pháp chế thông qua mới được ký với đối tác. Tuy nhiên khi tiếp nhận các hợp đồng mua hàng quốc tế từ bộ phận mua hàng, các hợp đồng rất sơ sài, mình đề nghị sửa hợp đồng để tránh rủi ro nhưng nhận lại được là những sự hằn học khó chịu với lý do “sửa hợp đồng thì trễ hàng ai chịu trách nhiệm”, rồi các lý do biện minh như “đây là đối tác quen thuộc, không có vấn đề gì phát sinh đâu”. Có những hợp đồng giá trị đến cả triệu đô nhưng mỗi lần đề nghị sửa đều nhận lại những thái độ như thế. Cho nên làm một pháp chế rất dễ bị ghét. Đặc biệt là phòng mua hàng và phòng bán hàng. Mua hàng thì với lý do trễ hàng ảnh hưởng tiến độ sản xuất, bán hàng thì mới lý do chậm quá người ta không mua không đạt doanh thu”. Mà làm việc không đúng “rules” thì bị sếp chửi. Cho nên nói vui rằng làm pháp chế là làm dâu 2 3 họ cũng không ngoa tí nào. 4. Làm Pháp chế đôi khi phải biết “bất chấp” Vấn đề này thì tùy quan điểm mỗi người khi làm việc chứ không có tính phổ quát chung. Trong thực tế công việc của một pháp chế, thường xuyên phải va chạm với các cơ quan nhà nước như Tòa án, Thi hành án, Quản lý thị trường, CSĐT… chính vì vậy đôi khi trong công việc, bạn nhận được những chủ trương, chỉ đạo của cấp trên là “bằng mọi giá” phải đem quyền lợi về cho công ty của mình, bất kể việc bạn có thực hiện công việc của mình có đúng luật hay không. Có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của một pháp chế, là làm lợi cho công ty bằng “mọi giá”. Cũng có quan điểm cho rằng làm nghề Luật thì phải biết rủi ro đến đâu, đừng đẩy bản thân mình vào vòng lao lý. Mình thì không khẳng định cái nào đúng, cái nào sai bởi thế giới quan của mỗi người một khác nhau. Sống và làm việc sao bản thân mình thấy “được” là được. Bản thân mình khi bị sếp bắt cầm một cục tiền khá lớn để đi “mềm dẻo” với Hải quan để thủ tục thông quan thuận tiện, mình từ chối và viết luôn cái đơn nghỉ việc. Và tính đến bây giờ mình vẫn không ân hận vì quyết định của mình lúc đó. Trên là những cảm nhận riêng của cá nhân mình về công việc của một pháp chế, việc nên hay không nên thì tùy mỗi bạn dựa trên năng lực, tố chất của bản thân để quyết định chứ mình không đưa ra lời khuyên. Trên diễn đàn chắc cũng nhiều anh chị theo nghề này, mong nhận được chia sẻ thêm từ các anh chị ạ.

Trang 1

Có nên làm Chuyên viên Pháp chế doanh

nghiệp hay không?

Ở bài trước mình đã đề cập đến một số vấn đề mà mình rút ra được về nghề Luật sư tranh tụng Cũng nhận được một số ý kiến phản hồi Nay với kinh nghiệm thực tế mình từng kinh qua, mình xin chia sẻ một chút về những đặc điểm, tính chất công việc của một Pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam

Nhu cầu về pháp lý đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày một lớn, đặc biệt là với những doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam Thay vì thuê Luật sư hay ký hợp đồng dịch vụ pháp lý tư vấn thường xuyên với các hãng Luật thì các doanh nghiệp đã lập cho mình riêng phòng/ban pháp lý nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho tất cả các hoạt động của mình Nhiều người nghĩ rằng Pháp chế là một Luật sư của doanh nghiệp Ý kiến này không sai nhưng chưa đầy đủ, bởi tính chất công việc khác rất nhiều so với công việc của một Luật sư Khác như thế nào thì mời các bạn theo dõi hết bài viết này nhé

