Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương là tổ chức tài chính Nhànước, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt độngtheo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập, với
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Hoàn thiện
công tác quản lí quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La”“là công trìnhnghiên cứu khoa học độc lập của tôi”dưới sự hướng dẫn của PGS.TSNguyễn Văn Tuấn.”
“Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tôi đã sử dụng trong luận văn làtrung thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của phápluật ”
“Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác.”
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong họcthuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thựchiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2018
Tác giả
Ngô Thu Thủy
Trang 2“Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoaKinh Tế và Quản trị Kinh doanh của trường đại học Lâm Nghiệp về những ýkiến đóng góp cho luận văn.”
“Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Sơn
La đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát và điều tra thuthập số liệu ”
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tập thể học viên lớp 23B1.1 Quản LíKinh Tế đã ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập cũng như khi thực hiện luận văn này
“Kính chúc quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình sức khỏe
và hạnh phúc!”
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Ngô Thu Thủy
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG 4
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý quỹ Bảo vệ phát triển rừng 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Quỹ quản lý bảo vệ phát triển rừng rừng 8
1.1.3 Nội dung quản lý Quỹ BVPTR 19
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý quỹ BVPTR 19
1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu 22
1.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 22
1.2.2 Kinh nghiệm quản lí Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương của Việt Nam 24
1.2.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan 30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Sơn La 34
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội 36
2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát 41
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 41
Trang 42.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 42
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1 Thực trạng công tác quản lý quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Sơn La 44
3.1.1 Tình hình tài nguyên rừng của tỉnh Sơn La 44
3.1.2 Giới thiệu chung về Quỹ BVPTR Sơn La 45
3.1.3.Thực trạng hoạt động của quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La .49
3.1.4 Thực trạng các hoạt động quản lý của quỹ 59
3.1.5 Những kết quả và tác động ban đầu của quỹ BVPTR tỉnh Sơn La.67 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La 75
3.2.1 Cơ chế chính sách 75
3.2.2 Đội ngũ cán bộ 81
3.3 Đánh giá chung về quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La .85
3.3.1 Những thành công 85
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 87
3.3.3 Nguyên nhân của tồn tại 89
3.4 Giải pháp hoàn thiện quản lí Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La .91
3.4.1 Giải pháp quản lý nguồn thu chi hợp lý 91
3.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vốn ứng 93
3.4.3 Những kiến nghị với Chính phủ 94
3.4.4 Những đề nghị với các Bộ, Ngành trung ương 95
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng
PTNT Phát triển nông thôn
Quỹ BV&PTR Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VNFF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
Trang 6DANH MỤC BẢNG
3.1 Cơ cấu rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Sơn La (31/12/2017) 443.2 Kế hoạch và thực tế thực hiện các nguồn thu của quỹ BVPTR
3.3 Kết quả thu tiền chi trả DVMTR của Quỹ BVPTR tỉnh Sơn
3.4 Chi tiết nguồn thu ủy thác thông qua Quỹ BVPTR Việt Nam
của Quỹ BVPTR tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2017 513.5 Kết quả thu tiền chi trả DVMTR từ nguồn nội tỉnh của Quỹ
3.6 Tổng hợp số tiền đã thu của Quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn
3.7 Tình hình chi của quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn 2015 – 2017 563.8 So sánh tình hình thực hiện chi trả tiền DVMTR tại Quỹ
3.9 So sánh tình hình thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
3.10 Kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ thu chi tại quỹ BVPTR Sơn
3.11
Tổng hợp thu nhập của người làm nghề rừng tại lưu vực sông
Đà và sông Mã khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai
3.12
Tổng hợp các công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư, hỗ
trợ từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Sơn
Trang 73.15 Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ quỹ BVPTR 823.16 Đánh giá của cán bộ về hoạt động của Quỹ bảo vệ phát triển
Trang 8DANH MỤC HÌNH
1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 16
3.1
Tỷ lệ nguồn thu nội tỉnh so với nguồn thu ủy thác qua Quỹ
BVPTR Việt Nam của Quỹ BVPTR Sơn La giai đoạn 2014 –
2017
54
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói hơn 20 năm qua, quan điểm và nhận thức về ngành Lâmnghiệp đã có nhiều chuyển biến mang tính cơ bản Trước hết, đó là sự nhậnthức từ chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào quốc doanh làchính sang phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao,trong đó nhân dân là lực lượng chủ yếu Đây là bước tiến quan trọng về quanđiểm, nhận thức và thừa nhận vai trò của tất cả các thành phần kinh tế trong
sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng Lâm nghiệp nói chung, nghề rừng nóiriêng là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọngtrong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trênthế giới, trong đó có Việt Nam
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là một cơ chế tài chính đặc thù củangành Lâm nghiệp, được tổ chức thành hai cấp: cấp Trung ương và cấp Tỉnh
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương là tổ chức tài chính Nhànước, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt độngtheo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu là huy động các nguồnlực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xãhội hoá nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo
vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có cáchoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản
lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lượcphát triển lâm nghiệp
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước,trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thànhlập Quỹ có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấu riêng,được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt
Trang 10động theo quy định của pháp luật Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồnNSNN và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợtrong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng phục phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và quốc gia
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La được thành lập giữa năm
2009 đến nay đã triển khai nhiều hoạt động theo kế hoạch tạo nguồn thucủa quỹ và quản lý các khoản chi theo quy chế hoạt động và đã đạt đượcnhiều thành tựu trong việc tài trợ tài chính cho công tác bảo vệ phát triểnrừng của tỉnh
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng trong quá trìnhthực thi chính sách tại địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn,vướng mắc cần được tháo gỡ như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huyđộng hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa bàn huyện, xãtham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng
Vì vậy, vấn đề “Hoàn thiện công tác quản lí quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Sơn La” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ
quản lí kinh tế với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện vànâng cao chất lượng sử dụng nguồn lực tài chính cho lĩnh vực Lâm nghiệp tạiQuỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Sơn La
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý quỹ bảo vệ pháttriển rừng của Ban quản lý cấp tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiệncông tác quản lí quỹ Bảo vệ phát triển rừng tại tỉnh Sơn La
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ BVPTR
- Đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triểnrừng tỉnh Sơn La
Trang 11- Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý sửdụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La
- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Sơn La
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động quản lí Quỹbảo vệ và Phát triển rừng tại Ban quản lý quỹ tỉnh Sơn La
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
4 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ BVPTR
- Thực trạng công tác quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh SơnLa
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý sử dụng QuỹBảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La
- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triểnrừng tỉnh Sơn La
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
QUỸ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý quỹ Bảo vệ phát triển rừng
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như các hoạt độngcủa con người nói chung luôn bị giới hạn bởi các nguồn lực Do đó cần đượchoạch định cẩn thận để không dư thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát
để phát hiện bất thường, đo lường để biết mức độ hoàn thành, được gọi chung
là quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả đãđưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫn chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ XXI, các quan niệm
về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra nhữngđịnh nghĩa về quản lý như sau:
Theo Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làmviệc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm "
Fayel thì cho rằng: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (giađình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
Khái niệm về quản lý dưới góc nhìn của Hard Koont là: "Quản lý làxây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cáchhiệu quả mục tiêu đã định"
Từ những quan điểm trên đây, có thể rút ra khái niệm cơ bản nhất vềquản lý như sau:
Trang 13Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người (gọi là chủ thể quản lý)
áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển các nguồn lực (gọi làđối tượng quản lý) thực hiện các tiến trình để giải quyết vấn đề nhằm đạtđược mục tiêu đề ra trong môi trường luôn biến động
Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động quản lý
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành sau:
+ Chủ thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: Do ai quản lý? Phải có ít nhấtmột chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động Tác động có thể chỉ làmột lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần
+ Đối tượng quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý cái gì? Phải có ítnhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý
+ Mục tiêu quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý vì cái gì?Phải có mộtmục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý.Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý
+ Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời cho câu hỏi: Quản lý tronghoàn cảnh nào?
