Trong bối cảnh NHPT chưa thể xây dựng ngay cho mình một lộ trình mang tính chiến lược phát triển CNTT thì việc xây dựng và triển khai đề án phát triển CNTT sẽ mang tính khả thi và ứng dụ
Trang 1TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CNTT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM VDB
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Tên đơn vị: Ngân Hàng Phát triển Việt nam
Năm thành lập : 2006
Vốn điều lệ : 10.000 tỷ VND
Quy mô tài sản: 300.000 tỷ VND kế hoạch đến 2020 đạt 500.000 tỷ VND
Địa chỉ : 25 A Cát Linh, Đống Đa, Hà nội
Tel: 04.37365 659
Fax: 04 37 365 672
Website: http://www.vdb.gov.vn
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng Việt Nam, NHPT có một vị trí đặc biệt và đóng vai trò là công cụ đắc lực của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước Với định hướng chiến lược phát triển thành một ngân hàng chuyên nghiệp hiện đại, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách, NHPT không thể không xây dựng và phát triển một hệ thống CNTT hiện đại Điều này gây nên sức ép nhưng cũng mở ra một cơ hội lớn cho sự phát triển của hệ thống CNTT Trong bối cảnh NHPT chưa thể xây dựng ngay cho mình một lộ trình mang tính chiến lược phát triển CNTT thì việc xây dựng và triển khai đề án phát triển CNTT sẽ mang tính khả thi
và ứng dụng cao trong các hoạt động ngắn và trung hạn, góp phần quan trọng tạo nên nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển CNTT sau này của NHPT
1 Mục tiêu của đề án:
Bản đề án nghiên cứu, đánh giá thực trạng CNTT của NHPT từ đó đề xuất những yêu cầu chung mang tính định hướng tổng thể đối với hệ thống CNTT
(1) Xây dựng được hệ thống CNTT hiện đại, đáp ứng các yêu cầu hoạt động
Trang 2(2) Duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực cả về chất và lượng
(3) Tăng cường chất lượng, hiệu quả trong công tác khai thác, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ điều hành của lãnh đạo các cấp
(4) Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế rút ngắn thời gian, quy trình hóa thủ tục triển khai các dự án CNTT trong khuôn khổ tuân thủ các qui định pháp lý của Nhà nước
2 Phạm vi
Đề án được nghiên cứu để áp dụng cho hệ thống CNTT của toàn ngành NHPT (bao gồm Hội sở chính và các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT) Đề án dừng lại ở mức nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống CNTT của NHPT, từ đó đề xuất những giải pháp, những nhiệm vụ cơ bản phải triển khai Những giải pháp chi tiết về công nghệ,
lộ trình, kinh phí dự tính chỉ là mức tổng thể
Để đảm bảo tính khả thi, đề án áp dụng cho giai đoạn từ 2014 đến 2019 và có tính đến tầm nhìn 2030
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CNTT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Dưới đây là đánh giá, phân tích chi tiết từng nội dung của hệ thống CNTT tại NHPT:
a Hệ thống hạ tầng, thiết bị CNTT
1.1 H th ng thi t b CNTT ệ thống thiết bị CNTT ống thiết bị CNTT ết bị CNTT ị CNTT
a) Công tác mua sắm, bàn giao sử dụng
Hiện nay về cơ bản NHPT đã trang bị đủ cho toàn ngành các thiết bị CNTT theo kế hoạch mua sắm hàng năm
Công tác mua sắm hiện nay chậm so với yêu cầu phát sinh, thông thường triển khai một đợt mua sắm là 2 năm/lần
Trang 3b) Công tác quản lý, bảo trì bảo hành và thanh lý thiết bị CNTT:
Các thiết bị tin học đều được quản lý tại Trung tâm CNTT và bộ phận tin học tại các Chi nhánh/Sở giao dịch, định kỳ 3 tháng/lần các đơn vị báo cáo tình hình sử dụng thiết bị CNTT về HSC (Trung tâm CNTT)
