Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
422 KB
Nội dung
Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 Kế hoạch dạy học tuần11 Thứ hai 05 tháng 11 năm 2007 Tiết 1. Chào cờ Tiết 2: Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa kỳ I I. Mục tiêu: - Củng cố những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5. - Rèn kỹ năng thực hành các hành vi đạo đức, biết trung thực trong học tập , biết bày tỏ ý kiến, biết tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền của. - Giáo dục học sinh tính trung thực, biết tiết kiệm. II.Chuẩn bị: Phiếu học tập. III. Các họat động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thành : Vì sao em phải tiết kiệm thời gian? HS Nêu bài học - Liên hệ bản thân GV nhận xét. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Hướng dẫn ôn tập: * Hoạt đông 1: Hoạt đông nhóm: Nhóm 1: Em hiểu thế nào là trung thực trong học tập? Nhóm 2: Vượt khó khăn trong học tập sẽ đem lại kết quả gì? Nhóm 3: Em biết bày tỏ ý kiến với người thân chưa? Vì sao? Nhóm 4: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của? Nhóm 5: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời gian? *Hoạt động 2: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân: GV phát phiếu học tập cho học sinh – Yêu cầu: Bài 1: Các em trả lời các câu hỏi sau: Xử lý tình huống sau: -Trong giờ kiểm tra toán thấy Bình không làm được bài. Lan có ý định cho Bình chép bài của mình. + Theo em Bình có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó? + Nếu là Bình em sẽ làm gì? Bài 2: Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây. Vì sao? Hãy đánh dấu vào ô phù hợp và giải thích. 1) Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ cô giáo. 1 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 Tán thành Phân vân Không tán thành 2) Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Tán thành Phân vân Không tán thành GV gọi học sinh giải thích vì sao? Học sinh cùng GV nhận xét, bổ sung. Bài 3: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ: a) Giảng cô giáo b) Gặp cô giáo giải thích rõ. c) Phản ứng gay gắt đối với cô giáo và không muốn đi học. Bài 4: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng: Tiết kiệm tiền của là: a) Ăn tiêu dè xẻn, nhịn ăn, nhịn mặc b) Sử dụng tiền của một cách hợp lý. GV thu phiếu bài tập chấm – Nhận xét. 3/ Củng cố - Dặn dò: GV liên hệ giáo dục. Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: . . . . . Tiết 3 . Tập đọc Ông trạng thả diều I. Mục tiêu: HS yếu đọc được các từ: + Sinh, sáu tuổi, vẫn, gió, mượn vở, gạch vỡ, thả diều, nghe giảng, vi vút , vượt xa, đỗ. + Đọc được tên bài và 1, 2 câu ngắn. HS Tb trở lên: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. - Giáo dục học sinh tính cần cù, vượt khó. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: Thông báo điểm thi giữa kỳ I – Nhận xét chung 2 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 2/ Bài mới: H:+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? ( Có chí thì nên ). + Tên chủ điểm nói lên điều gì? ( Những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.) + Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh minh họa. a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. H: Bài chia làm mấy đoạn? ( 4 đoạn ). Đoạn1: Vào đời vua …làm diều để chơi Đoạn2: Lên sáu tuổi …. chơi diều Đoạn3: Sau vì…. học trò của thầy Đoạn4: Còn lại Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài. - GV hướng dẫn cách đọc. - Học sinh đọc theo cặp. - Một học sinh đọc toàn bài - Một học sinh đọc chú giải. GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và 2. H: Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào? Đ: Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. H: Cậu bé ham thích trò chơi gì? ( … chơi diều ) H: Những chi tiét nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? Đ:… Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều. H: Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì? *Ý 1,2: Nói lên tố chất thông minh của Nguyễn Hiền. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. H: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? Đ:…. Nhà nghèo, phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chờ bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn…. H: Nội dung đoạn 3 là gì? *Ý 3: Nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4. H: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ Ông trạng thả diều”? Đ:…vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 ( SGK ) Học sinh trao đổi cặp Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của nhóm. + Câu " Trẻ tuổi tài cao" nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. + Câu " có chí thì nên " nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn. + Câu " Công thành danh toại " Nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. H: Câu chuyện khuyên ta điều gì? 3 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 Đ:… khuyên ta phải có ý chí quyết tâm, thì sẽ làm được điều mình mong muốn. H: Đoạn 4 cho em biết điều gì? * Ý 4: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên. Một học sinh đọc toàn bài – Nêu nội dung chính của bài. * Nội dung: Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. * Đọc diễn cảm: Yêu cầu 4 học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn. GV treo bảng phụ đoạn: " Thầy phải kinh ngạc…. thả đom đóm vào trong." Yêu cầu 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc. Tổ chức học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn. Học sinh cùng GV nhận xét, ghi điểm. Gọi 3 học sinh đọc toàn bài. Học sinh cùng GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Củng cố – Dặn dò: H:+ Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? + Truyện giúp em hiểu điều gì? - GV liên hệ giáo dục. - Dặn về nhà học bài - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: . . . . . Tiết 4: Toán Nhân với 10; 100; 1000;… Chia cho 10; 100; 1000… I. Mục tiêu: Giúp học sinh: HS yếu thực hiện được các phép nhân, chia một số tự nhiên với 10, 100. HS TB trở lên: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;… - Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn…cho 10; 100; 1000… - Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10; 100; 1000… cho các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… cho 10; 100; 1000; … để tính nhanh. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập số 2 trang 60 SGK. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: H1: Nêu công thức và quy tắc của phép tính giao hoán của phép nhân ? H2: Hai học sinh lên bảng làm bài tập số 4 SGK trang 58 GV nhận xét, ghi điểm. 4 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Tìm hiểu bài: * Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10. - Nhân một số với 10. + GV viết bảng: 35 x 10 Học sinh đọc. H: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, cho biết 35 x 10 = ? ( 35 x 10 = 10 x 35 ) = 1 chục x 35 = 350 ( gấp 1 chục lên 35 lần ). GV: vậy 35 x 10 = 350 H: Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ? Đ:… kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải. H: Khi nhân một số với 10 ta có thể viết ngay kết quả cho phép tính như thế nào? Đ:… ta chỉ việc viết thêm 1 số 0 vào bên phải số đó. GV yêu cầu học sinh thực hiện: 12 x 10 = 120 78 x 10 = 780 457 x 10 = 4570 7891 x 10 = 78910. - Chia số tròn chục 10 + GV viết bảng: 350 : 10 Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính. Ta có : 35 x 10 = 350 . Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì? Học sinh:Lấy tích chia cho một thừa số thì được kết quả còn lại. H: Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu? ( 350 : 10 = 35 ) H: Khi chia tròn số 1 chục cho 10 ta làm thế nào? Đ:Bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó ) GV nhận xét thực hiện: 70 : 10 = 7 140 : 10 = 14 ; 2170 : 10 = 217 ; 7800 : 10 =780 * Hướng dẫn nhân 1 số tự nhiên với 100 ; 1000 … Chia số tròn trăm, tròn nghìn… cho 100, 1000. - GV hướng dẫn tương tự như trên. c/ Luyện tập thực hành: Bài1: Yêu cầu học sinh tự viết kết quả của phép tính trong bài Sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả ( VBT ). Bài2: GV viết lên bảng 300 kg = … tạ ? ( 300kg = 3 tạ ) 100 kg = … tạ? ( 1 tạ ) GV: Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ Yêu cầu học sinh làm các bài còn lại vào VBT – 1 học sinh lên bảng làm. 70 kg = 7 yến ; 300 tạ = 30 tấn ; 5000 kg = 5 tấn 800 kg = 8 tạ ; 120 tạ = 12 tấn ; 4000 g = 4 kg GV yêu cầu học sinh chữa bài và giải thích cách đổi của mình. Ví dụ: 5000 kg = … tấn Ta có: 1000 kg = 1 tấn 5000 : 1000 = 5 Vậy 5000 kg = 5 tấn 3/ Củng cố – Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài bài tập Nhận xét tiết học. 5 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 * Rút kinh nghiệm: . . . . . Tiết 5: Kĩ thuật * Rút kinh nghiệm: . . . . . 6 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2007 Tiết 1: Thể dục Ôn 5 động tác đã học của bài tập thể dục phát triển chung Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức I. Mục tiêu: - Ôn 5 động tác đã học của bài tập thể dục phát triển chung. +Yêu cầu thực hiện đúng động tác - Giáo dục học sinh chăm tập thể dục hàng ngày. II. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập. Còi, kẻ sân cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng PP và hoạt động tổ chức luyện tập 7 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 I. Phần mở đầu : GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Khởi động các khớp. Trò chơi: “ Chim bay, cò bay” II. Phần cơ bản: 1/ Bài thể dục phát triển chung: Ôn 5 động tác đã học của bài tập thể dục. Tập theo đội hình hàng ngang. + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. + Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô cả lớp tập. GV nhận xét 2 lần tập. GV chia nhóm nhắc nhở từng động tác, phân công vị trí rồi cho học sinh về vị trí tập luyện. Trong quá trình tập GV sữa sai cho từng nhóm , vừa sữa vừa động viên học sinh. Kiểm tra thử 5 động tác. GV gọi lần lượt 3, 5 học sinh lên kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay. 2/ Trò vận động: Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức” III. Phần kết thúc: GV chạy nhẹ nhàng cùng học sinh trên sân trường, sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng. GV cùng học sinh hệ thống lại bài. Dặn về nhà thường xuyên tập thể dục. Nhận xét tiết học. 6 – 10 / 18 – 22 / 4 – 6 / PP giảng dạy + Trò chơi x x x x x x x x x x x x x x x x x x ▲ PP luyện tập + Trò chơi x x x x x x x x x x x x x x x x x x ▲ ▲ Tiết 2: Toán Tính chất kết hợp của phép nhân 8 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. - Rèn cho học sinh tính nhanh II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, kẻ bảng trong phần b /SGK III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: HS Nêu nhận xét chung về nhân, chia cho 10 ; 100 ; 1000 . Làm bài tập 2 VBT - GV nhận xét ghi điểm. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Tìm hiểu bài: - GV ghi bảng: ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x4 ) - Gọi hai HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức – Học sinh ở dưới lớp làm vào vở nháp. - Gọi học sinh so sánh hai kết quả để rút ra hai biểu thức có giá trị bằng nhau. ( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24 Vậy: ( 2 x 3 ) x 4 = 2 x ( 3 x 4 ) * Viết các giá trị vào ô trống: - GV treo bảng phụ và giới thiệu cấu tạo và cách làm. - Cho lần lượt giá trị của a, b , c. Gọi từng học sinh tính giá trị của biểu thức: ( a x b ) x c và a x ( b x c ) rồi sau đó viết bảng. + Với a = 3 ; b = 4 ; c = 5 thì ( a x b ) x c = ( 3 x 4 ) x 5 = 60 Và a x ( b x c ) = 3 x ( 4 x 5 ) = 60 + Với a = 5 ; b = 2 ; c = 3 thì ( a x b ) x c = ( 5 x 2 ) x 3 = 30 Và a x ( b x c ) = 5 x ( 2 x 3 ) = 30 H: Em hãy nhận xét giá trị của 2 biểu thức trên? Đ: đều bằng nhau. H: Vậy biểu thức ( a x b ) x c như thế nào với biểu thức a x ( b x c ) Đ: 2 biểu thức trên bằng nhau: ( a x b ) x c = a x ( b x c ) - GV giúp học sinh rút ra kết luận: Kết luận: Khi nhân 1 tích 2 số với số thứ 3 ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số thứ 2 và thứ 3. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận. c/ Bài tập: Bài tập 1: Học sinh đọc đề bài. - GV yêu cầu học sinh làm theo mẫu - Học sinh lên bảng làm bài. - GV nhận xét sữa sai. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Học sinh đọc đề bài. - GV gợi ý, hướng dẫn học sinh cách làm: H: Tính bằng cách thuận tiện nhất nghĩa là như thế nào? - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Sau đó đại diện các nhóm lên bảng làm bài. 9 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11- Nhận xét ghi điểm. 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130 5 x 9 x 3 x 2 = ( 5 x 2 ) x ( 9 x 3 ) = 10 x 27 = 270 Bài 3: Học sinh đọc đề. - GV hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và nêu cách giải. - Học sinh lên bảng làm bài – Lớp làm vào vở - Nhận xét sữa sai, ghi điểm. Giải: Cách 1 Số học sinh của 1 lớp là : 2 x 15 = 30 ( học sinh ) Số học sinh của 8 lớp là: 30 x 8 = 240 ( học sinh ) Đáp số: 240 học sinh Cách 2 : Số bộ bàn ghế của 8 lớp là : 15 x 8 = 120 ( bộ ) Số học sinh của 8 lớp là: 2 x 120 = 240 ( học sinh ) Đáp số : 240 học sinh 3/ Củng cố – Dặn dò: - Nêu công thức tính chất kết hợp của phép nhân? - Nêu qui tắc tính chất kết hợp của phép nhân? - Dặn học sinh làm bài tập về nhà - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: . . . . . Tiết 3: Chính tả ( Nhớ, viết ) Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu: - Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ đầu của bài thơ : "Nếu chúng mình có phép lạ." - Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: S / X, dấu hỏi dấu ngã. - Giáo dục học sinh rèn chữ viết đẹp hơn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2 a, bài tập 3. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: GV thông báo điểm thi cho học sinh – Nhận xét chung. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Hướng dẫn học sinh nhớ viết bài : * Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - Gọi 1 học sinh mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu – Cả lớp đọc thầm theo. 10 [...]