Hoạt động quản lý hiệu quả sẽ tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức,
tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức,giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý Ngoài ra hoạt động quản lý
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Tác động quản lý
Tác động phản hồi
Mục tiêu quản lý
Xác định
Thực hiện
Trang 14còn giúp tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích,động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trongquá trình quản lý Do vậy vai trò của hoạt động quản lý luôn được quan tâm
và ngày càng được các tổ chức chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạtđộng quản lý
1.1.1.2 Khái niệm về quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Nghị định05/2008/NĐ-
CP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đượcquản lý và phân chia thành 2 cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh
a Khái niệm quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp Trung ương là tổ chức tài chính Nhànước, chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt độngtheo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu là huy động các nguồnlực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xãhội hoá nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo
vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có cáchoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản
lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược
phát triển lâm nghiệp [1].
b Khái niệm quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước,trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết địnhthành lập
Quỹ có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấuriêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng đểhoạt động theo quy định của pháp luật
Trang 15Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồn NSNN và huy động các nguồnkhác theo quy định để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng phục phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia [1].
c Khái niệm về quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng là việc quản lý, sử dụng nguồnvốn của quỹ, điều kiện ứng vốn, thẩm quyền quyết định ứng vốn và trình tựthủ tục ứng vốn, chi hỗ trợ, hoàn trả vốn ứng và các khoản chi hỗ trợ thựchiện theo Quy chế, Điều lệ của Quỹ và quy định của Pháp luật hiện hành.Quản lý quỹ phát triển rừng là hội đồng quản lý quỹ, ban kiểm soát quỹ, cơquan điều hành nghiệp vụ quỹ, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ sẽ dophó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm
nhiệm [1].
1.1.1.3 Khái niệm môi trường rừng
Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ vềchính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99/2010/NĐ-CP) đãnêu rõ:
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môitrường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người,gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồnnước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đadạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” [11].
1.1.1.4 Khái niệm Dịch vụ môi trường rừng
Theo phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường được chia thànhbốn nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ.Trong đó dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ
Trang 16môi trường Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo
ra cho xã hội và tự nhiên Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể
thay thế trong hệ sinh thái chung [14 ].
Theo Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 thì: “Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” [11].
1.1.1.5 Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) là quan hệ tài chính tươngđối mới trên thế giới, bắt nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi
trường” [14].
Theo quan điểm này, các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng, cóvai trò cung cấp các dịch vụ có tác dụng không chỉ đảm bảo sự trong lành vềmôi trường mà còn đảm bảo sản xuất và sức khỏe của con người, thông quacác tác động tích cực và đa dạng như bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầunguồn, điều hòa khí hậu, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển dulịch, văn hóa và cải tạo đất…
Theo tác giả Wunder Seven thì “ Chi trả dịch vụ môi trường rừng
(PFES) là quá trình giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất một ngườimua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi và chỉ khi người bán đảm
bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng đó một cách hợp lý” [14].
Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra cách hiểu về PFES: “Làquan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho
Trang 17che phủ của rừng giảm xuống dưới 30% Trước tình hình đó, Đảng và Nhànước chủ trương khôiphục và phát triển rừng bảo vệ diện tích rừng hiện có, đểtăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹthiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
Từ năm 1992 đến 2010, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủtướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 327-CT ngày 15 tháng 9 năm
1992 về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng,bãi bồi ven biển và mặt nước; Ngày 29/07/1988, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chứcthực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bằng nguồn ngân sách nhà nước.Sau gần 20 năm thực hiện 2 chính sách trên, nước ta đã đạt được những thànhcông nhất định trong việc quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao độ che phủ rừngtoàn quốc lên 37%(năm 2005) Tuy nhiên để thực hiện được các chính sáchtrên, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, việc huy động các nguồn lực ngoàingân sách nhà nước rất hạn chế
Từ năm 2007, nhận thấy phải xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ vàphát triển rừng để huy động các nguồn lực khác nhằm giảm tải cho nguồnngân sách nhà nước và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp, Chính phủban hành Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2008 về Quỹ Bảo
vệ vàPhát triển rừng đề làm nhiệm vụ thu hút, vận động, tiếp nhận các nguồnlực xãhội để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Năm 2007, Tổ chức WinrockInternational (Hoa Kỳ) triển khai thựchiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học ởlưu vực sông Đồng Nai” đã hỗ trợViệt Nam xây dựng việc thí điểm chính sách chi trảDVMTR thông qua quyếtđịnh 380/QĐ-TTg, ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Sơn La
và Lâm Đồng Qua thí điểm này, từ 2008-2010 các nhà máy thủy điện sửdụng DVMTR (nhà máy thủy điện Sơn La, Đa Nhim và công ty nước Sài
Trang 18Gòn) phải trả một khoản tiền DVMTR cho các chủ rừng trong lưu vực cung
ứng DVMTR để hỗ trợ việc quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống [16].