1.2 Hệ thống mạng truyền thông.
NHPT đã triển khai dự án nâng cấp hạ tầng truyền thông với 3 giai đoạn triển khai, đến nay đã hoàn thành việc triển khai cả 3 giai đoạn
Mô hình mạng của NHPT được chia làm 3 Trung tâm miền NHPT đã thuê 2 kênh truyền của 2 nhà cung cấp khác nhau, không chung hạ tầng của nhau là VNTP và FPT
để tránh quá tải trong giao dịch hàng ngày
Như vậy, hệ thống mạng truyền thông của NHPT đã hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, là
cơ sở để triển khai các dịch vụ gia tăng khác như hội nghị truyền hình trực tuyến, điện thoại nội bộ trên hệ thống này
1.3 Hệ thống trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng
NHPT đã thành công trong việc triển khai tập trung dữ liệu tại HSC, tuy nhiên, tại HSC hiện nay chưa thực sự là Trung tâm dữ liệu (Data Center) theo đúng tiêu chuẩn
mà chỉ là phòng chứa các máy chủ
Hiện nay NHPT chưa có trung tâm dự phòng riêng mà chỉ có dự phòng ở mức đơn giản nhất là “nhân đôi các thiết bị CNTT quan trọng”
Trung tâm dữ liệu (và Trung tâm dự phòng) là cơ sở, là điều kiên rất quan trọng để triển khai các dự án hiện đại hóa của NHPT trong tương lai Đây là một điểm yếu quan trọng của NHPT hiện nay
2 Hệ thống phần mềm ứng dụng
1.2.1 Phần mềm lõi Core banking
Trang 4Nhờ có sự tài trợ của World Bank, các ngân hàng tại Việt Nam được triển khai dự
án hiện đại hóa, trong đó có tiểu dự án về CNTT Theo đó các ngân hàng ứng dụng phần mềm lõi (được gọi là CORE-BANKING) theo tiêu chuẩn quốc tế để quản lý và triển khai hoạt động nghiệp vụ của mình
Qua 2 năm xây dựng và triển khai, đến nay phần mềm VDB online đóng vai trò như phần mềm CORE của NHPT, đã tạo một bước đệm quan trọng để NHPT từng bước chuẩn hóa và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, qua đó:
- Kiểm soát được số liệu toàn ngành chính xác, kịp thời
- Giảm được nhiều báo cáo mà Chi nhánh phải gửi về HSC
- Nâng cao trình độ cán bộ toàn ngành, thay đổi cách thức triển khai công việc
- Giảm được nhiều sai sót nhờ việc tự động hạch toán
- Quản lý thống nhất khách hàng, đáp ứng tốt việc thanh toán tập trung NHPT Tuy nhiên, sau khoảng 3 năm sử dụng, phần mềm đã bộc lộ một số bất cập như sau:
- Chưa bao phủ được hết các mảng nghiệp vụ hoạt động của NHPT
- Tính ổn định của phần mềm chưa cao Công nghệ của phần mềm đã lạc hậu theo thời gian, việc mở rộng/bổ sung nghiệp vụ ngày càng hạn chế
- Hệ thống hay bị quá tải khi số lượng giao dịch
- Hệ thống báo cáo tích hợp chung với hệ thống giao dịch
- Phụ thuộc vào đối tác có mức độ chuyên nghiệp chưa đạt đẳng cấp toàn cầu về Core-banking
Việc thay thế phần mềm VDB online bằng phần mềm CORE-BANKING hiện đại theo chuẩn quốc tế là nhu cầu rất cần thiết Tuy nhiên, việc thay đổi sang sử dụng CORE-BANKING từ nước ngoài là phức tạp, rất tốn kém về nguồn lực và đòi hỏi phải
có sự quyết liệt trong công tác triển khai dự án Đây là vấn đề lớn nhất của hệ thống CNTT tại NHPT hiện nay
Trang 51.2.2 Các phần mềm vệ tinh (phần mềm ngoài Core)
Đối với NHPT, hiện nay có những phần mềm vệ tinh sau đây:
Quản lý mã khóa bảo mật
Quản lý thanh toán Thuỷ điện Sơn
Thanh toán điện tử Liên ngân hàng
Những phần mềm vệ tinh nói trên đang hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu của NHPT
1.2.3 Phần mềm tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý điều hành
Để thực hiện việc tự động kết xuất các báo cáo đầu ra phục vụ hoạt động, các phần mềm này kết xuất báo cáo với dữ liệu được lấy từ kho dữ liệu của phần mềm VDB online:
Hệ thống báo cáo phục vụ điều hành HO Report
Hệ thống báo cáo thống kê gửi NHNN
Phần mềm tra cứu thông tin toàn ngành
1.2.4 Các phần mềm công cụ khác
Đây là các phần mềm công cụ phục vụ cho những mục đích khác mà dữ liệu có sự độc lập tương đối so với hệ thống giao dịch nghiệp vụ chính hàng ngày của NHPT Các phần mềm trên hiện nay đang đáp ứng cơ bản yêu cầu của các đơn vị, bộ phận liên quan Trong tương lai sẽ triển khai việc tích hợp 2 hệ thống thư tín điện tử nói trên thành một hệ thống duy nhất với công nghệ mới nhằm thuận tiện cho việc sử dụng và quản lý toàn ngành