1 Làm Pháp chế có tính chất đặc thù công việc:

Đối với các nghề như Công chứng viên, Luật sư thì đi đâu các bạn cũng có công việc màng tính chất chung Công chứng thì ký công chứng hợp đồng giao dịch… Luật sư thì đi bảo vệ quyền lợi, tư vấn cho khách hàng… Tuy nhiên riêng với Pháp chế thì không giống vậy Tính chất công việc của một Pháp chế còn tùy thuộc vào loại hình công ty bạn làm việc, ngành nghề kinh doanh chính mà công ty bạn làm là gì và phạm vi công việc

mà lãnh đạo giao cho pháp chế ra sao

Mình lấy ví dụ, pháp chế của một công ty kinh doanh bất động sản thì đòi hỏi nhiều về kiến thức pháp lý đầu

tư, đất đai Một pháp chế của một công ty kinh doanh F&B thì đòi hỏi các một pháp chế phải hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm Pháp chế của một doanh nghiệp sản xuất tính chất công việc khác rất nhiều với pháp chế của một doanh nghiệp thương mại… Chính vì vậy, khi nhảy việc từ một công ty này sang công ty khác có lĩnh vực kinh doanh khác, một người Pháp chế phải cần thời gian để thích nghi và làm quen với công việc chứ không thể bắt tay vào làm ngay như một Công chứng viên nhảy từ Văn phòng này sang Văn phòng khác Mặc dù có những đặc thù công việc như mình đã nói ở trên, nhưng những Pháp chế làm việc có kinh nghiệm rồi thì việc bắt nhịp với công việc mới sẽ có những thuận lợi nhất định Bởi đi sâu vào chi tiết thì công việc sẽ khác nhau Nhưng suy cho cùng thì ở doanh nghiệp nào cũng vậy, người Pháp chế là người đảm bảo an toàn pháp ý một cách có lợi nhất cho công ty của mình, thậm chí là bất chấp hành vi, thủ đoạn

2 Pháp chế làm những công việc của một Luật sư

Doanh nghiệp càng lớn thì công việc này càng nhiều Bởi doanh nghiệp lớn thì các hợp đồng mua bán, giao dịch nhiều, khả năng xảy ra tranh chấp, kiện tụng càng cao Chính vì vậy những công việc của một Luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi… Pháp chế thường được tiếp cận

và động tay vào làm trực tiếp Chính vì vậy, với vị trí pháp chế nếu bạn trang bị cho minh kỹ năng, kiến thức và thẻ hành nghề Luật sư thì vô cùng lợi thế cho chính bạn cũng như lợi thế cho ông ty bạn làm Tuy nhiên, những việc liên quan đến tranh tụng của một pháp chế phần lớn gói gọn trong các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, phần nào đó là tranh chấp lao động… phạm vi công việc không rộng giống một người hành nghề Luật sư Nhưng không gói gọn chỉ là những công việc như trên đâu các bạn ạ Như mình đã đề cập, tùy vào phạm vi công việc của ban lãnh đạo giao cho pháp chế là như thế nào thì mỗi pháp chế ở một công ty có đặt thù khác nhau Và pháp chế không chỉ dừng lại ở việc review hợp đồng, soạn hợp đồng, tranh tụng tại tòa… mà nhiều nơi công ty còn phân công cho pháp chế kiêm luôn những công việc đối ngoại như đi giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với các cơ quan nhà nước để thuận tiện trong công việc Cho nên việc có một “tí” tửu lượng, khôn khéo trong giao tiếp giúp bạn rất nhiều