Thông qua Quyết định thí điểm này, một cơ chế tài chính giữa ngườicung ứng DVMTR và người sử dụng DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng được hình thành và được Chính phủ, các bên liên quan đánhgiá cao về hiệu quả mang lại Trên cơ sở đó, ngày 24/9/2010 Chính phủ đãban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR có hiệulực từ ngày 01/01/2011
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được quy định tại Nghị định05/2008/NĐ-
CP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ, sau hơn 8 năm thực hiện cả nước đã có
43 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về triển khai Chính sách; có 41 tỉnh đãthành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 38 Quỹ tỉnh đã ổn định
bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động Nhiều Quỹ tỉnh đã thành lập các phòng
ban chuyên trách, có trụ sở riêng đi vào vận hành hoạt động hiệu quả [16] 1.1.2.2 Quy chế quản lý quỹ BVPTR
- Quỹ phải công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báocáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết địnhsố192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc banhành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, cácđơn
vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự ánđầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanhnghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ cónguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân
- Việc giải ngân vốn ứng phải thực hiện việc kiểm tra kiểm soát bằngđồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệuquả.Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng
Trang 19mụcđích, hoàn thành kế hoạch và đưa dự án vào sử dụng Quỹ hoạt động theonguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động
và không vì mục đích lợi nhuận Việc sử dụng Quỹ phải đúng mục đích, côngkhai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật
- Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốnNhà nước cấp ban đầu
- Phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mụcđíchvà phù hợp với quy định của pháp luật, tức là ứng vốn đúng đốitượng,đúng với Điều lệ, quy định, ứng theo Kế hoạch đã được phê duyệt.Việc giảingân đó phải đảm bảo đúng tiến độ đề ra
- Vốn ứng phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kếhoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt Điều này nhằm đảm bảoviệcgiải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình
- Tất cả các khoản chi phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sauquá trình cấp phát thanh toán
- Các khoản chi phải có trong kế hoạch, đúng chính sách, đúng chếđộ,do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được Giám đốc Quỹ hoặcngười được uỷ quyền quyết định chi Người ra quyết định chi phải chịu tráchnhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán thu, chi theo đúngniên độ (tính theo năm dương lịch), chế độ kế toán và các chính sách quy định
hiện hành [2].
1.1.2.3 Nội dung chi của quỹ BVPTR
a Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương
- Việc chi thực hiện nhiệm vụ uỷ thác đã được quy định tại Nghị định số99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môitrường rừng, cụ thể như sau:
Trang 20Được sử dụng tối đa 0,5% trên tổng số tiền nhận ủy thác từ các đốitượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹliên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, gồm: chi quản lý hành chínhvăn phòng theo cơ chế ủy thác; chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền và cáchoạt động khác liên quan đến quản lý tài chính;
Số tiền còn lại được chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnhhoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừngcấp tỉnh theo diện tích rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng
- Chi thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác khác
Từ nguồn Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp (TFF) nhằm đạt được cơ chế
hỗ trợ quy mô ngành và nâng cao chất lượng mục tiêu giảm nghèo Quy định
về tài chính hiện nay không nhất quán với Nghị định của Chính phủ Quỹthực hiện cơ chế tài chính viện trợ ODA rất hiệu quả vì đã gắn kết chặt chẽ hỗtrợ ODA với các ưu tiên trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam vàhài hoà hoá cơ chế của các nhà tài trợ và cơ chế quốc gia về hỗ trợ ODA chongành lâm nghiệp Việc tổ chức, quản lý Quỹ đúng với các quy định hiệnhành, là mô hình thử nghiệm để vận dụng cơ chế ủy thác thành lập và vậnhành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, góp phần thực hiện thànhcông sáng kiến mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Quỹ tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ ngành lâm nghiệp tăngcường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực thi Chươngtrình hành động quốc gia về REED+ (Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhàkính từ mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảotồn và nâng cao trữ lượng các- bon của rừng), Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững 2016- 2020
Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp trong tương lai có thể tài trợ ở cấp cơ
sở (cấp tỉnh) sẽ tăng hơn bằng cách hạn chế trọng tâm các hoạt động đủ tiêu
Trang 21chuẩn Nguồn Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp có thể tài trợ cho hỗ trợ kỷthuật để thực hiện các dự án ưu tiên, bao gồm hỗ trợ chính sách thực hiệnchiến lược lâm nghiệp quốc gia, các vấn đề về giao đất và lâm nghiệp cộngđồng Hỗ trợ, tài trợ Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổikhí hậu.
- Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án
Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép; Chi Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiệnchính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Chi Thử nghiệm và phổbiến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;
Chi Thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới; Chi Hỗ trợ trồngcây phân tán; Chi cho Phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp; ChiĐào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng đến cấp tỉnh
Trình tự, thủ tục, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ không hoàn lại toànphần hoặc một phần vốn; Mức hỗ trợ, thời gian hoàn trả khoản hỗ trợ, cáctrường hợp được xét miễn, giảm khoản kinh phí phải hoàn trả của từng nhiệm
vụ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chi hỗ trợ Quỹ cấp tỉnh
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối tiền chi trả dịch vụmôi trường rừng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo cáccăn cứ:
+ Số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
+Diện tích rừng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng, được xác nhận của cơ quan cóthẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đối với số tiền thu được từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừngnhưng không xác định được hoặc chưa xác định được đối tượng nhận tiền
Trang 22dịch vụ môi trường rừng, thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điềuphối số tiền đó cho các tỉnh có mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình
quân cho 01 ha rừng thấp hơn mức bình quân cả nước trong năm [2]
b Đối với Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh
- Chi thực hiện nhiệm vụ uỷ thác quy định tại Nghị định số99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụmôi trường rừng Rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khurừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường rừng gồm: rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
Sử dụng kinh phí dự phòng tối đa 5% so với tổng tiền ủy thác chuyển
về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và các nguồn kinh phí hợp phápkhác để hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoánbảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn Không sửdụng cho các mục đích khác
Chi thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác khác, hoặcnhiệm vụ được giao theo quy định
- Chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án
Hỗ trợ kinh phí để chống chặt phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép;
Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật vềbảo vệ và phát triển rừng;
Thử nghiệm và phổ biến nhân rộng mô hình bảo vệ và phát triển rừng,quản lý rừng bền vững;
Thử nghiệm, ứng dụng giống cây lâm nghiệp mới;
Hỗ trợ trồng cây phân tán;
Phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp;
Đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở
Trang 23Với trình tự, thủ tục, điều kiện, đối tượng được hỗ trợ không hoàn lạitoàn phần hoặc một phần vốn; Mức hỗ trợ, thời gian hoàn trả khoản hỗ trợ,các trường hợp được xét miễn, giảm khoản kinh phí phải hoàn trả của từngloại chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo quy định của Uỷban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền.