1.2.5 Các phần mềm có tính chất nền tảng hệ thống
Đây là các phần mềm riêng phục vụ cho việc triển khai, quản lý hệ thống hạ tầng CNTT, bao gồm các phần mềm hệ thống như hệ điều hành, phần mềm quản trị cơ sở
Trang 6dữ liệu, các phần mềm vận hành thiết bị, phần mềm công cụ, phần mềm lớp giữa, các phần mềm phòng chống virus, an ninh bảo mật v.v
III PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CNTT CỦA NHPT
3 Những điểm mạnh của hệ thống CNTT
Đến nay hệ thống CNTT của NHPT đã có những điểm mạnh như sau:
+ Dữ liệu tập trung, quản lý thống nhất số liệu toàn ngành hàng ngày
+ Số liệu không còn sai lệch
+ Hệ thống CNTT đã trở thành phương tiện làm việc không thể thiếu hàng
+ Đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ điều hành hàng ngày và báo cáo các cơ quan nhà nước
+ Cho phép HSC theo dõi, kiểm soát hoạt động của toàn ngành
+ Cho phép thực hiện các loại giao dịch đặc thù “xuôi - ngược - chuyển đổi - điều chỉnh” của NHPT
Nhìn chung, hệ thống CNTT hiện tại đã có nhiều tiến bộ song vẫn chưa thực sự đáp ứng được hết yêu cầu hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai, nặng về phục
vụ cho nhu cầu hoạt động cấp thời của NHPT, vẫn còn nhiều mảng nghiệp vụ của NHPT vẫn chưa được tin học hoá
4 Những điểm hạn chế của hệ thống CNTT:
Hệ thống CNTT của NHPT còn một số hạn chế sau:
+ Việc cung cấp/bổ sung trang thiết bị cho toàn ngành thường chậm so với yêu cầu do quy trình thủ tục đầu tư kéo dài
+ Chưa có Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dự phòng đạt tiêu chuẩn
+ Phần mềm lõi VDB online có nhiều bất cập, hạn chế về xử lý và công nghệ, chưa có CORE hiện đại theo chuẩn mực quốc tế
Trang 7+ Nhiều mảng nghiệp vụ chưa được tin học hóa: Quản lý tài sản đảm bảo tiền vay, phân loại nợ tự động, quản lý vốn ODA, bảo lãnh…
+ Kho dữ liệu chưa được chuẩn hóa, phần mềm báo cáo còn ở mức đơn giản, chưa chuyên nghiệp
+ Triển khai các phần mềm ứng dụng khó khăn vì quy trình nghiệp vụ chưa ổn đinh, xác định nhu cầu quản lý nghiệp vụ và việc lựa chọn đối tác xây dựng phần mềm Mức
độ quan tâm của nhiều đơn vị nghiệp vụ về CNTT còn chưa cao, chưa chuẩn hóa được
và thiếu nhất quán về chỉ tiêu quản lý
+ Chưa xây dựng được quy trình quản lý chất lượng phần mềm, hiệu quả sử dụng phần mềm không đồng đều
+ Lực lượng cán bộ CNTT còn mỏng, công tác đào tạo chưa được nâng cao và chuyên sâu
+ Công tác an ninh CNTT chưa được thẩm định, đánh giá độc lập Chưa quản lý tập trung và kiểm soát được việc sử dụng thiết bị CNTT của người dùng cuối
+ Chưa xây dựng được chiến lược hiện đại hóa CNTT với phương pháp luận và tầm nhìn hệ thống từ các tổ chức tư vấn quốc tế chuyên nghiệp
5 Những cơ hội khi xây dựng hệ thống CNTT cho NHPT VN
Như vậy, hệ thống CNTT hiện tại mới chỉ đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ trong ngắn hạn Với định hướng chiến lược phát triển NHPT thành một tổ chức tài chính hùng mạnh ngang tầm các ngân hàng phát triển quốc gia trong khu vực, nhu cầu hiện đại hoá hệ thống tin học của NHPT càng trở nên bức thiết hơn lúc nào hết Có thể khẳng định: ngay từ bây giờ, nếu không nhanh chóng hoàn thiện, phát triển hệ thống thông tin NHPT thì hệ thống tin học sẽ không thể đáp ứng được sự phát triển của hệ thống NHPT trong tương lai
6 Những thách thức khi xây dựng hệ thống CNTT cho NHPT VN
Trang 8- Các phần mềm ứng dụng tại NHPT chủ yếu thuê đối tác bên ngoài xây dựng, Trung tâm CNTT đóng vai trò là cầu nối với các đơn vị nghiệp vụ để cùng xây dựng bài toán nghiệp vụ cho đối tác triển khai xây dựng phần mềm sau đó tiếp nhận chuyển giao công nghệ và quản lý hỗ trợ vận hành sau này
- Trong quá trình triển khai các dự án phần mềm đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện do:
+ Xác định đề bài chi tiết khó khăn, kéo dài, hay thay đổi dẫn đến chậm dự án + Khó khăn trong việc lựa chọn đối tác xây dựng/triển khai với nhiều rủi ro về nguồn lực cũng như kinh nghiệm của đối tác