Trang 2

3 Làm pháp chế không “oai” như nhiều người vẫn nghĩ

Có nhiều quan điểm cho rằng, một pháp chế trong công ty thường tiếng nói trong công việc rất có trọng lượng, bởi không ai muốn gặp phải rủi ro pháp lý cả, mỗi khi có bộ phận nào cần nhờ đến pháp chế thì chắc hẳn họ phải rất cần mình Nhưng thực tế đôi khi lại phũ phàng Đặc biệt là ở Việt Nam, trước đây đa số các doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn thường xuyên của các hãng Luật Tuy nhiên thời gian gần đây nhận thức dần được thay đổi, suy cho cùng một Luật sư tư vấn cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn, hay là đi “giải quyết” hậu quả

mà doanh nghiệp lỡ gây ra chứ không thể “nằm gai nếm mật” cùng doanh nghiệp để đạt được hiệu quả công việc tối đa được Cho nên nhu cầu tuyển dụng pháp chế, một người biết Luật, am hiểu doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của riêng mình nở rộ trong những năm gần đây Chính vì nở rộ trong những năm gần đây, cho nên nhiều doanh nghiệp mặc dù có pháp chế nhưng vẫn làm việc theo thói quen của mình từ trước đến nay Như trải nghiệm thực tế của mình, làm việc tại một công ty sản xuất gạch men có tiếng và quy mô rất lớn ở Việt Nam Theo nội quy công ty thì mọi hợp đồng mua – bán hàng hóa phải được pháp chế thông qua mới được ký với đối tác Tuy nhiên khi tiếp nhận các hợp đồng mua hàng quốc tế từ bộ phận mua hàng, các hợp đồng rất sơ sài, mình đề nghị sửa hợp đồng để tránh rủi ro nhưng nhận lại được là những sự hằn học khó chịu với lý do “sửa hợp đồng thì trễ hàng ai chịu trách nhiệm”, rồi các lý do biện minh như “đây là đối tác quen thuộc, không có vấn đề gì phát sinh đâu” Có những hợp đồng giá trị đến cả triệu đô nhưng mỗi lần đề nghị sửa đều nhận lại những thái độ như thế Cho nên làm một pháp chế rất dễ bị ghét Đặc biệt là phòng mua hàng và phòng bán hàng Mua hàng thì với lý do trễ hàng ảnh hưởng tiến độ sản xuất, bán hàng thì mới lý do chậm quá người ta không mua không đạt doanh thu” Mà làm việc không đúng “rules” thì bị sếp chửi Cho nên nói vui rằng làm pháp chế là làm dâu 2 3 họ cũng không ngoa tí nào

4 Làm Pháp chế đôi khi phải biết “bất chấp”

Vấn đề này thì tùy quan điểm mỗi người khi làm việc chứ không có tính phổ quát chung Trong thực tế công việc của một pháp chế, thường xuyên phải va chạm với các cơ quan nhà nước như Tòa án, Thi hành án, Quản lý thị trường, CSĐT… chính vì vậy đôi khi trong công việc, bạn nhận được những chủ trương, chỉ đạo của cấp trên là “bằng mọi giá” phải đem quyền lợi về cho công ty của mình, bất kể việc bạn có thực hiện công việc của mình có đúng luật hay không Có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của một pháp chế, là làm lợi cho công ty bằng “mọi giá” Cũng có quan điểm cho rằng làm nghề Luật thì phải biết rủi ro đến đâu, đừng đẩy bản thân mình vào vòng lao lý Mình thì không khẳng định cái nào đúng, cái nào sai bởi thế giới quan của mỗi người một khác nhau Sống và làm việc sao bản thân mình thấy “được” là được Bản thân mình khi bị sếp bắt cầm một cục tiền khá lớn để đi “mềm dẻo” với Hải quan để thủ tục thông quan thuận tiện, mình từ chối và viết luôn cái đơn nghỉ việc Và tính đến bây giờ mình vẫn không ân hận vì quyết định của mình lúc đó

Trên là những cảm nhận riêng của cá nhân mình về công việc của một pháp chế, việc nên hay không nên thì tùy mỗi bạn dựa trên năng lực, tố chất của bản thân để quyết định chứ mình không đưa ra lời khuyên Trên diễn đàn chắc cũng nhiều anh chị theo nghề này, mong nhận được chia sẻ thêm từ các anh chị ạ

Ngày đăng: 10/12/2018, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w