- Chi hoạt động của bộ máy Quỹ
Chi hoạt động thường xuyên: Chi lương, phụ cấp và các khoản đónggóp cho thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ, Ban điềuhành Quỹ; Chi về cước phí bưu điện và truyền tin; Chi xăng, dầu, điện, nước;Chi công tác phí, hội nghị; Chi sửa chữa thường xuyên tài sản theo quy địnhhiện hành của nhà nước; Chi hoạt động nghiệp vụ: Chi thẩm định chươngtrình, dự án; Chi phí dịch vụ thanh toán; Chi dịch vụ ủy thác; chi thông tin,tuyên truyền, quảng bá; Chi thanh tra, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánhgiá rừng; chi kiểm toán (nếu có); Chi khác (nếu có);Chi không thường xuyên:Chi bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị; Hỗ trợ hoạt động
kỹ thuật theo dõi chất lượng dịch vụ môi trường rừng; Hỗ trợ hoạt động liênquan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; Chi cho các tổ chứcđược uỷ quyền thu các khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ; Chi mua sắm, sửa
chữa lớn tài sản phục vụ hoạt động bộ máy quỹ; Chi khác (nếu có) [2]
c Đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã
Chi xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
Bồi dưỡng cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặtphá rừng và chữa cháy rừng; hỗ trợ cho những người được huy động tham giangăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn;
Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡngnghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
Trang 24Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng; Chi
khác [2]
1.1.2.4 Bộ máy quản lý quỹ BVPTR
Ngay từ khi chính sách có hiệu lực, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉđạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập các Banchỉ đạo, thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương đến địaphương để thực hiện chính sách
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
a) Quỹ BVPTR cấp Trung ương
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được thành lập tại Quyết định
số 114/2008/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 và Quyết định số 128/2008/QĐ-BNNngày 31/12/2008 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Trungương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Sơ đồ
tổ chức Quỹ Trung ương được thể hiện qua hình 1.3
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp
Trung ương
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
Hội đồng quản lý quỹ
Ban điều hành
Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hội đồng quản lý quỹ
Trang 25Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ Trung ương
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng BộNN&PTNT phụ trách Lâm nghiệp; Phó Chủ tịch Hội đồng được cử trong sốcác ủy viên Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, đơn vịthuộc Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện lãnh đạo cấp vụ của Bộ NN&PTNT, đạidiện lãnh đạo cấp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
- Ban kiểm soát Quỹ: có 3 thành viên hoạt động kiêm nhiệm, do Hộiđồng quản lý Quỹ quyết định Trưởng ban do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổnhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
- Ban điều hành Quỹ gồm Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
và các bộ phận giúp việc Giám đốc Quỹ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổnhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ; hoạt động theochế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm
Truyền thông
Hợp tác quốc tế
Các quỹ chuyên biệt
quỹ khác
Trang 26Trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn được giao Quỹ Trung ương thờigian qua đã tích cực tham mưu cho Bộ triển khai có hiệu quả việc tổ chứcvận hành hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với thực hiện chínhsách chi trả DVMTR Bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính luôn đượcchú trọng, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm địnhquyết toán và có kiểmtoán độc lập xây dựng báo cáo tài chính một cáchcông khai, minh bạch.
b) Quỹ BVPTR cấp tỉnh
Tổ chức Quỹ tỉnh gồm:
- Hội đồng quản lý Quỹ: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủtịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng làGiám đốchoặc Phó Giám đốc Sở NN&PTNT hoặc Lãnh đạo Sở Tài chính;thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo của các Sở NN&PTNT,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế, KBNN tỉnh và Chi cục Lâm nghiệp,Chi cục Kiểm lâm
- Ban kiểm soát Quỹ: Trưởng ban là Trưởng phòng Tài chính Kế toánhoặc Chánh thanh tra của Sở NN&PTNT; thành viên là cán bộ nghiệp vụ,thanhtra của Sở Tài chính và Sở NN&PTNT
- Ban điều hành Quỹ: Cơ cấu tổ chức không giống nhau; số lượngphòngnghiệp vụ cũng rất khác nhau có thể là 2, hoặc 3, hay 4 phòng tùy theoquy định của mỗi tỉnh; tên gọi của các phòng cũng khác nhau Riêng tỉnh Sơn
La thành lập chi nhánh Quỹ BV&PTR cấp huyện trực thuộc Quỹ BV&PTRtỉnh, là một bộ phận của Quỹ tỉnh làm nhiệm vụ chi trả tiền DVMTR ở cáchuyện, thị
Tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình của từng địa phương mà QuỹBVPTR được thành lập và phân cấp quản lý cụ thể
Trang 271.1.3 Nội dung quản lý Quỹ BVPTR
- Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồnviện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt độngphi dự án mà Quỹ có thể hỗ trợ kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệthoặc quyết định theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, Quỹ Bảo vệ và pháttriển rừng cấp huyện hoặc các hoạt động phi dự án;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tựong trong việc quản
lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ hỗ trợ;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế tóan, kiểm tóan
và chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh;
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiêu quả các nguồn vốn; bảo toàn
và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí quản lý;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nuớc theo quyđịnh hiện hành;
- Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý Quỹ và thựchiện các nhiệm vụ UBND tỉnh giao nhưng không được trái với quy định tại
Nghị định 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ [2].