+ Nghị định 102/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện khó vận dụng tại NHPT trong bối cảnh cần triển khai gấp các dự án CNTT Chính sự chậm trễ này gây lãng phí nguồn lực cho NHPT:
Mất nhiều thời gian và nhân lực cho việc chuẩn bị
Mất chi phí cơ hội trong hoạt động nghiệp vụ khi triển khai chậm các dự
án CNTT;
Một vấn đề nữa, không chỉ riêng của ngành ngân hàng, đó là sự lãng phí
do thiết bị công nghệ thông tin mất giá
IV. SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Ngân hàng phát triển Việt nam là công cụ thực thi chính sách phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
Vì vậy, không có đối thủ cạnh tranh trong ngành Các thể chế tài chính khác tương tự trên thế giới trong khuôn khổ bài viết của môn học không có điều kiện nghiên cứu để so sánh
Trang 9V KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HIỆN ĐẠI HÓA CNTT TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
1 Xây dựng chiến lược phát triển CNTT
* Khái quát chiến lược phát triển CNTT của các ngân hàng thương mại
Chiến lược CNTT phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Chiến lược của NH phải rõ ràng làm căn cứ xây dựng chiến lược CNTT, trong đó mỗi bước đi phải xây dựng được các mục tiêu về nhân lực, truyền thông, phần cứng, phần mềm, Chiến lược CNTT có thể cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với xu thế CNTT và hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
* Kinh nghiệm lựa chọn tư vấn
Hầu như tất cả các nhà tư vấn lớn (PWC, IBM, Deloitte….) có tên tuổi đều sẽ đáp ứng được yêu cầu tư vấn của ngân hàng Quan trọng ở đây không phải chọn nhà tư vấn nào mà là chọn được nhân sự cần thiết và đáp ứng yêu cầu công việc tư vấn
Đặc biệt với tư vấn có yếu tố nước ngoài, ngân hàng yêu cầu thường trực 100% làm việc tại Việt Nam hoặc ít nhất là 3 ngày trong tuần để tiện trao đổi, làm việc Rào cản về ngôn ngữ là vấn đề khá khó khăn khi làm việc với đối tác nước ngoài, xóa bỏ rào cản này, NHCT và NHĐT đã tuyển một đội ngũ chuyên dịch thuật để làm việc với
tư vấn
2 Chuyển đổi core-banking
* Thuê tư vấn lựa chọn chuyển đổi core
- Quan điểm thuê tư vấn lựa chọn chuyển đổi core
Các lời khuyên từ ngân hàng thương mại đều là nên thuê tư vấn lựa chọn chuyển đổi core-banking Các đơn vị tư vấn làm việc bài bản, tư duy, cách thức tiếp cận vấn đề có tính chất tổng thể
Trang 10Chính từ kinh nghiệm, kiến thức, tính khách quan của đơn vị tư vấn, họ có tầm ảnh hưởng cao, có khả năng thuyết phục lãnh đạo
NHCT là ngân hàng thương mại có nghiệp vụ chuẩn và đã có nhiều kinh nghiệm trong triển khai corebanking do vậy NHCT không thuê tư vấn lựa chọn core
mà tự thực hiện tìm hiểu, lựa chọn một số core thích hợp (dựa trên danh sách đánh giá trên: http://www.inntron.com/core_banking.html) Nhưng NHCT vẫn phải thuê tư vấn
để viết Hồ sơ mời thầu và giám sát triển khai (NHCT thuê PricewaterhouseCoopers -PWC)
- Nội dung chính của tư vấn lựa chọn chuyển đổi core
Trước khi đưa ra mô hình mới cần đánh giá hạn chế của hệ thống core hiện tại,
từ đó xác định định hướng đối với core hiện tại:
+ Nâng cấp core
+ Hoặc thay thế core,
* Kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện
- Cách thức tiếp cận và lựa chọn danh sách ngắn một số core-banking
Hầu hết các ngân hàng có quan điểm hướng tới chiến lược thu hẹp core: không tích hợp mọi ứng dụng phần mềm vào core, các phần mềm phức tạp xây dựng bên ngoài core để dễ kiểm soát, nâng cao hiệu năng của hệ thống
Mỗi hệ thống core đều có điểm mạnh và yếu, ngân hàng phải chọn hệ thống phù hợp nhất với ngân hàng, không phải chọn core hiện đại nhưng lại không phù hợp với ngân hàng
- Quan điểm chuẩn hóa nghiệp vụ khi chuyển đổi core-banking
Mỗi ngân hàng có quy mô, cơ cấu tổ chức, chiến lược hoạt động, quy trình nghiệp vụ, kế toán đồ, khác nhau do vậy phải lựa chọn được CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG (không phải CNTT) phù hợp với mình nhiều nhất tránh phải sửa đổi core