... LuI - Chăm chỉ, giỏi + Màu sắc của sự vật: Những chiếc cầu - Trắng phau Mái tóc của thầy Rơ Nê - Xám + Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: - Thị trấn - Nhỏ - Vườn nho - Con con - Những ngôi nhà - Nhỏ bé, cổ kính - Da của thầy Rơ nê - Nhăn nheo Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài suy nghĩ - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng – 3 học sinh lên bảng khoanh tìm được từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa -. .. hoạt động trong tuần qua - Các em đều ngoan , lễ phép với mọi người - Đến lớp ăn mặc đúng tác phong đội viên - Không nói tục , không đánh nhau - Biết giúp đỡ nhau trong học tập - Đã đảm bảo được sĩ số HS - Đi học đúng giờ , ra vào lớp đúng qui định - Chuẩn bị bài cũ khá tốt khi đến lớp 32 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11- Nhiều em đã có tiến bộ rõ rệt trong học tập - Một số em đã có cố gắng... hơn *Tồn tại : - Một số bạn đến lớp chưa làm bài tập đầy đủ -Tham gia lao động đầy đủ và làm việc có chất lượng 2.Kế hoạch tuần tới : - Duy trì tốt sĩ số và nề nếp ra vào lớp- Đến lớp ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ,đeo khăn quàng đỏ - Chuẩn bị bài tốt hơn nữa khi đến lớp- Thường xuyên rèn chữ viết - Nghiêm túc trong giờ học - Vệ sinh cá nhận sạch sẽ - Yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập - Tiếp tục rèn... cảm và học thuộc lòng: 23 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài - GV đọc mẫu, học sinh luyện đọc - Học sinh thi đọc diễn cảm - Học sinh nhẩm học thuộc lòng cả bài – Thi học thuộc lòng từng câu, cả bài - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, có trí nhớ tốt 3/ Củng cố – Dặn dò: - Về nhà tiếp tục học thuộc bài - Nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm:... thứ tự - Trò chơi : “ Kết bạn” Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động - Giáo dục học sinh thường xuyên tập TDTT II Địa điểm , phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập - Còi III/ Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Định lượng PP và hoạt động tổ chức luyện tập 21 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 / I.Phần mở đầu: 6 – 12 - Cách thức tiến hành ôn - Giậm chân tại chỗ theo nhịp, vỗ tay - Xoay... 1: - GV hướng dẫn yêu cầu của bài tập - Học sinh theo dõi - Học sinh tự làm bài vào VBT Sau đó 2 học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau - Gọi 5 học sinh lên bảng đọc các số đo theo diện tích mét vuông – Học sinh viết - GV chỉ bảng yêu cầu học sinh đọc lại các số đo vừa viết Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài – 2 học sinh lên bảng làm - Yêu cầu học sinh giải thích cách làm 29 Giáo án lớp 4 -. .. chân kỳ diệu - GV kể thong thả, gợi cảm, nhấn giọng những từ gợi cảm - GV kể lần 1: Học sinh nghe – Kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa 18 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11 c/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập - Học sinh kể trong nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ - GV tổ chức... ) - GV yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ trong SGK đoạn : Mùa xuân năm 1010… màu mỡ này Để lập bảng so sánh sau: Vùng đất Hoa Lư Đại La Nội dung So sánh - Vị trí -Không phải trung tâm - Trung tâm đất nước - Địa thế -Rừng núi hiểm trở, - Đất rộng, bằng phẳng chật hẹp màu mỡ H: Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? Đ: Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no -. .. Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2007 Tiết 1 Luyện từ và câu Tính từ I.Mục tiêu: 27 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh TuấnTuần11- Học sinh hiểu thế nào là tính từ? - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ - Rèn cho học sinh làm tốt các bài tập II Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập viết nội dung : 1 , 2 3 III Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm... số VBT - GV nhận xét ghi điểm 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Tìm hiểu bài: Bài tập: 1, 2 - Học sinh đọc thầm truyện cậu bé sinh ở ác - boa – Làm việc cá nhân và trao đổi theo cặp - Học sinh làm bài vào VBT – GV phát phiếu riêng cho 1 số học sinh - HS phát biểu ý kiến – GV nhận xét - GV gọi 1 học sinh làm bài trên phiếu có lời giải đúng, dán bài lên bảng lớp- Cả lớp . thơ. - Gọi 1 học sinh mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu – Cả lớp đọc thầm theo. 10 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 11 - Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ. thế nào? - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Sau đó đại diện các nhóm lên bảng làm bài. 9 Giáo án lớp 4 - Nguyễn Minh Tuấn Tuần 11 - Nhận xét