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản lý quỹ BVPTR
1.1.4.1 Chính sách pháp luật của Nhà nước
Năm 2004, luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành và có hiệulực, tạo khung pháp lý quan trọng trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần pháttriển lâm nghiệp đúng hướng trong giai đoạn đổi mới đất nước
Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, Luật đã bộc lộ những hạn chế,bất cập Tính minh bạch, tính khả thi chưa cao, chưa làm rõ cơ chế thực hiện
Trang 28các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tựnhiên và các quyền của chủ rừng Nhiều quy định của Luật chủ yếu mang tínhđịnh hướng, tuyên bố hơn là các quy phạm, tạo ra các cơ chế, chính sách,pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đa tầng, cồng kềnh, mâu thuẫn vàchồng chéo Các quy định liên quan đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, phân loại rừng, bảo vệrừng còn chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng vào thực tiễn Chính sáchđầu tư, tín dụng, tài chính chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp,thiếu chính sách về chế biến và thương mại lâm sản.
Cùng với đó là tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hiệnhành và xây dựng cơ chế tại một số chính sách có tác động quan trọng đếnphát triển lâm nghiệp và thúc đẩy tái cơ cấu ngành như: Nghị quyết30a/2008/NĐ- CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững; Nghị định 05/2010/NĐ- CP của Chính phủthành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ- CP ngày củaChính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định57/QĐ- TTg của Thủ tướng về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giaiđoạn 2011- 2020; Quyết định 07/2012/NĐ- CP của Thủ tướng về một sốchính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng vềchính sách phát triển rừng đặc dụng Cơ chế, chính sách về lâm nghiệptiếp tục cần được hoàn thiện, tạo khung pháp lý để các cấp, các ngành tổchức triển khai thực hiện
1.1.4.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý
Hiện nay cơ cấu tổ chức quỹ BVPTR cấp Trung ương do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý; Bộ máyquản lý và điều hành của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý Quỹ (Hội đồng),Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành Đối với quỹ BVPTR cấp tỉnh do Chủ
Trang 29tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi đảm bảo các điềukiện quy định.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay mô hình tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng các cấp, tiêu chí thành lập và phân cấp quản lý Quỹ chưa rõràng, không thống nhất, đồng thời chưa có hướng dẫn cụ thể về chế độ tiềnlương, phụ cấp ngạch bậc để đảm bảo quyền lợi của cán bộ làm việc tại lĩnhvực này Phần lớn các Quỹ tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, một số Quỹ trực thuộc trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, điều hành(Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Lào Cai) Côngtác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách ở một số địa phương cònchưa quyết liệt, kịp thời Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát một số tỉnh chưaphát huy trách nhiệm và thẩm quyền của mình trong việc ra quyết định, địnhhướng chỉ đạo hoạt động, chưa qui định cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của cơquan đơn vị tham gia trong việc điều hành, quản lý quỹ
1.1.4.3 Việc huy động các nguồn thu cho quỹ BVPTR
Đến cuối năm 2013 đã có 34 tỉnh thành lập Quỹ bảo vệ và Phát triểnrừng cấp tỉnh, tạo ra nguồn thu tương đối lớn, đạt gần 2.850 tỷ đồng (nguồn
số liệu từ Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam) Có thể nói, đây là mộtnguồn lực tài chính lớn góp phần giảm thiểu gánh nặng Ngân sách Nhà nước
đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam [5].
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả tăng khả năng nguồn thu hiện có
từ Thủy điện, Nước sạch, Du lịch…, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn sẽ đề xuất cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn liên quanđến các nguồn thu khác, như từ dịch vụ hấp thụ các bon, dịch vụ cung ứngbãi đẻ, nguồn thức ăn con giống tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản, dịch vụmôi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, cho thuê dịch vụ môitrường rừng…
Trang 30Bên cạnh đó hình thành hệ thống Quỹ REDD+ Việt Nam để tranh thủhuy động các nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm thực hiện thành côngChương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế, suy thoái,quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cac bonrừng giai đoạn 2011- 2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyếtđịnh số 799/QĐ- TTg, ngày 27/6/2012.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề ánchuyển giao Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) cho Quỹ bảo vệ và Phát triển rừngViệt nam (VNFF) tại quyết định số: 1667/QĐ- BNN- TCLN ngày 18/7/2012
Việc chuyển giao Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp cho Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng Việt Nam quản lý, nhằm kế thừa, phát huy các thành quả đãđạt được của Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp, duy trì và đảm bảo tính bềnvững của mô hình Quỹ hỗ trợ ngành lâm nghiệp, tạo động lực thúc đẩy, thuhút và bổ sung thêm các nguồn lực tài chính cho phát triển lâm nghiệp
1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm từ Indonexia
Indonexia đã từng là nước có tỷ lệ tàn phá rừng cao nhất Châu Á trongkhoảng thập niên 90 Trong những năm qua, chính phủ Indonexia đã rất chútrọng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đặc biệt là cơ chế chitrả từ quỹ bảo vệ rừng của nước này Việc phân bổ tài chính khoảng 75.000USD cho 100 ha rừng tại Indonexia được thực hiện như sau:
- 75% chi cho mua giống và trồng cây, 5% chi cho việc tái đầu tư vàophát triển kinh tế hộ và kinh tế địa phương
- 20% là các chi phí giao dịch bao gồm: 40% chi cho nâng cao nănglực, tìm kiếm bên cung ứng dịch vụ môi trường, marketing; 27% chi cho việctheo dõi giám sát và thẩm định báo cáo; 33% chi trả cho chi phí vận hành (chitiền lương, tổ chức họp, chi cho quản lý)
Trang 31Chính phủ Indonexia cũng đã đưa ra mức giá để người dân bỏ thầu đểbảo vệ rừng của nhà nước như:
-Tiền công phải trả cho người dân trên thực tế để bảo vệ rừng là300USD/hecta/năm
- Các hoạt động để bảo vệ đất khỏi xói món tốn : 225 USD/hecta/năm
- Giá bỏ thầu trung bình của người dân là 172 USD/hecta/năm
Từ những nỗ lực của cả chính phủ và người dân mà trong những nămqua tỷ lệ chặt phá rừng của Indonexia đã giảm đáng kể, thu nhập của nhữngngười cung cấp dịch vụ môi trường tại đây đã tăng lên, chứng tỏ hiệu quả của
công tác quản lý quỹ BVPTR tại đây đã được chứng minh [14].
1.2.1.2 Kinh nghiệm từ Costa Rica
Tại Costa Rica, từ những năm 1990 chính phủ đã tiến hành triển khaichương trình chi trả dịch vụ môi trường quốc gia với mức chi trả trung bình là65USD/ha/năm
Trong giai đoạn 1997 – 2002, Chính phủ nước này quyết định kí hợpđồng PES theo nhóm hộ để giảm chi phí Tuy nhiên, việc này đã thất bại vìcác nhóm không đủ năng lực để giám sát lẫn nhau
Người được hưởng lợi từ PES chủ yếu là các chủ rừng có diện tíchrừng lớn (> 100hecta) và thu nhập của họ hàng năm có thể lên tới900,000USD Tuy nhiên hiện nay người dân lại khó tiếp cận với PES vì trên50% hợp đồng PES đang kí lại đang quản lí với các doanh nghiệp tư nhân Dovậy tác động của PES lên xóa đói giảm nghèo còn hạn chế. [14].
Những nhược điểm này là bài học quý báu cho Việt Nam nói chung vàcác tỉnh thành nói riêng trong việc triển khai công tác sử dụng quỹ BVPTR
Trang 321.2.2 Kinh nghiệm quản lí Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương của Việt Nam
1.2.2.1 Kinh nghiệm sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Lâm Đồng
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng là một tổ chức tài chínhNhà nước, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh LâmĐồng, do UBND tỉnh Lâm Đồng thành lập theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 17/02/2009 Vốn điều lệ ban đầu của Quỹ: 10.000.000.000đồng Trụ sở đóng tại Lữ Gia - Phường 9 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,Lâm Đồng có diện tích tự nhiên trong các lưu vực chi trả dịch vụ môi trườngrừng khoảng 908.300 ha; diện tích rừng là 514.680 ha Rừng Lâm Đồng làđầu nguồn của 9 tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Cái, sông Lũy vàSông Sê rê Pốk, là nguồn cung ứng DVMTR cho nhiều Nhà máy thủy điện,Nhà máy sản xuất nước sạch của tỉnh và các vùng lân cận như: Nhà máy thủyđiện Sông Pha, Nhà máy thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Nhà máythủy điện Đại Ninh, Nhà máy nước Đồng Nai, , ngoài ra còn cung cấp cácsản phẩm, dịch vụ cho phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh
Lâm Đồng là tỉnh đi đầu trong cả nước trong việc thực hiện Chính sáchchi trả dịch vụ môi trường rừng, với diện tích rừng cung ứng trong các lưuvực hiện nay trên 332.000 ha, chiếm trên 87% diện tích rừng khoán bảo vệtoàn tỉnh Với dân số khoảng trên 1,3 triệu người (theo số liệu công bố năm2011) trên 43 dân tộc anh em; trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khoảngtrên 400.000 người, chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh Đây vừa là một lựclượng bảo vệ rừng đông đảo, nhưng đồng thời cũng là áp lực lên tài nguyênrừng Để Bảo vệ và Phát triển rừng bền vững, từ nhiều năm nay, Đảng, Nhànước và địa phương đã có nhiều biện pháp, giải pháp, chương trình, dự án đầu
Trang 33tư, hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân sốngtrong rừng, sồng gần rừng và hàng ngày vì cuộc sống mưu sinh đang cónhững tác động tới rừng
Chính sách chi trả DVMTR được Chính phủ triển khai thí điểm tại LâmĐồng từ năm 2009 theo Quyết định số 380/QĐ- TTg ngày 10/4/2008 của Thủtướng Chính phủ Số tiền thu được trong 02 năm thí điểm (2009- 2010) là 108
tỷ đồng, chi trả trên 80 tỷ đồng cho 9000 hộ dân hưởng lợi, với diện tích chitrả trên 272.000 ha Từ năm 2011, thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ- CP,tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện 12/12 huyện, thành phố trong tỉnh, vớitổng số tiền thu được 03 năm (2011- 2013) trên 360 tỷ đồng, thực hiện chitrên 331 tỷ đồng Giải quyết sinh kế cho trên 15.000 hộ dân hưởng lợi sốnggần rừng, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn của tỉnh Như vậy, riêng tỉnh Lâm Đồng, sau 05 năm (2009-2013) triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, đã thu được tổng sốtiền là 468 tỷ đồng, chi trả trên 411 tỷ đồng cho các hộ hưởng lợi
Với định mức đơn giá khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trảDVMTR từ 300.000 đến 400.000 đồng/ha/năm và diện tích khoán bảo vệrừng bình quân từ 25- 30 ha/hộ/năm, đã đưa thu nhập của mỗi hộ tăng từ 2,8-3,0 triệu đồng/năm trước đây lên 8,3- 8,5 triệu đồng/năm như hiện nay Vớimức thu nhập này, đời sống của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng đượccải thiện đáng kể, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định, đã góp phầntích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo; Nhiều hộ gia đình đã có tiền đầu
tư phát triển kinh tế gia đình, mua sắm được những vật dụng, đồ dùng sinhhoạt, phát triển chăn nuôi gia súc và đầu tư cho con cái ăn học, Cùng vớiviệc thực hiện các chương trình an xinh xã hội, các chương trình xây dựngnông thôn mới, đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo (nguồn số liệu từWebsite: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và báo cáo của
Trang 34chuyến đi công tác thực tế của cơ quan Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnhNghệ An năm 2012)
Từ thực tế của địa phương, Chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
có mục tiêu chính là huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và pháttriển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng; Nâng caonhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng củanhững người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trựctiếp đến rừng; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừngcho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp Bêncạnh việc giải quyết sinh kế cho các hộ, Chính sách còn góp phần quan trọngtrong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy độngmột nguồn nhân lực lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là các hộ dânsống trong rừng, sống gần rừng Các hộ dân phấn khởi, đồng tình và tích cựctham gia bảo vệ rừng; Chính quyền địa phương thực sự vào cuộc, giúp đỡ, hỗtrợ ngành lâm nghiệp trong việc vận động, phổ biến, tuyên truyền nhân dântham gia thực hiện Chính sách. [17 ].
1.2.2.2 Kinh nghiệm sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Lào Cai
Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai được thành lập từ tháng11/2011 Hoạt động theo cơ chế độc lập, tự đảm bảo 100% các khoản kinhphí Trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai quản lý, chỉ đạo trực tiếp vànằm trong khối thi đua Tài chính- Ngân hàng Quỹ đã xây dựng các đề án, dự
án theo hướng dẫn của Trung ương, trong đó có đề án rà soát thực hiện giaođất, giao rừng; đề án khoán bảo vệ rừng ổn định; Đề án điều tra, phân loại,thống kê các đối tượng cung ứng và sử dụng dịch vụ môi trường rừng vớidiện tích 429.049 ha Tổng số có 123 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạtđộng trong các lĩnh vực sản xuất thủy điện, cung ứng nước sạch, dịch vụ dulịch phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Trang 35Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng tíchcực, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai chính sách chi trả tiềndịch vụ môi trường rừng đến từng đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh; Tham mưuxây dựng nhiều văn bản để chủ động triển khai, thực hiện thực thi chính sáchchi trả Dịch vụ môi trường rừng; Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chứctuyên truyền, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thực hiện chínhsách chi trả Dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các sở,ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai công tác kýkết hợp đồng ủy thác đến các đối tượng phải chi trả tiền Dịch vụ môi trườngrừng và thực hiện tốt công tác giải ngân thanh ngân thanh toán tiền DVMTR.Công tác triển khai rà soát, xác định phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừngngoài thực địa đến nay đã hoàn thành xong 117/117 xã nằm trong lưu vựcthủy điện và được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt Công tác
ký kết hợp đồng ủy thác cơ bản đã hoàn thành theo đúng quy định, với 47 đơn
vị đã thực hiện ký kết hợp đồng Tính đến ngày 21/4/2015, số thu tiền Dịch
vụ môi trường rừng, trồng bù rừng, bồi thường môi trường rừng chuyển vềQuỹ đạt trên 14,05 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 45,3% Công tác giải ngântiền DVMTR đối với các chủ rừng đã đạt được thành quả tích cực: Lũy kế sốtiền DVMTR tính từ tháng 6/2012 đến ngày 31/3/2015 đã giải ngân đến cácchủ rừng là: 24.876 triệu đồng, trong đó: Chi trả cho các chủ rừng tiền Dịch
vụ môi trường rừng năm 2012, 2013: 17.010/19.669 triệu đồng; Chi trả cho
các chủ rừng tiền DVMTR năm 2014: 7.866 triệu đồng/26.681 triệu đồng
Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng có ý nghĩa quan trọng trongviệc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011- 2015
và được tái đầu tư cho các chủ rừng đang quản lý bảo vệ 2/3 diện tích rừngtoàn tỉnh
Trang 36Đến nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã ban hành tất cảcác văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ cũng như những hướng dẫn
về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Đặc biệt là đã banhành quy định trình tự thủ tục thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
và các biểu mẫu cho các chủ rừng; UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt cho tríchlập 10% hoạt động của Quỹ Các nội dung ban hành dựa trên cơ chế quản lý
sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và chế độ quản lý tài chính, côngtác giám sát đúng theo Thông tư số: 20/2012/TT- BNNPTNT ngày 07/5/2012của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thông tư số: 62/2012/TTLT-BNNPTNT- BTC ngày 16/11/2012 của Liên Bộ Nông nghiệp phát triển nôngthôn và Bộ Tài Chính và Thông tư số: 85/2012/TT- BTC ngày 25/5/2012 của
Bộ Tài Chính
Tổng nguồn thu: 28 tỷ /năm (trong đó: Thu tiền ủy thác Thủy điện,nước sạch, Dịch vụ du lịch từ: 1% đến 1.2% trên doanh thu (Trong đó trừdoanh thu ăn uống và doanh thu dịch vụ vận tải)
Nguồn ủy thác Thủy điện được chi theo hệ thống lưu vực trên cơ sở Ủyban nhân dân tỉnh phê duyệt rà soát
Nguồn ủy thác nước sạch và ủy thác dịch vụ Du lịch được chi hỗ trợcho Dự án bảo vệ khu rừng sản xuất và Dự án trồng rừng Phòng hộ Cảnhquan Sa Pa và Chi xây dựng dự án phòng chống cháy của tỉnh
Nhiệm vụ thu theo Nghị định 05 chưa triển khai, trong đó chưa áp dụngthu tiền về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai nguồn Trồng rừng thaythế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Quỹ đang đề nghị xây dựng đơn giá tính đúng, tính đủ cho 01 hatrồng rừng thay thế và Sử dụng nguồn vốn năm 2011 (Trung ương điềutiết) cho công tác rà soát nhưng chưa được thống nhất từ Bộ Tài chính
[17].
Trang 371.2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
ở tỉnh Sơn La
Qua trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tại hai đơn vị Quỹ bảo vệ và pháttriển rừng tỉnh Lâm Đồng và Lào Cai, trên cơ sở thực tế kết quả mà các địaphương này đã thực hiện và đạt được, có một số nội dung có thể áp dụng vàođiều kiện thực tế tại địa bàn tỉnh Sơn La nhằm đạt được những kết quả tốtnhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó là:
- Mở rộng các khoản thu bao gồm tăng cường thu ủy thác các cơ sởDịch vụ Du lịch Mức: 1- 1.5%/ doanh thu (có khấu trừ doanh thu ăn uống vàdoanh thu dịch vụ vận tải); các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nướctrực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồnnước cho sản xuất;
- Xây dựng lại đơn giá tính đúng, tính đủ cho một ha trồng rừng thaythế (đến khi rừng khép tán); Cơ cấu xây dựng đơn giá trồng rừng thay thế cóbao gồm chi phí đối đa 10% phí quản lý của cơ quan quản lý Quỹ Bảo vệ vàphát triển rừng
- Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đề án rà soát chi tiết diện tíchrừng của các chủ rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tổ chức họp dân công khai kết quả rà soát, kết quả giao khoán củacác chủ rừng Nhà nước trước khi quyết định chi trả;
- Để đảm bảo thực hiện tốt công tác chi trả cần thành lập Ban chi trảtiền Dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, xã; Trong đó Hạt Kiểm Lâm cáchuyện là nòng cốt
- Nguồn thu từ ủy thác tiền nước sạch, dịch vụ du lịch (nếu có) đầu
tư cho Dự án phát triển cảnh quan đô thị như trồng cây xanh đường phố,trường học
Trang 38- Nguồn thu từ Trồng rừng thay thế nên có thêm phương án quản lý, chỉđạo,theo dõi đến khi rừng khép tán từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
- Bên cạnh đó để triển khai thực hiện các Nghị định có hiệu quả cầnphải có sự tham gia và vào cuộc của các cấp, các ngành (Đặc biệt là cần có sựtham gia của Kiểm lâm các cấp) và sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo
1.2.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan
- Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến, Báo cáo chuyên đề, 2015, “Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn”, ấn phẩm của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR)
Trong báo cáo này, tập thể tác giả đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản của Chitrả dịch vụ môi trường rừng (PES) là đảm bảo lợi ích cho người cung cấp dịch
vụ môi trường, ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, thông qua việc nhận đượcbồi hoàn cho chi phí của việc cung cấp những dịch vụ này
Nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách nhữngđánh giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả, hiệu ích và công bằng của PFEStrong quá trình triển khai từ năm 2008 đến nay, trong đó tập trung nghiên cứutrên ba khía cạnh của PFES, gồm: (1) xây dựng các cơ sở pháp lý (các quyđịnh pháp lý và cơ cấu tổ chức thực hiện), (2) cơ chế chia sẻ lợi ích (phân bổtiền chi trả và sự tham gia của các bên), và (3) giám sát và đánh giá (giám sátcác dịch vụ môi trường, hợp đồng, dòng tiền và tác động xã hội từ PFES)
Tập thể tác giả đã chỉ ra rằng ưu tiên trước mắt là cần phải nâng caochất lượng các báo cáo kỹ thuật để thu thập và cập nhật diện tích rừng, chấtlượng rừng và tình trạng pháp lý của việc quản lý rừng phải được ưu tiên xemxét để triển khai PFES một cách hiệu quả và hiệu ích tại Việt Nam Thêm vào
đó, cần phải nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các bên có liênquan để họ hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ rừng và nhận thức được những
Trang 39giá trị tiềm năng của Chính sách PFES tới việc cải thiện sinh kế của họ vàcộng đồng địa phương Ngoài ra, cần có các hướng dẫn về sử dụng nguồn vốntồn đọng và sự giám sát nội bộ hoặc giám sát của bên thứ ba về các giao dịchtài chính có thể thúc đẩy quá trình thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trườngrừng. [14].
- Lê Công Cường, 2016, “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, nguồn lực mới cho phát triển rừng bền vững”, tạp chí điện tử Thanh Hóa News, 16/9/2016
Tác giả đã nêu ra những hoạt động tiêu biểu của quỹ bảo vệ và pháttriển rừng của địa phương, như: triển khai 3 loại hình dịch vụ với mức chi trảtheo quy định là: thủy điện 20 đồng/KWh; nước sạch 40 đồng/m3 và du lịch
từ 1-2% doanh thu, nộp ủy thác vào Quỹ BVPTR để chi trả cho các chủ rừng
là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để trồng rừng, chăm sóc,bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và tạo ra thu nhập ổn định đời sống ngườilàm nghề rừng
Đối với các dự án gây mất rừng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đấtrừng sang mục đích khác, chủ dự án phải thực hiện trách nhiệm trồng bù rừnghoặc nộp tiền ủy thác trồng rừng thay thế về Quỹ BVPTR của tỉnh, mức nộpđối với rừng sản xuất khoảng 25-27 triệu đồng/ha; rừng đặc dụng, phòng hộ33-36 triệu đồng/ha tùy từng địa phương trong tỉnh Đây là những con sốtham khảo rất hữu ích cho tác giả luận văn trong quá trình tìm hiểu và đốichiếu các chính sách liên quan đến hoạt động sử dụng quỹ BVPTR tại một số
Trang 40và quy trình tiến hành, chưa làm rõ quy chế hưởng lợi từ rừng Một số kháiniệm mới cũng được tác giả đưa ra nhằm làm sâu sắc hơn lý luận về xã hộihóa bảo vệ và phát triển rừng Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham giabảo vệ và phát triển rừng cũng được tác giả chỉ rõ Do vậy luận án tiến sỹ củatác giả Lê Văn Từ là một tài liệu tham khảo rất có ích giúp nghiên cứu một số
mô hình quản lý rừng bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia [10].
- Nguyễn Thị Vinh (2015) “Sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng vào lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn ở tỉnh Nghệ An”
Tác giả đã đưa ra được hệ thống lý thuyết và phân tích thực trạng sửdụng quỹ BVPTR tại tỉnh Nghệ An Do đề tài tập trung phân tích việc sửdụng quỹ vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại đây, các điềukiện về tự nhiên như khí hậu, đất đai, các điều kiện về kinh tế và văn hóa xãhội được tác giả đưa ra rất chi tiết, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về địaphương
Trong phần phân tích thực trạng sử dụng Quỹ tại Nghệ An, tác giả đãchú trọng tìm hiểu các nội dung như: tỷ lệ các khoản kinh phí đã thanh toántheo hạng mục, các nguồn kinh phí huy động được, việc sử dụng các nguồnthu bắt buộc theo nghị định 05 của Chính phủ, việc sử dụng quỹ vào chi phíquản lý… Cuối cùng đề tài đã đưa ra được những giải pháp để công tác quản lý và
sử dụng quỹ đạt hiệu quả như sau: ”
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp
- Đa dạng hóa các nguồn vốn cho phát triển ngành lâm nghiệp
- Phổ biến rộng rãi luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng như các chủtrương, chính sách liên quan của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh cho mọi tầnglớp nhân dân để họ yên tâm đầu tư vào lĩnh vực phát triển vốn rừng và chếbiến lâm sản
- Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn